Lời mở đầuVào năm 1993 khi mạng internet còn rất chậm, đắt tiền và khó sử dụng, Word Wide Web đã ra đời mang đến một cuộc cách mạng về mạng lưới thông tin toàn cầu trong đó ai cũng có th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mã học phần: INE3104 7
Sinh viên: Vũ Thị Hoàng Mai
Mã sinh viên: 21050264
Hà Nội, 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Mã học phần: INE3104 5
Sinh viên: Vũ Thị Hoàng Mai
Mã sinh viên: 21050264
Hà Nội, 2023
Trang 3Mục lục
L i m đầầu ờ ở 2
Ch ươ ng 1: T ng quan vềầ th ổ ươ ng m i đi n t ạ ệ ử 3
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 3
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử 3
1.1.2 Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử 3
1.2 Bối cảnh thương mại điện tử ở Việt Nam và trên thế giới 3
1.2.1 Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam 3
1.2.2 Thực trang thương mại điện tử trên thế giới 5
Ch ươ ng 2: Khái ni m Website và vai trò c a Website đốối v i doanh nghi p ệ ủ ớ ệ 6
2.1 Khái ni m Website ệ 6
2.2 Vai trò c a Website đốối v i doanh nghi p ủ ớ ệ 6
2.2.1 Cung cầốp thống tn doanh nghi p ệ 6
2.2.2 Tăng ph m vi và kh năng tềốp c n khách hàng ạ ả ậ 6
2.2.3 Qu ng bá th ả ươ ng hi u, s n ph m d ch v ệ ả ẩ ị ụ 7
2.2.4 Hốỗ tr ho t đ ng kinh doanh bán hàng ợ ạ ộ 7
Kềốt lu n ậ 8
Tài li u tham kh o ệ ả 9
Trang 4Lời mở đầu
Vào năm 1993 khi mạng internet còn rất chậm, đắt tiền và khó sử dụng, Word Wide Web đã ra đời mang đến một cuộc cách mạng về mạng lưới thông tin toàn cầu trong đó ai cũng có thể truy cập được, Internet phát triển vượt trội số lượng người hòa mạng theo cấp số nhân nhà đầu tư không ai muốn bỏ lỡ cơ hội cộng với việc lãi suất giảm sâu nhất từ thập niên 70 đã tạo ra hàng trăm hàng nghìn các công ty công nghệ cùng mọc lên tại một thời điểm điển hình như là Amazon, Yahoo… Sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng của Internet dần thay đổi cuộc sống của con người trong sinh hoạt, học tập và công việc, đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế Nếu trước đây việc mua bán phải được diễn ra trực tiếp tiền đổi hàng thì bây giờ xuất hiện nhiều trang thương mại điện tử giúp việc mua sắm của con người diễn ra thuận tiện hơn mọi lúc mọi nơi, hàng ngày hàng giờ chúng ta vẫn đàn trao đổi, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là xu hướng tất yếu của thời đại Và Việt Nam – một nước đang phát triển đang trong quá trình hội nhập cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó, tuy sinh sau đẻ muộn nhưng thương mại điện tử trong những năm gần đây đang bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam đặc biệt là sau dịch bệnh Covid-19
Trang 5Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử
Thương mại điện tử (Electronic Commerce) là quá trình mua, bán, chuyển nhượng hay trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc thông tin qua hệ thống máy tính có kết nối Internet hoặc mạng cục bộ (Turbanet al., 2010)
Theo nghĩa hẹp: thương mại điện tử là hoạt động mua bán, giao dịch hàng
hóa và dịch vụ trên nền tảng mạng internet bằng các thiết bị thông minh như máy tính, điện thoại…
Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các doanh nghiệp sử dụng các phươngtiện điện tử và mạng Internet để mua bán hàng hóa và dịch vụ, các giao dịch có thểgiữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), hoặc giữa các cá nhân với nhau (C2C); ví dụ như: alibaba.com, amzon.com, eBay.com,
Theo nghĩa rộng:
Theo Tổ chức thương mại thế giới WTO: “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”
1.1.2 Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử
Mô hình doanh nghiệp - doanh nghiệp B2B: thành phần tham gia thương mại
điện tử B2B là các doanh nghiệp hoặc tổ chức Mô hình này có tên gọi khác là bán buôn trực tuyến (E-Wholesale)
Mô hình doanh nghiệp - người tiêu dùng B2C: thương mại điện tử bán lẻ sản
phẩm hay dịch vụ của một tổ chức/công ty tới khách hàng cá nhân Mô hình này
có tên gọi khác là bán lẻ điện tử (e-retailing hoặc e-tailing)
Mô hình doanh nghiệp - chính phủ B2G: B2G là hình thức thương mại giữa
khối hành chính công nhà nước với doanh nghiệp trên thị trường Hình thức này diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán liên quan đến chính phủ thông qua mạng Internet B2G được thực hiện nhằm tăng tính minh bạch và giảm rủi ro trong các hoạt động, tuy nhiên nó là hình thức chưa được phổ biến hiện nay
1.2 Bối cảnh thương mại điện tử ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1 Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam
Trang 6Trong những năm gần đây thương mại điện tử Việt Nam đã có bước chuyển biến khá mạnh mẽ Việc đầu tư về hạ tầng công nghệ, hành lang pháp lý, cũng như nhận thức của các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử được nâng cao rõ rệt
Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch COVID-19, khi các ngành bán lẻ hình thức trực tiếp đang gặp khó khăn, thì hình thức bán lẻ trực tuyến lại phát triển mạnh lên thương mại điện tử Việt Nam vẫn
có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt mức 18%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số Các số liệu thống kê và dự báo từ năm 2019 đến năm 2024 cho thấy thương mại điện tử xuyên biên giới tiếp tục tăng trưởng ấn tượng Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 3,8%/năm; doanh thu bán lẻ thương mại điện tử tăng 15% Tỷ trọng của thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ tăng 23,4% Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025 Bước vào giai đoạn phục hồi hậu Covid-19, TMĐT đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm
2022, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) ngành bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của
cả nước Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới
Dù thương mại điện tử đang trở nên quen thuộc và có sức lan tỏa rộng rãi đến mọi người, mọi nhà, song còn nhiều vấn đề cần quan tâm:
Tăng cường bảo vệ an ninh mạng
An ninh mạng không chỉ là vấn đề ở Việt Nam, mà còn là thách thức của thương mại điện tử trên toàn cầu Người châu Á là những người mua sắm trực tuyến tích cực trên thế giới, nhưng vẫn có những lo ngại nhất định về tính bảo mật của báo cáo tín dụng điện tử trong khu vực
Môi trường cạnh tranh khốc liệt
Môi trường cạnh tranh cũng là một trong những thách thức mà ngành quản lý thương mại điện tử Việt Nam phải đối mặt Hiện tại, các nền tảng thương mại điện tử lớn trên thị trường như Shopee, Lazada,… hầu hết trong số
họ là các công ty có vốn nước ngoài đáng kể Việc cạnh tranh với hai đối thủ này
Trang 7quả thực rất khó khăn đối với các nền tảng thương mại điện tử của các công ty quốc gia như Tiki, FPT, thegioididong,…
Hạn chế trong quy trình thanh toán trực tuyến
Thanh toán trực tuyến có tầm quan trọng rất lớn trong thương mại điện tử
vì nó tạo điều kiện cho sự phát triển của loại hình kinh doanh này Nhưng trên thực tế phương thức thanh toán trực tuyến còn có nhiều hạn chế Mặc dù ví điện
tử và cổng thanh toán được mở khá phổ biến nhưng hiệu quả không mấy tốt đẹp,
do ví điện tử và các ngân hàng ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc đồng bộ
Kiểm duyệt hàng hóa
Theo thống kê của báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, năm 2020, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia đã phát hiện và xử lý 185.461 vụ buôn lậu hàng giả, gian lận thương mại Kế đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 30.000 vụ việc vi phạm được các lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xét xử, trong đó nổi cộm là các vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1.2.2 Thực trang thương mại điện tử trên thế giới
Thị trường thương mại điện tử đang có xu hướng tăng trưởng, dự kiến đạt tổng giá trị 5,55 nghìn tỷ đô vào năm 2022 Hai năm trước, doanh số của mua hàng trực tuyến chỉ chiếm 17,8% so với tổng doanh số toàn ngành bán lẻ Dự kiến, con số này sẽ tăng thành 21% vào năm 2022 và bứt phá lên 24.5% vào năm 2025
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường thương mại điện tử toàn cầu, chiếm 52,1% tổng doanh số của thương mại điện tử so với thế giới Tổng doanh số bán hàng trực tuyến của Trung Quốc hơn 2 nghìn tỷ đô la vào năm 2021 Đây cũng
là nơi có lượng người mua hàng online nhiều nhất trên thế giới, 824,5 triệu người, chiếm 38,5% tổng số toàn cầu
Thị trường thương mại điện tử của Mỹ được dự báo sẽ đạt hơn 875 tỷ USD vào năm 2022, hơn một phần ba so với thị trường của Trung Quốc Thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba là Anh, chiếm 4,8% thị phần thương mại điện tử bán lẻ; tiếp đó là Hàn Quốc (2,5%)
Trang 8Chương 2: Khái niệm Website và vai trò của Website đối với doanh nghiệp
2.1 Khái niệm Website
Website được hiểu là tập hợp các trang mạng chứa các nội dung dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video… được lưu trữ trực tuyến trên các máy chủ và có thể được truy cập bởi bất cứ ai, từ bất cứ đâu thông qua mạng Internet Theo đó, tất cả các trang web cho phép truy cập công khai đều tạo thành www (world wide web) Người dùng có thể thông qua các ứng dụng phần mềm (trình duyệt web) như: Google Chrome, Safari, Firefox, Internet Explorer,… để truy cập vào trang web
Việc truy cập vào các website được thực hiện dễ dàng trên mọi nền tảng thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại, laptop, Một trang web được truy cập trực tiếp bằng cách nhập địa chỉ URL của nó
2.2 Vai trò của Website đối với doanh nghiệp
2.2.1 Cung cấp thông tin doanh nghiệp
Ở thời điểm mạng internet và các thiết bị di động ngày càng phổ biến như hiện nay, khi có nhu cầu mua hàng khách hàng có xu hướng tìm hiểu thông tin
về doanh nghiệp, dịch vụ sản phẩm thông qua các website Một website hoàn thiện và chuyên nghiệp là bộ mặt của doanh nghiệp, giúp truyền tải đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng Hơn nữa một website chính chủ đảm bảo độ uy tín, mức tin cậy cho khách hàng, là điểm đến an toàn cho khách hàng khi họ muốn tìm hiểu về doanh nghiệp trong thời buổi bùng nổ thông tin, vấn nạn tin giả
2.2.2 Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng
Một cửa hàng doanh nghiệp địa phương có thể thu hút được khách hàng địa phương nhưng lại bị hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác Tuy nhiên, khi xây dựng một trang web thì phạm vi khách hàng sẽ không bị giới hạn Doanh nghiệp sẽ có cơ hội nhận được những đơn đặt hàng từ mọi nơi trên đất nước, thậm chí là nước ngoài
Một website khiến khách hàng không bị giới hạn về cả không gian và thời gian,
dễ dàng tương tác với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp ngay khi họ cần, tăng khả năng tiếp cận và ý định mua hàng
Trang 92.2.3 Quảng bá thương hiệu, sản phẩm dịch vụ
Hiện nay, phương thức quảng cáo thông qua mạng internet là phương thức quảng cáo được xem là hiệu quả nhất và được sử dụng phổ biến Việc sử dụng website kết hợp với các phương pháp marketing online như SEO, Google Ads, quảng cáo Facebook, giúp thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng Việc thu hút khách hàng truy cập vào website giúp doanh nghiệp vừa có thêm khách hàng, vừa bán được sản phẩm, gia tăng thu nhập
2.2.4 Hỗ trợ hoạt động kinh doanh bán hàng
Một trong nhưng ưu điểm lớn của việc ban hàng trên website đó là giúp người mua ở bất cứ đâu đều có thể biết đến sản phẩm, dịch vụ, thậm chí có khả năng tiếp cận toàn cầu chứ không chỉ trong phạm vi quốc gia Ngoài ra, việc bán hàng trên website còn được diễn ra liên tục 24/7 mà không bị giới hạn trong giờ hành chính nếu bán hàng trực tiếp Người mua hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu thông tin sản phẩm, dịch vụ ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào không kể ngày đêm
Ngoài ra, hình thức lập gian hàng trên website còn giúp tiết kiệm được tương đối nhiều chi phí thuê nhân công cũng như chi phí thuê mặt bằng bán hàng Khi chi phí được tối đa hóa giá cả đưa tới khách hàng cũng mềm hơn tăng khả năng cạnh tranh
Trang 10Kết luận
Trên đây chúng ta đã có cái nhìn một cách khái quát về tổng quan thương mại điện tử trong nước cũng như nước ngoài và tìm hiểu về website cùng với những vai trò của nó đối với doanh nghiệp Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở nước ta là vô cùng lớn, cần có những điều kiện phù hợp để phát triển thương mại điện tử hòa cùng xu thế chung của thế giới
Trang 11Tài liệu tham khảo
1 TS Nguyễn Việt Khôi, Giáo trình thương mại điện tử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Nguyễn Hoàng Việt (2013), Phát triển chiến lược thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông
3 PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hồng – TS Nguyễn Văn Thoan (2013),
Gi áo trình thương mại điện tử căn bản, NXB Bách Khoa – Hà Nội
4 Dương Ngọc Hồng (2020), Thương mại điện tử trong phát triển kinh tế
ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính;
5 Nguyễn Văn Hùng (2014), Thương mại điện tử, NXB Tài chính, Hà Nội;
6 Nguyễn Thị Thủy (2016), Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Luận văn Tiến sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Huế;
7 Bộ Công Thương (2021), Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2021;
8 Nguyễn Văn Minh (2009), Giáo trình thương mại điện tử căn bản, NXB Thống kê
9 Nguyễn Văn Thoan (2012), Giáo trình Thương mại điện tử Hà Nội, NXB Hồng Đức
10.Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Mai Trang (2009) Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh Hà Nội, NXB Thống kê
11.Nguyễn Đình Thọ (2015) Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh Tái bản lần 2 Hà Nội: NXB Tài chính 12.Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2022), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam các năm 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021
13.Đào Lê Hòa An (2013) Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - Một thách thức cho tâm lý học hiện đại Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 49, 15-21
14.Hiệp hội Thương mại điện tử - Vecom (2020), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020
15.Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (2022), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam các năm 2015, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021
Trang 1216.Đào Lê Hòa An (2013) Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - Một thách thức cho tâm lý học hiện đại Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 49, 15-21
17.Hiệp hội Thương mại điện tử - Vecom (2020), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020
18.Phương Thảo (2022), Một số vấn đề thương mại điện tử của Việt Nam trong những năm tới, https://subiz.com.vn/blog/van-de-thuong-mai-dien-tu-viet-nam.html
19.Nguyễn Xuân Hồng (2021), Website là gì? Vai trò của website đối với doanh nghiệp, https://nguyenxuanhong.com/2021/07/11/website-la-gi-vai-tro-cua-website-doi-voi-doanh-nghiep/
20.Infographic (2019), 10 xu hướng thương mại điện tử 2020 - Tương lai ngành thương mại điện tử”, hướng thương mại điện tử nổi bật, https://writingbee.net/infographic-xu-huong-thuong-mai-dien-tu/
21.Kengo, K (2016) Thị trường thương mại điện tử và hành vi mua sắm trực tuyến tại Việt Nam,
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/3074-Thi-truong-Thuong-mai-Dien-tu-va-Hanh-vi-mua-sam-truc-tuyen-tai-Viet-Nam
22.Trương Khang (2019), 8 xu hướng thương mại điện tử đáng chú ý tại Đông Nam Á, https://vietcetera.com/8-xu-huong-thuong-mai-dien-tu-dang-chu-y-tai-dong-nam-a-phan-1/