1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An

96 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An
Tác giả Lê Thị Hương
Người hướng dẫn GS, TS. Đỗ Thế Tùng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 58,7 MB

Nội dung

UGC CHU VIET TAT TRONG LUẬN VĂNĐầu tư nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài Chủ nghĩa tư bản Viện trợ phát triển chính thức Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ Vốn đầu tư nước ngoài

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LÊ THỊ HƯƠNG QUÊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Mã số: 60 31 01

Người hướng dẫn khoa học: GS, TS ĐỖ THẾ TÙNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS, TS Đỗ Thế

Tùng.

Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đêutrung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ rằng

Hà Nội, ngày & tháng 44 năm 2008.

Tác giả luận văn

Lê Thị Hương Quê

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 Vai trò của FDI và những điều kiện để thu hút FDI vào phát

triển kinh tế - xã hội

1.1 FDI và vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hi

1.1.1 FDI và các hình thức FDI

1.1.2 Vai trò quan trong của FDI đối với nên kinh tế Việt Nam

1.2 Những điều kiện cơ bản để tăng thu hút FDI

1.2.1 Môi trường chính trị - xã hội ổn định.

1.2.2 Môi trường kinh tế thuận lợi a

1.2.3 Môi trường pháp lý thuận loi sssssscossccssssccssssccssssecsssesensesusssssstssnee

1.2.4 Năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước đối với các dự án FDI

1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số tỉnh ở Việt Nam si

1.3.1 Kinh nghiệm thu hút FDI ở tỉnh Bình

Dương -1.3.2 Kinh nghiệm thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc -+

Chương 2 Thực trạng hoạt động thu hút FDI vào Nghệ An từ năm 1992 + 2007 30

2.1 Những thành tựu trong thu hút FDI vào Nghệ An từ 1992 - 2007 30

21-45 Uy ban nhân dan tinh đã có những chính sách ưu đãi các dự án FDI 302.1.2 Số lượng các dự án FDI vào Nghệ An tuy ít, nhưng hầu hết hoạt động

2.1.3 FDI vào Nghệ An phần lớn hướng vào trồng, chế biến - nông lâm sản

Võ khôi ThAG KHOA SẤN:icco/:2122150sc0074e<cesiseolbslaoaagdltoa loi CatA80ux ae 2.1.4 Các nhà đầu tu trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An từ 11 nước và vùng

2.1.5 Các hình thức doanh nghiệp có FDI ở Nghệ An chủ yếu là doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh 40

2.1.6 Tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của

Nghệ An

Trang 4

2.2.1 Số lượng dự án và tổng vốn đâu tư còn ít, tuy có xu hướng tăng lên

HANG Khðpg Tiền Địa ceeiakieseasliesesesiaraleeseeseiaDE 42

2.2.2 Cơ cấu đầu tư chưa hướng chủ yếu vào công nghiệp chế tao và lĩnh

vực có tiềm năng của Nghệ An là du lịch -.¿-©ccsc5vcccccxccer 43

2.2.3 Các hình thức và đối tác đầu tư cũng hạn chế . «+ 44 2.2.4 Tác động của FDI cũng rất khiêm tốn

2.3 Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc thu hút FDI

2.3.1 Kết cấu hạ tầng kém phát triển, chưa đồng bộ, chưa khai thác được

vị trí địa lý thuận lợi của Nghệ Án ;:- so 2616 6661001354002 86 46

2.3.2 Có nhiều cơ sở giáo dục, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa

đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài -. + 49 2.3.3 Tỉnh đã có những chính sách ưu đãi (như mục 2.1) Nhưng cải cách

hành chính chậm, công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều ách

tắc, đã trở ngại cho việc thu hút FDI

Chương 3 Phương hướng và giải pháp tăng thu hút FDI vào Nghệ An

hit 1 TÚI cuc sao sóa li g060 A02 01010410760151040 20006063.1 Phương hướng đẩy mạnh thu hút FDI vào Nghệ An trong những năm tới

3.1.1 Da dang hóa các hình thức và đối tác đầu tư .: -+

3.1.2 Phương hướng về phát triển vùng và ngành trên địa bàn tỉnh Nghệ An 543.2 Những giải pháp chủ yếu để taung thu hút FDI vào Nghệ An 58

3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện va nâng cao chất lượng kết cấu hạ tang 58

3.2.2 Cải thiện môi trường đầu tư, 633.2.3: Đào tạo và nâng cao nguồn nhân TỰC: :.cc s66 6220222286 0an6 663.2.4 Tăng cường công tác xúc tiến và vận động đầu tư 69Kết luận ASDanh mục tài liệu tham khảo i70

Trang 5

UGC CHU VIET TAT TRONG LUẬN VĂN

Đầu tư nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chủ nghĩa tư bản

Viện trợ phát triển chính thức

Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ

Vốn đầu tư nước ngoài vào chứng khoán

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao

Mua lại và sát nhập

Nghiên cứu và phát triển

Các công ty xuyên quốc gia

Khu công nghiệp

Lực lượng sản xuất Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Ủy ban nhân dân

Hội đồng nhân dân Thuong mại

Liên doanh

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

'Vốn là một yếu tố quan trọng để tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân.Vốn có thể được huy động từ hai nguồn: vốn trong nước và ngoài nước

Nguồn vốn trong nước được hình thành qua quá trình tích luỹ từ nội bộ nền kinh

tế, còn nguồn vốn ngoài nước được thu hút dưới nhiều hình thức khác nhau, trong

đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là nguồn

hết sức quan trọng đối với sự phát triển đất nước

Bởi vậy, cũng như các tỉnh khác trong cả nước, Nghệ An đã tìm mọi biện

pháp để thu hút FDI trong thời gian qua Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâmkhu vục Bắc Trung Bộ, là nơi hội đủ các tuyến giao thông khá phát triển: đườngsắt, đường bộ, đường biển và đường hàng không, là cầu nối giữa hai miền Bắc -Nam, có cửa ngõ giao lưu với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan Bên

cạnh đó, nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng, một số loại có

trữ lượng lớn như: đá trắng chất lượng tốt nhất Việt Nam, đá hoá cương, đá

bazan, đá granite, đá xây dựng Hiện nay, Nghệ An đã phát triển một số khu

công nghiệp (KCN) như: KCN Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, khu Kinh tế Đông

Nam nhưng là một tỉnh nghèo, khả năng tích luỹ từ nội bộ tỉnh chưa đáng kể,

nên rất thiếu vốn và việc thu hút vốn đầu tư từ ngoài tỉnh và ngoài nước là rất bức

thiết, nhất là FDI Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc thu hút FDI vào Nghệ

An còn rất hạn chế Hơn 15 năm qua số lượng dự án và lượng vốn mà tỉnh thu hút

chưa được nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Vậy làm thế nào để

thu hút được nhiều FDI trong thời gian tới đang là vấn đề cấp bách đối với Nghệ

An Vì thế “Đầu tu trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An” được chon làm đề tài

luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị.

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn dé đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã được nghiên cứu, phân

tích ở nhiều góc độ khác nhau Có thể nêu ra một số công trình sau: “Ddu tu trựctiếp nước ngoài, một bộ phận quan trọng của nên kinh tế Việt Nam” của PGS TS

Võ Thanh Thu, Tạp chí Phát triển kinh tế số 89 tháng 3 năm 1998 “Dau tu trực

tiếp nước ngoài - những gam màu sáng, tối” của Đặng Đức Quy, Tạp chí Cộng sản số 2 tháng 1 năm 1999 “Kinh nghiệm thu hút vốn đâu tư trực tiếp nước

ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam” của Nguyễn Huy Thám Luận án tiến sỹ năm 2000 “Ddu ne trực tiếp nước ngoài với công cuộcCNH,HDH ở Việt Nam’ của Nguyễn Trọng Xuân, Nxb khoa học xã hội, Hà nội

-2002 “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta: thành tựu và giải pháp phát triển”

của PGS TS Hồ Văn Vĩnh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4 năm 2003 “Những

giải pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam’ của Phan

Thuy Trâm, Tap chí Kinh tế và dự báo, số 7 năm 2004 “Năng lực cạnh tranh vàthu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” của Đỗ Thị Kim Hoa, Tạp

chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 49 năm 2005 “Một số giải pháp nhằm

đẩy mạnh việc thu hút vốn đâu tư trực tiếp nước ngoài trong sự nghiệp

CNH,HDH ở Việt Nam” của Phạm Thị Thu Hương, Tap chí Kinh tế và dự báo,

số 7 năm 2006 “Ddu tu trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam định hướng xuất khẩu

và thay thế nhập khẩu” của Phạm Thái Hưng; Đào Lê Thanh; Phạm Hồng

Chương, Tạp chí Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương, số 14 năm 2006 “Đẩy

mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập” của TS Phan

Hữu Thắng, tạp chí Kinh tế và Dự báo số 1 năm 2007 “Ddu tu trực tiếp nước

ngoài ở thành phố Đà Nẵng thực trạng và giải pháp” của Trịnh Thị Lài - Luận

văn thạc sỹ kinh tế năm 1998 “Mot số giải phải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đâu

ut trực tiếp nước ngoài vào vàng duyên hai miễn Trung”, bài báo của Hoàng

Trang 8

để thu hút nguồn vốn FDI vào Thái Nguyên trong xu thế hội nhập kinh tế quốc

tế”, của Nguyễn Tiến Long, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 9

năm 2006 “Một số vấn đề đặt ra về đâu tư trực tiếp nước ngoài ở các địa phương

duyên hải Nam Trung Bộ”, của Nguyễn Văn Hùng, Tạp chí Kinh tế và dự báo số

Ở tỉnh Nghệ An đã có những bản tổng kết hàng năm của các cơ quan chức

năng như: Sở Kế hoạch và Dau tư; Cục Thống kê; Ban Kinh tế của Uỷ ban tỉnh

hoặc một số bài báo, bài viết có để cập FDI như: “Các khu công nghiệp ở Nghệ

An sẵn sàng đón nhận các nhà đâu tư” của Nguyễn Bá, Tạp chí Kinh tế và dự

báo số 8 năm 2005.

“Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp ở Nghệ An” của Nguyễn

Văn Thành - Luận văn thạc sĩ Kinh tế năm 2006.

Phạm vi nghiên cứu của các công trình trên đây rộng, bàn về thu hút đầu tưtrong và ngoài nước vào các KCN, trong đó FDI chỉ là một nguồn vốn cần thuhút Luận văn thạc sỹ “Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ

An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" của Nguyễn Mạnh Hùng năm 2007

có chủ đề tương tự luận văn này, nhưng đã hướng chủ yếu vào phân tích sự cầnthiết phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; nêu lên thực trạng thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài ở Nghệ An cũng như dự báo về xu hướng đầu tư nước

ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, trên cơ sở đóđưa ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào Nghệ An

Kế thừa có chọn lọc các công trình được nêu ở trên để góp phân làm sáng

tỏ hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An, hướng của luận văn này là tập

Trang 9

trung nghiên cứu những hạn chế, cũng như những vấn đề nảy sinh trong việc thu

hút FDI vào tỉnh, phân tích cụ thể những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó

Từ đó dé xuất những giải pháp thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An đến năm 2015.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

+ Mục đích của luận văn: Phát hiện những mặt hạn chế trong thu hút FDI,

từ đó tìm phương hướng và giải pháp phù hợp, khả thi để tăng thu hút FDI vào

Nghệ An.

+ Nhiệm vụ của luận văn:

- Luận giải những điều kiện cần thiết để một tỉnh có thể thu hút nhiều FDInhư: môi trường chính trị - xã hội ổn định; môi trường kinh tế thuận lợi; môi

trường pháp lý thuận lợi để vận dụng vào tỉnh Nghệ An.

- Sơ kết hoạt động thu hút FDI vào Nghệ An thời gian qua, nhấn mạnh

những hạn chế và phân tích cụ thể các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên

- Đề xuất phương hướng và giải pháp sát với tình tình thực tế của Nghệ An

nhằm tăng thu hút FDI

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng lý luận về vai trò FDI đối với phát triển

kinh tế - xã hội và những điều kiện để tăng thu hút FDI vào khảo sát, đánh giá

hoạt động này ở nghệ An, phân tích những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế Từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp tăng thu hút FDI.

+ Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát tư liệu về lĩnh vực trên ở Nghệ An từ năm

1992 đến năm 2007, và hướng tới những năm 2008 - 2015.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Vận dụng những quan điểm, chủ trương chính sách của

Đảng và Nhà nước ta về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, kế thừa có chọn

Trang 10

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh

tế chính trị; coi trọng phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp lôgic với lịch

sử, sử dụng số liệu thống kê và khảo sát thực tiễn

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Lam rõ hơn các hình thức FDI, vai trò quan trọng của FDI và các điều

kiện để tăng thu hút FDI

- Đánh giá một cách khái quát những thành tựu và nhất là những hạn chế

trong hoạt động thu hút FDI vào Nghệ An, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đếnnhững hạn chế ấy

- Đề xuất được phương hướng chủ yếu và những giải pháp khả thi để tăng

thu hút FDI vào Nghệ An.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu để tham

khảo cho việc hoạch định chính sách thu hút FDI ở tỉnh Nghệ An và cho sinh

viên các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, phụlục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Trang 11

Chương 1

VAI TRÒ CUA FDI VÀ NHUNG DIEU KIỆN

ĐỂ THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1 FDI và vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội

1.1.1 FDI và các hình thức FDI

Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) hay còn gọi là xuất khẩu tư bản, là hình thức

di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục đích thu lợi nhuận Vốn đó

có thể là vốn nhà nước, vốn tư nhân (còn gọi là nhà đâu tư) hoặc vốn của các tổ

chức tài chính quốc tế.

Vốn đầu tư nước ngoài có thể dưới dạng tiền tệ (ngoại tệ, nội tệ), các vậtthể hữu hình (hàng hoá, tư liệu sản xuất, nhà xưởng, tài nguyên thiên nhiên )hoặc các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng

khoán có giá khác.

Hoạt động DTNN đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với kinh tế

thế giới và là một đặc trưng kinh tế của CNTB hiện đại Trong tác phẩm “Chủ

nghĩa đế quốc - giai đoạn mới nhất của chủ nghĩa tư bản” Lênin cũng đã chỉ rõ

việc xuất khẩu tư bản nhằm thu giá trị thặng dư ở ngoài biên giới quốc gia đã trởthành một đặc trưng kinh tế của CNTB khi bước sang giai đoạn CNTB độc quyên

[14] Như vậy, sự xuất hiện và gia tăng ĐTNN là một tất yếu kinh tế gắn liền với

sự phát triển LLSX và quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trên thế giới

Vốn đầu tư nước ngoài có thể phân chia ra nhiều hình thức khác nhau:

Viện trợ phát triển chính thức (official Development assistance - ODA); Viện trợ

của các tổ chức phi chính phủ (Non Government Organization - NGO); Vốn đầu

tư nước ngoài vào chứng khoán (Portfolio Foreign Investment - PFI); Đầu tư trựctiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) [3] Luận văn này chỉ đề cập

Trang 12

FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà người bỏ vốn đầu tư và người sử dụng

vốn đầu tư là một chủ thể [19], theo đó nhà đầu tư nước ngoài góp đủ một số vốn

vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh được phép và trực tiếp tham gia điều hành đối

tượng mà họ bỏ vốn đầu tư

Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2006 thì “Đầu tư trực tiếp

nước ngoài” được hiểu là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng

tiền hay bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của

Luật này Về thực chất, FDI là loại hình đâu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để

xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ một cơ sở kinh doanh ở nước

ngoài để làm chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điềuhành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu

tư Đồng thời, họ chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh

doanh của dự án [2] Như vậy, có thể định nghĩa một cách khái quát như sau:

“Đầu tu trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình kinh doanh mà nhà đâu tưnước ngoài bỏ vốn để thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước tiếp nhận đâutư; nhờ đó cho phép họ có quyên quản lý, điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đâu

tư nhầm mục dich thu lợi nhuận từ những hoạt động đầu tu do” (31, tr.12-13]

FDI là hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài, so với các hìnhthức khác của đầu tư nước ngoài, FDI có hiệu quả đầu tư cao hơn, tạo ra sự

chuyển biến trong vốn đầu tư toàn xã hội của nước nhận đầu tư và tham gia vàoquá trình phân công lao động quốc tế theo chiều sâu Việc tiếp nhận FDI không

làm tăng nợ cho nước tiếp nhận đâu tư mà ngược lại FDI tạo điều kiện để khai

thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước Thông qua FDI, nước chủnhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mạng lưới marketinh

rộng lớn Các yếu tố này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nước

nhận đầu tư mà đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình CNH,HĐH ở các

nước đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói riêng Chủ thể của FDI

chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia (TNCs), chịu sự chi phối của nhiều hệ

Trang 13

thống pháp luật (bao gồm pháp luật của nước đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư vàluật pháp quốc tế) Hiện nay TNCs nắm giữ khoảng 90% lượng FDI trên thế giới.

FDI bao gôm nhiêu hình thức: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng;doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; hợp đồng xây

dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); mua lại và sát nhập (M&A); công ty mẹ

- con (Holding company); công ty cổ phần; công ty hợp danh [23]

Hợp đông hợp tác kinh doanh (hợp doanh) là văn bản được ký kết giữa

hai bên hoặc nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và

phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên (nước ngoài và sở tại) để tiến hành

đầu tư kinh doanh ở nước chủ nhà mà không thành lập pháp nhân

Về mặt pháp lý, hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo

pháp luật của nước sở tại, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại Về mặtkinh doanh, các bên thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở ký kết một

hợp đồng hợp tác mà không hình thành một pháp nhân mới Với kết quả kinh

doanh thu được, hình thức hợp doanh phân chia theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏathuận giữa các bên Nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại được các bên hợp

doanh thực hiện một cách riêng rẽ.

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủnhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký kết giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhàvới Bên và các Bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà Về mặt

pháp lý, doanh nghiệp liên doanh là một dang công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư

cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà Mỗi bên liên doanh chịu trách

nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi vốn góp của mìnhvào vốn pháp định Về phương diện kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh do các

bên tham gia góp vốn, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận và cùng chia sẻ

rủi ro phát sinh Lợi nhuận thu được và rủi ro gánh chịu được phân chia dựa theo

tỷ lệ góp vốn.

Trang 14

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự

quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Về mặt pháp lý, doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ

phân, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà, chịu sự kiểm soát

của pháp luật nước sở tại Về mặt kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước

ngoài hoạt động theo sự điều hành, quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫnphải tùy thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh nước sở tại như cácđiều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh

Hợp đồng xây dung - kinh doanh - chuyển giao (BOT) là văn bản ký kết

giữa nhà đầu tư nước ngoài với các cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để

đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp, khai thác công trình kết cấu ha ting trong

một thời gian nhất định (thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp ly), sau đó chuyển giao

không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà Đặc trưng quan trọng của

hình thức này là: cơ sở pháp lý là hợp đồng, vốn đầu tư của nước ngoài, hoạt

động dưới các hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài,

chuyển giao không bồi hoàn cho Việt Nam, đối tượng hợp đồng là các công trình

kết cấu hạ tầng.

Ngoài ra, BOT còn có một số dạng thức khác như: BTO (xây dựng

-chuyển giao - kinh doanh) được hình thành cũng tương tự như BOT, nhưng saukhi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước ngoài giao lại cho nước chủ nhà,

chính phủ nước chủ nhà dành cho nhà dau tư nước ngoài quyền kinh doanh công

trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp

lý Hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) được hình thành cũng giống như BOT

và BTO, nhưng sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài bàn gìao lại công

trình cho nước chủ nhà, chính phủ nước chủ nhà trả cho nhà đầu tư nước ngoàichỉ phí liên quan tới công trình và một tỷ lệ thu nhập hợp lý

Trang 15

Mua lại và sát nhập (M&A) là hình thức đâu tư mà các nha đầu tư chủ yếu tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có

ở nước ngoài Đầu tư theo hình thức M&A là xu hướng phổ biến hiện nay và hìnhthức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng FDI trên thế giới Phân lớn các vụ M&A

được thực hiện giữa các TNCs lớn và tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp 6 tô,

được phẩm, viễn thông và tài chính ở các nước phát triển

Holding Company (còn gọi là công ty mẹ - con) là một trong những mô

hình tổ chức quản lý được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các quốc gia có nền kinh

tế thị trường Theo định nghĩa được thừa nhận rộng rãi, holding company là một

công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức độ đủ để kiểm soát hoạt động

quản lý và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc việc lựa

chọn thành viên hội đồng quản trị.

Thông thường trên thế giới, các holding company được thành lập dưới

đạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động trong việc sở hữu vốn, quyết định

chiến lược và giám sát hoạt động quản lý của các công ty con Các công ty con

vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình một cách

độc lập.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần khác nhau được gọi là cổ phân, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về

nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi góp vốn Cổ

đông có thể là tổ chức, cá nhân có số lượng tối đa không hạn chế, từ ba trở lên.Công ty có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông cóquyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh,

ngoài các thành viên hợp danh có thể là thành viên góp vốn Thành viên hợp danh

phải là cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp và phải chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn

Trang 16

vào công ty Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các

vấn đề của công ty, còn thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ

lệ quy định tại điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và hoạt động nhân danh công ty.

Như vậy, xét về bản chất, FDI là sự hợp tác theo nguyên tắc thoả thuận củanhiều quốc gia với nhiều quốc tịch, ngôn ngữ, pháp luật, văn hoá và trình độ phát

triển khác nhau Chính sự khác nhau này đòi hỏi các bên tham gia đâu tư (nhà

đầu tư nước ngoài và chính phủ của nước nhận dau tư) phải tuân thủ các hệ thống

pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả dau tư, đồng thời hạn chế rủi ro có thé xẩy ra

trong quá trình hợp tác đầu tư.

1.1.2 Vai trò quan trong của FDI đối với nên kinh tế Việt Nam

Trong quá trình phát triển kinh tế, FDI có vai trò quan trọng, được biểu

hiện trên các khía cạnh sau:

1.1.2.1 FDI góp phan quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng

thu ngân sách

Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã dua ra lý thuyết “vòng luẩn quần của

sự chậm tiến và cú hích từ bên ngoài” Theo lý thuyết này, đa số các nước đang

phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích luỹ vốn hạn chế “Những nước dẫn đâu

trong chạy đua tăng trưởng phải đầu tư ít nhất 20% thu nhập quốc dân vào việc

tạo vốn Trái lại, những nước nông nghiệp lạc hậu thường chỉ có thể tiết kiệmđược 5% thu nhập quốc dân Hơn nữa, phần nhiều trong khoản tiết kiệm nhỏ bé

này phải dùng để cung cấp nhà cửa và các công cụ giản đơn cho số dân đang tăng

lên” [21, tr.654].

Samuelson cũng cho rằng, để phát triển kinh tế phải có cú hích từ bênngoài nhằm phá vỡ cái “vòng ludn quẩn” đó, phải có đầu tư của bên ngoài vàocác nước đang phát triển Theo ông có quá nhiều trở ngại đối với việc đi tìmnguồn tiết kiệm trong nước để tạo vốn thì tại sao không dựa nhiều hơn vào các

Trang 17

nguồn bên ngoài? “Chẳng phải lý tuyết kinh tế đã từng nói với chúng ta rằng,một nước giàu sau khi đã thu hút hết những dự án đầu tư có lợi nhuận cao cho

mình, cũng có thể làm lợi cho chính nó và nước nhận đâu tư bằng cách đầu tư vào

những dự án lợi nhuận cao ra nước ngoài đó sao?”[21, tr.655].

Như vậy, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài, nhất là FDI đóng vai trò quan

trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi nước, đặc biệt là với các nước đang pháttriển Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn từ

1988 đến hết ngày 22/05/2008, nước ta có 9004 dự án FDI còn hiệu lực với tổngvốn đầu tư đăng ký đạt trên 100,4 tỷ USD.Trong tổng số dự án còn hiệu lực, các

dự án 100% vốn FDI chiếm tỷ trọng cao nhất với 6990 dự án và trên 63,7 tỷ

USD, tiếp đến là các dự án liên doanh với 1679 dự án và 27,2 tỷ USD, hợp đồng

hợp tác kinh doanh có 226 dự án với 4,6 tỷ USD [12].

Trong thời gian qua các doanh nghiệp thuộc khu vực FDI đã ngày càng lớn

mạnh và có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong

sự nghiệp CNH,HĐH đất nước, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế nay đã đóng góp tới 17% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội (63,3 nghìn tỷ đồng), thu hút trên 1,2 triệu lao động và đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng ngày càng tăng [11] Trong thời kỳ 1996 - 2000 không

kể thu từ đầu thô, nộp nâng sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước, trong

5 năm 2001 - 2005, đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm Năm 2007

vượt kế hoạch 1,5 tỷ USD Doanh thu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong 7 tháng đâu năm 2008 ước đạt 25,3 ty USD, tăng 33,9 so với cùng kỳ năm trước, nộp ngân sách ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 44,9% so với cùng kỳ [42] Thời

gian qua, chính FDI đã góp phần khấc phục tình trạng thiếu vốn của nước ta

trong việc triển khai các chương trình kế hoạch kinh tế - xã hội trên phạm vi cả

nước FDI cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực, như góp phần tăng

năng suất lao động, tạo dựng và chuyển giao kinh nghiệm quản lý trong một số

Trang 18

kịp với thế giới Đối với nền kinh tế Việt Nam thì đây là lượng vốn khá lớn,

không những thế mà còn khơi dậy nguồn vốn đầu tư trong nước ngày càng cao

hơn.

1.1.2.2 FDI kéo theo việc chuyển giao công nghệ

Công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã

hội của mỗi quốc gia, đối với các nước đang phát triển thì yêu cầu về yếu tố này

lại càng cấp thiết Lênin cũng đã từng khẳng định: “Không có kỹ thuật tư bản chủ

nghĩa quy mô lớn được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học

hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng triệu người

phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc

sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được ”[14, tr.368] FDI được coi là kênh quan trong để chuyển giao công nghệ mang lại

lợi ích căn bản nhất đối với nước tiếp nhận đầu tư, bao gồm cả phần cứng (máy

móc, thiết bị, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng ) và phần mềm (chuyên

gia kỹ thuật, tri thức, bí quyết quản lý, năng lực tiếp thị, ) Thời han của chuyển

giao công nghệ qua FDI thường phụ thuộc vào dự án FDI, chuyển giao công nghệ

qua FDI là giải pháp ít tốn kém Tuy nhiên, việc chuyển giao những công nghệ

mới, có tính cạnh tranh cao thường khó thực hiện được vì các công ty này sợ lộ bí

mật hoặc mất bản quyền do việc bắt chước, cải tiến và nhái lại công nghệ của các

công ty nước chủ nhà Day chính là hạn chế cơ bản trong chuyển giao công nghệthông qua FDI.

Bên cạnh chuyển giao các công nghệ sẵn có, các dự án FDI còn tham gia

nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ của nước chủ nhà, nhờ đó mà năng

lực công nghệ của nước tiếp nhận FDI ngày càng được nâng cao Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ hiện đại của nước ngoài đội ngũ chuyên gia

cũng như công nhân trong nước học được rất nhiều kinh nghiệm, sau đó cải biến

cho phù hợp với điều kiện của nước mình và biến chúng thành công nghệ của

mình Bên cạnh việc nâng cao trình độ kỹ thuật và chuyên môn quản lý, quá trình

Trang 19

làm việc trong các doanh nghiệp FDI sẽ giúp đội ngũ cán bộ, công nhân nước

chủ nhà hình thành những phẩm chất, thói quen, tác phong phù hợp với kỷ luậtlao động của đại công nghiệp Đây chính là điều kiện quan trọng giúp các nước

đang phát triển thúc đẩy quá tiến trình công nghiệp hoá nền kinh tế nước mình

Đến năm 1993, đã có 55% các dự án FDI của TNCs lớn và 45% các chi nhánh

của TNCs vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển thực hiện các hoạt động R&D

Trong những năm gần đây, xu hướng này tiếp tục tăng nhanh ở các nước chau A.

Đối với Việt Nam hiện nay trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu nhiều so với thế giới và khu vực; nếu so với những nước tiên tiến trên thế giới,

mức độ lạc hậu là khoảng 50-100 năm [30] Thực trạng này cho thấy, để phát triển theo hướng CNH,HĐH Việt Nam cân nhanh chóng đổi mới công nghệ Trong đó, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước phát triển

có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình CNH, HĐH của Việt Nam.

Tính đến hết năm 2005, nước ta có khoảng trên 70% dự án có nội dung

chuyển giao công nghệ, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 50,7% tổng số các hợp đồng chuyển giao công nghệ; trong nông nghiệp chiếm

5,3%; dịch vụ: 2,3%; các lĩnh vực khác: 41,75% Cho đến năm 2005, 90% số hợp

đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là qua FDI

Hoạt động của khu vực FDI đã tạo ra nhiều ngành nghề mới, năng lực sản

xuất mới và công nghệ mới trong các ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế,

tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như: thăm

đò, khai thác dầu khí, sản xuất thép, xi mang, lắp ráp, sản xuất ôtô, xe máy, tàu

thuỷ, phát triển viễn thông quốc tế và nội hạt, xây dựng hệ thống các khách sạn hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế Nhiều công nghệ mới đã được nhập vào nước ta

như: thiết kế, chế tạo máy và sản phẩm cơ khí điều khiển chương trình, sản xuấtống thép bằng phương pháp cuốn và hàn tự động theo đường xoắn ốc, sản xuất

ống gang chịu áp lực bằng graphit cầu, sản xuất đồ trang sức theo quy mô côngnghiệp bằng đúc khuôn mẫu chảy Nhiều dây chuyền sản xuất tự động đã được

Trang 20

đưa vào như: dây chuyền lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện

thoại tự động kỹ thuật số, dây chuyền thêu tự động nhiều màu, nhiều đầu máy

điều khiển bằng vi tính Hoạt động chuyển giao công nghệ trong FDI đã tạo ra

nhiều sản phẩm tốt, hình thức đẹp, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Có thể thấy, FDI vào Việt Nam đáp ứng được cả hai yếu tố cơ bản và quantrọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế của Việt Nam đó là vốn và công nghệ.Chính hai yếu tố này sẽ là nhân tố tạo đà và kích thích sự phát triển của những

lĩnh vực khác trong quá trình CNH,HĐH ở Việt Nam

Bên cạnh những tác động thuận lợi, chuyển giao công nghệ thông qua FDIcũng đặt ra nhiều vấn đề cho nước tiếp nhận công nghệ như: nhập công nghệ lạchậu, công nghệ không phù hợp với các nước đang phát triển, giá đắt hơn thực

tế, Xét về lâu dài, công nghệ lạc hậu sẽ gây ra hậu quả xấu cho nước chủ nhà

vì loại công nghệ này kém sức cạnh tranh, năng suất lao động thấp và gây ô

nhiễm môi trường, tuy giá cả của nó có thể rẻ hơn, phù hợp với điều kiện của

những nước nghèo Chuyển giao công nghệ không phù hợp là vấn dé gây nhiều

tranh cãi trong giới kinh tế học phát triển, vì công nghệ này được sản xuất ở các

nước phát triển phù hợp với những yếu tố như: sử dụng ít lao động, nhiều vốn,

yêu cầu trình độ công nhân có tay nghề cao, Trong khi đó những điều kiện này

ở các nước đang phát triển thường không đáp ứng được làm giảm hiệu quả củacông nghệ Để công nghệ thực sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của các nước

tiếp nhận công nghệ cần lưu ý một số vấn đề sau: :

- Quyết tâm của Chính phủ thể hiện thông qua các chính sách nâng cao

trình độ công nghệ của quốc gia ‘

- Chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và công nhân có tay nghề

Cao :

- Có khả năng đàm phán, ràng buộc trong chuyển giao công nghệ với đối tác

- Ngăn chan hiện tượng “chảy máu chất xám” vào doanh nghiệp FDI

Trang 21

1.1.2.3 FDI tác động vào chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu

vàng kinh tế

FDI không chỉ đơn thuần là tăng vốn và nâng cao trình độ công nghệ,

phương pháp quản lý tiên tiến, mà còn tạo ra những sản phẩm mới, ngành nghề

mới thu hút lao động từ nông nghiệp vào công nghiệp và dịch vụ, làm giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp,

địch vụ trong tổng số lao động của cả nước Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao

động là cơ cấu ngành kinh tế cũng biến đổi theo hướng tỷ trọng ngành nông

nghiệp giảm dân, công nghiệp và dich vụ tăng lên Mặt khác, cơ cấu vùng kinh tế

cũng được đổi mới do hình thành những khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu

kinh tế, đồng thời hệ thống kết cấu hạ tang được mở rộng Theo Cục Dau tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong giai đoạn từ 1988 đến ngày 15/5/2008, cả

nước có 9004 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 100,4

tỷ USD, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng có 6009 dự án với 54,3 tỷ

USD, chiếm 66,8% số dự án và 54,1% tổng vốn đăng ký của cả nước Tương tự,

khu vực dịch vụ 2056 dự án và 41,6 tỷ USD, chiếm 22,8% và 41,4% số dự án;

khu vực nông, lâm, thủy sản 939 dự án và 4,5 tỷ USD, chiếm 10,4% và 4,5% số

dự án [12].

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành và vùng kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho FDI Ngược lại, FDI lại góp phần thúc đẩy

nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành và vùng kinh tế ở nước chủ nhà và góp

phần nâng cao trình độ công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, tăng năng suất lao động

của các ngành này Mặt khác, dưới tác động của FDI, cũng có một số ngành nghề

bị mai một và dần bị xóa bỏ.

1.1.2.4 FDI góp phần đẩy mạnh xuất nhập khẩu

Xuất nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế Khi nền

kinh tế tăng trưởng ổn định lại thúc đẩy ngoại thương phát triển Xuất khẩu cho

Trang 22

suất lao động nhờ chuyên môn hoá sản xuất Nhập khẩu bổ sung hàng hoá, dịch

vụ khan hiếm, đặc biệt là thiết bị máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ chosản xuất và tiêu dùng Xuất nhập khẩu còn thúc đẩy trao đổi thông tin, tìm kiếm

thị trường cho các doanh nghiệp nội địa Trong hơn ba thập kỷ gần đây, đầu tư

nước ngoài ở Việt Nam hướng vào xuất khẩu ngày càng tăng và nó đã đóng vai

trò quan trọng thúc đẩy xuất khẩu [22] Kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốnFDI tăng nhanh: năm 2000, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt gần 6,75 tỷUSD, chiếm 44,6% tổng kim ngạch của cả nước, nếu không tính dâu thô thì đạttrên 3,57 tỷ USD, chiếm 23,6% 7 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của

khối doanh nghiệp FDI đạt trên 15,07 tỷ USD, so với 26,79 tỷ USD của cả nước

chiếm 56%, nếu không tinh dau thô thì đạt trên 10,64 tỷ USD [11] Cùng với sựgia tăng kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng lên nhanh chóng.

Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 1996 -2000 là 61.506 triệu USD, gấp 2,7 lần kimngạch nhập khẩu giai đoạn 1991 - 1996, trong đó kim ngạch nhập khẩu của các

doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng tăng qua các năm

1.1.2.5 FDI góp phần đào tạo nghề và tăng việc làm

Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là nhân tố quan trọng thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế, bởi vì nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt độngsản xuất, các vấn dé xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư Phần lớn các dự án

FDI thường tổ chức các khoá đào tạo dạy nghề cho người lao động trong dự án,

trong đó có nhiều lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài Chi phí đào tạo lao

động trong các dự án FDI thường cao hơn chỉ phí đào tạo lao động cùng loại của

các dự án đầu tư trong nước FDI thêm nhiều chỗ làm việc trong doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài và trong những ngành bổ trợ Cho đến nay, 7 tháng đầunăm 2008 khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thu hút thêm khoảng 16.000 lao

động đưa tổng số lao động trong khu vực này lên là 1,38 triệu lao động, tăng

15,2% so với cùng kỳ năm trước [42].

Trang 23

1.2 Những điều kiện cơ bản để tăng thu hút FDI

1.2.1 Môi trường chính trị - xã hội ổn định

Sự ổn định về chính trị - xã hội là điều kiện hàng đầu mà các nhà tư bản

quan tâm Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút FDI, đồng thời

đảm bảo cho nền kinh tế vận hành một cách tốt nhất Có ổn định chính trị thì các

cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn dau tư, về chính sách

ưu tiên đầu tư, mới được thực hiện đầy đủ ổn định chính trị - xã hội là điềukiện cần để duy trì sự ổn định kinh tế - xã hội, nhân tố quan trọng tác động đếntính an toàn của các hoạt động đầu tư, giảm thiểu những rủi ro của vốn FDI ngoàitam kiểm soát của các nhà đầu tư nước ngoài, là tiền dé cho sự phát triển sản

xuất, kinh doanh Bất ổn về chính trị không chỉ làm cho dòng FDI chững lại,

thậm chí còn bị “chảy” sang các nước khác, mà còn làm cho các dòng vốn trong

nước “chảy” ra nước ngoài [25] Mất ổn định chính trị - xã hội thường kéo theothay đổi đường lối phát triển kinh tế, khó đảm bảo hoặc không đảm bảo thực thi

những cam kết trước kia với nhà đầu tư, điều này giải thích tại sao dòng vốn FDI

ít vào các khu vực bất ổn về chính trị.

Chính sách khuyến khích dau tư của nước chủ nhà là nhân tố tác động đến

chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài Khi tình hình chính trị - xã hội

ổn định sẽ giúp các nhà dau tư nước ngoài chủ động hon trong hoạch định chiến

lược kinh doanh dài hạn của mình :

Các nhà đầu tư không thé quyết định chuyển vốn của minh vao thi trường

khủng hoảng hoặc đang chứa đựng những yếu tố khủng hoảng Các quốc gia có

nền chính trị - xã hội ổn định sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài Do

bat ổn chính kéo dài nhiều năm, năm 2006 Thái Lan đã tụt lại sau Malaisia về

thu hút FDI, 6 tháng dau năm 2006 vốn FDI đăng ký mới của Thái Lan đã giảm

tới 53% Uy Ban đầu tư Thái Lan (Bol) công bố số vốn FDI đăng ký mới trong 6

tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 182,7 tỷ baht, giảm mạnh so với mức 391,5 tỷ

Trang 24

Những năm gần đây cho thấy, dòng vốn FDI vào những quốc gia có nền

chính trị - xã hội bất ổn định như Thái Lan, Pakistan, Afghanistan hay Iraq giảm đáng kể

Qua 20 năm đổi mới đất nước, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơchế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, Việt Nam tạo được môi trường

chính trị - xã hội ổn định, đạt nhiều tiến bộ về cải cách hành chính, về quản lý

nhà nước, nhờ đó đã tăng thu hút đầu tư [5] b

1.2.2 Môi trường kinh tế thuận lợi

Môi trường kinh tế thuận lợi thể hiện trước hết ở hệ thống kết cấu hạ tâng,

những tiền dé không thể thiếu được để các nhà đầu tư thực hiện mục tiêu đầu tư

của mình Hiện nay, phần lớn vốn FDI của TNCs tập trung vào sản xuất, kinh doanh, vì vậy, họ rất quan tâm đến kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tại nơi đầu

tư như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện nước và các dịch vụ khác

Bởi đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của họ Những địa bàn

có kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật tốt sẽ là mảnh đất hấp dẫn các TNCs [5].

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến đâu tư phát triển cả về kết

cấu hạ tầng cứng (giao thông vận tải, sân bay, cảng, viễn thông, ) và kết cấu hạ

tâng mềm (chất lượng các dịch vụ, tài chính, công nghệ, ) thông qua các dự án ODA và vay nợ nước ngoài Thị trường của các nước chủ nhà có tính cạnh tranh

cao thì sẽ giảm được các rào cản cho các nhà đầu tư nước ngoài, họ có thể tự do

lựa chọn các lĩnh vy đâu tư Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ

mạnh giữa FDI và quy mô cũng như tốc độ phát triển thị trường Chính thị trường

nội địa khổng 16 và tăng trưởng bên vững đã biến Trung Quốc trở thành quốc gia

dẫn đầu thế giới về thu hút FDI trong những năm gần đây.

Mặt khác, một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa mà các TNCs đặc biệt chú ý

là chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn cao, trong,

những ngành công nghệ mũi nhọn, những ngành có hàm lượng khoa học - công

Trang 25

nghệ cao, bởi đây là những ngành thu lợi nhuận siêu ngạch [5] Bởi vậy, môi

trường kinh tế thuận lợi còn thể hiện ở trình độ phát triển giáo dục, đào tạo.

Hiện nay, nên kính tế nước ta đang ở trình độ phát triển thấp, nhân tố hấp

dẫn dau tư chủ yếu là nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nguồn lao động rẻ

Nhưng lợi thế này sẽ mất dân trong tương lai khi nguồn tài nguyên ngày càng

khan hiếm dân và khi mức tiền công tăng lên Một công trình nghiên cứu củaViện phát triển Anh Quốc kết luận: tăng trưởng của FDI vào Việt Nam vào đầu

thập niên 90 là do chí phí lao động thấp, về lâu dai phải coi trong phát triển kết

cấu hạ tang, kinh tế - xã hội nhất là giao thông vận tải và phát triển giáo duc, đào

tạo Tại các thành phố duyên hải Trung Quốc, nhờ có hệ thống giao thông thuận

lợi, khoảng cách đến các cảng lớn ngắn đã thu hút mạnh FDI vào các khu vực

này Trong khi đó, ở các quốc gia Nam Sahara hệ thống đường sá kém phát triển,

bưu chính viễn thông lạc hậu không có khả năng thu hút đầu tư vào khu vực này

[17, tr.32].

1.2.3 Môi trường pháp lý thuận lợi

Môi trường pháp lý thuận lợi được tạo lập bằng cách ban hành và thực thi

nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật và hệ thống các chính sách liên quan đến FDI,

để dựa vào đó, các nhà đầu tư có thể chủ động trong việc lựa chọn các phương án đầu tư được an toàn, ổn định; đồng thời đó cũng là căn cứ để giải quyết các quan

hệ lợi ích, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư Hệ thống pháp luật và chính sáchhoàn chỉnh, minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoàisản xuất, kinh doanh trên cơ sở tôn trọng chính sách, pháp luật của nước chủ nhà.Ngược lại, các quy chế chính sách, bất hợp lý sẽ là rào cản nguồn vốn FDI

Chính sách về tài chính là một trong những công cụ quan trọng mà Chính

Phủ các nước dùng để cải thiện môi trường dau tư nhằm thu hút FDI Chính sáchtài chính thể hiện ở các mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, ưu đãi tín dung,

hấp dẫn các nha đầu tư nước ngoài ở nước ta, trong khi thuế suất phổ biến về

Trang 26

thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước là 32% thì doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài được hưởng thuế suất phổ biến là 25% [25, tr.27]

Về chính sách sở hữu và đảm bảo đầu tư, các nước tiếp nhận đầu tư luôn

phải cân đối tỷ lệ sở hữu vốn đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm đảm bảo tính

bén vững trong quá trình phát triển của thị trường vốn và thị trường chứng khoán.Tuy vào từng điều kiện cu thể, nước tiếp nhận dau tư điều chỉnh tỷ lệ sở hữu vốnsao cho vừa thu hút được ngày càng nhiều vừa không để nền kinh tế quá phụ

thuộc vào nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm về

chính trị và có triển vọng thu được lợi nhuận cao Luật đầu tư nước ngoài ở các

nước đều quy định rất rõ về việc đảm bảo tài sản cho nhà đầu tư nhằm tao lòng

tin cho họ Đối với nước ta, chính sách bảo đảm dau tư được thể hiện trong Luật

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền hợp pháp khác

của các nhà đầu tư nước ngoài”, qua nhiều lần sửa đổi chính sách này vẫn đượckhẳng định rõ ràng

Định hướng thu hút FDI và các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, các nước

tiếp nhận FDI quy định rất cụ thể về những ngành và khu vực được đầu tư Đây là

cơ sở quan trong để các nhà đâu tư nước ngoài có niềm tin và chủ động quyếtđịnh chiến lược sản xuất kinh doanh của mình Tại Việt Nam, theo Luật đầu tư

nước ngoài, các nhà dau tư được phép đầu tư vào những lĩnh vực của riền kinh tếquốc dân mà pháp luật Việt Nam không cấm Thông thường ở giai đoạn đầu của

thời kỳ công nghiệp hoá, các nước khuyến khích đầu tư nước ngoài thay thế hàng

nhập khẩu và tập trung vào hàng nội địa Trong thời gian đầu khi tiếp nhận nguồn

vốn FDI, Việt Nam thiên vẻ các dự án thay thế nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm

trong nước, kết quả khu vực FDI tham gia xuất khẩu chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Nhằm khắc phục tình trạng trên, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu của Việt Nam bước đầu có

hiệu quả, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này bắt đầu tăng lên rất nhanh

Trang 27

Ngoài các chính sách cơ bản đã phân tích ở trên, các nước tiếp nhận đầu tư

còn có một số chính sách quan trọng khác như: chuyển giao công nghệ, bảo vệ

môi trường, nhập khẩu thiết bị, cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực dau tư

nước ngoài, sử dụng đất, nhập cảnh Trong thời gian tới, nước ta cần phải tiếp

tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ cho hoạt động FDI nói riêng

cũng như cho sự vận hành của nền kinh tế nói chung, và một số chính sách cơ

bản mà các nhà đầu tư đang quan tâm là: chính sách đất đai, chính sách về thuế,

chính sách về chuyển vốn và lợi nhuận ra nước ngoài, chính sách đối ngoại

1.2.4 Năng lực và hiệu luc quản lý nhà nước đối với các dự án FDI

Ngoài việc tạo dựng một khuôn khổ pháp lý vừa phù hợp với tình hình Việt

Nam vừa thích ứng với thông lệ quốc tế, và các chính sách khuyến khích đầu tư,

để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước cần xúc tiến thực hiện mạnh mẽ cải

cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu hút vốn FDI Các cơ quan chức năng phải tiến hành cải tiến các thủ tục đầu tư, áp dụng khoa học - công nghệ và tin

học hoá để đơn giản quy trình lập văn bản liên quan đến cấp phép đâu tư Mọiquy trình liên quan đến đầu tư được công khai hóa, thời gian thẩm định cấp phép

các dự án đầu tư được rút ngắn và tăng cường sự giám sát hoạt động của các nhà

đầu tư Các cấp có thẩm quyền cân rà soát các văn bản còn gây vướng mắc đểtháo gỡ, giải quyết kịp thời, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị đẩy nhanh tiến độtriển khai du án để sớm đưa vào sử dụng [25]

1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số tỉnh ở Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm thu hút FDI ở tỉnh Bình DươngTỉnh Bình Dương tái thành lập ngày 01/01/1997, nằm trong vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam, với diện tích tự nhiên 2.696km”; dân số trên 8000 nghìn

người Tính có 6 huyện và một thị xã (Thủ Dầu Một) với 79 đơn vị hành chính

cấp xã (66 xã, 5 phường và 8 thị trấn)

Trang 28

Đâu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua có sự đóng góp quantrọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Năm 2002, kế hoạch thu hútFDI của Bình Dương là 300 triệu USD, nhưng đạt 400 triệu USD (bang 133% kế

hoạch năm) Riêng 6 tháng đầu năm 2003, tỉnh thu hút được 52 dự án đầu tư mới

và 37 dự án bổ sung vốn với tổng số vốn là 167,8 triệu USD, nâng tổng số dự án đấu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đến tháng 6/2003 là 668 dự án với tổng số

vốn đầu tư là 3,18 tỷ USD [8] Với những chính sách thông thoáng nhằm cải

thiện môi trường đầu tư trên địa bàn, đầu năm 2008 toàn tỉnh Bình Dương đã thu

hút được trên 1600 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư là 8,6 tỷ USD Đặc

biệt, trong năm 2007 Bình Dương thu hút được gần 2,5 tỷ USD đạt mức cao nhất

từ trước đến nay

Những năm gân đây, Bình Dương nổi lên như một “hiện tượng” của việc thu

hút đầu tư nước ngoài Với phương châm “trải chiếu hoa” đón nhà dau tư, Bình

Dương đã trở thành điểm đến đây hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Việc đầu tiên để “gọi” doanh nghiệp về với địa phương, Bình Dương thực

hiện ngay cơ chế một cửa trong việc cấp giấy phép đầu tư, chỉ trong vòng 3 ngàycác doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ nhận được giấy phép đầu tư Nhà đầu tư còn

được miễn phí từ việc lập hồ sơ thành lập công ty, xin giấy phép đăng ký kinh

doanh, lập dự án đầu tư, hướng dẫn làm thủ tục xin ưu đãi đầu tư, thiết kế nhà

xưởng

Định kỳ, lãnh đạo UBND tỉnh sắp xếp chương trình đến làm việc với

doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp

yên tâm trong quá trình sản xuất kinh doanh Tỉnh còn chủ trương sử dụng số tiền

từ khoản chi phí 5% dành cho quảng cáo để “tiếp thị đầu tư” Thay vì đi nước

ngoài gọi mời đâu tư vừa tốn kém vừa không hiệu quả, Bình Dương sử dung

khoản tiền này làm hoa hồng trao trực tiếp cho những người nào mời được nhàđầu tư đến với Bình Dương

Trang 29

Cùng với cơ chế chính sách thông thoáng, Bình Dương chủ trương xây dựng tét kết cấu hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư Quốc lộ

13 đài 50km là con đường vận chuyển hàng hoá chủ yếu của các nhà đầu tư Hiệnnay, quốc lộ này đã được sửa chữa nâng cấp, để thu hút các nhà đâu tư, họ đã

nhận được sự ưu đãi tối đa khi vận chuyển hàng hoá trên con đường này Xe

container không bị khống chế trọng tải, 3 trạm thu phí rút xuống còn 2 Nhờ đó

thời gian và chi phí vận chuyển của các doanh nghiệp đã giảm di đáng kể từ khi

con đường này được đưa vào sử dụng.

Không chỉ chú trọng xây dựng chính sách và kết cấu hạ tầng, lực lượng lao động chất lượng cao cũng là mối quan tâm hàng đầu của Bình Dương hiện nay.

Dé đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư số 1 tại địa phương hiện nay là Đài Loan,

các lớp dạy tiếng Trung đã được mở, KCN còn hỗ trợ một phần học phí cho các

học viên Binh Dương có nhiều chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” để thu hút tri thứctrẻ về công tác tại tỉnh nhưng nội lực vẫn là then chốt Nhiều ý kiến cho rằng,nguyên nhân dẫn đến thành công trong thu hút FDI của Bình Dương là biết cách

thu hút và sử dụng nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đạo đức

phẩm chất tốt, có năng lực quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài và trong các

doanh nghiệp FDI.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN tập trung nhằm nâng cao hiệu

quả phát triển kinh tế - xã hội và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kỹ thuật là mục tiêu

quan trọng của tỉnh Bình Dương Nhờ thu hút nhiều các dự án đầu tư sản xuất công

nghiệp, Bình Dương đang tạo sự đột phá mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp Nếu trước đây, nông nghiệp giữ vai trò chính yếu, thì hiện nay trong cơ cấu kinh tế của tinh, công nghiệp chiếm đến 64,4%, dịch vụ chiếm 29,2% và nông

nghiệp chỉ chiếm 6,4% năm 2007 Sau gần 10 năm triển khai, tỉnh Bình Dương đã

có 13 trong tổng số 16 KCN trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động

Trang 30

Những chính sách thông thoáng, thuận tiện đã và đang được Bình Dương

thực hiện và thu được kết quả cao.

1.3.2 Kinh nghiệm thu hút FDI của tinh Vĩnh Phúc

Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả đạng diễn ra phổ biến,

tỉnh Vinh Phúc đang tăng cường đầu tư chiều sâu một cách có chọn lọc Một trong những lĩnh vực mà Vĩnh Phúc quan tâm kêu gọi dau tư hiện nay là khu đô

thị mới.

Kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tế thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc là mở

rộng cơ chế ưu đãi đầu tư: Tỉnh ban hành quy định ưu đãi đầu tư trên địa bàn,

quy định phối hợp giữa các ngành, các cấp để giải quyết nhanh các thủ tục hànhchính đối với các dự án FDI, có chính sách ưu tiên cho các dự án địa phương đổi

mới công nghệ, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng, cấp thoát nước, may mặc,giày da; thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hải quan, tạo điều kiện mở rộng xuất

khẩu, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đầu tư cho phát triển như: chính

sách “đổi đất lấy hạ tang” huy động các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Trong nông nghiệp cũng đã mở ra các cơ chế khuyến khích đổi cơ cấu sản

xuất nông nghiệp như hỗ trợ đầu tư (hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi,

trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, chuyển đổi đất Ivụ thành 2 vụ , cho vay ưu đãi)

để khuyến khích thu hút đâu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Xác định được bước đi đúng, Vĩnh Phúc đã “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu

tư khi đến hoạt động tại Tỉnh So với các tỉnh trong cả nước Vĩnh Phúc đã đi tiên

phong thực thi cơ chế “một dấu, một cửa” Các nhà đầu tư khi đến với Vĩnh Phúc

đã rút ngắn được 2/3 thời gian theo quy định của Trung ương khi làm thủ tục xin

cấp phép dau tư Nhờ chính sách thu hút đầu tư cởi mở, môi trường đầu tư thongthoáng, thuận lợi Vĩnh Phúc đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong nước và

ngoài nước, nhất là vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Do đó, hệ số

ICOR của Vĩnh Phúc thấp trong giai đoạn 2001-2005 là 4,92, thể hiện hiệu quả

Trang 31

trưởng GDP đạt 15,5% Vĩnh Phúc được xếp thứ 5 cả nước (năm 2005) về chỉ số

cạnh tranh và thứ 7 về thu hút FDI [16]

Mặc dù, tỉnh Nghệ An về vị trí địa lý không thuận lợi như hai tỉnh trênnhưng những kinh nghiệm về xây dựng môi trường thu hút FDI thông thoáng, cởi

mở, rõ ràng, xây dựng kết cấu hạ tầng có chất lượng cao, đồng bộ, đổi mới và nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá thu hút FDI; đẩy mạnh cải cách thủ tục

hành chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, thường xuyên

quan tâm giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong hoạt động đầu tư,

kể cả khi dự án đã đi vào hoạt động; tổ chức tốt khâu giải phóng mặt bằng và

giao đất đúng tiến độ cho nhà đầu tư là những bài học quý báu mà Nghệ An

hoàn toàn có thể học tập.

Trang 32

Chương 2

THUC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HUT FDI

VAO NGHE AN TU NAM 1992 - 2007

2.1 Nhimg thanh tuu trong thu hat FDI vao Nghé An tir 1992 - 2007

2.1.1 Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh đã có những chính sách ưu dai

các dự án FDI

Trên co sở pháp luật và các chính sách ưu đãi chung của nhà nước, UBND

tỉnh Nghệ An đã có những chính sách ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh

nói riêng:

* Hỗ trợ bôi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu ha tâng:

Công ty đầu tư kinh doanh ha tầng KCN chịu trách nhiệm tự bỏ vốn bồi thường,

giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật nổ, san lấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng trên lô đất chủ đầu tư thuê để thực hiện dự án và sau khi san lấp xong sé

được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí, nhưng không quá 1 tỷ đông cho các dự

án có tổng vốn đầu tư từ 15 đến 50 tỷ đồng, không quá 2 tỷ đồng cho các dự án

có tổng vốn đầu tư từ trên 50 đến 200 tỷ đồng, không quá 3 tỷ đồng cho các dự

án đầu tư có tổng vốn dau tư từ trên 200 đến 300 tỷ đồng, không quá 4 tỷ đồng

cho các dự án có tổng vốn dau tư trên 300 tỷ đồng.

* Chính sách uu đãi giá thuê đất: Những dự án tại thành phố Vinh và thị

xã Cửa Lò thuộc các ngành Thương mại, Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng, cho thuê

tài chính, tư vấn, môi giới, Kinh doanh bất động sản giá cho thuê đất là: 0,53

USD/ m?/naim Dự án thuộc các ngành còn lại: 0,35 USD/ m?/nam.

Đối với những vùng đất đặc biệt, cú lợi thế thương mại, UBND tỉnh sẽ có

quyết định cụ thể riêng, nhưng tối đa không cao hơn mức quy định về giá thuê đất hiện hành của Bộ Tài Chính áp dụng đối với Nghệ An.

Trang 33

Những dự án tại các thị trấn, thị tứ của các huyện còn lại thuộc các ngành

Thương mại, Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng, Cho thuê tài chính, Tư vấn, Môi giới, Kinh doanh bat động sản, giá cho thuê đất là: 0,27 USD/m?/năm Dự án thuộc các ngành còn lai, giá cho thud dat là: 0,18 USD/m?/năm -

Giá thuê đất ở các vùng nông thôn: Các xã đồng bằng: 0,06 USD/m”/năm Các xã miền núi: 0,01 USD/m?/nam Dat không thuộc các loại đất đô thị, đất khu dân cư, đất chuyên dùng mà phải có đầu tư cải tạo mới có thể sử dụng được vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản thì đơn giá thuê đất là 50

USD/ha/năm Riêng đối với đất tại các vùng núi đá, đồi troc, đất xấu cin cdi, nếu

sử dụng cho các dự án không phải là sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại, khai thác khoáng sản thì đơn giá thuê đất là 30 USD/ha/năm.

Giá thuê đất đối với diện tích ở các vùng mỏ có quy định riêng Các vùng

đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng (như công viên) kết hợp kinh

doanh du lịch: được giảm 50% giá thuê dat.

Đầu tư nước ngoài vào các dự án theo Quy định tại danh mục khuyến

khích đầu tư ban hành kèm theo Nghị định s6 27/ 2003/ ND-CP ngày 31/7/2000

quy định chỉ tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nếu đáp ứng

điều kiện (tại mục a) thì được miễn giảm 10 năm tiền thuê đất tại thành phố Vinh

và Thị xã Cửa Lò; 20 năm tiền thuê đất tại các huyện đồng bằng; 30 năm tại các huyện miễn núi thấp; 40 năm tại các huyện miền núi cao.

c Hồ trợ về đào tạo lao động: Nhà đầu tư tiếp nhận từ 30 lao động (có hộ

khẩu thường trú tại Nghệ An) trở lên, ký hợp đồng với người lao động từ 12tháng trở lên, gửi lao động đi đào tạo ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh,

ngoài nước hoặc đào tạo tại cơ sở sản xuất của nhà đầu tư, có chứng chỉ sơ cấp

nghề trở lên sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo 1 lần 500.000/1 lao

động.

Trang 34

d Hỗ trợ xúc tiến đầu tư : Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài

vận động thu hút được dự án đầu tư vào Nghệ An được ngân sách tỉnh hỗ trợ kinhphí dịch vụ xúc tiến đầu tư và được thanh toán khi bắt đầu thực hiện thi công các

công trình của dự án Mức hỗ trợ : các dự án đầu tư nước ngoài 0,03% vốn đầu tư; nhưng tối đa không quá 70 triệu đồng cho một dự án.

2.1.2 Số lượng các dự án FDI vào Nghệ An tuy ít, nhưng hầu hết hoạtđộng tốt

Tính từ khi có luật đầu tư nước ngoài đến năm 2007, tỉnh Nghệ An hiện có

25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 271.580.937 đô la

Mỹ, bao gồm các nhà đầu tư đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ: Canada, Đài

Loan, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Nhật, úc, Hà Lan, Lào, Thái Lan.

(Xem bảng 1)

Năm 1992 là năm đâu tiên tỉnh Nghệ An có dự án đầu tư trực tiếp nướcngoài đó là liên doanh chế biến gỗ Nghệ An với vốn đăng ký là 520.000 đô la

Mỹ giữa công ty Hòa Xuân của Đài Loan và xí nghiệp gỗ Vinh của tỉnh Nghệ

An Liên doanh sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng xuất khẩu sang thị trường

Hồng Kông và Đài Loan từ khi được cấp giấy phép đầu tư đến năm 2003, nhờ có

nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu thường xuyên từ Lào, liên doanh hoạt động ổn

định và có hiệu quả Gần day, do chính phủ Lào thực hiện chủ trương đóng cửa

rừng, nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu hạn chế, liên doanh đang chuyển đổi sanghình thức công ty cổ phần

Năm 1996, có 2 dự án có vốn đăng ký khá lớn được cấp giấy phép đó là công ty TNHH Shell Betumen đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài của tập đoàn Shell (Hà Lan) với vốn đầu tư là 16.000.000 đô la Mỹ và Công ty Liên doanh Mía đường Nghệ An Tate and Lyle với vốn đăng ký 90.000.000 đô la Mỹ, giữa tập đoàn Tate and Lyle của Anh và công ty Mía đường Nghệ An Công ty

THHH Shell Betumen xây dựng hệ thống bồn chứa và phương tiện vận tải chuyên

Trang 35

công ty đã phục vụ cho việc thi công các tuyến đường giao thông cũng như các

công trình hạ tầng ở miền Bắc và miền Trung Công ty Liên doanh Mía đường

Nghệ An Tate and Lyle sản xuất đường với công suất 9.000 tấn mía/ngày và sản

lượng khoảng 80.000 tấn đường/năm Nhờ vùng nguyên liệu mía ổn định, chính

sách hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp chế biến và người nông dân trồng mía,

thêm nữa là giá đường thế giới những năm qua ổn định ở mức cao, nên từ năm

sản xuất thứ 3, liên doanh đã có lãi, Hiện tại liên doanh đang hoàn tất thủ tục đầu

tư thêm 50.000.000 đô la Mỹ để tăng công suất lên 16.000 tấn mía/ngày và sảnxuất điện năng từ bã mía để bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Năm 1999 Công ty TNHH tấm gỗ nhân tạo Việt Trung được cấp giấy phép

đầu tư với vốn đăng ký là 4.500.000 đô la Mỹ Day là liên doanh giữa tập đoàn

Liêu Ninh của Trung Quốc và công ty Lâm Nông nghiệp sông Hiếu của tỉnh

Nghệ An Liên doanh được thành lập với mục đích sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng trông sắn có của địa phương để sản xuất các loại ván ép có cường độ chịu

lực (MDF) Sản phẩm tấm gỗ nhân tao MDF của Liên doanh được thị trường

chấp nhận và cung chưa đáp ứng cầu Liên doanh đang thực hiện di chuyển phân xưởng sản xuất chính vào khu công nghiệp để tránh ô nhiễm môi trường.

Năm 2000, có một dự án của công ty Yabashi đến từ Nhật Bản với vốn

đăng ký là 4.500.000 đô la Mỹ Doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản này khai thác

và chế biến các sản phẩm từ đá vôi trắng để xuất khẩu sang thị trường Nhật và

Châu Âu ;

Năm 2001, Cong ty Bê tông Kháng Vinh đến từ Trung Quốc cam kết dau

tư 1.200.000 đô la Mỹ để sản xuất cột điện ly tâm cung cấp cho nhu cầu xâydựng trên thị trường, sản phẩm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài này có giá cả

hợp lý và chất lượng đảm bảo nên được khách hàng tín nhiệm.

Năm 2002, nhà dau tư Trung Quốc được phép thành lập Công ty TNHHbật lửa ga Trung Lai có vốn đầu tư 2.000.000 đô la Mỹ với 100% vốn nước

Trang 36

Mỹ Doanh nghiệp hoạt động ổn định với sản lượng hàng năm 60 triệu chiếc bật

lửa ga

Năm 2003, có 4 dự án FDI đầu tư vào tỉnh Nghệ An là hợp doanh (HD)

khai thác vàng sông Hiếu (Trung Quốc) với số vốn đăng ký là 550.000 đô la Mỹ;

HD đá trắng Mingsan stone (Đài Loan): 2.000.000 đô la Mỹ; cửa hàng Thươngmại (TM) Huapheng (Trung Quốc): 130.000 đô la Mỹ; Liên doanh (LD) Hồng

Thái - SIT Việt Nam (úc): 50.000.000 đô la Mỹ Tổng cộng là 52.680.000 đô la

Mỹ Tuy nhiên, hiện nay, chỉ có hợp doanh sản xuất đá trắng Mingsan Stone của

công ty CP XNK Nghệ An và công ty Mingsan Stone (Đài Loan) là hoạt động ổn

định Các doanh nghiệp còn lại dang gặp vướng mắc Hợp doanh sản xuất vàngsông Hiếu không đạt hiệu quả như mong muốn; liên doanh Hồng Thái - S.LT -

Việt Nam và Cửa hàng Thương mại Huapheng thì nhà đầu tư nước ngoài không

muốn tiếp tục dự án Liên doanh Hồng Thái - S.I.T - Việt Nam đã bị cơ quan có

thẩm quyền thu hồi giấy phép đầu tư và đang tiến hành các thủ tục thanh lý

Năm 2004, có 3 dự án là LD gỗ dam với Đài Loan với số vốn đăng ký5.000.000 đô la Mỹ; Khách sạn Việt - Lào (Lào): 1.000.000 đô la Mỹ; NM CB

đá vôi trắng Đông Hoằng (Đài Loan): 2.000.000 đô la Mỹ Năm 2004 với tổng

cộng là 8.000.000 đô la Mỹ Trừ khách sạn Việt - Lào chậm tiến độ do nguyên

nhân chủ quan của nhà dau tư, các dự án còn lại đang hoạt động ổn định

Nam 2005, có 5 dự án FDI được cấp giấy phép là Nhà máy bột đá OMYA

(Hàn Quốc) với số vốn đầu tư 4.000.000 đô la Mỹ; Công ty LD bột đá Việt Mỹ

(Canada): 3.500.000 đô la Mỹ; Xí nghiệp sản xuất hạt nhựa từ rác thải (TrungQuốc): 130.000 đô la Mỹ; Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc (Trung Quốc):1.000.000 đô la Mỹ; LD sản xuất keo Ure Fomaldehyde (Trung Quốc): 94.937

đô la Mỹ Năm 2005 tổng cộng vốn đăng ký là 8.724.937 đô la Mỹ Các dự án

đang hoạt động ổn định, đặc biệt nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có sảnphẩm với chất lượng và giá cả được thị trường chấp nhận nên doanh nghiệp đang

có kế hoạch đầu tư thêm vốn để nâng công suất.

Trang 37

Năm 2006, có 3 dự án là Công ty thức ăn chăn nuôi Sao Vàng (Trung

Quốc) với số vốn đăng ký 1.700.000 đô la Mỹ; Khu vui chơi giải trí trên biển

Cửa Lò (Hàn Quốc): 250.000 đô la Mỹ; Nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại di

động và máy vi tính (Trung Quốc): 19.800.000 đô la Mỹ Năm 2006 tổng cộng là

21.750.000 đô la Mỹ Trong đó, hai dự án công ty thức ăn chăn nuôi Sao Vàng và

Vui chơi giải trí trên biển Cửa Ld đang hoạt động ổn định; dự án sản xuất, lắp ráp

điện thoại di động và máy vi tính đang tiến hành các thủ tục về đất để xây dựngnhà xưởng.

Năm 2007, thêm 3 dự án là Nhà máy sản xuất bao, bì tự hủy (Singapore)

với số vốn đăng ký 1.700.000 đô la Mỹ; Trồng rừng nguyên liệu giấy (Đài Loan):

60.000.000 đô la Mỹ; Trại nuôi tôm (Thái Lan): 6.000 đô la Mỹ Cả năm 2007

tổng số vốn đăng ký là 61.706.000 đô la Mỹ và hiện đang tiến hành các thủ tục

sau cấp phép để thực hiện theo tiến độ đã đăng ký

Bảng 1 Tình hình FDI của tỉnh Nghệ An qua các năm

Năm

Vốn dau tư | Nhà dau tư nước

phép

1 |LDCBgỗN Nghệ An a 520000 | Dai Loan _ ni

2 CT TNHH Shell Bitumen 1996 164 000 000_ | Ha Lan

LD Mia đường NA Tate & 1996 |90.000.000 | Anh

Lyle

4 | LD gé MDF Việt Trung “1999 | 4.500.000 _| Trung Quốc

15 | CT Đá trắng Yabashi 2000 | 4.500.000 | Nhật

6 ‘CT Be tong Khánh Vinh 2000 | 1.200.000 | Trung Quốc

7 |CT Bat lita gas Trung Lai - 2002 | 2.000 000 |Trung Quốc ˆ

[HĐ Khai thác “ving song PAS

2003 | 550.000 Trung Quốc

Trang 38

9 | HD Đá trắng Mingsan Stone | 2003 | 2.000.000 | Đài Loan

10 | Cita hang TM Huapheng 2003 | 130.000 Trung Quốc

-Nas ‘LD Hồng Thal SIE Niet else ee a Ge cs es

17 Sản xuất hạt nhựa từ BẾP thải

18 Nhà máy sản Trung Quốc

súc

Re ‘LD sản xuất keo Ure 15 |

19 Forialdehyde 2005 | 94.937 Trung Quốc

| CY 20: {CC DỤC An -cHấn nội $0 | oe lì Di ong bas Quốc thức ăn chan nuôi Sao|_ a eS ch

Vàng

>. | Khu vui chơi giditritrenbién| ` | —

ats 2006 | 250000 Han Quốc

22 | Sản xuất, lắp ráp điện thoại di 2006 | 19.800.000 | Trung Quốc

động và máy vi tính |

23 | Sinxudt bao, bituhuy |2007 | 1.700.000 _| Singapore

24 | Trồng rừng nguyên li liệu giấy 2007 | 60.000 000 | Đài Loan

25 |Trạitômgiống _ 2007 |6000 |Thái Lan.

| Trđng(5dyá | ‘| 271.580.937

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

Trang 39

2.1.3 FDI vào Nghệ An phần lớn hướng vào trồng, chế biến nông - lâm

sản và khai thác khoáng sản

Đầu tu nước ngoài vào tỉnh Nghệ An tập trung vào các lĩnh vực Sau: Trồng

và chế biến nông - lâm sản với 9 dự án có tổng vốn đăng ký 164.426.000 đô la

Mỹ, chiếm 60,54% tổng số vốn; Khai thác - chế biến khoáng sản có 6 dự án với

tổng vốn là 16.550.000 đô la Mỹ, chiếm 6,10%; Thương mại - du lịch gồm 4 dự

án với tổng vốn đầu tư 51.380.000 đô la Mỹ, chiếm 18,92%; sản xuất công

nghiệp có 6 dự án với tổng vốn đầu tư 39.224.937 đô la Mỹ, chiếm 14,44% tổng

số vốn đầu tư (xem bảng 2)

Bảng 2 Các dự án phân theo lĩnh vực đầu tư

TT | Lnhvựcđâutưt |Sốlượng| Tỷlệ | Tổng vốn đầu Ty lệ

Trang 40

Biểu đô đồ thị FDI của tỉnh Nghệ An theo ngành

Khai thác chếkhơáng sản Thương

“Trồng và chế biến

a mai du lich Nông Lâm sản.

Sản xuất công

nghiệp

Nguồn : Sở kế hoạch và Đầu tư Nghệ An

2.1.4 Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An từ 11 nước và

vùng lãnh thổ

Theo số dự án đứng đầu là Trung Quốc với 10 dự án; tiếp đến là Đài Loan

có 5 dự án; Hàn Quốc với 2 dự án; Hà Lan, Anh, Canada, Singapore, Nhật, Úc,

Lào và Thái Lan mỗi nước có 1 dự án

Theo vốn đầu tư, đứng đầu là Anh với vốn đăng ký là 90.000.000 đô la

Mỹ, chiếm 33,14% tổng số vốn đầu tư; tiếp đến là Đài Loan: 69.520.000 đô la

Mỹ, chiếm 25,60%; Úc: là 50.000.000 đô la Mỹ, chiếm 18,41%; Trung Quốc:

31.104.937 đô la Mỹ, chiếm 11,45%; Hà Lan: 16.000.000 đô la Mỹ, chiếm

5,89%; Nhat: 4.500.000 đô la Mỹ, chiếm 1,66%; Hàn Quốc: 4.250.000 đô la Mỹ,

chiếm 1,56%; Canada: 3.500.000 đô la Mỹ, chiếm 1,29%; Sigapore: 1.700.000

đô la Mỹ, chiếm 0,62%; Lào: 1.000.000 đô la Mỹ, chiếm 0,37%; Thái Lan: 6.000

đô la Mỹ, chiếm 0,02% (xem bảng 3).

Ngày đăng: 01/12/2024, 02:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN