1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Nhân tố tác động tới hành vi mua sắm trên sàn thương mại điện tử của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

123 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân Tố Tác Động Tới Hành Vi Mua Sắm Trên Sàn Thương Mại Điện Tử Của Sinh Viên
Tác giả Trịnh Đức Hiếu
Người hướng dẫn TS. La Thị Thắm
Trường học Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 18,74 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu tong quát Mục tiêu chung của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinhviên Đại học

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TEKHOA KINH TE CHÍNH TRI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NHAN TO TAC DONG TOI HANH VI MUA SAMTREN SAN THUONG MAI DIEN TU CUA SINH VIEN

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TS.LA THỊ THÁM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRINH ĐỨC HIẾU

LỚP : QH-2019E KINH TẾ 3

HỆ : CHẤT LƯỢNG CAO

Hà Nội - Tháng 10 Năm 2023

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TEKHOA KINH TE CHÍNH TRI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

NHAN TO TAC DONG TOI HANH VI MUA SAMTREN SAN THUONG MAI DIEN TU CUA SINH VIEN

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI

GIANG VIEN HUONG DAN : TS.LA THỊ THÁM

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRINH ĐỨC HIẾU

LỚP : QH-2019E KINH TE 3

HỆ : CHẤT LƯỢNG CAO

Hà Nội - Tháng 10 Năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠNSau quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn chỉnh bản luận

văn tốt nghiệp của Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội Để có

được kết quả ngày hôm nay, bên cạnh nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ rất nhiều đến từ các cá nhân và tổ chức như sau:

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể quý thầy cô giáo Trường

đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh

tế chính trị đã luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quãng

thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS La Thị Thắm đã hướng dẫn và

giúp đỡ để tôi hoàn thành bản luận văn này

Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, đồng nghiệp,

bạn bè đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất dé tôi hoàn thành được

bài khoá luận tốt nghiệp này

Sinh viên thực hiện

Trịnh Đức Hiếu

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài -c 2222222111111 rrrrrrrrrrrer 1

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và pham vi nghiên cứu -vvvvveccccrrererrrr 3

4 Cấu trúc của để tài nHnHHrerhhhhrre 4

5 Đóng góp của đề tài "CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝLUẬN VE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài

1.1.2 Tổng quan tài liệu trong HƯỚC 22552cc5222Svcerrctcvvvrerrrrrrrvee 7 1.1.3 Khoáng trong nghiên cứn -ccccccccccccccccrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 8

1.2 Một số khái niệm liên quan

1.2.1 Khái niệm “mua sắm trực tHyỄw” -c5cccccccccccceeeecee TÚ

1.2.2 Khái niệm “thương mại điện tiử'” - o-SĂccsceeeeeerererree 11

1.2.3 Khái niệm “hành vi người tiêu dùng ” 5c cccccccecceesee 12

1.2.4 Khái niệm hành vi người tiêu dùng trực tuyến 121.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong phân tích hành vi người tiêu

“` 13

Trang 5

1.3.2 Lý thuyết chấp nhận công nghệ -7cccccccvvccccccccee 141.3.3 Lý thuyết hành vi có kế hoạch

1.3.4 Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ - 161.4 Sự phát triển của thương mại điện tir

1.4.1 Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới

1.4.2 Sự phát triển của thương mại điện tử tai Việt Nam 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 282.1 Thiết kế nghiên cứu

2.2 Giá thuyết nghiên cứu

2.2.1 Biến “nhận thức về sự hiữu ích” . -cccccccc-sssseese v BO2.2.2 Biến “nhận thức dé sử dụng ” -cccccccccccccrrrrrrtrrrrrrrrvev 312.2.3 Biến “nhận thức về rủi ro” -: -2222ccvvvvvvvveceeritrrttrrrrrrrrvev 32

2.2.4 Biến “niềm tin”

2.2.5 Biến “Sự nhận biẾt về giá” -cc5cccvvcccrverrrrirrrrrirrrrrrrrvev 332.2.6 Biến “chuẩn chủ q4H” -:+:2222222SSSS22vvvverrrrrrrttrrrrrrrrver 34

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuẤt 2 ©2E2++ztet22vvzrrrrrrrre 34

2.4 Thang đo đề xuất

2.5 Phương pháp thu thập sô

2.5.1 Phương pháp thu thập

2.5.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp -c-c +2.5.3 Phương pháp phân tích số liệu -. -ccccccccz£cccccccccccc+ 39CHƯƠNG 3: KET QUA NGHIÊN CỨU -c-¿c52222sccccccre 41

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát -+2 41

3.3 Các nhân tố tác động đến hành vi mua sắm trên sàn thương mại điện

tử của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của các thang đo - -:-ccccccccccc55+ 44

3.3.2 Phân tích nhân tô khám phá (EF⁄) -. cccccccccccc+ 46

Trang 6

3.3.3 Phân tích hồi quy tuyến tinh

CHƯƠNG 4: DE XUẤT KIÊN NGHỊ GIẢI PHÁP - 63

KET LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

200002077 69

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Doanh thu các sàn thương mại điện tử Việt Nam, 2018-2023 2

Hình 1 1: Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ - TAM 15Hình 1 2: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB

Hình 1 3: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bán lẻ TMĐT toàn cầu, chia theo khu

vực năm 2022

Hình 1 4: Tỷ lệ người dùng Internet mua sắm trực tuyến hàng tuần tại cácquốc gia 22

Hình 1 5: Dự báo về các sàn thương mại điện tử tai Việt Nam năm 2023 24

Hình 1 6: Thời gian trung bình truy cập Internet của người dân các quốc gia

ww) Hình 1 7: Quy mô kinh tê Internet Việt Nam năm 2021, 2022 và dự báo 2025

Hình 2 1: Sơ đô nghiên cứu

Hình 2 2: Mô hình nghiên cứu dé xuât ¿- «+ ++ec+xerxexerxerxeree 35

Hình 3 1: Đồ thị tần số phần dư chuẩn hóa -:-ccccccc++ 55Hình 3 2: Đồ thị phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot

Hình 3 3: Dé thị Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyên tính 57

Trang 8

Bang 2 1: Biến quan sát và thang đo đề xuất

DANH MỤC BẢNG

Bang 3 1: Đặc điểm chung của các đối tượng khảo sát -: 4IBảng 3 2: Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo

Bang 3 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập (lần 1) 47

Bang 3 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập (lần 2) 49

Bảng 3 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 51Bảng 3 6: Kết quả phân tích tương quan 52

Bang 3 7: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính -+ 33

Bang 3 8: Hệ số hồi quy chuẩn hoa

Bang 3 9: Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu 62

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

ITMĐT Thương mại điện tử

(TAM (Technology Acceptance Model

(TPB Theory of Planned Behavior

TAUT {Technology Acceptance and Usage Theory

Trang 10

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Thương mại điện tử (TMĐT) đã không còn là một khái niệm xa lạ trên

thế giới Từ sự bùng nổ của Amazon tại Mỹ, Alibaba tại Trung Quốc, đếnRakuten tại Nhật Bản, TMĐT đã thay đổi hoàn toàn bức tranh kinh tế toàncầu Các nghiên cứu dự báo cho thay, trong vài năm tới, lượng giao dịch trực

tuyến sẽ chiếm lên tới hơn một nửa tổng lượng giao dịch trên toàn thế giới.

Điều này chứng minh rằng, TMĐT không chỉ là xu hướng mà đã và đang trởthành một phần không thể thiếu của nền kinh tế thế giới

Khả năng và tầm ảnh hưởng của TMĐT trong kết nối doanh nghiệp với

khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả và vượt qua mọi rào cản vềkhông gian hay thời gian là không thể phủ nhận TMĐT đã mở ra một kỷ

nguyên mới cho thế giới kinh doanh, nơi mọi thứ đều dễ đàng, tiện ích và linh

hoạt hơn bao giờ hết Thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểmsáng trong phát triển kinh tế số với tốc độ tăng trưởng cao (20%) năm 2022

Dự kiến con số này sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tăng khoảng 4 tỷUSD, tăng 25% so với năm trước Nếu như năm 2018, doanh thu thương mạiđiện tử B2C Việt Nam mới chi đạt khoảng 8 ty USD, thi đến năm 2019, đãvượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD) Doanh thu tiếp tục tăng lên 11,8 ty

USD vào năm 2020 Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) năm 2022

đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu

dùng của cả nước.

Trang 11

125%

2018 2019 2020 2021 2022 2023

mm Doanh thuB2C +» Tỷ lệ tăng trưởng

Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam năm 2018 - 2023 (tỷ USD)’

Hình 1: Doanh thu các sàn thương mại điện tử Việt Nam, 2018-2023

(Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023)Cùng với sự phát triển chung của thế giới, TMĐT tại Việt Nam cũng đãtrải qua những bước phát triển vượt bậc Có được kết quả này là nhờ sự đầu tư

và phát triển của nhiều sàn TMĐT lớn, cùng với sự tiếp nhận linh hoạt củangười tiêu dùng Trong bối cảnh kinh tế số đang trở thành chiến lược quốcgia, việc nắm bắt và phân tích hành vi mua sắm trực tuyến của người dân trở

nên vô cùng quan trọng.

Thế hệ trẻ, những người tiêu dùng trực tuyến tiềm năng, đang định hình

và đưa ra những tiêu chuẩn mới cho thị trường TMĐT Họ sẵn lòng thửnghiệm, đánh giá và chia sẻ trải nghiệm mua sắm của mình, từ đó tạo ra một

lực lượng tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của thị trường.

Đặc biệt, khi nhắc đến thế hệ trẻ, chúng ta không thể không nhắc đếnsinh viên, đặc biệt là sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội - một trongnhững trường hàng đầu của Việt Nam Với lợi thế về trí tuệ, sự năng động,cùng với việc được tiếp xúc nhiều với công nghệ, sinh viên này đang trởthành đối tượng mục tiêu quan trọng của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực TMĐT.

Trang 12

Nhìn lại, đề tài “Nhân tố tác động tới hành vi mua sắm trên sàn thươngmại điện tử của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” không chỉ mang tính cấp

thiết trong bối cảnh hiện nay mà còn đóng góp vào việc nắm bắt và phát triển

thị trường TMĐT tại Việt Nam trong tương lai.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tong quát

Mục tiêu chung của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá những nhân

tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinhviên Đại học Quốc gia Hà Nội, từ đó đưa ra những nhận xét và đề xuất giải

pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện và thúc đây sự phát triển TMĐT trong tương

lai.

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Khoá luận hướng đến các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

e Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về

thương mại điện tử

e Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi mua sắm

trên các sàn thương mại điên tử của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

e Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện và thúc day sự phát

triển TMĐT trong tương lai.

3 Đối tượng và pham vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm

trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Dù Đại học Quốc gia Hà Nội có nhiều cơ sở dao

tạo, nhưng nghiên cứu này sẽ giới hạn trong khu vực thành phó Hà Nội, nơi

tập trung đông đảo sinh viên và hoạt động thương mại điện tử.

Trang 13

Pham vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của khóa luận được thu thập tronggiai đoạn tháng 9/2023 Các số liệu sơ cấp được khảo sát và thu thập từ

tháng 9/2023 đến tháng 10/2023.

4 Cầu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,bài nghiên cứu được kết cấu gồm 4 chương:

© Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về thương

mại điện tử

e Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

e Chương 3: Kết quả nghiên cứu

© Chương 4: Kiến nghị và giải pháp

5 Dong góp của đề tài

© Đóng góp về mặt khoa học: Bài nghiên cứu đã tổng hợp đầy đủ và kỹ

lưỡng cơ sở lý luận nên tảng có liên quan đến hành vi mua sắm trực tuyến củangười tiêu dùng trong môi trường trực tuyến, nêu được mô hình nghiên cứu

các nhân tố tác động đến ý định mua hàng trực tuyến từ tổng hợp các nghiên

cứu có liên quan Cụ thể, mô hình và giả thuyết đề xuất các yếu tố như sau:

“nhận thức về tính hữu ích”, “nhận xét về tính dễ sử dung”, “nhận thức về rủiro”, “niềm tin”, “Sự nhận biết về gia” , “chuẩn mực chủ quan” Kết quả củabài nghiên cứu bổ sung kiến thức và lý luận cho nguồn dữ liệu tham khảo vềtác động của các nhân tố tới hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùngđặc biệt chủ yếu nhăm đến đối tượng hiện còn đang là sinh viên Bên cạnh đó,

kết quả này có tính định lượng, thời sự, khách quan, hoàn toàn có căn cứ

trong việc đánh giá tác động của các nhân tố đến hành vi mua sắm trực tuyến

của nhóm người tiêu dùng này.

viđộng của yếu tố tới hành vi mua sắm trực tuyến trên các san thương

mại điện tử của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Từ đó có thé điều tra

Trang 14

hành vi mua hàng trực tuyến của một nhóm người tiêu dùng nói chung đồngthời đánh giá khách quan ý định mua sắm trực tuyến của người mua hàng một

cách khách quan đối với nhóm tiêu dùng là sinh viên.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất, giải pháp đối với các nhà quản lý

các sàn TMĐT, cơ quan quản lý Nhà nước có những chính sách phù hợp

nhằm kích cầu, tăng độ hài lòng của người tiêu dùng với các trải nghiệm mua

sắm trên sàn thương mại điện tử ngoài ra cũng cần kiểm soát những hành vi

buôn bán xảo trá, lừa dối khách hàng trên không gian mạng

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Tổng quan tài liệu nước ngoài

Thương mại điện tử đang thay đổi cách chúng ta tiếp cận với thế giớimua sắm Trong môi trường giáo dục, sinh viên trở thành một phân đoạn tiêu

dùng không thé bỏ qua, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến Để hiểu

rõ hơn về vấn đề này, việc tham khảo các nghiên cứu từ nước ngoài là khôngthể thiếu Đặc biệt, việc tìm hiểu sâu về phương pháp, kết quả và bối cảnh

nghiên cứu là cần thiết để đưa ra những nhận định toàn diện.

Gefen (2000) trong “Consumer Trust in E-commerce” đã đặt niém tinlên hàng đầu trong quá trình mua sắm trực tuyến Gefen sử dụng phương pháp

nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu từ các người tiêu dùng Bối cảnh

nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thị trường Mỹ Kết luận rằng, niềm tin củangười tiêu dùng đóng một vai trò trung tâm trong quyết định mua sắm trựctuyến

Từ thị trường An Độ, Jain va Gupta (2013) trong “Understanding OnlineShopping Behavior of Indian Shoppers” đã sử dụng phương pháp khảo sát đểtìm hiệu các yếu tố tác động đến hành vi mua sim trực tuyến Họ đã xác địnhrằng, văn hóa An Độ và các yếu tô kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việchình thành hành vi mua sắm trực tuyến

Suki (2013) trong “Online Shopping Behavior: Key Factors Influencing

Online Shopping Decision” đã đi sâu vào việc khám pha các yếu tố quyết

định mua sắm trực tuyến thông qua phương pháp khảo sát và phân tích sốliệu Phạm vi nghiên cứu rộng lớn, bao gồm nhiều quốc gia khác nhau, và kết

quả cho thấy Sự nhận biết về giá, chất lượng dịch vụ và niềm tin là ba yếu tố

quan trọng nhất

Trang 16

Loke (2010) đã tiếp cận một bối cảnh đặc biệt, Malaysia, trong “A Study

on Students' E-shopping Behavior in Malaysia” Phương pháp nghiên cứu chủ

yếu là khảo sát, và Loke đã xác định rằng môi trường số hóa và sự thuận tiện

của mua sắm trực tuyến là những yếu tố hap dẫn sinh viên Malaysia

Kim và Han (2014) đã thực hiện nghiên cứu định tính trong

“Determinants of Online Shopping Among College Students: A Qualitative

Analysis” Họ đã tiến hành phỏng vấn sâu với sinh viên để tìm hiểu những

yếu tố tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến của họ

Qua việc tìm hiểu những nghiên cứu trên, ta nhận ra rằng hành vi mua

sắm trực tuyến của sinh viên không chỉ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cá

nhân mà còn phụ thuộc vào những yếu tố xã hội và văn hóa Mỗi nghiên cứuđều mang một góc độ riêng, và việc tổng hợp chúng sẽ giúp chúng ta có cái

nhìn toàn diện hơn về đề tài mua sắm trực tuyến ở Việt Nam và cụ thé hon là

tại Đại học Quốc gia Hà Nội

1.1.2 Tổng quan tài liệu trong nước

Ta Văn Thành và Đặng Xuân Ơn (2021) đã nghiên cứu về các yếu tố tác

động đến quyết định mua hàng trực tuyến của Thế hệ Z ở Việt Nam Cácphương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử đang thay đổi thóiquen mua sắm Thế hệ Z tại Việt Nam ngày càng trở thành đối tượng chínhcho các nhãn hiệu Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của bốn yếu tốchính, bao gồm nhận thức về tính hữu ích, niềm tin, cảm giác rủi ro và tâm lý

an toàn đối với việc mua hàng trực tuyến

Vii Thị Hạnh và đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu (2021) về ảnh

hưởng của đại dịch Covid-19 đến thói quen mua sắm trực tuyến của sinh viêntại Hà Nội Họ đã xác định sáu yếu tố quan trọng, bao gồm thái độ, chuẩn

mực xã hội, nhận thức kiểm soát, niềm tin, chất lượng website và Sự nhận

Trang 17

biết về giá, đều ảnh hưởng tích cực đến việc mua sắm trực tuyến trong bối

cảnh này.

Cũng trong năm đó, Nguyễn Minh Tuấn và Nguyễn Văn Anh Vũ (2021)

đã khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng trực tuyến trên Tiki.vn.Các tác giả đã xác định năm yếu tố chính ảnh hưởng đến việc mua sắm, baogồm nhận thức về tính dễ dàng sử dụng, tính hữu ích, niềm tin, ảnh hưởng xã

hội và lợi ích.

Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Phương Trang và đồng tác giả đã nghiên cứu

về những yếu tố tác động đến việc mua sắm ngẫu nhiên tại siêu thị Emart Gò

Vấp (2021) Qua việc khảo sát, họ đã xác định bốn yếu tố quan trọng, bao

gồm cảm nhận tức thì, niềm tin, quảng cáo tại chỗ và tính ngẫu hứng, đều cóảnh hưởng đến việc mua sắm ngẫu nhiên của khách hàng

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu

Dựa vào tổng quan nghiên cứu đã đề cập ở trên, ta có thé thay rằng đã córất nhiều đề tài nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của

người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử và đã đưa ra những kết luận,

đóng góp có ý nghĩa cho những sàn thương mại điện tử.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung vào nghiên cứu các san

thương mại điện tử riêng mà chưa tổng hợp lại và nêu ra những vấn dé chung

và hành vi tiêu dùng mua sắm của sinh viên trên các sàn thương mại điện tử.Xuất phát từ khoảng trống này, em quyết định nghiên cứu đề tài “các nhân tổtác động đến hành vi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử của sinh viên

Đại học Quốc gia Hà Nội” Bài nghiên cứu sẽ phần nào đánh giá được sự ảnh

hưởng của các nhân tố đến hành vi mua săm trên các sàn TMĐT của mộtnhóm đối tượng người tiêu dùng là sinh viênvà đưa ra những đề xuất, kiến

nghị giúp giải quyết những vấn dé còn tồn đọng chung của các sản thương

mại điện tử.

Trang 18

1.2 Một số khái niệm liên quan

1.2.1 Khái niệm “mua sắm trực tuyến”

Mua sắm trực tuyến, còn được biết đến với các tên gọi như mua sim

điện tử, e-shopping hay e-commerce, là hình thức tiêu thụ trong đó người mua

tiến hành tìm kiếm, so sánh và thực hiện giao dịch mua các sản phẩm hoặc

dịch vụ thông qua một môi trường điện tử, thường là Internet Quá trình này

diễn ra trên các website hoặc ứng dụng di động của các sản thương mại điện

tử, nhà cung cấp dich vụ, hoặc doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ

thông tin, mua sắm trực tuyến đã trở nên không chỉ là một lựa chọn mua sắm

tiện lợi mà còn là xu hướng tiêu thụ được ưa chuộng trên toàn cầu Sự bùng

nổ của Internet đã đưa ra một kênh mới cho việc kinh doanh và tiêu thụ, giúp vượt qua giới hạn về không gian và thời gian, mang đến sự thuận tiện, đa

dạng lựa chọn và khả năng so sánh giữa các sản phẩm từ nhiều nguồn khác

nhau.

Hơn nữa, mua sắm trực tuyến cũng phản ánh sự thay đổi trong lối sống

và hành vi của người tiêu thụ Trong một thé giới noi thông tin luôn sẵn có và

dé dàng truy cập, người tiêu thy có xu hướng trở nên thông minh và kỹ lưỡng

hơn trong quá trình mua sắm Họ không chỉ mua hàng dựa vào Sự nhận biết

về giá, chất lượng sản phẩm, mà còn dựa vào đánh giá, nhận xét từ cộng đồng

và sự tương tác giữa người mua - người bán trong môi trường trực tuyến

Như vậy, mua sắm trực tuyến không chỉ là việc thực hiện giao dịch

thông qua một màn hình máy tính hay điện thoại di động, mà còn liên quan

đến việc thể hiện hành vi, sở thích và cả tâm lý của người tiêu thụ trong thời

đại sô.

Trang 19

1.2.2 Khái niệm “thương mại điện tử”

Sản thương mại điện tử (e-commerce platform) là một kênh trực tuyến,

thường là một trang web hoặc ứng dụng, nơi các nhà cung cấp có thể trưng

bay sản phẩm và dịch vụ của mình dé người tiêu thụ có thé truy cập, tìm hiểu

và tiến hành giao dịch mua bán

Để hiểu rõ hơn về san thương mại điện tử, ta cần nhìn lại quá trình phát

triển của nó trong bối cảnh lịch sử Khi Internet chỉ mới ra đời và chưa phổ

biến, việc giao dịch trực tuyến chủ yếu diễn ra giữa các doanh nghiệp, gọi làB2B (Business-to-Business) Tuy nhiên, vào những năm 90 của thế kỷ 20, với

sự ra đời của các trình duyệt web như Netscape Navigator, khả năng truy cập

Internet đã mở rộng và đưa đến sự xuất hiện của những trang web bán lẻ đầu

tiên

Những sàn thương mại điện tử đầu tiên chủ yếu tập trung vào việc cung

cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ, chưa có chức năng thanh toán trựctuyến Nhưng rồi, sự phát triển của công nghệ thanh toán và hệ thống bảo mật

đã giúp việc mua bán trở nên dễ dàng hơn, thu hút ngày càng nhiều người tiêu

thụ tham gia vào thế giới mua sắm trực tuyến

Một góc độ khác để nhìn nhận sàn thương mại điện tử là sự tương tácgiữa người bán và người mua Trong môi trường truyền thống, sự tương tác

này thường giới hạn trong không gian và thời gian thực Nhưng với sản

thương mại điện tử, không chỉ người bán có thể tiếp cận một lượng lớn kháchhàng mà người mua cũng có thể so sánh, đánh giá sản phẩm từ nhiều nguồn

cung cấp khác nhau.

Nói một cách ngắn gon, sàn thương mại điện tử không chỉ là một "noi"

để mua sắm, mà còn là kết quả của quá trình tiến hóa của thương mại trong kỷ

nguyên số, phản ánh sự thay đổi trong cách chúng ta tương tác, mua sắm và

làm ăn với nhau.

Trang 20

1.2.3 Khái niệm “hành vi người tiêu dùng”

Hành vi người tiêu dùng là một trong những lĩnh vực nghiên cứu sâu

rộng trong kinh tế và tiếp thị, quan tâm đến cách thức, lý do và thời điểm mà

người tiêu dùng quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ Nhiều nhà

nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau cho hành vi này Solomon (2009) mô tả hành vi người tiêu dùng là “quá trình và hoạt động mà người

tiêu dùng tham gia vào khi họ tìm kiếm, lựa chọn, mua, sử dụng và xử by sảnphẩm, dịch vụ, ý tưởng hoặc kinh nghiệm để thoả mãn nhu cầu và duc vọngcủa họ” Trong khi đó, Schiffman và Kanuk (2010) nhấn mạnh việc hành vingười tiêu dùng được ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố, bao gồm nhu cầu cánhân, văn hóa, truyền thống và nhóm tham chiếu

1.2.4 Khái niệm hành vi người tiêu dùng trực tuyến

Hành vi người tiêu dùng trực tuyến, một phân ngành của hành vi tiêu

dùng, nghiên cứu về cách thức, lý do, và khi nào người tiêu dùng quyết địnhmua sắm trên môi trường internet Laudon và Traver (2009) định nghĩa hành

vi mua sắm trực tuyến như sự tương tác giữa người mua và hệ thống thương

mại điện tử; bao gồm việc tìm kiếm thông tin sản phẩm, đánh giá lựa chọn vàthực hiện quyết định mua hàng qua mạng Một đặc điểm nỗi bật của hành vitiêu dùng trực tuyến là sự thuận tiện: người mua có thể mua sắm mọi lúc, mọinơi ma không cần phải đến cửa hang Cheung và Lee (2006) cũng nhân mạnhrằng người tiêu dùng trực tuyến thường dựa vào đánh giá của người tiêu dùngkhác trước khi đưa ra quyết định mua sắm, điều này cho thấy tầm quan trọngcủa cộng đồng trực tuyến trong quá trình mua sắm Những đặc điểm nay cungcấp một cái nhìn sâu sắc về cách thức người tiêu dùng hiện đại tương tác với

thê giới mua săm sô hóa của họ.

Trang 21

1.3 Một số mô hình lý thuyết sử dụng trong phân tích hành vi

người tiêu dùng

1.3.1 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

Tiêu dùng là hành vi rất quan trọng của con người, là nguyện vọng thoảmãn những nguyện vọng, trí tưởng tượng và nhu cầu cá nhân về tình cảm, vậtchất của một cá nhân hay hộ gia đình nào đó thông qua mua sắm và việc tiêu

dùng sản phẩm đó (Philip Kotler, 2009).

Cũng theo Philip Kotler, việc mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnhhưởng bởi các nhóm nhân tố nội tại (nhân tố tâm lý và nhân tố cá nhân), nhân

tố bên ngoài (nhân tố văn hóa và nhân tố xã hội) Ngoài ra, các nghiên cứu

trước đây cũng cho thấy song song với các nhân tố đặc điểm của người muathì thành phần marketing 4P bao gồm: sản phẩm (product), Sự nhận biết về

giá (price), phân phối (place), và tiếp thị (promotions) cũng là nhân tố quan

trọng ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng.

Hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler là mô hình giải thích cách mà

người tiêu dùng tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng và đánh giá sản phẩm và dịch

vụ Mô hình này bao gồm 5 giai đoạn:

© Nhận thức về nhu cầu: Người tiêu dùng nhận thức về nhu cầu của

mình, bao gồm nhu cầu vật chat, tinh than, xã hội, và tự thể hiện

© Tìm kiếm thông tin: Người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm

hoặc dịch vụ dé giải quyết nhu cầu của mình Thông tin có thể được lấy từnhiều nguồn, bao gồm quảng cáo, báo chí, đánh giá từ khách hàng khác, v.v

® Đánh giá các tùy chọn: Người tiêu dùng đánh giá các tùy chọn sản

phẩm hoặc dich vụ đề quyết định sản phẩm nao phù hợp nhất với nhu cầu của

họ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định bao gồm Sự nhận biết về giá, chất

lượng, thương hiệu, đánh giá từ người dùng khác, v.v.

Trang 22

© Quyết định mua: Sau khi đánh giá các tùy chọn, người tiêu dùng quyết

định mua sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của họ

© Hành động: Sau khi quyết định mua, người tiêu dùng thực hiện hành

động mua sản phẩm hoặc dịch vụ đó Hành động có thể bao gồm mua trựctiếp từ cửa hàng, mua trực tuyến hoặc đặt hàng qua điện thoại

Mô hình này chỉ ra rằng các nhà hãng đưa ra nhằm giúp các hãng, các

doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quá trình mà người tiêu dùng sử dụng dé quyết

định mua sản phẩm hoặc dịch vụ Từ đó giúp các công ty tạo ra các chiếnlược tiếp thị phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng và tối ưu

hóa kết quả kinh doanh Tuy nhiên, mô hình này tập trung vào quá trình quyết

định mua hàng của người tiêu dùng, và không phân tích sâu về các yếu tố ảnhhưởng đến quá trình quyết định mua hàng, chẳng hạn như yếu tố xã hội, văn

hoá và tâm lý Mô hình này chỉ mô tả quá trình quyết định mua hàng của

người tiêu dùng mà không đưa ra giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp để tối

ưu hóa kết quả kinh doanh Một hạn chế khác của mô hình này đó là nó không

áp dụng cho các tình huống đặc biệt, ching hạn như mua hang trong tìnhhuống khẩn cấp hoặc mua hàng theo định kỳ

© Perceived Ease of Use (PEOU): Đây là mức độ dé dang mà người sử

dụng cảm nhận khi sử dụng công nghệ Nếu họ cảm thấy việc sử dụng nó dễ

dàng, họ có khả năng cao sẽ chấp nhận nó

Trang 23

® Perceived Usefulness (PU): Đây là mức độ hữu ích mà người sử dụng

cảm nhận từ công nghệ trong việc giải quyết nhu cầu hoặc vấn đề của họ Nếu

họ thấy rằng công nghệ này hữu ích, họ có khả năng cao sẽ chấp nhận và sử

dụng nó.

TAM đã trở thành một công cụ hữu ích dé hiểu rõ hơn quá trình chấp

nhận công nghệ, và nó có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, ứng dụng di động, và hệ thống thông tin.

Hình 1 1: Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ - TAM

Nguồn: Fred Davis (1986)1.3.3 Lý thuyết hành vi có kế hoạch

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một khung lý thuyết quan trọng, trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và quyết định của họ TPB

được phát triển bởi Ajzen vào những năm 1980 và đã trở thành một trong

những lý thuyết quan trọng nhất trong việc hiểu và dự đoán hành vi con

người.

Theo TPB, hành vi của một người được xác định bởi ba yếu tố chính:

® Attitude (Thái độ): Day là cách một người cảm nhận và đánh giá tích

cực hoặc tiêu cực về việc thực hiện một hành vi cụ thể Thái độ tích cựcthường dẫn đến khả năng cao họ sẽ thực hiện hành vi đó

© Subjective Norms (Quan điểm xã hội): Day là độ quan trọng mà người

sử dụng đặt vào ý kiến và ap lực từ xã hội, như sự ảnh hưởng của gia đình,

Trang 24

bạn bè, và người thân Nếu người khác trong môi trường của họ ủng hộ hành

vi, họ có khả năng cao hơn để thực hiện nó

© Perceived Behavioral Control (Kiểm soát hành vi cảm nhận): Đây là

sự cảm nhận của người dùng về mức độ kiểm soát mà họ có đối với việc thựchiện hành vi Nếu họ cảm thấy họ có kiểm soát và khả năng thực hiện hành vi

một cách dễ dàng, họ có khả năng cao hơn dé thực hiện nó.

TPB đã được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về hành vi tiêu

dùng, trong đó nó có thé giúp hiểu rõ hơn về quyết định mua sắm và sử dụngsản phẩm hoặc dịch vụ Nó cung cấp một khung lý thuyết mạnh mẽ để xem

xét tại sao người tiêu dùng lựa chọn một san phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và làm

thé nao các yếu tố xã hội và cá nhân tác động đến quyết định của họ

Thai độ đối

với hành vi

'Nhận thức

kiểm soát hành

Hình 1 2: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB

Nguồn: Ajzen va Fishbein (1975)1.3.4 Lý thuyết chấp nhận và sử dung công nghệ

Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (TAUT) là một khung lý

thuyết quan trọng trong nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng liên quan đếncông nghệ TAUT bé sung và mở rộng các khía cạnh của lý thuyết chấp nhậncông nghệ (TAM) và lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned

Behavior - TPB).

Trang 25

Theo TAUT, sự chấp nhận và sử dụng công nghệ được định hình bởi cácyếu tố quyết định sau:

® Perceived Ease of Use (PEOU): Đây là mức độ đánh giá của người

dùng về độ dễ dàng của việc sử dụng công nghệ Nếu họ cảm thấy việc sửdụng dễ dàng, họ có khả năng cao hơn để chấp nhận và sử dụng công nghệ

đó.

® Perceived Usefulness (PU): Day là mức độ mà người dùng cảm nhận

về tính hữu ích của công nghệ trong việc giải quyết nhu cầu hoặc vấn đề của

họ Nếu họ thấy công nghệ này hữu ích, họ sẽ có động cơ cao hơn đề chấp

nhận và sử dụng nó.

External Variables (Biến số bên ngoài): Các yêu tô bên ngoài như áp

lực xã hội, tình hình kinh tế, và yếu tố cá nhân có thể ảnh hưởng đến quyết

định chấp nhận và sử dụng công nghệ.

® Intention to Use (Ý định sử dung): Đây là dự đoán của người dùng về

việc họ có ý định sử dụng công nghệ hay không Ý định này dựa trên thái độ

của họ, đánh giá của họ về tính dễ dàng và tính hữu ích của công nghệ, và các

yếu tố bên ngoài

® Actual Use (Sử dụng thực té): Điều này thể hiện việc người dùng thực

sự sử dụng công nghệ hay không, dựa trên ý định và các yếu tố khác nhau

TAUT giúp hiểu rõ hơn quá trình chấp nhận và sử dụng công nghệ bằngcách kết hợp cảm nhận về tính dễ dàng, tính hữu ích, và các yếu tố bên ngoài

để dự đoán hành vi thực tế của người dùng Điều này có thể áp dụng rộng rãi

trong việc nghiên cứu về sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ, bao

gồm cả sàn thương mại điện tử

Trang 26

1.4 Sự phát triển của thương mại điện tử

1.4.1 Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới

Thương mại điện tử là quá trình bán hàng hóa và dịch vụ thông qua

internet Khách hàng đến trang web hoặc thị trường trực tuyến và mua sảnphẩm bằng thanh toán điện tử Thương mại điện tử đã giúp các doanh nghiệptrực tuyến tiếp cận thị trường lớn hơn bằng cách cung cấp các kênh bán hàng

hóa Sự nhận biết về giá phải có và hiệu quả cho các sản phẩm và dịch vụ của

họ Các công ty, tác giả tự do độc lập, các doanh nghiệp nhỏ đều được hưởnglợi từ Thương mại điện tử, cũng như khách hàng trên toàn thế giới có thể mua

hàng của họ Ví dụ: Một số nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất trên thị

trường hiện nay là Shopify, BigCommerce, Magento, WooCommerce, Wix, Big Cartel, Squarespace, Salesforce Commerce Cloud va Volusion,

Trung Quốc tiếp tục dẫn dau thị trường thương mại điện tử toàn cau,chiếm 52,1% tổng doanh số của thương mại điện tử toàn cầu Tổng doanh sốbán hàng trực tuyến của Trung Quốc hơn 2 nghìn tỷ đô la vào năm 2021 Đây

cũng là nơi có lượng người mua hàng online nhiều nhất trên thế giới, 824,5

triệu người, chiếm 38,5% tổng số toàn cầu Thị trường thương mại điện tử của

Mỹ được dự báo sẽ đạt hơn 875 tỷ USD vào năm 2022, hơn một phần ba sovới thị trường của Trung Quốc Thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba làAnh, chiếm 4,8% thị phần thương mại điện tử bán lẻ; tiếp đó là Hàn Quốc

(2.5%).

Đến năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ ở khu vực Châu

A-Thái Binh Dương (APAC) được dự đoán sẽ cao hơn so với các khu vực khác

trên toàn thế giới Nguyên nhân do:

© Mức độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng sự tiến bộ vượt bậc trong côngnghệ;

Trang 27

© Kha năng mua sắm tăng cao, do 85% dân số trung lưu phát triển tại

khu vực Châu Á Thái Bình Dương;

© Một loạt các sáng kiến mới của chính phủ và doanh nghiệp tại APAC

đưa ra, đặc biệt là tại Trung Quốc.

Lợi ích của công ty thương mại điện tử là khả năng tiếp cận thị trườngtoàn cầu mà không cần thiết phải đầu tư tài chính lớn Các giới hạn của loại

hình thương mại này không được xác định về mặt địa chỉ, điều này cho phép

người sử dụng toàn bộ lựa chọn đưa ra, có được thông tin cần thiết và so sánhcác van dé từ tất cả các nhà cung cấp NL level, bat kỳ vị trí nào của họ Bằngcách cho phép tương tác trực tiếp với cuối cùng của người sử dụng, thươngmại điện tử rút ngắn phân phối chuỗi sản phẩm, thậm chí là đôi khi loại bỏhoàn toàn Bằng cách này, một kênh trực tiếp giữa nhà sản xuất hoặc nhà

cung cấp dịch vụ và cuối cùng của người dùng được tạo ra, cho phép họ cung

cấp sản phẩm và dịch vụ phủ hợp với cá nhân thích hợp của trường mục

Thương mại điện tử cho phép các nhà cung cấp gần giống với kháchhàng của họ, dẫn đến tăng năng suất và khả năng cạnh tranh cho các công ty;

mang lại khoảng cách gần hơn, cũng như hỗ trợ trước và sau khi bán hàng

hiệu quả hơn Với các công thức mới của thương mại điện tử này, người dùng hiện có những cửa hàng ảo mở cửa 24/24.

Giảm chi phi là một lợi thế rất quan trọng khác thường liên quan đến

thương mại điện tử Quy trình kinh doanh có thể càng nhỏ thì khả năng thànhcông của quy trình đó càng lớn, làm giảm đáng kể chỉ phí giao dịch và tất cả

đều phải trả cho khách hàng.

Tuy nhiên, công ty thương mại điện tử cũng vẫn tồn tại một số địnhnghĩa bất lợi:

Trang 28

© Phụ thuộc mạnh mẽ vào công nghệ thông tin và truyền thông (ICT);

e Thiếu toàn bộ điều chỉnh luật mới hoạt động thương mại điện tử, cả

trong nước và quốc tế;

e Văn hóa thị trường không thích thương mại điện tử (khách hang

không thể chạm vào hoặc thử sản phẩm);

e Người dùng mat quyền riêng tư, mất văn bản sắc và kinh tế của khu

vực và quốc gia;

e Không an toàn trong việc thực hiện trực tuyến kinh doanh giao dịch.

Doanh thu bán lẻ qua thương mại điện tử trên toàn cầu năm 2022 đạt 5,5

nghìn tỷ USD Dự báo năm 2023, con số này ước đạt khoảng 6,2 nghìn tỷ

USD, sẽ tăng lên 6,8 nghìn ty USD năm 2024 và dat 7,4 nghìn ty USD vào

năm 2025 Khu vực Đông Nam Á và Châu Mỹ La tỉnh có tỷ lệ trăng trưởngdoanh thu bán lẻ thương mại điện tử lớn nhất trong số các khu vực trên toàncầu (lần lượt là 20,6% và 20,4%) Trong khi đó, trên toàn cầu, tỷ lệ này là12,2%, khu vực Tây Âu (6,1%), Châu Á-Thái Bình Dương (11,8%), Bắc Mỹ

(15,5%), Trung và Đông Âu (16,1%).

Chia theo khu vực, doanh thu bán lẻ thương mại điện tử khu vực Châu

Á- Thái Bình Dương đạt cao nhất (hơn 3.323 tỷ USD), cao hơn rất nhiều so

với các khu vực khác như Bắc Mỹ (hơn 1.144 tỷ USD), Tây Âu (hơn 694 tỷ

USD), Đông Nam Á (gần 90 tỷ USD Trung Quốc cũng nằm trong top 10quốc gia có tỷ lệ thương mại điện tử bán lẻ lớn nhất toàn cầu với con số46,3%, tiếp đó là Anh (36,3%), Hàn Quốc (32,2%), Đan Mạch và Indonesia ở

vị trí 4 và 5 cùng có tỷ lệ 20,2% Theo các nghiên cứu, doanh thu thương mại

điện tử B2C năm 2022 của Trung Quốc đạt 2.879 tỷ USD Dự báo con số này

sẽ đạt 3.167 tỷ USD trong năm 2023, tăng lên 3.449 tỷ USD năm 2024 và đạt

ngưỡng gần 4 tỷ USD vào năm 2026

Trang 29

Đông Nam Á _ ND ›oc:.

Châu Mỹ Latinh - 20,4 Trung Đông và Châu Phi 17,03

Trung & Đông Âu _ Ân.

Chau Á - Thái Bình Dương _ TT 11,59

TayAu _.Ö Toa

Hình 1 3: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bán lẻ TMDT toàn cầu, chia theo

khu vực năm 2022

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023Trên toàn cầu, có 57,6% người dùng Internet đã có mua hàng hóa hoặcdịch vụ trực tuyến hàng tuần, khoảng 14,2% người dùng internet mua hàng đãqua sử dụng; 23,5% người dùng sử dụng dịch vụ so sánh giá trực tuyến;18,4% sử dụng dịch vụ mua ngay trả sau Việt Nam là một trong SỐ các quốcgia có tỷ lệ người dùng internet mua sắm hàng hóa trực tuyến hàng tuần ởmức trên 60%, cao hơn mức trung bình toàn cầu 57,6% Cụ thể, tỷ lệ này ởViệt Nam là 60,7%, trong khi đó Thái Lan (66,8%), Hàn Quốc (65,6%),

Indonesia (62,6%), Án Độ (62,3%), Trung Quốc (61,9%)

Trang 30

"`1 ỶễẼỶẼỶễ_ễ_ 5°

Hàn Quốc - NNRRRRRREEEEEEEEEEEEEEEaaBaBnmmm-< Indonesia - 62.5%

Ngay từ những ngày đầu của sự tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực

công nghệ thông tin, cụ thể là những bước đột phá mạnh mẽ của mạng lưới

toàn cầu - internet, thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đã bắt đầu mở

ra những trang mới cho nền kinh tế Không chi mức độ phổ biến, mà cả chất

lượng và giá trị thực sự mà nó mang lại cũng đã được cải thiện đáng kể

Đánh dấu sự thay đổi rõ rệt về quy mô, TMĐT đã không ngừng nhấn

chân tại thị trường Việt Nam Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

(VECOM) lđã chỉ ra một bức tranh sáng về tương lai của lĩnh vực này Dựa

trên các nghiên cứu sâu rộng đến hàng nghìn doanh nghiệp, cùng với khả

năng tiếp tục phát triển dù trong bão táp của dịch bệnh, sự linh hoạt và thích

nghi đã giúp TMĐT không chỉ vượt qua khó khăn mà còn bứt phá mạnh mẽ.

Bàn về sự thay đổi theo thời gian, TMĐT tại Việt Nam đã trải qua không ít

biến động, đặc biệt trong giai đoạn 2020-2021 - thời điểm mà dịch Covid-19

" https://vecom.vn/

Trang 31

tạo ra những làn sóng lớn tác động đến mọi mặt của nền kinh tế Trong đó, hailàn sóng biến động mạnh mẽ nhất, liên quan trực tiếp đến sự bùng phát của

đại dịch, đã khiến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội chững lại Tuy nhiên,

ệt và khao khát vượt qua khó khăn của các nhà kinh

nhờ sự nhạy bén, quyết

doanh, họ đã tận dụng tối đa lợi thế của TMĐT, thay đổi mô hình hoạt động,

và mở ra cơ hội mới cho thị trường Trong bối cảnh nhiều địa phương, tỉnh,

thành phải áp dụng các biện pháp cách ly xã hội, người dân và doanh nghiệp

đã nhanh chóng tìm đến giải pháp thương mại điện tử như một phương tiệnthay thế Sự gia tăng của hoạt động TMĐT đã giúp người tiêu dùng trở nên

linh hoạt hơn, không chỉ trong việc mua sắm hàng hóa, mà còn trong việc

thực hiện các giao dịch và hợp đồng thương mại thông qua nên tảng số

Bên cạnh đó, có một thay đồi rõ rệt trong cách mua sắm của người tiêu

dùng Việt Nam Trước đây, họ quen với việc mua hàng trực tiếp, cầm và

ngắm sản phẩm trước khi mua Nhưng giờ đây, với sự tiện ích và phong phúcủa thương mại điện tử, người tiêu dùng đã nhanh chóng chuyền hướng và

yêu thích việc mua sắm trực tuyến Điều này không chỉ xuất hiện ở các khu

vực đô thị lớn, mà còn lan rộng tới các vùng nông thôn và miền núi

Số liệu thống kê cho thấy rằng việc mua sắm trực tuyến và số lượngngười mua sắm đã có sự phát triển đáng kể trong vài năm qua Nhưng khôngchỉ là con số, điều nay cũng phản ánh một xu hướng mới trong cách thức muasắm và giao dịch của người dân Với 74% người dân sử dụng Internet, ViệtNam có khoảng 59-62 triệu người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị

mua sắm mỗi người ước đạt khoảng 300-320 USD Con số này năm 2022 là

288 USD Theo thống kê, các loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêudùng mua sắm trực tuyến nhiều nhất là quần áo, giày đép và mỹ phẩm (76%);

thiết bị đồ dùng gia đình (67%); đồ công nghệ và điện tử (61%); sách, hoa,

quả tặng (53%); xem phim trực tuyến (35%) và thực phẩm (32%)

Trang 32

a “ Kế ~ ais

Ước tính số lượng người tiêu dùng

mua sắm trực tuyến (triệu người) 39,9 448 493 546 57,0 59-62

Ước tinh giá trị mua sắm trực tuyến

của một người (USD) 202 225 240 251 288 300 - 320

Wy trong doanh thu TMĐT B2C so với

tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh 4,2% 4,9% 5,5% 7% 75% 7,8% - 8% thu dịch vụ tiêu dùng cả nước

Ty lệ người dân sử dụng Internet 8 60% 66% 70% 73% 73,2% 74%

Hình I 5: Dự báo về các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2023

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023Một điểm đáng lưu ý khác là sự thay đổi trong cấu trúc thị trường

TMĐT Nhiều doanh nghiệp trong nước đã thu hút được sự quan tâm và đầu

tư từ các doanh nghiệp nước ngoài Một số trong số đó, như Tiki và Sendo, đã

trở nên phụ thuộc vào vốn ngoại, thậm chí bị kiểm soát bởi những công ty

nước ngoài Thêm vào đó, nếu như hoạt động mua sắm của người dùng trên

website thương mại điện tử giảm thì kênh mua săm trên diễn đàn mạng xã hội

và các ứng dụng mua hàng trên di động lại tăng mạnh Cụ thể, trên diễn đàn

mang xã hội tăng từ 42% lên 65% và các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di

động tăng từ 47% lên 63% Thời gian trung bình truy cập Internet của người

dùng Việt Nam (khoảng 6 giờ 23 phút) tương đương với mức trung bình toàn

cầu (6 giờ 37 phú), thấp hơn Philippines (9 giờ 14 phút), Thái Lan va

Malaysia (cùng 8 giờ 6 phút), Indonesia (7 giờ 42 phút), Singapore (6 giờ 59

phút).

Trang 33

Philippines | mmm————

Thái Ts 33 06 pit Mes TT 5 6306 pit

or Si 7 oi 42 hit

Singapoc | IT 6 oi: 59 hit

việt Nam | TT ¢ o': 23 phit ÁnĐộ I 6 oi 25 hit

TT =====R 51 phit

Trung Quốc | 5 cio 25 phit

Hàn Quốc | TT 5 oid 21 phit

Trung bình toàn cầu Ts oie 37 phit

Hình 1 6: Thời gian trung bình truy cập Internet của người dân các quốc

gia

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023

Dữ liệu từ Bộ Công Thương và Tổng cục Thống kê đã cung cấp cái nhìn

đầy đủ hơn về sự phát triển của TMĐT Trong năm 2021, với doanh thu ước

tính 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020, TMĐT đã chiếm một phần

không nhỏ trong tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc Tại khu vực Đông Nam Á,

năm 2022, Việt Nam ở vị trí số 3 xét theo quy mô nền kinh tế Internet theo

quốc gia (đứng sau Indonesia và Thái Lan)

Trang 34

37% Đơn vi tính: Tỷ USD

26%

14 1

6 6

4 43 5

2021 2022 2025

fmm Doan thu ban lẻ hàng hóa trực tuyển ss Doan thu du lịch trực tuyển

‘=== Doanh thu vận tải và giao đồ an Doanh thu nội dung nghe nhìn trực tuyến

© Tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẽ hàng hóa trực tuyén trung bình nam

Hình 1 7: Quy mô kinh tế Internet Việt Nam năm 2021, 2022 và dự báo

2025

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023

Cụ thể, quy mô nền kinh tế Internet của Việt Nam năm 2022 đạt 23 tỷ

USD và dự báo năm 2025 sẽ đạt 49 tỷ USD Những con số này tại Indonesia

(nước dẫn đầu về quy mô nên kinh tế Internet tại Đông Nam Á) lần lượt là 77

tỷ USD và 130 USD Doanh thu bán lẻ hàng hóa trực tyến của Việt Nam năm

2022 được ghi nhận ở mức 14 tỷ USD.

Tóm lại, thương mại điện tử tại Việt Nam đã trải qua nhiều biến động,nhưng với sự thích nghỉ và đổi mới, nó không chỉ vượt qua khó khăn mà còn

mở ra cơ hội mới cho nền kinh tế Với tiềm năng lớn ở các khu vực khác

nhau, TMĐT chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp quan trọng cho sựtiến bộ của nền kinh tế Việt Nam

Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã thể hiện sự quan tâm và cam kết đối vớiviệc phát triển và quản lý thị trường TMĐT thông qua việc ban hành các quyđịnh mới cụ thể theo quy định mới tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số85/2021/NĐ-CP, thông tin về hàng hóa, dịch vụ đối với website TMĐT ban

hàng phải được người cung cấp chỉ tiết Nỗ lực này nhằm giảm thiểu những

hành vi lừa đảo, bán đồ trái phép trên các trang thương mại điện tử, tạo tâm lý

Trang 35

an tâm cho người tiêu ding.Muc tiêu chính là bảo vệ quyền lợi của người tiêu

dùng và đảm bảo một môi trường thương mại điện tử minh bạch và công

bằng Tuy nhiên, trên thực tế, một số chế tài vẫn chưa đủ sức răn đe và nguy

cơ thu thập thông tin trái phép trên mạng vẫn còn rất đáng kẻ

Trang 36

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1 Thiết kế nghiên cứu

Tac giả thiết kế quy trình nghiên cứu như sau:

Thiết kế nghiên cứu.

Đưa ra giả thuyết sơ bộ

Xây dựng thang đo

e Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu: Van đề nghiên cứu được xác

định ở đây là nhân té tác động đến hành vi mua sắm trên sàn thương mại điện

tử của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Sau đó, xác định từng mục tiêunghiên cứu cụ thé

e Bước 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu: bài nghiên cứu tiến hànhtổng quan các bài nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến hành vi

Trang 37

mua săm trên sàn thương mại điện tử Từ đó tìm hiểu thêm về tác động củanhững nhân tố này tới hành vi mua sắm trên sàn thương mại điện tử của sinh

viên.

e Bước 3: Thiết kế nghiên cứu: Dựa vào những dữ liệu, thông tin thu

nhập từ bước 2, sau thiết lập mô hình nghiên cứu chứa các giả thuyết nghiêncứu và xây dựng thang đo nháp cho từ nhân tố nghiên cứu trong mô hình Sau

đó tiền hành thiết kế bảng hỏi khảo sát, tham khảo khảo ý kiến chuyên gia và

phỏng vấn thử dé điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi khảo sát

e Bước 4: Thu thập dữ liệu: Tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát với

cỡ mẫu n=422 Dữ liệu mẫu được thu nhập qua khảo sát trực tuyến dé dé dàng

thu nhập, phân tích dữ liệu

e Bước 5: Dữ liệu thu thập được từ bước 4 được lọc và loại bỏ, sau đó

tiến hành phân tích dữ liệu Tác giả thực hiện phân tích trên phần mềm SPSS

để thực hiện thống kê mô tả các biến nhân khẩu học, phương pháp đánh giá làkiểm định hệ số Cronbach’s Alpha phân tích nhân tố khám phá EFA, phân

tích hồi quy tuyến tính.

2.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu liên quan, có những yếu tố quantrọng đã được xác định và tác động đến hành vi mua sắm trực tuyến Cụ thể,nhận thức về tính hữu ích của việc mua sắm qua sàn TMĐT, đánh giá về tính

dé sử dụng, nhận thức về rủi ro, mức độ niềm tin đối với nền tảng thương mạiđiện tử, yếu tố Sự nhận biết về giá, và đánh giá chuẩn chủ quan đều đóng vai

trò quan trọng Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này có thể

thay đổi dựa trên sự khác biệt về tình hình kinh tế và xã hội giữa các quốc gia,

khu vực, hay tỉnh thành.

Trang 38

Dựa trên lập luận trên đây, nghiên cứu đã đưa ra một số giả thuyết đểlàm rõ những yếu tố tác động đến hành vi mua sắm qua các sàn TMĐT củacác bạn sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

2.2.1 Biến “nhận thức về sự hữu ích”

Nhận thức về tính hữu ích là khả năng của một người cảm nhận rằngviệc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽ gia tăng hiệu quả và năng

suất trong công việc của họ, đặc biệt là đối với các công việc cụ thể Davis

(1986) đã định nghĩa điều này một cách rõ ràng Ngoài ra, Hasslinger và đồngnghiệp (2007) đã đề cập đến sự nhận thức của người tiêu dùng rằng mua sắm

trực tuyến giúp họ tiết kiệm thời gian, giảm công sức, và linh hoạt trong việc

mua sắm bat kỳ lúc nào Các nghiên cứu khác như Darian (1987), Carson vàđồng nghiệp (1996), va Burke (1997) cũng đã chứng minh rằng mua sắm trực

tuyến mang lại lợi thế cạnh tranh hơn so với mua sắm truyền thống Việc tìm

kiếm thông tin về sản phẩm, đặt hàng trực tuyến và dịch vụ giao hàng tận nhàgiúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng

Nghiên cứu của Nazir và đồng nghiệp (2012) đã thể hiện rằng tìm kiếm

sản phẩm và dịch vụ qua internet nhanh chóng và tiết kiệm chỉ phí hơn nhiều

so với phương thức truyền thống Công cụ tìm kiếm trên internet giúp dễ dàngtìm thấy sản phẩm và dịch vụ phù hợp, cũng như khám phá nhiều loại hànghóa Trong khi đó, mua sắm truyền thống thường đòi hỏi nhiều thời gian và

có chỉ phí cao (Moshref Javadi và đồng nghiệp, 2012)

Chen và đồng nghiệp (2005) đã đề xuất rằng mua sắm trực tuyến sẽ được

cảm nhận là hữu ích và hiệu quả trong công việc nếu hệ thống mua sắm trực

tuyến phù hợp với yêu cầu và mang lại giá trị đáng kể cho người sử dụng Họ

đã khám phá rằng nhận thức về tính hữu ích ảnh hưởng tích cực đến thái độ

và ý định của người mua hàng trực tuyến.

Trang 39

Vi vậy, dựa trên những nghiên cứu nay, giả thuyết sau đây được xây

dựng.

HI: Nhận thức về sự hữu ích có tác động thuận chiều tới hành vi mua

sắm của các bạn sinh viên.

2.2.2 Biến “nhận thức dễ sử dụng”

Nhận thức vé tính dé sử dụng là khả năng của người sử dụng tin rằng

việc sử dụng một hệ thống hoặc sản phẩm công nghệ không đòi hỏi nhiều sự

nỗ lực (Davis, 1986) Theo mô hình công nghệ TAM của Davis và Arbor

(1989), nhận thức về tính dễ sử dụng liên quan đến sự tin tưởng của người

tiêu dùng rằng việc sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin sẽ không đòi hỏi

nhiều sự nỗ lực và họ sẽ cảm thấy dễ dàng khi sử dụng sản phẩm đó Cácnghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng nhận thức về tính dễ sử dụng có thể tác

động tích cực đến nhận thức về tính hữu ích và ảnh hưởng đến ý định mua

săm của khách hàng (Davis, 1989; Hong và đồng nghiệp, 2006; Hsieh và

Liao, 2011).

Nghiên cứu của Gefen và đồng nghiệp (2005) đã đi sâu vào ảnh hưởngcủa nhận thức về tính dễ sử dụng đối với sự tin tưởng trong lĩnh vực mua sămtrực tuyến Họ đã phát hiện rằng nhận thức về tính dễ sử dụng có ảnh hưởngtích cực đối với sự tin tưởng, bởi vì nó khuyến khích khách hàng thử nghiệm

và sử dụng dịch vụ mua sắm trực tuyến lần đầu, và cũng tạo điều kiện để duytrì mối quan hệ giữa người mua và người bán

Vì vậy, dựa trên những nghiên cứu này, giả thuyết sau đây được xây

dựng.

H2: Nhận thức về sự dễ sử dụng có tác động thuận chiều tới hành vi

mua săm của các bạn sinh viên.

Trang 40

2.2.3 Biến “nhận thức về rủi ro”

Dựa trên nghiên cứu của Xiang Yan và Shiliang Dai (2009), quyết định

mua hàng trực tuyến chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố chính, đó là

nhận thức về lợi ích và nhận thức về rủi ro Nhận thức về lợi ích có tác độngtích cực đến quyết định mua sắm trực tuyến của khách hàng, trong khi nhậnthức về rủi ro tác động tiêu cực đến quyết định mua sim trực tuyến của họ

Rủi ro nhận thức ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng trực tuyến và ý

định mua hàng của khách hàng.

Khi mức độ rủi ro nhận thức của người tiêu dùng cao, ý định mua hàng

trực tuyến của họ thường thấp, bởi vì họ cảm thấy không chắc chắn và sợ rủi

ro Ngược lại, khi mức độ rủi ro nhận thức của người tiêu dùng thấp, ý địnhmua hàng trực tuyến của họ cao hơn, bởi vì họ cảm thấy tự tin hơn và ít lo sợ

Trong môi trường mua sắm trực tuyến, thường có mức độ rủi ro nhận thức

cao hơn so với môi trường mua sắm truyền thống, do người mua không thénhìn thấy sản phẩm trực tiếp và không tiếp xúc trực tiếp với người bán hàng

(Park & Stoel, 2005).

Vi vậy, dựa trên những nghiên cứu nay, giả thuyết sau đây được xây

dựng.

H3: Nhận thức về rủi ro có tác động ngược chiều tới hành vi mua sắm

của các bạn sinh viên

2.2.4 Biến “niềm tin”

Trong nghiên cứu của Jarvenpaa và Tractinsky (1999), lòng tin được mô

tả là một yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định mua hàng Niềm tin giúp

tạo cảm giác thoải mái cho người tiêu dùng khi họ chia sẻ thông tin cá nhân,

thực hiện mua sắm, và tuân theo lời khuyên từ nhà cung cấp trên trang web

Khả năng của người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng từ một người bán trực

tuyến cụ thể phụ thuộc vào mức độ niềm tin của họ đối với cửa hàng đó Theo

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN