1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghệ thuật trào phúng trong các tác phẩm của vũ trọng phụng

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA: KHOA TRUYỀN THÔNG TIỂU LUẬN MỘT SỐ TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI MÃ MÔN/MÃ LỚP: 231VIE20104 ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN KHOA: KHOA TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN MỘT SỐ TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

MÃ MÔN/MÃ LỚP: 231VIE20104

ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

GVHD: ThS Lý Trọng Nhân

SV thực hiện: Nguyễn Phương Lan MSSV: 181A110007

Tp HCM, ngày 18/10/2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài: 2

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Cấu trúc của đề tài 2

NỘI DUNG 3

Chương I: GIỚI THIỆU VŨ TRỌNG PHỤNG 3

1.1 Tác giả Vũ Trọng Phụng 3

Chương II: NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG TÁC PHẨM VŨ 4

2.1 Khái niệm về trào phúng 4

2.2 Trào phúng trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng 4

2.2.1 Trào phúng trong tác phẩm “Giông tố” 4

2.2.2 Trào phúng trong tác phẩm “Kỹ nghệ lấy tây” 4

2.2.3 Trào phúng trong tác phẩm “Số đỏ” 5

2.2.4 Trào phúng trong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”.6 2.2.5 Trào phúng trong tác phẩm “Làm đĩ” 6

2.2.6 Trào phúng trong tác phẩm “Cơm thầy cơm cô” 7

Kết luận 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm xã hội của mình, một số người đã so sánh ông như Balzac của Việt Nam Tuy nhiên, cũng vì phong cách “tả chân” và yếu tố tình dục trong tác phẩm mà khi sinh thời ông đã bị chính quyền bảo hộ Pháp tại Hà Nội gọi ra tòa vì “tội tổn thương phong hóa” (outrage aux bonnes moeurs) Các tác phẩm của ông cũng nhận được nhiều ý kiến phản bác Từ năm 1936 đến khi Vũ Trọng Phụng qua đời năm 1939, đã nổ ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề “Dâm hay không Dâm” trong các tiểu thuyết, phóng sự của ông.Về sau thì các tác phẩm của ông lại bị cấm in, cấm đọc

vì là “tác phẩm suy đồi” tại miền Bắc Việt Nam và Việt Nam thống nhất cho đến tận cuối những năm 1980

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Nghệ thuật trào phúng trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng mà cụ thể là tác phẩm “Giông tố”, “Số đỏ”, “Hạnh phúc của một tang gia”, “Làm đĩ”, “Cơm thầy cơm cô”

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện chuyên đề, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: so sánh – đối chiếu, phân loại, phân tích, tổng hợp…

4 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung được cấu trúc thành các chương:

Chương I: Giới thiệu Vũ Trọng Phụng

Chương II: Nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng

Trang 4

NỘI DUNG Chương I: GIỚI THIỆU VŨ TRỌNG PHỤNG

1.1 Tác giả Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội Sau quá trình 2 năm làm việc tại một số nhà hàng Gôđa và nhà in Viễn Đông, Vũ Trọng Phụng quyết định chuyển sang nghề làm báo và bắt đầu con đường sự nghiệp viết văn chuyên nghiệp

Vũ Trọng Phụng có sự nghiệp văn học đồ sộ với những tác phẩm tiêu biểu về phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn

Với phóng sự với những tác phẩm tiêu biểu như: Đời cạo giấy (1932), Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Dân biểu và dân biểu (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1938)

Ở tiểu thuyết có những tác phẩm: Đời cạo giấy (1932), Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng 1934 (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Dân biểu và dân biểu (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết (1938)

Và cuối cùng là truyện ngắn, Vũ Trọng Phụng đã thành công ở các tác phẩm: Đời

cạo giấy (1932), Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Hải Phòng (1934),

Cơm thầy cơm cô (1936), Dân biểu và dân biểu (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn Tết

(1938)

Trang 5

Chương II: NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG TÁC PHẨM VŨ TRỌNG PHỤNG

2.1 Khái niệm về trào phúng

Trào phúng là mỉa mai một cách bóng bẩy, kín đáo, có tác dụng gây cười nhằm chế giễu những thói rởm tật xấu ở đời hoặc chế nhạo, bêu xấu kẻ thù Tiếng cười trào phúng có nhiều cấp độ, được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng: Tiếng cười khôi hài; Tiếng cười mỉa mai; Tiếng cười châm biếm, Tiếng cười chế giễu, nhạo báng; Tiếng cười đả kích

2.2 Trào phúng trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng

2.2.1 Trào phúng trong tác phẩm “Giông tố”

Thông qua những hành động, cử chỉ trong các sự việc người đọc tự nhìn thấy đặc trưng tính cách của nhân vật cũng như tính châm biếm, mỉa mai Từ đó nhà văn không cần phải miêu tả kỹ càng tâm lý nhân vật, suy nghĩ của từng nhân vật

Với nhân vật Mịch một cô gái nông thôn hiền lành nhưng lại là một người ngoại tình, dâm đãng Long là chồng sắp cưới của Mịch và anh luôn căm hận những người đã cưỡng hiếp Mịch, nhưng Long lại bị quyến rũ bởi tiền tài và hai chị em Loan, Tuyết Còn với gia đình Nghị Hách là một gia đình loạn luân, Long lấy em gái mình, bố hiếp vợ của con, con thông dâm với vợ của bố và Tú Anh không phải con ruột Nghị Hách

Tác phẩm “Giông tố” cũng là một trong các tác phẩm điển hình của nghệ thuật trào phúng tỏng các sáng tác của Vũ Trọng Phụng Nó không chỉ phê phán nội dung phạm vi trong một gia đình mà còn có sức ảnh hưởng đến cả một xã hội rộng lớn và không chỉ vậy nó có giá trị cả một thời đại

2.2.2 Trào phúng trong tác phẩm “Kỹ nghệ lấy tây”

Với tác phẩm “Kỹ nghệ lấy tây” là một phóng sự của Vũ Trọng Phụng viết

về số phận của một số người phụ nữ Việt Nam những năm 30, vì hoàn cảnh xã hội,

Trang 6

vì tiền mà phải làm cái nghề lấy Tây Đọc “Kỹ nghệ lấy Tây”, với giọng văn trào phúng của Vũ Trọng Phụng ta vừa thấy buồn cười vừa thấy chua chát

Trang 7

Xóm thị cầu đã cho người đọc thấy được thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ “Nhưng họ có khác gì đâu, tất cả đều là nạn nhân của sự phụ tình, của những lễ nghi Nho giáo phong kiến để rồi bước đường cùng phải dấn thân vào kiếp

me Tây!”

Đó cũng là bi kịch của những đứa trẻ con lai họ khao khát được công nhận Khát khao yêu đương bình dị “Hạng người dám có gan hỏi tôi chẳng hạn thì không chắc đã được gia đình ta làm Nếu còn bị điều nọ tiếng kia chịu lắm …”

Qua đây ta có thể thấy được Vũ Trong Phụng đã dùng ngòi bút của mình để nói lên cuộc đời của những me Tây làng Thị Cầu với những cuộc hôn nhân không tình yêu, vì đồng tiền mà chấp nhận làm nô lệ cho dục vọng

2.2.3 Trào phúng trong tác phẩm “Số đỏ”

Bằng ngòi bút trào phúng độc đáo của mình,Vũ Trọng Phụng đã đặt tên cho tác phẩm của mình là “Số đỏ”, nhan đề gây tiếng cười thâm thúy ”số” ở đây là số phận, cuộc sống và “đỏ” ở đây là sự may mắn hay sự may mắn đầy bi kịch một nghĩa ẩn ý sâu sắc trong nhan đề tác phẩm làm nên nét kịch tính tạo sự tò mò, chú ý cho người đọc

“Đối tượng trào phúng”

Tập trung vào giới Thượng lưu Hà thành với những hoạt động cải cách xã hội và phong trào Âu hóa trụy lạc, bịp bợm Ở tác phẩm “Số đỏ” ta có thể thấy đã nhằm vào tầng lớp tư sản thành thị học đòi văn minh rởm

“Một người phụ nữ lại thủ tiết với hai đời chồng”

Thôi! Tôi đã nhất định nói có vong hồn ông Đoan với ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi đã nhất định thủ tiết với hai ông! Là vì tôi tuy còn trẻ măng thật, nhưng cũng mang tiếng là già rồi Chỉ còn nên ở vậy nuôi con thôi

“Ông phán mọc sừng”

Câm đi, đồ ngu! Khi người ta cổ động đàn bà thì phải biết là cũng có năm bảy thứ đàn bà! Khi người ta nói phụ nữ là nói vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ

Trang 8

con chị em của ta! Mợ đã hiểu chưa? Người khác thì được, mà mợ, mợ là vợ tôi, thì mợ không thể tân thời như người khác được!

Trang 9

“Cuộc cải cách Âu hóa”

Quần áo để tô điểm, để làm tăng sắc đẹp, chứ không phải để che đậy Bao giờ bao giờ mà y phục tiến bộ đến cực điểm đi đến chỗ tận thiện tận mỹ, thì nghĩa là y phục phải không còn che đậy cái gì của người đàn bà nữa!

Qua đây ta có thể thấy tác giả đã dùng nghệ thuật trào phúng để cho người đọc thấy được rằng cái xã hội nửa Thực dân nửa phong kiến đã tạo nên những cung bậc của tiếng cười trào phúng, tiếng cười hài hước đánh vào cái ngô nghê, ngớ ngẩn để đùa vui Trong một gia đình mà ở đó chúng ta có thể thấy tất cả những mặt trái của xã hội bước vào thời kỳ canh tân Đạo đức về gia đình, về chữ hiếu, về cái mà người gọi là cái

“ngàn vàng” của một đời con gái cũng xem như không còn đáng giá ở vào cái buổi tân thời, canh tân đổi mới

2.2.4 Trào phúng trong tác phẩm “Hạnh phúc của một tang gia”

Nhan đề chứa đựng mâu thu‘n trào phúng hàm chứa tiếng cười chua chát, kích thích trí tò mò của người đọc, thể hiện bức tranh trào phúng chân thực mang đậm tính hài hước, nhân vật trào phúng thể hiện rõ nét, ai cũng tìm thấy niềm vui trong đám tang đáng

lẽ ra nên buồn thương Thể hiện trong niềm vui của những người trong gia đình và ngoài gia đình Nhà chuyện buồn nhưng mỗi nhân vật trong gia đình đều không giấu nổi niềm vui bởi mình sẽ đạt được mục đích khác nhau Những người ngoài gia đình: Mừng vui vì được khoe mẽ, chim chuột, được xem đám ma to…

Mâu thu‘n trào phúng xuyên suốt cảnh đám ma: một đám ma rất to, rất đông, được tiến hành rất trọng thể, đúng là một đám ma gương m‘u Nhưng kỳ thực lại giống một đám hội, đám rước

2.2.5 Trào phúng trong tác phẩm “Làm đĩ”

“Làm đĩ” ra đời cũng xuất phát từ ý thức trách nhiệm và đầy nhân đạo của Vũ Trọng Phụng như một bài học giáo dục giới tính dạy dỗ thanh thiếu niên Khi đọc tác phẩm “Làm đĩ” của Vũ Trọng Phụng người đọc có thể thấy được những vấn đề xoay quanh tác phẩm: Tuổi dậy thì, ra đời, lấy chồng, trụy lạc

Cảnh vợ chồng Huyền và Kim diễn ra thật oái lạ, tối tân hôn, lang quân chẳng nài

ép mây mưa gì cả, rồi cả tuần cũng như thế, thì ra anh chàng này mắc bệnh giang mai, và

đã thanh minh: “Đàn ông bây giờ mà mắc bệnh phong tình, đó có là sự quái gở gì đâu!

Trang 10

Thiếu niên mắc nhan nhản ra đấy Mà họ còn năm lần bảy lượt Đàn ông như tôi là

đã ngoan lắm rồi, mợ biết chưa”

Bởi cái lí do lấy làm “hãnh diện lắm” của Kim, cho nên, phải kiêng mọi quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh Không đêm nào Kim không quấy rầy vợ bằng những cách

“nửa đời nửa đoạn” làm cho Huyền bị khiêu khích dữ dội

Huyền từ một cô gái e ngại, rụt rè đã trở nên bạo dạn tiếp đón Tân thân mật, “tự nhiên như đầm đáng mặt phụ nữ tân thời”

Càng thân mật tiếp đãi Tân, Kim càng tỏ ra sung sướng “Mình đã thành ra một phu nhân của giới thượng lưu rồi đấy” Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy, Kim đã đẩy vợ vào tay bạn, mở đường cho Huyền và Tân cùng nhau ngoại tình

Sau này, chính Kim là người phanh phui mọi việc, Kim bắt vợ phải viết bản “lời thú tội” đã ngoại tình và “xin cam đoan là chịu thôi không đòi những quyền lợi của người

vợ chính thất” và bản thảo ấy còn có một câu “Tôi đã đem nhiều tiền của chồng ra cùng nhân tình tiêu hoang”

Kể từ đấy, Huyền bị giáng chức từ bà chủ nhà xuống thân phận tôi đòi chỉ được ăn với u già Và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cô bắt đầu dấn thân mình vào con đường trụy lạc

Qua tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đã hùng biện cho quan niệm đi ngược làn sóng dư luận rằng: “Cái dâm tự nó không xấu, mà nó còn là cái điều cao thượng đẹp đẽ và linh thiêng vô cùng, vì nhờ nó mà loài người không tiêu diệt, nhờ nó mà có chúng ta đây.” Ông đã mang đến những lí lẽ, chân lí khai sáng đến góc tối uất ức trong xã hội Việt Nam bấy giờ, ngoài ra, không độc quyền

2.2.6 Trào phúng trong tác phẩm “Cơm thầy cơm cô”

Qua đoạn trích chúng ta sẽ thấu hiểu được cảnh cơ cực, cùng qu‘n của những người lâm vào cuộc sống cơ hàn trong xã hội cũ Tác giả đã hóa thân trong vai nhân vật

Trang 11

Nổi bật là nhân vật Đũi, cái đứa “phải ăn đói, làm no và mỗi ngày giặt ba chậu quần áo, trong thơm nức những mùi ô uế”

Cuộc đời của con sen Đũi có thể nói là tiêu biểu cho cái kiếp “cơm thầy cơm cô” Cái kiếp khổ ấy như thế nào thì cả nghìn từ cũng chẳng toát lên được cái khổ vô vàn ấy,

nó chỉ cần thu gọn trong bốn chữ cửa miệng nó thường xuyên toát ra nhất “khổ tuyệt trần đời”

Nhân vật Đũi từng là một con bé yếu đuối hiền lành và chất phác nữa Cũng từng

là một con bé cam chịu như những ngày đầu Và bây giờ nó đã bị tha hóa khi những gánh nặng thối nát của xã hội đè lên vai mình

Sau cái vụ khiêu dâm thành công với hai đứa con chủ, nó đã tự biến mình thành kẻ

hư hỏng và giả dối, rất nguy hiểm cho đời.Không còn là một cái Đũi “một cô gái nhà quê, ngoan ngoan, hay làm, có những ước mơ bình dị nh‘n nhục với người chồng cục mịch, chỉ có việc chịu khó làm ăn”

Chính cái thế giới ấy đã đẩy Đũi “thành thạo nghề lẵng lơ đến bật ấy” Và cái ước

mơ ấy không chỉ có ở mỗi Đũi mà còn ở những thằng nhỏ bỏ thuốc độc định giết cả nhà

bà chủ, những anh bếp nhổ đờm vào nồi cá kho, những quân đốt nhà, … rồi thậm chí còn

có thằng bôi cả cả phân chó lên phản ngủ để làm cho hai bố con nhà chủ chửi nhau

Sở dĩ có được những tiếng cười "khinh bỉ" mà chua chát về thân phận con người như vậy là bởi nhà văn đã dày dạn vốn sống, có một chiều sâu suy tư và kinh nghiệm cuộc đời Người đọc có thể thấy Vũ Trọng Phụng xứng đáng là một thiên phóng sự bậc thầy trong văn học Việt Nam đương đại

Trang 12

Kết luận

Vũ Trọng Phụng xứng đáng là cây bút bậc thầy trong nghệ thuật trào phúng của nền văn xuôi hiện đại Việt nam Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn chứa đựng nhiều tình huống làm người đọc bất ngờ, không nhân vật nào được Vũ Trọng Phụng miêu

tả tốt từ đầu đến cuối, họ đều có hai phương diện tốt và xấu cũng như hiện thực xã hội phong kiến thời đó

Theo Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn: “Một điều người ta thường ngạc nhiên mỗi khi nghĩ tới những trang văn của Vũ Trọng Phụng là sao con người này có thể biết nhiều đến thế Chữ từng trải đối với ông hình như không hợp, phải nói là ông biết lắng nghe, biết tổng hợp, biết từ một cuộc sống hữu hạn của mình thu góp lấy tinh hoa của bao cuộc sống khác, nên mới có sự thông thuộc, sự thành thạo đối với nhiều mảng sống khác nhau vậy”

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trần Thị Thanh (2021), Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc

của một tang gia,

https://download.vn/phan-tich-nghe-thuat-trao-phung-trong-hanh-phuc-cua-mot-tang-gia-41573 (14/8/2021)

2 Mỹ Quyên (2010), Làm đĩ – Vũ Trọng Phụng và thông điệp nhân văn sâu sắc, https://trenkesach.com/sach-hay/lam-di-vu-trong-phung.html (14/8/2021)

3 Văn học 365 (2020), Nghệ Thuật Trào Phúng Trong Số Đỏ Của Vũ Trọng Phụng, https://vanhoc365.com/nghe-thuat-trao-phung-trong-so-do-cua-vu-trong-phung/ (14/8/2021)

4 Văn học Việt Nam (2019), Kỹ nghệ lấy Tây: Tình yêu hay những cuộc hôn nhân vụ lợi, https://revelogue.com/sach-ky-nghe-lay-tay/ (14/8/2021)

5 Hiền Thu (2014), Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng,

https://www.facebook.com/1462041407360798/posts/1462438903987715/, (14/8/2021)

6 Không có tác giả (2016), Nét đặc sắc trong nghệ thuật phóng sự của Vũ

Trọng Phụng qua đoạn trích Cơm thầy cơm cô, https://sachgiai.com/Van- hoc/net-dac-sac-trong-nghe-thuat-phong-su-cua-vu-trong-phung-qua-doan-trich-com-thay-com-co-4955.html, (14/8/2021)

Ngày đăng: 02/12/2024, 19:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w