1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế đối ngoại: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng 2006 - 2010

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Hải Phòng 2006 - 2010
Tác giả Nguyen Thanh Long
Người hướng dẫn TS. Phan Hữu Thắng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 25,75 MB

Nội dung

Mặc dù được đánh giá là KCNquy mô và chất lượng hàng đầu trong cả nước nhưng khả năng phát triển của Nomura-Hải Phòng còn kém xa so với các KCN cùng được thành lập của các địa phương khá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUONG DAI HỌC KINH TE

NGUYEN THANH LONG

LUAN VAN THAC SY KINH TE DOI NGOAI

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYEN THÀNH LONG

DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI

CHUYEN NGÀNH: Kinh tế thé giới và Quan hệ kinh tế quốc tế

MA SO: 60 31 07

LUẬN VĂN THAC SY KINH TE DOI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS PHAN HỮU THẮNG

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

96271055 ,LƠ ,Ô 1

0:09) 9

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VA THUC TIEN -<-<©ss©csecssessessezsscse 9

VE DAU TU TRUC TIẾP NƯỚC NGOÀI cccsssssssessessssssessessessssssssscssesenssscssesseeenesscees 91.1 Lý luận chung về dau tư quốc tế va đầu tu trực tiếp nước ngoài - - 9

1.1.1 Khái niệm, ban chat, đặc diém và các hình thức của dau tư trực tiép nước

¡0077 9

1.1.1.1 Khải niệm Dau tư trực tiẾp nC H@OàÌ ©5¿©2St2cc‡cxSExcSEtrrxeerkesrkesree 91.1.1.2 Bản chất của Đầu tư trực tiẾp nước H8OÀÌ c-5c+5ecc+tcereEeEerrrrxee 101.1.1.3 Đặc điển của Đầu tư trực tiẾp nước NOG cs-5cccccccsrereertesrserxee 111.1.1.4 Xu hướng vận động của Dau tư trực tiếp nước ngoài hiện nay - 12

1.1.1.5 Các hình thức co bản CUA FDÌ «cv tk tk tk tk kg rên 18

1.1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam 211.2 Những điều kiện dé thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - - 29

1.2.1 Su 6n dinh vé chinh mn 0n ố.ố 291.2.2 Môi trường inh técccecceccecccscsscsscescssessessessessessessssvssssessessessessessesssessessessessessesseaes 30

In.) 7,00 nốốỐẦỐỖỐỔỐỔỐ 31

1.2.4 Năng lực va hiệu lực quan ly nhà nước đối với các dự án đầu tư trực tiếp

/77.248/140127 0N 0000n08n8nA8 32

1.3 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số dia phương 33

1.3.1 Thành phố Hà Nội - 2-5-5 S22 EEEEEE211211211221211211 1 11.1.1Enrree 331.3.2 Thành phố Hồ Chi Minih - 2-52 5£+SE+SE+E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrvee 35

CHU ONG 777.7 38

THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 38TẠI HAI PHÒNG GIAI DOAN 2006-2(/1) -.2- 5< 5° s2 ©ssesseessessessessersecsee 382.1 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế của Hải Phòng tác động

tới hoạt động thu hut DÌ G5 5 9 49.9 9.9.9.9 9.5609 0 0009 90404 8.8 38

Trang 4

2.2 Tình hình hoạt động thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 41

2.2.1 Các dự án đăng kỷ mới và tăng VỐN - 2-55 S2+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrterkervee 4l2.2.2 Hình thức, đối tác và lĩnh vực đầu i csccccctcccxtirrrktrrerrtrrerrtrrerrriee 422.2.3 Vốn FDI thực hiỆn cc: 5S t St th th ngu 432.2.4 Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI ©5¿©2s2cc+cxcSExcSEterxeerxesree 43

2.2.5 (on 218, an eốeốố 43

2.3 Thực trạng hoạt động FDI tại Hải Phong thời điểm cuối năm 2010 45

2.3.1 Theo hình thức AGU Hir -cccccctEEEEvvttEtEEEEthhhHưu 452.3.2 Theo đối tác đầu tif cccccStềEEtttE treo 462.3.3 Theo lĩnh vực AGU tit e.ccceccccccsccccssesvevesesvesesssesvesesvsvecsavsusssstsvesesssvssseaveeacavaneeeseanees 48

2.3.3.1 Vai trò của các KCN, KCX trong hoạt động thu hút FDI tai Hải Phòng 50 2.3.3.2 Tình hình hoạt động của các KCN, KCX tại Hải Phòng 5: 52

2.3.3.3 Đánh giá chung về quá trình thành lập và phát triển các KCN tại Hải

2.3.3.4 Thực trạng hoạt động FDI trong lĩnh vực kinh doanh khai thắc cảng và

kinh tế biển tại Hải PRONG 5-52 5c St E 2 EEEEE12212211211211112112121.1 E1 e 54

2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động FDI tại Hải Phòng trong thời gian qua 57

2.4.1 Đóng góp của khu vực kinh té có vốn FDI viceccccsscsscsscescsssessesseseeseesessessesessessesees 572.4.2 Những hạn ChẾ Và CON fqÌ 5-5: St SE SE+E5E1EE2EE111121111111111111111115E111Eerrey 592.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu ÑÉIm + 25e+ce+Ee+eEeEeEerrrsrrees 62

0:1019)i0E.1777 65

CÁC GIẢI PHÁP DAY MANH HOAT DONG DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI TẠI HAI PHÒNG TRONG THOT GIAN TỚII - 2-5-5252 653.1 Bối cảnh chung về tình hình kinh tế - xã hội - 2-2-2 s2 se se =sessessese 653.2 Căn cứ, mục tiêu và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại Hải

Phòng đến năm 2020 và tầm nhìn 2(05() 2-2 s£ s2 ©ss£ssessevssessessersersersee 66

“N9 1 nớaổốốằ.aa 66

3.2.2 Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ceccceccccscescscssescesssescsvssesvevesesvevesees 673.2.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội -©5+©52Se+E‡EEeEESESEEeEEerksrserkeres 69

Trang 5

N2 1 4 na .eee.e 69

3.2.3.2 Định hướng phát triển lĩnh vực kinh tế biỂH - 2-55 5e+S+2EeEEerEsrsrxrred 703.2.3.3 Dinh hướng thu hút vốn FDI của Hải Phòng 25c 5cccccccccccssceei 733.3 Nhóm giải pháp vận động, xúc tiến đầu tư vào Hải phòng .«- 743.4 Nhóm giải pháp mới nhằm tăng cường thu hút và quản lý vốn FDI trong

DOi cAmh hOi MAP 10012777 76

3.4.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thong cơ sở ha tang kỹ thuật - 763.4.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tng xã hội - 2 se ©5e+cscsrcrea 783.4.3 Nhóm giải pháp về môi trường pháp lý -ccsectcEcEzEeEEerkererkerrrrrrees 793.4.4 Nhóm giải pháp day mạnh cải cách thủ tục hành chính - sce+ssss+: 803.4.5 Nhóm giải pháp tạo lập đồng bộ các yếu tổ thị IrỜNg, -5c©52©5scccccs2 813.4.6 Nhóm giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực kinh té quan trọng, 813.4.7 Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lUC ceccccceccessceseesvessesseesvessessesseessesseeee 85

3.4.8 Những giải pháp khác co liên quan tới các doanh nghiệp FDI 86

0009057 87DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 22 2° 22Sssevvcvzzzee 89

Trang 6

DANH SÁCH CÁC TỪ VIÉT TẮT

STT | Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 | APEC Dién dan hop tac kinh té Chau A — Thai Binh Duong

ASEAN Hiệp hội các quôc gia Đông Nam A

ASEM Diễn đàn hợp tác Á — Au

CC Hợp đông hợp tác kinh doanh

Chi nhánh công ty nước ngoài

CNH-HĐH | Công ngiệp hóa — hiện đại hóa

WO} CO] ¬| |tea|+|t›|` CNTB Chủ nghĩa tư bản

ĐTNN Đâu tư nước ngoài

E Liên minh Châu Au

10 | FDI Dau tư trực tiép nước ngoải

11 Công ty 100% vôn nước ngoai

12 Tổng sản phâm quốc nội

13 | IMF Quỹ tiên tệ quôc tê

14 Tô chức Hợp tác quốc tê Nhật Bản

15 Công ty liên doanh

16 Khu công nghiệp, Khu chế xuất

17 Khoa học công nghệ

18 | N/A (sô liệu) chưa hoặc không được tính toán

19 Viện trợ phát trién chính thức

20 Nghiên cứu và phát trién

21 Cac céng ty xuyén quéc gia

22 Trach nhiệm hữu han

23 Uy ban nhân dân

24 Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mai và Phát trién

25 | WTO Tổ chức thương mại quốc tế

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANG

Số hiệu Tên Bảng TrangBảng 1.1 Đóng góp của Khu vực kinh tế có vôn FDI trong tong von 21

sâu đầu tư toàn xã hội Việt Nam thời kỳ 2006-2010

Bang 1.2 Đóng góp của Khu vực kinh tê có vôn FDI trong ngân sách 22

nhà nước Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Bảng 1.3 Đầu tu trực tiệp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành (Lũy 25

kê các dự án còn hiệu lực tới 22/12/2010)

Bảng 1.4 Cơ câu xuất khâu của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 26

Bảng 2.1 Kết quả thu hút FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2006-2010 41

„ Hình thức dự án và đôi tác đầu tu FDI vào Hải Phòng giai

Báng?*2 | Goan 2006-2010 ”

: Cơ câu dự an FDI đăng ky mới theo lĩnh vực dau tư giai

Báng?3 | qoan2006-2010 ”

Bang 2.4 Von FDI thực hiện giai đoạn 2006-2010 43

Bảng 2.5 Đóng góp của Khu vực kinh tế có vốn FDI giai đoạn 2006- 43

2010

Bảng 2.6 — | Cơ câu FDI tại Hải Phòng theo hình thức dau tư 45

Bảng 2.7 | Cơ câu FDI tại Hải Phòng theo đôi tác đầu tư 47

Bang 2.8 Cơ cau FDI tại Hải Phong phân theo Linh vực dau tư 49

Bảng 2.9 Các KCN, KCX đang hoạt động tại Hải Phòng 52

Bảng 2.10 | Các KCN ưu tiên phát trién từ 2010 đến 2015 tại Hải Phòng | 53

Bảng 3.1 Chỉ tiêu phát triên đến năm 2020 của Hải Phòng 69

il

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Cho tới nay, Việt Nam đã chính thức nhìn nhận Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là một nhân tổ quan trọng, có đóng góp lớn đối với quá trình phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua sự đóng góp và cóảnh hưởng sâu rộng tới các yếu tố cơ bản của tăng trưởng như tích lũy và bổ sungnguôn vốn dau tu, day mạnh xuất khâu, chuyên giao công nghệ, đào tạo nguồn nhânlực, giải quyết công ăn việc làm, FDI cũng góp phần quan trọng vào việc tạonguồn thu ngân sách và thúc day Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thé

giới Nhờ có sự đóng góp tích cực cua FDI mà Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng

kinh tế cao trong hơn 20 năm qua, được cộng đồng thế giới nhìn nhận là một quốc

gia phát triển năng động, luôn tích cực đổi mới và thu hút được sự quan tâm ngày

càng nhiều hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài

Hải Phòng được biết đến như “cửa ngỡ” của Miền bắc Việt Nam, là một Cựctăng trưởng vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nơi có cảng biển lớn nhất Miền bắc,lớn thứ hai trong cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đồng thời cũng là một đầumối giao thông đường bộ, đường thủy và đường không quan trọng của Khu vực Bắc

Bộ, là một trung tâm công nghiệp, thương mại và du lịch lớn của Việt Nam Trong

những năm vừa qua, Hải Phòng đã đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trênlĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội: tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2005-2010trung bình trên 13%/năm; cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng đồng bộ và hiệnđại, môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và môi trường pháp lý ngày càng

được hoàn thiện.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng cũng thu được nhiều kếtquả khả quan: Tới tháng 12/2010, có 295 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốnđăng ký lũy kế đạt 4.381.547.676,28 USD của các nhà dau tư thuộc 28 quốc gia và

vùng lãnh thô với sự hiện diện của các tập đoàn kinh tê lớn trên thê giới.

Trang 10

Những thành tựu trên là không thể phủ nhận, tuy nhiên, hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Hải Phòng còn có nhiều van đề tồn tại sau đây:

- Các KCN, KCX của Hải Phòng đều được xây dựng và quy hoạch với quy môlớn, vi trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng trong KCN đồng bộ và hiện đại, hơn nữa,UBND Thành phó và Sở Kế hoạch va Đầu tư Thành phố đã có nhiều chính sách ưuđãi đối với các doanh nghiệp dau tu và hoạt động kinh doanh trong các KCN Tuynhiên, kết quả hoạt động của nhiều Khu công nghiệp trên địa ban Hải Phong thật sựkhông tương xứng với tiềm năng và quy mô của chúng:

- Tới tháng 6/2010, sau gần 15 năm kế từ ngày thành lập, KCN Nomura-HảiPhòng mới cho thuê lấp đầy diện tích kinh doanh Mặc dù được đánh giá là KCNquy mô và chất lượng hàng đầu trong cả nước nhưng khả năng phát triển của

Nomura-Hải Phòng còn kém xa so với các KCN cùng được thành lập của các địa

phương khác (ví dụ như KCN Sóng Than - Bình Dương thành lập năm 1995, hiện

nay tỉnh Bình Dương đã xây dựng KCN Sóng Thần 3 với quy mô lớn hơn và hiện

đại hơn so với Sóng Than 1 và Sóng Than 2); KCX Đồ Sơn 96 nay là KCN Đồ SơnHải Phòng cũng chi mới lap đầy 31% diện tích đất, chưa kê từ năm 1997 tới nay, dự

án KCN này van còn một số diện tích chưa giải tỏa xong mặt bang; KCN Kinh tếtong hợp công nghệ cao Dinh Vũ đã lap đầy 97% mặt bằng nhưng hiện tại cơ sở hạtầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đã xuống cấp hết sức nghiêm trọng gây cản trởđối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Van đề môi trường ởđây cũng cần đề cập tới khi mà các nhà đầu tư rất e ngại với lượng khói bụi do các

nhà máy trong KCN nay thải ra Ngoài ra, các KCN khác tuy được thành lập kha

lâu nhưng tới nay, công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa thực hiện triệt dé, việcxây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng vẫn còn trì trệ,

- Trong những năm gần đây, khi các địa phương khác như Bình Dương, Hải

Dương, Đà Nẵng đã thực hiện việc chọn lọc và cấp phép cho các dự án lớn, công

nghệ cao, thân thiện với môi trường tức là chuyên sang thu hút và phát triển hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều sâu, tính hiệu quả kinh tế - xã hội, khảnăng chuyên giao công nghệ được đưa lên hàng đầu thì các KCN của Hải Phòng

Trang 11

vẫn còn đang quanh quan với bài toán “lap đầy” diện tích đất cho thuê Chính việcđầu tư dàn trải theo diện rộng đã dẫn tới kết quả là có rất nhiều các dự án đầu tư vớiquy mô nhỏ, thời hạn hoạt động ngắn và nặng về hình thức “chế-xuất” (chế biến rồi

xuất khâu), chỉ sử dụng nguồn lực nhân công tại chỗ, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu

vào và đóng góp không nhiều cho thị trường trong nước Hơn nữa, các dự án nàykhông đem lại giá trị về khoa học và chuyên giao công nghệ - điều mà chúng tađang rất cần

- Mặc dù UBND thành phố đã có các chính sách ưu đãi đặc biệt cho khu vực

“trong hàng rào” các KCN nhưng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kýcấp phép ngoài KCN luôn chiếm tỷ trọng cao hơn khoảng 2 lần so với các dự án

bên trong Ngoại trừ các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, du lịch và

khách san, các dự án sản xuất công nghiệp với các nhà máy sản xuất nằm rai ráctrên địa bàn Hải Phòng đã và đang dé lại nhiều hậu quả cho việc bảo vệ môi trường,ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, gây nhiều khó khăn trong quản lý kinh tế và pháp

luật.

Hon nữa, với 126 km bờ biên, trên 4.000 km” diện tích mặt biên nội hải, 7 quận,huyện tiếp giáp với biển (trong đó có 2 huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vỹ),Hải Phòng có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế biển Tuy nhiên, một sốngành kinh tế biển quan trọng như đóng tàu, khai thác khoáng sản, khai thác và chếbiến thủy sản, dịch vụ cảng và vận tải biển, du lịch biển chưa có những sản phẩmcạnh tranh quốc tẾ, công nghiệp còn lạc hậu, đặc biệt những ngành có lợi thế cạnhtranh trong tương lai như: thăm dò, khai thác tài nguyên đáy biên, dầu khí, điện sứcgió, năng lượng mặt trời chưa được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng; khả năng thu hútvốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực này còn yếu, các dự án đang hoạt động rat ít, chưahiệu quả, sức cạnh tranh không cao, đóng góp vào kinh tế địa phương còn thấp,chưa xứng với tiềm năng phát triển

Qua các phân tích trên, có thể nhận thấy Hải Phòng chưa thực sự là một điểmđến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài so với tiềm năng vốn có Những thành tựu

mà Hải Phòng đã đạt được trong hoạt động thu hút, quản lý vốn và các dự án FDI

Trang 12

tuy có khả quan nhưng vẫn rất khiêm tốn Thành công cũng có, nhưng vẫn cònnhiều van đề bat cập tồn tại trong thu hút và quản ly FDI tại Hải Phòng thời gian

vừa qua.

Chính vì vậy, việc tổng kết, đánh giá và xem xét lại thực trạng các hoạt độngđầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng là rất cần thiết Từ đó có thé rút ra cácbài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp mới nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài tốt hơn, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này có hiệu quả hon dé thựchiện tốt các mục tiêu kinh tế-xã hội của thành phó

Đáp ứng yêu cau cấp thiết này, việc nghiên cứu đề tài “Dau tr trực tiếp nướcngoài tại Hải Phòng 2006-2010” mang một ý nghĩa thiết thực Kết quả nghiên cứu

sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và trung ương xemxét, áp dụng nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp

s* Công trình nghiên cứu: “Nhìn lại vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong bối cảnh phát triển mới ở Việt Nam”,2008, Nxb DHQGHN ; và “Điểu chỉnhchính sách dau tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong tiễn trình hội nhập kinh

tế quốc tế”, 2010, Nxb DHQGHN, tác giả Phùng Xuân Nha đã phân tích sâu sắc vềvai trò của khu vực kinh tế có vốn FDI và cơ hội, thách thức, các giải pháp pháttriển mạnh hoạt động FDI ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập mới

s* Trong tác phẩm “Về chính sách thu hút dau tư ở Việt Nam”, 2007, NxbCTQG, Nguyễn Thị Minh Châu đã nghiên cứu và phân tích khá toàn diện về khía

cạnh chính sách trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, đồng thời, tác giả

cũng đã đưa ra các đề xuất, phương hướng điều chỉnh chính sách tới năm 2015

Trang 13

“Cac công trình nghiên cứu chuyên môn của một số tác giả khác như “Khuvực kinh tế có vốn dau tư trực tiếp nước ngoài trong nên kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở Việt Nam” — Nguyễn Bich Đạt, Nxb CTQG, 2006; “Tac động của

đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” — Lê Xuân Bá,Nxb KHKT, 2006; “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn dau tư trựctiếp nước ngoài” — Trần Văn Nam, Nxb KHKT, 2005, đã tổng hợp và phân tích khásâu sắc các vấn đề liên quan tới hoạt động FDI

s* Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu đáng chú ý khác như: Luận văn

thạc sỹ (LVThs) “Dau tw trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong thời kỳ gia nhập

WTO” — Phạm Tuyên, TT đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, 2010;

LVThs “Chính sách thu hút FDI ở Việt Nam” — Đặng Thị Kim Chung,

ĐHKT-ĐHQGHN, 2009; LVThs “ Khu vực kinh tế có vốn dau tư trực tiếp nước ngoài vàvan dé phát triển bên vững ở Việt Nam” — Cao Thị Lê, DHKT-DHQGHN, 2008;

“Quản lý nhà nước đối với khu vực có vốn dau tư trực tiếp nước ngoài tại ViệtNam”-Đinh Thị Thoan, DHKT-DHQGHN, 2008; “Mặt trái của dau tư trực tiếp

nước ngoài tại Việt Nam” — Nguyễn Thị Thoa, DHKT-DHQGHN, 2008; “Thu hut

von dau tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong diéu kiện hội nhập” — NguyễnQuang Vinh, ĐHKT-ĐHQGHN, 2007; “Rdo cản trong hoạt động dau tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam” — Pham Huy Thắng, DHKT-DHQGHN, 2007; “Mot sốgiải pháp nhằm hạn chế rủi ro của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt

Nam” — Luong Van Hải, DHKT-DHQGHN, 2006

“ Trén phương diện quan lý nhà nước, hang năm, Sở Kế hoạch & Đầu tư HảiPhòng có lập các báo cáo tông hợp về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong

đó đã thống kê chính xác và đầy đủ các số liệu, đã nêu lên các mặt tích cực và hạnchế trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng Tuy nhiên, các kếtquả này mới dừng lại ở các con số, chưa nêu lên được những nguyên nhân, các yếu

tố tác động và các giải pháp cụ thé nhằm giải quyết van dé

Tất cả các công trình nghiên cứu trên hoặc khái quát tông thể trên toàn bộ nềnkinh tế Việt Nam, hoặc chuyên sâu vào một khía cạnh cụ thể của hoạt động đầu tư

Trang 14

trực tiếp nước ngoài Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thénào mang tính lý luận cao, phân tích sâu sắc và toàn điện về hoạt động đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Hải Phòng, đặc biệt trong giai đoạn 2006-2010 Chính vì vậy,tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

s* Mục đích nghiên cứu của luận văn là:

- Xác định rõ vai trò va sự tác động của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế

của Hải Phòng trên cả hai phương diện: Lý luận và Thực tiễn.

- Đưa ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại Hải Phòng.

- Dựa vào các kết quả đã phân tích, đưa ra các giải pháp cụ thể và riêng biệtnhằm đây mạnh thu hút vốn FDI vào Hải phòng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sửdụng nguồn vốn này

s* Nhăm đạt được các mục đích nêu trên, luận văn phải giải quyết được các

nhiém vu sau:

- Phân tích và hệ thông hóa lại các cơ sở ly luận và thực tiễn về vai trò của FDI

đối với quá trình phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và đối với Hải Phòng nói

từ đó gợi mở các giải pháp và xu hướng di mới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

s* Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vẫn dé Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Hải Phòng.

s* Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: từ năm 2006 đến 2010, tính từ thời điểm Luật Đầu tư ra đời và có

hiệu lực Đây cũng là phạm vi thời gian Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

tại Hải Phòng.

Trang 15

- Không gian: Vì lĩnh vực đầu tư rất rộng, ở đây luận văn chỉ tập trung làm rõvan đề về Dau tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hải Phòng.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn sử dụng một số phương phápnghiên cứu kinh tế phô biến sau đây:

- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống:Việc nghiên cứu tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng đượcthực hiện đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thé Các giảipháp nhằm thu hút vốn FDI được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả vềkhông gian và thời gian, đồng thời được đặt ra trong bối cảnh chung của toàn bộnên kinh tế cũng như của riêng Hải Phòng

- Phương pháp thống kê: Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thích hợp đểphục vụ cho quá trình phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Hải Phòng và nghiên cứu, rút ra các bài học kinh nghiệm, các giải pháp nhằm đây

mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả kinh doanh của vốn FDI

- Phương pháp phân tích tong hop: Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế, luậnvăn đưa ra các đánh giá chung có tính chất khái quát về ưu điểm và những hạn chếcủa hoạt động đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng

- Phương pháp so sánh, đói chiếu: Hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Hải Phòng luôn được xem xét trong sự so sánh, đối chiếu vớicác số liệu thống kê của cả nước và một số tỉnh thành có các đặc điểm tương đồng

với Hải Phòng.

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Luận văn đã phân tích và đánh giá vai trò và tác động của FDI đối với quátrình phát triển kinh tế của Hải Phòng trong phạm vi nghiên cứu

- Đánh giá kết quả của hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI tại Hải Phòngtrong thời gian qua, chỉ rõ các mặt còn hạn chế và phân tích nguyên nhân của

chúng.

Trang 16

- Dé xuất các giải pháp phù hợp dành riêng cho Hải Phòng nhằm phát huy cáckết quả tích cực, hạn chế những yếu kém, đây mạnh hơn nữa hoạt động thu hút FDI

và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn cókết câu gồm 03 chương chính như sau:

Chương 1: Một số van dé lý luận và thực tiễn về Dau tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng

giai đoạn 2006-2010

Chương 3: Các giải pháp đây mạnh hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải

Phòng trong thời gian tới

Trang 17

CHUONG 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VA THUC TIEN

VE DAU TU TRUC TIEP NUOC NGOAI

1.1 Lý luận chung về dau tư quốc tế va dau tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm và các hình thức của đầu tư trực tiếp

nước ngoài

1.1.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một hình thức đầu tư phốbiến và chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động đầu tư quốc tế và đã được các tôchức kinh tế quốc tế, luật pháp các quốc gia định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là: “mét khoản dau tư với những quan hệlâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nên kinh tế (nhà đầu tư trực tiến) thu đượclợi ích lâu dai từ một doanh nghiệp đặt tại một nên kinh tế khác Mục đích của nhàdau tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quan lý doanh nghiệp đặttại nên kinh tế khác đó”.[41,Tt.31]

FDI là một loại hình đầu tư quốc tẾ, trong đó chủ đầu tư của một nền kinh tếđóng góp một số vốn hoặc tài sản đủ lớn vào một nền kinh tế khác dé sở hữu hoặcnăm quyền điều hành đối tượng (thường là các doanh nghiệp) mà họ đã bỏ vốn đầu

tư nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế khác

FDI là sự di chuyền von, tai sản, công nghệ hoặc bắt kỳ một tài sản nào từ nước

đi đầu tư sang nước nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát một doanh nghiệp

nhăm mục đích kinh doanh có lãi.

Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam cũng định nghĩa về FDI như sau:

Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vào Việt Nam vốn bang tiền hoặc bat

kỳ tài sản nào dé tiến hành các hoạt động đầu tư Dau tư trực tiếp là hình thức đầu

tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia hoạt động quản lý đầu tư

Trang 18

FDI khác với đầu tư gián tiếp nước ngoài, đồng thời FDI cũng là các hoạt độngđầu tư thuộc kênh tư nhân, nó khác với đầu tư tài trợ (ODA) của các Chính phủhoặc các tổ chức quốc tế.

Như vậy, mặc dù có rất nhiều các quan điểm khác nhau về FDI nhưng khái quátlai, ta có thé định nghĩa: Đầu tw trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tếthông qua việc nhà dau tư của một nước dua vốn vào một nước khác dé dau tư Nhàdau tư này trực tiếp tham gia quản lý, tổ chức điều hành sản xuất, tận dụng các ưuthé về von, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiễn của mình và tận dụngcác lợi thé của nước đến đâu tư để kinh doanh nhằm mục dich thu lợi nhuận

1.1.1.2 Bản chất của Dau tư trực tiếp nước ngoài

Theo quan niệm của các nhà kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Max thì hoạt độngđầu tư nước ngoài được coi là hình thức xuất khẩu “tư bản thừa” (V.I.Lênin) và chịutác động, chi phối của các quy luật kinh tế Do đó, đầu tư nước ngoài là hoạt độngkinh tế mang tính chất khách quan, khi quá trình tích tụ và tập trung tư bản sản xuấttới một mức độ và trình độ nhất định, khi lực lượng sản xuất đã phát triển vượt rakhỏi biên giới của một quốc gia Cũng theo V.I.Lênin, việc xuất khâu tư bản là mộtđặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền bởi việc tích tụ và tập trung tư bản

sẽ dẫn tới sự “tư bản thừa” là một tất yếu Tuy nhiên, “tư bản thừa” ở đây mang tinh

chất tương đối, nghĩa là “thừa” khi lợi nhuận thu được ở trong nước sẽ thấp hơn so

với nêu đầu tư ra nước ngoài “Néu CNTB chú ý tới phát triển nông nghiệp, dẫn tớiviệc nâng cao mức sống của nhân dân thì không thể có hiện tượng tư bản thừa;chừng nào CNTB van còn là CNTB thì số tư bản thừa vẫn còn chuyên dùng khôngphải để nâng cao mức sống của quân chúng trong một nước nhất định, vì như thể sẽ

di đến kết quả làm giảm bót lợi nhuận của bon tư bản mà là dé tăng thêm lợinhuận đó bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu Tạicác nước này, lợi nhuận thường cao, vì tư bản còn it, giá dat dai thấp, tiền công ha,

nguyên liệu rể”.[37,Tr.456]

V.I.Lênin cũng đã dé cập tới hai hình thức của xuất khâu tư bản là: xuất khẩu tưbản cho vay (chính phủ cho vay dé thu lợi tức) và xuất khẩu tư bản hoạt động (xuất

10

Trang 19

khẩu tư bản để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp mới, hoặc mua lại những xí nghiệpđang hoạt động ở nước nhận đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm mục đích thu lợi nhuận cao).

Do đó, Người cho rằng xuất khẩu tư bản có tác dụng tích cực vả tiêu cực đốivới cả nước xuất khẩu và nhập khâu tư bản Xuất khẩu tư bản cùng với buôn bán lànhững đặc điểm cơ ban của thương mại quốc tế trong thời đại tư bản độc quyên.Dưới sự thong tri của tư bản tai chính, xuất khẩu tư ban trở thành một công cụ bảnhtrướng và thực hiện sự phân chia thị trường thế giới giữa các tô chức tư bản độcquyên

Từ các phân tích trên, có thể khái quát bản chất của đầu tư trực tiếp nướcngoài là sự gặp gỡ nhau về nhu cau và lợi ích của một bên là nhà đầu tư nước

ngoài và một bên là nước nhận dau tw.

1.1.1.3 Đặc điểm của Đầu tư trực tiêp nước ngoài

Trong giai đoạn hiện nay, dau tư trực tiêp nước ngoài có một sô các đặc diém

chính sau:

> Về vốn góp của nhà DTNN: Nhà dau tư phải đóng góp một lượng vốn tốithiêu theo quy định của từng nước, qua đó họ có quyền được trực tiếp tham gia điềuhành đối tượng đầu tư Ở Việt Nam, chỉ có một số lĩnh vực như ngân hàng, bảohiểm mới có quy định tối thiêu này

> Quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phụthuộc vào mức vốn góp Nếu nhà đầu tư góp vốn 100% thì họ có toàn quyền điềuhành, hoặc trực tiếp, hoặc thuê người quản lý

> Lợi nhuận của nhà DTNN nhận được tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp Lãi, lỗ được phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn phápđịnh sau khi đã trừ đi các chi phí hợp pháp, bao gồm cả thuế lợi tức và các khoản

đóng góp cho nước chủ nhà.

> Có nhiều các hình thức đầu tư mới linh hoạt, thuận tiện và phù hợp vớitrình độ phát triển kinh tế hiện đại, tạo điều kiện, cơ hội và sự lựa chọn cho các chủthé tham gia hoạt động dau tư trực tiếp nước ngoài

11

Trang 20

1.1.1.4 Xu hướng vận động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay

Hoạt động đầu tư nước ngoài phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế vàthương mại thế giới Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng thúc đây sự phát triển của cácluồng vốn đầu tư FDI, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của vốn thông qua di chuyền sảnxuất, kinh doanh đến những địa điểm có lợi nhất về thị trường và chỉ phí Vai tròcủa các công ty xuyên quốc gia ngày càng quan trọng trong quá trình phân bô và dichuyên của các dòng vốn FDI trên thế giới Trong thời đại ngày nay, sự vận động

của FDI có các xu hướng sau:

s* Trong quá trình toàn câu hóa kinh tế thé giới, vốn dau tư trực tiếp nướcngoài đã phát triển nhanh và FDI trở thành một hình thức quan trọng trong hoạtđộng dau tư của các quốc gia trên thể giới

Theo báo cáo của UNCTAD về đầu tư thế giới, tổng vốn lưu chuyển quốc tếtrong mấy thập kỷ vừa qua tăng mạnh với mức tăng bình quân khoảng 20-30%/năm Những năm 1970, vốn FDI toàn thế giới ở mức khoảng 25 tỷ USD, đếnthời kỳ 1980-1985 đã tăng gấp đôi; đến năm 1995 là 235 tỷ USD Năm 2000, cùngvới đà phục hôi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Châu A (1997-1999),vốn FDI đạt mức kỷ lục, khoảng 1.200 tỷ USD, trong đó có phần tăng mạnh do xu

hướng sáp nhập và mua lại các công ty, từ đó hình thành nên các công ty, các tập

đoàn không lồ chưa từng có trước đây Các năm tiếp theo, FDI có chiều hướng suy

giảm, năm 2001 là 760 tỷ USD, năm 2002 còn 543 tỷ USD do trào lưu mua lại-sáp

nhập công ty đã giảm xuống và do ảnh hưởng của tình trạng trì trệ, suy thoái củanên kinh tế thế giới, sự phục hồi chậm chạp của các nền kinh tế lớn như Mỹ, NhậtBản, EU Năm 2009, vốn FDI toàn cầu đạt 1.040 tỷ USD, giảm 38% so với năm

2008, đến năm 2010 có tăng nhẹ trở lại với khoảng 1.200 tỷ USD.[42]

Nhìn chung, luồng vốn FDI đã có khối lượng lớn, chiếm ty trọng đáng ké và trởthành một bộ phận quan trong trong tổng vốn dau tư và tài chính quốc tế Sự tiến bộ

nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông đã

tạo ra những khả năng mới cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra thuận

12

Trang 21

lợi hơn, nhanh chóng hơn - đó chính là cơ sở của sự gia tăng quy mô, tính đa chiều,

đa dạng của các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang trở thành một xu thé khách quan tấtyếu, tác động to lớn tới sự phát triển của đất nước, việc Việt Nam mở cửa thu hútvốn FDI đang trở thành một đòi hỏi cấp thiết dé tăng cường tiềm lực kinh tế, nângcao trình độ khoa học, công nghệ, quản lý góp phần mở rộng thị trường, daynhanh quá trình CNH-HĐH đất nước

s* Sự phân bổ dòng vốn FDI không đông đều, phan lón tập trung ở cácnước công nghiệp phát triển, tuy nhiên dòng vốn FDI chảy vào các nước đang pháttriển đang có chiều hướng tăng lên

Trong nhiều năm trở lại đây, khoảng 80% lượng vốn FDI toàn cầu được đầu tưgiữa các nước công nghiệp với nhau, các nước đang phát triển chỉ tiếp nhận đượckhoảng 20% lượng vốn còn lại Các nước phát triển năm giữ lượng vốn FDI lớn nhưvậy chủ yếu là do trao đổi tư bản trong nội bộ khối, và gia tri của các vụ mua ban,sáp nhập các công ty lớn Tuy nhiên, khoảng thời gian từ năm 2006 tới nay, luồngvốn FDI toàn cầu đang đi theo một chiều hướng mới khi lượng vốn FDI đầu tư vàocác nước đang phát triển, đặc biệt là các nước “thị trường mới nổi” như Trung

Quốc, Ấn Độ, Braxin tang đột biến Năm 2008, FDI đầu tư vào các nước phát triển

sụt giảm tới 25% trong khi FDI vào các nước đang phát triển tăng 7% với mãi lực

lớn từ các nước thuộc nhóm BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc); tới năm

2010, lần đầu tiên trong lịch sử, lượng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triểnchiếm tới 50% tông lượng vốn FDI toàn thế giới, vốn FDI vào Châu Âu giảm19,9%, vào Nhật Bản giảm tới 83,4% xuống còn 2 tỷ USD[42] Cũng trong năm

2010, các vụ mua bán, sáp nhập công ty trên thế giới đạt khoảng 341 tỷ USD trongkhi FDI mới lại giảm cả về số lượng lẫn giá tri đầu tư Có thé giải thích nguyênnhân của hiện tượng này là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắtđầu từ cuối năm 2006, nên kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế của các nước pháttriển bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều quốc gia trong khối EU bị khủng hoảng nợ,

làm xói mòn niêm tin của các chủ đâu tư.

13

Trang 22

Tuy vậy, hiện tượng trên khó có thể trở thành một xu thế mới trong hoạt độngFDI toàn cầu khi mà các nước phát triển đang chiếm giữ tới hơn 80% nguồn lực, tàisản của toàn thế giới với các công ty TNCs khống 16 vẫn dang chi phối một phanlớn lượng vốn FDI toàn cầu.

Trước xu thế đó, dé thu hút ngảy càng nhiều vốn FDI phục vụ cho sự nghiệpCNH-HDH, các quốc gia tiếp nhận đầu tư là các nước đang phát triển cần cố gangphát huy những lợi thế vốn có như: chính trị ôn định, tốc độ tăng trưởng kinh tẾ cao,các yếu tô đầu vào sản xuất rẻ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện thuận

lợi hơn, thông thoáng hơn

“* Cac công ty da quốc gia, xuyên quốc gia của các nước phát triển dangkiểm soát phan lớn nguồn vốn FDI

Mặc dù ngày càng có sự đa dạng hóa trong các đối tác và chủ thê tham gia hoạtđộng FDI, nhưng thực chất dòng vốn này hiện đang bị chi phối và kiểm soát bởi cácTNCs ở các nước phát triển Các công ty xuyên quốc gia chính là những chủ thé đầu

tư trực tiếp với khối lượng kiểm soát lên tới hơn 80% tông vốn FDI trên toàn thégiới Đồng thời, các công ty này cũng chính là lực lượng chủ yếu vận hành nhữngmảng lớn của nền kinh tế toàn cầu, nắm giữ nguồn tài chính, kỹ thuật, các ngànhkinh tế then chốt và mũi nhọn, kiểm soát thương mại và vận tải thế giới Theo thống

kê, các TNCs nắm giữ gần 40% sản lượng công nghiệp; 60% ngoại thương; 80% kỹthuật mới của thế giới tư bản Theo công bố của UNCTAD, chỉ riêng 100 công tyxuyên quốc gia lớn nhất thế giới (tất cả đều thuộc Mỹ, EU, Nhật Bản) đã chiếm tới1/3 FDI toàn cầu, tổng tài sản ở nước ngoài lên tới 1.400 ty USD, sử dung 73 triệu

lao động, trong đó có 12 triệu lao động ở nước ngoai.[42]

Hiện nay, các TNCs vần tiếp tục vươn ra các khu vực khác nhau trên thế giớivới quy mô FDI ngày càng lớn đóng vai trò ngày càng quan trọng và quyết định đốivới lĩnh vực này Song song với việc giữ vững các khu vực đầu tư truyền thống nhưChâu Âu, Mỹ, các TNCs đang gia tăng hoạt động đầu tư vào những địa bàn mớiđầy triển vọng như Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN )

14

Trang 23

Vai trò của các TNCs trong hoạt động FDI là rất quan trọng, Việt Nam cần nhậnthức đúng đắn, khách quan hơn nữa về các mặt tích cực và cả tiêu cực trong hoạtđộng của các công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia Từ đó có thể tận dụngsức mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến, hiệu quả, khả năng tiếpcận thị trường thế giới của các công ty này nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước.

“+ Tinh cạnh tranh trong hoạt động dau tư quốc tế ngày càng caoTiến trình toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới làmcho nguồn vốn FDI ngày càng được mở rộng về quy mô, chất lượng và không gianđầu tư Đồng thời, do nhu cầu phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cũngngày càng gia tăng nên dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt giữa các các quốc gia và khuvực nhằm thu hút nguồn vốn này

Trong tông vốn FDI toàn cầu, các nước đang phát triển chỉ có thé tiếp nhận được

khoảng 20%, nhưng 2/3 trong số này lại tập trung vào một số quốc gia có điều kiện

thuận lợi và tiềm năng về tai nguyên, nhân lực, thị trường như Trung Quốc, Ấn

Độ, Braxin và một số quốc gia khác mới nồi lên thành “điểm đến” cho các nhà đầu

tư do họ tích cực cải thiện môi trường thu hút đầu tư như Malaysia, Thái Lan, Việt

Nam

Không chỉ có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tiếp nhận đầu tư mà các nhàđầu tư nước ngoài cũng cạnh tranh gay gắt nhằm năm bắt các thị trường mới, cáclĩnh vực kinh doanh béo bở, đặc biệt là các dự án lớn được cấp chính phủ bảo hộnhư các dự án về dầu khí, hàng không

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần có chiến lược thu hút đầu tư dài hạn, hiệuquả, có chọn lọc nhằm phục vụ tốt hơn nữa sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Năm

2010, theo bản đánh giá cua UNCTAD và Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đứng thứ 12

trên bảng xếp hạng các quốc gia có chỉ số niềm tin FDI, đứng thứ 93 về mức độ

thông thoáng của môi trường kinh doanh (Easy of doing business) Mặc dù do tác

động tiêu cực của sự suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng khối lượng vốn FDI đầu tưvào Việt Nam vẫn ngày càng tăng, năm 2010, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam

15

Trang 24

là 11 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2009 Điều đó chứng tỏ rằng nước ta van làmột trong những “điểm đến” hap dẫn dé các nhà đầu tu nước ngoài kinh doanh vasản xuất Van dé quan trọng ở đây là làm sao dé quản lý và sử dụng nguồn vốn nàymột cách có hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

s* Tinh quốc tế hóa, và tính cục bộ của các hoạt động FDI

Các quốc gia trên thé giới đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của nguồn vốnFDI đối với tăng trưởng kinh tế và phân công lao động quốc tế trong quá trình toàncầu hóa Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính các quốc gia, khuvực và toàn thé giới, luồng vốn FDI toàn cầu được lưu chuyên và quay vòng ngày

một nhanh hơn, mạnh hơn và có ảnh hưởng toàn diện hơn tới mọi mặt trong đời

sông kinh tế-xã hội của các nước tham gia hoạt động đầu tư

Tính “quốc tế hóa”, “đa biên hóa” trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoàicòn được thé hiện trong các dự án đầu tư lớn, mỗi giai đoạn, khâu, tang đều do mộthoặc một vài nhà đầu tư nước ngoài tham gia Mỗi nhà đầu tư lại có một lợi thếriêng về vốn, công nghệ, năng lực tư vấn thiết kế, năng lực quản lý

Tuy nhiên, hoạt động FDI cũng thé hiện tính cục bộ, khu vực một cách rõ nét

Do các yếu tố về địa lý, văn hóa, lich sử mà hiện nay trên thế giới đã hình thành cácnhà đầu tư truyền thống của từng khu vực khác nhau; ví dụ Nam Mỹ là “sân sau”của các nhà đầu tư Mỹ, còn Nhật Bản đang nắm giữ thị phần rất lớn trong các hoạtđộng đầu tư tại Châu Á, các quốc gia thuộc EU là những nhà đầu tư hàng đầu thếgiới nhưng phần lớn khối lượng đầu tư được thực hiện ngay trong nội bộ khối

Nhận thức được đặc tính này, chúng ta cần có sách lược thu hút đầu tư theo đốitác một cách cụ thé Một mặt cần có các chính sách ưu đãi, ưu tiên các nhà đầu tưnước ngoài truyền thống trong khu vực như Nhật Bản, Han Quốc Mặt khác cầnđây mạnh xúc tiến đầu tư, đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác đầu tư nhằm theo kiptiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với chính sách ngoại giao mà chúng

ta đang theo đuôi

16

Trang 25

s* Hầu hết các nước déu tham gia vào cả hai quá trình: tiếp nhận dau tư vàdau tư ra nước ngoài

Hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều đang tham gia vào cả hai quátrình này, điển hình là các nước công nghiệp phát triển (G7); các nước này chiếmtới 4/5 tong FDI toàn thé giới nhưng cũng thu hút trên 2/3 tong FDI toàn cầu.[42]

Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài — Bộ Kế hoạch & Đầu tư, cho đến cuốinăm 2010, Việt Nam thu hút 18,59 tỷ USD vốn FDI trong khi các doanh nghiệp củachúng ta cũng có tới 410 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng vốn đăng kýđạt 7 tỷ USD, trong đó Lào là quốc gia mà các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều dự

án nhất với 178 dự án, tổng vốn đăng ký 3,2 ty USD; tiếp đó là Campuchia với 81

dự án, tổng vốn đăng ký 1,3 tỷ USD; các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang cả cácquốc gia phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Liên Bang Nga hay Hàn Quốc, Australia,Châu Mỹ Latinh Có thể giải thích hiện tượng này bởi hai nguyên nhân chính như

sau:

Thứ nhất, quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới cũng kéo theo

sự chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc Các quốc gia,các ngành, các doanh nghiệp có thể phát huy tốt lợi thế so sánh của mình khi thamgia đầu tư ra nước ngoài dé thu lợi nhuận cao hơn; đồng thời cũng cần bổ sungnguồn von đầu tư dé khắc phục những hạn chế của mình (về công nghệ, năng lựcquan lý tiên tiến ); thông qua việc tiếp nhận FDI dé tăng năng lực và hiệu qua sảnxuất, tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, ngành, hay doanh nghiệp mình

Thứ hai, các nước và vùng lãnh thổ đang phát triển, ngoài việc thu hút FDI từcác nước phát triển, cũng vươn lên trở thành những nhà đầu tư quốc tế có uy tín nhưSingapore, Đài Loan bởi các chủ đầu tư ở các dia bàn này chủ yếu muốn di chuyểnmột số ngành, cơ sở kinh tế có năng suất lao động thấp sang các nền kinh tế kháckém phát triển hơn

Vì vậy, đối với Việt Nam, khi tiếp nhận các dự án FDI cần phải xem xét, chọnlọc, coi trọng tính hiệu quả cả về kinh tế-xã hội-môi trường, tính bền vững va chấtlượng tăng trưởng; phải sử dung nguồn vốn FDI làm đòn bay quan trọng trong sách

17

Trang 26

lược “đi tắt, đón đầu”, rút ngắn khoảng cách về mặt khoa học, công nghệ và trình độquản lý của nước ta so với thế giới Mặt khác, chúng ta cũng cần mạnh dạn đầu tư ranước ngoai để phát huy lợi thế so sánh của mình, tạo lập vi thế kinh tế, chính trị,

tiên tới năm giữ thị trường khu vực va thê giới.

1.1.1.5 Các hình thức cơ bản của FDI

Hiện nay, các hoạt động FDI thường được thực hiện thông qua hai kênh cơ bản:

Dau tw mới (Greenfield Investment) va Sap nhập & Mua lại (Mergers and

Acquisitions — M&A)

Đầu tw mới: hay con gọi là Dau tư truyền thống: là hình thức các chủ đầu tưthực hiện việc đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới.Ngoài ba hình thức chủ yếu là: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệpliên doanh; hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, còn cónhững hình thức khác như: công ty cô phần; công ty holding (công ty mẹ-con);công ty hợp danh; chi nhánh các công ty nước ngoài Đầu tư mới chính là kênh chủyếu dé các nước phát triển đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển

Sap nhập & Mua lại (M&A): là hình thức đầu tư thông qua việc mua lại hoặcsáp nhập các công ty đang hoạt động ở nước ngoài hoặc mua cô phần của các công

ty đó và trực tiếp tham gia t6 chức, điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh

doanh sau khi M&A.

Xót dưới khía cạnh hình thức đầu trr, hiện nay FDI được thực hiện dưới các

hình thức sau:

s* Doanh nghiệp liên doanh (JVC)

Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là liên doanh) là hình thức FDIđược sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay Đây là loại hình doanh nghiệp dohai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà, trên cơ sở một hợp đồng

liên doanh Loại hình doanh nghiệp này được thành lập dưới dạng công ty trách

nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phan, có tư cách pháp nhân, tự chủ về quản ly taichính theo pháp luật của nước sở tại, vốn pháp định do các bên tham gia đóng góp,

18

Trang 27

cùng quản lý và điều hành doanh nghiệp, cùng phân chia lợi nhuận và trách nhiệmtheo tỷ lệ đóng góp vốn.

s* Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (FOC)

Đây là loại hình doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức hoặc cá nhânnước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do chủ đầu tư nướcngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý, điều hành và tự chịu toàn bộ tráchnhiệm về kết quả kinh doanh Doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân theo phápluật của nước chủ nhà Ty lệ vốn pháp định trên vốn đăng ký do nha đầu tư nước

ngoai đóng góp theo quy định của từng nước (Vi dụ Hoa Ky quy định là 10%, một

số nước khác là 20% hoặc 25% ), thời hạn của dự án cũng tuân theo quy định củatừng nước, Việt Nam quy định từ 30 đến 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể kéo dàitới 70 năm; một số nước như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc có quy định tới 99

năm.

s* Hình thức hợp dong hợp tác kinh doanh (BCC)

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợpdoanh) là hình thức đầu tư trong đó các bên quy định trách nhiệm và phân chia kếtquả đầu tư cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập phápnhân mới Đây là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bêntham gia hợp đồng — gọi là các bên hợp doanh Các bên vẫn hoạt động với tư cáchpháp nhân độc lập của mình, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước sở tại theo kếtquả kinh doanh BCC một cách riêng rẽ và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả củahoạt động sản xuất kinh doanh cùng bản hợp đồng đã ký kết

Ngoài ba hình thức cơ bản trên, trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật, của xu thế toàn cầu, do nhu cầu đa dạng hóa các hình thứcđầu tư nên nhiều nước đã áp dụng các hình thức đầu tư mới sau đây:

* Dau tư theo hợp dong Xây dựng-Kinh doanh-Chuyén giao (BOT)

Đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở văn bản ký kết giữa nhà đầu

tư nước ngoài và cơ quan có thâm quyền của nước chủ nhà dé đầu tư công trình xây

dựng kết câu hạ tâng (bao gôm cả mở rộng, nâng câp, hiện đại hóa công trình ) và

19

Trang 28

kinh doanh trong một thời gian nhất định dé thu hồi vốn và thu được một tỷ lệ lợinhuận hợp lý Hết thời hạn trên, chủ đầu tư chuyên giao không bồi hoàn toàn bộ

công trình đó cho nước chủ nhà.

s* Đầu tư theo hợp đông Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO)

Cũng giống như hình thức BOT, BTO là hình thức đầu tư dựa trên cơ sở văn bản

ký kết giữa chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà, theo đó chủđầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng Sau khi xây dựng xong, chủ đầu tưchuyên giao công trình đó cho nước chủ nhà Chính phủ nước sở tại có thể đành chonhà đầu tư quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn dé thu hồi vốn với một

tỷ lệ lợi nhuận hợp lý hoặc Chính phủ nước chủ nhà trả cho nhà đầu tư một khoảntài chính (bao gồm ca vốn xây dựng và lợi nhuận) dé tự quản lý công trình đã đượcNhà đầu tư xây dựng xong - hình thức này gọi là BT (Build-Transfer)

% Hình thức công ty cổ phanCông ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiềuphan bằng nhau gọi là cổ phần và do một số người nắm giữ cổ phan gọi là cổ đôngcủa công ty, các cô đông có thé là tổ chức hoặc cá nhân với số lượng không hạn chếnhưng phải đáp ứng số lượng tối thiêu theo pháp luật kinh doanh của từng quốc gia.Công ty cổ phần có vốn dau tư nước ngoài có thé được thành lập mới, hoặc do cổphần hóa các doanh nghiệp FDI (liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài)

s* Hình thức công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên tham gia hợpdanh, ngoài ra có thể có các thành viên không hợp danh khác nhưng có đóng gópvốn điều lệ Thành viên hợp danh thường là các cá nhân có uy tín, có trình độchuyên môn đề tham gia quản lý công ty và có trách nhiệm vô hạn đối với kết quảhoạt động kinh doanh, các thành viên góp vốn có trách nhiệm theo ty lệ vốn góp củamình Hình thức đầu tư này có cơ cấu gọn nhẹ, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏtrong các lĩnh vực như tư van pháp luật, khám chữa bệnh, thiết kế kiến trúc,

20

Trang 29

%% Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ-con (Holding Company)

Đây là hình thức đầu tư rất phô biến ở các nước có nền kinh tế thị trường pháttriển Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty cô phần khácvới một tỷ lệ hợp lý đủ để nắm quyền kiểm soát các hoạt động quản lý và điều hànhcông ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc nắm quyên lựa chọn thành viên Hộiđồng quản trị

s* Hình thức chỉ nhánh công ty nước ngoài (BRA)

Việc cho phép các công ty nước ngoài hoạt động dưới hình thức chi nhánh đã ratphố biến tại các quốc gia như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Trung Quéc Chi

nhánh của công ty không được coi là một pháp nhân độc lập, do vậy, việc thành lập

chỉ nhánh đơn giản hơn, không phải tuân thủ các quy định về việc thành lập công ty

và thường chỉ phải đăng ký với nước chủ nhà.

1.1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam

Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một trong những nguồnvốn quan trọng của quá trình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Vai trò của FDIđược thé hiện rất rõ qua sự đóng góp vào các nhân tô chính trong phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước, biéu hiện như sau:

s* FDI đóng góp phan quan trọng trong nguôn vốn dau tư toàn xã hội và ngân

sách nhà nước

Bang 1.1: Đóng góp của Khu vực kinh tế có vốn FDI trong tổng vốn đầu

tư toàn xã hội Việt Nam thời kỳ 2006-2010

(Đơn vị: nghìn tỷ VND)

Năm 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | Tông

Toàn xã hội 404.7 | 532.1 | 637.3 | 704.2 | 830.3 | 3108.60 Khu vực Nhà nước 185.1 | 198.0 | 184.4 | 245.0 | 316.3 | 1128.80 Khu vực ngoài Nha nước 154.0 | 204.7 | 263.0 | 278.0 | 299.5 | 1199.20

Khu vực có vốn FDI 65.6 | 129.4 | 189.9 | 181.2 | 214.5 | 780.60

(Nguồn: Tổng Cục Thông kê Việt Nam)

21

Trang 30

Muốn tăng trưởng kinh tế thì cần phải có nguồn vốn đầu tư để mở rộng sảnxuất, kinh doanh, nguồn vốn đầu tư này được lấy từ hai nguồn cơ bản: vốn tự huyđộng trong nước và các nguồn vốn từ bên ngoài Đối với các nước đang phát triển,đặc biệt là Việt Nam, xuất phát điểm của chúng ta là một nước nông nghiệp lạc hậuvới năng suất lao động, hiệu quả sản xuất thấp nên khả năng tích lũy nội bộ khôngcao Đề tạo được “cú huých” trong phát triển kinh tế-xã hội, chúng ta phải huy độngtối đa các nguồn vốn từ bên ngoài, trong đó, nguồn vốn FDI đóng vai trò đặc biệtquan trọng; theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 21/12/2010, cả nước

có khoảng 12.200 dự án FDI còn hiệu lực với tông vốn đăng ký đạt 192,2 ty USD;nếu tính riêng trong giai đoạn 2006-2010, cả nước thu hút được 7.804 dự án vớitổng vốn đăng ký đạt 146,781 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 44,634 tỷ USD, tăng 1.700

số du án so với giai đoạn 5 năm trước nhưng tổng số vốn đăng ký và vốn thực hiệnđều tăng rất nhiều lần Cũng theo các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tronggiai đoạn 2006-2010, đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội là đáng kể, năm sau cao hơn nămtrước, đặc biệt là chỉ tiêu về von thực hiện khá ồn định

Theo bảng trên, trong thời kỳ 2006-2010, có thể nói, đóng góp của khu vực cóvon FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dan theo từng năm và ngày cảngchiếm vị trí quan trọng Đến hết năm 2010, toàn xã hội huy động được 3.108,6nghìn tỷ VND tổng vốn đầu tư, trong đó, khu vực có vốn FDI đã đóng góp 780,6nghìn tỷ, chiếm trung bình 25,1%

Bảng 1.2: Đóng góp của Khu vực kinh tế có vốn FDI trong ngân sách

nhà nước Việt Nam giai đoạn 2006-2010

Trang 31

Như vậy, giá trị đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI ngày càng chiếm vị

trí quan trọng trong ngân sách của Chính phủ, năm sau cao hơn năm trước Đây là

tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế Việt Nam khi chúng ta đang chịu ảnh hưởngkhá nặng nề bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu và phải đối mặt với các vấn đề bất ônkinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát

s*ƑDI và chuyển giao công nghệ

Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đang tiến dần tới một nền sảnxuất đại công nghiệp quy mô lớn và như vậy, công nghệ là một nhân té quan trọng,mang tính bứt phá trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội Lênin cũng đã từngkhang định: “không có kỹ thuật tư bản chủ nghĩa quy mô lớn được xây dựng trênnhững phát mình mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước

có kế hoạch khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêuchuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nóiđến chủ nghĩa xã hội được ”[36,Tr.368] Xuất phát từ ban chất của hoạt động đầu

tư trực tiếp nước ngoài, FDI luôn là một kênh chuyền giao công nghệ quan trọng,mang lại các lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư, bao gồm cả phần cứng

(máy móc, trang thiết bị hiện đại, kết cấu xây dựng tiên tiễn ) và phần mềm (tri

thức, bí quyết quản lý, năng lực tiếp thị, kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinhdoanh ) Đối với Việt Nam hiện nay, trình độ công nghệ của chúng ta nhìn chungcòn thấp, lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới Trong báo cáo đánh giácủa Viện Quản lý kinh tế Trung ương được đăng tải trên Tạp chí Tiêu chuẩn đolường chất lượng (số 4, tháng 2/2011, Tr 10-11): Nếu so sánh với các nước tiên tiễntrên thế giới, trong một số lĩnh vực, mức độ lạc hậu của chúng ta khoảng 50-60

năm Theo thống kê, hiện nay, trên 75% máy móc thiết bị của các doanh nghiệp có

từ những năm 60 của thé kỷ trước; trong đó, trên 70% đã hết khấu hao, khoảng 50%

đã được tân trang lại Tính tới thời điểm cuối năm 2010, cả nước có trên 500.000doanh nghiệp với đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có đến hơn 80% trong số

doanh nghiệp vừa và nhỏ đó hiện đang sử dụng các công nghệ quá lạc hậu Tính

23

Trang 32

trên phương diện tổng thé, 52% số các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng côngnghệ lỗi thời mà nhiều quốc gia trên thế giới đã từ bỏ, 38% sử dụng công nghệ hạngtrung bình, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có các công nghệ tiên tiến, tập trungtrong lĩnh vực công nghệ thông tin-viễn thông, dầu khí

Trong khi đó, theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Công nghệPhương Nam được đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam (số ra ngày 16/9/2010,Tr.6), hàng năm chúng ta chỉ đầu tư khoảng 0,5-0,6% GDP cho khoa học côngnghệ, con số này thấp hơn 1⁄4 so với Trung Quốc (theo tỷ lệ/GDP), thấp hơn hàngchục lần so với Hàn Quốc và cả nghìn lần so với Mỹ Theo tính toán, nếu đầu tư 1-2% GDP cho KHCN thì sẽ thu lại khoảng 30-40% GDP, còn nếu đầu tư trên 3%

GDP sẽ thu được trên 80% GDP Tuy nhiên, khó khăn của chúng ta là ngân sách eo

hẹp, Chính phủ khó có khả năng dành nhiều hơn nữa cho KHCN Hơn nữa, các hoạtđộng nghiên cứu và phát triển - R&D (Research and Development) thường đòi hỏichi phí lớn và có độ rủi ro cao nên các doanh nghiệp hầu như không thể thành lậpđược quỹ dé hỗ trợ cho công việc này Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đangphải chịu “thiệt hại kép” về mặt công nghệ, suy giảm năng lực cạnh tranh khi tham

gia vào các hoạt động thương mại và dau tư quôc tê.

Trước thực trang đó, tuy Chính phủ đã có chiến lược phát triển KHCN nhưngviệc thực thi còn gặp nhiều khó khăn, do vậy cần thực hiện các phương cách đadạng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển, đổimới công nghệ Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng của hoạt động chuyền giaocông nghệ trong các dự án FDI Về chuyền giao công nghệ, căn cứ trên hệ số năngsuất các nhân tô tổng hợp (TFP), hệ số của các khu vực kinh tế nhà nước, tư nhân

và doanh nghiệp FDI tại Việt Nam năm 2010 lần lượt là 8,6; 3,1 và -17,6 Điều nàycho thấy công nghệ FDI đưa vào Việt Nam là "rác" (Theo CIEM - Viện nghiên cứuQuản lý Kinh tế trung ương) Các tiêu chí đánh giá công nghệ của một dự án phảituân theo Luật Chuyển giao công nghệ (tháng 11/2006), phải gắn với sự quản lýchặt chẽ của Nhà nước Quá trình thẩm định và cấp phép các dự án FDI cần phảiđược thực hiện nghiêm chỉnh, tiếp tục kiên quyết “nói không” với những dự án FDI

24

Trang 33

sử dụng công nghệ lạc hậu (việc này đã tiễn hành rất tốt trong hai năm 2009 và2010) Quá trình đầu tư nghiên cứu, tự đổi mới, thu hút công nghệ tiên tiến từ nước

ngoài cân phải tiên hành mạnh mẽ và đông bộ, có như vậy, chúng ta mới hy vọng

“đi tắt, đón đầu”, theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thé giới

*.

oo Dau tu trực tiép nước ngoài tac động vào chuyên dịch co câu ngành kinh tế

và cơ câu vùng kinh tê

==

Bảng 1.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành

(Lñy kế các dự án còn hiệu lực tới 22/12/2010)

Vận tải kho bãi 3.179.512.685 1.001.183.157

Nông,lâm nghiệp; thủy sản 3.080.730.071 1.497.249.045

¬ © Khai khoáng 2.939.845.083 2.347.143.692

— — Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa 1.583.505.053 795.027.340

¬ iS) Tai chinh,n.hang, bao hiém 1.321.475.673 1.171.710.673

25

Trang 34

hút nhiều lao động từ nông nghiệp vào công nghiệp và dịch vụ, làm dịch chuyển cơcấu lao động một cách tích cực Cùng với đó, cơ cau nganh cting biến đối theohướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

Các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế mới được xây dựng ngày càngnhiều khiến cơ cấu vùng kinh tế thay đổi rõ rệt theo hướng CNH-HĐH Trong nội

bộ ngành công nghiệp cũng có nhiều chuyền biến tích cực với sự xuất hiện ngàycàng nhiều các khu công nghiệp “vệ tỉnh” tập trung sản xuất các hàng hóa chế biến,phụ trợ, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệpkhác, tạo thành chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng hàng hóa trong nước

Sự chuyên dịch cơ cấu ngành và vùng kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho FDI, thu hút ngày cảng nhiều hơn dòng vốn FDI từ nướcngoài Ngược lại, FDI góp phan thúc đây nhanh quá trình chuyên dịch cơ cấu ngành

và vùng kinh tế ở nước chủ nhà, góp phần nâng cao trình độ công nghệ, năng suấtlao động trong nhiều ngành Tuy nhiên, dưới tác động của FDI, một số ngành nghề

cũng sẽ bị mai một và bị xóa bỏ.

“FDI góp phan day mạnh xuất khẩuCác hoạt động xuất nhập khâu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triểnkinh tế của Việt Nam Chiến lược phát triển kinh tế hướng vào xuất khâu đã đem lạicho chúng ta một lượng lớn vốn và ngoại tỆ để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh,trong đó, đóng góp của thành phan kinh tế có vốn dau tư trực tiếp nước ngoài làkhông nhỏ với giá trị ngày càng gia tăng[20], thé hiện qua bảng sau:

Bảng 1.4: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: triệu USD)

Trang 35

Tuy nhiên, trong thực tẾ, giá tri xuất khâu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài tăng song song với tổng giá trị nhập khẩu của khu vực này Ngoàicác trang thiết bị, máy móc, các doanh nghiệp có vốn FDI hàng năm cũng nhậpkhẩu một lượng rất lớn các nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất,chiếm một phần không nhỏ trong khối lượng nhập siêu của cả nền kinh tế Chính vìvậy, việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, cung cấp nguyên liệu đầu vàocho sản xuất trong nước là rất cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn đối vớicác sản phẩm xuất khâu của chúng ta.

“ FDI và vấn dé giải quyết công ăn việc lam

Việc phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đây sựtăng trưởng kinh tế, bởi lao động là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt độngsản xuất kinh doanh, tới các vấn đề phát triển xã hội và mức độ tiêu dùng của dân

cư Phần lớn các dự án FDI đều tô chức các khóa đào tạo tay nghề cho công nhân vànhân viên, trong đó có nhiều lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài Chi phí vàchất lượng đảo tạo lao động trong các dự án FDI thường cao hơn so với trong nước

va do các doanh nghiệp tự chỉ trả Vì vậy có thé coi đây là một giải pháp tích cực déViệt Nam phát trién nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, có kỷluật lao động tốt, đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH-HĐH

Cho đến nay, khu vực kinh tế có vốn FDI đã thu hút được khoảng 1,9 triệu laođộng trực tiếp và hàng triệu lao động trong các khâu gián tiếp khác[45], góp phầnquan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động đang tăng

nhanh ở nước ta hiện nay.

s* Một so hạn chế và tác động tiêu cực của hoạt động dau tư trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam

Bên cạnh những đóng góp tích cực đối với quá trình tăng trưởng và phát triểnkinh tế, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoai cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế vàcác tác động tiêu cực đối với xã hội Việt Nam trong thời gian vừa qua Điều đó thé

hiện ở các khía cạnh sau:

27

Trang 36

Chất lượng thu hút vốn FDI còn thấp: Trong nhiều năm vừa qua, việc thu hútvon FDI một cách 6 at, đầu tư dàn trải, không có quy hoạch một cách rõ ràng đã délại nhiều vẫn đề bất cập về chất lượng của các dự án FDI Một thực tế dễ nhận thayrang hoạt động thu hut dau tu truc tiép nước ngoai của Việt Nam có 3 cai “được”:

về tong vốn đăng ký, tổng vốn giải ngân, và về thu hút, giải quyết công ăn việc làm.Tuy nhiên, trong 3 cái “được” đó, chỉ có tỷ lệ thu hút lao động là tăng đáng kếnhưng là tăng về số lượng lao động tham gia làm việc tại các dự án có vốn FDI vớichủ yếu là lao động có trình độ thấp

Sự lan tỏa của FDI trong nền kinh tế không rõ ràng và không có chất lượng: vềcông nghệ, các dự án FDI với đa phần sử dụng công nghệ trung bình đã không đượccải tiễn công nghệ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh; về liên kết kinh tế, liênkết ngành: sự “lan tỏa” trong hoạt động sản xuất quá yếu dẫn tới việc không hìnhthành được chuỗi dây chuyền cung ứng và sản xuất, các doanh nghiệp FDI đang

phải nhập khẩu từ 70-80% nguyên phụ liệu đầu vào, cá biệt có một vài doanh

nghiệp nhập khẩu tới 90% nguyên liệu[20] Các doanh nghiệp FDI tại Việt Namchủ yếu đang thực hiện quá trình gia công sản pham với giá trị gia tăng trong tổnggiá trị hàng hóa rất thấp, khoảng 20% Mặt khác, các hoạt động nhập khẩu này cũngdang là gánh nặng cho việc ôn định cán cân thương mại hang hóa của Việt Nammặc dù sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI trong tong giá trị xuất khâu

ngảy cảng tăng lên.

Tại nhiều địa phương, một số các du án FDI còn vi phạm các quy định về bảo vệmôi trường Bên cạnh đó, do quy hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưatốt, do thiếu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nên các vi phạm nay còn chậm đượckhắc phục Chế độ lương thưởng, điều kiện làm việc của lao động trong một sốdoanh nghiệp có vốn FDI chưa được đảm bảo nên đã xảy ra đình công tập thé, ảnhhưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung

28

Trang 37

1.2 Những điều kiện để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Sự 6n định về chính trị — xã hội

Sự 6n định về chính trị — xã hội là điều kiện hàng đầu mà các nhà tư bản quantâm Đây là một trong những yếu tố quan trọng đề thu hút FDI, đồng thời đảm bảocho nền kinh tế vận hành một cách tốt nhất Có ồn định chính trị thì các cam kết củachính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, về chính sách ưu tiên đầutư mới được thực hiện đầy đủ Ôn định chính trị — xã hội là điều kiện cần dé duytrì sự 6n định kinh tế — xã hội, một nhân tố quan trong tác động đến tinh an toàn cáchoạt động đầu tư, giảm thiểu những rủi ro của vốn FDI ngoài tam kiểm soát của cácnhà đầu tư nước ngoài, là tiền đề cho sự phát triển sản xuất, kinh doanh Bat ồn về

chính trị không chỉ làm cho dòng FDI chững lại, thậm chí còn bị “chảy” sang các

nước khác, mà còn làm cho các dong vốn trong nước “chảy” ra nước ngoài Mat ônđịnh chính trị - xã hội thường kéo theo thay đổi đường lối phát triển kinh tế, khóđảm bảo hoặc không đảm bảo thực thi những cam kết trước kia với nhà đầu tư, điềunày giải thích tại sao dong vốn FDI ít vào các khu vực bat ồn về chính trị

Chính sách khuyến khích đầu tư của nước chủ nhà là nhân tố hàng đầu tác độngđến chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài Khi tình hình chính trị - xãhội 6n định sẽ giúp các nhà dau tư nước ngoài chủ động hơn trong hoạch định chiến

lược kinh doanh dài hạn của minh.

Các nhà đầu tư không thể quyết định chuyển vốn của mình vào thị trườngkhủng hoảng hoặc đang chứa đựng những nguy cơ khủng hoảng Những năm gầnđây cho thấy, dong vốn FDI vào những quốc gia có nền chính trị — xã hội bất ônđịnh như Thái Lan, Pakistan, Afghanistan hay lIraq đã giảm đáng kể

Qua 20 năm đôi mới đất nước, cùng với sự chuyên đổi nền kinh tế từ cơ chế tậptrung bao cấp Sang cơ chế thị trường, Việt Nam tạo được môi trường chính trị — xãhội ôn định, đạt nhiều tiến bộ về cải cách hành chính, về quản lý nhà nước, nhờ đó

đã tăng thu hút đầu tư

29

Trang 38

1.2.2 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế thuận lợi thể hiện trước hết ở hệ thống kết cầu ha tầng - tiền

đề không thể thiếu được dé các nhà đầu tư thực hiện mục tiêu đầu tư của mình Hiệnnay, vốn FDI của TNCs tập trung vao san xuất, kinh doanh, vì vậy, họ rất quan tâmđến kết cau hạ tang kinh tế — kỹ thuật tại nơi đầu tư như: giao thông vận tải, thôngtin liên lạc, điện nước và các dịch vụ khác Bởi đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếpđến hiệu quả đầu tư của họ Những địa bàn có kết cau hạ tầng kinh tế — kỹ thuật tốt

sẽ là mảnh đất hấp dẫn các TNCs Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chútrọng đến đầu tư phát triển cả về kết cấu ha tang cứng (giao thông vận tải, sân bay,cảng, viễn thông ) và kết cấu hạ tầng mềm (chất lượng và các dịch vụ, tài chính,công nghệ ) thông qua các dự án sử dụng vốn nhà nước, vốn tài trợ ODA và vay

nợ nước ngoài.

Sự 6n định về giá trị đồng tiền cũng góp phan quan trọng vào sự ôn định của

môi trường kinh tế Tiền tệ không ồn định thì các nhà đầu tư sẽ không dám bỏ vốn

ra kinh doanh O nước ta, từ khi đổi mới, đặc biệt là trong thời gian 10 năm qua,Chính phủ đã thực hiện chính sách tiền tệ khá ôn định Trong đó, tỷ giá hối đoáimềm dẻo đã góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI,đặc biệt là trong hướng về xuất khẩu

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng nữa mà các TNCs đặc biệt chú ý là chất lượngnguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trong những ngành

công nghệ mũi nhọn, những ngành có hàm lượng khoa học — công nghệ cao, vì đây

là những ngành thu lợi nhuận siêu ngạch Bởi vậy, môi trường kinh tế thuận lợi cònthể hiện ở trình độ phát triển giáo dục, đào tạo

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang ở trình độ phát triển thấp, nhân tố hap dan

đầu tư chủ yếu là nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dao và nguồn lao động tẻ.Nhưng lợi thế này sẽ mắt dần trong tương lai khi nguồn tài nguyên ngày càng khanhiếm dần và khi mức tiền công tăng lên ngang băng so với khu vực Trong báo cáo

về “Sang kién chung Nhật Bản — Việt Nam nhằm cải thiện môi trường dau tư vàtăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam” (Gọi tắt là “Sáng kiến chung Nhật Bản —

30

Trang 39

Việt Nam”) ngày 07/3/2004 đã nêu rõ: đăng trưởng của FDI vào Việt Nam dau thậpniên 90 là do chỉ phí lao động thdp vé lâu dài phải coi trọng phát triển kết cấu hạtang, kinh tế — xã hội nhất là giao thông vận tải và phát triển giáo dục, đào tạo Tạicác thành phố duyên hải Trung Quốc, nhờ có hệ thống giao thông thuận lợi, khoảngcách đến các cảng lớn ngắn đã thu hút mạnh FDI vào các khu vực này Trong khi

đó, ở các quốc gia Nam Sahara hệ thống đường sá kém phát triển, bưu chính viễnthông lạc hậu không có khả năng thu hút đầu tư

1.2.3 Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý thuận lợi được tạo lập bằng cách ban hành và thực thinghiêm chỉnh hệ thống pháp luật và hệ thống các chính sách liên quan đến FDI, đểdựa vào đó, các nhà đầu tư có thể chủ động trong việc lựa chọn phương án đầu tưđược an toàn, ôn định; đồng thời đó cũng là căn cứ để giải quyết các quan hệ lợi ích,quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư Hệ thống pháp luật và chính sách hoàn chỉnh,

minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất, kinh

doanh trên cơ sở tôn trọng chính sách, pháp luật của nước chủ nhà Ngược lại, các

quy chế chính sách bat hợp lý sẽ là rào cản nguồn vốn FDI

Chính sách về tài chính là một trong những công cụ quan trọng mà Chính phủcác nước dùng để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI Chính sách tàichính thê hiện ở các mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, ưu đãi tín dung hấp dancác nhà đầu tư nước ngoài Ở nước ta, trước khi Luật Đầu tư chung 2005 có hiệulực, trong khi thuế suất phổ biến về thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước là 32%thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng thuế suất phô biến là 25%

Về chính sách sở hữu và đảm bảo đầu tư, các nước tiếp nhận đầu tư luôn phảicân đối tỷ lệ sở hữu vốn dau tư trong nước và nước ngoài nhăm đảm bảo tính bềnvững trong quá trình phát triển của thị trường vốn và thị trường chứng khoán Tuỳvào từng điều kiện cụ thể, nước tiếp nhận đầu tư điều chỉnh tỷ lệ sở hữu vốn sao chovừa thu hút được ngày càng nhiều vừa không để nền kinh tế quá phụ thuộc vàonguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm về chính trị và có

triên vọng thu được lợi nhuận cao.

3l

Trang 40

Định hướng thu hút FDI vào các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, các nước tiếpnhận FDI quy định rất cụ thể về những ngành và khu vực được đầu tư Đây là cơ sởquan trọng dé các nhà đầu tư nước ngoài có niềm tin và chủ động quyết định chiếnlược sản xuất kinh đoanh của mình.

Ngoài các chính sách cơ bản đã phân tích ở trên, các nước tiếp nhận đầu tư còn

có một số chính sách quan trọng khác như: chuyển giao công nghệ, bảo vệ môitrường, nhập khẩu thiết bị, cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực đầu tư nướcngoài, sử dụng đất, nhập cảnh Trong thời gian tới, nước ta cần phải tiếp tục hoànthiện hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ cho hoạt động FDI nói riêng cũng nhưcho sự vận hành của nền kinh tế nói chung, và một số chính sách cơ bản mà các nhàđầu tư đang quan tâm là: chính sách đất đai, chính sách về thuế, chính sách về

chuyên vôn và lợi nhuận ra nước ngoài, chính sách đôi ngoại.

1.2.4 Năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư trực tiếp

Hước ngoài

Ngoài việc tao dựng một khuôn khổ pháp lý vừa phù hợp với tình hình ViệtNam vừa thích ứng với thông lệ quốc tế, và các chính sách khuyên khích đầu tư, đểnâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước cần xúc tiễn thực hiện mạnh mẽ cải cáchthủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút vốn FDI Các cơ quan chức năng phải tiếnhành cải tiến các thủ tục đầu tư, áp dụng khoa học — công nghệ và tin học hoá déđơn giản quy trình lập văn bản liên quan đến cấp phép dau tư Mọi quy trình liênquan đến dau tư được công khai hoá, thời gian thấm định cấp phép các dự án đầu tuđược rút ngắn và tăng cường sự giám sát hoạt động của các nhà đầu tư Các cấp cóthâm quyền cần rà soát các văn ban còn gây vướng mắc dé tháo gỡ, giải quyết kịpthời, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị đây nhanh tiến độ triển khai dự án để sớm

đưa vào sử dụng.

32

Ngày đăng: 01/12/2024, 01:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w