1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của gia Đình Đối với sự phát triển con người cá nhân và quá trình phát triển xây dựng chủ nghĩa xã hội việt nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC DUY TÂN TRƯỜNG KHOA HỌC MÁY TÍNH KHOA KỸ THUẬT MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG  ĐỒ ÁN NHÓM MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI Tên đề tài: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT T

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN TRƯỜNG KHOA HỌC MÁY TÍNH KHOA KỸ THUẬT MẠNG MÁY TÍNH & TRUYỀN THÔNG



ĐỒ ÁN NHÓM MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA KHOA HỌC XÃ HỘI

Tên đề tài:

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

CÁ NHÂN VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG CHỦ GHĨA N

X HÃ ỘI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: ĐOÀN THỊ CẨM VÂN

Đà Nẵng, tháng 6 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Phan Phước Ngoan

(Nhóm Trưởng)

Trang 3

MỤC LỤC

M Ở ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 VAI TRÒ GIA ĐÌNH ĐỐ I VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CÁ NHÂN 2

1.1 Định nghĩa gia đình 2

1.2 Chức năng của gia đình 2

1.3 Vai trò của gia đình đối với sự phát triển con người cá nhân 4

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNHTRONG QUÁ TRÌNH XÂY D NG CHỰ Ủ NGHĨA XÃ HỘI 5

2.1 Gia đình là tế bào c a xã h i ủ ộ 5

2.2 Nuôi dưỡng và giáo d c th h m ụ ế ệ ới 5

2.3 Gìn gi và phát huy giá tr truy n thữ ị ề ống văn hóa dân tộc 5

2.4 Thúc đẩy sự bìn h đẳng giới 6

2.5 Góp phần ổn định xã hội 6

2.6 Đóng góp vào phát triển kinh tế 7

K T LU NẾ Ậ 9 DANH MỤC TÀI LI U THAM KH O 10Ệ Ả

Trang 4

MỞ ĐẦU

Mỗi người mỗi khác, mỗi người có những điều quan trọng riêng của mình, những ước mơ riêng của mình Nhưng có một điều chung cho tất cả chúng ta đó là gia đình Gia đình không chỉ là máu mủ ruột thịt mà còn là tấm lòng và tâm hồn của chúng ta Dù có đi xa hay gặp khó khăn gì trong cuộc sống, chúng ta luôn biết rằng có một mái ấm luôn chờ đón và sẵn sàng ủng hộ chúng ta Gia đình luôn là nguồn cảm hứng và động lực để chúng ta vượt qua mọi thử thách và theo đuổi ước

mơ của mình Mỗi khi vui, mỗi khi thành công, gia đình cũng là người hiểu và vui mừng nhất cho chúng ta Không có gì hạnh phúc bằng việc được sống trong gia đình yêu thương và hạnh phúc

Bên cạnh đó, gia đình còn có vai trò quyết định sự tồn tại, vận động và sự phát triển của xã hội Muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình thì mới

có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại những trường hợp bỏ bê gia đình Mọi sự chú ý chỉ được đặt vào những giá trị vật chất bên ngoài, bỏ qua trách nhiệm và nghĩa

vụ với gia đình Cha mẹ có thể bỏ rơi con cái Những đứa con có thể trở nên bất hiếu, không biết quý trọng người sinh thành Thậm chí, anh em trong gia đình cũng có thể xung đột, đối đầu với nhau chỉ vì vấn đề phân chia tài sản Chúng ta cần đồng lòng lên

án những hành vi như vậy, để đảm bảo sự ổn định và hòa bình cho xã hội

Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống con người “Tình thân là tình cảm đáng tin cậy nhất trên thế giới, cho dù bạn có như thế nào, người duy nhất không bao giờ từ bỏ bạn là gia đình của bạn” Xuất phát từ những bối cảnh trên đặt ra câu hỏi: Gia đình có tầm quan trọng như thế nào trong thời kì đổi mới? Với mục đích trả lời cho câu hỏi đó,

nhóm em triển khai, tìm hiểu đề tài: “Vai trò của gia đình đối với sự phát triển con người cá nhân và quá trình phát triển xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam”

Trang 5

2

CHƯƠNG 1 VAI TRÒ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CÁ NHÂN 1.1 Định nghĩa gia đình

Với tư cách một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội, gia đình được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài Xuất phát nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia đình: gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ một chồng

Có nhiều quan điểm khác nhau về gia đình, dưới góc độ luật học thì cho rằng: “Gia đình là một tập hợp dựa trên các quan hệ về hôn nhân và huyết thống và

về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan hệ với nhau bởi các quyền và nghĩa

vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo đức và vật chất, để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái” [1]

Từ nhiều góc độ khác nhau có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: Gia đình

là tế bào của xã hội, trong đó các thành viên cùng sinh sống dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, cùng có chung những giá trị vật chất và tinh thần, cùng thực hiện các chức năng khách quan phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định

1.2 Chức năng của gia đình

Gia đình đóng vai trò, vị trí hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người Gia đình được sinh ra, tồn tại và phát triển có sứ mệnh đảm đương những chức năng đặc biệt mà xã hội và tự nhiên đã giao cho, không thiết chế xã hội nào có thể thay thế được Chức năng của gia đình là một khái niệm then chốt của xã hội học gia đình, các nhà nghiên cứu xã hội học gia đình trên cấp độ vi

mô và cấp độ vĩ mô đều khẳng định những chức năng cơ bản của gia đình

Trang 6

Gia đình có các chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ; chức năng giáo dục; chức năng kinh tế Bên cạnh các chức năng cơ bản đó, gia đình còn phải thực hiện chức năng quan tâm và chăm sóc người cao tuổi

Chức năng kinh tế Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh” Chức năng này bao

quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống

Chức năng i sinh sản, duy trì nòi giống Chức năng này góp phần cung cấp tá sức lao động nguồn nhân cho xã hội Chức năng này sẽ góp phần thay thế những - lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu, đã hết khả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo Việc thực hiện chức năng này vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu về tâm sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc thực hiện chức năng này là khác nhau Chức năng giáo dục là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của

cá nhân, bao gồm giáo dục đạo đức và nhân cách, truyền đạt các giá trị và chuẩn mực xã hội, cũng như hình thành nhân cách thông qua tấm gương của cha mẹ Gia đình hỗ trợ học tập, khuyến khích sự phát triển tri thức và giúp con cái phát triển các kỹ năng sống cần thiết như quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, và kỹ năng - giao tiếp Những yếu tố này đóng vai trò quyết định trong việc chuẩn bị cho con cái đối mặt với các thách thức và thành công trong cuộc sống

Ngoài ba chức năng cơ bản trên thì gia đình còn có chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm và chăm sóc sức khỏe Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi Tổ ấm gia đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng gió cuộc đời Càng về

Trang 7

4

cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về sự bình ổn, thỏa mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc, đùm bọc của gia đình; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên tron gia đình

1.3 Vai trò của gia đình đối với sự phát triển con người cá nhân

Thứ nhất, hình thành giá trị và tư duy Gia đình là nơi đầu tiên chúng ta học

hỏi về giá trị, tôn trọng và đạo đức Qua việc tương tác với cha mẹ và người thân, chúng ta hình thành quan điểm và tư duy về cuộc sống

Thứ hai, tạo nền tảng cho sự phát triển xã hội và tâm lý Gia đình giúp chúng

ta phát triển kỹ năng giao tiếp, tạo quan hệ xã hội, và xây dựng lòng tự trọng Nó cũng là nơi chúng ta học cách giải quyết xung đột và thể hiện tình cảm

giá, đặc biệt trong những thời kỳ khó khăn Tình thương, sự quan tâm và sự ủng hộ

từ gia đình giúp chúng ta vượt qua những trở ngại và tạo ra sự ổn định tâm lý Khi đối mặt với những thách thức hoặc căng thẳng, gia đình là nơi chúng ta tìm thấy sự

an ủi và động viên Sự hiện diện và lắng nghe của các thành viên trong gia đình tạo

ra một môi trường an toàn, giúp chúng ta cảm thấy được yêu thương và chấp nhận Điều này không chỉ giúp giải tỏa áp lực tâm lý mà còn tạo nên sự cân bằng và hạnh phúc trong cuộc sống

Thứ tư, xây dựng nhân cách và tính cách Gia đình có vai trò quan trọng trong

việc hình thành nhân cách và tính cách của con người Qua sự chỉ dẫn và gương mẫu của cha mẹ, trẻ em học cách làm việc nhóm, kiên nhẫn, và phát triển các phẩm chất tích cực như lòng nhân ái, sự tôn trọng và trách nhiệm Những trải nghiệm trong gia đình, từ những việc nhỏ như chia sẻ đồ chơi đến những nhiệm vụ lớn hơn như tham gia vào các công việc gia đình, đều góp phần vào việc xây dựng nhân cách

Thứ năm, truyền đạt văn hóa và truyền thống Gia đình là nơi chúng ta tiếp

xúc với văn hóa, truyền thống, và ngôn ngữ của gia đình Những giá trị này được truyền đạt qua thế hệ và giúp xây dựng nhận thức về bản sắc và nguồn gốc

Trang 8

CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1 Gia đình là tế bào của xã hội

Có thể ví xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được “sắp xếp, tổ chức” theo nhiều mối quan hệ trong đó gia đình được xem là một

tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên Mỗi một chế độ xã hội được sinh thành, vận động và biến đổi trên cơ sở một phương thức sản xuất xác định và có vai trò quy định đối với gia đình Nhưng xã hội ấy lại tồn tại thông qua các hình thức kết cấu

và quy mô gia đình Mỗi gia đình hạnh phúc, hòa thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vận động một cách êm thấm Mục đích chung của sự vận động biến đổi của xã hội trước hết vì lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên xã hội và mỗi gia đình tổ chức và thiết chế xã hội đầu tiên, cơ sở nơi quần tụ của mỗi công dân và - thành viên của xã hội Nhưng lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên xã hội lại chịu sự chi phối của lợi ích các tập đoàn giai cấp thống trị trong xã hội, trong điều kiện xã hội phân chia thành giai cấp

2.2 Nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ mới

Gia đình là nơi nuôi dưỡng và trường học đầu tiên tác động đến con người

về nhiều mặt như thể chất, văn hóa, trí tuệ, xã hội, lao động…

Giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường là những yếu tố quyết định để định hướng sự phát triển nhân cách Tuy nhiên, giáo dục gia đình lại có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân Nội dung giáo dục gia đình bao gồm các yếu tố của văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người như: đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học Giáo dục gia đình được thực hiện trong suốt quá trình sống của con người với những hình thức và nội dung giáo dục cụ thể, phong phú

2.3 Gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc

Trang 9

6

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay [6]

2.4 Thúc đẩy sự bình đẳng giới

Trong mỗi gia đình vai trò của cha mẹ có vị trí quan trọng Bên cạnh quan

hệ cha mẹ con cái còn có quan hệ vợ chồng Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa - khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và tâm lý đạo đức Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình Chính vì vậy, trong một gia đình mà người cha hay người mẹ hay cả hai có nhận thức đúng đắn

về những vấn đề liên quan tới giới, giới tính, vai trò giới và đặc biệt là nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới trong cách đối xử với nhau và đối xử với con cái sẽ có những biểu hiện quan tâm, chia sẻ trong công việc, và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức của những đứa trẻ trong gia đình Với kiến thức, những nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới thì tất yếu trong cách giáo dục, dạy con cái của họ

sẽ ít nhiều thể hiện điều này

Tóm lại, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự bình đẳng giới, đảm bảo rằng cả nam và nữ đều có cơ hội như nhau trong cuộc sống

2.5 Góp phần ổn định xã hội

Muốn xã hội phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì cần quan tâm xây dựng gia đình Việt Nam trở thành

tổ ấm yêu thương của mỗi người, tế bào lành mạnh của xã hội

Trang 10

Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định

và bền vững Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay

Quan hệ giữa hôn nhân, gia đình và xã hội là quan hệ biện chứng hai chiều Không chỉ xã hội tác động đến gia đình mà gia đình cũng tác động trở lại xã hội, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục

vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại

và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình [7]

Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia đình luôn đóng một vai trò quan trọng Không thể có một xã hội giàu mạnh, văn minh nếu như không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ

Vì vậy, xây dựng và phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một trong những yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa

2.6 Đóng góp vào phát triển kinh tế

Đảng ta khẳng định: “Gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể

thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước” [3] Vai trò của gia đình đối

với sự phát triển kinh tế đất nước trước hết ở chỗ gia đình cung cấp nguồn nhân lực

đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cho yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước

Có nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế trong đó nguồn nhân lực được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực, góp phần vào sự phát triển kinh tế một cách bền vững Nhất là hiện nay khi Việt Nam đang chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế

Ngày đăng: 04/12/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w