1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

95 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin ở sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả Đinh Thị Yến
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Như Hải, PGS.TS. Trần Thu Hương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Y học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 2,24 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Các quan niệm về thẩm mỹ khuôn mặt (13)
      • 1.1.1. Định nghĩa thẩm mỹ khuôn mặt (13)
      • 1.1.2. Quan niệm thẩm mỹ trên thế giới theo chuyên ngành khác nhau (13)
    • 1.2. Phân tích mô mềm khuôn mặt (16)
      • 1.2.1. Đánh giá mặt thẳng (16)
      • 1.2.2. Tương quan theo chiều dọc (18)
      • 1.2.3. Đánh giá theo mặt nghiêng (19)
    • 1.3. Các kiểu hình mặt (20)
      • 1.3.1. Theo chiều dọc (21)
      • 1.3.2. Theo chiều trước-sau (24)
    • 1.4. Các phương pháp đánh giá khuôn mặt (25)
      • 1.4.1. Đo trực tiếp (25)
      • 1.4.2. Đo trên ảnh chụp chuẩn hoá (26)
      • 1.4.3 Ưu nhược điểm của phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa (26)
    • 1.5. Sự tự tin (27)
      • 1.5.1. Khái niệm về sự tự tin (27)
      • 1.5.2. Tiền đề của sự tự tin (27)
      • 1.5.3. Các đặc điểm và chỉ số nghiên cứu về sự tự tin (29)
    • 1.6. Nghiên cứu về nhận thức khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa (0)
    • 1.7. Các nghiên cứu về độ tự tin (35)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (38)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (38)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (38)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (38)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (38)
      • 2.3.3. Công cụ thu thập số liệu (39)
        • 2.3.3.1. Phiếu khảo sát (39)
        • 2.3.3.2. Công cụ chụp ảnh (41)
        • 2.3.3.3. Slide ảnh sinh viên (41)
      • 2.3.4. Quy trình thực hiện (42)
    • 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu (45)
      • 2.4.1. Các biến số định lượng (45)
      • 2.4.2. Các biến số định tính… (46)
    • 2.5. Phương pháp xử lý số liệu (47)
    • 2.6. Sai số và cách khắc phục (47)
    • 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu (48)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Mô tả thực trạng nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa ở sinh viên Đại học quốc gia Hà Nội năm 2023 (49)
      • 3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (49)
      • 3.1.2. Điểm trung bình của các kiểu khuôn mặt (49)
        • 3.1.2.1. Mức độ tin cậy chấm điểm các kiểu mặt của sinh viên (49)
        • 3.1.2.2. Điểm trung bình các kiểu mặt theo đánh giá của sinh viên (50)
        • 3.1.2.3. Điểm trung bình các kiểu mặt nam, nữ theo các nhóm sinh viên (53)
      • 3.1.3. Khả năng tự nhận thức kiểu mặt của sinh viên (55)
      • 3.1.4. Nhu cầu điều trị khuôn mặt của sinh viên (56)
    • 3.2. Phân tích mối quan hệ giữa hình dạng khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa và (57)
      • 3.2.1. Chỉ số độ tự tin theo thang đo Rosenberg (57)
        • 3.2.1.1. Phân loại mức độ tự tin của sinh viên (57)
        • 3.2.1.2. Phân loại mức độ tự tin theo giới tính (58)
        • 3.2.1.3. Phân loại mức độ tự tin theo năm học (58)
      • 3.2.2. Mối quan hệ giữa hình dạng khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa và nhu cầu điều trị với độ tự tin .................................................................................................. 48 1. Mối quan hệ giữa độ tự tin, nhu cầu điều trị và hình dạng khuôn mặt . 48 (59)
    • 4.1. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu (63)
    • 4.2. Mô tả thực trạng nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa ở sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 (64)
      • 4.2.1. Mức độ đẹp các hình ảnh kiểu mặt theo đánh giá của sinh viên (65)
      • 4.2.2. Mức độ đẹp các hình ảnh kiểu mặt theo các nhóm sinh viên (69)
      • 4.2.3. Đánh giá khả năng tự nhận thức khuôn mặt và nhu cầu điều trị của sinh viên (74)
    • 4.3. Phân tích mối quan hệ giữa hình dạng khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa và (75)
      • 4.3.1. Mức độ tự tin của sinh viên (76)
      • 4.3.2. Mối quan hệ giữa hình dạng khuôn mặt và nhu cầu điều trị với độ tự tin.66 KẾT LUẬN (77)

Nội dung

Phân tích mối quan hệ giữa hình dạng khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa và nhu cầu điều trị với độ tự tin của nhóm sinh viên trên.. Phân tích mối quan hệ giữa hình dạng khuôn mặt trên ảnh chuẩ

TỔNG QUAN

Các quan niệm về thẩm mỹ khuôn mặt

1.1.1 Định nghĩa thẩm mỹ khuôn mặt

Thuật ngữ thẩm mỹ khuôn mặt lần đầu tiên được sử dụng bởi Baumgarten để nói về khoa học của cảm giác mà nghệ thuật đã tạo ra [4] Từ đó thuật ngữ thẩm mỹ đã trải qua một chặng đường phát triển dài bắt đầu từ Platon đến Aristote, Hegel Mỗi một nhà triết gia có một định nghĩa khác nhau về thẩm mỹ, nhưng nhìn chung tất cả các nhà triết gia này đều thống nhất rằng để có được thẩm mỹ thì cần phải có cả sự cân xứng và hài hoà [5] Theo Hegel, sự đều đặn và hài hoà và là các đặc tính của thẩm mỹ [4]

1.1.2 Quan niệm thẩm mỹ trên thế giới theo chuyên ngành khác nhau

* Quan niệm của chỉnh hình

Angle là người đặt nền móng ban đầu cho ngành chỉnh hình răng mặt Angle luôn nghĩ rằng nếu có một khớp cắn đúng thì thẩm mỹ khuôn mặt là bình thường, ông cũng đã mô tả các trường hợp có những bất thường về khớp cắn thì khuôn mặt cũng có bất thường đáng kể Tweed đã nhấn mạnh rằng nếu răng cửa dưới nằm đúng vị trí thì khuôn mặt nhìn nghiêng sẽ hài hòa

Theo Ricketts, để đánh giá một khuôn mặt thì cần phân tích trong ba chiều không gian Ông cho rằng không thể có một con số tuyệt đối lý tưởng nhất mà các mối tương quan bình thường sẽ nằm trong một khoảng rộng Khi phân tích thẩm mỹ mặt nghiêng, ông đưa ra khái niệm về đường thẩm mỹ được vẽ từ đỉnh mũi đến điểm nhô nhất của cằm là đường thẩm mỹ E (E-line) để mô tả tương quan môi miệng với các cấu trúc lân cận Ông cho rằng đối với một người da trắng trưởng thành bình thường, hai môi sẽ nằm sau đường E, đường nét nghiêng của hai môi trên đều đặn và miệng khép kín nhưng không bị căng [6]

Steiner đưa ra đường thẩm mỹ S là đường thẳng đi qua điểm nhô nhất của mô mềm vùng cằm và điểm giữa đường viền chân mũi Theo Steiner, một khuôn mặt hài hoà thì môi trên và môi dưới sẽ chạm đường thẩm mỹ S

Burstone và cộng sự (1978) đã dựa vào đường thẳng đi qua điểm Sn (Subnasale) và Pog (Pogonion) mô mềm để đánh giá tương quan môi trên và dưới theo chiều trước sau Để đánh giá độ nhô hay lùi của hai môi ông vẽ đường thẳng góc từ điểm nhô nhất của hai môi xuống đường thẳng đi qua Sn và Pog Ông cho rằng ở người trưởng thành có mặt nghiêng hài hòa với khớp cắn loại I thì các điểm nhô nhất của hai môi sẽ nằm trước đường này từ 2 - 3 mm [6]

Simon và Izard lại cho rằng để có nét hài hòa ở nét mặt nghiêng, môi trên, môi dưới và cằm đều phải nằm giữa hai mặt phẳng: mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng Frankfort và đi qua Glabella mô mềm (mặt phẳng Izard) và mặt phẳng đứng vuông góc với mặt phẳng Frankfort và đi qua Orbital mô mềm (mặt phẳng Simon)

* Quan niệm của nhà phẫu thuật

Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đầu tiên được ứng dụng cho những bệnh nhân có tổn thương mô mềm do bỏng, thông qua phương pháp cấy ghép da và chỉnh hình thẩm mỹ khuôn mặt Sau đó, nó mở rộng phạm vi để điều trị thêm cho các bệnh lý hàm mặt khác như: khe hở vòm miệng, lệch một bên mắt hay chấn thương gẫy xương sống mũi Như vậy ban đầu phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hướng đến phục hồi lại các cấu trúc cho bệnh nhân gặp phải các bệnh lý hay chấn thương và các nhà phẫu thuật thường dựa những số liệu bình thường có sẵn để phẫu thuật cho bệnh nhân Do đó, điều này dẫn đến có thể có những sai lầm nếu áp dụng các số liệu chuẩn nhưng không phù hợp với các dân tộc khác nhau Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển nên nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao, không chỉ là phẫu thuật phục hồi các cấu trúc bị tổn thương mà còn phẫu thuật để cải thiện về mặt thẩm mỹ

* Quan niệm của hoạ sĩ và nhà điêu khắc

Các hoạ sĩ và nhà điêu khắc lại có những ý tưởng rõ ràng hơn về cái gì là bình thường và cái gì là đẹp Họ còn cho thấy giữa chủng tộc và văn hoá có những nét đẹp khác nhau Quan niệm về khuôn mặt đẹp của họ ít nhiều bị ảnh hưởng của các trường phái nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật của các bậc tiền bối [7]

Năm 1959, Golman nghiên cứu trên ảnh chụp của 160 người đàn ông và đàn bà da trắng, khuôn mặt dễ thương và 50 bức ảnh đẹp nhất được lựa chọn bởi Trường nghệ thuật Herron và Viện nghệ thuật Buffalo Sau đó, các bác sĩ chỉnh hình đánh giá

50 ảnh này (các bác sĩ chỉnh hình thường thích khuôn mặt nghiêng phẳng hoặc hơi lõm) Kết quả cho thấy vào thời gian đó, có sự khác nhau về quan niệm về cái bình thường và cái đẹp giữa các bác sĩ chỉnh hình và các họa sĩ

Fra Paccioli di Borgio đã xuất bản cuốn sách vào năm 1509 viết về các tỷ lệ trong thẩm mỹ, trong quyển sách này tác giả cũng đã nhấn mạnh đến “tỷ lệ vàng”

"Tỷ lệ vàng" là một tỷ lệ vô tỷ: tỷ lệ giữa phần lớn nhất và phần nhỏ nhất của 2 phần cũng bằng tỷ lệ của cả 2 phần đó với phần lớn nhất, (a+b)/b = b/a Khi đoạn nhỏ nhất bằng 0,618 và đoạn lớn là 1 cả đoạn là 1.61 thì qui luật này mới có thể đạt được [7].

Phân tích mô mềm khuôn mặt

1.2.1 Đánh giá mặt thẳng a, Hình dạng khuôn mặt

Tỉ lệ giữa độ rộng khuôn mặt và chiều cao khuôn mặt có ảnh hưởng trự tiếp đến sự hài hòa của khuôn mặt Tỉ lệ giữa chiều cao/chiều rộng khuôn mặt là 1.35:1 ở nam và 1,3:1 ở nữ Độ rộng góc hàm của xương hàm dưới nên ít hơn khoảng 30% so với độ rộng theo chiều ngang giữa 2 gò má Dạng khuôn mặt ngắn và vuông thường liên quan đến một sai khớp cắn hạng II xương có kèm khớp cắn sâu, xương hàm trên kém phát triển theo chiều dọc, cường cơ cắn hoặc cằm quá phát Trong khi dạng mặt dài, hẹp thường liên quan đến quá phát xương hàm trên theo chiều dọc, mũi hẹp, xương hàm dưới thiểu sản theo chiều trước sau hay cằm kém phát triển

Hình 1 3: Các dạng khuôn mặt [8] b Theo chiều ngang

Khuôn mặt được chia làm 5 phần và mỗi phần xấp xỉ bằng độ chiều rộng của mắt 1/5 ngoài cùng được đo từ trung tâm vành tai đến khỏe mắt ngoài mỗi bên 1/5 tiếp theo của mỗi bên được đo từ khóe mắt ngoài đến khóe mắt trong từng bên Đường thẳng kẻ qua khóe mắt ngoài của từng bên nền đi qua điểm góc hàm của xương hàm dưới Ở bệnh nhân với tình trạng cường cơ cắn thì điểm góc hàm này sẽ nằm lệch về phía ngoài còn với kiểu mặt dài thì điểm góc hàm sẽ nằm lệch về gần đường giữa hơn so với đường này

1/5 giữa của khuôn mặt được đo bằng khoảng cách giữa 2 khóe mắt trong Đường thẳng qua điểm khóa mắt trong nên đi qua điểm chân cánh mũi mỗi bên

Hình 1 4: Sự cân đối theo chiều ngang [8] c Sự cân xứng khuôn mặt Để đánh giá sự cân xứng của khuôn mặt, một đường thẳng tưởng tượng sẽ kẻ qua điểm Glabella mô mềm, Pronasale, điểm chính giữa nhân trung môi trên, môi dưới và điểm Pog' mô mềm Đường giữa của cung răng hàm trên và hàm dưới có sự liên quan với đường giữa mặt cũng như mối tương quan lẫn nhau Quan sát mối liên quan này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và quyết định về việc dùng phương án phẫu thuật hay chỉnh nha để điều chỉnh đường giữa của răng Nó cũng quan trọng trong việc đánh giá mối liên quan giữa đường giữa răng cửa hàm dưới và đưởng giữa cằm Những thông tin này sẽ hỗ trợ cho việc lên kế hoạch điều trị bất cân xứng xương hàm dưới bằng chỉnh hình xương hoặc chỉnh hình cằm hay có sự kết hợp cả hai phương pháp

Tất nhiên không có một khuôn mặt nào là cân xứng tuyệt đối hoàn toàn, tuy nhiên để có được thẩm mỹ khuôn mặt đẹp thì không nên có bất kì sự không cân xứng quá hiển nhiên nào trên khuôn mặt [8]

Hình 1 5: Sự cân xứng giữa các tầng mặt [8]

1.2.2 Tương quan theo chiều dọc

Theo chiều dọc, khuôn mặt được chia làm 3 tầng mặt: (1) 1/3 trên (từ đường chân tóc (điểm Trichion) đến điểm Glabella (2) 1/3 giữa (từ điểm Glabella đến điểm Subnasale) (3) 1/3 dưới (từ điểm Subnasale đến điểm Menton) a, Tầng mặt trên

Sự dị dạng tại 1/3 trên của khuôn mặt thông thường được che đi bởi kiểu tóc thích hợp Tuy nhiên kể từ khi có thể có biểu lộ tinh trạng dị dạng sọ mặt thì đây là điều quan trọng để ghi lại sự dị dạng tại vùng này b, Tầng mặt giữa Đường thẳng dọc giữa khuôn mặt nên đi qua mũi, trung tâm của môi, điểm giữa của cằm (ở tầng mặt dưới) Đường cong của xương gò má, nền mũi và môi trên là đường cong thuận tiện để đánh giá sự hài hòa của các cấu trúc tầng mặt giữa Đường này nên có dạng cong liên tục và mềm mại, nó được bắt đầu từ phía trước tai, mở rộng ra phía trước đến phần xương gò má, sau đó chạy ra trước xuống dưới qua xương hàm trên liền kề chân cánh mũi, kết thúc tại phía bên khóe miệng Một sự gián đoạn của đường cong này có thể biểu hiện sự xuất hiện của một dị dạng xương nào đó c, Tầng mặt dưới

Tỉ lệ giữa 1/3 giữa và 1/3 dưới khuôn mặt nên là 5:6 Chiều dài môi trên từ điểm chân cánh mũi (Sn) đến điểm thấp nhất môi trên (Sts) nên bằng 1/3 chiều cao tầng mặt dưới Chiều dài môi dưới từ điểm cao nhất môi dưới (Stmi) đến điểm thấp nhất mô mềm của cằm (Me") nên bằng 2/3 chiều cao tầng mặt dưới

Chiều dài môi trên được đo từ Sn-Stms bình thường là 22±2mm với nam và 20±2mm với nữ Nếu môi trên có chiều dài ngắn, khoảng trống giữa hai môi sẽ có xu hướng rộng hơn bình thường và độ lộ răng cửa trên tăng lên với chiều cao tầng mặt dưới bình thường Chiều dài môi dưới được đo từ Stmi-Me’ bình thường là 40±2mm đối với nữ và 44±2mm đối với nam Trong trường hợp khớp cắn sâu môi dưới thường có chiều dài ngắn cho tác động của răng cửa trên Chiều dài môi dưới liên quan mật thiết đến chiều cao răng cửa hàm dưới Môi dưới thường để lộ nhiều hơn 25% làn môi đỏ so với môi trên và ở trạng thái nghỉ khoảng cách giữa 2 môi bình thường từ 0-3mm [8]

Với mỗi trường hợp bệnh nhân, độ lộ của răng cửa trên nên được ghi lại trong trạng thái môi ở tư thế nghỉ Trong trường hợp răng cửa trên không lộ, mối liên quan giữa răng cửa và môi nên được đánh giá khi xương hàm dưới mở ra cho đến khi hai môi bắt đầu tách ra

Môi rất quan trọng trong thẩm mỹ chung của khuôn mặt Sự cân xứng của đôi môi nên được đánh giá cẩn trọng, nếu sự không cân xứng có tồn tại, nguyên nhân của nó nên được tìm hiểu kĩ (ví dụ: khe hở môi, tổn thương dây thần kinh mặt, vết sẹo sau chấn thương )

1.2.3 Đánh giá theo mặt nghiêng a Tầng mặt giữa

- Mũi: Hình dạng sống mũi có thể là bình thưởng, lồi hoặc lõm Độ nhô của mũi được đánh giá bằng phương pháp của Goode Nếu khoảng cách đoạn BC lớn hơn 55% - 60% của đoạn AB thì đỉnh mũi luôn luôn không cân xứng và bị nhô ra trước quá mức

Hình 1 6: Đánh giá độ nhô đỉnh mũi theo mặt nghiêng [8]

- Vùng cạnh mũi: Nên cẩn thận trong việc đánh giá vùng cạnh mũi bởi vì nó đóng một vai trò khá quan trọng trong việc phân biệt đặc điểm giữa thiểu sản tầng mặt giữa và quá phát xương hàm dưới theo chiều trước sau Tỉ lệ bình thường giữa khoảng cách từ đỉnh mũi (Pn) đến điểm ngay dưới chân mũi (Sn) và từ điểm ngay dưới chân mũi (Sn) đến điểm chân cánh mũi (Nb) là 2:1 (theo chiều ngang) Sự thiểu sản xương hàm trên theo chiều trước sau khi tỉ lệ này gần hơn 1:1 Tỉ lệ này tăng lên cho thấy sự tăng độ nhô của mũi [8]

Hình 1 7: Tỉ lệ của mũi [8] b, Tầng mặt dưới

Môi: Đánh giá độ nhô, độ lùi và độ dày mô mềm của môi khi môi ở trạng thái hoàn toàn thư giãn Môi trên luôn luôn hơi nhô ra phía trước so với môi dưới Vị trí của môi liên quan mật thiết với vị trí của răng phía dưới môi Vị trí trước sau của môi được đánh giá khi so sánh vị trí của nó với đường thẩm mỹ E hoặc đường thẩm mỹ

S Theo Steiner khuôn mặt hài hòa có đôi môi vừa chạm vào đường thẳng nối giữa đường viền mô mềm của cằm và vị trí giữa đường chữ “S” tạo bởi bờ dưới mũi Theo Ricketts, ông cho rằng bình thưởng môi trên nằm sau đường thẩm mỹ E (đường nối đỉnh mũi đến đình cằm) 4mm, môi dưới nằm sau đường thẩm mỹ E 2mm Tuy nhiên cần chú ý rằng đánh giá này sẽ bị ảnh hưởng bởi vị trí theo chiều trước sau của cằm và mũi cũng như độ dày của môi

Rãnh môi cằm: Đường viền môi dưới nối với cằm nên có dạng đường cong mềm mại hình chữ S với góc tạo bởi môi dưới và cằm ít nhất là 130

Các kiểu hình mặt

Đánh giá thẩm mỹ mặt đầu tiên cần sự kết hợp giữa đánh giá tổng quát về kiểu hình mặt và tiếp đến đánh giá khuôn mặt trong tư thế nhìn thẳng và nhìn nghiêng

1.3.1 Theo chiều dọc a Mặt dài

Mặt dài được định nghĩa là kiểu hình mặt với tỉ lệ chiều ngang và và chiều dài không tương xứng với tỉ lệ vàng: Tỉ lệ dài/ngang > 1,618 Mặt dài có thể có sự cân xứng hay không cân xứng giữa các tầng mặt với nhau Với kiểu hình mặt dài cân xứng, những dấu hiệu đi kèm trên khuôn mặt thường là: Mặt lồi, hô xương hàm trên, cằm lùi, góc hàm dốc, cắn hở, trương lực cơ môi yếu, cơ nhai yếu

Trường hợp mặt dài nhưng không cân xứng, nguyên nhân thường là do độ dài của tầng mặt dưới Tầng mặt dưới dài có thể do hàm trên hoặc hàm dưới hoặc kết hợp cả hai hàm

Mặt dài do nguyên nhân từ hàm trên thường kèm theo dấu hiệu lộ răng cửa nhiều ở trạng thái nghỉ và khi cười hở lợi rất nhiều Những bệnh nhân này để cải thiện thẩm mỹ thông thường phải sử dụng giải pháp phẫu thuật [9]

Hình 1 8: Khuôn mặt dài b Mặt ngắn

Ngược lại với kiểu mặt dài, kiểu hình mặt ngắn có các đặc điểm: Mặt thẳng hoặc lõm, góc hàm vuông, lùi xương ổ răng hai hàm, cằm lớn, nhô, rãnh cằm sâu, khớp cắn sâu, trường lực cơ nhai mạnh, tầng mặt dưới ngắn, thân răng ngắn, mòn mặt nhai nhiều [9]

Hình 1 9: Khuôn mặt ngắn c Mặt trung bình

Mặt trung bình là kiểu mặt có sự cân xứng giữa chiều dài và chiều ngang khuôn mặt Kiểu mặt này có đặc điểm: trương lực cơ nhai bình thường, thân răng có chiều cao bình thường, nhìn chung dạng mặt trung bình có ba tầng mặt cân xứng, khá hài hòa khi nhìn thẳng và nhìn nghiêng

Theo Estman thì khuôn mặt trung bình có tỉ lệ Chiều cao tầng mặt dưới/ Chiều cao mặt trước (LAFH/TAFH) là 55% ± 2SD [10]

Hình 1 10: Tỷ lệ theo chiều dọc của tầng mặt dưới được tính bằng tỉ lệ chiều cao tầng mặt dưới (LAFH) chia tổng chiều cao mặt trước (TAFH)

Có thể nói tầng mặt dưới liên quan đến điều trị chỉnh nha nhiều nhất Tầng mặt dưới có thể tăng hoặc giảm kích thước so với kích thước bình thường Tầng mặt dưới dài có thể do nguyên nhân từ hàm trên, hàm dưới hay kết hợp cả hai Tầng mặt dưới ngắn cũng có thể do nguyên nhân hàm trên và hoặc hàm dưới [9]

Hình 1 11: Khuôn mặt trung bình

Các kiểu mặt nhìn nghiêng theo chiều trước sau được đánh giá bằng hai đường thẳng được vẽ như sau: một đường từ trán đến môi trên và một đường từ môi trên đến cằm (Hình 1.12) Tùy thuộc tương quan giữa hai đường thẳng này, hình dạng khuôn mặt được đánh giá là lồi, lõm hay thẳng Dạng mặt thẳng được xem là kiểu mặt hài hòa nhất và là mục tiêu hướng đến của điều trị chỉnh nha Trong tương quan giữa dạng mặt và hình thái khớp cắn thì dạng mặt thẳng tương ứng với khớp cắn hạng I, dạng mặt lồi tương ứng khớp cắn hạng II và dạng mặt lõm tương ứng khớp cắn hạng III

Hình 1 12: Các kiểu mặt nghiêng A: mặt lồi, B: mặt thẳng, C: mặt lõm a Dạng mặt lồi

Dạng mặt được gọi là lồi khi đường nối từ trán đến môi trên tạo với đường nối từ môi trên đến cằm thành một góc nhô ra trước Kiểu hình mặt lồi này sẽ gây cảm giác mất thẩm mỹ cho bệnh nhân rất nhiều Kiểu hình mặt lồi này liên quan mật thiết đến tình trạng hô hàm trên hoặc hô cả hai hàm hoặc dò lùi hàm dưới Sự phối hợp cả hai nguyên nhân từ cả hàm trên và hàm dưới làm trầm trọng thêm tình trạng mặt lồi và khó khăn trong điều trị hơn Để đánh giá tình trạng nhô của môi ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, Ricketts sử dụng đường nối từ đỉnh mũi đến đỉnh cằm và đánh giá tương quan vị trí giữa môi trên và môi dưới so với đường E này Bình thường kiểu mặt lồi có môi nằm trước đường E [9] b Dạng mặt lõm

Mặt lõm là kiểu mặt có môi nằm sau đường thẩm mỹ E Kiểu mặt lõm thường liên quan đến lệch lạc khớp cắn hạng III Kiểu hình mặt lõm này thường do tình trạng hô hàm dưới hoặc lùi hàm trên, lùi cả hai hoặc kết hợp lùi hàm trên và hô hàm dưới

Sự phối hợp cả hai nguyên nhân từ hàm trên và hàm dưới làm trầm trọng thêm tình trạng mặt lõm [9] c Dạng mặt thẳng

Dạng mặt thẳng được xem là khuôn mặt hài hòa và thẩm mỹ nhất Ở khuôn mặt thẳng, môi sẽ nhìn hài hòa với mũi và cằm Mục đích điều trị của chỉnh nha là đưa khuôn mặt bệnh nhân về kiểu mặt này Tuy nhiên, dạng mặt thẳng được xem là đẹp hay không còn tùy thuộc quan điểm về thẩm mỹ của mỗi cá nhân

Với bệnh nhân mặt thẳng, khi chỉnh nha thì chỉ định nhổ răng ít khi được đặt ra, trừ trường hợp chen chúc quá trầm trọng Những trường hợp này, bác sĩ cần báo trước bệnh nhân tình trạng nhô và chìa răng cửa ra trước có thể gây mất thẩm mỹ sẽ xảy ra nếu không nhổ răng [9]

Hình 1 13: Các kiểu hình mặt nghiêng A: vẩu hai hàm, B: vẩu hàm dưới, C: lùi hàm dưới, D: mặt bình thường, E: hàm trên lùi, F: vẩu hàm trên, G: lùi hai hàm

Các phương pháp đánh giá khuôn mặt

Đánh giá khuôn mặt là bước quan trọng trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì ngày nay có khá nhiều phương tiện và phương pháp đo đạc, nhiều cách đánh giá khác nhau có thể kể đến như: đo trực tiếp, đo gián tiếp qua ảnh chụp thẳng và nghiêng, đánh giá qua phim Xquang, đánh giá qua các mẫu thạch cao cung răng…

1.4.1 Đo trực tiếp Đo trực tiếp trên lâm sàng có ưu điểm là cho chúng ta biết chính xác kích thước thật, các chỉ số trung thực nhất Tuy nhiên, nhược điểm là phương pháp này mất khá nhiều thời gian và người thực hiện cần có nhiều kinh nghiệm để xác định các điểm chuẩn chính xác trên mô mềm [12]

1.4.2 Đo trên ảnh chụp chuẩn hoá Đo trên ảnh chụp chuẩn hoả được thực hiện đo đạc trên ảnh chụp chuẩn hóa tư thế mặt thẳng hoặc mặt nghiêng Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân trắc học, hình sự với ưu điểm: rẻ tiền và có thể giúp đánh giá tốt hơn về tương quan của các cấu trúc ngoài sọ gồm cơ và mô mềm Phân tích thẩm mỹ khuôn mặt chủ yếu là quan sát trực tiếp và phân tích qua hình ảnh chuẩn hoả đánh giá các đặc điểm của mô mềm Hai phương pháp này có tác dụng bổ trợ qua lại cho nhau Phép đo trực tiếp trên người sống cho các giá trị đo của các kích thước chính xác hơn Phép đo ảnh chụp để đánh giá về sự cân xứng trên các vùng mặt giúp dễ dàng trao đổi và lưu giữ thông tin hơn Đo đạc ảnh chụp trên máy ảnh kỹ thuật số với phần mềm đo đạc thích hợp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực và đỡ phức tạp hơn nhiều so với đo trực tiếp trên con người, có nhiều ưu điểm về khả năng lưu trữ và bảo quản thông tin Có nhiều tác giả đã nghiên cứu, phân tích khuôn mặt qua ảnh và từ đó đưa ra các tiêu chuẩn để chụp khuôn mặt với các tư thể khác nhau như Ferrario, Bishara, Farkas, mục đích để chuẩn hoá kỹ thuật chụp ảnh tối ưu nhất nhằm đánh giá và so sánh hình ảnh dễ dàng hơn [13],[14]

1.4.3 Ưu nhược điểm của phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa

- Những điểm mốc ngoài mặt cần xác định được bao gồm những mốc nằm dọc theo chiều mặt nghiêng và các mốc giải phẫu khác nằm phía trong, thuộc mô mềm khó xác định như cánh mũi, mép hai môi, khỏe mắt những điểm này rất khó xác định trên phim chụp sọ nghiêng nhưng lại dễ hơn trên ảnh chụp chuẩn hóa

- Được sử dụng chủ yếu khi phân tích thẩm mỹ khuôn mặt

- Thao tác đơn giản và dễ dàng đánh giá về sự cân xứng giữa các vùng mặt, dễ dàng lưu trữ, trao đổi và bảo quản thông tin

- Tiết kiệm thời gian và nhân lực khi đo đạc và phân tích ảnh bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính

- Nguồn cấp sáng nơi chụp không đồng đều

- Các biến dạng qua ảnh dẫn đến sai số khi đo đạc

- Rất khó giữ tư thể đầu của bệnh nhân ở vị trí ổn định.

Sự tự tin

1.5.1 Khái niệm về sự tự tin

Tự tin đã không còn là một vấn đề xa lạ với chúng ta và đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay Cuộc sống luôn cần phải có tự tin và đây là một trong những nhân tố tạo nên thành công cho mỗi người

Theo lý thuyết về sự tự tin của Bandura thì sự tự tin chính là niềm tin vào khả năng của mình để đạt được mức độ hiệu quả nhất định trong mọi việc, nó chứa đựng tất cả sức mạnh của niềm tin đó [15] Năm 2012, thuyết tự hiệu quả của Albert Bandura cũng chỉ ra mối liên quan giữa năng lực cá nhân với sự tự tin, và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tự tin như đặc điểm cá nhân, các yếu tố môi trường xung quanh, khả năng liên kết các hoạt động với nhau [16] Năm 2012, Robb định nghĩa năng lực của bản thân là khả năng lựa chọn một hành động tùy thuộc và phù hợp vào kỹ năng và khả năng mà một người tin tưởng rằng họ có thể thực hiện được [17] Những người mà có năng lực bản thân thấp thì rất dễ bị mất tự tin khi họ gặp những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống, trong khi những người có năng lực bản thân cao luôn tìm ra cách để vượt qua trở ngại đó hoặc luôn nâng cao, duy trì sự nỗ lực, nhanh chóng phục hồi các ý thức về tự hiệu quả của họ khi đối mặt với những thất bại trong cuộc sống [18] Ngoài ra trong từ điển Cambridge sự tự tin cũng được định nghĩa tương tự là

"hành động bình tĩnh vì bạn không bao giờ nghi ngờ gì về năng lực và kiến thức của chính mình" [19], Patricia Perry cũng đưa ra một định nghĩa về sự tự tin là "niềm tin của một người mà người đó luôn chắc chắn rằng bản thân mình nhất định sẽ thành công" tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể [20]

1.5.2 Tiền đề của sự tự tin

Năm 2005, Walker và Avant giải thích rằng mỗi một khái niệm không chỉ có những đặc điểm, mà còn có cả những tiền đề cho những khái niệm đó Tiền đề là những điều kiện cần thiết để khái niệm đó được định nghĩa một các đúng đắn [21] Theo nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới, để có được sự tự tin, cần có 5 tiền đề như sau:

Sự hiểu biết: Không có một con người nào có sự tự tin cao có thể thành công nếu không có kiến thức và có những kỹ năng nhất định [22] Kiến thức là yếu tố tiên quyết rất quan trọng quyết định khả năng hình thành sự tự tin của mỗi người Trước khi có thể đạt được sự tự tin, ít nhất bạn phải đạt được một lượng kiến thức nhất định nào đó [23] Kiến thức này có thể tích lũy được qua các cách khác nhau như qua quá trình học tập hoặc quá trình quan sát người khác thực hiện hoặc chính bản thân mình tự thực hiện kỹ năng đó thường xuyên, bất kể những kiến thức đó được thu thập bằng cách nào đi nữa, nó là điều vô cùng cần thiết như là một tiền thân của sự tự tin [24]

Sự ủng hộ: Kiến thức của bản thân đôi khi không đủ để tạo dựng sự tự tin Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra những sự hỗ trợ, giúp đỡ như một tiền đề quan trọng trong việc hình thành nên sự tự tin [22] Cần phải có sự hỗ trợ, ủng hộ của người hướng dẫn, các thầy cô hoặc bạn bè để có được sự tự tin hơn trong chính bản thân mình Có thể coi rằng, sự hỗ trợ cần thiết của những người xung quanh như là tiền đề cho sự tự tin

Kinh nghiệm: Định hướng trong công việc tốt giúp tăng cường động lực trong mỗi con người, từ đó thúc đẩy những hành động thực tiễn, làm tăng sự tự tin Sự va chạm, tiếp xúc với môi trường có quan hệ trực tiếp với mức độ tự tin Các sinh viên được tiếp xúc, tương tác, tham gia các hoạt động của trường và các giảng viên nhiều hơn cho thấy mức độ tự tin cao hơn so với các bận ít tham gia khi làm việc tại môi trường mới sau đó [24] Như vậy, có thể khẳng định rằng phải có những kinh nghiệm trước đó mới có thể đạt được khái niệm về sự tự tin

Sự chuẩn bị: Kinh nghiệm và sự hỗ trợ liên quan chặt chẽ với nhau là tiền đề cho sự tự tin, ngoài ra phải đề cập đến sự chuẩn bị Việc chuẩn bị thông thường liên quan đến thời gian, thường sự tự tin bị giảm bớt nếu người đó không có nhiều thời gian chuẩn bị cho tình huống đấy Để khắc phục vấn đề về thời gian này và thúc đẩy sự tự tin lên cao, cần phải có được sự chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ về kỹ thuật và tâm lý, bằng cách chúng ta cần đánh giá chính xác tình huống đó và sử dụng các chiến lược phù hợp để tiếp cận tình huống [25]

Sự thành công: Hiện nay, vẫn có rất nhiều tranh luận về thành công là tiền để hay là kết quả của sự tự tin, nhưng chúng ta có thể thấy rằng thành công là tiền đề sâu sắc nhất đối với sự tự tin Một người có thể có đầy đủ kiến thức, có kỹ thuật, có được sự hỗ trợ, kinh nghiệm thực hành kỹ năng nhiều lần, và đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho các tình huống có thể xảy ra, nhưng nếu thành công không đến với họ, sự tự tin sẽ dễ dàng bị suy giảm Một số tác giả ghi nhận rằng, khi đạt được những thành công càng nhiều thì sự tự tin càng được củng cố và vững mạnh hơn Như vậy, thành công chắc chắn là nền tảng vững chắc hỗ trợ xây dựng sự tự tin [15]

1.5.3 Các đặc điểm và chỉ số nghiên cứu về sự tự tin

Năm 2005, Walker and Avant nêu ra ba đặc điểm chính của sự tự tin bao gồm: niềm tin vào những kết quả tích cực, sự kiên trì và sự tự nhận thức [21]

Tin tưởng vào kết quả tích cực: là niềm tin trong mỗi cá nhân rằng bản thân mình khẳng định rằng có thể đạt được kết quả trong mỗi tình huống nhất định, họ cho rằng chính sự lạc quan và mong muốn tự khẳng định chính bản thân mình là những yếu tố quan trọng đối với sự tự tin [25]

Sự kiên trì: tác giả nêu ra các khái niệm về sự kiên trì như tầm nhìn, suy nghĩ thấu đáo và luôn kiên định với mục tiêu đề ra Sự kiên trì cũng có nghĩa là khả năng phục hồi, ảnh hưởng và góp phần xây dựng sự tự tin khi con người nhận thức được khả năng của họ, từ đó họ có thể tự xử lý các ván đề trong thực tế Họ luôn kiên trì trong những giai đoạn khó khăn, dung chính phản xạ và những kiến thức của bản thân mình để phát triển những khả năng để đối phó với những điều kiện bất lợi [20],[18]

Sự tự nhận thức: Là khả năng một người có thể tự nhận thức và tự điều chỉnh khi họ nhận ra nhu cầu, yêu cầu mới của công việc, họ chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để hoàn thành công việc và có thể kiểm soát được các tình huống khác có thể xảy ra Tự nhận thức giúp mỗi cá nhân trở nên tự giác hơn, sau đó có thể làm giảm lo lắng trước những khó khăn trong công việc, cuộc sống [22]

Chỉ số sự tự tin được phân loại dựa trên bộ câu hỏi của Rosenberg M và cộng sự năm 1965, nghiên cứu dựa trên thang điểm đánh giá qua bảng gồm những câu hỏi cụ thể với 10 mục đo lường bao gồm cảm giác tích cực và tiêu cực về giá trị của bản thân, các trả lời từ hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn không đồng ý [26]

1.6 Các nghiên cứu về nhận thức khuôn mặt

Năm 2005, D J Johnston và cộng sự tiến hành tạo ra 9 kiểu mặt với tỉ lệ LAFH/TAFH dao động từ 47% đến 63% từ khuôn mặt hài hòa ban đầu, sau đó 92 sinh viên năm nhất trường khoa học xã hội được yêu cầu đánh giá mức độ hấp dẫn của từng ảnh khuôn mặt theo thang số từ 1–10 với 1 đại diện rất kém hấp dẫn và 10 rất hấp dẫn Đối với mỗi hình ảnh, những người tham gia cũng được yêu cầu chỉ ra lựa chọn có hoặc không điều trị nếu hình ảnh đó đại diện cho khuôn mặt của chính họ Kết quả cho thấy rằng tỷ lệ khuôn mặt dưới hấp dẫn nhất là khuôn mặt theo tiêu chuẩn Eastman (LAFH/TAFH là 55%) Hình ảnh có tỷ lệ tầng mặt dưới giảm được coi là hấp dẫn hơn so với hình ảnh tương ứng có tỷ lệ tầng mặt dưới tăng Những hình ảnh có tỷ lệ tầng mặt dưới giảm ít được đánh giá là cần điều trị hơn những hình ảnh tương ứng có tỷ lệ tầng mặt dưới tăng [27]

Hình 1 14: Hình ảnh các kiểu mặt với tỷ lệ chiều cao tầng mặt dưới được thay đổi so với giá trị bình thường của Eastman [27]

Các nghiên cứu về độ tự tin

Khi nói đến việc nâng cao sự tự tin và sức khỏe tổng thể, thẩm mỹ khuôn mặt có thể đóng một vai trò quan trọng Điều này là do sức khỏe cảm xúc và tinh thần của chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách chúng ta nhìn nhận về bản thân và vẻ ngoài khuôn mặt của chúng ta đóng một vai trò rất lớn trong việc này

Sự hấp dẫn của khuôn mặt có liên quan đến nhiều lợi ích xã hội trong cuộc sống, như sự nổi tiếng, sự nghiệp thành công hơn, sự chấp nhận và năng lực xã hội cao hơn Bởi vì sự đánh giá và chấp nhận của xã hội là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên độ tự tin

Có lẽ những ưu điểm quan trọng nhất của sự hấp dẫn về khuôn mặt có thể được xác định thông qua các tương tác xã hội Trong cuộc sống hằng ngày, những cá nhân có khuôn mặt hấp dẫn có những phản ứng tích cực hơn từ những người khác so với những cá nhân kém hấp dẫn hơn Ngoài ra, trên thực tế các kỹ năng xã hội của những người có một khuôn mặt đệp, hài hòa dường như được đánh giá tốt hơn so với những người kém hấp dẫn hơn Sự khác biệt về lợi ích xã hội của sự hấp dẫn của khuôn mặt không chỉ được tìm thấy ở người lớn mà còn ở trẻ em và thanh thiếu niên

Năm 2010, Min Ho Jung nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sai khớp cắn và điều trị chỉnh nha về độ tự tin của thanh thiếu niên trên 4509 học sinh trung học cơ sở được đánh giá lâm sàng về tình trạng chen chúc răng Độ nhô của môi cũng được đo bằng thước được thiết kế đặc biệt, độ tự tin được đo bằng thang đo lòng tự trọng của Rosenberg với chỉ số độ tự tin SI (được tính bằng tổng điểm độ tự tin chia cho 10) Kết quả cho thấy giới tính đóng vai trò trong mối quan hệ giữa độ tự tin và sai khớp cắn Đối với các bé gái, tình trạng chen chúc của các răng trước có ảnh hưởng đáng kể đến độ tự tin của chúng, tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về độ tự tin của các bé trai Các em sau điều trị chỉnh nha cố định có độ tự tin cao hơn so với sai khớp cắn không được điều trị, ở nhóm học sinh nữ đã kết thúc điều trị chỉnh nha cố định có chỉ số độ tự tin SI= 2,86 cao nhất, ngược lại nhóm không điều trị chỉnh nha có chỉ số SI thấp nhất là 2,71 [32]

Năm 2010, Suzanne H W Mares và cộng sự đã đưa ra giả thuyết rằng khuôn mặt có mức độ hấp dẫn cao sẽ liên quan đến mức độ tự tin tăng lên Để kiểm tra giả định này, 230 thanh thiếu niên thuộc hai nhóm tuổi (13 và 15 tuổi) đã được khảo sát hàng năm trong 5 năm Kết quả cho thấy thanh thiếu niên trẻ tuổi có khuôn mặt hấp dẫn hơn có mức độ tự tin thấp hơn mức cơ bản Sự hấp dẫn khuôn mặt không được coi là một yếu tố dự báo quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi mức độ tự tin theo thời gian Những phát hiện này chỉ ra rằng những đứa trẻ hấp dẫn có nhiều khả năng có mức độ tự tin thấp hơn khi chúng bước vào tuổi thiếu niên so với những đứa trẻ kém hấp dẫn hơn [48]

Năm 2015, Anja Gavric và cộng sự nghiên cứu cắt ngang trên 200 học sinh và sinh viên đại học từ 13-33 tuổi để tìm ra mối quan hệ giữa các đặc điểm sọ mặt, chất lượng cuộc sống liên quan đến thẩm mỹ nha khoa và độ tự tin ở thanh thiếu niên và thanh niên Nghiên cứu sử dụng thang đo chỉ số độ tự tin của Rosenberg và bảng câu hỏi về tác động tâm lý xã hội của thẩm mỹ nha khoa Kết quả chỉ ra khi mức độ sai khớp cắn tăng lên, chất lượng cuộc sống liên quan đến thẩm mỹ răng sẽ giảm Hồi quy tuyến tính bội cho thấy rằng với sự tác động của tất cả các yếu tố dự đoán khác trong mô hình, tác động xã hội của thẩm mỹ nha khoa, sự tự tin về răng miệng có khả năng dự báo cao nhất để giải thích sự thay đổi của độ tự tin, chiếm 3,2%, tương ứng là 1,3% và 1,4% Toàn bộ mô hình chiếm 24,2% sự thay đổi của lòng tự trọng Ở thanh thiếu niên và thanh niên, độ tự tin dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các tác động tâm lý xã hội mà bản thân tự nhận thức về thẩm mỹ răng miệng hơn là mức độ thông thường của sai khớp cắn, kiểu hình sọ mặt, giới tính hoặc tuổi tác chất lượng cuộc sống liên quan đến thẩm mỹ răng sẽ giảm [33]

Năm 2023, Nguyễn Thị Thùy Linh nghiên cứu về mối liên quan giữa nhu cầu điều trị chỉnh nha theo IOTN và sự tự tin của nhóm sinh viên, kết quả thấy rằng chỉ số tự tin theo thang đo Rosenberg có mức độ tự tin thấp chiếm đa số (59,7%), chỉ số tự tin tốt chiếm tỷ lệ thấp hơn (36,3%) và chỉ số tự tin mức độ rất tốt chiếm tỷ lệ nhỏ (4,0%) Nhu cầu thẩm mỹ răng mức 1 và mức 4, đồng thời có chỉ số tự tin thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (22,6% và 13,4%) Nhu cầu thẩm mỹ răng mức 2 và 3 đồng thời chỉ số tự tin rất tốt có tỷ lệ thấp nhất (0,3%), nhu cầu điều trị sức khỏe răng mức 1 và 2 (không cần điều trị) tương ứng với chỉ số tự tin loại thấp và tốt theo thang đo của Rosenberg chiếm tỷ lệ cao nhất (31,8% và 19,1%) [34].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm sinh viên tuổi từ 18 đến 25 đang học tại Đại học Quốc Gia Hà Nội và nhóm bác sĩ Răng hàm mặt Mẫu nghiên cứu được lựa chọn và loại trừ theo các tiêu chuẩn sau:

- Sinh viên là người Việt Nam

- Chưa từng can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ, nắn chỉnh răng

- Các đối tượng đang bị viêm nhiễm cấp tính vùng hàm mặt

➢ Bác sĩ Răng hàm mặt

- Thạc sĩ Răng hàm mặt đã có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ chỉnh hình răng mặt

- Kinh nghiệm tối thiều 5 năm

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023

- Địa điểm: Đại học Quốc Gia Hà Nội

Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

* Chọn mẫu ngẫu nhiên các sinh viên năm nhất trường Đại học Y dược- ĐHQGHN, sinh viên năm nhất trường Đại học KHXH và Nhân văn- ĐHQGHN đến theo chương trình khám sức khỏe đầu năm của trường và sinh viên Y5 và Y6 khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y dược- ĐHQGHN sau khi loại bỏ các đối tượng không đủ tiêu chuẩn thì có tổng 259 sinh viên đủ tiêu chuẩn lựa chọn

* Chọn mẫu thuận tiện 10 bác sĩ Răng hàm mặt theo tiêu chuẩn lựa chọn

2.3.3 Công cụ thu thập số liệu

Mục đầu tiên bao gồm các thông tin chung: Họ tên, tuổi, giới tính, chuyên ngành Nội dung phiếu khảo sát bao gồm 3 phần chính:

- Phần 1: Chấm điểm từng ảnh để đánh giá mức độ đẹp các kiểu mặt Đối tượng nghiên cứu được hướng dẫn chấm điểm các ảnh khuôn mặt (Hình 2.1, 2.2) theo thang điểm 10 trong đó:

+ 1 điểm tương ứng với ảnh xấu nhất

+ 10 điểm tương ứng với ảnh đẹp nhất

+ Điểm các hình ảnh không trùng lặp nhau

Hình 2 1: Hình ảnh gốc khuôn mặt nữ và các kiểu mặt đã được chỉnh sửa F1: lồi, dài; F2: lồi, ngắn; F3: lõm, dài; F4: thẳng, ngắn; F5: lồi, trung bình; F6: lõm, ngắn; F7: thẳng, trung bình; F8: thẳng, dài; F9: lõm, trung bình; F10: lặp F4

Hình 2 2: Hình ảnh gốc khuôn mặt nam và các kiểu mặt đã được chỉnh sửa M1: lồi, ngắn; M2: thẳng, trung bình; M3: lõm, ngắn; M4: thẳng, ngắn; M5: lồi, trung hình; M6: lồi, dài; M7: lõm, dài; M8: lõm, trung bình; M9: thẳng, dài, M10: lặp M4 Phần 2: Sinh viên tự chọn hình ảnh giống nhất với khuôn mặt của họ

Sinh viên được yêu cầu lựa chọn trong bộ ảnh chuẩn (Hình 2.3) kiểu mặt nào trông giống với khuôn mặt của bản thân họ nhất và trả lời câu hỏi có/ không điều trị để khuôn mặt của mình trở nên đẹp hơn

Hình 2 3: A: lùi hai hàm, B: lùi hàm trên, C: vẩu hàm dưới, D: Lùi hàm dưới, E: vẩu hàm trên, F: vẩu hai hàm, G: Mặt bình thường

Phần 3: Đánh giá độ tự tin

Phần thứ ba gồm bảng 10 câu hỏi thang đo mức độ tự tin của Rosenberg M (1965) và cộng sự nghiên cứu dựa trên thang điểm đánh giá qua những câu hỏi cụ thể với 10 mục đo lường cảm giác tích cực và tiêu cực về giá trị bản thân Một số ví dụ các mục về cảm giác tích cực là “Tôi nhận thấy mình là một người tự tin trong cuộc sống” và cảm giác tiêu cực là “Tôi cảm thấy bản thân còn nhiều điểm yếu” Mỗi khẳng định tích cực được chấm điểm từ 0 điểm: Hoàn toàn không đồng ý, 1 điểm: Không đồng ý, 2 điểm: Đồng ý, 3 điểm: Hoàn toàn đồng ý, ngược lại các khẳng định tiêu cực được ghi ngược lại, 3 điểm: Hoàn toàn không đồng ý, 2 điểm: Không đồng ý, 1 điểm: Đồng ý, 0 điểm: Hoàn toàn đồng ý Tổng điểm của các khẳng định dương (1,2,4,6,7) và âm (3,5,8,9,10) là kết quả của điểm số cho phép chúng ta biết được sự tự tin của người đó Độ tự tin sẽ có 3 mức độ theo bảng 2.1

Bảng 2.1 Phân loại mức độ tự tin

Phân loại Thấp Tốt Rất tốt Điểm 4,16)

Biểu đồ 3.3 Điểm trung bình giữa các kiểu mặt nữ lồi và lõm

Nhận xét: Hình ảnh kiểu mặt nữ lồi, dài có điểm trung bình cao hơn kiểu mặt lõm, dài (3,59>2,51), kiểu mặt lồi, ngắn có điểm trung bình thấp hơn kiểu mặt lõm, ngắn (4,534,67)

Lồi, dài - Lõm, dài Lồi, ngắn - Lõm, ngắn Lồi, trung bình - Lõm, trung bình

Lồi, dài - Lõm, dài Lồi, ngắn - Lõm, ngắn Lồi, trung bình - Lõm, trung bình

Biểu đồ 3.4 Điểm trung bình giữa các kiểu mặt nam dài và ngắn

Nhận xét: Hình ảnh kiểu mặt nam ngắn được sinh viên chấm điểm cao hơn kiểu mặt dài Trong đó, kiểu mặt lồi, ngắn có điểm trung bình cao hơn kiểu mặt lồi, dài (6,73>3,52), kiểu mặt lõm, ngắn có điểm trung bình cao hơn kiểu mặt lõm, dài (5,12>2,09), kiểu mặt thẳng, ngắn có điểm trung bình cao hơn kiểu mặt thẳng, dài (8,25>3,52)

Biểu đồ 3.5 Điểm trung bình giữa các kiểu mặt nữ dài và ngắn

Lồi, dài - Lồi, ngắn Lõm, dài - Lõm, ngắn Thẳng, dài - Thẳng, ngắn

Lồi, dài - Lồi, ngắn Lõm, dài - Lõm, ngắn Thẳng, dài - Thẳng, ngắn

Nhận xét: Hình ảnh kiểu mặt nữ ngắn được sinh viên chấm điểm cao hơn kiểu mặt dài Trong đó, kiểu mặt lồi, ngắn có điểm trung bình cao hơn kiểu mặt lồi, dài (4,53>3,59), kiểu mặt lõm, ngắn có điểm trung bình cao hơn kiểu mặt lõm, dài (5,3>2,51), kiểu mặt thẳng, ngắn có điểm trung bình cao hơn kiểu mặt thẳng, dài (7,08>4,86)

3.1.2.3 Điểm trung bình các kiểu mặt nam, nữ theo các nhóm sinh viên

Biểu đồ 3.6 Điểm trung bình các kiểu mặt nữ theo các nhóm sinh viên

Nhận xét: Kiểu mặt nữ thẳng, trung bình có điểm trung bình cao nhất ở cả 3 nhóm

Y1, NV, YR lần lượt là 8,42; 8,52; 9,11 Kiểu mặt nữ lõm, dài có điểm trung bình thấp nhất tương ứng là 2,62; 2,71; 2,0

Bảng 3 3: Điểm trung bình các kiểu mặt nữ theo các nhóm sinh viên

Khuôn mặt nữ Y1 NV YR p

Mặt thẳng, trung bìnhY1 NV YR

Nhận xét: Không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy giữa điểm trung bình của các nhóm ngoại trừ ảnh nữ lồi, ngắn nhóm Y1 có điểm trung bình cao nhất và ảnh nữ thẳng, ngắn nhóm NV có điểm trung bình cao nhất, kiểu mặt nữ thẳng, dài nhóm YR có điểm trung bình cao nhất (p < 0,05)

Biểu đồ 3.7 Điểm trung bình các kiểu mặt nam theo các nhóm sinh viên Nhận xét: Kiểu mặt nam thẳng, ngắn có điểm trung bình cao nhất ở cả 3 nhóm Y1,

NV, YR lần lượt là 8,56; 8,21; 8,34 Kiểu mặt nam lõm, dài có điểm trung bình thấp nhất tương ứng là 2,18; 1,93; 2,12

Bảng 3 4: Điểm trung bình các kiểu mặt được đánh giá bởi nam giới theo các nhóm

Khuôn mặt nam Y1 NV YR p

Nhận xét: Không có sự khác biệt đáng kể nào được tìm thấy giữa các nhóm ngoại trừ kiểu mặt nam thẳng, bình thường nhóm YR có điểm trung bình hơn hai nhóm còn lại (p < 0,05)

3.1.3 Khả năng tự nhận thức kiểu mặt của sinh viên

Biểu đồ 3 8: So sánh kết quả của bác sĩ chỉnh nha với kết quả của sinh viên

Nhận xét: Sinh viên nhóm YR nhận thức đúng về khuôn mặt của họ chiếm tỉ lệ cao nhất (28,99%), sau đó là sinh viên nhóm Y1 (25,45%), nhận thức kém nhất là sinh viên nhóm NV (16,25%) Nhìn chung các sinh viên không nhận thức được chính xác

Giống nhau Khác nhau khuôn mặt của họ, với tỉ lệ nhận thức không đúng cao hơn nhiều so với nhận thức đúng ở cả 3 nhóm

3.1.4 Nhu cầu điều trị khuôn mặt của sinh viên p = 0,075

Biểu đồ 3.9 Nhu cầu điều trị khuôn mặt của sinh viên

Nhận xét: Hơn một nửa thành viên trong nhóm Y1 và NV đều mong muốn điều trị để khuôn mặt mình trở nên đẹp hơn Trong đó nhóm NV có nhu cầu điều trị cao nhất (61,25%), tiếp theo là nhóm Y1 (57,27%), nhóm YR có nhu cầu điều trị thấp nhất (43,48%) Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p > 0,05

Có điều trị Không điều trị

Phân tích mối quan hệ giữa hình dạng khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa và

3.2.1 Chỉ số độ tự tin theo thang đo Rosenberg

3.2.1.1 Phân loại mức độ tự tin của sinh viên

Biểu đồ 3 10: Phân loại mức độ tự tin của sinh viên

Nhận xét: Mức độ tự tin thấp chiếm đa số (49,42%), độ tự tin tốt chiếm tỉ lệ thấp hơn

(46,72%), và độ tự tin rất tốt chiếm tỉ lệ nhỏ (3,86%)

Chỉ số tự tin rất tốt chiếm tỉ lệ rất nhỏ (3,86%) nên không phản ánh rõ ràng mức độ ảnh hưởng cũng như ý nghĩa thống kê Vậy nên chúng tôi sẽ phân chia lại các cấp mức độ của độ tự tin như sau: Tự tin thấp ( 14,3), nam giới thuộc nhóm có độ tự tin tốt (15,15>15), nữ giới thuộc nhóm có độ tự tin thấp (14,315) và sinh viên năm nhất thuộc nhóm tự tin thấp (14,07< 15) Với p

Ngày đăng: 27/09/2024, 01:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Abu Arqoub, S. H., &amp; Al-Khateeb, S. N. (2011). Perception of facial profile attractiveness of different antero-posterior and vertical proportions. The European Journal of Orthodontics, 33(1), 103-111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The European Journal of Orthodontics, 33
Tác giả: Abu Arqoub, S. H., &amp; Al-Khateeb, S. N
Năm: 2011
2. Trehan, M., Naqvi, Z. A., &amp; Sharma, S. (2011). Perception of facial profile: How you feel about yourself. International Journal of Clinical Pediatric Dentistry, 4(2), 109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Clinical Pediatric Dentistry, 4
Tác giả: Trehan, M., Naqvi, Z. A., &amp; Sharma, S
Năm: 2011
3. Al Taki, A., &amp; Guidoum, A. (2014). Facial profile preferences, self-awareness and perception among groups of people in the United Arab Emirates. Journal of orthodontic science, 3(2), 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of orthodontic science, 3
Tác giả: Al Taki, A., &amp; Guidoum, A
Năm: 2014
10. Al-Omar, H. M. (2009). FACIAL ANTHROPOMETRIC NORMS OF A YOUNG ADULT JORDANIAN POPULATION (Doctoral dissertation, Jordan University of Science and Technology) Sách, tạp chí
Tiêu đề: FACIAL ANTHROPOMETRIC NORMS OF A YOUNG ADULT JORDANIAN POPULATION
Tác giả: Al-Omar, H. M
Năm: 2009
11. Soh, J., Chew, M. T., &amp; Wong, H. B. (2005). A comparative assessment of the perception of Chinese facial profile esthetics. American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics, 127(6), 692-699 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics, 127
Tác giả: Soh, J., Chew, M. T., &amp; Wong, H. B
Năm: 2005
12. Naini, F. B., &amp; Gill, D. S. (2008). Facial aesthetics: 2. Clinical assessment. Dental update, 35(3), 159-170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dental update, 35
Tác giả: Naini, F. B., &amp; Gill, D. S
Năm: 2008
17. Perry, P. (2011, October). Concept analysis: Confidence/self‐confidence. In Nursing forum (Vol. 46, No. 4, pp. 218-230). Malden, USA: Blackwell Publishing Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nursing forum
Tác giả: Perry, P
Năm: 2011
18. Walker, L. O., &amp; Avant, K. C. (2005). Strategies for theory construction in nursing (Vol. 4). Upper Saddle River, NJ: Pearson/Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategies for theory construction in nursing
Tác giả: Walker, L. O., &amp; Avant, K. C
Năm: 2005
19. Hutchinson, G. E., &amp; Merger, R. (2004). Using social psychological concepts to help students. Journal of Physical Education, Recreation &amp; Dance, 75(7), 22-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Physical Education, Recreation & Dance, 75
Tác giả: Hutchinson, G. E., &amp; Merger, R
Năm: 2004
20. Sanna, L. J. (1999). Mental simulations, affect, and subjective confidence: Timing is everything. Psychological Science, 10(4), 339-345 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological Science, 10
Tác giả: Sanna, L. J
Năm: 1999
21. Schunk, D. H., &amp; Pajares, F. (2005). Competence perceptions and academic functioning. Handbook of competence and motivation, 85, 104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of competence and motivation, 85
Tác giả: Schunk, D. H., &amp; Pajares, F
Năm: 2005
22. Hilgenkamp, K. D., &amp; Livingston, M. M. (2002). Tomboys, masculine characteristics, and self-ratings of confidence in career success. Psychological Reports, 90(3), 743-749 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychological Reports, 90
Tác giả: Hilgenkamp, K. D., &amp; Livingston, M. M
Năm: 2002
23. Koriat, A., Lichtenstein, S., &amp; Fischhoff, B. (1980). Reasons for confidence. Journal of Experimental Psychology: Human learning and memory, 6(2), 107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Experimental Psychology: Human learning and memory, 6
Tác giả: Koriat, A., Lichtenstein, S., &amp; Fischhoff, B
Năm: 1980
25. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Năm: 1999
26. Rosenberg, M. (2015). Society and the adolescent self-image. Princeton university press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Society and the adolescent self-image
Tác giả: Rosenberg, M
Năm: 2015
28. Tufekci, E., Jahangiri, A., &amp; Lindauer, S. J. (2008). Perception of profile among laypeople, dental students and orthodontic patients. The Angle Orthodontist, 78(6), 983-987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Angle Orthodontist, 78
Tác giả: Tufekci, E., Jahangiri, A., &amp; Lindauer, S. J
Năm: 2008
29. Al Taki, A., &amp; Guidoum, A. (2014). Facial profile preferences, self-awareness and perception among groups of people in the United Arab Emirates. Journal of orthodontic science, 3(2), 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of orthodontic science, 3
Tác giả: Al Taki, A., &amp; Guidoum, A
Năm: 2014
31. Falkensammer, F., Loesch, A., Krall, C., Weiland, F., &amp; Freudenthaler, J. (2014). The impact of education on the perception of facial profile aesthetics and treatment need. Aesthetic plastic surgery, 38, 620-631 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Aesthetic plastic surgery, 38
Tác giả: Falkensammer, F., Loesch, A., Krall, C., Weiland, F., &amp; Freudenthaler, J
Năm: 2014
32. Jung, M. H. (2010). Evaluation of the effects of malocclusion and orthodontic treatment on self-esteem in an adolescent population. American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, 138(2), 160-166 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, 138
Tác giả: Jung, M. H
Năm: 2010
16. Cambridge dictionary self confidence definition, https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/self-confidence Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 4: Sự cân đối theo chiều ngang [8]. - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 1. 4: Sự cân đối theo chiều ngang [8] (Trang 17)
Hình 1. 8: Khuôn mặt dài - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 1. 8: Khuôn mặt dài (Trang 21)
Hình 1. 9: Khuôn mặt ngắn - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 1. 9: Khuôn mặt ngắn (Trang 22)
Hình 1. 11: Khuôn mặt trung bình - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 1. 11: Khuôn mặt trung bình (Trang 23)
Hình 1. 12: Các kiểu mặt nghiêng A: mặt lồi, B: mặt thẳng, C: mặt lõm - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 1. 12: Các kiểu mặt nghiêng A: mặt lồi, B: mặt thẳng, C: mặt lõm (Trang 24)
Hình 1. 17: Ảnh kiểu mặt nam nam (M1-9) được sắp xếp theo chiều trước sau (thẳng- (thẳng-lõm-lồi) và chiều dọc (dài- ngắn-trung bình), MX: ảnh lặp [31] - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 1. 17: Ảnh kiểu mặt nam nam (M1-9) được sắp xếp theo chiều trước sau (thẳng- (thẳng-lõm-lồi) và chiều dọc (dài- ngắn-trung bình), MX: ảnh lặp [31] (Trang 34)
Hình 2. 2: Hình ảnh gốc khuôn mặt nam và các kiểu mặt đã được chỉnh sửa. M1: lồi,  ngắn; M2: thẳng, trung bình; M3: lõm, ngắn; M4: thẳng, ngắn; M5: lồi, trung hình;  M6: lồi, dài; M7: lõm, dài; M8: lõm, trung bình; M9: thẳng, dài, M10: lặp M4  Phần 2: Sin - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình 2. 2: Hình ảnh gốc khuôn mặt nam và các kiểu mặt đã được chỉnh sửa. M1: lồi, ngắn; M2: thẳng, trung bình; M3: lõm, ngắn; M4: thẳng, ngắn; M5: lồi, trung hình; M6: lồi, dài; M7: lõm, dài; M8: lõm, trung bình; M9: thẳng, dài, M10: lặp M4 Phần 2: Sin (Trang 40)
Hình  ảnh  kiểu - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
nh ảnh kiểu (Trang 46)
Bảng 2.3 Các biến số định tính - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 2.3 Các biến số định tính (Trang 46)
Bảng 3. 3: Điểm trung bình các kiểu mặt nữ theo các nhóm sinh viên - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 3. 3: Điểm trung bình các kiểu mặt nữ theo các nhóm sinh viên (Trang 53)
Bảng 3. 4: Điểm trung bình các kiểu mặt được đánh giá bởi nam giới theo các - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 3. 4: Điểm trung bình các kiểu mặt được đánh giá bởi nam giới theo các (Trang 54)
Bảng 3.5: Điểm trung bình độ tự tin - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Bảng 3.5 Điểm trung bình độ tự tin (Trang 57)
Hình dạng mặt  Độ tự tin  Nhu cầu điều trị  Hình dạng - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
Hình d ạng mặt Độ tự tin Nhu cầu điều trị Hình dạng (Trang 60)
Hình  Điểm - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
nh Điểm (Trang 88)
Hình  Điểm - Luận văn thạc sĩ Y học: Mối quan hệ giữa nhận thức về khuôn mặt trên ảnh chuẩn hóa với độ tự tin của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
nh Điểm (Trang 89)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN