21 2.2 a 3.1/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 4 Vị trí của thị trường tài chính trong hệ thống kinh tê 4 Dac diém thi trudng tai chinh 14 Hang hoá trên thị trường 14 Tổ chức hoạt động
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIÁ HÀ NỘI
KIIOA KINH TẾ
VŨ HỒNG VÂN
TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SI KHOA HỌC KINH TE
CHUYEN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRI
MÃ SỐ: 50201
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:
7S TRINH THỊ HOA MAI
Hà nói, tháng TÌ năm 2000
Trang 2CHUONG I
1d
1.2.
21 2.2 a 3.1/
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 4
Vị trí của thị trường tài chính trong hệ thống kinh tê 4
Dac diém thi trudng tai chinh 14
Hang hoá trên thị trường 14
Tổ chức hoạt động của thị trường 15
Phuong thức định giá trên thi trường 16 Tinh cong khai trén thi truong 20
Quốc tế hoa thị trường tài chính 20
KINH NGIIIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC 22
HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN TIIỊ TRƯỜNG TÀI
CHÍNH
Tạo nguồn hàng hoá cho thị trường tài chính 23
Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại 20
Tăng cường sự kiểm tra giám sát của Chính phủ 28
THUC TRANG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIET 3l
NAM
Cơ cấu thị trường tài chính Việt Nam 31
Thi trường vốn tự phat 31 Thị trường tiên tệ 32
Thị trường nội tệ liên ngân hàng LẺ;
Thị trường tín phiếu kho bạc 33
Thị trường tín phiếu Ngân hàng Nhà nước 38
Thi trường vốn 40
Thị trường trái phiếu 4I
Thị trường cổ phiếu 53
Hoat động của thị trường chứng khoán Việt Nam 6]
CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THỊ TRƯỜNG TÀI 64 CHÍNH
Chủ thể phát hành 65Chính phủ 65
1.2 Doanh nghiép 06
Trang 3Chủ thể đầu tư
Vị trí của các ngân hàng thương mại và công ty
chứng khoán trên thị trường tài chính
Sự tham gia của hệ thống ngân hàng
Các công ty chứng khoán
SỰ ĐIỀU HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN THỊ
TRƯỜNG TÀI CHÍNH _ ĐÁNH GIÁ CIIUNG VE THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNII
VIỆT NAM ;
CÁC GIẢI PHAP PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG
TÀI CHÍNH VIỆT NAM
HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Hoàn thiện khung pháp lý của hệ thống ngân hàng Hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động của thị
trường chứng khoán
NHÓM CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN IIOAT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng
Lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống ngân hàng
._ Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại Xử lý nợ quá hạn giải tod các khoản nợ đóng băng ở
các ngân hang Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động
Giảm dần sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của ngân hàng
Quan lý ngoại tệ và tỷ giá
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng
NHÓM CÁC GIẢI PHÁP THÚC DAY SỰ HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIEN CUA THỊ TRƯỜNG CHUNG KHOÁN
Khuyến khích và phát triển các thành phần tham giaphát hành chứng khoán
Phát triển các tổ chức tài chính trung gian và phụ trợ
trên thị trường chứng khoán
Kích cầu chứng khoán thông qua phát triển các quỹ
đầu tư và khuyến khích sự tham gia của người đầu tu
cá nhân trên thị trường
Xây dựng và phát triển hệ thống sàn giao dịch của thị
83
oI
9]
92 92
94
95
97 97
99
100
100
161 103
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong các năm qua, cùng với những thành tựu đạt được của đất nước,
hoạt động thị trường tài chính Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể.
Song nếu so với tiềm lực sẵn có ở trong nước thì cơ chế chính sách và các giải
pháp tài chính, đặc biệt là các giải pháp huy động vốn thích hợp để đáp ứng
như cầu về vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vẫn
còn chưa tương xứng Chính vì vậy, điều có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia trong nên kinh tế thị trường là phải có một thị
trường tài chính đủ mạnh nhằm khai thác tối đa các nguồn lực tài chính trong
và ngoài nước để phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra Theo ước tính của
một số chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn 1996 - 2000, Việt Nam cần khoảng 41 - 42 tỷ USD vốn đầu tư và từ năm 2001 - 2020 là khoảng 500 - 550
tỷ USD Vậy làm thế nào để có thể huy động được 1 lượng vốn khổng lồ đếnnhư vậy.
Như chúng ta đã biết, vốn có thể được huy động qua các kênh: tín dụng
ngân hàng, thị trường chứng khoán, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI)
và viện trợ chính thức (ODA) Trong điều kiện hiện nay, khi nguồn vốn FDI
và ODA đang có chiều hướng giảm sút nghiêm trọng do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực và trên toàn thế giới, nguồn vốn
tín dụng ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn thì việc xây dựng và phát triển
một thị trường tài chính hoàn hảo để tạo lập và phân bổ có hiệu quả các kênh
huy động vốn cả ngắn, trung và đài hạn cho nền kinh tế đã trở thành một đòi
hỏi hết sức cấp bách.
Cho đến thời điểm hiện tại, việc hình thành và phát triển thị trường tài
chính ở Việt Nam còn khá nhiều bất cập Vấn đề lớn nhất phải kể đến là sự
đơn điệu của các công cụ tài chính, sự kém sôi động của thị trường chứng
khoán thứ cấp và sự phát triển nghèo nàn của thị trường chứng khoán sơ cấp, bên cạnh đó là yêu cầu về việc tổ chức lại, nâng cao chất lượng tín dụng và
củng cố môi trường pháp lý của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Chính vì lẽ đó, xuất phát từ việc nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn tình
hình thị trường tài chính trong nước và kinh nghiệm quốc tế, luận văn về “ Thị trường tài chính Việt Nam - thực trạng và giải pháp” hy vọng tìm ra một
số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoàn thiện thị trường tài chính Việt Namtrước mắt cũng như lâu đài
2 Tình hình nghiên cứu:
Phát triển thị trường tài chính luôn là để tài được đông đảo các nhà
khoa học kinh tế quan tâm Ở Việt Nam có thể kể đến để án “phát triển thị
trường vốn và thành lập thị trường chứng khoán”, dé án “chính sách, giải
pháp và công cụ huy động vốn phát triển ở Việt Nam đến năm 2000” của Ban
Trang 5soạn thảo pháp lệnh chứng khoán, chuyên để “xây dựng và phát triển thị
trường tài chính Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước” và “chiến lược tài chính - tiền tệ Việt Nam 2001 - 2010” của Viện
nghiên cứu khoa học tài chính, Bộ Tài chính Năm 1999, Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước cũng có một số dé tài nhằm hoàn thiện các điều kiện cần
thiết để đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào hoạt động, trong đó phải
kể đến 2 để tài cấp Bộ là: “ Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm phát triển thị
trường chứng khoán sơ cấp ở Việt Nam” và đề tài “ Hình thành và phát triển
công ty chứng khoán ở Việt Nam”.
Nhìn chung, các đề tài nêu trên đã nghiên cứu một cách có hệ thống và
phần nào phác hoạ bức tranh tổng thể về đặc điểm phát triển của thị trường
tài chính Việt Nam, phân tích những tồn tại cần khắc phục trong hoạt động
của thị trường tài chính, cũng như những bài học kinh nghiệm quốc tế và đưa
ra nhiều giải pháp để thúc đẩy sự phát triển thị trường tài chính nước ta Tuy
nhiên, nội dung nghiên cứu của các dé tài này mới chỉ tập trung đi sâu vào
từng khía cạnh cụ thể của các thị trường bộ phận cấ
u thành thị trường tài chính và đưa ra những chính sách giải quyết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng phục vụ mục tiêu quan lý Nhà nước về tài chính Bên
cạnh đó, thị trường tài chính là một chủ dé có nhiều nội dung mới mẻ, để cập
đến nhiều vấn đề lớn và đang trong giai đoạn bức xúc, do đó vẫn cần phải được tiếp tục nghiên cứu, phân tích cho phù hợp với bối cảnh phát triển kinh
tế của Viet Nam trong giai đoạn hiện nay.
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận cơ bản về thị trường tài chính để phân tích đặc điểm
thực trạng các thị trường bộ phận cấu thành thị trường tài chính ở Việt Nam Kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước trên
thế giới để đưa ra những luận cứ cơ sở xây dựng một số giải pháp nhằm phát
triển thị trường tài chính ở Việt Nam
4 Đổi tượng và phạm vi nghiên cứu:
Ở Việt Nam, các thị trường bộ phận của thị trường tài chính, nói chung
còn ở đạng manh nha, hơn nữa đây còn là một vấn đề rất rộng và phức tạp Do vậy luận văn chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng
hoạt động của thị trường tài chính thông qua 2 thị trường bộ phận cấu thành
(không bao gồm thị trường ngoại hối) đó là thị trường vốn dài hạn - thị trường
chứng khoán và thị trường vốn ngắn hạn - thị trường tiền tệ Do tầm quantrọng, tính bức bách của vấn dé thị trường chứng khoán, dé tài này đặt trọng
tâm hơn về bộ phận này của thị trường tài chính, so với bộ phận cấu thành
thứ hai của nó là thị trường tiền tệ
Trang 65 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử trong nghiên cứu và xử lý thông tin Phương pháp cụ thể và
phổ biến trong luận văn là phân tích tổng hợp, so sánh, biểu đồ
6 Đóng góp của luận văn:
- Phân tích đặc điểm hoạt động của thị trường tài chính đối với công
cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam
- Đánh giá hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam trong những
năm gần đây và đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thị
trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm ba chương:
- Chương I: Một số vấn dé cơ bản về thị trường tài chính
- Chương II: Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam
- Chương II: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tài
chính Việt Nam.
Trang 7CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
I TONG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH:
1 Vị trí của thị trường tài chính trong hệ thống kinh tế:
1.1/ Khái niệm:
Mọi nên kinh tế đều có nhu cầu to lớn về vốn để vận hành va phát triển
kinh tế Vậy thì vốn được lây từ đâu ra? Nói chung vốn lấy từ ba nguồn: Hoặc
là từ Nhà nước - chủ nhân của xí nghiệp quốc doanh cấp vốn các xí nghiệp của
minh, cho các xí nghiệp đó vay tiền và dam bảo sự tăng trưởng của chúng; hoặc
là từ hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính - những cơ quan này chấp thuận cho các xí nghiệp và công ty vay với những điều kiện nhất định và sau hết, qua thị trường tài chính - một công cụ hết sức quan trọng của kinh tế thị trường về phương diện cấp vốn.
Cơ chế huy động vốn thông qua thị trường tài chính được hiểu như sau: Một số tác nhân kinh tế có nhu cầu đầu tư nhiều hơn phần mình tiết kiệm được-
do đó cần vốn từ bên ngoài Trong khi đó, một số tác nhân kinh tế khác có
khoản tiết kiệm nhiều hơn khoản đầu tư - do vậy có khả năng cấp vốn Mội
trong số các “công cụ” thực hiện việc lưu chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu
chính là thị trường tài chính.
Vì vậy nếu hiểu một cách đơn giản thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt
động mua bán các loại giấy tờ có giá hay những phiếu nợ ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn; nơi mà những người cung cấp tiền tệ đáp ứng nhu cầu của những
người khác về tiền tệ để sử dụng chúng; nó là chiếc cầu nối giữa cung và cầu
vốn trong nền kinh tế, nơi gặp gỡ của các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội Qua
đó, hình thành nên giá mua và giá bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín
phiếu, giấy nợ ngắn hạn, đài hạn , hình thành nên giá cả của các loại vốn đầu
tư thể hiện ở lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suất ngắn hạn, trung hạn, dài
han.
Trong hệ thống kinh tế của một quốc gia có có nhiều loại thị trường hoại
động nhưng về cơ bản một hệ thống kinh tế gồm có 3 loại thị trường: Thị trường
các yếu tố sản xuất, thị trường sản phẩm và thị trường tài chính Vị trí và mối
liên hệ giữa các loại thị trường này cho chúng ta có thể thấy được sự liên hệ giữa
các đơn vị sản xuất và tiêu dùng thông qua ba loại thị trường.
Trang 8Hình 1: Vị trí của thị trường tài chính trong hệ thống kinh tế
Lưỡng tiền (ệ (hanh toán Lưỡng tién 16 (hanh toán
Các don vị tiêu dùng cúng cấp cho các đơn vị sản xuất sức lao động, kỹ
năng quan lý, đất dai và tiền vốn thông qua thị trường các nhân tố san xuất đồng
thời nhận lại tiền thu nhập từ các đơn vị san xuất kinh doanh đưới hình thức tiền
lương, tién thuê và lợi tức Các don vị sản xuất kinh đoanh sử dung các yếu tô
sản xuất huy dong được để làm ra sản phẩm cung cấp cho các đơn vị tiêu dùng
thông qua thị trường, sản phẩm hay thị trường hàng hoá như thường gọi, dồng
thời nhận lại thu nhập tiền tệ từ các đơn vị tiêu dùng dưới hình thức tiền thu bánhang.
i
Ngoài ra thị trường tài chính còn làm nhiệm vụ kết nối giữa các đơn vị
sản xuất và các đơn vị tiêu đùng Trong mối liên hệ này, các đơn vị tiêu dùng đóng vai trò của nhà đầu tư còn các don vị sản xuất đóng vai trò người phát
hành chứng khoán dé huy động vốn hay nói theo cách khác, các đơn vị san xuất
đóng vai trò người ban còn các đơn vị tiêu dùng đóng vai trò người mua và hàng hod mua bán ở đây là các loại tai sẵn tài chính Như vậy, thị trường tài chính
chính là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu vốn mà trong hệ thống kinh tế vốn lại là một phạm trù bao trùm mọi yếu tố sẵn xuất kinh doanh, giữ vị trí to lớn trong
nên kinh tế Chính vì vậy, xét trong mối quan hệ với các loại thị trường khác trong hệ thống kính tế, thị trường tài chính chiếm vị trí khởi điểm cho các loại
thị trường Có tic dụng cung cấp phương tiện để hai thị trường kia hoạt động
Ngoài ra nó còn thang tính tổng hợp, tính phan ánh nhanh nhạy trạng thái, xu thé van động của các thị trường khác Chẳng hạn, thông qua chỉ số Dow-Joncs,
thông qua thị gid cổ phiếu người ta biết được xu thế thăng trầm của một ngày,
thậm chí cả nền kinh tế của một nước
Như vậy, biết rõ mối quan hệ giữa thị trường tài chính và các loại thị
trường khác, Nhà nước có thể ra sức củng cố và nắm chắc thị trường tài chính
Trang 9thì có thể giải quyết nạn khan hiếm về vốn và điều hành quản lý kinh tế thị
trường thông qua thị trường tài chính.
enti
1.2 Vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế thị trường:
Hình thành và phát triển thị trường tài chính là một yêu cầu cần thiết cho
nến kinh tế thị trường Thị trường tài chính đóng, vai tro quan trọng trong việcthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Vai trò của nó được thể hiện trên cácđiểm chủ yếu sau:
1.2.1! Thị trường tài chính đóng vai trò to lớn trong việc thu hút, huy động
các nguồn tài chính nhàn rỗi trong vã hội góp phan quan trọng tài trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế - vã hội:
Nhu chúng ta đã biết, vốn là tiền dé, là một yếu t6 cho hoạt đông sẵn xuất
kinh doanh cho nền kinh tế thị trường Sự thiếu vốn là một trong những trở ngại
chính, một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển nền kinh tê
của một đất nước Sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế đòi hai phải huy động
tối đa các nguồn lực tài chính vào sản xuất Thông qua các công cụ tài chính
phong phú, da dang và cơ chế hoạt động có hiệu qua, thị trường tài chính tao ra
một cơ chế lính hoạt, thuận lợi thu hút và chuyển giao các khoản tiền nhàn rỗi
bé nhỏ, phân tấn trong xã hội thành nguồn tài chính to lớn, thành vốn sẵn xuất
tài trợ kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Nó trở thành chiếc cầu
nối trực tiếp giữa dự trữ và đầu tu Hoạt động có hiệu quả của thị trường sẽ kích
thích giẩm bớt như cầu tiêu đùng cao, đành tiển vào đầu tư góp phần tài trợ cho
sự phát triển kinh tế - xã hội
Như vậy, thị trường tài chính thực hiện vai trò quan trọng trong việc dẫn
vốn từ những người đã để giành nhiều vốn, vì họ chỉ tiêu ít hơn thu nhập, tới
những người thiếu vốn vì họ muốn chỉ tiêu nhiều hơn thu nhập của họ:
Hình 2: Hệ thống tài chính quỏc gia
Trang 10Từ hình vẽ trên, sự tài trợ của thị trường tài chính đối với việc phát triển
nên kinh tế được thực hiện trực tiếp bằng cách các tác nhân kinh tế, hay nói
cách khác là các chủ thể kinh tế có dư thừa vốn đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ
cho các tác nhân kinh tế thiếu vốn như các doanh nghiệp, Chính phủ bằng việc
mua các chứng khoán của các tác nhân này Như vậy luồng tiền tệ vận động
dhẳng từ các tác nhân thừa vốn tới các tác nhân kinh tế thiếu vốn còn chứng
khoán vận động ngược chiều với luồng tiền tệ Nói cách khác, chứng khoán là
tài sản có đối với người mua chúng và là tài sản nợ đối với những người phát
hành chúng Do đó, nếu không có thị trường tài chính thì sẽ rất khó chuyển vốn
từ người không có cơ hội đầu tư sang người có cơ hội đầu tư Sự tồn tại của thị
trường tài chính cũng có lợi ngay cả khi người di vay không có mục đích kinh
doanh.
1.2.2! Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việcluân chuyển vốn và sự di chuyển vốn từ lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả sang
lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả:
Việc huy dong và sử dụng vốn trên thị trường tài chính diễn ra trên cơ sở
quan hệ cung - cầu và khi sử dụng bất kỳ nguồn vốn nào cũng đều phải trả giá
nhất định Điều đó buộc người cần vốn phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng
đồng vốn đó để lựa chọn các phương án tối ưu, lựa chọn hình thức và thời điểm huy động thích hợp để giảm chi phí hay giá cả cho việc huy động Hoat động
của thị trường tài chính cũng mở rộng kha năng cho người có tién nhàn rỗi có
thể tự đo lựa chọn hình thức và lĩnh vực bỏ tiền vào đầu tư để thu lợi Sự thuận
lợi trong việc mua đi, bán lại các chứng khoán tạo điều kiện đễ đàng cho người
có vốn có thể rút vốn từ nơi kinh doanh kém hiệu quả sang nơi kinh doanh có, hiệu quả hơn, tạo ra sự luân chuyển vốn một cách linh hoạt trong nền kinh tế.
1.2.3! Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng để thực hiện các chính
sách tiền tệ và chính sách tài chính của Nhà nước trong việc điều hoà các hoạt
động kinh tế - vã hội
Thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường, cơ chế hoạt
động của thị trường và hệ thống luật kiểm soát các mặt hoạt động của thị trường, Nhà nước có thể thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài
chính của mình Ví dụ, thông qua việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở bằng
việc bán hoặc mua các chứng khoán của Chính phủ có thể làm tăng hoặc giảm
dự trữ của ngân hàng Việc mua chứng khoán có tác dụng bơm thêm tiền vào
chu chuyển kinh tế, dẫn đến sự gia tăng sức mua xã hội, tác động đến sự tăng
trưởng kinh tế và ngược lại việc bán chứng khoán sẽ rút bớt lượng tiền khỏi lưu
thông dẫn đến sự thu hẹp sức mua xã hội Nghiệp vụ thị trường mở là một công
cụ quan trọng, lĩnh hoạt để Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ.
1.2.4/ Thị trường tài chính góp phần tạo điều kiện thuận lợi thu Init vốn
dau tit nước ngoài
Trang 11Ngày nay, việc hình thành và phát triển thị trường tài chính của một quốc
gia cung nằm trong xu thế của quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quốc gia hoà nhập với nền kinh tế
thế giới Việc hình thành thị trường tài chính tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
nước ngoài có thể bỏ vốn đầu tư mua cổ phiếu trực tiếp trên thị trường, có thể
(iến hành hoạt động mua, bán chứng khoán.
Phạm vi, mức độ hoạt động của các Nhà đầu tư nước ngoài một phần chủ
yếu phụ thuộc vào mô hình thị trường của nước sở tại (mô hình “đóng” hay mô
hình “mở”) và phụ thuộc vào sự điều chỉnh pháp luật của nước sở tại cho phép
nới long hay thu hẹp sự hoạt động của các nhà dầu tư nước ngoài
Vai trò của thị trường tài chính chỉ có thể phát huy khi thị trường tài chính
được hình thành trong những điều kiện kinh tế thích hợp và được xây dựng với
một cơ chế linh hoạt.
2 Cấu trúc của thị trường tài chính:
Thị trường tài chính rất phong phú, đa dạng Thời gian cung ứng, sử dụng
vốn từ thị trường hay nói rộng ra từ các nguồn tài chính rất khác nhau, đối tượng
giao dịch trên thị trường cũng được thể hiện dưới nhiều hình thức cụ thể khácnhau Mỗi người có thể từ phạm vi, góc độ nhất định để xem xét cơ chế hoạt
động và tính quy luật vận hành của một bộ phận hoặc một số bộ phận của thị trường tài chính với tư cách chúng như một loại thị trường tồn tại độc lập dưới
những tên gọi riêng khác nhau như thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường
chứng khoán Sự tồn tại của mỗi loại thị trường được xem xét có tính chất tương đối vì giữa các loại thị trường tài chính đó có mối liên hệ lẫn nhau với
những mức độ nhất định Dưới đây là một số loại thị trường tài chính chủ yếu : hiện nay:
2.1/ Thị trường tiền tệ
Thị trường tiên tệ là thị trường tài chính ngắn han, nơi gặp nhau của cung
và cầu về vốn ngắn hạn.
Đối tượng giao dịch trên thị trường này là các khoản vốn ngắn hạn hay
nói cách khác đi là các nguồn tài chính có thời gian sử dụng ngắn Chính vì tínhchất ngắn hạn đó cho nên thị trường này cung ứng các nguồn vốn có khả năngthanh toán cao và những người tham đự ít bị rủi ro Thị trường tiền tệ cũng có
thể chia làm hai loại:
al Thị trường giữa các ngân hàng: đây là thị trường đành cho các ngân
hàng và các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, Ngân hàng trung ương và
những người môi giới chuyên nghiệp giữa bên vay và cho vay.
bị Thị trường chứng khoán ngắn hạn: đây là thị trường mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn Có nhiều loại chứng khoán ngắn hạn khác nhau Quá
trình cải cách và phát triển thị trường tiền tệ ở các nước cũng nảy sinh nhiều loại
Trang 12chứng khoán mới Tuy nhiên hai loại chứng khoán được sử dụng phổ biến trên
thị trường tiền tệ của nhiều nước là chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng và tín
phiếu kho bạc Ngoài ra còn có nhiều loại chứng khoán ngắn hạn của các doanh
nghiệp, các tổ chức tài chính phi ngân hàng Song về cơ bản, thị trường chứng
khoán ngấn hạn gồm các loại hàng hoá chính sau đây:
- Tín phiếu kho bạc: đây là những công cụ vay nợ ngắn hạn của Chính
phủ với hạn kỳ thanh toán 3,6 và I2 tháng Thông thường chúng được thanh
toán một khoản định sẵn khi đến kỳ hạn thanh toán Việc thanh toán tiền lãi có
thể được thực hiện tại thời điểm tín phiếu đáo hạn (thanh toán cả gốc và lãi)
hoặc được thanh toán ngay khi mua tín phiếu (gọi là tín phiếu chiết khấu) Đôi
tượng mua tín phiếu Kho bạc tuỳ thuộc vào mục đích chi tiêu ngân sách, mục
tiêu thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia mà có thể được phát hành rộng rãi trực
tiếp ra công chúng hoặc được phát hành qua Ngân hàng Trung ương để bán lại
cho các tổ chức tham gia mua tín phiếu
- Giấy chứng nhận tiền gửi bán lại được của Ngân hàng: một giấy chứng
nhận tiền gửi là một công cụ vay nợ do Ngân hàng bán cho người gửi tiền Nó
thanh toán lãi hàng năm, hàng tháng, quý theo một khoản đã định như hợp đồng ghi và khi khi đến kỳ hạn thanh toán thì hoàn trả hết giá mua ban đầu,
giấy này có thể được chuyển nhượng cho người khác hoặc không được chuyển
nhượng tuỳ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia Hiện nay, công cụ này được các ngân hàng thương mại sử dụng rộng rãi như một công cụ cạnh tranh trong việc thu hút tiền gửi vào ngân hàng mình.
- Thương phiếu: thương phiếu là một công cụ vay nợ ngắn hạn do các
Ngân hàng thương mại và các công ty phát hành Thông thường các công ty
thường vay vốn của các ngân hàng thương mại nhưng sau đó họ dựa chủ yếu vào việc bán thương phiếu của họ cho các trung gian tài chính hay các công ty khác
để vay vốn tức thì tức là họ đã thực hiện một công việc tài chính trực tiếp
- Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận: những hối phiếu này được lập ra trong quá trình thương mại quốc tế và được dùng từ hàng tram năm nay Mot hối phiếu được ngân hàng chấp nhận là một hối phiếu ngân hàng (một sự hứa hẹn
thanh toán tương tự như mét tấm séc) do một công ty phát hành, sẽ được thanh
toán và được ngân hàng đảm bảo với một khoản lệ phí bằng cách ngân hàng đóng đấu “ đã chấp nhận” lên hối phiếu Công ty phát hành công cụ đó phải ký
gửi khoản tiền bắt buộc vào tài khoản của mình mở tại ngân hàng để đủ trả cho
hối phiếu Lợi ích cho công ty là ở chỗ hối phiếu đó có thêm khả năng đượcchấp nhận khi mua hang hoá ở nước ngoài vi nhà xuất khẩu ngoại quốc biết rằng
ngay cả trong trường hợp công ty mua hàng hoá đã phá sản thì hối phiếu ngân
hàng vẫn được thanh toán đầy đủ
2.2/ Thị trường vốn
Thị trường vốn, còn gọi là thị trường tài chính dai hạn là nơi diễn ra các
hoạt động giao dich mua bán quyền sử dung các khoản vốn dài hạn.
Trang 13Hàng hoá trên thị trường này là các chứng khoán trung hạn và dài hạn mà
chủ yếu là trái phiếu và cổ phiếu Như vậy, nói đến thị trường vốn, người ta liên
hệ ngay đến thị trường chứng khoán Giữa thị trường chứng khoán và thị trường vốn có liên quan chặt chế với nhau Trước hết theo nghĩa rộng, thị trường chứng khoán bao hàm thị trường phát hành và thị trường buôn bán chứng khoán (thị
®#ường cấp 1 và thị trường cấp 2) Với nghĩa rộng như vậy thì thị trường chứng
khoán và thị trường vốn là thống nhất với nhau Khi nói đến thị trường vốn
người ta đề cập hình thức giao dịch cụ thể, là cái biểu hiện bên ngoài của việc
mua, bán vốn Mặt khác theo nghĩa hẹp, thị trường chứng khoán là thị trường, mua, bán lại chứng khoán - thị trường buôn bán chứng khoán Với nghĩa đó, thị
trường chứng khoán được coi là một thị trường vốn có tính tổ chức cao.
Vì hàng hoá thị trường vốn là công cụ nợ và cổ phần với kỳ hạn thanh
toán trên 1 năm, nên chúng có đao động giá rộng hơn nhiều so với công cụ thị
trường tiền tệ và thị trường vốn được coi là lĩnh vực đầu tư thực sự có rủi ro.
al Cổ phiếu: là một loại chứng chỉ chứng minh quyền sở hữu hợp phápcủa người nắm giữ cổ phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành, tương ứng vớiphần vốn góp Hay nói cách khác, cổ phiếu là giấy chứng nhận việc đầu tư vốnvào công ty cổ phần Cổ phiếu có thể được đùng để thế chấp, chuyển nhượng,
mua bán, nó trở thành một công cụ chủ yếu của thị trường vốn Ở nhiều nước
khối lượng giao dịch cổ phiếu trên thị trường vốn là lớn nhất so với các công cụkhác Thông thường, cổ phiếu được chia ra làm hai loại
- Cổ phiếu thường (hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông): là cổ phiếu thông
dụng nhất của công ty cổ phần Nó mang lại cho các cổ đông quyền lợi thông
thường của công ty (bao gồm quyền lợi tài chính và quyền lợi chính trị) Mỗi cổ
phiếu thường thể hiện quyền sở hữu của cổ đông đối với tài san công ty Sốlượng cổ phiếu mà cổ đông nắm càng nhiều, quyền lợi sở hữu của anh ta đối với
tài sản của công ty càng lớn Cổ phiếu thường có thể có mệnh giá hoặc không có
mệnh giá Loại cổ phiếu thường không có mệnh giá là các cổ phiếu đặc biệt
đành cho các sáng lập viên của công ty, nó chỉ được hưởng lời sau khi tiền lời
thuần túy đã chia cho các cổ đông
- Cổ phiếu ưu đãi: cổ phiếu ưu đãi cũng thể hiện quyền lợi sở hữu trongmột công ty Tuy nhiên, nó được gọi là cổ phiếu ưu đãi vì những cổ đông nắmgiữ loại cổ phiếu này được hưởng một số ưu đãi hơn so với những cổ đông
thường như: được hưởng một mức lãi cổ phần riêng biệt có tính cố định hàng
năm được in trên cổ phiếu; được ưu tiên chia lãi cổ phần va phân chia tài sản
còn lại của công ty khi phá sản trước loại cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi cũng
có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá Một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá
thì cổ tức có thể được chia theo giá trị tuyệt đối bằng tiền hoặc theo tỷ lệ phần trăm dựa vào mệnh giá đó Một cổ phiếu ưu đãi không có mệnh giá thì cổ tức được công bố đơn giản bởi một con số trên mỗi phiếu do công ty phát hành ấn
định.
10
Trang 14+ Một công ty có thể phát hành một loại cổ phiếu thường nhưng có thể
phát hành nhiều loại cổ phiếu ưu đãi Việc phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi
khác nhau nhằm tạo nên sức hấp dẫn và phù hợp với tâm lý của các nhà đầu tư
Nếu một công ty cổ phần phát hành nhiều loại cổ phiếu ưu đãi, họ có thể chỉ định một loại là cổ phiếu ưu đãi thứ nhất, loại kia là cổ phiếu ưu đãi thứ hai hoặc
ho có thể gọi một loại là ưu đãi trước tiên, còn loại kia là ưu đãi thông thường
Điều này xác định quyền ưu tiên của loại này đối với loại kia trong việc phân
chia cổ tức hoặc phân phối tài sản, hoặc cả hai Ví dụ, cổ đông của loại cổ phiêu
ưu đãi thứ nhất sẽ được hưởng quyền nhận cổ tức trước khi những cổ đông có cổ
phiếu ưu đãi thứ hai được hưởng Ngoài ra, cổ phiếu ưu đãi còn được chia thành
các loại sau đây:
+ Cổ phiếu ưu đãi tham gia: để thu hút các nhà đầu tư, đôi khi một công
ty cổ phần phát hành cổ phiếu ưu đãi tham gia Điều đó có nghĩa là cổ đông ưu
đãi, ngoài việc hưởng cổ tức theo quy định, còn được hưởng quyển tham gia
cùng các cổ đông bình thường hưởng bất kỳ một khoản phân chia lợi nhuận nào
khác Việc tham gia được thực hiện theo một số cách nhất định tuỳ theo quy
định của từng công ty cổ phần
+ Cổ phiếu ưu đãi không tham gia: là loại cổ phiếu mà cổ đông chỉ đượchưởng cổ phần ưu đãi , ngoài ra không được hưởng thêm bất kỳ phần lợi nhuậnnào.
+ Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ: là loại cổ phiếu được hưởng một khoản lãi cổ
phần nhất định, nhưng trong trường hợp công ty chưa có khả năng thanh toán cổ
tức trong kỳ này, thì cổ tức đó sẽ được cộng dồn cho kỳ sau hoặc kỳ kế tiếp
+ Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ: là loại cổ phiếu được hưởng một khoản
lãi cổ phần nhất định, nhưng trong trường hợp công ty không có khả năng thanh
toán cổ tức trong kỳ thì lãi cổ tức kỳ đó sẽ bị huỷ bỏ và không được cộng dồn
vào kỳ tiếp theo.
+ Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi:là loại cổ phiếu cho phép chủ sở hữu
quyền chuyển đổi thành một loại chứng khoán khác, thường là cổ phiếu thường
của chính công ty đó sau một thời gian nhất định với một tỷ lệ định trước.
bị Trái phiếu: là một loại chứng khoán thể hiện cam kết của người phát
hành sẽ thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tương lai với một mức lãi cố định.
Trái phiếu được phát hành ở các thị trường vốn khác nhau bởi các tổ
chức công cộng như: các tổ chức đa quốc gia, các Chính phủ của một nước hay
chính quyền địa phương và các công ty Điều phân biệt trái phiếu với các hình
thức vay nợ khác là chúng có kha năng trao đổi Thông thường đối với một
khoản tiền cho vay, người cho vay phải phí vào sổ sách và lưu giữ cho đến khi
nào khoản nợ đó được thanh toán Đối với trái phiếu thì không nhất thiết người
đầu tư phải giữ lại nó cho đến tận khi đến hạn thanh toán, họ có thể bán lại cho
một người khác hay một tổ chức khác nếu có một thị trường thứ cấp hữu hiệu.
Lt eee
Trang 15Bằng cách này, trái phiếu tạo điều kiện vay dài hạn cho người phát hành trong
khi người cho vay vẫn có thể thu hồi vốn vào bất cứ lúc nào Trái phiếu bao gồm
các doại sau:
- Nếu xét theo hình thức phát hành, trái phiếu được phân thành 2 loại:
+ Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên người chủ sở hữu
trái phiếu trên bể mặt trái phiếu cũng như trên sổ người phát hành Đặc điểm
của trái phiếu vô danh là dé dàng chuyển nhượng, bất kỳ người nào có trái
phiếu trong tay đều có quyền hưởng lãi và quyền được thanh toán trái phiếu.
+ Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu ghi rõ họ tên và địa chỉ người chủ
sở hữu trái phiếu trên bể mặt trái phiếu và trong sổ nhà phát hành Ngược lại với trái phiếu ghi danh, loại trái phiếu này rất khó chuyển nhượng, trường hợp
bị mất có thể xin cấp lại Đến ngày nhận tiền lãi sẽ được đại lý công ty phát
hành gửi séc trả tiền lãi đó.
- Nếu căn cứ vào đối tượng phát hành, trái phiếu được phân thành trái
phiếu công ty và trái phiếu Chính phủ:
+ Trái phiếu công ty: là trái phiếu được phát hành bởi các công ty nhằm
huy động vốn để đầu tư phát triển Trái phiếu công ty có thể là trái phiếu ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn Nhưng thông thường, khi có nhu cầu vốn ngắn hạn
với khối lượng không lớn, công ty áp dụng các hình thức vay vốn qua Ngân
hàng thương mại hơn là phát hành trái phiếu ngắn hạn Trái phiếu công ty bao
gồm các loại sau:
e_ Trái phiếu có thể thu hồi: một số công ty quy định trong trái phiếu của
họ một điều khoản cho phép công ty mua lại trái phiếu trước khi đến hạn Thong
thường công ty chấp nhận tra cho người có trái phiếu theo giá gia tăng (lớn hơn mệnh giá) khi công ty muốn mua lại trái phiếu đó Loại trái phiếu này thường
được phát hành khi công ty có nhu cầu vốn khẩn cấp, do đó phải chào mời với
lãi suất cao hơn bình thường Do vậy, khí lai suất trên thị trường hạ thấp và nhu
cầu về vốn không còn nữa, công ty có thể thu hồi lại trái phiếu loại này và phát
hành trái phiếu mới với lãi suất thấp hơn.
e Trái phiếu có thể chuyển đổi: một trái phiếu có thể chuyển đổi tương
tự như cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi Trái phiếu chuyển đổi cho phép người
sở hữu nó được quyền chuyển sang một loại chứng khoán nhất định, có thể là cổ
phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường của công ty phát hành.
e Trái phiếu bảo đảm: để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu phát hành
cũng như những người đi vay khác, công ty thường đưa ra các tài sản làm bảo đảm cho các khoản vay Có ba loại trái phiếu được bảo đảm là: trái phiếu có tài
sản thế chấp, trái phiếu có tài sản cầm cố và chứng từ thế chấp tư liệu sản xuất.
e Trái phiếu không có bao dam: loại này thường được áp dụng ở công ty
lớn, có danh tiếng dựa vào uy tín của mình để phát hành không đưa ra một tài
sản gì làm vật bao dam.
12
Trang 16+ Trái phiếu Chính phủ và Chính quyền địa phương: đây là loại trái phiếu
do Chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích cân bằng
ngân sách, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tang và được đảm bao bằng ngân sách quốc gia Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu an toàn nhất hầu như
không có rủi ro vì có nguồn ngân sách bảo đảm cuối cùng Trái phiếu Chính phủ
thuộc thị trường vốn được chia thành:
e Trái phiếu kho bạc trung và dài hạn: là các công cụ có kỳ han dai hơn tín phiếu kho bạc, thường được phát hành từ 1 đến 10 năm đối với trái phiếu trung han và từ !0 đến 30 năm đối với trái phiếu dai hạn Các trái phiếu trung và đài hạn có mức lãi suất cố định và được trả lãi hàng năm.
e Trái phiếu chính quyển địa phương là những công cu nợ do chính
quyển địa phương và các cơ quan của ho phát hành để tai trợ cho các dự án và
nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương bao gồm: trái phiếu trách nhiệmchung, loại này được đảm bảo bằng năng lực thu thuế của chính quyền địa
phương, tiền để trả lãi và gốc lấy từ tổng thu nhập thuế; trái phiếu bảo đảm bằngthuế cụ thể, đây là loại trái phiếu được đảm bảo bằng một loại thuế nhất định và
trái phiếu thu nhập được đảm bảo bằng thu nhập từ dự án xây dựng
- Ngoài ra, nếu căn cứ vào lãi suất trái phiếu, có thể phân trái phiếu thành hai loại: trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất thả nổi.
cl Chứng chỉ quỹ đầu tut chứng khoán:
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư, được uỷ thác cho công ty quản lý quỹ quan lý và đầu tư phần lớn giá trị tài sản
của Quỹ vào chứng khoán.
Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán là một loại chứng khoán do công ty
quan lý đại diện cho một quỹ đầu tư chứng khoán phát hành, xác nhận quyền
hưởng lợi của người đầu tư đối với Quỹ Trường hợp Quỹ đầu tư được thành lập
theo mô hình công ty thì khi đó Quỹ đầu tư là một công ty cổ phần và quỹ được
phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho mục đích đầu tư
Chứng chỉ này có những đặc điểm tương tự như cổ phiếu thường, nhưquyền được hưởng lợi tức từ số vốn góp, quyên dược kiểm tra sổ sách của Quỹ nhưng khác với cổ phiếu thường ở chỗ không có quyền bỏ phiếu
Người nắm giữ chứng chỉ quỹ đầu tư được gọi là người thụ hưởng và vì
thế chứng chỉ quỹ đầu tư còn được gọi là chứng chỉ hưởng lơi
Tuỳ theo từng loại quỹ đầu tư khác nhau mà chứng chỉ quỹ đầu tư có
những đặc điểm riêng:
- Đối với quỹ mở: Người tham gia góp vốn đầu tư dược phép bán lại
chứng chỉ quỹ đầu tư cho chính quỹ đầu tư để thu hồi vốn Do vậy, chứng chỉ
quỹ đầu tư có tính thanh khoản cao
13
Trang 17~ Đối với quỹ đóng: Người tham gia góp vốn đầu tư không được phép rút
vốn bằng cách bán lại chứng chỉ cho quỹ mà chỉ có thể bán lại trên sở giao dịch
chúng khoán, đo vậy những chứng chỉ đầu tư loại này thường có tính thanh
khoan không cao.
- Tóm lại, có thể thấy rằng một đặc trưng quan trọng của thị trường tài chính
thể hiện ở chỗ chứng khoán là công cụ chủ yếu được sử dụng để giao dịch mua
bán trên thị trường Có nhiều loại chứng khoán khác nhau, mỗi loại chứng khoán có đặc trưng khác nhau về mức lãi suất và độ rủi ro Người phát hành cần
lựa chọn phát hành loại chứng khoán thích hợp để có thể thu hút được mục tiêu
thu gom vốn Đối với người đầu tư cần phải nắm được tính chất của từng loạichứng khoán để lựa chọn, quyết định đầu tư đúng vào loại chứng khoán thích
hợp đáp ứng được yêu cầu mong muốn dé ra
3 Đặc điểm hoạt động của thi trường tài chính
Mỗi một thị trường đều có những nguyên tắc hoạt động riêng Đối với thịtrường tài chính, sự vận hành của nó được dựa trên những đặc điểm chủ yếu sauđây:
3.1/ Về hàng hoá trên thị truong:
Xem xét hoạt động của thị trường tài chính có thể thấy rằng đối tượng
trước tiên trên thị trường này là một loại hàng hoá đặc biệt- hàng hoá đó là vốn.
Người bán ở đây là người có “dư thừa” tiền đem tiền nhượng di nhưng không phải với tư cách là tiền mà là nhượng đi đối với tư cách là vốn, nghĩa là một việc
nhượng vốn đi với tư cách là hàng hoá nhằm thu được khoản tiền lãi nhất định
Còn đối với người mua, cái mà họ cần cũng chính là vốn, họ muốn có thêm vốn.
để phát triển sản xuất kinh doanh
Thông thường trong khi bán, cái mà người bán thực tế nhượng đi là giá trị
sử dụng của hàng hoá Trong thị trường tài chính, cái mà người có tiền nhượng.
đi chính là quyền sử dụng khoản tiền với tư cách là vốn tức là quyền sử dụng
vốn và cái mà người mua cần mua cũng chính là mua quyền sử dụng vốn và
nhờ vào việc sử dụng vốn đó người mua thu được số lợi nhuận lớn hơn số lợi tức
phải trả cho người bán Như vậy có thể nói rằng, thực chất đối tượng mua bán
trên thị trường tài chính chính là mua bán quyền sử dụng vốn.
Giá cả của loại hàng hoá đó trên thị trường tài chính được thể hiện bằng
số tiền lãi mà người mua quyền sử dụng vốn trả cho người đã nhượng đi quyền
sử dụng vốn Tuỳ theo hình thức mua bán cụ thể mà giá cả của hàng hoá đó
được thể hiện dưới hình thức là tiền lời cho, lãi suất trái phiếu, hoặc là lợi tức cổ
phần Và như vậy, cũng tuỳ thuộc vào hình thức mua bán cụ thể giá cả của hàng
hoá đặc biệt đó được thoả thuận có tính chất xác định như lợi tức tiền vay qua
ngân hàng hay vay dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu hay tín phiếu kho bạc.
14
Trang 18Xem xét hình thức mua bán trên thị trường tài chính cho thấy người mua
quyên sử dụng vốn lại là người phát hành, người bán chứng khoán, còn người
bán quyền sử dụng vốn lại đóng vai trò người mua chứng khoán Ở đây đối với
người mua quyền sử dụng vốn thì chứng khoán là một khế ước mà người mua
vốn cam kết trả một chuỗi lợi tức trong tương lai cho người có vốn đã nhượng
để Chứng khoán được biểu hiện ra bên ngoài như một loại sản phẩm đặc biệt
của người cần vốn bán ra thị trường Người ta gọi đó là sẵn phẩm tài chính Còn
đối với người bán quyền sử dụng vốn thay vì số vốn đã nhượng đi người ta nhận được chứng khoán Và chứng khoán đó đã đưa lại cho họ quyền được hưởng
những khoản thu nhập nhất định dưới hình thức lợi tức Vì thế, người nhượng
quyển sử dụng vốn là người mua chứng khoán, cũng có thể nói họ là người mua
quyền hưởng những khoản thu nhập nhất định Đối với họ, chứng khoán được coi như một loại tài sản và được gọi là tài sẵn tài chính.
Trên thị trường tài chính còn diễn ra việc mua bán lại các loại chứng
khoán đã ban hành Người đã mua chứng khoán có thể nhượng bán lại cho
người khác Việc mua đi bán lại có thể diễn ra nhiều lần Tuy nhiên về cơ bản,
nó không làm thay đổi thực chất của sự việc Người mua chứng khoán vẫn là
người có dư thừa vốn nhường lại quyền sử dụng vốn đó trong một thời hạn hoặc
đài hoặc ngắn để được quyền hưởng những khoản lợi tức nhất định Đó là điều
cơ bản nhất Còn người bán lại chứng khoán vẫn là người cần vốn, chỉ có điều khác là người đó cần thu lại phần vốn của mình mà đã nhượng quyền sử dụng
cho người khác Để thực hiện điều này người có chứng khoán phải bán lại chứng
khoán của mình Vì thế quan hệ mua bán lại chứng khoán trên thị trường phan
ánh sự thay đổi chủ sở hữu chứng khoán, phản ánh sự dịch quyền được hưởng
các khoản lợi tức.
Từ những sự phân tích trên, có thể rút ra là thực chất việc mua bán hàng
hoa trên thị trường tài chính là mua bán quyền sử dụng vốn hoặc ngắn hạn hoặc
đài hạn hay nói cách khác đi là mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính, còn
đối tượng giao dịch cụ thể trên thị trường tài chính là các loại chứng khoán có
giá Nó cũng được coi là một thứ hàng hoá đặc biệt trên thị trường tài chính, mội
công cụ tài chính được sử dụng trên thị trường này Đây chính là đặc trưng cơ
bản của thị trường tài chính.
3.2/ Về tổ chức hoạt động của thị trường tài chính:
Như trên đã phân tích, xét về hình thức thị trường tài chính bao gồm thị
trường phát hành và thị trường mua bán lại Tại thị trường phát hành - thị trường
sơ cấp, các chứng khoán mới được phát hành lần đầu Việc nhượng báu các chứng khoán da được phát hành qua thị trường sơ cấp được thực hiện trên thị
trường mua bán lại - thị trường thứ cấp Mỗi loại thị trường đều có tính chât và
nội dung hoạt động khác nhau Chứng khoán muốn được giao dịch, mua bán
rộng rãi trên thị trường thứ cấp nhất thiết phải qua thị trường sơ cấp Nếu tổ
chức phát hành các cổ phiếu có giá trị cao ở thị trường sơ cấp thì việc mua bán
trên thị trường thứ cấp mới sôi động; nếu cổ phiếu được phát hành không có
chất lượng thì cổ phiếu đó không được giao dịch trên thị trường thứ cấp Song,
15
Trang 19những người muốn mua hay bán chứng khoán trên thị trường không trực tiếp
gặp nhau mà tiến hành giao dịch qua những trung gian môi giới Các công ty
„phát hành tất nhiên có thể tự làm công việc phát hành ra công chúng, nhưng
muốn để công chúng biết đến công ty nhiều hơn, hoặc muốn huy động được khối lượng vốn đúng thời hạn phải thông qua một tổ chức trung gian để bao
điêu toàn bộ hoặc một phần số chứng khoán được phát hành Hơn nữa, không
_ phải bất kỳ người đầu tư nào cũng có thể hiểu biết và phân tích được giá trị thực
sự của từng loại chứng khoán cũng như những biến động giá cả trong tương lai
của nó và nếu có làm được việc này thì chí phí giao dịch để tìm kiếm thông tin
là một vấn đề lớn Do vậy, việc mua bán chứng khoán trên thị trường tài chính
phải thông qua các nhà trung gian môi giới, ở đó những người môi giới chuyên
nghiệp với vốn kiến thức, hiểu biết và kinh nghiệm của mình và dựa trên các căn
cứ xác đáng khi đưa ra những phân tích chứng khoán sẽ giúp cho nhà đầu tư tránh bị nhầm lẫn hoặc bị lừa gạt Trên thực tế việc hoạt động qua trung gian trên thị trường tài chính được thực hiện thông qua các nhà trung gian môi giới
và các nhà kinh doanh chứng khoán:
- Các nhà trung gian môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng (các
nhà đầu tư) để hưởng hoa hồng, họ có thể cung cấp đầy các dịch vụ có liên quan
đến chứng khoán cho khách hàng (môi giới trọn gói) như đại điện cho khách
hàng để thương lượng mua hoặc bán chứng khoán, chỉ trả cổ tức cho khách
hàng, cung cấp thông tin tư vấn cho khách hàng Hoặc họ chỉ cung cấp một số
ít (môi giới từng phần) dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như là làm trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng hoặc chỉ làm đại điện cho người sở
hữu chứng khoán.
- Các tổ chức tham gia kinh doanh trên thị trường tài chính cũng là nhữngngười trung gian mua bán các loại chứng khoán trên thị trường, nhưng không -
phải cho khách hàng mà cho chính bản thân họ, bằng nguồn vốn đầu tư để
hưởng lợi từ chênh lệch giá.
Như vậy, có thể nói, đây chính là đặc điểm mang tính chất nguyên tắc
căn bản cho việc tổ chức và hoạt động của thị trường tài chính Nó đảm bảo các
chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thật, đảm bảo thị trường tài chính
hoạt động lành mạnh, liên tục ngày càng phát triển và bảo vệ được lợi ích củangười đầu tư, đồng thời nó cũng giúp các nhà đầu tư giảm thiểu được các chi phí
giao dich và chi phí thông tin để đạt được mục tiêu của mình.
3.3/ Phương thức định giá trên thị trường tài chính:
Giá cả của bất kỳ tài sản hoặc hàng hoá nào trên thị trường đều được xác
định bồi quan hệ cung cầu Đối với thị trường tài chính cũng vậy, mặc dù việc
định giá trên thị trường hoàn toàn do các nhà môi giới quyết định, nhưng không
ai có thể định giá các hàng hoá này một cách độc đoán, việc hình thành giá cả
của các loại chứng khoán cũng phải được dựa trên những nguyên tắc của thị
trường, tức là gid của một chứng khoán được xác định bởi các lực lượng cung và
cầu của loại chứng khoán có liên quan đồng thời cũng thể hiện tương quan cạnh
tranh piữa các công ty Trên thị trường sơ cấn, các nhà phát hành cạnh tranh với
16
Trang 20nhau để chứng khoán của mình khi phát hành ra thị trường được chấp nhận, các
nhà đầu tư tự do cũng cạnh tranh tự do lựa chọn các loại chứng khoán theo các
mục tiêu của mình Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu cũng cạnh tranh tự do
để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo
phương thức đấu giá - theo đó việc giao địch được thực hiện qua một cuộc đấu
giá giữa các nhà trung gian môi giới bên mua với nhau hoặc giữa các nhà trung
gian môi giới bên bán với nhau hoặc qua một cuộc thương lượng về giá giữa hai
bên mua và bán.
a Phương thức định giá cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường sơ cấp:
- Đối với trái phiếu:
* Vấn đề xác định lãi suất phát hành: Việc xác định lãi suất phát hành trái
phiếu Chính phủ được đựa trên một số cơ sở nhất định như: nhu cầu huy động
vốn của Chính phủ, khung lãi suất ngân hàng, tình hình biến động giá Trên thực tế, lãi suất trái phiếu Chính phủ được xây dựng dựa trên lãi suất của các loại trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn khác nhau, trong đó lãi suất tín phiếu kho
bạc được coi là lãi suất cơ bản phi rủi ro để xác định lãi suất Chính phủ mới
phát hành:
+ Lãi suất trái phiếu Chính phủ mới phát hành bằng lãi suất tín phiếu Kho
bac Nhà nước qua đấu thầu cộng ty lệ lạm phát ước tính
+ Lãi suất trái phiếu Chính phủ mua lại trước hạn phải cao hơn lãi suất
trái phiếu Chính phủ không mua lại có cùng thời điểm.
Đối với công ty, lãi suất trái phiếu được xác định trên cơ sở lãi suất của trái phiếu Chính phủ và mức độ tín nhiệm của công ty phát hành trái phiếu Do vậy, lãi suất trái phiếu của công ty sẽ bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ
cùng kỳ hạn cộng với phần trăm phụ phí đo lường mức độ tín nhiệm của tổ chức
phát hành.
* Xác định giá trái phiếu khi phát hành:
Thông thường trái phiếu được xác định theo ba hình thức là trái phiếu bán theo phương thức chiết khấu, trái phiếu bán theo phương thức ngang mệnh giá và phương thức cao hoặc thấp hơn mệnh giá:
+ Theo phương thức chiết khấu, giá bán trái phiếu được tính theo công
Trang 21MG: Mệnh giá trái phiếu
Ls: Lai suất trái phiếu (%) n: Kỳ hạn trái phiếu (năm)
Khi đến hạn trái phiếu được thanh toán bằng mệnh giá trái phiếu.
+ Theo phương thức ngang mệnh giá:
e Đối với trái phiếu thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn: Giá bán trái
phiếu bằng 100% mệnh giá, số tiền thanh toán trái phiếu khi đến hạn được tính
theo công thức:
T=MGX(1+Ls)"
Trong đó:
T: Tổng số tiền (gốc, lãi) được thanh toán
MG: Mệnh giá trái phiếu Ls: Lãi suất trái phiếu (%/năm) n: Kỳ hạn trái phiếu (năm)
e Đối với trái phiếu thanh toán lãi định ky: Giá bán trái phiếu bằng
100% mệnh giá, tiền lãi trả định kỳ được tính theo công thức sau:
L=MG x Ls/k Trong đó:
L: Số tiền lãi thanh toán định kỳ
MG: Mệnh giá trái phiếu
Ls: Lai suất trái phiếu (%/nam)
k: Số lần thanh toán lãi trong | năm
Khi đến hạn, người sở hữu trái phiếu được thanh toán số tiền gốc bằng
mệnh giá trái phiếu và số tiền lãi của kỳ thanh toán cuối cùng
+ Bán trái phiếu theo hình thức cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá: Trong
trường hợp này, chủ thể phát hành có thể ấn định lãi suất thanh toán định kỳ trước Đồng thời thương lượng với nha bảo lãnh hoặc tổ chức đấu thâu để xác
định lãi suất phát hành trái phiếu Nếu lãi suất phát hành cao hơn lãi suất thanh
toán định kỳ thì giá trái phiếu được bán ra thấp hơn mệnh giá và ngược lại khilãi suất phát hành thấp hơn lãi suất thanh toán định kỳ thì trái phiếu được hán ra
với giá cao hơn mệnh giá.
18
Trang 22k: Số lần trả lãi trong năm
Ls: Lãi suất phát hành (%/nam)
n: Số kỳ trả lãi trong cả kỳ hạn trái phiếu (n = k x kỳ hạn trái phiếu)
L: Số tiền lãi thanh toán định kỳ, được tính bằng công thức:
L=MG xLc#k, trong đó Le là lãi suất thanh toán định kỳ.
- Đối với cổ phiếu: Khi thực hiện việc xác định giá cổ phiếu, người ta
dùng nhiều nhân tố khác nhau và các phương pháp đánh giá khác nhau để xemxét và lựa chọn Tuy nhiên có 2 phương pháp thông thường để xác định giáchứng khoán:
+ Định giá trên cơ sở lợi nhuận: Phương pháp định giá cổ phiếu trên cơ sở
lợi nhuận được xem là phương pháp so sánh tỷ số lợi nhuận trên vốn hay phương
pháp dựa trên tỷ số giá trên thu nhập Để áp dụng phương pháp này, công ty.
phát hành cần phải lựa chọn một công ty khác có cổ phiếu được giao dịch rộngrãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương tự như cổ phiếu
cần định giá Khi đó, giá của cổ phiếu sẽ được xác định bằng cách lấy thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu cần định giá nhân với tỷ lệ giá/ thu nhập của công ty
được lựa chọn.
+ Định giá dựa trên giá trị tài sản ròng: Theo phương pháp này, giá cổ
phiếu được xác định như sau:
Giá cổ phiếu=Tài san có ròng+Giá trị lợi thế/Tổng số cổ phần dự định phát hành
Trong đó:
Tài sản có ròng = tài sẵn có thực - Vốn nợ
Tài sản có thực là tài sản có trên bảng cân đối kế toán trừ đi các
khoản bất khả kháng như nợ khó đòi.
Giá trị lợi thế thường được tính thêm tuỳ thuộc vào danh tiếng uytín của công ty
bị Dinh giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp:
19
Trang 23Trên cơ sở quan hệ cung cầu của một loại chứng khoán nhất định trên thị
trường, dựa vào kinh nghiệm cũng như kết quả phân tích, các trung gian môi
giới có trách nhiệm xác định giá của chứng khoán tại từng thời điểm Thông
thường có hai phương thức định giá chứng khoán trên thị trường:
s - Phương thức đấu giá theo giá: Theo phương thức này, các trung gian môi giới sẽ đóng vai trò là người tạo lập thị trường đưa ra mức giá chào mua hoặc chào bán cho các chứng khoán được tiến hành giao dịch Các nhà đầu tư
mua, bán các chứng khoán bằng cách lựa chọn mức giá tốt nhất đối với họ và
tiến hành giao dịch với các nhà tạo lập thị trường Giá cả xác định thông qua việc cạnh tranh giữa các nhà tạo lập thị trường Thu nhập của các nhà tạo lập thị trường là chênh lệch giữa các giá chào bán và các giá chào mua.
- Phương thức đấu giá theo lệnh: Các lệnh mua, bán của các nhà đầu tư
thông qua các trung gian môi giới sẽ được tập trung và so khớp tại một thời
điểm nhất định (hoặc liên tục) để xác định ra mức giá thoả mãn cả bên mua và
bên bán Lệnh đặt của các nhà đầu tư được so khớp mà không cần có các nhà tạo lập thị trường Giá cả được xác định thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà đầu
tư Các trung gian môi giới nhận phí hoa hồng từ khách hàng của họ trả cho việc
moi gidi.
3.4/ Tinh công khai trên thị truong:
Tất ca các hoạt động trên thị trường tài chính đều phải dam bảo tính công
bằng, công khai và minh bạch Các thông tin về giao dịch các loại chứng khoán
như giá chứng khoán, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, số lượng và giá cả
từng loại chứng khoán đã mua bán đều được thông báo một cách công khai trên thị trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng Điều kiện tiên quyết để -
việc công khai hoá thông tin có hiệu quả là bản thân các nhà đầu tư và các chủ
thể có chứng khoán được giao dịch phải nhận thức được đầy đủ về tầm quan
trọng của việc công khai hoá các thông tin, sự tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên
tắc, các quy định về kế toán, kiểm toán; sự tin tưởng của công chúng vào cáctrung gian tài chính và sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đạichúng.
Vì chứng khoán là các hàng hoá đặc biệt, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các hàng hoá thông thường, mà phải dựa trên cơ sở các thông tin có liên quan Vì vậy, thị trường tài chính phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công hố thông tin tốt Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có
nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời các thông tin có liên quan đến
tổ chức phát hành, tới đợt phát hành Công bố thông tin được tiến hành khi pháthành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất
Đặc điểm này nhằm bảo vệ người đầu tư, song đồng thời nó cũng hàm ý
nghĩa rằng, một khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì
sẽ giúp người đầu tư tìm được quyết định đầu tư đúng đắn cho mình
4 Quốc tế hoá thị trường tài chính:
20
Trang 24oàn cầu hoá thị trường tài chính là quá trình biến các thị trường quốc gia
về | sản phẩm, hay | dịch vụ tài chính thành 1 thị trường quốc tế duy
nhất trên thực tế.
— Mặc đầu diễn ra không đồng đều giữa các nước, song đây là xu thế khách
quan lâu dài, bao quát va chi phối toàn bộ đời sống kinh tế - tài chính - tiền tệ
quốc gia Nõ đã diễn ra suốt nửa thế kỷ qua và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai
Việc quốc tế hoá ngày càng tăng của các thị trường tài chính đã trở thành một xu thế quan trọng Trước những năm 1980, các thị trường tài chính Mỹ lớn
hơn các thị trường tài chính ở bên ngoài rất nhiều, nhưng trong những năm gần
đây, sự ngự trị của các thị trường tài chính Mỹ đang biến mất Sự tăng trưởng
ngoạn mục của các thị trường tài chính nước ngoài là kết quả của sự tăng mạnh
trong việc góp vốn tiết kiệm ở các nước ngoài như Nhật Bản và của việc sửa đổi
điều hành đối với thị trường tài chính ở nước ngoài , điều đó giúp các thị trường
này có thể mở rộng các hoạt động của mình Các công ty Mỹ, các ngân hàng
Mỹ ngày nay có nhiều khả năng hơn trong việc đặt quan hệ với các thị trường
vốn quốc tế để tăng lượng vốn cần thiết, trong khi các nhà đầu tư Mỹ thường tìm
kiếm những cơ hội đầu tư ở nước ngoài Tương tự như vậy, các công ty và các
ngân hàng nước ngoài tăng lượng vốn nhận từ Mỹ, trong khi những người nước
ngoài đang trở thành những nhà đầu tư quan trọng ở Mỹ Theo điều tra của
Ngân hàng thanh toán thế giới, số ngoại tệ buôn bán có thể kiểm tra được ở mội
vài nước là Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Hồng Kông, Singapore và Úc năm 1995 lên tới
trung bình 1.300 tỷ USD/ ngày so với 10-20 tỷ USD/năm 1973 Trong khi đó,
buôn bán hàng hoá và dịch vu trên toàn thế giới là 5.000 tỷ USD vào năm 1995,
chỉ bằng 1% buôn bán ngoại tệ Buôn bán ngoại tệ phát triển mạnh một phần
nhỏ do buôn bán hàng hoá và dịch vụ tăng nhanh nhưng phần lớn là do sự phát
triển của các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng mua bán
tương lai
- Công cụ tài chính truyền thống trong thị trường trái phiếu quốc tế được
gọi là trái phiếu nước ngoài, một loại trái phiếu được bán ra nước ngoài theo
đồng tién của nước đó Day là một công cụ tài chính quan trọng trong thị trường
vốn quốc tế từ nhiều thế kỷ nay Điển hình là trái phiếu Châu Âu, một trái phiếu
được gọi tên đơn vị theo đồng tiền khác với đồng tiền của nước mà nó được bán
ra, ví dụ trái phiếu được gọi tên theo đồng USD bán tại London.Hiện nay, trên
80% lượng phát hành mới trên thị trường trái phiếu quốc tế là trái phiếu Châu
Âu và thị trường cho các chứng khoán này đã tăng trưởng tăng nhanh, đạt tốc độ
hàng năm 40% kể từ 1980 Với những phát hành mới của đồng trái phiếu Châu
Âu trong khoảng xấp xỉ 200 tỷ USD một năm, thị trường trái phiếu Châu Âu đã
vượt thị trường trái phiếu công ty Mỹ và được xem như một nguồn vốn mới.
Quá trình chứng khoán hoá diễn ra ngày càng gia tăng Chẳng han mot
doanh nghiệp có thể mượn dài hạn ngân hàng với lãi suất cố định thấp (do uy
tín làm ăn) có thể trái hoá số nợ của mình đem bán cho người có nhu cầu, ngược
lại họ mua trái phiếu với lãi suất thay đổi theo tốc độ lạm phát nếu lúc thời điểm
cần dùng lãi suất thay đổi thấp hơn lãi suất đóng cứng, một hình thức trao đổi
21
rợc
Trang 25nợ Nợ do ngân hàng cho vay ra cũng có thể trái phiếu hóa đem bán đi nếu như
ngân hàng chỉ muốn làm trung gian, hoặc nếu cần tiền mặt hoặc thấy là nợ khóđòi, có khi giá chỉ còn dưới 10% Đây chính là biện pháp Mỹ giúp giải quyết
khủng hoảng ở Mêxico năm 1994 bằng cách Chính phủ Mỹ mua lại nợ của
Mêxico và đem bán dưới đạng trái phiếu có bảo đảm của Bộ Tài chính Mỹ, được
gọi là trái phiếu Brandy.
- Cho đến rất gần đây thị trường cổ phiếu Mỹ là thị trường cổ phiếu lớnnhất trên thế giới Nhưng các thị trường cổ phiếu nước ngoài cũng đang phái
triển với ý nghĩa quan trọng Hiện nay, Mỹ không phải luôn là nước dẫn đầu:
bắt đầu từ giữa những năm 1980, giá trị cổ phiếu được mua bán ở Nhật đã vượt
nhiều lần giá trị các cổ phiếu được mua bán ở Mỹ Lợi nhuận tăng lên trong các
cổ phiếu nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các quỹ tương trợ ở Mỹ
chuyên môn hoá trong việc buôn bán ở các thị trường cổ phiếu nước ngoài Nay
những nhà đầu tư Mỹ không chỉ chú ý tới chỉ số trung bình công nghiệp Dow
Jones mà còn tới các chỉ số cổ phiếu cho các thị trường cổ phiếu nước ngoài như
chỉ số trung bình Nikei và chỉ số cố phiếu London
Việc quốc tế hoá các thị trường tài chính đang có tác dung sâu sắc đối với các nước Các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trong bối cảnh quốc tế
ngày càng mạnh, vấn dé vừa hợp tác vừa cạnh tranh trên thế giới diễn ra trên
nhiều cấp độ Ngày nay, thị trường chứng khoán không chỉ có mặt ở các nước
công nghiệp phát triển lâu đời mà nó còn xuất hiện và có vị trí đáng kể ở nhiều
nước đang hoặc mới phát triển, trở thành kênh quan trọng để lưu thông vốn Có
những thị trường chứng khoán chưa lâu đời nhưng đã phát triển, có ảnh hưởng
nhất định trên thị trường tài chính quốc tế như Singapore, Hồng Kông, Mêhicô,
ấn độ, Chi Lê, và thậm chí có những thị trường đã trở thành trung (4m lài
chính tiền tệ quốc tế (Singapore, Hồng Kông) Sự nở rộ các của thị trường tài chính thế giới và các công cụ hoạt động trên đó đã đóng góp vào quá trình phát
triển sản xuất kinh doanh toàn cầu, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá phát triển
theo hướng tích cực của nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á.
II.KINI NGHIỆM CUA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIEN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH:
Thực tế quá trình phát triển kinh tế của các nước đi trước đã cho thấy thị
trường tài chính đóng một vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ các dòng di chuyển
vốn và phân bổ các nguồn lực Chính vì thế, thị trường tài chính có những đóng góp vô cùng to lớn vào tăng trưởng kinh té và phát triển xã hội trên tổng thể nói chung Việc hình thành và phát triển thị trường tài chính là điều tất yếu trên con
đường đi tới một nền kinh tế thế giới hiện đại Nhận rõ vai trò sống còn của thị
trường tài chính trong việc huy động vốn, tăng trưởng kinh tế là một yêu cầukhách quan cho bất kỳ một công cuộc cải cách kinh tế nào, các nước trên thếgiới đã rất nỗ lực để từng bước thành lập các thị trường tài chính trong nước để
có thể bắt kịp và hoà nhập được với thị trường tài chính thế giới Tuy mức độ xây dựng và phát triển thị trường tài chính ở các nước khác nhau, tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh cụ thể của từng nước nhưng thực tế hoạt động của thị trường tài chính
22
Trang 26ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Dai Loan, Singapore, Thái Lan
chỉ rõ: muốn xây dung thị trường tài chính cần phải tập trung vào các vấn dé có
bản sau:
-OL Tao nguồn hàng hoá phong phú cho thị trường tài chính:
- Về thị trường trái phiếu: Theo kinh nghiệm của các nước, trái phiếu là
loại hàng hoá rất được các nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường tài chính quan
tâm Một trong những nước có thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu Chính
phủ phát triển phải kể đến là Trung Quốc Thị trường trái phiếu Trung Quốc có
một đặc điểm nổi nhất là thị trường xuất phát từ nền kinh tế tập trung theo cơ
chế kiểm soát phân bổ tín dụng, đang chuyển sang cơ chế thị trường, do đó Việt
Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc.
Trung Quốc bat đầu phát hành trái phiếu xây dung đất nước từ những năm
50 và phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ đầu những năm 80 nhưng việc phát
hành trái phiếu chỉ phát triển mạnh kể từ năm 1984, cả về khối lượng lẫn chủng
loại, chủ yếu là do các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp cổ phần hoá
phát hành Đặc biệt, từ năm 1987 khi Trung Quốc ban hành Quy chế trái phiếu
công ty thì việc phát hành trái phiếu công ty được phát hành thống nhất, do vậy
sô lượng trái phiếu ngày càng tăng Cụ thể , tổng số phát hành trái phiếu năm
1981 là 48,7 triệu ND tệ, năm 1985 là 65,6 triệu, đến năm 1994 tổng số trái
phiếu phát hành lên tới hàng ngàn tỷ Riêng trái phiếu Chính phủ cúng bất đầu
phát triển mạnh từ năm 1987 Nếu trong năm 1991 số lượng trái phiếu Chính
phủ mới phát hành khoảng 4 tỷ ND tệ thì năm 1998 số này lên tới 100 tỷ và đến
năm 1998 là 400 tỷ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường trái phiếu Trong
năm 1999, Bộ Tài chính Trung Quốc phát hành thêm 100 tỷ tệ và năm 2000 dự
kiến phát hành 100 tỷ tệ để tài trợ cho chương trình chi tiêu xây dựng cơ sở ha
tầng nhằm ngăn chặn sự suy giảm hơn nữa trong nền kinh tế.
Trái phiếu Chính phủ Trung Quốc được phát hành để niêm yết đều được
phát hành và phân phối lúc đầu theo biện pháp hành chính Tuy nhiên, năm
1991 Bộ Tài chính Trung Quốc bat đầu thử nghiệm phát hành trái phiếu theo
hình thức tổ hợp bảo lãnh phát hành Năm 1993 đã xảy ra trường hợp nhóm bảo
lãnh phát hành không bán hết được số trái phiếu Chính phủ theo yêu cầu do gặp
phải cạnh tranh từ thị trường cổ phiéu đang phát triển mạnh và do lãi suất mot
số trái phiếu đoanh nghiệp ( chưa được phát hành chính thức ) cao hơn nhiều so
với trái phiếu Chính phủ Trước tình hình đó, Chính phủ buộc phải quay về với
chính sách phân phối theo biện pháp hành chính Đến năm 1994, Chính phủ lại
bắt đầu thử nghiệm các hình thức phát hành mới, theo đó kết hợp hài hoà giữa
hình thức phát hành theo bảo lãnh với các hình thức cũ nhằm thoả mãn tất cả
mọi đối tượng từ những người còn chưa tin tưởng vào hình thức bảo lãnh tới
những người đã sắn sàng chấp nhận chúng Trái phiếu Chính phủ Trung Quốc
được phát hành với kỳ hạn 3 năm hoặc đài hơn theo sự thoả thuận của người
mua trái phiếu và lãi suất tương đương với lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn ở
ngân hàng Từ năm 1996, Trung Quốc đã có cải tiến phương thức bảo lãnh phát
hành kết hợp với đấu thầu theo lãi suất và khối lượng trái phiếu theo hướng thị
23
là
Trang 27áp các mục tiêu: bù đắp thiếu hụt ngân sách, nhu cầu huy động
dựng các công trình trọng điểm và nhu cầu khối lượng trái phiếu Chính
phủalế han phải thanh toán Ngoài ra, tuy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội
trong năm, Bộ Tài chính có thể phát hành thêm loại trái phiếu định hướng Loại trái phiếu này thường có thời hạn dài và bán cho một số đối tượng các Nhà đầu
có tổ chức, có nhiều vốn, có khả năng cho Chính phủ vay dài hạn Trong công
cuộc cải cách kinh tế, ngoài việc phát hành trái phiếu trong nước, Trung Quốc
còn thực hiện chương trình phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài Thị
trường được Trung Quốc chú trọng nhất là Nhật Bản Vì vậy, lần đầu tiên vào
năm 1989 Trung Quốc phát hành trái phiếu ở Nhật Bản bằng đô la Mỹ rất thành
công, sau đó tiếp tục phát triển ở Nhật Bản bằng đồng đô la và cả đồng Yên
Nhat, sau đó phát hành trái phiếu tại Vương Quốc Anh và Mỹ
Như vậy, có thể thấy kinh nghiệm của Trung Quốc khi phát hành trái
phiếu là:
+ Đa dạng hoá các hình thức phát hành trên cơ sở kết hợp hài hoà các
hình thức phù hợp trong từng thời kỳ nhất định Theo đó, nên phát hành theo
hình thức bảo lãnh và đấu thầu các loại chứng khoán phi vật chất để tránh các
hiện tượng làm giả và tiết kiệm được chi phí in ấn.
+ Thời hạn trái phiếu phải đủ dai và lãi suất trái phiếu phải được xác định
dựa trên các căn cứ : lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư, lãi suất cho vay trên thị
trường liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu của ngân hàng Trung ương và lãi suất trái phiếu Chính phủ đang lưu thông có cùng thời hạn thanh toán.
+ Khi phát hành trái phiếu ra nước ngoài:
e Phải dựa vào sự giúp đỡ của một vài công ty chứng khoán lớn có
quan hệ tốt, có kinh nghiệm điều hành và có uy tín trên thị trường quốc tế Dây
là yếu tố tâm lý lớn ảnh hưởng đến các nhà đầu tư
e Phải xây dựng và duy trì được lòng tin của khách hàng qua việc trả
lãi trái phiếu và giữ giá trái phiếu ổn định.
e Lai suất trái phiếu nước ngoài phải dựa vào tình hình thị trường Dot đầu tiên phát hành bao giờ cũng phải chịu lãi suất cao hơn một chút so với lãi suất trên thị trường Dựa vào những kinh nghiệm trên, Trung Quốc đã huy động
được khối lượng tiền vốn rất lớn cho nền kinh tế và tạo điều kiện cho thị trường
chứng khoán của Trung Quốc phát triển mạnh
- Về cổ phiếu: Nhằm tăng khả năng cung cấp hàng hoá cho thị trường
chứng khoán, các nước ở Châu A déu áp dụng hai biện pháp chính:
+ Khuyến khích các công ty có đủ diéu kiện dang ký cổ phần trên thị
trường:
Triều Tiên, Đài Loan và Thái Lan đã thực hiện nhiều ưu đãi về thuế như
giảm thuế đối với các công ty có cổ phiếu niêm yết để khuyến khích các công ty
24
Trang 28coy im
oe
có đủ điều kiện niêm yết chứng khoán trên thị trường Dac biệt ở Triều Tiên,
nhiều biện pháp mạnh mé để khuyến khích dang ký cổ phần đã được thực hiện
từ những năm 1970 Các biện pháp này được thực hiện dưới hình thức ưu đãi vềthuế, về vay ngân hàng và đưa vốn nước ngoài vào các xí nghiệp công Nhiều
nước mới đây đã thành lập thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung
«OTC) để khuyến khích các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng Những
ví dụ mới đây nhất là thị trường OTC đã được thành lập ở Triều Tiên tháng 4/87,
ở Singapore và ở Inđônêxia vào tháng 10/88 Trung Quốc là nước có một số lượng lớn các công ty chi nhánh ở nước ngoài, do tâm lý gia đình còn khá nặng
nề nên họ rất ngại công bố thông tin của mình, đây là một trở ngại lớn trong việc khuyến khích đăng ký trên thị trường Chính phủ Trung Quốc trong nhiều
năm liên tục đã dùng nhiều các biện pháp hỗ trợ thậm chí là cả các biện pháp
hành chính để thay đổi thái độ của các doanh nghiệp và khuyến khích họ lựa
chọn phương thức tăng vốn qua thị trường chứng khoán Bởi vì có thể thu hút
được vốn với chi phí tương đối thấp thông qua phát hành cổ phiếu qua thị trườngchứng khoán nên thời gian qua xu hướng đăng ký để niêm yết giao dịch trên thị
trường đã được các nước nêu trên áp dụng ngày càng nhiều.
+ Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các xí nghiệp quốc doanh và kết hợp
đồng thời với việc đăng ký niêm yết trên thị trường:
Ở tất ca các nước gần day đã thực hiện rộng rãi việc cải cách toàn bộ hay
từng phần các doanh nghiệp Nhà nước Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà
nước kết hợp đồng thời với việc đăng ký cổ phiểu trên thị trường đã cho phép
tăng tương ứng số lượng chứng khoán cung cấp và số lượng cổ đông, điều đó
thúc đẩy sự hoạt động phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và thịtrường tài chính nói chung Ở Triều Tiên, theo chương trình của Chính phủ được
đưa ra từ năm 1987, phong trào cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước được
thực hiện suốt từ đó đến nay Và kết quả của việc bán cổ phần của các công tysản xuất thép và điện lực đã làm số cổ đông tăng lên 2,5 triệu Hiện tại, Triều
Tiên đang dự định tư nhân hoá 5 công ty lớn nữa trong tương lai Tháng 8/1989,
Malaixia cũng đã thông qua chương trình cổ phần hoá 246 doanh nghiệp nhà
nước lớn, và cuối năm 1990 công ty điện thoại công cộng đã được cổ phần hoá
và đăng ký cổ phiếu trên thị trường Thái Lan gần đây cũng đã bắt đầu cổ phần
hoá một phần các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Chính phủ, trong khi Philipin cũng tiến hành những chính sách tương tự đối với ngành hàng không.
Và cuối cùng là Trung Quốc, trong vòng thập kỷ qua cũng đã tiến hành mạnh
mẽ công cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước Theo thống kê mới nhất của Bộ
Tài chính Trung Quốc, tính đến tháng 7/99, Trung Quốc có 237.357 doanh
nghiệp Nhà nước, giảm 40.000 doanh nghiệp so với năm 1997 ( do sáp nhập,
phá sản, giải thể hoặc cổ phần hoá), trong đó có 9.357 doanh nghiệp lớn, 33.000
doanh nghiệp loại vừa và 195.000 doanh nghiệp nhỏ Số doanh nghiệp Nhà nước
chỉ chiếm 17% tổng số doanh nghiệp ở Trung Quốc Về cơ bản, kinh nghiệm
của tất cả các nước trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đều xác
định:
25
Trang 29Cải cách thể chế quản lý truyền thống, xây dựng cơ chế quản lý mới
thích ứng với thị trường, hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp, cân bằng giữa
sở hữu và kinh doanh Do vậy, từ năm 1994, các doanh nghiệp lớn và vừa của
Trung Quốc đã tích cực chuyển thành các công ty hoạt động theo Luật công ty.
e° Đổi mới tổ chức doanh nghiệp, thành lập các tập đoàn, diéu chỉnh
quả kinh tế Nhà nước thích ứng với nền kinh tế thị trường Nó không phải là sởhữu công hay tư mà là sở hữu hỗn hợp giữa công và tư
2 Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại để thúc đấy sự phát
triển hoạt động của thị trường tài chính:
Ngân hàng thương mại có vai trò quan trong trong quá trình hình thành
và phát triển thị trường chứng khoán tại các quốc gia Thông thường, thị
trườngchứng khoán chỉ phát triển trên cơ sở của một hệ thống các định chế tài
chính trung gian đã phát triển, trong đó ngân hàng thương mại đóng một vai trò
quan trọng Đây là một loại định chế tài chính truyền thống ở hầu hết các quốc
gia phát triển Nó phục vụ cho một số lượng rất lớn các nhà đầu tư công chúng
và doanh nghiệp cần vốn Nó huy động những nguồn vốn tiền gửi và tiền tiết
kiệm chiếm tỷ lệ cao nhất và danh một bộ phận khá lớn những nguồn vốn này
để đầu tư vào các loại chứng khoán, để cho vay và cung ứng cho những loại dịch
vụ thanh toán trên thị trường chứng khoán Ngân hàng thương mại có thể tham gia vào hoạt động của thị trường chứng khoán với các nghiệp vụ sau:
+ Ngân hàng thương mại với các nghiệp vụ trung gian trên thị trường tài chính: là một định chế trung gian tích cực nhất trong lĩnh vực kinh doanh tiền
tệ, ngân hàng thương mại tham gia trên thị trường chứng khoán với tư cách là
nhà đầu tư và nhà tài trợ cho nghiệp vụ đầu tư chứng khoán, do đó nó góp phần cực kỳ quan trọng trong hoạt động trung gian trên thị trường tài chính Nghiệp
vụ trung gian bao gồm nhiều hoạt động mà ngân hàng có thể tham gia với tư
cách của một công ty chứng khoán: Nghiệp vụ môi giới chứng khoán, nghiệp
vụ tư vấn, nghiệp vụ đại lý, bảo lãnh, phát hành chứng khoán, nghiệp vụ đăng
ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán Với nghiệp vụ đầu tư chứng
khoán, ngân hàng thương mại có thể sử dụng các khoản vốn huy động để thường xuyên tham gia thị trường chứng khoán bằng cách mua các loại cổ phiếu và trái
phiếu Để tham gia các nghiệp vụ này, trên thế giới có hai mô hình:
© Mô hình chuyên doanh: ( Mỹ, Nhat, Canada, Hàn Quốc): theo mô hình
này, các ngân hàng chỉ được phép kinh doanh tiền tệ còn việc kinh doanh chứng
26
Trang 30khoán phải do các công ty chứng khoán độc lập đảm nhận nhằm giảm bớt rủi ro
_ gây ra cho hoạt động ngân hang
gx.
œ Mô hình đa năng (Đức, Châu Âu lục dia va chau Uc): theo mô hình
này, các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh cả tiền tệ và chứng
e khoán Mô hình này được chia làm hai loại: Loại da năng một phần: Các ngân
hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty độc lập tách rời:
loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kính doanh chứng khoán bên cạnh
việc kinh doanh tiền tệ
+ Ngân hàng thương mại với nghiệp vụ huy động vốn trên thị trường
chứng khoán: ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh cũng cần có vốn
để hoạt động Vốn của ngân hàng có thể hình thành nhiều nguồn Một nguồnvốn quan trọng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là huy
động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái
phiếu để huy động vốn từ công chúng Khi thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng
thương mại là những người cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán.
Xác định được tầm quan trọng then chốt của hoạt động ngân hàng trên thị trường chứng khoán, các nước trên thế giới và trong khu vực đã rất tích cực
trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm hoàn thiện và nâng cấp hoạt
động một cách hữu hiệu và lành mạnh các nghiệp vụ ngân hàng trên thị trường
chứng khoán Có thể đề cập đến một số kinh nghiệm của Trung Quốc như sau:
Mặc dù Trung Quốc đã đi trước Việt Nam trong công cuộc cải cách kinh
tế theo định hướng thị trườngcó sự điều tiết của Nhà nước, quá trình cơ cấu lại
hệ thống ngân hàng của Trung Quốc cũng chỉ mới bắt đầu trước Việt Nam 2-3năm, do vậy kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn dé này là những bài học dat
giá đối với Việt Nam:
+ Bổ sung vốn: Vào tháng 3/1998, 270 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kho bạc
đặc biệt đã được phát hành Mục đích của việc phát hành này là nhằm tăng
cường vốn cho 4 ngân hàng thương mại quốc đoanh và để tăng tỷ lệ an toàn vốn
Tuy nhiên, cac ngân hàng thương mại cổ phần và hợp tác xã tín dụng không đủtiêu chuẩn hưởng các nguồn vốn này từ Chính phủ Vốn của họ được tăng chủyếu từ việc bơm thêm vốn của các cổ đông hoặc lợi nhuận tích luỹ
+ Chuyển đổi nợ thành vốn: Vào tháng 10/1996, một công ty đầu tư tínthác của Trung Quốc có các chủ nợ lớn nhất gồm một công ty dầu khí của Nhànước và 2 ngân hàng thương mại quốc doanh, đã không thanh toán các khoản nợ
đến hạn của mình Để tránh cho công ty này khỏi phá sản, ngân hàng Trung
ương đã quyết định chuyển đổi các khoản nợ của công ty, khoảng 5 tỷ nhân dân
tệ thành vốn Tuy nhiên trong 3 năm tiếp theo công ty này gần như không có lãi
và các chủ nợ đã phải chịu lỗ nặng né từ hình thức chuyển đổi này Do vậy, việc
chuyển đổi nợ thành vốn chỉ nên là giải pháp cuối cùng trong việc cơ cấu lại
ngân hàng bởi vì kinh nghiệm này được tiến hành với sự ảnh hưởng tới quyền
lợi của các chủ nợ
27
Trang 31: + Sát nhập: từ 1995 đến 1998, hơn 2.000 hợp tác xã tín dụng đô thị đã
được sát nhập vào 88 ngân hàng thương mại đô thị theo các nguyên tắc: định giá
tài sản có và vốn, xoá một số khoản nợ tồi, ước tính giá trị ròng của vốn cổ phần
và khuyến khích các cổ đông mới Tuy nhiên, khi sát nhập, cần chú ý xem xét
chất lượng tài sản có của các công ty thành viên và tình hình hoạt động của các
hợp tác xã tín dụng để giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng sau khi tiến hành sát
nhập Tránh tình trạng như sau khi sát nhập 28 hợp tác xã tín dụng đang gặp
phải khó khăn về khả năng chỉ trả vào ngân hàng Phát triển Hải Nam đã làm xấu
đi hơn nữa tình trạng của ngân hàng này mặc dù ngân hàng Trung ương đã cung
cấp trợ giúp khả năng chi trả lên tới hơn 3 tỷ nhân dan tệ, tình trạng đổ xô rút
tiên gửi vẫn xảy ra Cuối cùng ngân hàng này đã chính thức bị ngân hàng Trung
ương đóng cửa vào tháng 1/1998
+ Đóng cửa, thanh lý và cho phá sản: kinh nghiệm của Trung Quốc
trong việc đóng cửa một ngân hàng nên tiến hành theo các bước sau:
e Ngân hàng Trung ương tuyên bố việc đóng cửa va ủy quyền cho mội
ngân hàng thương mại đứng ra giải quyết các trái quyền và các khoản nợ của tổ
chức này.
e Ngân hàng thương mai này hoặc một công ty kiểm toán bên ngoài thanh
lý các tài sản bị đóng cửa, tính toán phần lỗ và các tài sản có ròng có thể bán
được cũng như tiến hành đăng ký và xác nhận các khoản nợ
e Hình thành các nguyên tắc thanh toán nợ Nhìn chung, gốc va lãi hợp
pháp của các khách nợ nước ngoài và các người gửi tiền cá nhân sẽ được ưu tiên
thanh toán Tiền gửi của các pháp nhân trong nước có thể được thanh toán bao
nhiêu tuỳ thuộcvào tài sản có ròng sau khi thanh lý và thông thường thì thậm chí '
không đủ tiền để trả tiền gốc của các khoản tiền gửi
e Néu một tổ chức gánh chịu mức lỗ đặc biệt lớn thì có thể nộp đơn xinphá sản cho toà án Khi trình tự phá sản bắt đầu, trình tự đóng cửa và thanh lý
chấm dứt.
Vào tháng 1/1999, Công ty Đầu tư tín thác quốc tế chịu lỗ nặng nề và không
thể thanh toán các khoản nợ đến hạn và đã bị phá sản Đây là trường hợp phá
sản đầu tiên của một tổ chức tài chính ở Trung Quốc
3 Tăng cường sự kiểm tra giám sát của Chính phủ đối với thị trường tài
chính:
Một vấn dé lớn trong việc phát triển thị trường tài chính là xác định phạm vi
điều chỉnh của nhà nước trên thị trường, các Sở giao dịch, thị trường phi tập trưng
và vai trò điều hành của các cơ quan chuyên môn khác được phép hoạt động trong,
phạm vi nào Nhà nước hay tư nhân là người quản lý toàn diện Ở Mỹ trong những
năm 1933-1934, Sở giao dịch chứng khoán chủ yếu vẫn là tổ chức tư nhân Sau đó,
Chính phủ đã chính thức quy định nhiệm vụ của Sở giao dịch thông qua một Uy ban chứng khoán mới thành lập, đồng thời Sở này phải đáp ứng một số tiêu chuẩn
28
a
Trang 32cụ thế ‘dan các yêu cầu pháp lý cứ tăng lên, và cho đến ngày nay, hoạt động
của Sở đưc công nhận là một tổ chức tự quản nhưng những nguyên tắc của Sở đều
phảt chịu sự giám sát của Uy ban chứng khoán Ở Anh, Sở giao dich hoạt động như một tổ chức tư nhân không theo một luật định cụ thể nhưng phải có sự phối hợp của
Ngân hàng Trung ương và các cơ quan Chính phủ khác Cơ chế này được coi là rất
%ó hiệu quả trong môi trường đạt độ trung thực cao va các hoạt động kinh doanh ở
đó phải tuân thủ những tiêu chuẩn rất cao Tại nhiều nước phát triển, cả Sở giaodịch lẫn thẩm quyền quản lý đều thuộc quyền điều tiết của Chính phủ Các nước
khác thì chọn mô hình của Mỹ, theo đó Sở giao dịch hoạt động như một tổ chức tự
quản và trực thuộc một Bộ hoặc Uỷ ban chứng khoán của Chính phủ Có nhiều
nước thực hiện theo mô hình của Anh, cho phép Sở giao dịch tự quản lý hoạt động
nói chung nhưng Nhà nước có thể áp dụng biện pháp thuyết phục hoặc can thiệt:
vào hoạt động của Sở theo từng trường hợp cụ thé và cần thiết Do vậy, một vấn dé lớn đặt ra cho bất kỳ một nước nào muốn phát triển thị trường tài chính là phải làm
rõ vấn dé: Nhà nước cần quản lý trực tiếp hay tự quan để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước mình Không nên chỉ đơn thuần bắt chước toàn bộ mô hình của nước
khác Bởi điều kiện ở các nền kinh tế phương Đông không giống các nền kinh tếtrên thế giới để Ap dụng hoàn toàn những cơ chế của các nước nay
Vấn dé thứ 2 để tăng cường sự giám sát của Chính phủ trên thị trường tài
chính trong việc xây dung So giao dịch chứng khoán là xây dựng một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất cho những thị trường chứng khoán mới thành lập Kinh nghiệm của một số thị trường chứng khoán tương đối thành công trong khu vực như
Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc cho thay việc tổ chức một Sở giao dịch chứng
khoán duy nhất sẽ hạn chế được tính cạnh tranh, chia cắt thị trường, chênh lệch về
giá cả và lãng phí cơ sở vật chất-kỹ thuật Hầu hết các nước phát triển ngày nay đã
phải sát nhập nhiều Sở giao dich chứng khoán lại với nhau thành một, hoặc một Sở
giao dich có nhiều sàn giao dich được nối mạng vi tính với nhau Vấn dé tiếp theo
trong việc tổ chức Sở Giao dịch Chứng khoán là hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia vào thị trường Ngay từ khi Sở giao dịch chứng khoán Dai Loan, Thẩm Quyến, Thượng Hải đi vào hoạt động thì Luật pháp về chứng khoán và giao dịch chứng khoán đã quy định hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào
hoạt động thị trường, nhằm đảm bảo tính độc lập của thị trường và hạn chế sự thâu
tóm, thao túng của các nhà đầu tư nước ngoài Thị trường chứng khoán Đài Loan cho đến tháng 3/1996 mới cho phép các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp kinh doanh trên Sở Giao dịch chứng khoán thông qua việc mở tài khoản tại một công ty chứng khoán trong nước Các Sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc cũng quy định các
thành viên nước ngoài tham gia thị trường đều phải được tổ chức dưới hình thức
liên doanh với công ty chứng khoán trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài chỉ
được đầu tư vào cổ phiếu B (cổ phiếu dành cho người đầu tư nước ngoài Việc nắm
giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài cũng được xác định rõ rệt Các thị trường khác trong khu vực (trừ Trung Quốc) đều không đưa ra quy định riêng đối
với cổ phiếu đành cho người nước ngoài, nhưng lại quy định tỷ lệ nắm giữ chứng
khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài Trong thời gian đầu mới đưa vào vận hành, tỷ
lệ này được hạn chế ở mức rất thấp, chẳng hạn như ở Đài Loan dưới 20%, Hàn
Quốc dưới 20% Sau một thời gian hoạt động, tỷ lệ này mới được nâng lên
29
Trang 33- in đề có tính kinh nghiệm nữa khi xây dựng và phát triển thị trường tài
chính là Luật quản lý thị trường chứng khoán ở các nước ra đời sau khi thị trường
chứng khoán đã phát triển được một thời gian dài Đó là khoảng thời gian cần thiết
để tổng kết, đúc rút kinh nghém và hoàn thiện dan khung pháp lý từ hoạt động thực
tế của thị trường Do vậy, các nước đã rất thận trọng trong việc đánh giá mục tiêu
®phát triển thị trường tài chính ở nước mình và sau đó xác định những gì mà cơ chẻ
quản lý hoặc tự quản sẽ điều tiết và mang tính hiện thực đối với mục tiêu phát triển
đề ra của đất nước, cả việc phát triển thị trường và duy trì lòng tin của người đầu tư Mặc dù, mỗi nước tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nước mình để xây dựng một mô hình phát triển thị trường tài chính phù hợp nhất, song một mô hình
được hình dung gồm những đặc điểm sau:
- Một chương trình phát triển thị trường vốn, trong đó chú trọng vào việc
phát triển thị trường, kể cả việc tạo ra sự khuyến khích thúc đẩy thị trường phát
- Quản lý phối hợp giữa tư nhân và Nhà nước, cơ quan có vị trí cao chẳng
hạn như người đứng đầu cơ quan là thành viên Chính phủ hoặc tương đương
Kinh nghiệm các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy: thị
trường tài chính là thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế của mot nước Thiếu một thị trường tài chính hữu hiệu thì không thể huy động được vốn Và
không thể thực hiện được đầu tư có hiệu quả, do đó tính bền vững của tăng trưởng
kinh tế sẽ giảm sút đáng kể Kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra rằng muốn thi
trường tài chính phát triển hiệu quả, mọi quốc gia đều phải phấn đấu tạo ra một môi
trường tài chính tiền tệ lành mạnh, hội đủ các điều kiện vật chất và các điều kiện
pháp lý Có như vậy, thị trường tài chính mới hoạt động ổn định và bền vững.
Trang 34i i THUC TRANG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
Cùng với những thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước, thị
trường tài a nh Việt Nam cũng đã có bước chuyển biến rất đáng kể, đáp ứng
vai trò huy động và luân chuyển vốn cho đầu tư phát triển Do điều kiện là nước
đang phát triển, thị trường tài chính Việt Nam nhìn chung chưa đạt đến quy mô
và trình độ cao như các nước có nền kinh tế thị trường ở mức hoàn hảo Tuynhiên, đã có sự manh nha hình thành dần các yếu tổ của thị trường tài chính và
có những ảnh hưởng tương tác lẫn nhau, cùng tạo ra các kênh định hướng các
nguồn tiết kiệm trong dân cư song lại có những đặc điểm rất khác nhau, từ đó
hình thành và phát triển thị trường tài chính nước ta.
I CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆN NAY:
Nhìn chung, các thị trường bộ phận của thị trường tài chính Việt Nam đã
được hình thành Thị trường liên ngân hàng trên thực tế đã bắt đầu hoạt động
trước khi người ta chính thức đặt tên cho nó Tương tự hoạt động của thị trường
tiền tệ ngày càng gia tăng, thị trường chứng khoán mở cửa trong giai đoạn hiện
nay mới chỉ là bất đầu cho việc phát triển ngành chứng khoán còn hết sức non
trẻ đầy triển vọng nhưng cũng đầy thách thức Các trái phiếu dai hạn dưới dang công trái xây dựng Tổ quốc đã xuất hiện, các trái phiếu ngắn hạn đưới dạng tín
phiếu Kho bạc và trái phiếu công trình đã xuất hiện từ mấy năm trở lại đây và đang được tung ra bán với khối lượng ngày càng tăng Sự tăng lên của các loại
hình công cụ tài chính và cách thức mà thị trường tài chính hoạt động thông qua
các công cụ này tạo ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng thị trường tài
chính Việt Nam.
1 Thị trường vốn tự phát (thị trường vốn ngầm):
Thị trường vốn ngầm xuất hiện từ rất lâu đời nay và ngày nay vẫn tồn tại,
phát triển hầu hết ở các nước, đặc biệt là các nước Châu Á và trong cộng đồng
người Hoa ở nước ngoài Thị trường vốn ngầm là hình thức đơn giản và sơ khai
nhất so với các thị trường tài chính khác Khi chưa có thị trường tín dụng và thị trường vốn, thị trường vốn tự phát đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều
tiết các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, đảm bảo sự phát triển cân đối của
nền kinh tế.
Hiện nay pháp luật nước ta cũng có quy định về việc quan hệ vay và sử
dụng vốn giữa các cá nhân Tuy nhiên vì các quan hệ trên thị trường vốn tự phát
rất đa dang, khó xác định một cách chính xác quy mô, phạm vi, đối tượng cụ thể
và phần lớn lại được xây dung trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau cho nên sự điều
chỉnh của các quy dinh pháp luật đối với thị trường vốn tự phát chỉ dùng lại ở
mức độ hết sức hạn chế Thực tế cho thấy, cơ chế thị trường không chấp nhận
sự chờ đợi Cái gì Nhà nước ta chưa đáp ứng được, thị trường tự nó tìm cách giải
quyết riêng theo kiểu tự phát, ngoài khuôn khổ pháp luật với tất cả rủi ro và hậu
quả khó lường Đã có những người dùng vốn của Nhà nước để tham gia vào thị
trường vốn ngầm này, có những doanh nghiệp vay vốn nóng từ từ thị trường vốn
31
Trang 35ốn hoặc vì phải đối phó với tình thế cấp bách nào đó Trong một
đài thị trường vốn tự phát đã tương đối phát triển vì chưa có thị trường
chứng khoán và thị trường tín dụng chưa đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu vềvốn Thị trường vốn tự phát ở Việt Nam tồn tại tiém ẩn trong nền kinh tế dưới
một số hình thức như: Cho vay giữa những người quen biết (dựa trên những mối
quan hệ cá nhân, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời cho những người cần
vốn vay với thời hạn và lãi suất thoả thuận); góp họ, góp hụi (là hình thức tiết
kiệm trong đó một nhóm người đóng góp các khoản tiền nhất định theo từng
tháng và sau đó mỗi tháng mỗi người được rút ra một khoản tiền lớn tương ứng
với số tiền mình đã tham gia); cho vay nặng lãi (một số người chuyên đứng ra
cho vay với lãi suất cao, chủ yếu là ở các vùng nông thôn Việt Nam) Chính vìvậy, trên thị trường vốn tự phát rất dễ xảy ra các trường hợp gian lận, lừa dao và
Nhà nước cũng rất khó kiểm soát được các hoạt động diễn ra trên thị trường này.
Các hình thức huy động vốn trên thị trường vốn tự phát nước ta hiện nay
có độ rủi ro cao, bộc lộ nhiều điểm không lành mạnh Các trường hợp vỡ họ, vỡ hụi, lừa đảo chiếm dụng vốn lẫn nhau xảy ra khá phổ biến trong thời gian qua là
một minh chứng cho nhận định nay Hơn nữa, tệ cho vay nặng lãi với lãi suất
cao (ở miền Bắc: 5 - 6%/ tháng, miền Nam: 10%/ tháng) là mối nguy hiểm de
doa đời sống sản xuất của nhân dân các vùng nông thôn Nếu không quản lý và
hạn chế đần dần hoặc loại bỏ dạng thị trường này thì sự phát triển của thị trường
vốn Việt Nam sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng và kém hiệu quả trong các
bước phát triển thị trường tài chính tới day Vi vậy, trong những năm tới khi thị
trường tài chính đi vào hoạt động mạnh thì hình thức thị trường ngầm cần phải được loại bỏ Có như vậy, sự quản lý vĩ mô của Nhà nước về thu hút các nguồn vốn và đầu tư vào các mục đích mới được bảo đảm và lành mạnh nền kinh tế tài
chính Song song với việc đó, cần phải thúc đẩy nhanh, mạnh và hiệu quả hai
hình thức thị trường tài chính: ngắn hạn và dài hạn mà được biểu hiện qua hình
thức thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán sẽ đề cập dưới đây
2 Thị trường tiền tệ:
Có thể nói rằng, sự phát triển chính thức của thị trường tài chính Việt
Nam bắt đầu bằng sự buôn bán các công cụ trên thị trường tiền tệ với các nghiệp
vụ huy động và cho vay vốn của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và
cổ phần hoặc việc phát hành trái phiếu của Kho bạc Nhà nước Thị trường tiền tệ
Việt Nam thực hiện hai chức năng cơ bản đó là: cân đối, điều hoà khả năng chỉ
trả giữa các ngân hàng; cân đối các nguồn vốn vay và cho vay giữa các tổ chức
tín dụng và ngân hàng Nhà nước Thị trường tiền tệ Việt Nam trong phạm vinghiên cứu của Luận văn này bao gồm: Thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị
trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước và thị trường tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
2.1/ Thị trường nội tệ liên ngân hàng:
Từ tháng 7/1993, theo quyết định số 132/QĐ-NHNNI4 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước, thị trường nội tệ liên ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt
động Thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam giải quyết mối quan hệ về
32
Trang 36iữa các Ngân hang Thương mại Các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau
trên th ¡ trường này trước khi đến “ gõ cửa” Ngân hàng Nhà nước Hoạt động của
thị trường này nhằm tận đụng đến mức cao nhất các khả năng điều hoà vốn giữa
các ngân hàng thương mại thừa và thiếu vốn, sử dụng tiềm năng vốn sẵn có mot
cách triệt để nhất trước khi yêu cầu đến tiền trung ương (tiền phát hành của
ngân hàng Nhà nước) Lãi suất trên thị trường này giúp Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quyết định các mức lãi suất tái chiết khấu của mình qua việc nâng lên
hay hạ xuống để hạn chế hay mở rộng việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Đặc điểm của thị trường nội tệ liên ngân hàng Việt Nam
- Thị trường nội tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và điều hành giúp cho các thành viên của thị trường sử dụng nguồn vốn của mình
một cách có hiệu quả và đảm bảo khả năng chỉ trả trong thanh toán
- Chủ thể tham gia thị trường nội tệ liên ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước
tham gia thị trường vừa với tư cách là người tổ chức, điều hành đồng thời có tư
cách thành viên Người điều hành thị trường đồng thời cũng là đại diện đương
nhiên của Ngân hàng Nhà nước tại thị trường để tham gia vào các giao dịch
- Điều kiện để trở thành thành viên của thị trường nội tệ liên ngân hàng:
Để trở thành thành viên của thị trường nội tệ liên ngân hàng, các ngân thương
mại phải có đủ các điều kiện theo pháp luật quy định như: Có tài khoản tiên gửi hoặc tiền vay tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Trung ương; phải cử dại
diện giao dịch trực tiếp tại Trung tâm giao dịch; phải có hệ thống thông tin nội
bộ và nối mạng từ hội sở chính với Trung tâm giao dịch của thị trường.
- Hoạt động chủ yếu tại thị trường nội tệ liên ngân hàng là: Cho vay vốn
để bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ ( cho vay thanh toán) và cho vay để
mở rộng tín dụng (cho vay ngắn hạn) Tất cả các khoản vay này được thực hiện
bằng đồng Việt Nam kể cả với chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên
đoanh.
- Trong trường hợp một tổ chức tín dụng không đủ lượng tin dụng để
thanh toán bù trừ trong ngày thì có thể vay chi nhánh Ngân hàng Nhà nước
trong một thời gian nhất định nhưng không quá 10 ngày Các Ngân hàng thành
viên có thể trả nợ Ngân hàng Nhà nước trước thời hạn, nhưng đối với các thành
viên khác muốn trả nợ trước hạn phải được sự đồng ý của thành viên cho vay.
2.2! Thị trường tín phiếu Kho bạc:
al Đặc điểm hoạt động của thị trường
- Khái quát chung về tín phiếu Kho bạc Việt Nam
Tín phiếu Kho bạc là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn ngắn từ một
năm trở xuống, phổ biến nhất là các loại 3 tháng, 6 tháng, do Chính phủ phát
hành, nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và tạo thêm công cụ cho thị trường tiền tệ Tín phiếu Kho bạc có những đặc điểm sau:
33 lúc
Trang 37id tối thiểu là 1.000.000 đồng Các mệnh giá cu thé do Liên
§ ~ Ngân hàng quy định và công bố.
_" :
- Kỳ hạn ngắn Í tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng
° - Được thu - hạch toán bằng đồng Việt Nam
- Là loại tín phiếu chiết khấu, tức là chúng được bán thấp hơn mệnh giá
và thanh toán bằng mệnh giá khi đến hạn, được phát hành dưới hình thức ghi sổ
và chứng chỉ ghi đanh hoặc vô danh
- Đặc điểm hoạt động của thị trường:
Thị trường tín phiếu Kho bạc được triển khai thí điểm trong tháng 12/94
và đầu năm 1995 đã đi vào hoạt động chính thức Đây là thị trường vốn ngắnhạn, ở đó diễn ra việc mua bán các tín phiếu Kho bạc Thị trường tín phiếu Kho
bạc gồm có thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán lại:
+ Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc là nơi diễn ra các hoạt động phát
hành tín phiếu Kho bạc tổ chức theo phương thức đấu thầu qua Ngân hàng Nhà
nước giữa các thành viên tham gia trên thị trường.
+ Thị trường mua bán lại tín phiếu Kho bạc hoặc tín phiếu Ngân hàng
Nhà nước là thị trường mua bán tín phiếu kho bạc giữa các ngân hàng, tổ chức
tài chính là thành viên thị trường.
Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước được
thực hiện theo phương thức đấu thầu kiểu Hà Lan dưới hình thức ghi sổ Ngân
hàng Nhà nước làm đại lý cho Bộ Tài chính trong việc nhận đơn đặt thầu, tổ
chức xét chọn thầu, công bố kết qua, thanh toán tiền mua trái phiếu và thanh
toán trả gốc lãi khi đến hạn; giữ số sách và làm thủ tục cầm cố, chuyển nhượng
trái phiếu Đồng thời, do sự tham gia đông dao của hệ thống ngân hàng thương.
mại trong thị trường mà Ngân hàng Nhà nước, với tư cách là người tổ chức và điều hành, có thể tăng cường quản lý các hoạt động ngân hàng.
Theo quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ các thành viên tham gia đấu
thầu phải đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn sau:
- Có tư cách pháp nhân, được thành lập theo luật pháp hiện hành của Việt
Nam
- Có tài khoản tiền đồng Việt Nam mở tại ngân hàng theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
- Có mức vốn pháp định tối thiểu là 22 tỷ đồng Việt Nam; các thành viên
là các Tổng công ty thành lập theo Quyết định 90/TTg và 91/TTg ngày 7/3/1994
của thủ tướng Chính phủ phải có mức vốn kinh doanh từ 200 tỷ trở lên.
34
`.
Trang 38- Chấp hành đầy đủ thủ tục và quy định về đấu thầu tín phiếu Kho bạc
y chế đấu thầu tín phiếu, trái phiếu do ngân hàng Nhà nước.
* _ Có một khoản tiền ký quỹ ít nhất bằng 5% tổng giá giá trị đặt thâu
Thị trường đấu thầu, mua bán lại tín phiếu Kho bạc khai trương góp phần
fluc hiện chính sách thị trường mở nhằm dan dân thay thế các công cụ trực tiếp
điều hành chính sách tiền tệ quốc gia bằng các công cụ gián tiếp
Để đảm bảo thị trường hoạt động có hiệu quả và sự bình đẳng giữa các
thành viên tham gia thị trường, pháp luật quy định các giao dịch trong thị trường
tín phiếu Kho bạc Việt Nam phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Bí mật về moi thông tin đặt thầu của các đơn vị đặt thầu
- Tổ chức đấu thầu bình đẳng công khai về quyền lợi và nghĩa vụ giữa
các đơn vị đặt thầu.
- Thành viên trúng thầu có quyền hạn và trách nhiệm mua tín phiếu theo
khối lượng lãi suất trúng thầu.
Các giao dịch tại thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc là các giao dịch
buôn bán dựa trên cơ sở đấu thầu lãi suất Lai suất áp dụng thống nhất sau khi
trúng thầu cho các thành viên được tính theo mức lãi suất cao nhất trúng thầu
trong phạm vi lãi suất chỉ đạo.
Các giao dịch tại thị trường mua bán lại tín phiếu trên thị trường tín phiếu Kho bạc Việt Nam được hình thành theo giá trên thị trường Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam căn cứ vào chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ thực hiện mua
-bán tín phiếu với các thành viên và có thể mua với lãi suất cao trong trường hợp
thành viên có nhu cầu bán không trì hoãn được Tuy vậy, tín phiếu trúng thầu
chủ yếu vẫn chủ yếu được nắm giữ đến khi đáo hạn, chưa được mua bán, chiết
khấu lại trên thị trường tiền tệ.
cl Kết qua hoạt động đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà
nước những năm gần đây:
Qua nhiều năm phát triển, hoạt động đấu thầu tín phiếu Kho bạc Nhà
nước ngày càng phát triển và đến nay tín phiếu Kho bạc đã trở thành một công
cụ để giao lưu vốn khá sôi động trong nền kinh tế
Bảng 1: Tình hình đấu thầu tín phiếu Kho bac Nhà nước
Năm Số phiên đấu | Khối lượng trúng Lai suất
thầu thầu theo mệnh giá
Trang 39và một số trường hợp đặc biệt) Tuy nhiên, năm '1999 ida khối lượng trúng thầu
chỉ là 3.011,6 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với năm trước Lãi suất trúng
thầu giảm mạnh so với các năm trước theo hướng phù hợp với mặt bằng lãi suất
chung, từ [1,5% nam trong những phiên đầu năm xuống còn 4,5% trong những
phiên cuối năm 1999 Các thành viên tham gia đấu thâu nhìn chung có sôi nổi
và mang tính cạnh tranh hơn các năm trước Đó là các ngân hàng thương mại
quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, quỹ đầu tư và các công ty bảo
hiểm Trong số các thành viên tham gia đấu thầu, ngân hàng thương mại quốc
doanh tham gia thường xuyên nhất và nắm giữ khối lượng trái phiếu trúng thầu
lớn nhất ( tới 82 % tổng lượng trái phiếu trúng thầu); Công ty Bảo Việt 10,2%;
còn lại là các tổ chức khác 7,9%, trong đó các ngân hàng thương mại cổ phần
tham gia đông hơn các năm trước và lượng trái phiếu trúng thầu cũng tăng, bằng
6,3% tổng lượng trái phiếu trúng thầu trong khi năm trước chỉ đạt 2,5%.
Hình 3: Cơ cấu trúng thầu tín phiếu Kho bạc Nhà nước năm 1999
Hình 5: Cơ cấu trúng thầu tín phiếu kho bạc năm 1999
(Nguồn: Ngân hang Nhà nước Việt Nam)
Tính đến hết tháng 9/ 2000 Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức được 33
phiên đấu thầu với khối lượng trúng thầu 4.078,3 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu bình quân 5,4% Trong đó, ba ngân hàng thương mại quốc doanh là các thành
viên trúng thầu nhiều nhất chiếm 60% tổng khối lượng tín phiếu trúng thầu
(Ngân hàng ngoại thương 23%, ngân hàng Công thương 39% và ngân hàng Đầu
tư 8%), khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu tiếp theo là của Bảo hiểm xã hội
chiếm 19%, Bảo Việt chiếm 6% còn lại là của các thành viên khác 5% Nhìn
chung hoạt động của thị trường tín phiếu kho bạc hiện tại được chuẩn bị khá tốt,
có quy chế hoạt động, được bảo đảm về tài chính, trang thiết bị và sử dụng triệt
36
Trang 40un thế cho phép Đấu thầu tín phiếu kho bạc giúp Ngân sách Nhà nước
ry động vốn nhanh và tiết kiệm được chỉ phí in ấn, phát hành Từ kết
trúng thầu tín phiếu Kho bạc như trên có thể thấy:
; Về cơ cấu thành viên trúng thầu: Trong các năm qua, hệ thống ngân
hàng thương mại quốc doanh vẫn là những thành viên chính của thị trường đấu
tiểu tín phiếu kho bạc và chỉ có duy nhất một doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất
là Bảo Việt tham gia trên thị trường, Nhu vậy, xét về mặt cơ cấu, thị trường đấu
thầu trái phiếu kho bạc đã không hấp dẫn để thu hút được các tổ chức trung gian
-tài chính hoạt dong tích cực trên thị trường Tuy vậy, có một tín hiệu đáng mừng
trên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc thời gian vừa qua đó là việc bảo hiểm
xã hội Việt Nam - một trong những tổ chức tài chính phi ngân hàng lâu nay
không phải là thành viên hãng hái của thị trường đã trúng thầu tới 19% tổng
khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu Day là một đấu hiệu rất đáng mừng đốivới thị trường dấu thầu tín phiếu kho bạc nói riêng và thị trường tài chính nói
chung, một đòn bẩy kích thích các trung gian tài chính phi ngân hàng tích cực
tham gia vào hệ thống, thị trường tài chính trong tương Tai.
- Về lãi suất trúng thầu: Nhìn chung lãi suất trúng thầu liên tục giảm
xuống, riêng trong năm 1999 lãi suất đầu thầu đã giảm từ 11,5%/ năm tại phiênthứ nhất ngày 13/1/1999 , xuống, 10,35% tại phiên thứ 10 ngày 7/9/1999, tồi 9%
tại phiên thứ 27, ngày 11/8/1999 Con phiên thứ 42 ngày 22/11/1999 có khối
lượng trúng thầu 50 tỷ déng , lãi suất trúng thầu chỉ còn 4,5%, giảm hon mộtnửa so với lãi suất trúng thầu của phiên đấu thầu đầu tiên trong năm 1999
Hình 4: Lái suất trúng thầu tín phiếu kho bạc năm 1999
2
A 5 10 15 20 25 30 35 40 2
(Nguồn: Ngân hang Nhà mước Việt Nam)
37