1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thương mại Điện tử và thực trạng, giải pháp thương mại Điện tử ở việt nam

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Tuy vậy, doanh số từ hoạt động thương mại điện tử đặc biệt là hoạt động mua bán trực tuyến vẫn chưa tương xứng với tiềm năng bởi người tiêu dùng vẫn còn e dè và tâm lý chưa sẵn sàng tron

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN

Môn: PP NCKH chuyên ngành kinh tế

Đề tài : Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp thương mại điện tử ở Việt

Nam

Giảng viên hướng dẫn: Uông Thị NgaSinh viên: Trịnh Thị Hà

Lớp: K24E-Kế ToánMSV: 2164010241

Thanh Hóa, tháng 10, năm 2023

1

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

I Giới thiệu chung về thương mại điện tử

1 Khái niệm về thương mại điện tử

1.1 Thương mại điện tử là gì?

1.2 Các phương tiện của thương mại điện tử và các hình thức hoạt động thương mại điện tử

1.3 Giao dịch thương mại điện tử

1.4 Các bên tham gia thương mại điện tử

1.5 Hình thái Hợp đồng thương mại điện tử

2 Lợi ích của thương mại điện tử

2.1 Thiết lập 1 sự hiện diện trực tuyến, khắc phục hạn chế về mặt địa lý2.2 Mở rộng tệp khách hàng

2.3 Tối ưu hóa chi phí kinh doanh

2.4 Cung cấp đa dạng thông tin không giới hạn

2.5 Tăng khả năng phát triển thương hiệu

2.6 Dễ dàng chăm sóc khách hàng mọi nơi mọi lúc

2.7 Linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm

3 Một số trở ngại của thương mại điện tử.

3.1 Vấn đề an ninh mạng ( sợ bị lừa đảo, lộ thông tin riêng tư,… )3.2 Vấn đề chất lượng hàng hóa

3.3 Ý thức của người bán và nhận thức từ người mua

3.4 Các nền tảng thương mại điện tử

3.5 Nhiều người có thói quen mua sắm truyền thống

3.6 Nguồn vốn đầu tư trong dài hạn

3.7 Còn hạn chế ở khâu thanh toán trực tuyến

3.8 Cạnh tranh quá gay gắt

II Thực trạng thương mại điện tử Việt Nam

1 Về quy mô , tốc độ tăng trưởng TMĐT

2 Về loại hàng hóa giao dịch trên trang TMĐT

3 Về phân đoạn thị trường

4 Về chính sách pháp luật

III Hệ thống giải pháp phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao năng

lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt nam đến năm 2024.

1 Quan điểm, chủ trương và mục tiêu phát triển thương mại điện tử tại Việt

nam

2

Trang 3

1.1 Quan điểm phát triển thương mại điện tử tại Việt nam 1.2 Chủ trương

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Bước sang thời đại công nghệ mới, thế kỉ XXI- thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, thế giới số Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học

kỹ thuật đã và đang đem lại những chuyển biến mạnh mẽ trên toàn thế giới Việc

áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế đem lại những lợi ích to lớncho toàn xã hội

Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia Người ta không còn phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho những giao dịch kinh tế Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại Trong những năm gần đây thương mại điện tử Việt Nam đã có bước chuyển biến khá mạnh mẽ Việc đầu tư về hạ tầng công nghệ, hành lang pháp lý, cũng như nhận thức của các doanh nghiệp về ứng dụng thương mại điện tử được nâng cao rõ rệt Tuy vậy, doanh số từ hoạt động thương mại điện tử đặc biệt là hoạt động mua bán trực tuyến vẫn chưa tương xứng với tiềm năng bởi người tiêu dùng vẫn còn e dè và tâm lý chưa sẵn sàng trong việc mua bán trực tuyến Bất chấp tiềm năng lớn, tăng trưởng thương mại điện tử ở ViệtNam đang bị kiềm chế bởi nhiều lý do chẳng hạn như thói quen và niềm tin mua bán hàng trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức chính khiến thương mại điện tử Việt Nam vẫn chưa như kỳ vọng.Do đó,quá trình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu khách quan về quy luật vận động và phát triển thương mại điện tử để từ đó xây dựng và triển khai chiến lược phát triển lĩnh vực hoạt động thương mại này

4

Trang 5

B NỘI DUNG

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1 Khái niệm về thương mại điện tử

1.1 Thương mại điện tử là gì ?

Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet Thương mại điện tử (ElectronicCommerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ)

Thương mại điện tử có rất nhiều tên gọi khác nhau như : “Thương mại trựctuyến”(online trade), “Thương mại điều khiển học” (cybertrade), “kinh doanh điệntử” (electronic business), “Thương mại không giấy tờ”(paperless commerce)v…v;gần đây thương mại điện tử được sử dụng nhiều và trở thành quy ước chung

- Hiểu theo nghĩa hẹp

Phạm vi hoạt động chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet

và các mạng viễn thông

- Hiểu theo nghĩa rộng

Phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ

là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử hoặc Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó

=> Theo quan điểm thứ hai nêu trên, “thương mại” (commerce) trong “thương mại điện tử” không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu

thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng

1.2 Các phương tiện của thương mại điện tử và các hình thức hoạt động thương mại điện tử

a, Phương tiện của thương mại điện tử

- Máy điện thoại;

- Máy fax;

5

Trang 6

- Truyền hình;

- Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng giá trị gia tăng);

- Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet);

- Mạng toàn cầu Internet Công cụ Internet và Website ngày càng phổ biến, giao dịch thương mại điện tử với nước ngoài hầu như đều qua Internet, các mạng nội bộ và ngoại bộ nay cũng thường sử dụng công nghệ Internet

b, Các hình thức hoạt động của giao dịch thương mại điện tử

- Thư điện tử (email);

- Thanh toán điện tử (electronic payment);

- Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI);

- Giao gửi số hóa các dữ liệu (digital delivery of content), tức việc mua bán, trao đổi các sản phẩm mà người ta cần nội dung (chính nội dung là hàng hoá), mà không cần tới vật mang hàng hoá (như: phim ảnh, âm nhạc, các chương trình truyền hình, phần mềm máy tính, v.v…);

- Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods)

Trong các hình thức trên, trao đổi dữ liệu điện tử (dưới dạng các dữ liệu có cấu trúc) là hình thức chủ yếu

1.3 Giao dịch thương mại điện tử

Giao dịch điện tử, hay còn được gọi là giao dịch thương mại điện tử, là cáchthức tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh thông qua cácphương tiện điện tử Hiểu một cách đơn giản, giao dịch điện tử là hình thứcmua bán sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ trên internet và các phương tiện điện

tử khác

Các hoạt động phổ biến của giao dịch này bao gồm :

- Người với người (qua điện thoại, thư điện tử, fax);

- Người với máy tính điện tử (qua các mẫu biểu điện tử, qua Website);

- Máy tính điện tử với người (qua fax, thư điện tử);

- Máy tính điện tử với máy tính điện tử (qua trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, mã vạch)

1.4 Các bên tham gia thương mại điện tử

Giao dịch thương mại điện tử diễn ra bên trong và giữa ba nhóm tham gia chủ yếu : doanh nghiệp , chính phủ và người tiêu dùng Các giao dịch được tiến hành với nhiều cấp độ khác nhau bao gồm :

- Giữa các doanh nghiệp với người tiêu thụ

- Giữa các doanh nghiệp với nhau

6

Trang 7

- Giữa các doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ

- Giữa người tiêu thụ với các cơ quan chính phủ

- Giữa các chính phủ

Trong các quan hệ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là quan hệ chủ yếu

SƠ ĐỒ CÁC QUAN HỆ GIAO DỊCH

1.5 Hình thái Hợp đồng thương mại điện tử

Thương mại điện tử bao quát cả giao dịch có hợp đồng và giao dịch không

có hợp đồng Xét riêng về giao dịch có hợp đồng, thì do đặc thù của giao dịch điện

tử, hợp đồng thương mại điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng thông thường (hợp đồng ở dạng văn bản):

- Địa chỉ pháp lý của các bên: ngoài địa chỉ địa lý, còn có địa chỉ e-mail, mã doanh nghiệp

- Có các quy định về phạm vi thời gian, và phạm vi địa lý của giao dịch

- Có kèm theo các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dụng liệu trao đổi,

và quy định trách nhiệm về các sai sót trong văn bản hoặc ảnh chụp

7

NGƯỜI TIÊU DÙNG

CHÍNHPHỦ

DOANH

NGHIỆP

DOANH

Trang 8

- Có các xác nhận điện tử (chứng nhận/xác thực: certification/authentication) các giao dịch (kể cả cơ quan chứng thực) về quyền truy cập và cải chính thông tin điện tử, và cách thực thi quyền này.

2 Lợi ích của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là bước đi mới mẻ nhất cho nền kinh tế nói chung và chocác ngành nghề kinh doanh nói riêng Với các thiết lập đơn giản trên nền tảnginternet chúng ta đã có thể dễ dàng có được 1 cửa hàng trực tuyến với đầy đủ lợiích trong tầm tay Từ các doanh nghiệp lớn cho tới các cửa hàng nhỏ cũng luôn tìmcách phát triển với thương mại điện tử Theo Invesp, bán hàng trên các trangthương mại điện tử đang ngày càng tăng ở mức 10% mỗi năm chỉ riêng tại Mỹ và

là 19% trên toàn thế giới.Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử cũng đem lạilợi ích rất phong phú Mua sắm trực tuyến tiết kiệm thời gian, cung cấp 1 lựa chọnsản phẩm lớn hơn và cho phép tiết kiệm chi phí về thuế, giá sản phẩm và tiền tiếtkiệm chi phí đi lại Và đối với các nhà kinh doanh bán lẻ, thương mại điện tử cònđem lại nhiều điều tuyệt vời hơn

2.1 Thiết lập 1 sự hiện diện trực tuyến, khắc phục hạn chế về mặt địa lýNếu bạn không biết được rằng, hơn 80% dân số trực tuyến trên toàn thế giới

sử dụng internet để tìm kiếm và mua 1 thứ gì đó, thậm chí là những thứ họ thực sự không có nhu cầu Khách hàng của bạn sẽ mong đợi sự sẵn sàng cung cấp các sản phẩm mà họ mong đợi, và sự hiện diện với thương mại điện tử này sẽ cho phép bạntheo kịp nhu cầu với sức cạnh tranh hiện nay Nếu không, người tiêu dùng sẽ lựa chọn với các đối thủ của bạn

2.2 Mở rộng tệp khách hàng

Tệp khách hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ không bị gò bó trong mộtkhu vực nhất định Khách hàng trên các khu vực lãnh thổ khác đều có thể truy cậpvào website thương mại điện tử của bạn để tìm hiểu và mua sắm Thêm nữa, cửahàng trực tuyến của bạn có thể được mở rộng tới nhiều thị trường tiềm năng khácqua các công cụ tìm kiếm như Google.

2.3 Tối ưu hóa chi phí kinh doanh

Tiết kiệm chi phí là một trong những lợi ích của thương mại điện tử hiệnnay Các chi phí mà thương mại điện tử có thể tối ưu hóa cho doanh nghiệp baogồm:

- Quảng cáo và tiếp thị Khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, người bán có:

thể theo dõi lượng người truy cập, trả tiền cho mỗi lần khách hàng nhấn vào chiếndịch quảng cáo hoặc chạy marketing trên các trang mạng xã hội phổ biến khác.Đây đều là những hình thức quảng cáo hiệu quả mà người bán có thể chủ độngkiểm soát chi phí

8

Trang 9

- Mặt bằng Với hình thức này, người bán chỉ cần bỏ ra mức % hoa hồng hợp lý:

dựa trên doanh thu bán hàng để trả phí cho sàn thương mại điện tử mà không cầnchi trả các khoản thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng,

- Nhân sự: Hầu hết các sàn thương mại điện tử hiện nay đều thiết lập quy trình bánhàng tự động với các khâu thanh toán điện tử, vận đơn, báo cáo tồn kho và hiệuquả kinh doanh giúp người bán tiết kiệm khoản chi phí thuê nhân sự

2.4 Cung cấp đa dạng thông tin không giới hạn

Một trong các lợi ích của thương mại điện tử được nhiều người bán yêuthích chính là không giới hạn việc cung cấp đa dạng thông tin về sản phẩm Cụ thể,người bán có thể truyền tải đến khách hàng những thông tin hữu ích như mô tả sảnphẩm, giá bán hoặc thông tin dưới dạng tư vấn, tin tức, chia sẻ các mẹo hay Điềunày giúp người dùng dễ dàng so sánh, lựa chọn sản phẩm thích hợp cũng như

thường xuyên “ghé thăm” gian hàng của bạn hơn.

2.5 Tăng khả năng phát triển thương hiệu

Các công cụ tìm kiếm trên thương mại điện tử có thể làm nổi bật thươnghiệu và thúc đẩy vị trí, tần suất xuất hiện của gian hàng trực tuyến trên internet.Qua đó thu hút lưu lượng truy cập, mọi người sẽ trở nên quen thuộc với thươnghiệu hơn Để làm được điều này, người bán cần biết cách sử dụng các từ khóa hiệuquả và sáng tạo nội dung phù hợp, từ đó tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng.2.6 Dễ dàng chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi

Lợi ích của thương mại điện tử, nhất là các công cụ web như cookie chophép tùy chỉnh cửa hàng vượt trội và phân tích hành vi người tiêu dùng Cụ thể,thông qua các gian hàng trên sàn thương mại điện tử, người bán có thể tìm hiểu vàbiết được những sản phẩm mà người tiêu dùng đang quan tâm, thời gian lượt muahàng tăng cao nhất Tất cả những vấn đề này đều được tổng hợp và thống kê quanhững thông số cụ thể trên thương mại điện tử

Sau khi đã hiểu hơn về hành vi mua sắm của người tiêu dùng, người bán sẽxây dựng kế hoạch tư vấn và chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi để đáp ứngnhu cầu mua hàng của họ Lúc này, bạn có thể dễ dàng liên lạc và truyền tải thôngtin sản phẩm, hay các chiến dịch quảng cáo mới tới khách hàng mục tiêu thông quathương mại điện tử hoặc gửi email tự động

2.7 Linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm

So với kinh doanh cửa hàng truyền thống, khi muốn mở rộng quy mô vàphạm vi kinh doanh, chủ cửa hàng phải xem xét và cân nhắc nhiều chi phí quantrọng như chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế cửa hàng, chi phí thuê nhânviên, Trong khi đó, một trong những lợi ích của thương mại điện tử dành cho cácnhà kinh doanh là có thể phát triển và mở rộng quy mô nhanh chóng mà không mất

9

Trang 10

nhiều chi phí Bạn chỉ cần nghiên cứu thị trường tiềm năng và đầu tư một khoảnchi phí để nâng cấp hệ thống hay tiếp cận đến thị trường đó.

3 Một số trở ngại của thương mại điện tử

3.1 Vấn đề an ninh mạng ( sợ bị lừa đảo, lộ thông tin riêng tư,… )

An ninh mạng không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn là hạn chế chung của TMĐT trên toàn thế giới Nguyên nhân là do các trang web TMĐT lớn thường bị tấn công hoặc lỗi hệ thống dẫn đến tài khoản của khách hàng bị đánh cắp Điểm đáng lo ngại nhất là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đến an ninh mạng.Bên cạnh đó, các nền tảng hiện nay gặp số khó khăn khi tíchhợp phần mềm với trang web ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu

Người mua hàng không chỉ lo lắng về chất lượng sản phẩm mà còn e ngại vềvấn đề lừa đảo.Thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất là yêu cầu người mua chuyển khoản trước rồi mới nhận hàng nhằm lấy tiền của khách và bỏ trốn Các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi khiến người mua thận trọng hơn và giảm lòng tin vào mua hàng trực tuyến đáng kể

Một trong những rủi ro của TMĐT là để lộ thông tin riêng tư của khách hàng Hiện nay chúng ta có “Luật an ninh” khá chặt chẽ nhưng lại không nhiều cáchành lang pháp lý về bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng trong không gian mạng, đặc biệt là trên TMĐT.Có thể nói, Việt Nam cuối năm 2021 được xem vùngtrũng của khu vực trong việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng Vấn đề cần nhận được sự quan tâm đúng mức từ chính quyền, đồng thời cần phải có giải pháp đồng bộ giữa khách hàng và người bán

3.2 Vấn đề chất lượng hàng hóa

Sự đa dạng về số lượng sản phẩm trên website TMĐT luôn được đảm bảo để có thể đáp ứng cho nhu cầu của thị trường Tuy nhiên, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa vẫn còn là một rào cản đáng lo ngại

Các vấn đề hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái vẫn xuất hiện mỗi ngày Nhìn chung, chất lượng của hàng hóa cần được đảm bảo bởi 3 yếu tố: Ý thức của người bán, các nền tảng TMĐT và nhận thức từ người mua

3.3 Ý thức của người bán và Nhận thức từ người mua

Yếu tố chất lượng cần được kiểm soát và quản lý từ người bán, những ngườitiếp xúc đầu tiên với nguồn hàng và mang đến cho khách hàng Nguồn sản phẩm không đảm bảo chất lượng theo thời gian đã trở thành mối lo ngại lớn cho cả kinh doanh truyền thống lẫn TMĐT

Sự lan rộng của nguồn hàng hóa kém chất lượng một phần là do nhận thức của người tiêu dùng trong suốt quy luật cung – cầu Trong thị trường trực tuyến vẫn có những nhóm khách hàng ưa chuộng các mặt hàng giá rẻ hoặc những sản phẩm gắn mác giảm giá mà bỏ qua cả việc kiểm tra thông tin sản phẩm Chính

10

Trang 11

những nhận thức này đã góp phần tạo ra rào cản khiến nhiều người không còn niềm tin vào TMĐT.

3.4 Các nền tảng thương mại điện tử

Việc hoàn toàn bị động hơn trong việc kiểm soát nguồn hàng kém chất lượng và chủ yếu dựa vào phản hồi từ người tiêu dùng là một rào cản lớn đối với

uy tín của ngành TMĐT.Khi xuất hiện các vấn đề về chất lượng hàng hóa, các doanh nghiệp TMĐT là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng, nhất những nhà phân phối trung gian hoạt động dưới mô hình C2C,B2C hay sàn TMĐT kết nối nhà bán với người tiêu dùng

3.5 Nhiều người có thói quen mua sắm truyền thống

Với những người mua sắm truyền thống, họ luôn muốn được thấy và chạm trực tiếp vào những gì muốn mua Họ cho rằng quy trình quan sát và kiểm tra thực

tế có thể đảm bảo chất lượng cũng như sự phù hợp của sản phẩm.Do đó, nhóm người tiêu dùng này sẽ không bao giờ tin tưởng bất kỳ sản phẩm nào trên các nền tảng TMĐT và cho rằng giá trị, chất lượng không thể kiểm soát được.Ngoài ra, cònmột nhóm khác gọi là người tiêu dùng lai, họ có xu hướng lựa chọn cách mua phù hợp và linh hoạt hơn Thông thường, họ sẽ tìm kiếm sản phẩm trên các website, sau đó, trực tiếp đến cửa hàng để chọn hình dáng, kích cỡ cho phù hợp với bản thân.Nhìn chung, việc thay đổi thói quen mua hàng của 2 nhóm này là một thách thức đối với lĩnh vực TMĐT

3.6 Nguồn vốn đầu tư trong dài hạn

Nguồn vốn để duy trì hoạt động của các nền tảng này trong dài hạn cũng là một rào cản lớn đối với ngành TMĐT ở Việt Nam Vấn đề này bắt nguồn từ yêu cầu truyền thông thương hiệu, thanh toán và vận chuyển.Những yếu tố này cần được đảm bảo và duy trì liên tục khiến doanh nghiệp chịu các khoản lỗ không hồi kết

3.7 Còn hạn chế ở khâu thanh toán trực tuyến

Thanh toán trực tuyến rất quan trọng đối với TMĐT Tuy nhiên, hoạt động mua bán trực tuyến nói chung và thanh toán online nói riêng ở Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại do tâm lý thiếu tin tưởng, cảm giác sợ bị lừa của người tiêu dùng.Theo thống kê vào năm 2013, tại Việt Nam có hơn 72 triệu thẻ ATM được phát hành nhưng tỷ lệ thanh toán trực tuyến bằng thẻ chỉ chiếm 19%.TMĐT Việt Nam trước đây gặp khó khăn ở khâu thanh toán online vì cơ sở hạ tầng dùng để thanh toán thẻ còn nhiều hạn chế và rủi ro Hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều cổng thanh toán, người tiêu dùng đã phần nào xây dựng được thói quen thanh toán trực tuyến giúp hạn chế rất nhiều rủi ro

3.8 Cạnh tranh quá gay gắt

Khoản chi để bắt đầu kinh doanh trên nền tảng TMĐT quá nhỏ khiến cho thịtrường hiện đang trở nên đông đảo hơn bao giờ hết Trong bối cảnh này, người bánphải chiến lược khác biệt để lôi kéo và giữ chân khách hàng về phía mình

11

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w