Những người theo cách tiếp cận này cho rằng, thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, người nghiên cứu sẽ hiểu đư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO
Giáo viên hướng dẫn : TS Phạm Thị Tân
Học viên thực hiện : Đỗ Trung Thành
Quảng Ninh – 2024
Trang 2Phân tích đặc điểm của hoạt động quản lý? Những thách thức của người quản lý (lãnh đạo) trong thế kỷ 21? Liên hệ thực tiễn nơi anh chị công tác?
Lãnh đạo, quản lý trong điều kiện xu thế phát triển của nước ta hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý vừa có tâm, có tầm và có tài Anh/chị hãy phân tích và chứng minh quan điểm trên?
BÀI LÀM
I Phân tích đặc điểm của hoạt động quản lý? Những thách thức của người quản lý (lãnh đạo) trong thế kỷ 21?
1.1 Các vấn đề chung về quản lý
1.1.1 Khái niệm
Do vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý đối với sự phát triển kinh tế, từ những năm 1950 trở lại đây đã xuất hiện rất nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết và thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau Có thể nêu ra một số cách tiếp cận sau
a Tiếp cận kiểu kinh nghiệm
Cách tiếp cận này phân tích quản lý bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm
mà thông thường là thông qua các trường hợp cụ thể Những người theo cách tiếp cận này cho rằng, thông qua việc nghiên cứu những thành công hoặc những sai lầm trong các trường hợp cá biệt của những nhà quản lý, người nghiên cứu sẽ hiểu được phải làm như thế nào để quản lý một cách hiệu quả trong trường hợp tương tự
b Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân
Cách tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân dựa trên ý tưởng cho rằng quản lý là làm cho công việc được hoàn thành thông qua con người và do đó, việc nghiên cứu nó nên tập trungvào các mối liên hệ giữa người với người
c Tiếp cận theo lý thuyết quyết định
Trang 3Cách tiếp cận theo lý thuyết quyết định trong quản lý dựa trên quan điểm cho rằng, người quản lý là người đưa ra quyết định, vì vậy cần phải tập trung vào việc ra quyết định Sau đó làviệc xây dựng lý luận xung quanh việc ra quyết định của người quản lý
d Tiếp cận toán học
Các nhà nghiên cứu theo trường phái này xem xét công việc quản lý trước hết như là một sự sử dụng các quá trình, ký hiệu và mô hình toán học Nhóm này cho rằng, nếu như việc quản lý như xây dựng tổ chức, lập kế hoạch hay ra quyết định là một quá trình logic thì nó có thể biểu thị qua các ký hiệu và các
mô hình toán học Vì vậy việc ứng dụng toán học vào quản lý sẽ giúp người quản lý đưa ra được những quyết định tốt nhất
e Tiếp cận theo các vai trò quản lý
Cách tiếp cận theo vai trò quản lý là một cách tiếp cận mới đối với lý thuyết quản lý thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu lý luận và các nhà thực hành Về căn bản, cách tiếp cận này nhằm quan sát những cái mà thực tế các nhà quản lý làm và từ quan sát như thế đi tới những kết luận xác định hoạt động (hoặc vai trò quản lý) là gì…
Từ những cách tiếp cận khác nhau đó, có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý
- Quản lý là hoạt động nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người khác
- Quản lý là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm đưa ra cácquyết định
- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những cộng
sự trong cùng một tổ chức
- Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục đích của tổ chức
- Hoặc đơn giản hơn nữa, quản lý là sự có trách nhiệm về một cái gì đó…
Trang 4Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, doanh nghiệp…) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong môi trường nhất định (khách thể quản lý)
Từ đó có thể đưa ra khái niệm, Quản lý là sự tác động cótổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượngvà khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất cácnguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ratrong điều kiện môi trường luôn biến động.
1.2 Đặc điểm của Quản lý
1.2.1 Quản lý là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể quản lý
Để có thể tiến hành có hiệu quả hoạt động quản lý, chủ thể quản lý (các tổ chức và các cá nhân làm nhiệm vụ quản lý) phải có quyền uy nhất định Quyền
uy của chủ thể quản lý bao gồm:
-Quyền uy về tổ chức hành chính
-Quyền uy về kinh tế-Quyền uy về trí tuệ
-Quyền uy về đạo đức
Một cơ quan quản lý mạnh, một nhà quản lý giỏi phải hội tụ cả 4 yếu tố quyền uy nêu trên
1.2.2 Quản lý là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý
Các quyết định quản lý bao giờ cũng được xây dựng và ban hành bời những tập thể và cá nhân những người quản lý cụ thể Trong khi đó, đối tượng quản lý (nền kinh tế, doanh nghiệp) tồn tại và vận động theo những quy luật khách quan Vì vậy, hiệu quả của các quyết định quản lý tùy thuộc vào năng lực nhận thức và vận dụng quy luật khách quan vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của chủ thể quản lý Từ đây đặt ra yêu cầu phải lựa chọn những người có đủ phẩm chất và năng lực tham gia quản lý ở tầm vĩ mô và tầm vi mô
1.2.3 Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược
Trang 5Quản lý được tiến hành nhờ có thông tin Thông tin chính là các tín hiệu mới được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt động quản lý (tức là cho cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý) Chủ thể quản lý muốn tác động lên đối tượng quản lý thì phải đưa ra các thông tin (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, …), đó chính là thông tin điều khiển Đối tượng quản lý muốn định hướng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể cung các đảm bảo vật chất khác để tính toán và tự điều khiển mình (nhằm thực thi mệnh lệnh của chủ thể quản lý) Vì vậy, quá trình quản lý là một quá trình thông tin
Đối với chủ thể quản lý, sau khi đã đưa ra các quyết định cùng các đảm bảo vật chất cho đối tượng quản lý thực hiện, thì họ phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện các quyết địnhcủa đối tượng quản lý thông quan các thông tin phản hồi (được gọi là các mối liên hệ ngược) của quản lý
Quá trình quản lý thường bị đổ vỡ vì các luồng thông tin phản hồi bị ách tắc (bị bóp méo, bị cắt xén, bị ngăn chặn)
1.2.4 Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề
a Quản lý là một khoa học
Nói quản lý là một khoa học vì quản lý có đối tượng nghiên cứu riêng là các mối quan hệ quản lý Quan hệ quản lý là quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong toàn bộ nền kinh tế cũng như từng linh vực riêng biệt Cácquan hệ quản lý mang tính chất kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý,tổ chức, hành chính, …
Quản lý có phương pháp luận nghiên cứu riêng và chung, đólà quan điểm triết học Mác – Lênin, quan điểm hệ thống và các phương pháp cụ thể: phân tích, toán kinh tế, xã hội học …
Tính khoa học của quản lý thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn Chỉ có nắm vững khoa học thì người quản lý mới có đầy đủ bản lĩnh, vững vàng trong mọi tình huống, nhất
là trong điều kiện đầy biến động và phức tạp của nền kinh tế thị trường
Trang 6Gọi là khoa học còn là kết quả của hoạt động nhận thức đòi hỏi phải có một quá trình, phải tổng kết rút ra bài học và không ngừng hoàn thiện Khoa học quản lý là những lí luận quản lý đã được hệ thống hóa Vì vậy, để quản lý có hiệu quả nhà quản lý phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ của mình
b Quản lý là một nghệ thuật
Hoạt động quản lý là một lĩnh vực thực hành, giống như mọilĩnh vực thực hành khác đều là nghệ thuật Đó là “bí quyết hànhnghề” Nó phụ thuộc vào từng nhà quản lý, vào tài năng, kinh nghiệm của họ Nghệ thuật quản lý cách giải quyết công việc trong điều kiện thực tại của tình huống mà lí luận quản lý và sách vở không chỉ ra hết được Nghệ thuật quản lý bao gồm nghệ thuật sử dụng phương pháp, công cụ quản lý, nghệ thuật dùng người, nghệ thuật giao tiếp ứng
xử, nghệ thuật sử dụng các mưu kế, kinh nghiệm của người xưa… Nghệ thuật
do kinh nghiệm tích lũy được và do sự mẫn cảm, tài năng của từng nhà quản lý Thực tiễn cho thấy, nếu nhà quản lý chỉ đơn thuần nắm vững lý thuyết quản lý
mà không nhanh nhạy xử lý các tình huống bằng tài nghệ của mình thì sẽ dẫn đến giáo điều, bảo thủ, bỏ lỡ thời cơ không đạt được hiệu quả cao trong công việc Ngược lại, nếu chỉ có nghệ thuật bằng kinh nghiệm và khả năngcủa mình
mà thiếu căn cứ khoa học và cơ sở thông tin thì mặc dù trong một số tình huống
có thẻ giải quyết nhanh chóng công việc, nhưng về cơ bản và lâu dài kết quả sẽ thiếu vững chắc và sẽ bó tay khi có những vấn đề cần giải quyết vượt ra khỏi tầm kinh nghiệm
Như vậy, trong quản lý cũng như các lĩnh vực thực hành khác, khoa học
và nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Khoa học càng tiến bộ thì nghệ thuật càng hoàn thiện Cóthể nói rằng, cho tới nay ngành khoa học làm cơ sở cho công tác quản lý còn khá sơ sài trong khi tình huống trong thực tế phải xử lý cực kỳ phức tạp buộc người quản lý phải vận dụng nhiều hơn tài năng, kinh nghiệm Thực trạng này đòi hỏi các nhà khoa học phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý để không ngường nâng cao tính khoa học của quảnlý Mặt khác, các nhà quản lý cần học tập và vận dụng kiến thứcquản lý để
Trang 7hoàn thiện hoạt động quản lý của mình, phải chú ý đúc rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại, rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống trong quản lý
c Quản lý là một nghề (Nghề quản lý)
Đặc điểm này đòi hỏi các nhà quản lý phải có tri thức quản lý qua tự học,
tự tích lũy và qua các quá trình được đào tạo ở các cấp độ khác nhau, hoặc ít nhất họ phải có các chuyên gia quản lý làm trợ lý cho họ Đồng thời nhà quản lý phải có niềm tin và lương tâm nghề nghiệp
1.3.1 Những thách thức của người quản lý (lãnh đạo) trong thế kỷ 21
Tầm nhìn Tầm nhìn hiểu theo cách đơn giản nhất là chỉ ra cơ hội tiếp theo của doanh nghiệp là gì Nhưng đây là thách thức quan trọng và khó khăn nhất Tầm nhìn của người quản lý không chỉ là chỉ ra cơ hội đó là gì mà điều cực
kỳ quan trọng và quyết định sống còn là cách nắm bắt và thực hiện cơ hội đó như thế nào Nếu không, cơ hội cũng sẽ vẫn chỉ là lý thuyết hoặc khẩu hiệu Quản lý sức mạnh tinh thần của nhân viên
Nguồn nhân lực được ví như là xương sống của doanh nghiệp Để thúc đẩy tinh thần làm việc, người quản lý cần phải tạo ra một văn hoá làm việc tích cực
Nhà lãnh đạo cần:
– Minh bạch: Không nên giấu các vấn đề đang xảy ra trong công ty, nếu
để nhân viên hoang mang về những thông tin không có thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất công việc
– Công nhận, khen thưởng: Là hình thức tạo động lực cống hiến Khi nhân viên cảm thấy được đánh giá cao, giá trị bản thân được nâng lên Góp phần nâng cao chất lượng trong công việc
– Tích cực lắng nghe phản hồi của nhân viên: Nhận phản hồi của nhân viên là một cách thúc đẩy tinh thần của nhân viên Khi bạn lắng nghe họ, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và tinh thần làm việc được nâng lên Và bạn cần phải
“hành động” dựa trên những phản hồi đó
Trang 8– Khích lệ nhân viên để tạo động lực cho nhân viên: Đây là cách giúp bạn truyền lửa cho nhân viên một cách nhanh chóng Có thể treo phần thưởng cho các task khó, các dự án hoàn thành vượt kỳ vọng để tạo động lực cho họ
a Xử lý xung đột và quản lý mâu thuẫn nội bộ
Đây là vấn đề khá nhạy cảm và đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tinh tế để nhận
ra vấn đề và giải quyết nhanh chóng Trong làm việc, bất hoà với đồng nghiệp là chuyện không thể tránh Nếu những mâu thuẫn đó diễn ra và phát triển trở thành bất đồng giữa các nhân viên thì vị sếp phải hành động nhanh chóng nhằm khôi phục được trạng thái ổn định nơi công sở
Hoà giải xung đột là một kỹ năng mà bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải
có với sự hiểu biết và thực hiện nghiêm túc Nếu chúng không được xử lý một cách triệt để, có thể ảnh hưởng đến văn hóa công sở và năng suất của tập thể
b Mang lại cơ hội phát triển
Đội ngũ nhân viên giỏi, phát triển thì nhà lãnh đạo phải giỏi Người lãnh đạo tài giỏi không chỉ giúp nhân viên đạt được cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp
mà còn đạt được thành công trong những lĩnh vực họ mong đợi Lãnh đạo cần chú trọng đến sự phát triển của tổ chức và các cá nhân Họ cần phát hiện tài năng, được bồi dưỡng, có định hướng cá nhân để phát triển theo con đường phù hợp nhất
c Nghệ thuật quan hệ
Việc xử lý và giải quyết các mối quan hệ sẽ là công việc thường ngày và đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của người quản lý Nghệ thuật quan hệ không phải để “được lòng mọi người” mà là tạo niềm tin ổn định
ở người khác Trong thực tế, có những mối quan hệ rất quan trọng mà người quản lý phải đối mặt và xử lý: quan hệ với cấp trên, cấp dưới, khách hàng, đối tác, doanh nghiệp bạn, quan hệ quốc tế , chưa kể những mối quan hệ “đời thường” khác Một thành công hay thất bại đôi khi chỉ từ một yếu tố tốt hay không tốt trong quan hệ Nói như thế không có nghĩa là chỉ quan hệ tốt mà không cần đến năng lực nhưng trong văn hóa Việt Nam chắc là còn lâu lắm việc
Trang 9ứng xử trong kinh doanh và quản lý chỉ thuần túy dựa trên công việc Nói là nghệ thuật vì nó khó thật, nhiều lúc không biết làm thế nào cho phải Ví dụ như ứng xử thế nào để vừa khẳng định được mình (vì mình là người quản lý) vừa không làm người khác phật lòng; hay trong quan hệ với khách hàng làm sao để thành công đến từ việc khách hàng “thích” mình (có yếu tố cá nhân) nhưng tin rằng phía sau mình là cả một tổ chức tốt (có yếu tố tập thể)
1.4.1 Thực tiễn tại Công ty Cảng - Chi nhánh Tổng công ty Đông Bắc
a Thực trạng Quản lý tại Công ty Cảng - CN Tổng công ty Đông Bắc
Công ty Cảng - CN Tổng công ty Đông Bắc có hơn 450 cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong đó có hơn 150 đồng chí là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, còn lại là lao động hợp đồng Do đó có sự khác biệt với nhau về chính sách, là một thách thức với người quản lý trong việc cân bằng giữa hai bên
b Hoạt động quản lý tại Công ty Cảng
- Công ty được phân ra làm 1 cơ quan hành chính văn phòng và 3 phân xưởng Các phòng ban, phân xưởng đều có Trưởng phòng, phó trưởng phòng, Quản đốc và phó quản đốc được phân công cụ thể công việc, chịu trách nhiệm cho từng đầu mục công việc
- Công ty thực hiện chính sách ăn ca trong ngày với chi phí 70.000đ/ người/ 3 bữa Trong đó: Công ty hỗ trợ 57.000đ, Công đoàn hỗ trợ 13.000đ
- Công ty cho phép nhân viên, người lao động giới thiệu bạn bè, người thân làm ứng viên trong các đợt tuyển dụng
- Công ty có sân bóng đá, sân cầu lông, bóng chuyền để người lao động giải trí sau những buổi làm việc mệt nhọc
- Công ty hàng năm tổ chức các buổi du lich, nghỉ dưỡng, giao lưu thể dục thể thao cho người lao động thêm gắn kết
Ta có thể thấy sự đãi ngộ của Công ty Cảng đối với nhận viên thật sự rất
“hào phóng”, những chính sách này đã mang lại cho cán bộ, CNVC, người lao
Trang 10động trong Công ty có trách nghiệm rất lớn trong công việc, tạo động lực giúp
họ phát huy khả năng của mình
II Lãnh đạo, quản lý trong điều kiện xu thế phát triển của nước ta hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý vừa có tâm, có tầm và có tài Anh/chị hãy phân tích và chứng minh quan điểm trên?
Lãnh đạo, quản lý trong điều kiện xu thế phát triển của nước ta hiện nay đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý vừa có tâm, có tầm và có tài Chữ “Tâm” của người lãnh đạo, quản lý là lòng nhiệt tình, là những khát vọng hướng tới “chân, thiện, mỹ”, luôn cố gắng rèn luyện bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
có tinh thần sẵn sàng nhường bước, ủng hộ những người tài năng hơn mình để
họ ra gánh vác việc nước, việc dân “Tâm” còn được thể hiện ở sự trong sáng về lối sống, thành thật, trung thực trong làm việc, không cơ hội, vụ lợi, biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, lợi ích của tập thể; khiêm tốn học hỏi, thực sự cầu thị; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, tương thân, tương ái lẫn nhau
Vì vậy, cái “Tâm” chính là gốc thiện, là phẩm giá, là lương tâm của con người Lương tâm, như nhà triết học Hy Lạp cổ đại Đêmôcrit nói - đó chính là
sự hổ thẹn với bản thân mình khi có ý nghĩ hay việc làm sai trái Do đó, người
có tâm sáng thì khi thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh
“Tâm” và “Tài” của người lãnh đạo, quản lý là hai mặt không tách rời nhau, là cơ sở, tiền đề của nhau, thúc đẩy lẫn nhau để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách con người Trong mối quan hệ đó thì tâm là "gốc”, là nền tảng của tài Đức định hướng lý tưởng, hành động vươn tới cái tài; còn tài là sự thể hiện của đức trong việc phục vụ phát triển đất nước Có tài mới phát huy được tâm, làm cho tâm càng cao, càng lớn hơn Không có tài thì mọi lý tưởng, hoài bão, khát vọng tốt đẹp cũng khó trở thành hiện thực
Đối với người lãnh đạo, quản lý hai mặt Tâm và Tài, Phẩm chất và Năng lực, không thể thiếu mặt nào, cũng không thể coi nhẹ mặt nào Tuy nhiên cương
vị càng cao càng đòi hỏi cái tầm rộng Cái tầm rộng đó của người lãnh đạo, quản