1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học các nhân tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

65 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Tác Động Đến Cơ Hội Việc Làm Của Sinh Viên Sau Khi Tốt Nghiệp
Tác giả Lục Thị Oanh, Lê Đình Khởi, Mai Khánh Ly, Trần Thị Hảo
Người hướng dẫn ThS. Trần Quang Bách
Trường học Trường Đại học Vinh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Đề tài Khoa học và Công nghệ Sinh viên
Năm xuất bản 2019
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 716 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (0)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
  • 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (14)
  • 5. Bố cục của đề tài (0)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ (16)
    • 1.1. Tổng quan về việc làm và cơ hội việc làm (16)
      • 1.1.1. Việc làm (16)
      • 1.1.2. Cơ hội việc làm (17)
    • 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (0)
      • 1.2.1. Sự tham gia (21)
      • 1.2.2. Các mạng lưới xã hội (21)
      • 1.2.3. Niềm tin (23)
      • 1.2.4. Kết quả học tập và nghiên cứu (24)
      • 1.2.5. Kĩ năng mềm (25)
      • 1.2.6. Sự hỗ trợ (25)
    • 1.3. Các tiêu chí đánh giá việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các trường Đại học (27)
      • 1.3.1. Tiêu chí đánh giá việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (27)
      • 1.3.2. Tiêu chí đánh giá cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (29)
    • 2.1. Giới thiệu về Khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh (33)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (33)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (33)
      • 2.1.3. Một số đặc trưng cơ bản (34)
    • 2.2. Thực trạng việc làm, cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp (36)
      • 2.2.1. Thực trạng việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau (36)
      • 2.2.2. Thực trạng cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học (39)
    • 2.3. Đánh giá chung về thực trạng việc làm, cơ hội việc làm của sinh viên khoa (40)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (40)
      • 2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế (41)
      • 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế (42)
    • 2.4. Phân tích các nhân tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp (45)
      • 2.4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu (45)
      • 2.4.2. Phương pháp phân tích (45)
      • 2.4.3. Kết quả phân tích dựa trên chương trình SPSS (48)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN KHOA KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH SAU KHI TỐT NGHIỆP (54)
      • 3.1. Định hướng mục tiêu tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp của (0)
        • 3.1.1. Định hướng thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên (54)
        • 3.1.3 Đào tạo sinh viên chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp, nhà tuyển dụng (55)
      • 3.2. Giải pháp tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp (0)
        • 3.2.1. Giải pháp về phía bản thân sinh viên (55)
        • 3.2.2. Giải pháp về phía Khoa và Nhà trường (57)
        • 3.2.3. Giải pháp về phía các tổ chức đoàn thể (59)
      • 3.3. Kiến nghị (60)
  • KẾT LUẬN (48)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Nếu cánh cổng Đại học mở ra cho những tân sinh viên một bầu trời với những mơ ước, hoài vọng về một tương lai sáng lạng thì tấm bằng tốt nghiệp và những bước đi đầu tiên lập nghiệp lại đưa bạn tới những câu hỏi: “Làm gì và ở đâu?”. Theo những cuộc khảo sát thực trạch việc làm ở Việt Nam, có tới 70% Sinh viên lo lắng về vấn đề “Việc làm” khi mới bước chân ra khỏi cánh cổng trường Đại học. Nghề nghiệp theo ngành học của họ theo đuổi dường như đã “hết chỗ” trong khi có vô vàn những nghề tay trái đón chào, họ lại không đủ kĩ năng, trình độ để đảm nhận. Có vẻ cơ cấu việc làm cho giới trẻ khá chênh lệch? Điều đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp, số ít còn lại tuy có việc làm xong một thời gian phải đi tìm việc khác trái với ngành nghề họ theo học. Vậy nguyên nhan ở đâu và những điều gì ảnh hưởng đến “Việc làm” và “Cơ hội việc làm” của Sinh Viên sau tốt nghiệp? Bàn về cơ hội việc làm, đặc điểm công việc và các nhân tố tác động đến nó, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được đề cập. Nguyễn Ngọc Sơn và các cộng sự (2018) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội và cơ hội việc làm của sinh viên các trường Đại học Việt Nam đã xây dựng mô hình và đưa ra bốn nhóm nhân tố tác động đến cơ hội việc làm và đặc điểm công việc của sinh viên bao gồm: Sự tham gia; Các mạng lưới xã hội; Niềm tin; Sự hỗ trợ. Nhóm tác giả đã đưa ra những căn cứ khoa học về vai trò của vốn xã hội trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên các trường đại học khi ra trường và cơ hội nghề nghiệp của họ. Kết quả nghiên cứu có thể là căn cứ khoa học để các trường đại học có những biện pháp để nâng cao vốn xã hội cho sinh viên và giúp cho họ tìm kiếm việc làm một cách hiệu quả và phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Montgomery (1992) đưa ra lý giải cho những khác biệt nêu trên từ một kết hợp thú vị giữa lý thuyết tìm kiếm việc làm ở góc độ kinh tế và giả thuyết về mạng lưới của Granovetter. Theo ông mạng lưới phong phú làm tăng mức lương kỳ vọng của người tìm kiếm, anh ta chỉ chấp nhận công việc khi đạt được sự kỳ vọng của mình, và vốn xã hội tác động đến khía cạnh thu nhập của công việc theo cách đó. Kết quả nghiên cứu của Granovetter (1995) về ảnh hưởng tích cực của của vốn xã hội đến khía cạnh thu nhập của công việc đã được tiếp tục phát triển bởi các nghiên cứu của Corcoran (1980), Staiger (1990), Wegener (1991), Coverhill (1994), Jann (2003).

Tính cấp thiết của đề tài

Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội Có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em còn ngồi trên ghế giảng đường đại học.

Nếu cánh cổng Đại học mở ra cho những tân sinh viên một bầu trời với những mơ ước, hoài vọng về một tương lai sáng lạng thì tấm bằng tốt nghiệp và những bước đi đầu tiên lập nghiệp lại đưa bạn tới những câu hỏi: “Làm gì và ở đâu?” Theo những cuộc khảo sát thực trạch việc làm ở Việt Nam, có tới 70% Sinh viên lo lắng về vấn đề “Việc làm” khi mới bước chân ra khỏi cánh cổng trường Đại học Nghề nghiệp theo ngành học của họ theo đuổi dường như đã “hết chỗ” trong khi có vô vàn những nghề tay trái đón chào, họ lại không đủ kĩ năng, trình độ để đảm nhận Có vẻ cơ cấu việc làm cho giới trẻ khá chênh lệch? Điều đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp, số ít còn lại tuy có việc làm xong một thời gian phải đi tìm việc khác trái với ngành nghề họ theo học Vậy nguyên nhan ở đâu và những điều gì ảnh hưởng đến “Việc làm” và “Cơ hội việc làm” của Sinh Viên sau tốt nghiệp?

Bàn về cơ hội việc làm, đặc điểm công việc và các nhân tố tác động đến nó, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được đề cập Nguyễn Ngọc Sơn và các cộng sự (2018) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội và cơ hội việc làm của sinh viên các trường Đại học Việt Nam đã xây dựng mô hình và đưa ra bốn nhóm nhân tố tác động đến cơ hội việc làm và đặc điểm công việc của sinh viên bao gồm: Sự tham gia; Các mạng lưới xã hội; Niềm tin; Sự hỗ trợ Nhóm tác giả đã đưa ra những căn cứ khoa học về vai trò của vốn xã hội trong việc tìm kiếm việc làm của sinh viên các trường đại học khi ra trường và cơ hội nghề nghiệp của họ Kết quả nghiên cứu có thể là căn cứ khoa học để các trường đại học có những biện pháp để nâng cao vốn xã hội cho sinh viên và giúp cho họ tìm kiếm việc làm một cách hiệu quả và phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

Montgomery (1992) đưa ra lý giải cho những khác biệt nêu trên từ một kết hợp thú vị giữa lý thuyết tìm kiếm việc làm ở góc độ kinh tế và giả thuyết về mạng lưới của Granovetter Theo ông mạng lưới phong phú làm tăng mức lương kỳ vọng của người tìm kiếm, anh ta chỉ chấp nhận công việc khi đạt được sự kỳ vọng của mình, và vốn xã hội tác động đến khía cạnh thu nhập của công việc theo cách đó

Kết quả nghiên cứu của Granovetter (1995) về ảnh hưởng tích cực của của vốn xã hội đến khía cạnh thu nhập của công việc đã được tiếp tục phát triển bởi các nghiên cứu của Corcoran (1980), Staiger (1990), Wegener (1991), Coverhill (1994), Jann (2003).

Nolwen Heraff - Jean Yves Martin trong cuốn “Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới” đã nghiên cứu khái quát về tình hình lao động, việc làm và nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000 Theo đó cho thấy, bắt đầu sự nghiệp đổi mới, Việt Nam có ưu thế lớn là nguồn nhân lực dồi dào, khả năng mở rộng việc làm trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường rất lớn, song do chất lượng nguồn nhân lực thấp, đa số là lao động chưa qua đào tạo nghề nên khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển rất hạn chế Điểm đáng chú ý nhất ở tác phẩm này là đã chỉ ra những hạn chế của nguồn nhân lực và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta giai đoạn

1986 - 2000 Những kết quả nghiên cứu của công trình này cung cấp cho người đọc có cái nhìn tương đối khách quan, khoa học về lao động, việc làm, nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới Đó là tư liệu giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về lao động, việc làm, nguồn nhân lực Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển của đất nước Đề tài KX.04 Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chính sách giải quyết việc làm của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành 6 phần do Nguyễn Hữu Dũng làm chủ biên đã nghiên cứu các nội dung: Xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách giải quyết việc làm của Việt Nam trong điều kiện chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; Khuyến nghị một số chính sách quan trọng nhất trong lĩnh vực việc làm; Đề xuất mô hình tổng quát và hệ thống biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện chính sách quốc gia xúc tiến việc làm Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp một số luận cứ, cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước ta trong việc hình thành các chủ trương, chính sách về giải quyết vấn đề việc làm nói chung và việc làm cho sinh viên nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cuốn “Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung nghiên cứu về chính sách việc làm của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nội dung công trình có đề cập đến nội dung: tác giả cho rằng vấn đề cốt lõi, bao trùm nhất là phải tạo ra điều kiện và cơ hội để người lao động có việc làm, thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời góp phần cho xã hội – đó là nội dung cơ bản của chính sách tạo việc làm; tác giả còn cho rằng chính sách việc làm phải được đặt trong hoàn cảnh của quá trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như chủ trương đa phương hóa các quan hệ quốc tế, chính sách việc làm cũng phải dựa trên sự sáng tạo của quần chúng nhân dân,nhằm phát huy tối đa sức sáng tạo của quần chúng, phục vụ hiệu quả công cuộc đổi mới và phát triển đất nước; tác giả đề xuất hệ thống quan điểm,phương hướng giải quyết việc làm phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thanh phần ở nước ta và cho rằng một trong những vấn đề cơ bản nhất của sự thay đổi trong nhận thức về việc làm là coi trọng yếu tố tự tạo việc làm của người lao động trong các thành phàn kinh tế Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho việc giải phóng tiềm năng lao động của đất nước một cách hiệu quả nhất Với những nội dung chính vừa nêu, công trình đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến vấn đề việc làm cho người lao động Công trình đã mang đến cho người đọc những kiến thức bổ ích về chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp nói riêng.

Các công trình nghiên cứu kể trên đã đưa ra đầy đủ về mặt lý luận, thực tiễn của tình trạng việc làm, thất nghiệp và chính sách giải quyết việc làm, để từ đó cung cấp những tiền đề khoa học quan trọng làm cơ sở để xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên ở Việt Nam nói chung và ở Đại học Vinh nói riêng Các công trình cũng đã cho thấy những quan niệm cơ bản, đến định hướng phát triển việc làm tìm các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và từ đó giải quyết việc làm cho sinh viên trong thời kỳ mới Những quan niệm, định hướng đó đã giúp cho nhóm tác giả có những cơ sở khoa học, lý luận cũng như thực tiễn khi triển khai nghiên cứu nhân tố tác động đến cơ hội việc làm cho sinh viên ở Đại học Vinh được thuận lợi hơn.

Tính đến thời điểm hiện nay, năm 2018 Việt Nam có tổng số 235 trường đại học, học viện, (bao gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm Nếu tính tổng các trường đại học, học vện và cao đẳng thì gần 700 trường đại học, học viện và trường cao đẳng của Việt Nam Gần 73.000 giảng viên, hơn 16.500 tiến sĩ.

Trong số liệu thống kê về thị trường lao động quý 2 năm 2018 được công bố: số người thất nghiệp có trình độ ĐH và sau ĐH là 126.900 người Nhóm trình độ

CĐ có 70.800 người thất nghiệp, ở mức cao nhất Nhóm trình độ sơ cấp nghề tăng nhẹ 3.500 người so với quý 1 với số lượng 23.600 người

Tại sao nhiều sinh viên ra trường bị các doanh nghiệp từ chối? Thách thức của sinh viên vừa tốt nghiệp muốn vào làm ở các doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp thật sự cần gì ở người nhân viên của mình? Tại sao các hội chợ việc làm vẫn không thể làm cầu nối hiệu quả cho nhà tuyển dụng lẫn người lao động? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp như hiện nay:

Thứ nhất, số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều Hiện tại, Việt Nam có gần 700 trường đại học, cao đẳng trong cả nước Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm quá đông.

Thứ hai, thực tế vấn đề việc làm ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động như các công ty chứng khoán, công ty xây dựng…, một số doanh nghiệp giải thể, đóng cửa đã làm mất việc của hàng ngàn lao động

Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ chính nguồn nhân lực được đào tạo nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc Sinh viên sau khi tốt nghiệp không đủ năng lực, trình độ, hoặc thiếu kĩ năng để đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp, khiến các nhà tuyển dụng từ chối hoặc phải đào tạo lại.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận Để thực hiện được yêu cầu đề ra, đề tài dự định sử dụng các cách tiếp cận sau:

- Cách tiếp cận kết hợp lý luận với thực tế

- Cách tiếp cận giữa phân tích tổng hợp và nghiên cứu tình huống

- Cách tiếp cận quan điểm hệ thống

- Cách tiếp cận định lượng

Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn là nghiên cứu định tính kết hợp định lượng.

Sử dụng phương pháp định lượng Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả xây dựng mô hình gồm 9 biến trong đó có 2 biến phụ thuộc được đề cập trong bài là Cơ hội việc làm và Đặc điểm công việc, 6 biến độc lập bao gồm: Sự tham gia; Các mạng lưới xã hội; Niềm tin; Kết quả học tập và nghiên cứu; Kỹ năng mềm; Sự hỗ trợ Nghiên cứu sử dụng thang đo likert với 5 mức độ đánh giá Bảng khảo sát gồm 37 chỉ báo (29 chỉ báo của biến độc lập và 8 chỉ báo của biến phụ thuộc).

Quá trình thu thập phiếu điều tra được sử dụng theo phương thức online và phát phiếu trực tiếp.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng sinh viên đã tốt nghiệp Khoa Kinh Tế- ĐHV nhằm khảo sát việc làm, thu thập những thông tin cần thiết để đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm.

Phương pháp phỏng vấn: thông qua trò chuyện điện thoại và facebook để phân tích đánh giá về cơ hội việc làm của sinh viên.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thu thập.

Ngoài phỏng vấn sinh viên, các phỏng vấn sâu đối với giảng viên và cán bộ phụ trách nhân sự trong các đơn vị sử dụng lao động.

Công cụ xử lý số liệu: Xử lý số liệu dựa trên phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0.

5 Bố cục của đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, bao gồm các nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về việc làm, cơ hội việc làm và khung lý thuyết nghiên cứu các nhân tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Chương 2: Thực trạng việc làm, cơ hội việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp.

Chương 3: Giải pháp tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ

HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP

1.1 Tổng quan về việc làm và cơ hội việc làm

1.1.1 Việc làm Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau nhằm sáng tỏ khái niệm “việc làm” Mặc dầu vậy, ở nhiều quốc gia khác nhau hay vùng lãnh thổ trên thế giới vì ảnh hưởng của của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật… người ta cũng quan niệm khác nhau về

“việc làm” Để hiểu rõ hơn về khái niệm và bản chất của việc làm chúng ta cần liên hệ đến phạm trù “lao động”; vì giữa “lao động” và “việc làm” có mối quan hệ mật thiết với nhau để hình thành lên một khái niệm khách quan cho “việc làm” trong sản xuất, thương mại… của một một nền kinh tế xã hội.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quan niệm việc làm là một phạm trù kinh tế, nó xác định hệ thống quan hệ giữa con người về việc đảm bảo cho họ những chỗ làm việc và tham gia vào hoạt động sản xuất Vì vậy, việc làm có thể được định nghĩa như một trạng thái trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vậy, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất Khái niệm này đã chính thức được thông qua tại Hội nghị Quốc tế của ILO lần thức 13

(1993) và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Các nhà kinh tế học ở Anh cho rằng: “việc làm, theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” [4, tr 135].

Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì quan niệm về “việc làm” có nhiều sự biến đổi về căn bản theo quan điểm của từng cá nhân, tổ chức khác nhau Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm của “việc làm” là: Những hoạt động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật Theo một quan điểm khác của Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997) thì: Người có việc làm là người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình đồng thời góp một phần cho xã hội Tác giả Bùi Anh Tuấn (2011) cho rằng, “Việc làm có thể được hiểu là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội” [2, tr 8].

Theo Điều 9 của Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012: “Việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người”.

Trong thời kì kinh tế xã hội hiện nay, “Việc làm” luôn là vấn đền nóng bỏng được các tổ chức truyền thông, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.Không chỉ vậy, “Việc làm” cũng là nỗi lo lắng của những học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn là nỗi quan tâm đặc biệt của Gia đình, nhà trường, Chính phủ và toàn xã hội hiện nay “Việc làm” không những ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, tăng trưởng của kinh tế của 1 cá nhân, tập thể, hoặc đất nước; mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh , phúc lợi xã hội Và để có một “Việc làm” đúng với chuyên ngành đào tạo, năng lực, đam mê luôn là mong muốn của hầu hết các sinh viên đã tốt nghiệp, cũng như các sinh viên đang còn ngồi trên giảng đường đại học Vậy vấn đề đặt ra là “ Cơ hội việc làm” cho các sinh viên ở đâu?. Trong một cuốn sách nổi tiếng về kinh tế: “Bí mật của sự may mắn” của Tiến sĩ Tâm lý học Richard Wiseman đã từng trình bày những điều bí ẩn của sự may mắn. Thoạt nghe có vẻ cảm thấy những điều này có phần trừu tượng nhưng khi nghiền ngẫm bạn sẽ nhận ra được những cái hay cũng như tính chủ động của nó Con người không phải cần đến sự ban phát cầu xin ở bất kỳ thần linh nào mà tự bản thân mình cũng có thể tạo ra cơ hội cho mình Cơ hội được tạo ra bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ bền vững gấp nhiều lần so với những may mắn bất ngờ Vậy sinh viên cần một “Cơ hội việc làm” thì chính sinh viên cần phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho bản thân để có được cơ hội cho chính bản thân của mỗi Sinh viên.

Có một câu nói nổi tiếng của –Publilius Syrus- như sau: Thường trong khi dừng lại để nghĩ, chúng ta để lỡ cơ hội (While we stop to think, we often miss our opportunity) Vì vậy, sinh viên muốn có “Cơ hội việc làm” trước hết hãy hành động cho chính bản thân của mỗi sinh viên để tạo ra những công việc mà bạn mong muốn đạt được sau khi rời khỏi ghế giảng đường đại học.

Tại kì đại hội Đảng lần thứ VII có đoạn: “ Mọi việc mang lại thu nhập cho người lao động có ích cho xã hội đều được tôn trọng” Hơn thế nữa, Việt Nam hiện nay đang trong đà hội nhập với kinh tế thế giới, hòa mình vào thời kì cách mạng 4.0 thì nền kinh tế của Việt Nam cũng cần một lượng lớn “Người lao động” để phục vụ trong hoạt động của các ngàng nghề sản xuất, dịch vụ, thương mại, công nghệ v v.Đồng hành với quan điểm trên, Trong một buổi diễn thuyết ở Ted Talks nhà kinh tế học Andrew McAfee có đề cập rằng sự phát triển của khoa học công nghệ mà ông gọi là “tân kỷ nguyên máy móc” (The new machine age) tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về vấn đề lao động và việc làm:”It is tough to offer your labor to an economy that full of machines” ( Rất khó khăn để đưa lao động vào nền kinh tế đầy máy móc)”.Và cơ hội việc làm cho sinh viên ở thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là rất nhiều, với thị trường việc làm tiềm năng và “nhộn nhịp” như hiện nay thì việc sinh viên ra trường để có một công việc không phải là khó khăn Với việc phát triển các doanh nghiệp, hội nhập kinh tế thương mại, các chính sách mở cửa của nhà nước, điều đó tạo nên nhiều cơ hội hơn cho sinh viên.

Nhưng theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% SV Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại.Gần đây, một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số “giật mình” Có đến 26.2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng “là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo” Trong số này, 46.5% cho biết đã từng xin việc nhưng không thành công, 42.9% lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác.Những số liệu trên cho thấy sự khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường Với tấm bằng

CĐ, ĐH trên tay nhiều sinh viên ra trường đã may mắn tìm được việc làm đúng theo ngành nghề lựa chọn, đúng với mong muốn bản thân.Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học tìm được việc làm do từ nhiều nguồn:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ

Tổng quan về việc làm và cơ hội việc làm

1.1.1 Việc làm Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau nhằm sáng tỏ khái niệm “việc làm” Mặc dầu vậy, ở nhiều quốc gia khác nhau hay vùng lãnh thổ trên thế giới vì ảnh hưởng của của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật… người ta cũng quan niệm khác nhau về

“việc làm” Để hiểu rõ hơn về khái niệm và bản chất của việc làm chúng ta cần liên hệ đến phạm trù “lao động”; vì giữa “lao động” và “việc làm” có mối quan hệ mật thiết với nhau để hình thành lên một khái niệm khách quan cho “việc làm” trong sản xuất, thương mại… của một một nền kinh tế xã hội.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) quan niệm việc làm là một phạm trù kinh tế, nó xác định hệ thống quan hệ giữa con người về việc đảm bảo cho họ những chỗ làm việc và tham gia vào hoạt động sản xuất Vì vậy, việc làm có thể được định nghĩa như một trạng thái trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vậy, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất Khái niệm này đã chính thức được thông qua tại Hội nghị Quốc tế của ILO lần thức 13

(1993) và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Các nhà kinh tế học ở Anh cho rằng: “việc làm, theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” [4, tr 135].

Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì quan niệm về “việc làm” có nhiều sự biến đổi về căn bản theo quan điểm của từng cá nhân, tổ chức khác nhau Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm của “việc làm” là: Những hoạt động được trả công bằng tiền hoặc hiện vật Theo một quan điểm khác của Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997) thì: Người có việc làm là người làm việc trong những lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình đồng thời góp một phần cho xã hội Tác giả Bùi Anh Tuấn (2011) cho rằng, “Việc làm có thể được hiểu là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội” [2, tr 8].

Theo Điều 9 của Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012: “Việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động Việc làm là nhu cầu, quyền lợi nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với mọi người”.

Trong thời kì kinh tế xã hội hiện nay, “Việc làm” luôn là vấn đền nóng bỏng được các tổ chức truyền thông, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu.Không chỉ vậy, “Việc làm” cũng là nỗi lo lắng của những học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn là nỗi quan tâm đặc biệt của Gia đình, nhà trường, Chính phủ và toàn xã hội hiện nay “Việc làm” không những ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, tăng trưởng của kinh tế của 1 cá nhân, tập thể, hoặc đất nước; mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh , phúc lợi xã hội Và để có một “Việc làm” đúng với chuyên ngành đào tạo, năng lực, đam mê luôn là mong muốn của hầu hết các sinh viên đã tốt nghiệp, cũng như các sinh viên đang còn ngồi trên giảng đường đại học Vậy vấn đề đặt ra là “ Cơ hội việc làm” cho các sinh viên ở đâu?. Trong một cuốn sách nổi tiếng về kinh tế: “Bí mật của sự may mắn” của Tiến sĩ Tâm lý học Richard Wiseman đã từng trình bày những điều bí ẩn của sự may mắn. Thoạt nghe có vẻ cảm thấy những điều này có phần trừu tượng nhưng khi nghiền ngẫm bạn sẽ nhận ra được những cái hay cũng như tính chủ động của nó Con người không phải cần đến sự ban phát cầu xin ở bất kỳ thần linh nào mà tự bản thân mình cũng có thể tạo ra cơ hội cho mình Cơ hội được tạo ra bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ bền vững gấp nhiều lần so với những may mắn bất ngờ Vậy sinh viên cần một “Cơ hội việc làm” thì chính sinh viên cần phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho bản thân để có được cơ hội cho chính bản thân của mỗi Sinh viên.

Có một câu nói nổi tiếng của –Publilius Syrus- như sau: Thường trong khi dừng lại để nghĩ, chúng ta để lỡ cơ hội (While we stop to think, we often miss our opportunity) Vì vậy, sinh viên muốn có “Cơ hội việc làm” trước hết hãy hành động cho chính bản thân của mỗi sinh viên để tạo ra những công việc mà bạn mong muốn đạt được sau khi rời khỏi ghế giảng đường đại học.

Tại kì đại hội Đảng lần thứ VII có đoạn: “ Mọi việc mang lại thu nhập cho người lao động có ích cho xã hội đều được tôn trọng” Hơn thế nữa, Việt Nam hiện nay đang trong đà hội nhập với kinh tế thế giới, hòa mình vào thời kì cách mạng 4.0 thì nền kinh tế của Việt Nam cũng cần một lượng lớn “Người lao động” để phục vụ trong hoạt động của các ngàng nghề sản xuất, dịch vụ, thương mại, công nghệ v v.Đồng hành với quan điểm trên, Trong một buổi diễn thuyết ở Ted Talks nhà kinh tế học Andrew McAfee có đề cập rằng sự phát triển của khoa học công nghệ mà ông gọi là “tân kỷ nguyên máy móc” (The new machine age) tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về vấn đề lao động và việc làm:”It is tough to offer your labor to an economy that full of machines” ( Rất khó khăn để đưa lao động vào nền kinh tế đầy máy móc)”.Và cơ hội việc làm cho sinh viên ở thời đại công nghệ 4.0 hiện nay là rất nhiều, với thị trường việc làm tiềm năng và “nhộn nhịp” như hiện nay thì việc sinh viên ra trường để có một công việc không phải là khó khăn Với việc phát triển các doanh nghiệp, hội nhập kinh tế thương mại, các chính sách mở cửa của nhà nước, điều đó tạo nên nhiều cơ hội hơn cho sinh viên.

Nhưng theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 70% SV Việt Nam cho biết lo lắng hàng đầu hiện nay là việc làm Điều tra của Bộ GD-ĐT, cả nước có tới 63% SV tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không có việc làm, 37% SV có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại.Gần đây, một cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích Chính sách thuộc trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu SV thuộc 5 khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006 đến 2010) của 3 trường ĐH lớn: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số “giật mình” Có đến 26.2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, cho dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng “là bất cứ công việc gì tạo ra thu nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo” Trong số này, 46.5% cho biết đã từng xin việc nhưng không thành công, 42.9% lựa chọn một giải pháp an toàn là… tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác.Những số liệu trên cho thấy sự khó khăn trong vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên mới ra trường Với tấm bằng

CĐ, ĐH trên tay nhiều sinh viên ra trường đã may mắn tìm được việc làm đúng theo ngành nghề lựa chọn, đúng với mong muốn bản thân.Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học tìm được việc làm do từ nhiều nguồn:

- Các doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp tại các trường, kể cả doanh nghiệp chọn lọc, hỗ trợ học bổng sinh viên còn đi học để tuyển chọn sinh viên xuất sắc, giỏi, khá, có kỹ năng ngoại ngữ

- Thông qua các ngày hội nghề nghiệp - việc làm cho sinh viên, sàn giao dịch việc làm.

- Các trung tâm dịch vụ việc làm, đặc biệt vai trò các trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp của các trường đại học đã giúp nhiều sinh viên tốt nghiệp nhanh chóng có việc làm tương đối phù hợp.

- Các mạng thông tin việc làm, các trang tuyển dụng nhân lực trực tuyến. Thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp niêm yết, trên hệ thống website, Internet, báo, đài, cơ quan thông tin.

- Gia đình, thân nhân những người quen giới thiệu.

- Tự tìm việc qua những việc thời vụ, bán thời gian khi còn đi học.

- Sinh viên tự tạo việc làm và khởi nghiệp bằng cách bỏ vốn từ tích lũy làm thêm, từ gia đình, các nguồn quỹ tín dụng việc làm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để tự tạo việc làm Khởi nghiệp bằng hình thức tổ chức doanh nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ cá nhân, tập thể.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

1.2.1 Sự tham gia Để ảnh hưởng đến Cơ hội làm việc của các sinh viên thì theo nghiên cứu cho thấy, chính phủ đã ra những nghị quyết cho các ban ngành có liên quan như Bộ GD và ĐT, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội và các đơn vị truyền thông để giải quyết định hướng các vấn đề về “Cơ hội việc làm” cho Sinh Viên sau khi tốt nghiệp trong giai đoạn công cuộc đổi mới của kinh tế đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong cuộc cách mạng 4.0.

Trong một buổi đối thoại trực tuyến, Ông Lê Quang Trung- Phó cục trưởng phụ trách Cục Việc làm- Bộ lao động thương binh và xã hội có nói: CMCN 4.0 với nền tảng là công nghệ và kỹ thuật sẽ tác động rất trực tiếp đến thị trường lao động nói chung và thị trường lao động Việt Nam nói riêng Nó làm thay đổi cơ cấu lao động, bản chất và chất lượng của việc làm Việc làm thời 4.0 sẽ từ bỏ hoặc hạn chế sử dụng, thâm dụng lao động mà chuyển sang thâm dụng về mặt trí tuệ, tri thức, khoa học, sáng tạo

Theo nghiên cứu trong 10 năm tới sẽ có tới 70% vị trí công việc bị ảnh hưởng bởi CMCN 4.0; trong đó có nhiều vị trí thâm dụng lao động, Đây là những ngành, nghề, lĩnh vực sẽ bị mất việc làm hoặc giảm thiểu việc làm Có những ngành nghề sẽ phục vụ cho sự phát triển của công nghệ, số, kỹ thuật, robot tăng lên Do đó, có những vị trí, những ngành mất đi nhưng cũng có những vị trí, ngành xuất hiện mới phù hợp hơn với CMCN 4.0.

Vì vậy doanh nghiệp cùng với các cơ sở đào tạo cần phải tham gia phối hợp với cái bộ ban ngàng chặt chẽ với nhau trong những lĩnh vực, ngành nghề mới để tuyển sinh và đào tạo nâng cao kiến thức trình độ những sinh viên sau này Cũng từ đó mà chính phủ sẽ có cách chính sách tư vấn, sửa đổi bổ sung về luật, đào tạo cho người lao động và cụ thể ở đây là Sinh viên

Từ đó, chúng ta cần nhận định đúng các “Cơ hội việc làm” thì Sinh viên cùng các cơ sở đào tạo cũng như toàn thể xã hội cần phải có sự tham gia đóng góp ý kiế để tạo ra định hướng việc làm cho Sinh viên sau tốt nghiệp.

1.2.2 Các mạng lưới xã hội

Ngày nay, các mạng lưới xã hội được hình thành và gắn kết chặt chẽ với đời sống của người dân Việt Nam cũng như toàn thế giới qua các ứng dụng công nghệ xã hội như Facebook, youtube…v.v Và mạng lưới xã hội ngày nay không còn đơn thuần là quan hệ xã hội giữa người với người trong một phạm vị nhỏ mà nhờ vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ nó đa nhân rộng ra toàn thế giới Và các mạng lưới xã hội ảnh hưởng như thế nào đến với các “Cơ hội việc làm” Đó là một trong những câu hỏi được đặt ra trong quá trình tìm kiếm và nghiên cứu về vấn đề này.

Theo ông Granovetter công bố công trình “Tìm kiếm việc làm: Nghiên cứu về các moosi quan hệ và sự nghiệp” – Năm 1974 (Getting a job: a Study of Contacts and Career), đây là một trong những công trình quan trọng đầu tiên lý giải các thức các cá nhân tìm kiếm các công việc thông qua các mối quan hệ xã hội Ý tưởng chủ đạo của ông được tóm tắt thành 3 luận điểm như sau:

- Ông cho rằng nhiều người tìm được công việc của mình thông qua các mối quan hệ xã hội chứ không chỉ thông qua các kênh chính thức.

- Ý nghĩa các mạng lưới xã hội cho phép những người tìm kiếm việc làm tập hợp được những thông tin tốt hơn về tính khả dụng của công ăn việc làm cũng như các đặc điểm của công việc.

- Giả thuyết rằng các kiên kết yếu (weak ties) có thể mang lại những thông tin hữu ích hơn các liên kết mạnh (strong ties)

Tiếp theo đó là sự ra đời của nhiều công bộ các luận điểm trong tác phẩm của ông Granovetter, đã có nhiều nghiên cứu phát triển cũng như phản biển các luận điểm của ông, từ đó góp phần nhận điện lý giải ngày các rõ những ảnh hưởng phong phú của mạng lưới quan hệ xã hội (Social networks) trong thị trường lao động. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều cá nhân thậm chí không hề có một nỗ lực tìm kiếm nào, thông tin cũng như “Cơ hội việc làm” đến từ người thân của họ và họ chỉ đón nhận mà thôi Và cuộc tranh cãi về các mạng lưới xã hội, còn được tranh cãi thảo luận nhiều qua nghiên cứu của Lin, Mouw và Franzen cùng cộng cộng sự về sự khác biệt về thu nhập của những người tìm kiếm được công việc của mình qua các kênh chính thức với những người có công việc qua các mạng lưới xã hội Và theo nhận định chung của của nhiều nghiên cứu được đề ra, Chúng ta có thể thấy rõ rang mạng lưới xã hội của mỗi cá nhân hết sức phức tạp, có nhiều thành tố, với nhiều chiều cạnh và đặc điểm phong phú; ở những thời điểm, trong các bối cảnh, với mỗi loại hình mối liên hệ khác nhau, sẽ có tác động khác nhau đến đặc điểm và kết quả của “Cơ hội làm việc”.

Cùng với những luận điểm, luận chứng đó chúng ta đặt vào thời điểm hiện tại, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng lưới xã hội hình thành một cách mạnh mẽ hơn.Việc trao đổi thông tin cũng nhiều chiều hướng phát triển tích cực cũng như tiêu cực đối với “Cơ hội việc làm” cho sinh viên.Cụ thể, việc tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp, vị trí làm việc hay thông tin ngành nghề, thông tin về tuyển dụng cũng được kìm kiếm dễ dàng hơn Qua đó, các thông tin cần thiết cũng được cập nhật, trao đổi đa phương để có những nhận định đúng đắn về “Cơ hội công việc” được đặt ra Mặt khác đó cũng có những thông tin trái chiều, thông tin gây ảnh hưởng đến tâm lý của Sinh viên, khiến cho Sinh viên có cảm giác lo sợ khi đứng trước một “Cơ hội việc làm”.

Chúng ta nhận thấy rằng, bên cạnh sự phân loại liên kết của các mạng lưới xã hội cũng giúp cho Sinh viên phân tích sau hơn về các cấu trúc, quy mô của “Cơ hội việc làm” để tạo ra cho Sinh viên một quan điểm đúng đặt về đặc điểm của công việc.

Ngày nay, mối quan tâm của nhân viên trong công việc đã có nhiều sự thay đổi, không chỉ tập trung vào lương thưởng Mặc dù mức lương có thể “dẫn dụ” con người ta đến với công việc, nhưng mục đích, ý nghĩa và tiềm năng về sự thú vị và giá trị của công việc mới quyết định cả sự gắn bó và mức nỗ lực của nhân viên cho công việc khi họ còn làm.Tìm kiếm ý nghĩa trong công việc đã trở nên quan trọng đến mức thậm chí có bảng xếp hạng những công việc ý nghĩa nhất.Điều thú vị là các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có một mối liên hệ rất nhỏ giữa mức đãi ngộ và sự hài lòng với công việc. Ở một khía cạnh khác, cùng với sự bùng nổ thông tin theo một chiều hướng khó kiểm soát khiến cho thông tin về những “Cơ hội việc làm” cho sinh viên dẫn đến sai lệch Việc này cũng dẫn đến việc không hiểu rõ về bản thân, gây ra mất niềm tin trong cuộc sống và ảnh hướng đến những “Cơ hội việc làm” trước mắt. Sinh viên khi không nhận định rõ rành năng lực của bản thân sẽ định hướng các ngành học sai dẫn đến định hướng cho việc làm sai và ảnh hưởng đến công việc trong tương lại Hoặc Sinh viên tiếp tục học lên trình độ cao hơn khi chưa có đủ kinh nghiệm của bản thân khiên cho sự hiểu biết thì không được tiếp thu thêm nhiều gây lãng phí về thời gian, tiền của và mất đi sự nhiệt huyết của bản thân Theo nhiều nguồn cho thấy việc các Thạc sĩ, Cao học ở Việt Nam rất nhiều nhưng lại rất ít có công trình nghiên cứu có chiều sâu, việc này cũng ảnh hưởng đến chất lượng của thị trường lao động của nước ta đến với sự phát triển của kinh tế thị trường.

Mặt khác, do nhiều thông tin bị sai lệch nên Sinh viên cũng nhìn nhận sai lệch về việc làm cũng như “Cơ hội việc làm” khi bị những Công ty, đơn vị dưới hình thức kinh doanh Đa Cấp lợi dụng việc khó kiểm soát của thông tin mà lừa đảo Và khi tình trạng này sảy ra Sinh viên cũng không được tiếp cận những nguồn tin chính quy để phân biện làm mất đi Niềm tin trong “Cơ hội làm việc” ở những Công ty có truyền thống hay uy tín trong hình thức kinh doanh này Theo một số thăm dò cho thấy đến 60% Sinh viên cho rằng một số “Cơ hội việc làm” đến với họ chỉ với mục đích lừa đảo nên họ mặc sức từ chối không tiếp nhận cơ hội.

Vì vậy để tạo niềm tin cho Sinh viên trong khi tìm tìm kiếm “Cơ hội việc làm” để đóng góp, xây dựng cho kinh tế xã hội, đất nước thì chúng ta cần có các biện pháp rõ ràng để khảng định được niềm tin cho Sinh viên nói riêng và người lao động nói chung về đặc điểm công việc chính xác của từng “Cơ hội việc làm”.Đồng thời niềm tin vào công việc họ đang cũng là chất xúc tác kiến tạo nên ý nghĩa của

1.2.4 Kết quả học tập và nghiên cứu

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế lớn như WTO, APEC, ASEAN đã mở ra hàng loạt cơ hội để các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới tham gia đầu tư và mở thêm chi nhánh kinh doanh tại Việt Nam Làm việc tại công ty đa quốc gia bạn sẽ có cơ hội được học tập kinh nghiệm, cọ sát với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp

Các tiêu chí đánh giá việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại các trường Đại học

1.3.1 Tiêu chí đánh giá việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Thứ nhất, việc làm phù hợp ngành đào tạo, chuyên môn ở trường: Hiện nay, ở thị trường cung ứng việc làm khá đa dạng phong phú, sinh viên cũng có nhiều cơ hội để tìm được công việc phù hợp với mình Sinh viên trải qua 4 năm đại học trên ghế giảng đường với mong muốn ra trường được tìm công việc phù hợp với mình, phù hợp với ngành học của mình Sau quá trình được đạo tạo trong giảng đường đại học thì một trong những tiêu chí hàng đầu để tìm kiếm việc làm đối với các sinh viên là có được một “Cơ hội làm việc” theo đúng những gì bản thân Sinh viên được đào tạo Vì về một góc độ chủ quan của Sinh viên thì ngành học của họ cũng là một phần sở thích của bản thân khi quyết định theo học ngành nghề được đào tạo Mặt khác, thì những kiến thức mà bản thân Sinh viên có được khi ở giảng đường đại học sẽ được áp dụng có tính logic hơn khi có được Cơ hội việc làm phù hợp với chuyên môn mà họ được đào tạo. Đa số sinh viên hiện nay ra trường đều là làm trái ngành Trên trang web Career Builder, trong một bài báo nghiên cứu về thị trường tìm kiếm lao động của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM (Falmi) đã khảo sát gần 4.000 doanh nghiệp với nhu cầu tuyển dụng gần 31.000 lao động và đưa ra con số: 60% chỗ làm việc đều yêu cầu có trình độ và kinh nghiệm 1 năm trở lên Sau khảo sát, ông Trần Anh Tuấn _ PGĐ Thường trực Falmi cho biết:

“So về chỉ số kinh nghiệm giữa nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm việc làm có thể cho thấy chỉ khoảng 50% sinh viên mới ra trường có thể tìm được việc làm ngay, trên 50% phải tìm kiếm việc làm nhiều lần hoặc làm việc trái ngành nghề đã học” Dựa trên thực tế tại các doanh nghiệp hiên nay, đa số sinh viên ra trường đều làm trái ngành, khác với chuyên môn mà bản thân đã được gọt dũa tại trường đại học Nhiều sinh viên còn phải giấu tấm bằng đại học đi để đến các công ty xin việc Như thế cho thấy được tác hại của việc không định hướng được nghề nghiệp, nhu cầu thị trường từ sớm khiến sinh viên ra trường chênh vênh giữa con đường lựa chọn việc làm Ở tại các trường đại học, các sinh viên vào các ngành học lý do là từ gia đình mong muốn, từ niềm đam mê của sinh viên hay là do trên thị trường ngành đó là một ngành “hot” có tiềm năng trong tương lai PGS TS NguyễnHoàng Ánh – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế, ĐH Ngoại thương Hà Nội trả lời phỏng vấn cho Báo Tiền Phong về chủ đề sinh viên làm trái ngành là điều bình thường cho biết rằng: “Các bậc phụ huynh và sinh viên nên tìm hiểu kỹ trước khi chọn trường và nếu có phải làm trái ngành thì cũng đừng nên hoang mang Vì việc hướng nghiệp ở Việt Nam từ trước đến giờ làm quá kém cỏi nên khi tôi hỏi về lý do thi vào trường này, có đến trên 90% sinh viên trả lời là thi vào trường theo lời khuyên của bố mẹ, họ hàng, hay đơn giản thi theo bạn bè” Mặc dù các sinh viên đã dược đào tạo chuyên môn tốt ở trên ghế giảng đường nhưng đến khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay lại quyết định không đi theo con đường đã chọn Vậy nên việc nhà trường cùng sinh viên phải chú trọng hơn vào việc định hướng, đào tạo các chuyên môn cơ bản và cần thiết, tạo một môi trường giáo dục cho sinh viên cũng rất cần thiết Và chính bản thân sinh viên cần cố gắng nổ lực nhiều hơn trong quá trình rèn luyện tại trường đại học, ngoài ra cũng cần có định hướng phù hợp với khả năng, đam mê của sinh viên Mục đích cuối cùng của việc học tập, lấy bằng cấp là để sau này có nghề nghiệp ổn định thế nhưng trên thực tế lại có ít sinh viên lại nghĩ được như thế Dường như họ chưa nghĩ tới mối tương quan giữa việc học và việc đi làm trong tương lai hay vấn đề kỹ năng kiến thức hay nghề nghiệp.

Thứ hai, việc làm có thu nhập hợp lý: Các sinh viên ra trường luôn có mong muốn được vào những vị trí tốt với mức lương cao, có triển vọng ở những công ty lớn Sau tất cả những nỗ lực để có được tấm bằng Đại học, Cao đẳng hoặc những chứng chỉ từ những cơ sở đào tạo, thì việc thiết yếu trong mối quan tâm của sinh viên chính là thu nhập đến từ “Việc làm” của Sinh sau khi tốt nghiệp Do vậy việc có được thu nhập là điều khá cấp bách cho những sinh viên sau tốt nghiệp vì họ phải tự chủ kinh tế của bản thân Nên bản thân của Sinh viên có thể đánh đỏi một số tiêu chí khác để có được một công việc có thu nhập hợp lý với nhu cầu của sinh viên.

Tuy nhiên do hạn chế về kinh nghiệm nên không phải sinh viên nào mới tốt nghiệp cũng có thể dễ dàng kiếm được một công việc như ý Gần đây, có một số lĩnh vực có mức tăng trưởng cao, môi trường làm việc hấp dẫn với mức thu nhập ổn rất phù hợp cho các bạn tân cử nhân Với những sinh viên mới ra trường sẽ được nhận vào công ty với mức thu nhập ổn định, có phần hơi khó khăn nhưng nếu sinh viên có khả năng làm tốt công việc để thăng tiến hơn trong tương lai thì mức thu nhập tăng lên là điều dĩ nhiên.

Thứ ba, môi trường làm việc sạch sẽ và đảm bảo yêu cầu: Ngoài thu nhập là yếu tố quan trọng thì môi trường làm việc cũng có ảnh hưởng không nhỏ trong sự quyết định của người tìm việc, người đi làm Hiện nay, quan tâm đến môi trường làm việc càng nhiều hơn, đặc biệt là đối với sinh viên mới ra trường Những tiêu chí đánh giá như: Văn hóa công ty, không gian làm việc, lãnh đạo, cơ hội phát triển nghề nghiệp, chế độ đãi ngộ…Một môi trường làm việc là chất xúc tác để có tinh thần làm việc tốt hơn Và đây là một trong những yếu tố hàng đầu mà Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần để chọn công việc phù hợp với mình Vậy môi trường phù hợp đối với sinh viên là có cơ hội để học hỏi thêm, được đào tạo nâng cao kiến thức cũng như nghiệp vụ nhằm mục đích thu thập thêm kiến thực liên quan đến công việc mà bạn muốn gắn bó lâu dài Môi trường làm việc chính là nơi quyết định tương lai của nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến tại các doanh nghiệp có môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động sẽ tạo cho nhân viên cảm giác được đây là môi trường mà bản thân sẽ gắn bó Chia sẻ về câu chuyện xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc cho nhân viên, ông Huỳnh Ngọc Duy – Giám đốc Điều Hành công ty CP Mắt Bão đã nói: “Tại Mắt Bão, nhân viên được tạo điều kiện thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao nội bộ & bên ngoài để rèn luyện sức khỏe và nâng cao tinh thần đồng đội Những hoạt động này không chỉ giúp nhân viên hiểu được những giá trị mà doanh nghiệp đã nỗ lực mang lại, mà còn cảm thấy tự hào, vui vẻ khi được làm việc trong một môi trường tuyệt vời Điều này đã biến Mắt Bão thật sự trở thành là ngôi nhà chung thứ hai của đông đảo nhân viên ở hai miền Nam, Bắc” Môi trường làm việc cũng là một trong những tiêu chí quan trọng khiến các sinh viên khi ra trường có định hướng vào Như tại các tập đoàn lớn sinh viên sẽ càng có sự nỗ lực phấn đấu nhiều hơn để vào các doanh nghiệp đấy vì thực tế là các doanh nghiệp lớn như Vingroup hay TH true milk.

Thứ tư, công việc có mức độ ổn định cao: Mức độ ổn định của công việc sẽ rất cần thiết cho Sinh viên mới tốt nghiệp, vì sự ổn định của công việc sẽ giảm nhiều gánh lo về thu nhập của họ Mặt khác, với một công việc ổn định thì sự gắn kết lâu dài cho những Sinh viên này sẽ có được sự trau dồi về kiến thức, kinh nghiệm nhiều hơn vững chắc hơn và dần khảng định được vị trí của bản thân trong từng công việc mà họ đảm nhận Đa số sinh viên hay những người đi làm hiện nay đều muốn vào các doanh nghiệp có tính chất ổn định Ổn định ở đây có rất nhiều yếu tố như ổn định về môi trường làm việc, tài chính ổn định, phúc lợi ổn định, Điều nay cũng là mong muốn của doanh nghiệp và chính các sinh viên sau khi tốt nghiệp.

1.3.2 Tiêu chí đánh giá cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Thứ nhất, thời gian để tìm kiếm công việc: Sinh viên có một khối lượng thời gian trống khá nhiều Nhằm tránh lãng phí quỹ thời gian này và gia tăng “Cơ hội việc làm” cho bản thân mỗi sinh viên thì những công việc bán thời gian sẽ giúp cho Sinh viên có một bản lí lịch khá tốt bất kể công việc đó là gì Vì qua quá trình làm việc, Sinh viên sẽ thể hiện được tinh thần trách nhiệm và đáng tin cậy.Một bản CV làm nổi bật các kỹ năng tốt nhất và các thành tích khác là rất quan trọng đối với những sinh viên không có nhiều kinh nghiệm làm việc.Cung cấp các mô tả chi tiết, đề cập đến các thành tựu với cụ thể sẽ vẽ nên một bức tranh đầy đủ hơn về những gì ứng viên có thể mang đến cho công ty Và Sinh viên có thể do dự khi bắt đầu xây dựng một bản CV khi cảm thấy sự nghiệp của mình đang bắt đầu Thu thập kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình làm việc có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng tiềm năng không bao giờ là quá sớm.

Jeff Bezos – Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc Amazon.com từng nói: “Một trong những lỗi lầm lớn nhất của con người là họ cứ ép mình phải hứng thú với thứ gì đó Bạn không chọn đam mê của mình; chính đam mê lựa chọn bạn” Jeff Bezos khuyến khích các nhà khởi nghiệp trẻ tìm hiểu xem điều gì đã truyền cảm hứng cho họ trong cuộc sống và theo đuổi chúng Một nhà khởi nghiệp không thể nào sống với giấc mơ của người khác và thay họ theo đuổi chúng được.Vậy nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh, bạn đã có một “Cơ hội việc làm” đó là khởi nghiệp. Mặc dầu nhìn chung Khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều yếu tố và kĩ năng để thành công nhưng hiện nay ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phong trào Khởi nghiệp hình thành nên một thị trường mới cho những Sinh viên.

Thứ hai, sự hỗ trợ trong tìm kiếm công việc: Trước khi ra trường, nhân viên sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc Trước khi tự bản thân tìm việc thì sinh viên sẽ dùng nhiều sự hỗ trợ đến từ nhiều người Nếu bạn có một mối quan hệ “tâm đầu ý hợp” với bất kì một cựu sinh viên nào, hãy hỏi họ xem liệu bạn có thể “bám chân” họ cả một ngày hoặc thậm chí hai ngày khi họ đang làm việc để có được thêm những hiểu biết cụ thể về công việc của họ không Cơ hội việc làm hoàn toàn có thể đến từ những người gần gũi quanh bạn hằng ngày: thầy cô, bạn bè, người thân, hay thậm chí là… cô bạn hàng xóm Hãy gạt bỏ sự tự ti hay mặc cảm sang một bên và hỏi xem họ có biết đến nơi nào, hay có người quen nào đang tuyển nhân viên làm thêm hay không Việc làm đến từ nguồn này sẽ khiến bạn an tâm hơn rất nhiều về độ uy tín của nó, gợi ý sự hỗ trợ từ phía gia đình và bạn bè Tạo “thông tin quảng cáo” về bản thân trong đó có hình ảnh mới nhất kèm theo kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, thông qua các thành viên trong gia đình và bạn bè xem họ có “mối” nào phù hợp với sở thích của bạn hay có gợi ý/lời khuyên nào theo mong muốn tìm việc của bạn không Và nói rằng bạn sẽ liên hệ với các địa chỉ liên lạc mà họ đã để lại để sắp xếp một cuộc phỏng vấn thông tin Hãy gửi email và “thông tin quảng cáo cho tất cả mọi người trong danh sách để bạn có thể mở rộng mối quan hệ với những người bạn của họ Xem lại tất cả danh sách bạn bè trên Facebook và tiếp cận với bất kì ai đang làm việc cho một công ty hoặc một ngành nào đó thú vị Hỏi xem bạn có thể đến thăm công ty của họ và có một buổi phỏng vấn thông tin nhỏ không, và liệu họ có thể giới thiệu bạn với những người đồng nghiệp có tầm ảnh hưởng đến vòng phỏng vấn không Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, công ty, tổ chức cũng về các khoa,các trường đại học để tuyển sinh viên đi làm cho họ, nhưng thường là sinh viên năm cuối, sắp ra trường Đó là những cơ hội đáng mơ ước Tuy nhiên, những sinh viên được nhận thường là những người có thành tích học tập tốt hoặc đã có kinh nghiệm làm việc trước đó Vậy nên, nếu bạn mới chỉ là sinh viên năm đầu hay chưa từng có kinh nghiệm là việc thì cơ hội khá mong manh.

Thứ ba, kênh thông tin tìm kiếm công việc: Hiện nay, thời đại 4.0 công nghệ phát triển như vũ bão Đây chính là lợi thế của sinh viên sau khi ra trường có thể tìm kiếm công việc một cách thuận tiện nhất, nhanh nhất Đó chính là các trang web hỗ trợ tìm việc làm như Jobstreet, careerlink hay viecngay.com để tìm kếm công việc phù hợp với bản thân Ngoài ra, các sinh viên cũng có thể đến các trung tâm tìm kiếm việc làm uy tín để nhờ hỗ trợ tìm việc Thiết thực hơn là trước khi tốt nghiệp, sinh viên nên có hướng đi mà bản thân đặt ra từ sớm bằng những phương tiện sau để tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân như sau:

Phỏng vấn thông tin: Hỏi phòng công tác ở trường đại học hoặc văn phòng cựu sinh viên về danh sách các cựu sinh viên làm việc cho các công ty, xí nghiệp hoặc trong các lĩnh vực và ví trí mà bạn ưa thích Tiếp cận càng nhiều cựu sinh viên càng tốt và cố gắng thực hiện các cuộc phỏng vấn thông tin để tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực họ đang làm cũng như nhận được lời khuyên cho quá trình tìm việc của các sinh viên đang tìm kiếm việc làm.

Sự kiện mạng lưới mà bạn tham gia: Hãy tìm hiểu sự nghiệp của chính bạn cũng như của văn phòng cựu sinh viên về bất kì sự kiện mạng lưới hay sự kiện xã hội nào trong lĩnh vực và vị trí mà bạn yêu thích như là một cách để tiếp cận thêm với các cựu sinh viên.

Sử dụng Linkedln: Tạo và nâng cấp một hồ sơ Linkedln và tham gia vào các nhóm của trường đại học của bạn cũng như các nhóm về các lĩnh vực nghề nghiệp bạn yêu thích Liên hệ với các thành viên trong nhóm để được tư vấn và tạo thêm các cuộc tham vấn thông tin.

Kiếm được thêm một số tiền và có thêm những mối quan hệ mới: Nếu bạn cần làm việc để kiếm thêm thu nhập trong khi đang tìm kiếm một công việc chính thì hãy xem xét các vị trí cho bạn cơ hội giao tiếp với cộng đồng nhiều hơn như là nhân viên khách sạn hoặc phục vụ quầy bar.

Thứ tư, mức độ hài lòng về công việc được đảm nhận sau khi tốt nghiệp trường Đại học: Nhiều nhà quản lý nhân sự ở các công ty có chung nhận định, lao động trẻ thiếu định hướng nghề nghiệp rõ ràng Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó Nếu sinh viên mới ra trường có thể định hướng cho bản thân một hướng phát triển dài hạn trong tương lai, và từ định hướng đó, tìm kiếm công việc phù hợp trước mắt để có thể phát triển đúng định hướng của mình, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao Và nếu định hướng phát triển sự nghiệp của ứng viên phù hợp với môi trường làm việc của công ty, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rằng, ứng viên đó có thể gắn bó lâu dài với công ty của họ.

Giới thiệu về Khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh

Quyết định thành lập: Số 870/QĐ-BGD&ĐT-TCCB, ngày 24/2/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tên giao dịch quốc tế: Economics Department Địa chỉ liên hệ: 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

Email: khoakinhte@vinhuni.edu.vn Điện thoại: 0383.552.496

Mục tiêu : Nâng cao chất lượng đào tạo các ngành: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng; từng bước phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Đại học và Sau đại học phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Các sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước.

- Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học thuộc lĩnh vực kinh tế.

- Đào tạo 4 ngành cử nhân: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế đầu tư, Kinh tế Nông nghiệp; 1 ngành Đại học chất lượng cao: QTKD; 2 ngành sau Đại học: Kinh tế chính trị, Quản lý Kinh tế.

- Đào tạo và cấp chứng chỉ: Kế toán tổng hợp, Kế toán máy, Kế toán trưởng, Quản trị doanh nghiệp, Marketing bán hàng, Đầu tư chứng khoán, Nghiệp vụ ngân hàng…

- Nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Kinh tế.

- Triển khai các hoạt động phát triển kinh tế.

- Triển khai hoạt động hợp tác với các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế.

Trưởng khoa: TS Nguyễn Thị Thu Cúc

Phó trưởng khoa: TS Hồ Mỹ Hạnh

Phó trưởng khoa: TS Nguyễn Hoài Nam

Trưởng Bộ môn Kinh tế: TS Nguyễn Thị Minh Phượng

Trưởng Bộ môn QTKD: TS Hồ Thị Diệu Ánh

Trưởng Bộ môn Kế toán: TS Phạm Thị Thúy Hằng

Trưởng Bộ môn TCNH: TS Đặng Thành Cương

Chủ tịch CĐBP: TS Nguyễn Thị Thanh Hòa

Bí thư LCĐ: ThS Nguyễn Thanh Huyền

Trợ lý và văn phòng khoa

Trợ lý đào tạo chuyên trách: ThS Đinh Ngọc Hà

Trợ lý QLSV: Đào Thị Lợi

Lê Như Lai Văn phòng khoa: ThS Lê Thị Hồng Phương

2.1.3 Một số đặc trưng cơ bản

Nguồn nhân lực của Khoa Kinh tế: Tính đến tháng 6 năm 2019 có 60 cán bộ trong đó cán bộ có học vị tiến sĩ trở lên chiếm 40%.

Khoa có 04 Bộ môn: Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng.

1 ngành Đại học chất lượng cao: Quản trị kinh doanh

+ 3486 sinh viên hệ Đại học chính quy

+ 385 sinh viên hệ sau đại học

2.1.3.2 Cơ sở vật chất và kỹ thuật

Khoa Kinh tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Vinh, tỉnh Nghệ An tập trung đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các phòng học đa chức năng: mô phỏng Thực hàng chức năng TTCK, TCNH,

Phương pháp giảng dạy tiếp cận CDIO giúp sinh viên học tập tích gợp và trải nghiệm chủ động

Hệ thống thư viện hiện đại phục vụ học tập 27/7

Trung tâm quốc phòng với trang thiết bị phục vụ đầy đủ công tác học tập huấn luyện

2.1.3.3 Các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế

Hiện nay Khoa Kinh tế đã và đang có quan hệ hợp tác với một số cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế để triển khai một số chương trình dự án nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; gửi cán bộ đi học tập và nghiên cứu ở một số trường đại học tại các nước như Anh, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Ấn Độ, Úc, New Zealand

Khoa Kinh tế có quan hệ hợp tác với các trường Đại học và Viện Nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế như: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Trường Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Hà Tĩnh, Viện Nghiên cứu kinh tế Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục thuế… các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

2.1.3.4 Ngành nghề và quy mô đào tạo

* Đào tạo trình độ Đại học

Khoa Kinh tế hiện được giao nhiệm vụ đào tạo hệ cử nhân kinh tế với 5 ngành: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế đầu tư, Kinh tế Nông nghiệp Với quy mô 3486 sinh viên hệ Đại học, 385 sinh viên hệ sau đại học, 208 sinh viên quốc tế

* Đào tạo Sau đại học

Ngày 29/11/2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định: Số 5329/QĐ-BGDĐT về việc cho phép Trường Đại học Vinh được đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị, mã số: 60.31.01.02 Như vậy kể từ đợt tuyển sinh năm 2013, ngoài tuyển sinh 04 mã ngành Đại học chính quy, 03 mã ngành đào tạo vừa làm vừa học, 01 mã ngành từ xa, Khoa Kinh tế chính thức đào tạo trình độ Thạc sỹ Kinh tế Năm 2014 Khoa tiếp tục mở thêm các mã ngành đào tạo Thạc sĩ: Quản lý kinh tế, Kinh tế phát triển, Kế toán Từ năm 2015, Khoa có 10 chuyên ngành đào tạo bậc Đại học (Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh quốc tế, Kế toán, Kiểm toán, Ngân hàng thương mại, Tài chính doanh nghiệp, Kinh tế đầu tư, Kinh tế đối ngoại, Quản lý kinh tế, Kinh tế phát triển); 04 chuyên ngành đào tạo Sau đại học (Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế, Kinh tế phát triển, Kế toán); mỗi khóa sẽ có khoảng 1.000 sinh viên hệ chính quy và 800 sinh viên hệ không chính quy, 200 học viên cao học.

Ngoài ra, Khoa Kinh tế hiện đang đào tạo và cấp chứng chỉ các loại:

Kế toán tổng hợp: 36 khóa (2000 học viên) đã cấp chứng chỉ

Kế toán máy: 05 khóa (200 học viên) đã cấp chứng chỉ

Kế toán trưởng: 07 khóa (250 học viên) đã cấp chứng chỉ

Quản trị doanh nghiệp: 03 khóa (200 học viên) đã cấp chứng chỉ

Marketing bán hàng: 06 khóa (280 học viên) đã cấp chứng chỉ Đầu tư chứng khoán: 05 khóa (120 học viên) đã cấp chứng chỉ

Nghiệp vụ ngân hàng: 03 khóa (80 học viên) đã cấp chứng chỉ

Thực trạng việc làm, cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp

2.2.1 Thực trạng việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp

2.2.1.1 Kết quả việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp

Sinh viên là tầng lớp thanh niên tiên tiến, họ có tri thức trí tuệ và trình độ học vấn cao Họ là nguồn bổ sung cho đội ngũ trí thức và là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Là sinh viên ai cũng mong muốn sau khi tốt nghiệp có được một công việc ổn định và phù hợp với chuyên ngành đào tạo, với khả năng, sở thích, nguyện vọng của bản thân Vậy với sinh viên khoa Kinh tế thì vấn đề việc làm của họ như thế nào.

Thực tế trong quá trình chúng tôi thu thập thông tin thì kết qủa về việc làm của sinh viên các ngành khoa kinh tế qua 2 năm 2015, 2016 như sau:

Bảng 2.1 Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp Đại học năm 2015

TT Ngành đào tạo Mã số

Chia theo giới tính Tình trạng việc làm

Tỷ lệ SVTN có việc làm

Số lượng SVTN có việc làm

Số lượng SVTN chưa có việc làm nhưng đang học nâng cao

Số lượng SVTN chưa có việc làm

Nguồn: Phòng CTCT – HSSV Đại học Vinh

Vào năm 2015 tổng số sinh viên khoa Kinh tế tốt nghiệp là 831 sinh viên trong đó tỉ lệ số sinh viên khoa kinh tế có việc làm là 638 sinh viên chiếm 76.78%.

Tỉ lệ sinh viên có việc làm sắp xếp theo chiều từ cao xuống thấp lần lượt là: Kế toán, QTKD, TCNH Số SVTN làm việc tại khu vực nhà nước là 155 SV (chiếm

24.3%), khu vực tư nhân là 412 SV (chiếm 64.58%), khu vực liên doanh nước ngoài là 47 SV (chiếm 7.4%), khu vực tự tạo việc làm là 24 SV (chiếm 3.72%).

Bảng 2.2 Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp Đại học năm 2016

TT Ngành đào tạo Mã số

Chia theo giới tính Tình trạng việc làm

Tỷ lệ SVTN có việc làm

Số lượng SVTN có việc làm

Số lượng SVTN chưa có việc làm nhưng đang học nâng cao

Số lượng SVTN chưa có việc làm

Nguồn: Phòng CTCT – HSSV Đại học Vinh

Vào năm 2016 tổng số sinh viên khoa Kinh tế tốt nghiệp là 878 sinh viên trong đó tỉ lệ số sinh viên khoa kinh tế có việc làm là 626 sinh viên chiếm 71.3% Tỉ lệ sinh viên có việc làm sắp xếp theo chiều từ cao xuống thấp lần lượt là: Kế toán,

QTKD, Kinh tế nông nghiệp, TCNH, Kinh tế đầu tư Số SVTN làm việc tại khu vực nhà nước là 111 SV (chiếm 17.73%), khu vực tư nhân là 457 SV (chiếm 73%), khu vực liên doanh nước ngoài là 31 SV (chiếm 4.97%), khu vực tự tạo việc làm là 27

Tỉ lệ sinh viên chưa có việc làm vẫn chiếm tỉ lệ cao chiếm 23.22%( năm

Như vậy qua 2 năm 2015 và 2016 cho thấy sinh viên khoa kinh tế có việc làm tập trung ở khu vực tư nhân là chủ yếu, và ít nhất ở khu vực tự tạo việc làm Tỉ lệ

2.2.1.2 Các tiêu chí đánh giá việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp Đánh giá về mức độ hài lòng của sinh viên đối với việc làm sau khi tốt nghiệp, chúng tôi thực hiện khảo sát thực tế đối với 359 cựu SV khoa kinh tế, trường Đại học Vinh với thang điểm:

Thông qua bảng khảo sát thực tế, chúng tôi thống kê được số liệu như sau:

Bảng 2.3 Kết quả đánh giá việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

- Tỉ lệ đánh giá rất không hài lòng 0.27% 0.27% 0.00% 0.27%

- Tỉ lệ đánh giá không hài lòng 7.80% 7.24% 2.50% 5.30%

- Tỉ lệ đánh giá bình thường 43.18% 47.91% 33.43% 45.68%

- Tỉ lệ đánh giá hài lòng 39.00% 33.72% 52.65% 35.10%

- Tỉ lệ đánh giá rất hài lòng 9.75% 10.86% 11.42% 13.65% Mức độ đánh giá trung bình của bảng khảo sát 3.5/5đ 3.48/5đ 3.73/5đ 3.57/5đ

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Chú thích:

* CV1: Mức độ phù hợp của việc làm với ngành đào tạo, chuyên môn ở trường

* CV2: Mức thu nhập của việc làm

* CV3: Môi trường làm việc

* CV4: Công việc có mức độ ổn định cao

Như vậy, ta có thể thấy phần lớn sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp đánh giá tương đối hài lòng về công việc phù hợp, mức thu nhập ổn định và môi trường làm việc.

2.2.2 Thực trạng cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp

Bảng 2.4 Kết quả đánh giá cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

- Tỉ lệ đánh giá rất không hài lòng 0.56% 0.56% 1.39% 0.84%

- Tỉ lệ đánh giá không hài lòng 8.91% 12.54% 4.46% 8.35%

- Tỉ lệ đánh giá bình thường 49.58% 44.01% 40.67% 46.52%

- Tỉ lệ đánh giá hài lòng 33.15% 33.98% 44.57% 33.15%

- Tỉ lệ đánh giá rất hài lòng 7.8% 8.91% 8.91% 11.14% Mức độ đánh giá trung bình của bảng khảo sát 3.39/5đ 3.77/5đ 3.49/5đ 3.52/5đ

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Chú thích:

* VL1: Thời gian để tìm kiếm công việc.

* VL2: Sự hỗ trợ trong tìm kiếm công việc.

* VL3: Các kênh thông tin tìm kiếm công việc.

* VL4: Mức độ hài lòng về công việc được đảm nhận sau khi tốt nghiệp trường Đại học.

Như vậy, ta có thể thấy phần lớn sinh viên khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp đánh giá tương đối hài lòng về thời gian tìm kiếm công việc, sự hỗ trợ trong tìm kiếm công việc, các kênh thông tin tìm kiếm, công việc sau khi tốt nghiệp; tuy nhiên tỉ lệ đánh giá không hài lòng trở xuống chiếm tỉ lệ 13.1% vì vậy nhà trường cần cải thiện và tăng cường sự hỗ trợ trong tìm kiếm thông tín sau khi tốt nghiệp cho sinh viên.

Đánh giá chung về thực trạng việc làm, cơ hội việc làm của sinh viên khoa

2.3.1 Những kết quả đạt được

Qua việc khảo sát 359 sinh viên đã tốt nghiệp khoa Kinh tế trường Đại học Vinh chúng tôi thu được kết quả như sau:

Thứ nhất, đối với câu hỏi Anh (chị) có đánh giá như thế nào về công việc mà anh (chị) đảm nhận sau khi tốt nghiệp trường Đại học

Dưới góc độ đặc điểm công việc thì ta thấy hiện tại đối với sinh viên ra trường làm việc đúng chuyên môn, vân dụng kiến thức đã học vào công việc chiếm tỉ lệ tương đối cao( có 39.00% đánh giá hài lòng và 9.75% đánh giá rất hài lòng và43.18% đánh giá bình thường ); với trình độ đại học của mình làm sinh viên có xu hướng chọn ngành có mức lương cao phù hợp với khả năng và trình độ, với sự năng chiếm 10.86%, đánh giá hài lòng chiếm 33.72%và đánh giá bình thường chiếm 47.91%; môi trường làm việc tại các doanh nghiệp được sinh viên đánh giá khá cao với tỉ lệ 0% không hài lòng , đánh giá hài lòng ở mức cao với 52.65%, đánh giá rất hài lòng 11.42 và đánh giá bình thường là 33.43%; công việc có mức độ ổn định cao được đánh giá hài lòng với 35.10%, đánh giá rất hài lòng 13.65% và đánh giá bình thường 45.68% cho thấy phần lớn sinh viên đã có thu nhập ổn định.

Thứ hai, sinh viên đánh giá thời gian đã tìm được việc làm sau khi ra trường ở mức độ hài lòng chiếm 33.15% và đánh giá rất hài lòng 7.8% nhưng đa số sinh viên ra trường đều không kiếm được việc làm ngay mà vẫn đang tìm việc phù hợp với ngành học do đó tỉ lệ sinh viên đánh giá ở mức độ bình thường chiếm 49.58% và không hài lòng là 8.91%; phần lớn các sinh viên ra trường phải dựa vào năng lực bản thân để tìm kiếm việc làm, phải tự thân vận động, bên cạnh đó có sự giúp đỡ của bạn bè hoặc sự giúp đỡ của người thân nên sự hỗ trợ trong tìm kiếm công việc của sinh viên khoa kinh tế được đánh giá ở mức tương đối cao với 44.01% đánh giá bình thường, 33.98% đánh giá hài lòng và 8.91% đánh giá rất hài lòng; với khoa học công nghệ thông tin khá phát triển nên khả năng truyền cũng như tiếp nhận về thông tin các cơ hội việc làm khá tốt với 40.67% đánh giá bình thường, 44.57% đánh giá hài lòng và 8.91% đánh giá rất hài lòng; về mức độ hài lòng về công việc được đảm nhận sau khi tốt nghiệp trường Đại học với 33.15% đánh giá hài lòng, với 11.14% đánh giá rất hài lòng, đánh giá không hài lòng 8.35%, đánh giá bình thường chiếm 46.52% cho thấy phần lớn việc sinh viên vẫn chưa hài lòng với vị trí hiện tại và đang mong muốn học hỏi cầu tiến ở vị trí cao hơn trong tổ chức doanh nghiệp.

2.3.2 Những mặt tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, chất lượng giáo dục, đào tạo hiện đang xem nhẹ phần thực hành mà quá đặt nặng lý thuyết, chương trình đào tạo còn theo tư duy cũ, thiếu cơ sở vật chất,

Thứ hai, thiếu khả năng thực luôn trách than và đổ lỗi cho số phận đó là điều mà sinh viên vẫn thường làm để che đậy sự lười nhác của bản thân Luôn đổ lỗi ho không có chỉ tiêu rồi đào tạo nhưng không đảm bảo đầu ra Tốt nghiệp và ngồi chờ nhà tuyển dụng Luôn than trách không có việc làm, đó là điều càng khiến sinh viên vùi mình sâu hơn vào nguy cơ thất nghiệp Đỗ lỗi cho không có cơ hội việc làm, đỗ lỗi cho chất lượng đào tạo của giáo dục…

Thứ ba, định hướng không rõ rang Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,… và con cái thì cũng thụ động, cha mẹ chọn ngành gì con học ngành đó Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.

Thứ tư, thiếu kỹ năng cơ bản Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết:“Kỹ năng của sinh viên mới ra trường là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có” Sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc Một số bạn trẻ còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển người có năng lực chuyên môn, vi tính thành thạo, ngoại ngữ bằng A, B, C… Chính vì thế, các bạn đổ xô rủ nhau đi học bằng này bằng kia, khóa học này khóa học kia, nhưng các bạn không hề biết rằng, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ…

Thứ năm, đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội Trong thời gian qua, mặc dù

Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại học quốc gia nhưng kết quả không có gì khả quan khi số lượng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp Bên cạnh đó, với tiếp cận xã hội hóa giáo dục cho phép nhiều trường đại học tư được mở ra rộng kích thích cạnh tranh giữa các trường nhà nước và trường tư.

Tuy nhiên, chúng ta cũng chẳng mong đợi gì nhiều ở kết quả này, bởi các đại học tư vì lợi nhuận chỉ cấp bằng, họ không đào tạo “đúng và trúng” Cả hai cách cải tiến trên đều làm nảy sinh số người tốt nghiệp cao nhưng không có kỹ năng để làm việc trong công nghiệp Bên cạnh đó, thành tích của các cấp học dưới đẩy lên các cấp học trên đã khiến những người làm giáo dục bất chấp hậu quả mà chính người học và xã hội phải gánh là tạo ra những sản phẩm không đủ chất lượng, dẫn đến hậu quả đầu ra của đội ngũ nhân lực nước ta yếu và nền giáo dục Việt Nam ngày càng tụt hậu.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, chất lượng giáo dục, đào tạo: Chất lượng đào tạo ĐH của chúng ta còn nhiều hạn chế trong đó hạn chế nhất là nội dung học chưa đi sâu vào thực tế, cơ bản nặng về lý thuyết, ít về thực hành Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâmNghiên cứu và Phân tích Chính sách: có đến 91% cựu SV cho rằng, chương trình quá nặng về lý thuyết, 89% than thở nhà trường thiếu đào tạo kỹ năng làm việc.Theo đó, tính phù hợp của chương trình với thị trường lao động chỉ đạt một con số rất khiêm tốn là 12% Cũng theo kết quả nghiên cứu này, chỉ có 24% SV cho rằng kiến thức được học phù hợp với công việc, 76% cho rằng không phù hợp với công việc thực tế Dường như các môn học trong chương trình đào tạo đã không còn phù hợp với đòi hỏi thực tế của thị trường, nội dung nặng lý thuyết, thiếu thực hành,thiếu trang bị kỹ năng làm việc nên nhiều SV ra trường không xin được việc làm hoặc có việc làm nhưng không đảm nhiệm được vị trí công tác, phải đào tạo lại.

Thứ hai , thiếu khả năng thực: Nhiều SV thi vào một trường ĐH hay CĐ nào đó không phải vì ham mê, yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì thi đại lấy một trường để đi học Cũng có nhiều SV có năng khiếu về chuyên ngành mình theo học nhưng trong suốt mấy năm học ĐH đã không chịu khó học hành, rèn luyện kĩ năng, học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi tiếp cận với công việc Trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có khả năng làm việc hiệu quả, có chất lượng thì tất yếu những người không có khả năng sẽ bị xã hội tự đào thải PGS.TS Nguyễn Hồi Loan - Trường ĐH KHXH&NV cho rằng “có một độ “vênh” nhất định giữa đào tạo ĐH và yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội Độ vênh đó thể hiện cả trong kiến thức và các kĩ năng cứng và mềm của SV. Trên thực tế, SV mới tốt nghiệp thường phải được đào tạo lại tại nơi tuyển dụng từ

6 tháng đến 1 năm Các nội dung đào tạo lại không chỉ là chuyên môn nghiệp vụ mà cả thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp, kỉ luật lao động cho đến các kĩ năng cơ bản trong việc ứng phó và giải quyết các vấn đề thực tiễn của lao động sản xuất kinh doanh” Như vậy, thiếu khả năng thực là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của SV mới ra trường.

Thứ ba, định hướng không rõ ràng: Định hướng nghề nghiệp không rõ ràng của sinh viên có ảnh hưởng lớn đến việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học cũng cơ hội kiếm được việc làm của SV ra trường Nhiều nhà quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài có chung nhận định : “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…”.

Trong môi trường làm việc mà xu thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao SV có thể bảo đảm yếu tố gắn bó với công việc ở các cơ quan tuyển dụng Một điều chắc chắn rằng, cơ quan tuyển dụng sẽ không tuyển nếu không nhìn thấy ở ứng viên niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp mà họ đã chọn.

Thứ tư, thiếu kỹ năng cơ bản: Theo đánh giá của nhiều các nhà tuyển dụng thì đa số SV mới tốt nghiệp thiếu những kỹ năng thực hành cơ bản như: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xin việc, kỹ năng ngoại ngữ, vi tính v.v…Bà Nguyễn Thị Thu Giao, Giám đốc nhân sự Công ty Interfloor Việt Nam nhận xét: “Kỹ năng của SV mới ra trường là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có Trên 80% SV mới ra trường có kiến thức nhưng quá yếu kỹ năng xử lý những tình huống và điều đó làm “mất điểm” ngay từ đầu tiếp xúc với các nhà tuyển dụng”

Việc thiếu hụt những kỹ năng cơ bản dẫn đến những khó khăn cho SV trong việc chiếm được lòng của nhà tuyển dụng và là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của SV mới ra trường.

Phân tích các nhân tố tác động đến cơ hội việc làm của sinh viên khoa kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp

tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp

2.4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất là chọn mẫu thuận tiện Đơn vị điều tra trong nghiên cứu được xác định là những cựu sinh viên đã tốt nghiệp khoa Kinh tế, Đại học Vinh Cỡ mẫu trong nghiên cứu là 359 mẫu Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành theo hai cách: phát phiếu trực tiếp và online Số phiếu online thu về là 154, số phiếu dùng được là 132 Về trực tiếp, số phiếu phát ra là 392, số phiếu thu về là 256, số phiếu dùng được là 227 Tổng số phiếu hợp lệ được dùng để phân tích là 359 Dựa theo nghiên cứu của Hair và các cộng sự (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Với số quan sát trong bài là 37 thì quy mô nghiên cứu bao gồm 359 mẫu đảm bảo yêu cầu phân tích Thời gian hoàn thành thu thập dữ liệu là tháng 08/2019 đến tháng 10/2019.

Bảng 2.5 Phân bố của mẫu điều tra nghiên cứu

TT Khóa tốt nghiệp Dự kiến điều tra Số lượng mẫu phân tích Tỷ lệ %

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Trên cở sở mục đích và tổng quan các công trình nghiên cứu, nhóm tác giả tiến hành phân tích và lựa chọn 6 yếu tố để xem xét tác động của nó đến việc làm và cơ hội việc làm của sinh viên khoa Kinh tế, Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp Đại học bao gồm: Sự tham gia; Các mạng lưới xã hội; Niềm tin; Kết quả học tập và nghiên cứu; Kỹ năng mềm; Sự hỗ trợ. Bảng hỏi phục vụ khảo sát gồm 37 chỉ báo Trong đó có 29 chỉ báo của các biến độc lập (6 yếu tố được lựa chọn trong mô hình) và 8 chỉ báo của biến phụ thuộc (Cơ hội việc làm và Đặc điểm công việc).

Bảng 2.6 Danh sách các biến và chỉ báo

1 TG1 Tham gia vào các tổ chức Đảng, đoàn, HSV

2 TG2 Tham gia vào các câu lạc bộ, đội, nhóm sở thích trong Nhà trường

3 TG3 Tham gia các tổ chức nghề nghiệp do Nhà trường và Khoa tổ chức

4 TG4 Đi làm thêm trong quá trình học tập tại trường

II Các mạng lưới xã hội

1 ML1 Có người nhà làm chức vụ quan trọng trong các cơ quan tuyển dụng

2 ML2 Quan hệ với bạn bè, người thân

3 ML3 Quan hệ với thầy, cô

4 ML4 Quan hệ với các thành viên cùng tham gia mạng lưới

5 ML5 Có mối quan hệ thân thiết với những người có chức vụ trong xã hội

1 NT1 Niềm tin vào hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội

2 NT2 Tin tưởng vào hệ thống giá trị mang lại trong trường Đại học.

3 NT3 Niềm tin về chế độ an toàn XH

4 NT4 Phương pháp giảng dạy của giảng viên

5 NT5 Cách thức tuyển dụng của doanh nghiệp

IV Kết quả học tập và nghiên cứu

2 KQ2 Điểm trung bình tích lũy tốt nghiệp

4 KQ4 Xếp loại học lực trong bằng tốt nghiệp

1 KN1 Tham gia các khoá học kỹ năng mềm

2 KN2 Khả năng chịu áp lực công việc

3 KN3 Trình độ ngoại ngữ

4 KN4 Trình độ tin học

5 KN5 Kỹ năng phân tích và xử lý công việc

6 KN6 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh

7 KN7 Kỹ năng lập kế hoạch trong kinh doanh

1 HT1 Tiềm lực tài chính tốt

2 HT2 Gia đình có điều kiện kinh tế

3 HT3 Hỗ trợ của Nhà trường và Khoa trong tìm kiếm cơ hội việc làm

4 HT4 Các hoạt động hỗ trợ phi tài chính

VII Cơ hội việc làm

1 VL1 Không mất nhiều thời gian để tìm kiếm công việc.

2 VL2 Luôn có sự hỗ trợ trong tìm kiếm công việc.

3 VL3 Có nhiều kênh thông tin tìm kiếm công việc.

4 VL4 Hài lòng về công việc được đảm nhận sau khi tốt nghiệp trường Đại học.

VIII Đặc điểm công việc

1 CV1 Công việc phù hợp ngành đào tạo, chuyên môn ở trường.

2 CV2 Công việc có thu nhập hợp lý

3 CV3 Nơi làm việc sạch sẽ và đảm bảo yêu cầu.

4 CV4 Công việc có mức độ ổn định cao

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của nhóm tác giả

Kết quả điều tra được xử lý bằng chương trình SPSS 20.0 thông qua các bước sau đây:

Thứ nhất, đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronback Alpha>=0.7 và có hệ số tương quan biến tổng >= 0.3.

Thứ hai, kiểm định giá trị của thang đo bằng cách phân tích nhân tố khám phá EFA trong đó hệ số tải nhân tố > 0.5 Phương pháp rút trích nhân tố được sử dụng là phương pháp xoay các nhân tố Varimax.

Thứ ba, kiểm định lại độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronback Alpha sau khi đã loại bỏ các chỉ báo không phù hợp.

Thứ tư, phân tích tương quan và mô hình hồi quy bội.

X2: Các mạng lưới xã hội

X4: Kết quả học tập và nghiên cứu

Thứ năm, phân tích ANOVA nhằm kiểm định sự khác biệt của các nhóm giới tính đối với Cơ hội việc làm và Đặc điểm công việc của sinh viên Khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh sau khi tốt nghiệp.

Thứ sáu, thống kê mô tả dữ liệu.

2.4.3 Kết quả phân tích dựa trên chương trình SPSS

* Kiểm định độ tin cậy của các thang đo.

Từ thang đo đã được điều chỉnh qua nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện điều tra thử trên mẫu 546 cựu sinh viên để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua chỉ số Cronbach Alpha Trong số 546 phiếu điều tra thu về, có 359 phiếu có thể sử dụng, đạt 65.75% Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các biến đều đảm bảo yêu cầu (>0.7) Điều này chứng tỏ mức độ phù hợp của thang đo sử dụng trong nghiên cứu Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha if Item của chỉ báo TG4 là 0.820 > hệ số Cronbach’s Alpha của biến TG là 0.756, chỉ báo ML1 có hệ số Cronbach’s Alpha if Item là 0.801 > hệ số Cronbach’s Alpha của biến ML là 0.800, chỉ báo NT5 có hệ số Cronbach’s Alpha if Item là 0.895 > hệ số Cronbach’s Alpha của biến NT là 0.874 nên để tăng độ phù hợp, nghiên cứu tiến hành loại bỏ các chỉ báo TG4, ML1 và NT5.

Bảng 2.7 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronback Alpha

STT Biến Ký hiệu Hệ số Cronbach’s Alpha

2 Các mạng lưới xã hội ML 0.801

4 Kết quả học tập và nghiên cứu KQ 0.830

7 Cơ hội việc làm VL 0.827

8 Đặc điểm công việc CV 0.860

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích

* Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích EFA được tiến hành đối với cả các biến độc lập và các biến phụ thuộc Đối với các biến độc lập, quá trình phân tích được tiến hành 2 lần Kết quả của cả hai lần phân tích đều cho thấy hệ số tải nhân tố của tất cả các chỉ báo đều > 0.5 Tuy nhiên, ở lần thứ nhất, do không đảm bảo yêu cầu “Giá trị hội tu” (các biến quan sát hội tụ về cùng một nhân tố) và "Giá trị phân biệt" (các biến quan sát thuộc về nhân tố này phân biệt với nhân tố khác) nên các chỉ báo KN1, KN3, KN7, HT1, ML5 bị loại Kết quả phân tích lần thứ hai cho thấy các dữ liệu còn lại đủ điều kiện phân tích.

Bảng 2.8 Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập Phân tích

Hệ số tải nhân tố

Lần 1 0.872 0.000 66.199 Tất cả >0.5 Loại bỏ 5 chỉ báo

Lần 2 0.864 0.000 69.223 Tất cả >0.5 Đủ điều kiện phân tích

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích

Bảng 2.9 Ma trận xoay trong phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập (lần 2)

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích Đối với biến phụ thuộc là cơ hội việc làm của sinh viên, kết quả phân tích EFA cho thấy, hệ số KMO là 0.741 (>0.5), Sig của kiểm định Bartlett's là 0.000 (50%) Đối với là đặc điểm công việc, kết quả phân tích cho thấy, hệ số KMO là 0.766 (>0.5), Sig của kiểm định Bartlett's là 0.000 (50%) Đồng thời các chỉ báo của thang đo cơ hội việc làm và đặc điểm công việc đều nhóm thành 1 nhóm duy nhất, đảm bảo yêu cầu “giá trị hội tụ” của thang đo

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá và loại bỏ các chỉ báo không phù hợp, nghiên cứu tiến hành kiểm định lại giá trị Cronbach's Alpha, kết quả cho thấy hệ số này của các biến còn lại đều > 0.7, đảm bảo yêu cầu.

* Phân tích hệ số tương quan

Sau khi kiểm định độ tin cậy và giá trị của các thang đo, các nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình Giá trị nhân tố được kiểm định là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó.

Trước khi kiểm định mô hình, kiểm định hệ số tương quan Pearson được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bảng 2.10 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình

CV TG ML NT KQ KN HT

Cơ hội việc làm 0.728 ** 0.308 ** 0.393 ** 0.443 ** 0.631 ** 0.500 ** 0.481 ** Đặc điểm công việc 0.275 ** 0.258 ** 0.359 ** 0.565 ** 0.493 ** 0.520 **

Các mạng lưới xã hội 0.476 ** 0.390 ** 0.358 ** 0.406 **

Kết quả học tập và nghiên cứu 0.480 ** 0.466 **

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích

Kết quả phân tích tương quan cho thấy tất cả các biến đều có tác động độc lập đến cơ hội việc làm và đặc điểm công việc Đồng thời, giữa các biến có mối tương quan khá chặt với nhau.

* Phân tích mô hình hồi quy

(1) Phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến biến Cơ hội việc làm của sinh viên.

Kết quả phân tích ngoài trừ hai biến là Sự tham gia (có hệ số Sig = 0.052

>0.05) và Các mạng lưới xã hội (Sig = 0.490 >0.05) không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì tất cả các biến còn lại do đều có hệ số Sig 0.05 nên biến có thể kết luận biến Sự tham gia (0.119) không có sự tác động đến biến phụ thuộc

Biến Các mạng lưới xã hội với hế sô Sig là 0.013 (

Ngày đăng: 23/04/2023, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w