1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận về tiền lương của mác, vận dụng lý luận về tiền lương của c mác trong chính sách tiền lương ở việt nam hiện nay

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,03 MB

Nội dung

Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM...16 CHƯƠNG III... Cho đến nay, thu thạp của người được hưởng lương tăng, mức sống, tiêu dùng tăn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP HỒ CHÍ MINH KHOA KIẾN THỨC CƠ BẢN

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN TÊN ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA MÁC, VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA C MÁC TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Người thực hiện: HUỲNH CÔNG TOẠI

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: LÝ LUẬN TIỀN LƯƠNG CỦA C.MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CỦA MÁC 5

1 TIỀN LƯƠNG LÀ GÌ? 5

2 HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG 5

2.1 Sức lao động và hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 5

2.2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động 6

3 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA TIỀN LƯƠNG 7

3.1 Chức năng thước đo giá trị 7

3.2 Duy trì và phát triển sức lao động 7

3.3 Kích thích lao động và phát triển nguồn nhân lực 8

3.4 Chức năng xã hội của tiền lương 8

4 BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG CỦA C.MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 8

4.1 Bản chất kinh tế của tiền lương 8

4.2 Các hình thức cơ bản của tiền lương 10

4.2.1 Tiền lương tính theo thời gian 10

4.2.2 Tiền lương tính theo sản phẩm 11

5 TIỀN LƯƠNG DANH NGHĨA VÀ TIỀN LƯƠNG THỰC TẾ 12

5.1 Tiền lương danh nghĩa 12

5.2 Tiền lương thực tế 12

5.3 Xu hướng vận động của tiền lương đối với chủ nghĩa tư bản 12

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13

1 QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 13

2 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 15

Trang 4

2.1 Quá trình cải cách chính sách tiền lương ở nước ta những năm gần đây và

những kết quả đạt được 15

2.2 Những hạn chế trong cải cách chính sách tiền lương ở nước ta những năm gần đây 15

2.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của thực trạng tiền lương của người lao động Việt Nam 16

3 Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG MỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 16

CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 17

PHẦN KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đối với người lao động, vấn đề “tiền lương” luôn là vấn đề cấp thiết, quan trọng nhất Một chính sách tiền lương đúng đắn sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy lao động tích cực, khiến cho sản xuất được phát triển, kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt trình độ cao

Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị Đồng thời báo cáo thêm về tiến độ thực hiện nhiệm vụ cải cách tiền lương, Chính phủ cho biết, đã ban hành Nghị quyết số 107 ngày 16/08/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27

Đại dịch COVID-19 những năm gần đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, khả năng cân đối ngân sách nhà nước và khả năng cân đối nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lao động trong doanh nghiệp Ban Cán sự đảng Chính phủ đang nghiên cứu và xem xét cho ý kiến lộ trình cải cách

Mặc dù ở nước ta chính sách tiền lương đã được cải cách Tuy nhiên, nhiều vấn

đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết một cách thõa đáng Cho đến nay, thu thạp của người được hưởng lương tăng, mức sống, tiêu dùng tăng về cơ bản không do chính sách tiền lương đem lại mà do tăng thu nhập ngoài lưng, nhờ kinh tế tăng trưởng Hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền lương của Mác trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất lớn Cải cách chính sách tiền lương sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của người lao động và nên tiến hành cải cách như thế nào để đảm bảo được lợi ích của người lao động, đến lợi ích của toàn quốc gia…? Đây là vấn đề đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của người lao động

và chuyên gia nghiên cứu

Trang 6

Cải cách chính sách tiền lương, tiền lương theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với tàng nâng suất lao động Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu theo lộ trình phù hợp, bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động đang làm việc cũng như người đã nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí Thực tiễn cho thấy, cải cách chính sách tiền lương luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm; ảnh hưởng sâu rộng đến kinh

tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải cân nhắc kỹ về nội dung cải cách và lộ trình triển khai với những bước đi phù hợp để đạt mục tiêu đồng bộ và bền vững

Kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường mang định hướng xã hội chủ nghĩa,

vì vậy cải cách tiền lương phải đi liền với lý luận của C Mác về tiền lương và đảm bảo đầy đủ giá trị sức lao động Đề tài “Lý luận về tiền lương của Mác, vận dụng lý luận về tiền lương của C Mác trong chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay” Nhằm hiểu rõ được vai trò của tiền lương và đặc biệt là vai trò của nó đối với người lao động Việt Nam

II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu về cải cách chính sách tiền lương mới trên các phương diện: nội dung cải cách, lộ trình thực hiện cũng như ý nghĩa của nó đối với người lao động trong doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam hiện nay

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài này sử dụng phương pháp nghiên cứu áp dụng phân tích xu hướng mô tả

và dữ liệu bảng thống kê, lượt thuật tài liệu

Số liệu được sử dụng trong đề tài này được tập hợp từ các trang tổng hợp số liệu của Việt Nam

Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên lý về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT: LÝ LUẬN TIỀN LƯƠNG CỦA C.MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CỦA MÁC

1 TIỀN LƯƠNG LÀ GÌ?

Tiền lương được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau , tùy theo các nước khác nhau

mà khái niệm và cơ cấu tiền lương cũng đa dạng và khác nhau, nhưng có thể hiểu khái quát tiền lương theo nghĩa như sau: Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người

sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động

2 HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG

2.1 Sức lao động và hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa

Bằng sự phát hiện ra một hàng hóa đặc biệt - hàng hóa sức lao động, C Mác

đã luận chứng sâu sắc về cái nền tảng nhất của chủ nghĩa tư bản là giá trị thặng dư, làm sáng tỏ về bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, phân tích về quá trình hình thành, phát triển, suy tàn và tiêu vong của chủ nghĩa tư bản Khác với cách tiếp cận của các nhà kinh tế học tư sản, với C Mác, sức lao động, hàng hóa sức lao động được coi là linh hồn của học thuyết giá trị thặng dư, là xuất phát điểm

để C Mác đi sâu nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, chỉ ra sự khác biệt của xã hội tư bản chủ nghĩa với các thời đại trước đó Theo C.Mác, chỉ trong xã hội tư bản, sức lao động mới trở thành một hàng hóa vì nó đã thỏa mãn hai điều kiện :

Thứ nhất, người lao động phải là người tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động ấy và chỉ bán lao động đó trong một thời gian nhất định

Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sinh sống

Chúng ta cần hiểu sức lao động là gì? Sức lao động là toàn bộ những năng lực ( thể lực và trí lực ) tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất

Trang 8

2.2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tinh

là giá trị sử dụng và giá trị

Giá trị của hàng hóa sức lao động: Giá trị của hàng hóa sức lao động được

đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử Nó được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả sức lao động hay còn gọi là tiền công Giá trị hàng hóa sức lao động có xu hướng tăng do sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu về lao động phức tạp tăng, nhu cầu tư liệu sinh hoạt tăng theo đà tiến bộ của lực lượng sản xuất

Xu hướng giảm giá trị hàng hóa sức lao động do năng suất lao động tăng nên giá cả các tư liệu sinh hoạt, dịch vụ giảm

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức

lao động được thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó Quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thông thường vì với hàng hóa thông thường thì sau quá trình sử dụng cả giá trị và giá trị sử dụng điều mất đi Trái lại quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình sáng tạo ra giá trị mới, tức là có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó Đó chính là đặc điểm riêng chỉ có hàng hóa sức lao động

3 CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA TIỀN LƯƠNG

3.1 Chức năng thước đo giá trị

Như trên đã nêu, tiền lương là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của sức lao động Vì vậy tiền lương chính là thước đo giá trị sức lao động, được biểu hiện như giá trị lao động cụ thể của việc làm được trả công Nói cách khác, giá trị của việc làm được phản ánh thông qua tiền lương Nếu việc làm có giá trị càng cao thì mức lương càng lớn

Trang 9

3.2 Duy trì và phát triển sức lao động

Theo Mác tiền lương là biểu hiện giá trị sức lao động, đó là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người có sức lao động, theo điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ văn minh của mỗi nước Giá trị sức lao động bao hàm cả yếu

tố lịch sử, vật chất và tinh thần Ngoài ra, để duy trì và phát triển sức lao động thì người lao động còn phải sinh con (như sức lao động tiềm tàng), phải nuôi dưỡng con, cho nên những tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất ra sức lao động phải gồm có cả những tư liệu sinh hoạt cho con cái học Theo họ chức năng cơ bản của tiền lương còn

là nhằm duy trì và phát triển được sức lao động

Giá trị sức lao động là điểm xuất phát trong mọi bài tính của sản xuất xã hội nói chung và của người sử dụng lao động nói riêng Giá trị sức lao động mang tính khách quan, được quy định và điều tiết không theo ý muốn của một các nhân nào,dù là người làm công hay người sử dụng lao động Nó là kết quả của sự mặc cả trên thị trường lao động giữa người có sức lao động “bán” và người sử dụng sức lao động “mua”

3.3 Kích thích lao động và phát triển nguồn nhân lực

Tiền lương là bộ phận thu nhập chính đáng của người lao động nhằm thỏa mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động Do vậy, các mức tiền lương là các đòn bẫy kinh tế rất quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ trong lao động của người lao động Khi độ lớn của tiền lương phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất của công ty nói chung và cá nhân người lao động nói riêng thì họ sẽ quan tâm đến việc không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng công việc

3.4 Chức năng xã hội của tiền lương

Cùng với việc kích thích không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiền lương còn là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động Thực tế cho thấy, việc duy trì các mức tiền lương cao và tăng không ngừng chỉ được thực hiện trên cơ sở hài hoà các mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Việc gắn tiền lương với hiệu quả của người lao động và đơn vị kinh tế sẽ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lần nhau, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của công ty Bên cạnh đó, tạo tiền đề cho sự

Trang 10

phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ và văn minh

4 BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG CỦA C.MÁC TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

4.1 Bản chất kinh tế của tiền lương

Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nhất định, sản xuát ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một số công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một số tiền nhất định gọi là tiền công Người ta thường dễ bị nhầm tiền lương là giá của lao động Tuy nhiên thì tiền lương không phải là giá cả hay giá trị của lao động, vì vậy lao động không phải là hàng hóa

Tiền lương không phải là giá cả của lao động bởi vì: Thứ nhất, nhà tư bản trả tiền lương cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản Thứ hai, tiền lương được trả theo thời gian lao động ( giờ, ngày, tuần, tháng), hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động mà là sức lao động Tiền lương không phải là giá cả hay giá trị của lao động, mà chỉ là giá cả hay giá trị của hàng hóa sức lao động

Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận như sau: Lao động là hàng hóa và nó được trao đổi không ngang giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận ( giá trị thặng dư) điều này phủ nhận sự tồn tại của quy luật giá trị thặng dư; Còn nếu “hàng hóa lao động” được trao đổi không ngang giá để có giá trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị

Vậy bản chất của tiền lương trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện

ra bề ngoài thành giá cả của lao động

Sở dĩ biểu hiện về ngoài của tiền lương đã che dấu bản chất của nó là do những nguyên nhân sau:

Trang 11

Một là, việc mua bán sức lao động là mua bán chịu Hơn nữa, đặc điểm của hàng hóa sức lao động không bao giờ tách khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do

đó nhìn bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho động

Hai là, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để

có tiền sinh sống, do đó, bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động Còn đối với nhà tư bản việc bỏ tiền ra để lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động

Ba là, do cách thức trả lương Số lượng của tiền lương phụ thuộc vài thời gian lao động hoặc sản phẩm xuất ra, điều đó khiến người ta lầm tưởng rằng tiền lương là giá cả lao động

Tiền lương che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao động rất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công

và lao động không được trả công, do đó tiền lương che đậy bản chất bóc lột của chỉ nghĩa tư bản

4.2 Các hình thức cơ bản của tiền lương

Tiền lương có hai hình thức cơ bản là tiền lương tính theo thời gian và tiền lương tính theo sản phẩm

4.2.1 Tiền lương tính theo thời gian

Tiền lương tính theo thời gian, là hình thức tiền lương mà số lượng của nó hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn Cần phân biệt tiền lương giờ, tiền lương ngày, tiền lương tuần, tiền lương tháng Tiền lương ngày và tiền lương tuần chưa nói rõ được mức tiền lươngđó cao hay thấp, vì nó còn tùy theo ngày lao động dài ngắn Do đó, muốn đánh giá chính xác mức tiền lương không chỉ căn cứ vào tiền lương ngày, mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường

độ lao động Giá cả của một giờ lao đông là thước đo chính xác mức tiền lương tính theo thời gian

Ngày đăng: 02/12/2024, 12:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN