Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển và hội nhập về mọi mặt của Việt Nam hiện nay, vị trí, chức năng của gia đình cũng có nhiều sự biến đổi nhất định.. Một mặt, các chức năng của gia
Trang 1BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KIẾN THỨC CƠ BẢN
TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
TÊN ĐỀ TÀI: SỰ BIẾN ĐỔI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT
TRIỂN GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Người thực hiện : Nguyễn Ngọc Tuyết Nhi
GVHD : Th.S Lương Như Ý
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
….………
Trang 3MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
B NỘI DUNG 6
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ GIA ĐÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 6
1 Một số đặc điểm của gia đình 6
1.1 Khái niệm về gia đình 6
1.2 Mối liên hệ giữa gia đình và xã hội 7
2 Những đặc điểm của sự biến đổi gia đình Việt Nam hiện nay 8
II SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP, PHÁT TRIỂN 10
1 Những biến đổi của gia đình Việt Nam so với trước đây 10
2 Những ảnh hưởng mà các gia đình Việt Nam gặp phải trong quá trình biến đổi, hội nhập 12
2.1 Những mặt tích cực trong quá trình biến đổi 12
2.2 Những mặt tiêu cực trong quá trình biến đổi 13
III ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 16
1 Sự quan tâm của Đảng và nhà nước về vấn đề gia đình 16
2 Đảng và nhà nước tăng cường lãnh đạo, góp phần định hướng xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện đại 17
3 Các giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, lành mạnh, hạnh phúc 19
C KẾT LUẬN 21
1 Quá trình thực hiện đề tài 21
2 Ý nghĩa thực hiện đề tài 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4A LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển và hội nhập về mọi mặt của Việt Nam hiện nay,
vị trí, chức năng của gia đình cũng có nhiều sự biến đổi nhất định Sự biến đổiquy mô gia đình đã góp phần đáp ứng những nhu cầu và điều kiện mà thời đạimới đặt ra
Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy, gia đình có vai trò đặc biệt quantrọng trong việc góp phần xây dựng và phát triển xã hội Nhìn bao quát chothấy sự biến đổi các chức năng gia đình của Việt Nam đang diễn ra theo haihướng khác nhau Một mặt, các chức năng của gia đình đang được củng cố vàcải thiện để thích ứng tốt hơn với nhu cầu của cuộc sống gia đình hiện đại.Mặt khác, các giá trị cơ bản của truyền thống gia đình đã bị ảnh hưởng sâusắc, sự chuyển đổi này đưa cuộc sống của các gia đình ở Việt Nam trong mọilĩnh vực, từ nông thôn đến thành thị và từ đồng bằng đến khu vực miền núigặp một số rủi ro khi họ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới.Vậy, sự biến đổi đó đã ảnh hưởng tới các gia đình Việt Nam hiện naynhư thế nào? Những khó khăn và thách thức mà gia đình truyền thống ViệtNam gặp phải trong quá trình biến đổi là gì? Cần có những định hướng và giảipháp gì để xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay?
Đi qua nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề trên ta sẽ nắm được nhữngvấn đề cần giải quyết từ đó đưa ra giải pháp và hướng đi đúng đắn để xâydựng gia đình ổn định, hạnh phúc, phát triển xã hội ngày càng hiện đại, vănminh
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nói về gia đình thì ở Việt Nam hiện nay, đa số đều là các gia đình hạtnhân quy mô nhỏ, nhưng vẫn còn nhiều gia đình theo kiểu truyền thống, nhiềuthế hệ, đông thành viên cùng chung sống Bắt kịp xu hướng cũng như sự biếnđổi của thời đại, quy mô bài tiểu luận của em chỉ tập trung chủ yếu vào cácgia đình hiện đại quy mô nhỏ mà phạm vi chủ yếu là các thành phố lớn ở ViệtNam
Trang 5Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, có sự tham khảo các tài liệuthực tế và vốn kiến thức đã học được cũng như những hiểu biết của thân, song,cũng không tránh khỏi có những sai sót, kính mong quý thầy cô xem xét, góp
ý, sửa chữa để bài tiểu luận đạt được hiệu quả và kết quả tốt Em xin chânthành cảm ơn!
Trang 6B NỘI DUNG
I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ GIA ĐÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ BIẾNĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Một số đặc điểm của gia đình
1.1 Khái niệm về gia đình
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, gia đình luôn giữ một
vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng Hiểu đơn giản, gia đình là một nhóm người
có chung tổ tiên hoặc có mối quan hệ cơ bản là mối quan hệ giữa cha mẹ vàcon cái Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình khôngchỉ đơn giản là quan hệ họ hàng sinh học mà gia đình còn có thể là một tậphợp các cá nhân có liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi,…
Theo khoa học xã hội, và đặc biệt là trong nhân khẩu học và xã hội học,gia đình thường được coi là một tổ chức xã hội chính và là nơi tập trung nhiềuhoạt động xã hội của mọi người Nó là một đơn vị xã hội được tạo ra bởihuyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi và có thể được mô tả là hạt nhân(cha mẹ và con cái) hoặc mở rộng (bao gồm những người họ hàng khác).Theo đó, “Các Mác cũng cho rằng: …hàng ngày tái tạo ra đời sống của bảnthân mình, con người cần tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở, đó làquan hệ giữa chồng - vợ, giữa cha mẹ và con cái, đó là chính là gia đình…”
Về cơ bản có thể thấy, chúng có ý nghĩa gần giống nhau, tuy nhiên,đứng ở các góc độ khác nhau thì sẽ có các cách hiểu khác nhau về gia đình.Chẳng hạn như ở lĩnh vực tâm lí học khi nghiên cứu về gia đình sẽ chú ý đếnquá trình hình thành và phát triển nhân cách các cá nhân trong gia đình; Dân
số học thì chú ý đến vai trò, cơ cấu gia đình trong tái sản xuất dân số, nhânkhẩu, qui mô gia đình…; Kinh tế học nghiên cứu gia đình với góc độ là mộtđơn vị kinh tế, đơn vị tiêu dùng; Luật thì quan tâm đến sự tồn tại của nhữngquan hệ có tính pháp lí của các thành viên trong gia đình…
Vì vậy, sẽ rất khó có một khái niệm chung thống nhất Nhưng nhìnchung gia đình vẫn là chiếc nôi nuôi dưỡng tâm hồn con người, mà ở đây mỗithành viên trong gia đình có thể nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm
Trang 7sóc; có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau và mục tiêu cao nhấtvẫn là giáo dục con người, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc,vững mạnh.
1.2 Mối liên hệ giữa gia đình và xã hội
a Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triểncủa xã hội loài người, nếu không có gia đình thì sẽ không có xã hội Trong hệthống cơ cấu xã hội có nhiều bộ phận khác nhau với tư cách là tế bào xã hội,
là cơ cấu thiết chế xã hội nhỏ nhất Cơ cấu này tuy nhỏ nhưng lại đa dạng vàphong phú Một mặt, gia đình tuân thủ các quy luật chung của xã hội, kế thừacác giá trị văn hóa truyền thống, mặt khác, gia đình cũng có các nguyên tắc vàquy định của riêng mình
Gia đình là cầu nối giữa các thành viên với xã hội, các chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước tác động đến con người thông quagia đình Những tình cảm tốt đẹp như yêu quê hương, đất nước, đồng bào,đồng chí đều có cội nguồn từ tình yêu đối với gia đình
b Chức năng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội
Gia đình thực hiện nhiều chức năng có giá trị khác nhau cho các thànhviên, là nơi cung cấp sự an toàn về tình cảm và tâm lý, đặc biệt là thông qua
sự ấm áp, tình yêu và sự đồng hành mà cuộc sống chung tạo ra giữa vợ chồng
và lần lượt giữa họ và con cái của họ Gia đình thực hiện chức năng sinh sản,tái sản xuất ra con người nhằm duy trì nòi giống và cung cấp sức lao động cho
xã hội Ngoài ra, gia đình cũng cung cấp các chức năng có lợi cho xã hội khácnhư nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, cùng với các hoạt động nhân đạo nhưchăm sóc các thành viên khi họ ốm đau, già yếu hoặc tàn tật Về mặt kinh tế,gia đình cung cấp thực phẩm, chỗ ở, quần áo và an ninh vật chất cho cácthành viên, một số có thể quá trẻ hoặc quá già để tự trang trải những nhu cầu
cơ bản của cuộc sống Cuối cùng, về mặt xã hội, gia đình có thể đóng vai tròthúc đẩy trật tự và ổn định trong xã hội
Trang 82 Những đặc điểm của sự biến đổi gia đình Việt Nam hiện nay
Trong vài thập kỷ trở lại đây, gia đình Việt Nam đã trải qua những biếnchuyển quan trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặcđiểm mới, hiện đại và tự do hơn Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hộinhập và giao lưu văn hóa đã dẫn đến những quan điểm cởi mở hơn về hônnhân và gia đình ở Việt Nam
Bình đẳng là một trong các giá trị cơ bản quan trọng nhất trong xã hộihiện đại Phần lớn mọi người đánh giá khá cao tầm quan trọng của bình đẳng,điều đó cho thấy các gia đình Việt Nam đang thích ứng với sự thay đổi của xãhội hiện đại và ủng hộ sự bình đẳng Điều này cũng làm thay đổi những quanniệm về việc sống chung hoặc riêng trong gia đình Sự xuất hiện các nhân tốmới, như di cư lao động, tôn trọng tự do cá nhân, độc lập, sự cân bằng kinh tếgiữa bố mẹ và con cái trong đời sống gia đình hiện đại cũng góp phần làmchuyển dịch từ gia đình lớn nhiều thế hệ (ông bà - cha mẹ - con cháu) sanggia đình nhỏ (1 hoặc 2 thế hệ)
Những giá trị về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời đã có sự chuyển đổi rõ nét
từ giá trị truyền thống sang các giá trị hiện đại Khi cá nhân được giải phóngthì yếu tố tình cảm và sự tự do lựa chọn hôn nhân được đề cao Vì thế, hônnhân đã chuyển dần từ thể chế kinh tế là chính sang thể chế tâm lý là chính.Tiêu chuẩn lựa chọn gia đình tương đồng về điều kiện kinh tế, địa vị xã hội
“gia đình môn đăng hộ đối” hầu như không còn là giá trị cần chú ý trongthang tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời Nghiên cứu cũng cho thấy, tiêu chuẩn nộihôn, hôn nhân cùng nhóm xã hội/tộc người/tôn giáo trong xã hội truyền thốngkhông còn là tiêu chí hàng đầu
Các kiểu gia đình mới như hôn nhân đồng giới, chung sống không kếthôn, làm mẹ đơn thân, tùy từng giai đoạn, thường rất hiếm hoặc không cótrong truyền thống nhưng lại có xu hướng gia tăng trong các xã hội đangchuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, hiện đại Ở ViệtNam hiện nay, một bộ phận người dân, chủ yếu là người dân tộc Kinh, trẻ tuổi,học vấn cao, ở thành thị có tỷ lệ chấp nhận những kiểu loại gia đình mới cao
Trang 9hơn, tuy rằng có thể chưa thực sự hiểu rõ những hệ quả tiêu cực của nó.Với những thay đổi lớn trong kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế,những hình thức hôn nhân gia đình mới ủng hộ tính cá nhân có xu hướng tăng.Nghiên cứu cho thấy 38,5% người trả lời chấp nhận sống độc thân - mức độnày được chấp nhận cao hơn ở nữ giới và nhóm xã hội mang nhiều đặc điểmhiện đại; 28,4% có nhu cầu, mong muốn sống thử trước khi kết hôn; 58,3%không ủng hộ sống thử Tỷ lệ này cho thấy nhóm người vẫn theo khuôn mẫutruyền thống trong kết hôn tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng không mang tínhgần như tuyệt đối như trong xã hội truyền thống trước đây.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồngnhưng có con thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và giađình Hiện nay, hôn nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của ngườiphụ nữ Tuy vậy, cùng với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền
cá nhân ngày càng được pháp luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyềnquyết định việc kết hôn và có con Quyền làm mẹ không chỉ thể hiện sự biếnđổi trong nhận thức mà còn là biểu hiện của sự nhân văn trong bảo vệ quyềncủa phụ nữ
Trang 10II SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNHHỘI NHẬP, PHÁT TRIỂN
1 Những biến đổi của gia đình Việt Nam so với trước đây
Những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội ở Việt Nam đang tác độnglớn đến gia đình Nhìn chung, gia đình Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ từ
mô hình truyền thống sang mô hình tiên tiến Quá trình chuyển đổi đã xuấthiện một số yếu tố và quan hệ mới trong đời sống gia đình, nhưng về bản chất,gia đình Việt Nam vẫn giữ nguyên khung cảnh truyền thống Sau đây là một
số quan sát dựa trên một cuộc khảo sát
Về số lượng thành viên và hình thức gia đình:
Gia đình Việt Nam hiện nay tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu là giađình hạt nhân (hai thế hệ) và gia đình mở rộng (từ ba thế hệ trở lên) Gia đìnhhạt nhân là phổ biến nhất Theo kết quả điều tra 3 vùng gồm thành phố, đồngbằng và trung du: gia đình hạt nhân chiếm 78% (thành phố 65%; đồng bằng81,7% và trung du - cao nguyên 80,6%) Gia đình hạt nhân không tự đứngvững mà luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các gia đình rộng hơn (bố mẹ,anh em và rộng hơn là họ hàng) Gia đình 3 thế hệ chiếm tỷ lệ nhỏ: 18,2%(thành phố 35%; đồng bằng 13%; trung du 18%) Trong khi đó, gia đình bốnthế hệ rất ít (0,5%)
Theo các nhà nghiên cứu, số lượng thành viên trung bình trong một giađình là khoảng mười người Hiện tại, số thành viên trung bình trong một giađình chưa bằng một nửa so với con số trước đây Gia đình từ 2-3 thành viênchiếm 19,6%; 4-5 thành viên chiếm 57,4% và 6-7 thành viên 19,4% Con sốtrung bình trong một gia đình ở miền Bắc Việt Nam là 4,5 (thành phố, 4,3;đồng bằng, 4,5 và trung du-Tây Nguyên là 4,7) Điều này cho thấy quy môgia đình đang có xu hướng thu hẹp
Về vị trí, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình:
Cũng như trong các gia đình truyền thống, nam giới vẫn đóng vai tròquan trọng trong các gia đình đương đại (với tư cách là chủ gia đình) Namgiới đảm nhận gia đình chiếm 78,3% trong khi phụ nữ làm quản gia chỉ chiếm
Trang 1121,7% Có sự khác biệt về tỷ lệ nam - nữ trong gia đình ở các vùng được khảosát (thành phố 82,4%; đồng bằng 80,3%; trung du 60,3%) Vấn đề ai sẽ làngười đứng đầu ngôi nhà chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa truyền thống,tiềm lực kinh tế, vị thế xã hội hay uy tín của họ trong gia đình.
Mối quan hệ cơ bản chủ yếu trong gia đình (giữa vợ với chồng, cha mẹvới con cái, ông bà và cháu) đã chuyển biến tích cực do quá trình đổi mới.Các giá trị tiên tiến và hiện đại đã được lựa chọn cẩn thận, đồng thời các giátrị truyền thống được khôi phục, bảo tồn và phát triển Con cái vâng lời và tôntrọng cha mẹ trong khi vẫn duy trì những ý tưởng và quan điểm độc lập củamình Cha mẹ tôn trọng sự độc lập của con cái vì tình yêu thương và sự khoanhồng của họ Điều này thể hiện một nét mới trong gia đình Việt Nam.Mối quan hệ giữa ông bà và cha mẹ cũng được chú ý Ông bà cha mẹ
có xu hướng chung sống với con cháu Đặc điểm văn hóa truyền thống nàyphân biệt chính nó với đặc điểm của xã hội phương Tây hiện đại Các số liệuthống kê cho thấy người cao tuổi có vai trò quan trọng trong gia đình Hiệnnay cha mẹ hoặc ông bà sống chung với con cháu có một số lợi thế
Về kinh tế:
Trong gia đình, người chồng có xu hướng tham gia hoạt động kinh tếtạo ra thu nhập bằng tiền và người vợ tham gia hoạt động kinh tế gián tiếp,mang lại những sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của các thành viêntrong gia đình Do kinh tế ngày càng tiến bộ, đời sống gia đình ngày càngđược cải thiện Ngoài việc đầu tư sản xuất kinh doanh, nhiều gia đình đã sắmsửa tân trang nhà cửa Ở các thành phố, các hộ gia đình sở hữu ti vi, xe máy,
tủ lạnh, điện thoại di động,… chiếm tỉ lệ khá cao
Về giáo dục:
Giáo dục có vai trò quan trọng trong gia đình vì nó góp phần hình thànhnhân cách của mỗi cá nhân Vấn đề này nhận được sự quan tâm đặc biệt củatất cả các thành viên trong gia đình Nhiều gia đình đầu tư thời gian và tiềnbạc cho việc chăm sóc, giáo dục con cái (86,4% ông bố và 91,2% bà mẹ được
Trang 12khả quan vì nó không còn là điều cấm kỵ
Về chức năng sinh sản và duy trì nòi giống:
Ở Việt Nam, nhu cầu sinh con là yếu tố quyết định đến sự tồn tại củagia đình Thời gian qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã thu đượcnhững kết quả quan trọng bước đầu Tỷ lệ sinh đã giảm đáng kể so với trướcđây Những người có trình độ học vấn cao và tuổi còn trẻ có xu hướng sinh ítcon hơn so với những người có trình độ thấp hơn và tuổi cao hơn
Vai trò của người phụ nữ trong gia đình:
Phụ nữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộgia đình Họ là lực lượng lao động chính trên một số mặt kinh tế - xã hội: sảnxuất, chăn nuôi, thương mại, dịch vụ, góp phần tạo thu nhập cho gia đình.Cùng với chồng, phụ nữ là nguồn thu nhập chính của gia đình
Mặc dù là lực lượng lao động chính nhưng phụ nữ vẫn đóng vai tròquan trọng trong công việc nội trợ Phụ nữ gánh vác công việc gia đình mà ít
có sự đóng góp của chồng Phụ nữ là người không thể thiếu trong việc chămsóc cả gia đình và tái tạo sức lao động của gia đình Mặc dù quan hệ kinh tế -
xã hội ngày nay đã thay đổi, nhưng quan hệ giới tính hầu như không thay đổi
Đó là lý do tại sao trong xã hội hiện đại, phụ nữ vẫn phải gánh vác khối lượngcông việc và trách nhiệm nặng nề nhất
2 Những ảnh hưởng mà các gia đình Việt Nam gặp phải trong quátrình biến đổi, hội nhập
2.1 Những mặt tích cực trong quá trình biến đổi
Gia đình hiện nay tránh được phần nào những mâu thuẫn trong đờisống của gia đình truyền thống, quyền riêng tư của các thành viên trong giađình được tôn trọng hơn, cả con trai và con gái đều bình đẳng như nhau vànhận được sự yêu thương từ ba mẹ một cách công bằng, hạn chế được phầnnào tình trạng phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ,…
Gia đình hiện đại xuất hiện sau Cách mạng Công nghiệp khác với môhình trước đó Ví dụ, chế độ phụ hệ bắt đầu nhường chỗ cho sự bình đẳng hơngiữa các giới Địa vị các thành viên trong gia đình trở nên bình đẳng, dân chủ