Mục đích là để hiểu hơn về mức độ nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, từ đó áp dụng những kiến thức và phương pháp thống kê đã được học vào quá trình phân tích cá
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
DỰ ÁN MÔN HỌC: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ
VÀ KINH DOANH CHỦ ĐỀ: KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
Trang 2DANH SÁCH PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Tên thành viên MSSV Tỷ lệ tham gia và hoàn thành dự án
1.Bùi Phan Diễm Quỳnh
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 Câu hỏi khảo sát kỹ năng tư duy phản biện 9 - 10 Bảng 3 Câu hỏi khảo sát kỹ năng làm việc nhóm 10 - 11 Bảng 4 Câu hỏi khảo sát nhận thức của sinh viên 11 Bảng 5 Bảng quy ước các khái niệm và thang đo nghiên cứu 15 Bảng 6 Phân phối tần số, tần suất theo Năm học 17 Bảng 7 Phân phối tần số, tần suất theo Giới tính 17
Bảng 9 Phân phối tần số, tần suất theo đánh giá kỹ năng giao tiếp 18 - 19
Bảng 10 Phân phối tần số, tần suất theo đánh giá kỹ năng tư duy phản biện của
Bảng 13 Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của các yếu tố được nêu ở phần
trên được tổng hợp trong bảng dưới đây
27 - 28
Bảng 15 Kết quả phân phối mẫu của 𝑥̅ & ước lượng trung bình tổng thể & ước
lượng tỷ lệ tổng thể của các nhân tố
32 - 35
Bảng 16 Bảng 16: Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng mềm 37 - 38
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 6 Biểu đồt hể hiện kỹ năng tư duy phản biện 21 Hình 7 Biểu đồ thể hiện kỹ năng làm việc nhóm 23 Hình 8 Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên UEH về kỹ năng mềm 25
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UEH University Economics Ho Chi Minh city
Trang 5TÓM TẮT
Nhu cầu cạnh tranh về việc làm ngày càng được đẩy mạnh và đang có dấu hiệu dư thừa
Và kỹ năng mềm cũng là một phần không thể thiếu cho sự thành công của mỗi cá nhân tại một công ty Những nhân viên mới- đối tượng sinh viên vừa tốt nghiệp, thì có nhiều khả năng thất bại hơn vì họ thiếu các kỹ năng mềm như khả năng sáng tạo, trí tuệ cảm xúc và động lực Chính vì thế, bên cạnh kiến thức chuyên môn, các nhà tuyển dụng ngày càng bị thu hút bởi những ứng viên sở hữu kỹ năng mềm tốt Do đó, kỹ năng mềm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thị
trường lao động hiện đại Và đó cũng chính là lý do chúng em chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VỀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN UEH VỀ KỸ NĂNG MỀM CHO VIỆC LÀM” Mục đích là để hiểu hơn về mức độ nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ
năng mềm, từ đó áp dụng những kiến thức và phương pháp thống kê đã được học vào quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được để đưa ra kết luận cũng như đề xuất những phương hướng tối
ưu hơn trong việc nâng cao nhận thức cũng như trang bị kỹ năng mềm cho cộng đồng sinh viên
để chuẩn bị cho công việc của mình trong tương lai
Vì đây là lần đầu tiên chúng em có cơ hội hợp tác thực hiện một dự án tiểu luận áp dụng kiến thức thuộc bộ môn Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh nên không khó tránh khỏi những thiếu sót không đáng có Dù vậy, nhóm em đã cố gắng thực hiện dự án một cách chỉn chu và nghiêm túc nhất có thể Và chúng em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Sĩ đã tận tình giải đáp, hỗ trợ về mặt kiến thức trong quá trình học tập để chúng em có thể thực hiện nghiên cứu đề tài này một cách tốt nhất
Trang 6
CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU
THỐNG KÊ
1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng thì yêu cầu của các nhà tuyển dụng đối với người lao động được đặt ra ngày càng khắt khe Những yêu cầu đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi kiến thức chuyên ngành mà còn bao gồm cả
kỹ năng sống, sự nhanh nhạy trong xử lý công việc, cũng như sử dụng thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin, Điều này đã và đang đặt ra những khó khăn, thách thức cho tất cả sinh viên vừa tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc cũng như các kỹ năng sống và kỹ năng làm việc Kiến thức chuyên ngành mà sinh viên được trang bị trong quá trình học tập tại trường đại học là điều kiện cần, tuy nhiên vẫn chưa phải là điều kiện đủ để làm hành trang cho sinh viên có thể bước ra giảng đường để tìm kiếm những công việc như mong muốn Vậy có thể nói kỹ năng mềm chính là một vũ khí tối thượng mà lực lượng sinh viên cần rèn luyện và học tập để chuẩn bị cho công việc của mình trong tương lai Bàn về mặt công việc, kỹ năng mềm giúp gia tăng hiệu suất công việc, tăng cường khả năng thích nghi, tư duy logic,… Bàn về mặt cuộc sống, có kỹ năng mềm sẽ giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng các mối quan hệ bền chặt, độc lập phát triển bản thân,… Có rất nhiều kỹ năng mềm mà một người cần chuẩn bị trong cuộc sống, đặc biệt đối với đối tượng sinh viên càng phải nhận thức được những lợi ích của kỹ năng mềm để có sự chuẩn bị kỹ càng cho công việc tương lai của mình Chính vì thế, nhóm chúng em đã lựa chọn ra 03 kỹ năng tiêu biểu nhất để khảo sát và vận dụng thống kê để phân
tích mức độ nhận thức về kỹ năng mềm của cộng đồng sinh viên UEH: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng làm việc nhóm
Mục đích của việc nghiên cứu là để hiểu hơn về mức độ nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, từ đó áp dụng những kiến thức và phương pháp thống kê đã được học vào quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được để đưa ra kết luận cũng như đề xuất những phương hướng tối ưu hơn trong việc nâng cao nhận thức cũng như trang bị kỹ năng mềm cho cộng đồng sinh viên để chuẩn bị cho công việc của mình trong tương lai
2 Phát biểu vấn đề nghiên cứu
2.1 Câu hỏi nghiên cứu:
● Sinh viên UEH nên bắt đầu dành thời gian cho việc hình thành kỹ năng mềm cho việc làm từ năm bao nhiêu? Hoạt động đó nên chiếm bao nhiêu phần trăm lượng hoạt động của cả ngày/ cả tuần?
● Ưu và nhược điểm trong việc nhận thức sớm về kỹ năng mềm cho việc làm?
● Mục đích cụ thể trong việc hình thành kỹ năng mềm sớm trong cộng đồng sinh viên UEH? Sinh viên UEH đã đạt được những mục đích ấy trong nhận thức và hành động chưa?
● Một cách tổng quát, sinh viên UEH có hài lòng về kỹ năng mềm hiện tại của bản thân cho việc làm hay chưa?
● Trong tương lai, xu hướng định hướng/ nhận thức về kỹ năng mềm ở sinh viên UEH sẽ thay đổi như thế nào
Trang 73.2 Mục tiêu cụ thể:
● Phân tích nhu cầu sử dụng và mức độ nhận thức của sinh viên UEH về tầm quan trọng của kỹ năng mềm cho việc làm
● Các yếu tố tác động đến nhận thức về kỹ năng mềm cho việc làm
● Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên UEH
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh (UEH) Đây là một trong những nhân tố quan trọng, là nguồn lực tiềm năng góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế sau này
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Phạm vi về thời gian
Thời gian để thực hiện nghiên cứu là có giới hạn nên các số liệu thu thập được trong
khoảng 05 ngày Bắt đầu từ ngày 18/04/2024 và kết thúc với 138 chỉ tiêu ngày 23/04/2024
5 Nguồn số liệu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên nguồn dữ liệu khảo sát được từ cộng đồng sinh viên UEH qua các nhóm trên mạng xã hội của trường UEH
Trang 86 Nội dung nghiên cứu:
NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT MỨC NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN UEH VỀ KĨ NĂNG MỀM CHO VIỆC LÀM/ SURVEY ON UEH STUDENTS’ AWARENESS OF SOFT SKILLS FOR EMPLOYMENT
6.1 Giới thiệu bản thân
Giới tính của bạn là gì?
Bạn thuộc khoa nào, khóa bao nhiêu?
Bạn là sinh viên năm mấy?
6.2 Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Bảng 1: Câu hỏi khảo sát kỹ năng giao tiếp
Câu hỏi khảo sát
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng
ý
Hoàn toàn đồng ý
Tôi có thể giao tiếp tốt tùy theo nhu cầu trong
nhiều tình huống khác nhau
Tôi có thể nói lưu loát trước đám đông
Tôi có thể phân biệt giữa sự thật hiển nhiên
và quan điểm cá nhân ( khi trình bày ý
tưởng)
Tôi có thể giải thích chi tiết khi thuyết trình
dựa trên những nội dung quan trọng trong
slide khi thuyết trình
Tôi có thể trả lời chính xác các câu hỏi trong
buổi phỏng vấn
Tôi có thể xử lý các hoạt động đàm phán hiệu
quả với nhiều bên khác nhau
Trang 9Tôi luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự khi nói
chuyện trực tiếp hoặc giao tiếp trên môi
trường ảo với bạn bè và cộng đồng
\
Bảng 2: Câu hỏi khảo sát kỹ năng tư duy phản biện
Câu hỏi khảo sát
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng
ý
Hoàn toàn đồng ý
Tôi có thể làm rõ quan điểm của mình nếu
người khác không ủng hộ ý kiến của tôi
Tôi có thể rút ra kết luận bằng các ví dụ để
hỗ trợ cho ý tưởng của mình
Tôi có thể tìm kiếm bằng chứng để phân biệt
sự thật và quan điểm
Tôi có thể tách biệt sự thật chắc chắn khỏi
quan điểm thông thường
Tôi có thể hiểu được các quan điểm cách giải
thích và góc nhìn khác
Tôi có thể hiểu ngôn ngữ mà người khác sử
dụng để trình bày ý tưởng của họ
Tôi có thể xem xét sự logic trong cách họ
trình bày ý tưởng của mình
Trang 10Bảng 3: Câu hỏi khảo sát kỹ năng làm việc nhóm
Câu hỏi khảo sát
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng
ý
Hoàn toàn đồng ý
Khi tôi làm việc theo nhóm, tôi hoàn thiện
phần việc của mình đúng hạn
Khi tôi làm việc theo nhóm, tôi có thể thay
đổi quyết định dựa trên thông tin mới
Khi làm việc theo nhóm, tôi biết cách cân
nhắc tầm quan trọng đối với các vấn đề
khác nhau
Khi tôi làm việc theo nhóm, tôi chủ động
tương tác với các thành viên khác trong
nhóm
Khi làm việc theo nhóm tôi dễ dàng thích
nghi với những điều kiện và nhu cầu khác
nhau
Khi tôi làm việc theo nhóm tôi dễ xảy ra
xung đột
Khi làm việc theo nhóm, tôi phân công
nhiệm vụ theo khả năng của từng thành viên
trong nhóm
Khi tôi làm leader, tôi lãnh đạo, huy động
và phân bổ nguồn lực lẫn công việc để
nhóm đạt hiệu quả cao
Trang 11Bảng 4: Câu hỏi khảo sát nhận thức của sinh viên
Câu hỏi khảo sát
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Trung lập
Đồng
ý
Hoàn toàn đồng
ý
Tôi tin rằng kỹ năng mềm là cần thiết cho
quá trình học tập
Tôi thích học kỹ năng mềm
Tôi sẵn sàng đăng ký các khóa học kỹ năng
mềm ngay cả khi trường đại học không bắt
buộc
Tôi coi mình là có được thêm giá trị khi tôi
có thêm các kỹ năng mềm
Tôi có thể có được công việc tốt hơn nếu tôi
trang bị cho mình những kỹ năng mềm
Tôi tin rằng ngày nay kỹ năng mềm thực sự
được các nhà tuyển dụng yêu cầu
Tôi cũng tin rằng kỹ năng mềm rất quan
trọng để phát triển nghề nghiệp
Tôi nghĩ kỹ năng mềm là kỹ năng phải có
chứ không chỉ là kỹ năng tốt nhất nên có
Trang 126.3 Link Form nghiên cứu: NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT MỨC
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN UEH VỀ KỸ NĂNG MỀM CHO VIỆC LÀM: LINK
7 Kết cấu đề tài
Dự án này được chia thành 5 chương:
● Chương 1: Giới thiệu về dự án nghiên cứu thống kê
● Chương 2: Phương pháp thực hiện
● Chương 3: Kết quả và thảo luận
● Chương 4: Hạn chế
● Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Trang 13CHƯƠNG II – PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu này có thể giúp khắc phục những hạn chế của từng phương pháp và thu thập được dữ liệu toàn diện và chính xác hơn
=> Kết luận: Từ dự án sẽ giúp cho người đọc biết rõ được tầm quan trọng của kỹ năng mềm
trong môi trường làm việc, cũng như đánh giá được khả năng của mình thông qua 03 kỹ năng là
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm:
● Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills): là khả năng sử dụng ngôn ngữ (lời nói, chữ
viết) và phi ngôn ngữ (biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể) để truyền tải thông tin, ý tưởng
● Kỹ năng tư duy phản biện (Critical Thinking): là khả năng phân tích, đánh giá và đánh
giá thông tin một cách logic và khách quan
● Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork Skills): là khả năng hợp tác và tương tác hiệu quả
với các thành viên khác trong một nhóm để đạt được mục tiêu chung
2 Các nghiên cứu trước đây
Một số dự án nghiên cứu trước đây cũng từng đề cập đến vấn đề: KỸ NĂNG MỀM TRONG VIỆC LÀM:
● Theo nghiên cứu của Đại học Harvard: cho thấy những người có kỹ năng mềm tốt
kiếm được nhiều tiền hơn những người có kỹ năng mềm kém Trung bình, những người
có kỹ năng mềm tốt kiếm được nhiều hơn 20.000 USD mỗi năm so với những người có
kỹ năng mềm kém
● Theo nghiên cứu của Viện Manpower: cho thấy 75% nhà tuyển dụng cho biết họ gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm ứng viên có kỹ năng mềm tốt
● Theo nghiên cứu của LinkedIn: cho thấy 91% người lao động tin rằng kỹ năng mềm là
quan trọng để thăng tiến trong sự nghiệp
Từ các dự án nghiên cứu trên, ta có thể thấy tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong việc làm nói riêng và trong đời sống nói chung Chính vì thế, việc hình thành sớm kỹ năng mềm cần được chú trọng và phát huy hơn nữa Nghiên cứu này của chúng em sẽ đưa ra những số liệu thống kê và phân tích, để từ đó góp phần điều hướng/chi phối tích cực về nhận thức của sinh viên UEH hiện nay về kỹ năng mềm, nhằm đưa nền kinh tế, cuộc sống đạt giá trị cao hơn ngày nay
Trang 143 Mô hình nghiên cứu
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
3.1 Mục tiêu của dữ liệu
M Mục tiêu của việc lập bảng khảo sát, thu thập dữ liệu là để đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên UEH về tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Từ đó có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức của sinh viên UEH về kỹ năng mềm cũng như những kỹ năng mềm nào sinh viên cần học tập và rèn luyện để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Đồng thời, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên UEH
Dữ liệu được thu thập gián tiếp từ các sinh viên Đại học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh ở tất cả
các khóa thông qua biểu mẫu khảo sát trực tuyến
Đối tượng thu thập dữ liệu: Sinh viên UEH ở tất cả các khóa
Giới tính: Nam/ Nữ
Thời gian khảo sát: khảo sát được thực hiện từ ngày 18/04/2024 - 23/04/2024
Cách thu thập: Điền biểu mẫu khảo sát trực tuyến
Bảng 5: Bảng quy ước các khái niệm và thang đo nghiên cứu
Trang 15STT Tên biến Định nghĩa Thang đo Nguồn lấy biến
1 Năm học Thuật ngữ chỉ năm mà cá nhân đó đang theo học Thứ bậc
Khảo sát về nhận thức của sinh viên UEH
về kỹ năng mềm
3 Khóa
Thuật ngữ chỉ năm mà cá nhân đó trúng tuyển vào trường
Thứ bậc
4 Đánh giá kỹ năng giao
tiếp của bản thân
Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, hoàn toàn đồng ý Thứ bậc
5 Đánh giá kỹ năng tư duy
phản biện của bản thân
Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, hoàn toàn đồng ý
Thứ bậc
6 Đánh giá kỹ năng làm
việc nhóm của bản thân
Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, hoàn toàn đồng ý
4.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu sau khi đã được thu thập từ biểu mẫu khảo sát trực tuyến sẽ được nhập và máy tính
Từ đó dữ liệu được nhập và được xử lí, phân tích
Trang 164.3 Phương pháp thống kê mô tả
Dữ liệu sau khi được xử lí, phân tích sẽ được tổng hợp và trình bày thành các biểu đồ, bảng,
đồ thị để cho người đọc có thể dễ dàng quan sát, tiếp thu rõ ràng hơn
4.4 Phương pháp thống kê suy diễn
Dữ liệu được ước lượng, đưa ra giả thuyết, sau đó tiến hành kiểm tra dữ liệu xem xét tính đúng/sai của giả thuyết Từ đó bác bỏ giả thuyết sai và đưa ra kết luận
4.5 Phương pháp dự báo
Từ mô hình chuỗi thời gian rút ra tính xu hướng của mô hình đó Áp dụng hồi quy xu hướng tuyến tính để rút ra đặc điểm của mô hình chuỗi thời gian đó và từ đó dữ báo cho các năm tiếp theo
5 Độ tin cây và độ giá trị
5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy và chính xác của dữ liệu thu thập:
Mẫu dữ liệu cần phản ánh đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, tránh sai lệch do lựa chọn mẫu không phù hợp
Quá trình thu thập dữ liệu cần được giám sát và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính chính xác và nhất quán
Bảng khảo sát gồm nhiều yếu tố liên quan đến đề tài dự án
Kiểm tra dữ liệu: Dữ liệu cần được kiểm tra kỹ lưỡng để loại bỏ các sai sót, mâu thuẫn và
dữ liệu thiếu sót
Tổ chức đồng nhất, trung thực trong việc trả lời câu hỏi
5.2 Cách đề phòng và khắc phục:
Bảng khảo sát được trình bày rõ ràng, đẹp mắt, thu hút được sự quan tâm của sinh viên
Đưa ra các câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, độc lập với nhau
Đưa ra nhiều câu hỏi để đánh giá đề tài một cách đúng nhất
Kiểm tra và làm sạch dữ liệu: Loại bỏ các dữ liệu thiếu sót, sai sót, trùng lặp hoặc không phù hợp
Trang 17CHƯƠNG III – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Kết quả phân tích
1.1 Phương pháp thống kê mô tả
Bảng 6: Phân phối tần số, tần suất theo Năm học
và 3%
Bảng 7: Phân phối tần số, tần suất theo Giới tính
Giới tính Tần số Tần suất
Từ biểu đồ trên có thể thấy nhóm nữ chiếm hơn ¾ trên tổng số người khảo sát (104 nữ
làm khảo sát) trong khi nhóm nam chỉ có 24,6% tham gia khảo sát (34 nam làm khảo sát)
Bảng 8: Phân phối tần số, tần suất theo Khoá
Hình 2: Biểu đồ phân phối theo năm học
Hình 3: Biểu đồ phân phối theo giới tính
Trang 18Khoá Tần số Tần suất K49 124 0,899
và các sinh viên khóa khác lần lượt chiếm tỉ trọng rất thấp 3%, 5% và 2%
Bảng 9: Phân phối tần số, tần suất theo đánh giá kỹ năng giao tiếp
không đồng ý
Không đồng ý Trung lập Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Thuyết trình lưu loát 9 0.07 34 0.25 49 0.36 30 0.22 16 0.1 138 1
Phân biệt sự thật hiển
nhiên và quan điểm cá
Trang 19vấn
Đàm phán hiệu quả 8 0.06 20 0.14 64 0.46 28 0.2 18 0.14 138 1 Ngôn ngữ lịch sự 8 0.06 10 0.07 34 0.25 39 0.28 47 0.34 138 1
Nhận xét: Nhìn chung, sự phân bố của các khả năng giao tiếp ở hầu hết sinh viên UEH là không
đồng đều nhưng chúng vẫn có xu hướng tích cực:
● Khả năng giao tiếp ở sinh viên UEH hầu như chỉ ở mức trung bình chiếm 39% (tức
chưa tự tin vào khả năng giao tiếp của bản thân) Chỉ 29% là tự tin với khả năng giao tiếp của bản thân và 14.5% là hoàn toàn tự tin, gấp hơn 2 lần so với số lượng sinh viên hoàn toàn không tự tin Chung quy lại, vẫn có xu hướng tích cực ở kỹ năng này
● Khả năng thuyết trình trước đám đông có xu hướng phân bổ ít phân tầng hơn so với
khả năng giao tiếp trên Ở mức trung bình vẫn chiếm đa số 35.5%, chiếm thứ 2 là 24.6% lượng sinh viên không mấy tự tin vào khả năng thuyết trình của mình Nhưng ở mức 4, 5
là tự tin và hoàn toàn tự tin vẫn đạt ở mức khá cao lần lượt là 21.7% và 11.6%
● Khả năng phân biệt sự thật hiển nhiên và quan điểm cá nhân chiếm ưu thế cao đối
với sinh viên UEH Cao nhất là 42% ở mức tự tin, tiếp đến là 30.4% ở mức trung lập và 20.3% là hoàn toàn tự tin, cuối cùng là thấp nhất với 2.9% là hoàn toàn không tự tin
● Khả năng phân tích nội dung chiếm cao nhất ở mức trung bình 42.8% Mức tự tin và
hoàn toàn tự tin cũng duy trì ở mức cao lần lượt là 26.1% và 18.1%
● Khả năng vấn đáp chiếm cao nhất ở mức trung bình 51.4%, gấp hơn 17 lần so với mức
độ thấp nhất là hoàn toàn không tự tin chiếm 2.9%
Hình 5: Biểu đồ thể hiện kỹ năng giao tiếp
Trang 20● Khả năng đàm phán đạt 46.4% cao nhất ở mức trung bình Còn các mức độ còn lại có tỉ
lệ không chênh lệch nhau quá nhiều Ở mức không tự tin chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5.8%,
● Việc sử dụng ngôn ngữ lịch sự chiếm mức độ khá cao từ trung bình đến hoàn toàn tự
tin, cao nhất là 34.1% và thấp nhất là 5.8%
=> Tóm lại, tuy sự tự đánh giá mức độ nhận thức của bản thân về kỹ năng giao tiếp ở sinh viên
UEH ở mức trung lập khá cao nhưng nhìn chung các tỉ lệ ở từng mức độ tự tin và hoàn toàn tự
tin vẫn có xu hướng tăng tích cực
Bảng 10: Phân phối tần số, tần suất theo đánh giá kỹ năng tư duy phản biện của bản thân
KỸ NĂNG TƯ DUY
PHẢN BIỆN
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
TỔNG Hoàn toàn
không đồng
ý
Không đồng ý Trung lập Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Tần
số
Tần suất
Làm rõ quan điểm của
Hiểu các quan điểm và
cách giải thích đa chiều 3 0,022 18 0,13 40 0,29 54 0,391 23 0,167 138 1
Hiểu ngôn ngữ trình bày
của người khác 4 0,029 13 0,094 47 0,341 57 0,413 17 0,123 138 1
Xem xét sự logic trong
cách trình bày của người
khác
3 0,022 6 0,043 55 0,399 51 0,37 23 0,167 138 1
Trang 21Nhận xét: Đa số các kỹ năng đều có phân bố điểm số tương đối đều đặn giữa các mức độ đồng
ý, trung lập và không đồng ý
● Làm rõ quan điểm của mình khi bị phản bác: Kỹ năng này được đánh giá cao nhất với
tỷ lệ hoàn toàn đồng ý đến 18,8% so với các kỹ năng khác Điều này cho thấy sinh viên
có khả năng tự tin bày tỏ quan điểm của mình, ngay cả khi họ gặp phải sự phản đối
● Đưa ra các ví dụ để hỗ trợ cho ý tưởng và từ đó rút ra kết luận: Kỹ năng này cũng
được đánh giá cao chiếm đến 18,1% mức độ hoàn toàn đồng ý Điều này cho thấy sinh
viên có khả năng sử dụng bằng chứng để củng cố cho lập luận của mình
● Tìm bằng chứng phân biệt sự thật và quan điểm: Kỹ năng này được đánh giá ở mức
trung bình, nó chỉ chiếm 13,8% mức độ hoàn toàn đồng ý trong khi ở mức độ trung lập
chiếm đến 38,4% Điều này cho thấy sinh viên có thể nhận biết được sự khác biệt giữa sự thật và quan điểm, nhưng họ vẫn cần rèn luyện khả năng tìm kiếm bằng chứng để chứng minh cho lập luận của mình
● Tách biệt sự thật chắc chắn khỏi quan điểm thông thường: Kỹ năng này được đánh
giá ở mức thấp, có đến 60 người chọn mức độ trung lập(43,5%) trong khi mức độ hoàn
toàn đồng ý chỉ chiếm 11,6% Điều này cho thấy sinh viên có thể phân biệt được sự thật khỏi quan điểm, nhưng họ vẫn cần rèn luyện khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau
● Hiểu các quan điểm và cách giải thích đa chiều: Kỹ năng này cũng được đánh giá ở
mức trung bình, nhưng so với các kỹ năng khác thì kỹ năng này chiếm tỷ lệ đồng ý với
hoàn toàn đồng ý cao nhất( chiếm 55,8%) Điều này cho thấy sinh viên có thể hiểu được quan điểm của người khác, nhưng họ vẫn cần rèn luyện khả năng nhìn nhận vấn đề từ
nhiều góc độ khác nhau
● Hiểu ngôn ngữ trình bày của người khác: Kỹ năng này được đánh giá ở mức trung
bình, đa số mọi người đều chọn mức độ đồng ý (57 người chọn), hoàn toàn đồng ý chỉ
chiếm 12,3%(17 người chọn) đi kèm với đó vẫn còn tồn tại một số ít không thạo về kỹ
Hình 6: Biểu đồ thể hiện kỹ năng tư duy phản biện