1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp
Tác giả Nguyên Anh Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Huy Dương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị XHCN
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 42,51 MB

Nội dung

2- Tình hình nghiên cứu Chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân, do tầm quan trọng của vấn đề, đã có nhiều công

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

NGUYÊN ANH TUẤN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Ở HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Kinh tế chính tri XHCN

Mã số: 5.02.01

LUẬN VAN THAC SY KINH TE

Người hướng dẫn khoahoc: — PGS.TS PHAN HUY DUONG

Hà nội-2004

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đâu

CHUOIG 1: CHUYEN DICH CO CAU NGANH KINH

TE- LY LUAN VA THUC TIEN

1.1 -Cơ ấu ngành kinh tế và chuyển dich cơ cấu ngành

kim tế

1.11 Một số lý thuyết về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơcavkinh tế

1.12 Cơ cấu ngành kinh tế và những tư tưởng chủ yếu về

chwén dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

1.13 Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở

Vié nam từ 1990 đến nay

2 -Kith nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tai một

số hành phố ở Việt nam giai đoan 2000-2003

1.21 Chuyển dich cơ cấu ngành kính tế ở Thành phố Hồ

1.24 Bai hoc rút ra cho Ha Nội khi thực hiện chuyển dịch

cơ 'ấu ngành kinh tế ;

CHUONG 2: THUC TRANG CHUYEN DICH CO CAU

NGANH KINH TẾ Ở HA NỘI TRONG

THỜI GIAN 1990-2003

2.1 Hà áội-những đặc điểm có tính chi phố sự chuyển dich

cơ ›ấu ngành kinh tế

2.11 Nhóm yếu tố tu nhiên

2.12 Nhóm yếu tố kinh tế =vã hội

2.13 Nhóm các yếu tố bên ngoài2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà nội

trang thời gian qua

2.21 Những thành céng trong chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế

2h)

30 33

Trang 3

.22 Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại và

a chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

zFà nội

CHUNG 3: CAC QUAN DIEM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI

PHAP CHỦ YEU ĐẨY MANH CHUYEN

DỊCH CƠ CẤU NGANH KINH TE Ở HÀNOI

3.1 Nning quan điểm co ban

3.2 Nu: tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

12.1 Mục tiêu chuyển dich cơ cấu ngành công nghiệp 1.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

1.3 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

3.3 M6: số giải pháp chủ yếu nhăm thúc day chuyển dịch

c( cấu ngành kinh tế ở Hà nội

.! Giải pháp về vốn

!.2 Giải pháp về con người-nguồn nhân lực

).3 Khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh, lac biệt là san xuất công nghiệp

3.3.4 Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường

05

95

100

102 105 109

111

113

Trang 4

MỞ ĐẦU

1-Tính cấp thiết của đề tài

Hà nội là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của đất nước, do có những

đặc điểm như vậy, Hà nội có một vị trí hết sức thuận lợi trong việc phát triển

kinh tế Những năm qua, thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước nói

chung và của Hà nội nói riêng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, Hà nội đãđạt được những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đời sống

nhân dân được nâng cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm, bộ mặt thành phố ngày càng

khang trang hiện đại, xứng đáng là thủ đô của một nước Việt nam đang trên đà

phát triển Có được những thành quả trên là do Hà nội biết xác định một hướng

đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước và quốc tế, xây dựng

được một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý và tận dụng được những lợi thế của riêng

mình do đó phát huy được tiềm năng và sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân

tham gia xây dựng và phát triển kinh tế trên địa bàn Tuy nhiên, Hà nội vẫn

cũng, còn có những mặt yếu kém: Kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm

năng và vị thế của thủ đô, vai trò trung tâm kinh tế của cả nước chưa nổi bật,

hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh còn thấp.

Do vậy, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành kinh tế là hết sức cấp bách, cơ cấu kinh tế mới phải cho phép phát huy lợi thế đặc biệt của Hà nội, đưa Hà nội lên

ngang tầm với Thủ đô các nước phát triển và xứng đáng là Thủ đô của cả nước

Từ tính cấp thiết của vấn đề, tính đặc thù của Thủ đô Hà nội cộng với nhiều sự

biến động do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực gây ra, người viết đã

lựa chon đề tài: “Chuyén dich co cấu ngành kinh tế ở Hà nội” để nghiên cứu góp

4

Trang 5

phần thúc đẩy và hoàn thiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng

hướng đã vạch ra tại thủ đô Hà nội.

2- Tình hình nghiên cứu

Chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế là một trong những vấn đề kinh tế vĩ mô

quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân, do tầm quan trọng của vấn đề, đã có

nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác gia dé cập đến: Xáy dung cơ cấu kinh

tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta của Viện Kinh tế học [31], Chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dan do

GS.TS Ngô Đình Giao chủ biên [16], Chuyển địch cơ cấu kinh tế ngành và phát

triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn do PGS.TS Đỗ Hoài Nam chủ biên [22],Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới do

GS.TS Lê Du Phong và GS.TS Nguyễn Thành Độ đồng chủ biên [24], Các nhân

tố ảnh hưởng tới sự chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa do TS Bùi Tất Thắng chủ biên [27] Bên cạnh các công trình

kể trên, còn có một số luận án tiến sỹ, thạc sỹ đề cập đến các khía cạnh khác

nhau của cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Các nghiêncứu đã chỉ ra về mặt lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình

thành cơ cấu kinh tế hợp lý cũng như kinh nghiệm của các quốc gia phát triển

hoặc các quốc gia đã cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan

đến vấn đề này Các tác giả cũng đã bàn các biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế cũng như là các nguyên nhân làm chậm tốc độ chuyển dịch

cơ cấu ngành kinh tế Đã có nhiều ý kiến hữu hiệu được đưa ra để củng cố lý

thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng như là các tác nhân tác động đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tất cả đều đã đóng

góp tương đối hoàn chỉnh cho vấn đề này.

5

Trang 6

Tuy nhiên, các nghiên cứu có tính chất đầy đủ về chuyển dich cơ cấu ngành

kinh tế trên một địa bàn cụ thể như Hà nội chưa nhiều, vấn đề này chỉ được nhấn

mạnh trong Nghị quyết 08-NQ/TW khóa V, Nghị quyết 15-NQ/TW khóa VIII của Bộ chính trị và trong các Chương trình Kinh tế của Thành ủy Hà nội các nhiệm kỳ, trên cơ sở các chủ trương và quyết sách lớn và trên một số bài báo

chuyên ngành.

Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề trên là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.

3-Mục đích nghiên cứu

Từ việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế nói chung và phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hànội trong những năm qua, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng và thúc đẩy quátrình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà nội

4-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế ở Hà nội nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ cấu

ngành kinh tế hợp lý và tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trên cơ sở đóđưa ra các giải pháp xây dựng và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế.

-Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu về chuyển

dịch cơ cấu ngành kinh té ở Hà nội.

-Phạm vi thời gian: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà nội

từ 1990 đến 2003 và định hướng chuyển dịch đến 2010

5- Phương pháp nghiên cứu

Trang 7

Đề tài vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật

lịch sử của Chủ nghĩa Mac-Lênin và các phương pháp nghiên cứu khoa học

khác như tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh vv

6-Đóng góp của đề tài

-Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu ngành kinh tế và

chuyển địch cơ cấu ngành kinh tế

-Phân tích và làm rõ được thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thủ đô

Hà nội.

-Làm rõ những nhân tố tác động tới việc xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế

hợp lý và tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà nội.

-Đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý

và thúc đẩy tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Hà nội.

Trang 8

1.1.1.1 Cơ cấu kinh tế.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về cơ cấu kinh tế, sau đây là một vài ví dụ:

-Cơ cấu hay kết cấu là một phạm trù triết học, phản ánh cấu trúc bên trong

của một đối tượng, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản tương đối ổn định giữa

các yếu tố cấu thành nên đối tượng đó, trong một thời gian nhất dinh.[17,tr.21]

-Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều vếu tố kinh tế của nền

kinh tế quốc dân, giữa các yếu tố có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng trong những không gian và điều kiện nhất

định [32, tr.14]

-Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộphận hợp thành nên kinh tế: các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu

dùng) các ngành (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), các thành phần kinh tế

(quốc doanh, tập thể, cá thể ) hay các vùng kinh tế [17,tr21]

Khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội, K Marx nhấn mạnh:

“Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một

quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất”[20,tr7]

Trang 9

Từ những sự phân tích trên, có thể hiểu khái quát về cơ cấu kinh tế như sau:

Cơ cấu kinh tế là một phạm tru kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ chi yếu

về chất lượng và về số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các

bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xudt trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế“xã hội nhất định, vào một khoảng thời

gian nhất định.

1.1.1.2 Chuyển dich cơ cấu kinh tế

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khi xem xét khái niệm về cơ cấu kinh tế, chúng ta đã giả định cơ cấu kinh tế

trong trạng thái tĩnh Tuy nhiên trên thực tế, cơ cấu kinh tế của một nền kinh tế

quốc dân hay của một khu vực luôn luôn vận động Không cần có sự thúc đẩycủa con người thì cơ cấu kinh tế cũng có sự dịch chuyển theo những quy luậtnhất định Sự tác động của con người là để thúc đẩy tốc độ chuyển dịch cơ cấukinh tế và theo hướng có lựa chọn từ trước nhằm đạt mục tiêu đã định

Theo truyền thống, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra một cách tuần tự từ

cơ cấu đơn giản đến cơ cấu kinh tế phức tạp hơn, từ cơ cấu kinh tế có trình độ thấp đến cơ cấu kinh tế có trình độ cao hơn, từ cơ cấu kinh tế tự cung tự cấp đến

cơ cấu kinh tế của sản xuất hàng hoá vv Tuy vậy, trong thời kỳ công nghiệp hoá, các nước có thể không đi theo con đường truyền thống tuần tự mà thực hiện những bước nhảy vọt, bỏ qua các giai đoạn thấp để chuyển lên các giai đoạn cao

hơn Điều kiện để thực hiện bước nhảy vọt là phải hội tụ đầy đủ các yếu tố về

vốn, công nghệ, thị trường và lao động.

Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi mối quan hệ về lượng và

chất giữa các bộ phận cấu thành nên chỉnh thể nền kinh tế Quá trình này tuân

9

Trang 10

theo qui luật “lượng đổi thì chất đổi” Mục tiêu của sự chuyển dịch là đạt được

sự hài hoà, hợp lý giữa các bộ phận trong chỉnh thể thống nhất của nền kinh tế

quốc dân hay của khu vực nào đó.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung rất đa

dạng và phong phú, có tác động phức tạp nhiều chiều Có thể khái quát thành

ba nhóm yếu tố.

Nhóm vếu tố thứ nhất:

Hay còn gọi là nhóm địa lý - tự nhiên như tài nguyên, khoáng sản, nguồn

nước, năng lượng khí hậu

Quá trình sản xuất chính là quá trình chiếm hữu tự nhiên, nên quá trình đó

cũng luôn chịu sự ảnh hưởng của chính những điều kiện tự nhiên đó Thiên nhiên là điều kiện chung cho sản xuất đồng thời như là những tư liệu sản xuất và

tư liệu tiêu dùng, ảnh hưởng của tự nhiên tới sản xuất và tiêu dùng qua đó tới sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tất yếu Ngày nay, nền sản xuất hiện đại có thể

giúp con người giảm bớt sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhưng nền sản

xuất xã hội thì vẫn gắn chặt vào điều kiện tự nhiên Thực tế phát triển kinh tế

trên thế giới đã cho thấy sự tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa điều kiện tự nhiên với phát triển kinh tế và chuyển địch cơ cấu ngành kinh tế, hơn nữa ở những nềnsản xuất hiện đại, phát triển cao thì mức độ gắn bó với tự nhiên thông qua

nguyên liệu, năng lượng, môi trường sinh thái càng cao.

Do mỗi quốc gia, mỗi vùng được hình thành và phát triển trong một không

gian xác định khác nhau Nếu ở vị trí thuận lợi, nền kinh tế có cơ hội hoà nhập

10

Trang 11

và giao luu tốt với bên ngoài để tiếp thu vốn va công nghệ và ngược lại nếu có

vị trí không thuận lợi việc thu hút vốn, công nghệ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Nhóm yéu tố thứ hai:

Là nhóm những yếu tố về kinh tế - xã hội bên trong của một nền kinh tế ảnh

hưởng tới cơ cấu kinh tế.

Trước hết, phải nói đến nhu cầu xã hội, là động cơ tư tưởng động cơ thúc

đẩy bên trong của sản xuất Nhu cầu của con người trong xã hội quy định các

dạng hoạt động lao động của chính con người cũng như cơ cấu và kết quả của

những hoạt động đó.

Trong sản xuất hàng hoá, nhu cầu xã hội được phản ánh thông qua thị trường, nhu cầu là một yếu tố chủ quan, nhưng khi được phản ánh thông qua thị

trường nó trở thành đòi hỏi khách quan Cơ cấu kinh tế phải thể hiện gián tiếp

nhu cầu thị trường Như vậy, thị trường đóng vai trò dẫn đắt sản xuất và điều

chinh cơ cấu kinh tế.

Nhóm yếu tố thứ ba:

Gồm những yếu tố bên ngoài, đó là quan hệ kinh tế đối ngoại và phân công

lao động quốc tế.

Tính đa dạng của nhu cầu và sự khác nhau trong điều kiện thuận lợi cho sản

xuất ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau đòi hỏi phải có sự trao đổi kết

quả hoạt động sản xuất với nhau tuỳ theo mức độ và phạm vi khác nhau.

Sự tham gia vào phân công lao động quốc tế dưới nhiều hình thức sẽ gia tăng

sự thích ứng và phù hợp về cơ cấu của nền kinh tế với bên ngoài Những quốc gia nhỏ có mức độ phụ thuộc bên ngoài về kinh tế lớn, do nhu cầu của cuộc

11

Trang 12

sống đa dạng nhưng khả năng đa dạng hoá sản xuất thì có hạn do vậy quan hệ kinh tế đối ngoại và phân công lao động quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành cơ cấu kinh tế nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.

* Tính tất yếu khách quan của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải phản ánh sự tác động và phù hợp với các quy

luật phát triển khách quan

Vai trò của yếu tố chủ quan là: thông qua nhận thức ngày càng sâu sắc

những quy luật đó mà người ta phân tích, đánh giá những xu thế phát triển khác

nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau, để tìm ra những phương án thay đổi cơ cấu

có hiệu lực cao nhất trong những điều kiện cụ thể của đất nước Mọi ý định chủ

quan, nóng vội hay bảo thủ trong việc tạo ra sự thay đổi cơ cấu thường dẫn đến

những tai hoạ không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế

Bản thân cơ cấu ngành kinh tế mang tính lịch sử và xã hội do vậy nó luôn

biến động, gắn với sự phát triển không ngừng của chính bản thân các yếu tố cấu

thành nên cơ cấu.

Mỗi một cơ cấu kinh tế đều mang tính lịch sử và xã hội nhất định Nền kinh

tế chỉ phát triển khi giữa những bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội xác lập

được những quan hệ cân đối - những tỷ lệ của phân công lao động xã hội Sự tồn

tại yêu cầu chung về số lượng thì có thể chung cho mọi nền sản xuất, nhưng

khác nhau về nguyên tắc chung trong nội dung, chất lượng, cách thức thực hiện

những tỷ lệ đó Sự khác nhau đó là do các quy luật kinh tế đặc thù của mỗi

phương thức sản xuất, trước hết là quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất ấy quy định Ngay trong các hình thái kinh tế - xã hội giống nhau tồn tại ở các nước khác nhau vẫn có sự khác nhau trong hình thành cơ cấu kinh tế, do

điều kiện kinh tế - xã hội quy định Vì vậy, cơ cấu kinh tế luôn luôn biến động,

12

Trang 13

xan với sự biến đổi, phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố, bộ phận

rong nền kinh tế và của những mối quan hệ giữa chúng.

Để làm rõ tính tất yếu khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần thiết

shai xem xét thêm một số xu hướng chuyển dịch mang tính quy luật dưới đây:

- Xu hướng thứ nhất:

Cơ cấu kinh tế chuyển từ cơ cấu của nền kinh tế tự nhiên sang cơ cấu kinh tế

cua nền sản xuất hàng hoá Một nền kinh tế có kết cấu giản don sang một nền

‹inh tế có mối liên kết phức tạp va ở trình độ cao hơn Day là kết qua của sự

ohát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội ở trình độ cao

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tận dụng, khai thác lợi thế tuyệt đối và

lợi thế so sánh nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này đã được nhiều

quốc gia chọn lựa.

-Xu hướng thứ hai:

Ty trọng giá trị sản xuất va lao động trong công nghiệp và dịch vụ tang lên trong GDP, trong khi đó tỷ trọng giá trị sản xuất và lao động trong nông nghiệp

giảm Nguyên nhân là: Thứ nhất, khi thu nhập tăng, chi tiêu cho hàng hoá thiết yếu như lương thực giảm sẽ giảm trong tương quan với chi tiêu cho các sản

phẩm công nghiệp và dịch vụ Do vậy, nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và

dịch vụ sẽ phát triển nhanh hơn nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp Thứ hai, do

đất canh tác có hạn và đặc tính sinh học của cây trồng vật nuôi nên nông nghiệp

phát triển chậm hơn công nghiệp.

-Xu hướng thứ ba:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đa dang hoá sản phẩm Do thu nhập

ngày càng cao và nhu cầu con người cũng theo đó mà tăng lên cộng thêm sự

13

Trang 14

xuất hiện của những nhu cầu mới ngày càng đa dạng và phong phú mà xã hội sẽ

hình thành một cơ cấu kinh tế đa dạng để đáp ứng những nhu cầu đó Quy luật

thị trường và lợi ích là động lực tác động tới sản xuất, làm cho sản xuất phát

triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm.

Vì vậy, chuyển dich cơ cấu kinh tế là một quá trình khách quan và tất yếu,

sắn với sự biến đổi không ngừng của các yếu tố, bộ phận và những quan hệ hợp

thành nền kinh tế quốc dân.

1.1.2 Cơ cấu ngành kinh tế và những tư tưởng chủ yếu về chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

1.1.2.1 Co cấu ngành kinh tế và mot số lý thuyết chủ yếu về chuyển dich

cơ cấu kinh tế

* Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế cho biết, hiện đang có những ngành kinh tế nào tồn tại

và mối quan hệ giữa chúng như thế nào trong nền kinh tế quốc dân Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh rõ trình độ chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất, trình độ phân công lao động và quy mô kinh tế.

Quá trình hình thành cơ cấu ngành kinh tế gắn liền với sự phân công lao

động xã hội Trải qua lịch sử phát triển lâu dài nền kinh tế đã hình thành các

ngành: Công nghiệp-Nông nghiệp-Dịch vu Nền kinh tế tiếp tục phát triển, các

ngành này lại chia thành những ngành hẹp hơn Trình độ phân công lao động

càng cao thì cơ cấu ngành càng sâu sắc và tỉ mỉ Khi kinh tế chưa phát triển thì

nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu trong cơ cấu ngành kinh tế, sau này khi

lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động diễn ra trên quy mô rộng lớn

và ở trình độ cao thì công nghiệp và dịch vụ tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu ngành kinh tế và trở thành ngành sản xuất chủ yếu.

14

Trang 15

* Một số lý thuyết chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong lịch sử phát triển lý luận kinh tế, cơ cấu kinh tế đã được nhiều học

thuyết bàn tới ở mức độ và góc độ khác nhau Ở đây tác giả xin được trình bày

ngắn gon một số tư tưởng chủ yếu làm cơ sở lý luận cho việc phân tích quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Hà nội

Lý thuyết nhị nguyên.

Lewis là người đầu tiên đưa ra “mô hình kinh tế nhị nguyên”, mô hình kinh tế

nhị nguyên có mấy điểm đáng lưu ý sau đây:

Theo Lewis, trong các nước có nền kinh tế chậm phát triển có hai

khu vực song song tồn tại: Khu vực kinh tế truyền thống chủ yếu là

nông nghiệp và khu vực kinh tế du nhập chủ yếu là sản xuất công

nghiệp Trong đó, khu vực nông nghiệp, nông thôn truyền thống

chủ yếu sản xuất cho sự sinh tồn và không có tiết kiệm Khu vực

này ít có hoặc không có vốn tái sản xuất, công nghệ lạc hậu và được

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Khác với khu vực trên, khu

vực kinh tế du nhập ở thành thị lấy công nghiệp làm nền tảng, có kỹ

thuật tiên tiến, sản xuất quy mô lớn Lewis cho rằng, chỉ cần ngành

công nghiệp tăng tích luỹ tư bản thì có thể thu hút được lao động dư

thừa từ ngành nông nghiệp Nhu vậy, theo Lewis ở các nước đang

phát triển, công nghiệp là ngành chủ đạo của sự phát triển, phảichuyển khu vực kinh tế truyền thống sang khu vực hiện đại, việc

-_ chuyển lao động dư thừa từ nông nghiệp truyền thống sang ngành

công nghiệp sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng Sự phát triển của

ngành công nghiệp và sự dịch chuyển của lao động nông nghiệp

sang khu vực công nghiệp sẽ dẫn đến hình thành cơ cấu mới của nền

kinh tế, trong đó ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất.

15

Trang 16

Trên co sở mô hình của Lewis, Feller và Ranis đã sửa lại, xây dựng thành mô

hình nhị nguyên mới Hai ông chia kết cấu nhị nguyên thành ba giai đoạn Về

cơ bản, giai đoạn một giống với mô hình Lewis, còn ở giai đoạn hai và ba, san

xuất nông nghiệp gia tăng, dan dần có sản xuất thang dư có thể thoả mãn nhu

cầu tiêu dùng của các ngành phi nông nghiệp, đây là cơ sở để lao động nôngnghiệp có thể chuyển dịch sang công nghiệp, tạo ra động lực tăng trưởng kinh

1.

Lý thuyết phát triển cân đối liên ngành

Ragnar Nurkse, Paul Rosenstein- Rodan là những người ủng hộ lý thuyết này,

cho rằng: Các nước cần phải phát triển nhiều ngành công nghiệp đồng thời, nếunhư họ muốn thành công để dat được sự tăng trưởng thực chất Quan điểm này

dựa trên nhận thức về mối quan hệ cần thiết giữa các ngành công nghiệp với

nhau và giữa công nghiệp với nông nghiệp để tránh những ách tắc, gián đoạntrong quá trình phát triển nên kinh tế Đây được coi là cách duy nhất để tránh

khỏi vòng luần quan của nghèo đói.

Lý thuyết về phát triển không cân bằng

Không tán đồng với lý thuyết cân đối , A Hischman cho rằng, phát triển cânbằng là hiện tượng chỉ có thể quan sát được khi phân tích ở trạng thái tĩnh, trừu

tượng Ông đưa ra quan điểm kết hợp Quan điểm này cho rằng, các ngành

công nghiệp có thể kết hợp với nhau theo hai cách : “ sự kết hợp từ phía trước”

và “ sự kết hop từ phía sau” Điều đó có nghĩa là, việc xây dựng một nhà máy,

một ngành công nghiệp sẽ tạo ra áp lực dẫn đến hình thành nhà máy mới, ngành

công nghiệp mới, thậm chí là những ngành kinh tế mới Một lập luận khác của

A Hischman là, do nhiều nguyên nhân kinh tế không thể phát triển ở mọi nơi.

Trong quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế thường tập trung ở gần điểm bắt đầu Do vậy, trên thế giới hay trong một nước đều hình thành các “điểm tăng

trưởng”, hay “cực tăng trưởng” Ong phân biệt hai loại vùng: vùng phát triển,

16

Trang 17

vùng lạc hậu và giữa vùng phát triển và vùng lạc hậu có sự tác động lân nhau.

Vùng phát triển với tư cách là “cực tăng trưởng”, trở thành đầu tàu lôi kéo

những vùng khác Quan điểm này tương tự như quan điểm của Rostow về các

khu vực dẫn dắt và khu vực kéo theo

Tuy còn tồn tại một vài điểm cần được xem xét lại nhưng lý thuyết phát triển

không cân đối của A Hischman có những đóng góp quan trọng cho việc phân

tích cơ cấu kinh tế các nước đang phát triển Tư tưởng cơ bản của A Hischman

là tạo ra các “cực tăng trưởng” có ảnh hưởng mạnh tới các khu vực khác nhau

của nền kinh tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Trên đây là một số lý thuyết chủ yếu của hệ thống lý luận kinh tế hết sức đa

dạng, phong phú Do ra đời trong những bối cảnh lịch sử khác nhau và đứng

trên nhiều góc độ, nhiều phương pháp tiếp cận nên đã tồn tại những quan điểm

khác nhau về phát triển kinh tế và xác định cơ cấu kinh tế Tuy nhiên, mỗi lý

thuyết đều có những quan điểm lý luận mà chúng ta có thể khai thác vận dụng

được Thừa nhận không có một lý thuyết nào có thể giải quyết triệt để những

vấn đề đặt ra của nền kinh tế thế giới, do đó việc vận dụng nhiều lý thuyết khác

nhau để nghiên cứu là điều hiển nhiên Từ việc khảo sát các lý thuyết phát triển

có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề lý luận trung tâm thu hút sự

chú ý của nhiều lý thuyết kinh tế Nhiều nhà kinh tế coi điều chỉnh cơ cấu nềnkinh tế là vấn đề quan trong trong phát triển kinh tế Sự thay đổi cơ cấu có tác

dụng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh chóng thông qua hiệu ứng dây truyền,

dẫn tới sự ra đời và phát triển các sản phẩm mới, ngành nghề mới

Hai là: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo quy luật tăng tỷ trọng ngành công

nghiệp và khu vực phi nông nghiệp khác, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần trong

thu nhập quốc dân Tuy nhiên các nước khác nhau, các vùng khác nhau thì biểu

hiện của quy luật này cũng khác nhau.

17

v.10 /424 :

Trang 18

Ba là: Nông nghiệp được coi như là điểm xuất phát của sự điều chỉnh cơ cấu

ở các nền kinh tế đang phát triển Mặc dù nông nghiệp bị thu hẹp dần trong tiếntrình phát triển nhưng các lý thuyết cũng cho rằng các nước không vì thế mà bỏqua nông nghiệp Sự biến đổi của cơ cấu nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng nhất

định đến cơ cấu chung của nền kinh tế đang phát triển

Bốn là: Ngành công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng là những “cực

tăng trưởng” có khả năng liên kết các khu vực của nền kinh tế theo những

phương diện khác nhau, tạo ra động lực tăng trưởng trong quá trình công nghiệp

hoá Vì vậy, trong chính sách cơ cấu thì chính sách ưu tiên phát triển công

nghiệp chế biến được các quốc gia hết sức lưu tâm

1.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những tư tưởng chủ yếu trong

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

*Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Từ những sự phân tích ở trên, ta có thể rút ra khái niệm về chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế như sau:

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi mối quan hệ về lượng và

chất giữa các ngành hình thành GDP của một nên kinh tế quốc dan hay của một

khu Vực.

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành được xem là yếu tố cốt yếu va lâu dai.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải diễn ra một cách toàn diện, trongtừng lĩnh vực, từng ngành nghề Nội bộ từng ngành phải chuyển dich theo

18

Trang 19

hướng làm thoả mãn nhu cầu thị trường, phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt

còn phải tính đến yếu tố lâu dài và bền vững trước sự biến đổi trong tương lai

Việc xác định một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, phù hợp với các giai đoạn

phát triển kinh tế khác nhau, nhằm phát huy một cách cao nhất lợi thế của nền

kinh tế là vô cùng quan trọng, chỉ có vậy mới đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững cho các giai đoạn tiếp theo.

Nội dung quan trọng nhất của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là hướng tới

một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý đã xác định Trong quá trình đó, ngành công

nghiệp và ngành dịch vụ sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế,

nông nghiệp đảm bảo cho công nghiệp và dịch vụ phát triển bền vững, côngnghiệp là đầu kéo của nền kinh tế, dich vụ phát triển nhằm phục vụ sản xuất

kinh doanh và nhu cầu ngày càng tăng của đời sống xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đốivới nhịp độ và quy mô tăng trưởng kinh tế Việc chuyển dịch và hình thành một

cơ cấu ngành kinh tế hợp lý tạo tiền đề vật chất cho việc tăng hiệu quả của sựphát triển nền kinh tế quốc dân Bản thân sự tăng trưởng của nền kinh tế do có

một cơ cấu ngành kinh tế hợp lý là điều kiện cần thiết cho việc hoàn thiện hơn

nữa cơ cấu ngành kinh tế để phát triển bền vững trong tương lai

Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng tới một cơ cấu ngành kinh tế

hợp lý có tác động tới nền kinh tế trên những mặt sau:

-Tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã được vạch ra trongchiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia hay của một vùng kinh tế

-Khai thác và phát huy tốt nhất, đạt hiệu quả sử dụng cao nhất những nguồn

lực sẵn có và bên ngoài để thực hiện xây dung và phát triển kinh tế Đẩy nhanh

19

Trang 20

qué trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá

đa dạng, đáp ứng nhu cầu của đời sống vật chất và văn hoá không ngừng tăng

lên của người lao động và toàn xã hội.

-Tạo điều kiện thúc đẩy và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, đáp

ứng yêu cầu của nền kinh tế trong mối quan hệ sản xuất phù hợp.

*Tư tưởng chủ yếu trong chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, tại Đại hội

Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục

tiêu: “Dua GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi nam 2000 Nâng cao rõ rệt hiệu

quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốt

hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy

mạnh xuất khẩu On định kinh tế vi mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh

và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm

soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng Tích luỹ nội

bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP Nhịp độ tăng xuất khẩu gdp trên hai lần nhịp

độ tang GDP ” [14, tr.159-160]

Nhằm đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các mục tiêu kinh tế đã

dé ra, Nghị quyết của Dang Cộng sản Việt nam lân thứ IX cũng chỉ rõ là đến

năm 2010: “ Ty trọng trong GDP của nông nghiệp 16,0-17,0%, công nghiệp

40,0-41,0%, dịch vụ 42,0-43,0% ” [14, tr 160].

Theo đó, trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành phải gắn với điều

chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ,

bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống nâng cao giá trị và hiệu quả

của xuất khẩu Chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp, các vùng

20

Trang 21

rau, hoa quả chất lượng cao Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của

chan nuôi gia súc gia cầm, tang tỷ trọng của chăn nuôi trong co cấu ngành nông

nghiệp Phát huy lợi thế của thuỷ sản, tạo thành ngành kinh tế mũi nhọn, vươn

lên hàng đầu trong khu vực Phát triển kinh tế rừng đi đôi với việc bảo vệ tài

nguyên môi trường sinh thái Duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành khoảng

4,0-4,5%, chuyển một bộ phận lao động trong nông nghiệp sang các ngành nghề

dùng Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện

kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng Phát trển

mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn

thông, điện tử, tự động hoá Đến năm 2010 đưa tỷ trọng của ngành công nghiệp chiếm 40-41% GDP, nhịp độ tăng trưởng của ngành dat từ 10,0-10,5% Sản

xuất công nghiệp bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng cho sản xuất, đáp

ứng nhu cầu xây dựng cơ bản, vật tư cho nông nghiệp Cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội đại hoá trong sản xuất xe cơ giới, máy móc, thiết bị đạt 60-70%; công nghiệp điện tử-thông tin trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn Chế biến hầu hết nông sản xuất khẩu, công nghiệp hàng-tiêu dùng đápứng nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu [14, tr 175]

Chuyển dịch cơ cấu thương mại dịch vụ phải gắn với nâng cao chất lượng và

đa dạng hoá loại hình phục vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sản xuất và đời sống, toàn ngành phấn đấu đạt mức tăng trưởng 7,0-8,0% Thuong mại phải

phát huy vai trò và đảm bảo cho việc mở rộng thi trường trong nước và hội nhập

quốc tế có hiệu quả, phát triển thương mại điện tử Dịch vụ vận tải vươn tới

21

Trang 22

ngày càng hiện đại, có sức cạnh tranh, dành thị phần lớn cho doanh nghiệp trong

nước trong vận tải hàng hoá đường biển và hàng không quốc tế Vận chuyển

hành khách công cộng được ưu tiên phát triển ở các thành phố lớn Tiếp tục

hiện đại hoá ngành bưu chính viễn thông, phổ cập sử dụng Internet, giảm giá

cước dịch vụ sử dụng loại hình dịch vụ này Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử Xây dựng

và nâng cấp cơ sở vật chất hình thành các vùng du lịch trọng điểm Đặc biệt,

trong lĩnh vực tài chính tín dụng, cần phải đi thẳng vaìo công nghệ hiện đại, áp

dụng quy chuẩn quốc tế, từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn

trong khu vực Các dịch vụ khoa học kỹ thuật, tư vấn, dịch vụ đời sống đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hộ: [ 14, tr 179]

1.1.3 Tổng quan về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam từ 1990

đến nay

Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, sau hơn 4 năm thực hiện, đến 1990 mới

phát huy tác dụng tương đối sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế nước ta Từ đó đến

nay, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, có thể

khẳng định một số thành công trong chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế

nước ta như sau:

-Nền kinh tế đã được cơ cấu lại, di dan vào thế ổn định Kinh tế đạt tốc độ

tăng trưởng cao góp phần quyết định vào việc kiểm chế và giảm lạm phát Đời

sống nhân dan không ngừng được cải thiện, xã hội ổn định Trừ những nam

1998 — 2000 tốc độ tăng trưởng GDP có chậm lại do khủng hoảng kinh tế khu

vực, còn lại đều tăng khá.

22

Trang 23

Sự gia tăng của những sản phẩm chủ yếu như: Lương thực, các loại nông

lâm sản, thuỷ sản, điện, than, dầu khí, xi măng đã đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong suốt những năm qua.

Cơ cấu ngành kinh tế đã có chuyển biến tích cực và tiến bộ theo hướng giảm

tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, tăng tỷ trọng của sản xuất công nghiệp và dịch

vụ.

Biểu 1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN NĂM CỦA GDP CẢ

NƯỚC QUA CÁC THỜI KỲ TỪ NĂM 1986 - 2003

Nguồn: Tổng cục thống ké 2003, Thời Báo Kinh tế Việt nam, Mạng việt nam,

Báo Nhân dan - [1&30]

Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và dịch vụ đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp Trong nông nghiệp, tốc độ chăn nuôi tăng nhanh

hơn trồng trọt, cây ăn quả và cây công nghiệp tăng nhanh hơn cây lương thực.

Đã hình thành nhiều vùng chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến.

Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành mũi nhọn, nhiều khu công

nghiệp khu chế xuất, công nghiệp khác, công nghiệp chế biến xuất hiện trên

phạm vi lớn và tập trung cao Nhiều sản phẩm quan trọng có ý nghĩa chiến

lược, có tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, đáp

23

Trang 24

ứng nhu cầu trong nước không những đã thay thế được hàng nhập khẩu mà cònđóng góp vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu.

Thương mại dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thông tin liên lạc giao

thông vận tải, các ngành dịch vụ mới xuất hiện đã dân dan đáp ứng được nhu

cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống Các ngành định hướng xuất khẩu duoc phát triển mạnh Vốn đầu tư hỗ trợ cho chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế ngày càng tăng nhanh trong đó có sự đóng góp đáng kể của khu vực kinh tế

ngoài quốc doanh và đầu tư nước ngoài Thị trường đã định hướng cho sản xuất

và tiêu dùng Giá cả của hầu hết hàng hoá và dịch vụ được hình thành thông

qua cơ chế thị trường.

Biểu 2: CƠ CẤU GDP CÁ NƯỚC QUA CÁC NAM TỪ 1986- 2002

Theo giá thực tế Dyt: %

Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

Nguồn: Tổng cục thống kê 2003, Thời Báo Kinh tế Việt nam, Mạng việt nam,

Báo Nhân dan - [1&30]

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trên, quá trình chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế nước ta còn bộc lộ một số tồn tại chủ yếu sau:

24

Trang 25

Quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế ngành và việc hình thành các ngànhtrọng điểm mũi nhọn còn chậm so với yêu cầu đề ra tốc độ chuyển dịch không

đồng đều trong nội bộ ngành.

Vai trò của các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như tài chính ngân hàng còn nhiều

hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, chất lượng dịch vụ thấp.

Nhiều thị trường quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chưa

được hình thành hoặc có nhưng không phát huy được vai trò của mình như thị

trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ.

Thị trường khu vực nông thôn rộng lớn không được coi trọng phát triển dẫnđến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chậm ảnh hưởng đến tốc độchuyển dịch cơ cấu ngành trên toàn bộ nền kinh tế

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế chưa tương xứng với số lượng hiện có, hiệu quả của kinh

doanh của khu vực kinh tế quốc doanh yếu kém.

Cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế yếu kém

1.2 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại một số thành phố

ở Việt nam giai đoan 2000-2003

1.2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Ở vị trí thuận lợi cùng với cơ sở hạ tầng khá phát triển về đường bộ, đườngbiển, đường hàng không, với những con người năng động, giàu kinh nghiệm và

có trí thức, thành phố Hồ Chí Minh thực sự trở thành trung tâm thương mại, tài chính, địch vụ, công nghiệp, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông lớn nhất cả

nước.

Trang 26

Thanh phố Hồ Chí Minh xác định chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế theo

hudng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp Trong đó đẩy nhanh và duy trì nhịp độ

tăng trưởng của ngành dịch vu,’dua tỷ trọng của ngành lên mức cao tuyệt đối.

Phấn đấu giữ vững nhịp độ tăng trưởng ổn định của sản xuất nông nghiệp, đưa

tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối van phải

tăng đều hàng năm Duy trì nhịp độ tăng cao của sản xuất công nghiệp, chuyển

dịch cơ cấu nội ngành sang sản xuất sạch và có hàm lượng chất xám cao.

Tính đến hết nam 2000 cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Ho Chí Minh đã đạt đến trình độ tiên tiến nếu so với cơ cấu ngành kinh tế của cả nước Tỷ trọng

nông nghiệp chiếm 2,0% trong GDP; công nghiệp chiếm 45,0%; thương mại

dich vu là 52,98% trong cơ cấu ngành kinh tế, trong khi đó cả nước là nôngnghiệp 21,8%; công nghiệp 40%; thương mại dịch vụ chiếm 38,2% trong GDP

[10].

Cớ một thực tế là trong giai'đoạn 2000 -2003, mặc dù tỷ trong của sản xuất nông nghiệp đã giảm xuống còn 1,6% trong GDP, tuy nhiên tỷ trong cua nganh thương mai dich vụ lại giảm xuống còn 50,82%; trong khi tỷ trọng của sản xuất công nghiệp của thành phố vẫn đang tiếp tục tăng dần lên và chiếm đến 47,6% trong cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh Việc ty trọng của

ngàn thương mại dịch vụ của thành phố suy giảm trong GDP là một điều

không bình thường, vì đối với một thành phố hiện đại như thành phố Hồ Chí

Minh thì phát triển dịch vụ thương mại là mục tiêu số một, công nghiệp thì

chuyển dịch trong nội bộ ngành theo hướng phát triển công nghiệp sạch, công

nghiệp kỹ thuật cao [10].

-Với sự chuyển dich cơ cấu nganh kinh tế theo hướng như vậy, mặc dù vẫn ởtrình độ tiên tiến so với cả nước, nhưng nếu cứ tiếp tục đà chuyển dịch như hiện

nay thì mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh

là không đạt được kế hoach đã đề ra.

26

Trang 27

Mặc dù chưa đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo

đúng hướng nhưng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh vẫn không ngừng tăng trưởng trên mọi lĩnh vực và nhiều mặt, GDP của thành phố liên tục duy trì tốc

độ tăng trưởng cao và luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của cả

nước, góp phần quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh

tế Việt Nam Trong giai đoạn 2000-2001 tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội

của thành phố Hồ Chí Minh đạt 11,0%; giai đoạn 2001-2002 tăng 10,8% và giai

đoạn 2002-2003 ở mức 9,8% - luôn ở mức trên 9% trong suốt thời kỳ

2000-2003 [10].

Biểu 3: CƠ CẤU GDP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI DOAN 2000- 2003.

Theo giá thực tế Đvi: %

Chỉ tiêu Tổng | Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ

Nguồn: Cục thống kê TP Hồ Chi Minh năm 2004 [10]

Tuy mấy năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh té của Thành phố có kém đi

nhưng cần phải thấy rằng quy mô kinh tế của thành phố là lớn hơn nhiều so với

các địa phương khác trong cả nước, vì thế sự tăng trưởng rất khó duy trì được

nhịp độ cao, một phần trăm tăng trưởng của thành phố Hồ Chí Minh băng hơn

ba phần trăm tăng trưởng của Hà Nội và tám phần trăm tăng trưởng của Hải

Phòng.

27

Trang 28

Sản xuất công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng cao nhất so

với các ngành kinh tế còn lại, trong giai đoạn 2000-2003 mức tăng của công

nghiệp luôn đạt 13-14% hàng năm, điều này dẫn đến việc gia tăng tỷ trọng tuyệt đối trong cơ cấu GDP của thành phố [10].

Biểu 4 : TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN NĂM CỦA GDP

THÀNH PHO HO CHÍ MINH QUA CÁC NĂM TU 2000 - 2003

Theo giá thực tế Đvi: %

Nguồn: Cục thống kê TP.Hồ Chi Minh 2004 [10] °

Hiện nay cong nghiệp thành phố Hồ Chí Minh dang dẫn đầu cả nước về một

số chỉ tiêu, lĩnh vực và chiếm gần 30% sản lượng công nghiệp của toàn bộ nền kinh tế nước ta Ngay từ đầu những năm 90, thành phố Hồ Chí Minh đã chọn :

cơ khí chế tạo; điện -điện tử và công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ sinh

học và sản xuất vật liệu mới là bốn ngành mũi nhọn ưu tiên tập trung phát triển

nham tạo bước đột phá cho công nghiệp thành phố [1]

Khu vực kinh tế dịch vụ, vốn là một trong những hoạt động kinh tế truyền thống của thành phố trẻ Sài Gòn- Hồ Chí Minh Từ khi khi miền Nam hoàn

toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đặc biệt là sau khi thực hiện đường lối đổi

mới và mở cửa nền kinh tế, ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố

28

Trang 29

liên tục tăng trưởng và hoạt động kinh tế này diễn ra hết sức sôi động Tổng sản

phẩm nội địa của ngành liên tục tăng và tăng lên nhanh chóng Đến năm 2000,

GDP ngành thương mại dịch vụ thành phố đã đạt tới con số 40.617 tỷ đồng,

chiếm 52,18% trong cơ cấu GDP của toàn thành phố Hồ Chí Minh , chiếm tỷ

trọng cao nhất trong cơ cấu ngành kinh tế Tính đến cuối năm 2003 con số này

đã tăng lên 54.184 tỷ đồng và chiếm 50,82% trong GDP thành phố Hồ Chí Minh

và như vậy là, trong suốt thời kỳ 2000-2003, tốc độ tăng của ngành đạt bình

quân 9,0%/năm [10].

Những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh là thương mại, du lịch -khách sạn

nhà hàng, hoạt động tài chính tín dụng-bảo hiểm, vận tải -thông tin liên lạc

Các dịch vụ khoa học kỹ thuật, tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư ngày càng phát triển và mở rộng Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ khác như văn hoá thé thao, giáo dục và y tế cũng được mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong cuộc sống

của nhân dân lao động.

Tuy nhiên so với tốc độ tăng của sản xuất công nghiệp, ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng chậm hơn và không đều Tính từ năm 2000 trở lại đây có

chiều hướng suy giảm cả về tỷ trọng trong GDP cả về tốc độ tăng trưởng, điều

này ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung

trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Sản xuất nông nghiệp cũng là mối quan tâm đặc biệt của thành phố Hồ Chí Minh, những năm gần đây diện tích sản xuất nông nghiệp của thành phố tuy

ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá và phát triển khu công nghiệp,

nhưng nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá,

chú trọng những cây, con có giá trị kinh tế lớn nên sản xuất nông nghiệp trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn tăng trưởng đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân GDP đạt trung bình 2,8%/năm trong giai đoạn 2000-2003 Tỷ trọng của

29

Trang 30

ngành sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm nội địa của thành phố

đã giảm từ 2,0% năm 2000 xuống còn 1,6% tính đến cuối năm 2003 [10].

Qua các số liệu thống kê có thể thấy rằng, cơ cấu ngành kinh tế ở thành phố Hồ

Chí Minh chuyển dịch chậm, hay đúng hơn là chưa đúng với định hướng mà

thành phố đã đề ra là dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh

tế mấy năm gần đây suy giảm Sự suy giảm nhịp độ tăng trưởng của thành phố,

trong đó sự không ổn định của ngành thương mại dịch vụ là nguyên nhân chínhcủa việc này Sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố

chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình.

Trong những năm tiếp theo, thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục lấy chuyển dịch

cơ cấu ngành kinh tế theo hướng thương mại dịch vụ, lấy thương mại dịch vụ

làm trọng tâm và mục tiêu phát triển Sản xuất công nghiệp hướng vào sản xuất

sạch và công nghệ cao, nông nghiệp giữ vững sự tăng trưởng ổn định góp phần

ổn định xã hội và đời sống của bà con nông dân ngoại thành và duy trì nguồn

cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến của thành phố

1.2.2 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thành phố Hải

Phòng

Là thành phố biển, cách Hà nội 100 Km về hướng Đông Nam, Hải Phòng là

thành phố công nghiệp lớn thứ ba cả nước nếu so với Thành phố Hồ Chí Minh

và Hà Nội Với hệ thống cảng biển hiện đại, Hải Phòng là đầu mối quan trọng

trong hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực phía Bác và Việt Nam.

Thực hiện công cuộc đổi mới và mở cửa, kinh tế Hải Phòng đã từng bướcphát triển và phát huy lợi thế thành phố biển của mình Cơ cấu kinh tế có sự

thay đổi đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp, sản xuấtcông nghiệp tăng tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa của thành phố Tính đến

30

Trang 31

năm 2000, tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng đã đạt đến 33,6% trong cơ cấu GDP toàn thành phố, so với năm 1990 chỉ có 22,3% Tỷ trọng ngành nông

nghiệp chiếm 17,8% trong khi năm 1990 là 21,2% Ngành dịch vụ thương mại

giảm tỷ trọng để nhường chỗ cho sự gia tăng của sản xuất công nghiệp, chiêm

còn 48,6% so với 56,5% năm 1990 [12].

Tiếp tục định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công

nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp, trong giai đoạn 2003, cơ cấu ngành kinh tế ở Hải

phòng vẫn chuyển dich theo đúng hướng đã dé ra Ty trọng của sản xuất công

nghiệp đã tăng lên 40,51% năm 2003, của nông nghiệp giảm xuống còn 15,0%,

thương mại dịch vụ giảm xuống 44,49% trong cơ cấu tổng sản phẩm nội địa

thành phố [12].

Sản xuất công nghiệp thành phố có sự tăng trưởng khá cao, luôn trên 17%

trong suốt giai đoạn 2000-2003, chính điều này đã làm cho tỷ trọng của ngành

tăng lên trong cơ cấu GDP Cơ cấu ngành công nghiệp đã chuyển theo hướng

sản xuất và phát triển công nghiệp sạch, nâng dan tỷ trong của những ngành cóhàm lượng kỹ thuật cao Đồng thời coi trọng phát triển các ngành truyền thống

sử dụng nhiều lao động như: dét, may đặc biệt đã từng bước chú ý sử dụng

nguyên liệu nội địa tại chỗ nhằm hạ giá thành sản phẩm và thu hồi vốn nhanh.Sản phẩm của ngành công nghiệp Hải Phòng khá đa dạng như các loại tầu

thuyền, xi mang, sắt thép cán, bao bì, sơn, các sản phẩm nhựa không những

đáp ứng được về nhu cầu cho phát triển kinh tế địa phương mà còn được tiêu thụ

rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ngành sản xuất nông nghiệp Hải Phòng có sự tăng trưởng tương đối ổn định

đạt mức trung bình 10%/nam trong suốt thời kỳ Ty trọng ngành trồng trọt giảm dan trong cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, năm 2000 chiếm 70% ,năm 2003

giảm xuống còn 68,1% Trong khi đó, ty trọng của chăn nuôi và dịch vụ nông

31

Trang 32

nghiệp tăng lên 31,9% trong toàn ngành chăn nuôi Cơ cấu ngành kinh tế

chuyển dịch theo hướng phát triển nông sản, thuỷ sản hàng hoá, tăng tỷ trọng

thực phẩm, chuyển từ độc canh cây lúa sang đa dạng hoá cây trồng Ngành thuỷ

sản được khôi phục và phát triển trong cả nuôi trồng và đánh bat [12]

Biểu 5: CƠ CẤU GDP TP.HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2000- 2003.

Theo giá thực tế Dyt: %

Chỉ tiêu Tổng Công nghiệp Nong nghiệp Dịch vụ

Nguồn: Cục thống kê TP Hải Phòng 2004 [12]

Ngành thương mại dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm nội địa của thành phố do sự tăng mạnh của sản xuất công nghiệp, tuy nhiên ngành này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, đạt trung bình

trên 10%/năm và đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố

Các hoạt động thương mại dịch vụ của Hải Phòng đã đáp ứng tương đối tốt nhu

cầu của nền kinh tế địa phương, từng bước hoà vào nhịp độ phát triển chung của

cả nước.

Giai đoạn 2000-2003, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển địch

theo đúng hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp mà thành phố

32

Trang 33

Hải Phòng đặt ra, kinh tế tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân

Hai Phong được cải thiện va từng bước được nâng cao.

Biểu 6 : TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG BÌNH QUÂN NĂM CỦA GDP TP HẢI PHÒNG

Nguồn: Cục thống kê TP Hải Phòng 2004 [12]

Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch sâu sắc, sản xuất công

nghiệp dần hướng vào công nghệ sạch và áp dụng kỹ thuật cao, thương mại dịch

vụ phát triển mạnh cả bề rộng lẫn bề sâu đáp ứng được yêu cầu của thị trường,sản xuất nông nghiệp ổn định góp phần tạo thế vững chắc cho các ngành thươngmại dịch vụ và công nghiệp phát triển bền vững

1.2.3 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Đà Nẵng

Với diện tích là 1256 Km2, dân số hơn 687.000 người bao gồm bảy quận và

huyện [11] ( trong đó có huyện đảo Hoàng Sa), trong chiến lược phát triển cácvùng miền của đất nước, Đà Nắng được trung ương chọn làm trọng điểm ưu tiênphát triển kinh tế nhằm làm động lực và tạo sức kéo cho việc phát triển kinh tế

khu vực Miền Trung của đất nước Phát huy ưu thế của thành phố biển lại nằm

trên đường trục đường huyết mạch Bac-Nam và xác định nhiệm vu quan trọng

của mình, Đà nắng đã đề ra một chiến lược phát triển kinh tế theo đó lấy việc ưu

a3

Trang 34

tiên phát triển kinh tế biển và hướng tới trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn

nhất ở Miền Trung Việt Nam Với việc xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế theo

hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp, những năm qua kinh tế Đà Nang đã có

nhiều khởi sắc trên nhiều lĩnh vực quan trọng.

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Thành phố trong ba năm qua đạt

trung bình trên 15,0%/năm Sản xuất ngành công nghiệp tăng trung bình trên

20,0%/nam, ngành dịch vu tăng trung bình trên 14%/năm và ngành nông nghiệp

đạt 8,5 %/nam Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố Đà Nang đã có sự chuyển

dịch theo đúng hướng, tỷ trọng của ngành công nghiệp đã tăng từ 41,25% năm

2000 lên 45,52% năm 2003; ngành dịch vụ giảm từ 50,88% năm 2000 xuống

còn 48,08% năm 2003; ty trọng ngành nông nghiệp giảm từ 7,86% năm 2000

xuống còn 6,4 % năm 2003 [11] Như vậy là sau khi tách ra khỏi tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Năng có cơ cấu ngành kinh tế hiện đại so với cả nước.

Biểu 7 : CƠ CẤU GDP THÀNH PHO ĐÀ NẴNG GIAI DOAN 2000- 2003.

Theo giá thực tế Dyt: %

Chỉ tiêu Tổng Công nghiệp | Nong nghiệp Dịch vụ

2000 100 41,25% 7,86% 50,88

2001 100 42,05 7,38 > |

50,57-2002 | 100 | 43,52 6,72

49,76-2003 45,52

Nguồn: Cục thống kê TP Đà Nang 2004 [11]

Là thành phố có chiều dài bờ biển trên 70 Km, ngoài định hướngchuyển dich đã xác định như trên, thành phố Đà Nang xác định

34

Trang 35

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng gắn với phát triển ưu thế của miền

biển nhằm phát huy cao nhất lợi thế của mình

Các ngành kinh tế biển bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, cầu

cảng, vận tải biển, hậu cần phục vụ nghề cá, du lịch, công nghiệp chế biến thuỷ

hải sản, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đã đóng góp gần 30% trong tổng sản

phẩm nội địa của Đà Năng, giải quyết việc làm cho gần 100.000 lao động vàchiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của thành phố

Công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền do được ứng dụng công nghệ

hiện đại nên đã dan đáp ứng nhu cầu của ngành kinh tế biển, hiện nay thành phố

đang chú trọng phát triển và tự mình trang bị tàu vận tải và tàu đánh cá nhằmhướng tới đánh bắt xa bờ, hạn chế đến mức thấp nhất việc đánh bắt gần bờ Các

ngành kinh tế biển bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, cầu cảng, vậntải biển, hậu cần phục vụ nghé cá, du lịch, công nghiệp chế biến thuy hải sản,

đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đã đóng góp gần 30% trong tổng sản phẩm nội

dia của Da Nang, giải quyết việc làm cho gần 100.000 lao động và chiếm hon

50% kim ngạch xuất khẩu của thành phố

Biểu 8 : TỐC ĐỘ TANG TRƯỞNG BÌNH QUÂN NAM CUA GDP THÀNH PHO ĐÀ

NANG QUA CAC NĂM TỪ 2000 - 2003

Theo giá thực tế Dyt: %

Trang 36

Nguồn: Cục thống kê TP Da Nẵng từ 2001 đến 2004 [11]

Nông nghiệp được tập trung vào nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là nuôi tôm

công nghiệp Cơ sở hạ tầng nghề cá được quan tâm như xây dựng các khu trú bão và neo đậu tàu thuyền, trung tâm thương mại thuỷ sản với sàn giao dịch mua bán đấu giá, trung tâm huấn luyện nghề cá và trung tâm bảo tồn hải dương học.

Thương mại dịch vụ càng phát triển khi hành lang kinh tế Đông-Tây chọn Đà

Nang làm cửa ngõ ra biển của một vùng kinh tế rộng lớn đi qua bốn nước bắt

đầu từ Myanma qua Lao và Thái Lan, bao gồm cả Việt Nam Với hệ thống

cảng biển san có và đang được nâng cấp thành hiện đại và được quy hoạch thành

cụm cảng, hệ thống cảng biển của Đà Nắng có thể đón tàu với trọng tải lớn phục

vụ phát triển thương mại Du lich theo hướng biển là ngành có sức hút lớn,

ngoài việc phát triển hệ thống cảng biển công nghiệp, việc thành phố cũng quan

tâm đến việc nâng cấp cá bến cảng phục vụ du lịch như cảng Sông Hàn, nâng

cấp và xây dựng các điểm du lịch mới và hấp dẫn dọc bờ biển như bán đảo Sơn

Trà, phía Nam Hải Vân, các khu tắm biển quốc tế với nhiều loại hình dịch vụgiải trí như câu cá, lặn, lướt ván trung tâm cứu hộ, cứu nạn biển

Như vậy là, ngoài việc định hướng chung về chuyển cơ cấu ngành kinh tế

theo hướng công nghiệp-dịch vụ- nông nghiệp, thành phố Đà Nắng còn biết phát

huy ưu thê của địa phương khi xác định cơ cấu ngành kinh tế chuyển dich theo

hướng gắn với kinh tế biển, nhằm phát huy một cách tốt nhất ưu thế của mình.

Nhờ đường lối va chủ trương phù hợp, kinh tế Da Nang không ngừng phát triển,

cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch tích cực theo đúng hướng đã dé ra Với định

hướng trên, Da Nang đang khẳng định một quyết tâm lớn để chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế theo định hướng phát huy tối đa ưu thế vùng biển của mình

36

Trang 37

1.2.4 Bài học rút ra cho Hà Nội khi thực hiện chuyển dịch cơ cấungành kinh tế

Qua tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một số địa phương lớn

trong cả nước, có thể rút ra bài học về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để áp

dụng cho Hà Nội như sau:

Thứ nhất:

Việc xây dựng cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên đặc điểm phát triển

kinh tế-văn hoá-xã hội của từng vùng Điều này nhấn mạnh việc không thể lấy

mô hình của địa phương này áp dụng cho địa phương khác Về mat logic, pháttriển có thể là giống nhau nhưng về cách thức thực hiện sẽ phải khác nhau vì

mỗi vùng và địa phương có sự khác nhau trong cấp độ phát triển Hà Nội là

vùng kinh tế phát triển cao hơn so với các địa phương khác, do vậy xuất phát

điểm để xây dựng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng sẽ phải khác các

địa phương có trình độ phát triển thấp hơn

Thứ hai:

Việc định hướng và xây dựng cơ cấu ngành kinh tế thể hiện sự phát huycao nhất lợi thế của từng vùng Mỗi vùng có sự khác nhau về lợi thế như tàinguyên thiên nhiên, trình độ lao động, đặc điểm dân cư và cơ sở hạ tầng kinh tế

sẵn có Trong trường hợp Hà Nội, do đặc điểm tự nhiên-xã hội không giống

như Đà Nắng, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh, nên trên nguyên tắc pháthuy lợi thế so sánh của từng vùng, Hà Nội cũng sẽ có sự xác định khác về mụctiêu và thời hạn cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Thứ ba:

Về nguyên tắc, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên

định hướng chung của cả vùng, tuy nhiên tuỳ theo vị trí địa chính trị của từng

khu vực mà xác định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho phù hợp Lấy

37

Trang 38

trường hợp cụ thể như Hà Nội làm ví dụ, Hà Nội là một thủ đô, có vai trò là mộttrung tâm chính trị, do vậy không thể lấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế làm mọigiá để so sánh với các thành phố khác trong cả nước.

Tóm lại, qua những phân tích về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và qua kinh nghiêm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở thành phố Hồ

Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nắng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam có thể nhận thấy

rằng, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và sống còn của

từng quốc gia và khu vực Việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tếtheo đúng hướng là vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của mỗi nền kinh tế,nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững và hiệu quả Trong xây dựng vàchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phải dựa trên tiềm nang và vi trí sản có làm cơ

sở, lấy yếu tố thị trường làm mục tiêu, một số ngành kinh tế phải đi trước đón

đầu và mang tính dự báo Từ những yếu tố đó xác định mục tiêu và phương

hướng của chuyển dịch, nhằm phát huy cao nhất lợi thế của địa phương mình

38

Trang 39

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở HÀ

NỘI TRONG THỜI GIAN 1990-2003

2.1 Hà Nội - Những đặc điểm có tính chi phối sự chuyển dịch cơ cấu

ngành kinh tế.

2.1.1 Nhóm yếu tố tự nhiên

2.1.1.1 Vi trí dia chính tri của thủ đô Hà Nôi.

Hà Nội năm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ

20°53’ đến 21923' vi độ bác và từ 105°44' đến 106°02' kinh độ đông Ha Nội

tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bac; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông;

Vĩnh Phúc ở phía Tây; Hà Tây ở phía Nam và Tây Nam [25].

Trải qua các thời kì biến đổi của lịch sử, Thăng Long - Hà Nội có nhiều thayđổi Hiện nay, Hà Nội có diện tích 920,97km”, dân số trung bình là 2.734 triệungười; mật độ dan số trung bình là 2.969 người/km” (trong đó nội thành là17.489 người/km và ngoại thành là 1.533người/km); Hà Nội được tổ chức thành

12 quận, huyện bao gồm 228 phường, xã và thị trấn [25].

Hà Nội có vị trí địa lý chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa

phương khác trong cả nước Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 15

tháng 12 năm 2000) đã xác định Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính

trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế

và giao dịch quốc tế Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã của Bắc Bộ cũng như

của cả nước rất dễ dàng bằng cả đường ôtô, sắt, thủy và hàng không Hà Nội có

2 sân bay, là đầu mối giao thông của 4 tuyến đường sắt, 5 tuyến đường quốc lộ

39

Trang 40

Với việc nâng cấp quốc lộ 5, cải tạo quốc lộ 1A, xây dựng đường quốc lộ 1B và

sắp tới sẽ xuất hiện đường cao tốc nối Hà Nội với khu vực cảng của Quảng

Ninh, là khu vực có 2 cụm cảng biển lớn nhất của miền Bác Đó là những yếu

tố gắn bó chặt chẽ Hà Nội với các trung tâm trong cả nước và tạo điều kiện

thuận lợi để Ha Nội phát triển mạnh giao lưu buôn bán với nước ngoài, tiếp

nhận kịp thời các thông tin, thành tựu khoa học và ki thuật của thế giới; tham

gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực và cùng hội nhập vào qua

trình phát triển năng động của vùng chảo Đông Á - Thái Bình Dương.

Hà Nội đã và sẽ giữ vai trò trung tâm lớn nhất ở Bác Bộ, có sức hút và khảnăng lan tỏa rộng lớn, có tác động trực tiếp tới quá trình phát triển (thúc đẩy và

lôi kéo với vùng Bắc Bộ), đồng thời vừa có khả năng là thị trường lớn của vùng

và cả nước để tiêu thụ sản phẩm công, nông nghiệp, du lịch, đào tạo vừa thu hút

về nguyên liệu là nông , lâm , thủy sản là khoáng sản.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải phòng - Hạ Long) sẽ phát

triển với nhịp độ nhanh (gấp khoảng 1,2 - 1,5 lần so với mức trung bình của cả

nước, vừa đặt ra yêu cầu đối với Hà Nội làm đầu tàu, vừa có ảnh hưởng tích cực,

khuyến khích Hà Nội phát triển với tốc độ cao.

Hà Nội nam ở Đồng bang châu thổ sông Hồng, có hạn chế về quỹ đất khiphát triển đô thị và công nghiệp qui mô lớn, nhưng ở phía Bắc và Tây Bắc của

Thủ đô (với bán kính khoảng 35-50 km) có khả năng về đất đai (vùng bán sơn

địa, đất hoang hóa không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng lại rất thuận lợi cho việc thu hút sự phân bố công nghiệp để dãn bớt sự tập chung quá

mức cho thành phố và liên kết hình thành vùng phát tnén ở Bác Bộ

Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, các

cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế Đây là một trong những lợi thế riêng có của Hà Nội, để phát triển kinh

tế đối ngoại và hop tác quốc tế Ở Hà Nội tập trung hầu hết các cơ quan Trung

40

Ngày đăng: 01/12/2024, 01:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1-Báo Hà Nội mới, Báo Nhân dân, Báo Vietnam Net, Thời Báo Kinh tế Việt nam Khác
2- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2000), Thông tin Kinh tế Kế hoạch, Đánh giá sơ bộ về thànhtu Kinh té-Xa@ hội Viétnam qua 10 năm đổi mới 1991-2000, Thông Tấn xã Việt Nam, HàNội Khác
3-Cục thông kê Hà Nội (1992) Nién giám thống kê Hà Nội 1991, Hà Nội Khác
4-Cuc thông kê Hà Nội (1994) Nién giám thống kê Hà Nội 1993, Hà Nội Khác
5-Cuc thông kê Hà Nội (1996) Nién giám thống kê Hà Nội 1995, Hà Nội Khác
6-Cuc thông kê Hà Nội (1998) Nién giám thống ké Hà Nội 1997, Hà Nội Khác
7-Cục thông kê Ha Nội (2000) Nién giám thống kê Hà Nội 1999, Hà Nội Khác
8-Cuc thông kê Ha Nội (2003) Nién giám thống kê Hà Nội 2002, Hà ội Khác
9-Cuc thông kê Hà Nội (2004) Nién giám thống ké Hà Nội 2003, Hà Nội Khác
10-Cuc thông kê TP. Hồ Chí Minh (2004) Niên giám thống kê TP. Hồ Chí Minh 2003,TP. Hồ Chí Minh Khác
11-Cuc thông kê Da nang (2004) Niên giám thống kêĐà Nẵng 2003, Da Nang Khác
12-Cuc thông kê Hải phòng (2004) Nién giám thống kê Hải phòng 2003, Hai phòng Khác
13-Đảng Cộng sản Việt nam (2000), Nghị quyết 15-NQTU Bộ Chính trị Về Phương hướng, nhiệm vụ và phát triển Thủ đô Hà nội thời kỳ 2001-2010, NXB Chính trị Quốc gia,Hà nội Khác
14-Đảng Cộng sản Việt nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lân thứ IX-NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội Khác
15-Nguyén Dinh Dương (2000), Mội số ý kiến về cơ-cấu ngành kinh tế ở Thủ đô HàNoi, Tap chí Kinh tế và Dự báo, số 3, năm 2000 Khác
16-Ngô Đình Giao chủ bién(1994), Chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp |hoá, hiện đại hoá, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội Khác
17-.Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1996), Kinh tế học về tổ chức và phát triển nên kinh tế quốc dan ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
18-Thanh Hùng (2000), Công nghiệp Hà Nội trước thêm thế kỷ 21, Tap chí Con số vaSự kiện, số 10 năm 2000 Khác
19-Vũ Hiền (2000), Những chuyển biến lớn về Kinh tế-Xã hội 10 năm qua, Tạp chiCộng sản, số 21 năm 2000 Khác
20-Karl Marx,Góp phần phê phán kinh tế chính tri học, Nxb Sự that,Ha nội 1964tr 7 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w