Trong những năm gần đây, trước sự thúc bách của cuộc sống, một số giải pháp tín dụng đã được thực hiện như: Chế độ cho hộ nông dân vay vốn để sản xuất kinh doanh, theo chỉ thị 202 CT ngà
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HE THONG TÍN DUNG NONG THÔN VIỆT NAM :
THUC TRANG VÀ GIAI PHÁP
LUẬN ÁN THẠC SỈ KHOA HỌC KINH TẾ
Người hướng dan: PTS TRINH THỊ HOA MAI
HÀ NỘI 1998
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHUONG 1
TIN DUNG VOI SU PHAT TRIEN NONG NGHIEP VA KINH TE
NONG THON VIET NAM 1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoa nông nghiệp va kinh tế nông
thôn Việt Nam.
1.1.1 Vai trò của nông nghiệp và nông thôn trong nền kinh tế quốc dân
1.1.2.Quan điểm phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở
nước ta.
1.1.3 Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh
tế nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
1.2 Vai trò của tín dụng đối với việc phát triển kinh tế nông thôn
1.2.1 Khái niệm, chức năng và yếu tố đảm bảo an toàn tín dụng.
1.2.2 Vai trò của tín dụng với sự phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông thôn.
1.2.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đầu tư tín dụng
phát triển kinh tế nông thôn.
CHUONG 2
HE THONG TIN DUNG NONG THON VIET NAM
2.1 Hé thống tín dụng nông thon Việt Nam thời ky trước đôi mới
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tỏ chức tín dụng nông thôn
Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.
2.1.2 Các tổ chức tín dụng nông thôn dưới chế độ Việt Nam cộng hoà
Trang 32.1.3 Hệ thống tín dụng nông thôn miên Bắc XHCN (1955 - 1975) 48 2.2 Thuc trạng hệ thống tín dung nong thon Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay 58
2.2.1 Hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp (NHNọ VN) 61
2.2.2 Quy tín dụng nhân dân - mô hình HTX tín dung mới ở
NÔNG THÔN VIỆT NAM 92
3.1 Mục tiêu hoạt động của hệ thống tín dụng nông thôn 92
3.2 Nguyên tác tổ chức va hoạt động của hệ thống tín dung
nông thôn 97
3.3 Hoàn thiện mo hình tổ chức của tín dụng nông thôn 98
3.4 Giải pháp hỗ trợ hệ thống tín dụng nông thôn phát triển và
hoạt động có hiệu quả 101
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế
Việt Nam, gần 80% dân số ca nước là nông dân, có hon 70% lực lượng
lao động cả nước làm nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm trên 40% tổng giá trị của các ngành sản xuất vật chất Thành công hay
thất bại của nông nghiệp sẽ tác động lớn và tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước Vì vậy Đảng và Nhà nước Việt Nam
luôn coi trọng phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược có tầm
quan trọng hàng đầu Chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước
cùng các thành tựu về khoa học quản lý, khoa học công nghệ đã đưa
nền kinh tế nước nhà tới những bước tiến vượt bậc Trong hơn 10 năm
đổi mới nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn thực sự đã
kích thích sản xuất phát triển, đời sống của nông dân đã được cải thiện
và nâng cao một bước Từ một nước luôn thiếu lương thực, ngày nay
Việt Nam được xếp vào hàng thứ 3 về xuất khẩu gạo trên thế giới Tuy
vậy, trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu trong nông
nghiệp thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo và tiến hành sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nông nghiệp và nông thôn Việt
Nam đang đứng trước nhiều vấn để bức xúc Nhìn tổng thể thì nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam chủ yếu vấn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, phân
tán v.v và được thể hiện rõ nét qua:
- Diện tích canh tác manh mún.
- Công cụ lao động thô sơ, đại bộ phận chưa được cơ giới hoá.
- Cơ sở hạ tầng ở nông thôn thấp kém lạc hậu
- Vốn cho nông nghiệp quá thiếu.
Trang 5- Công nghệ sản xuất và chế biến còn lạc hậu và chưa phát triển.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mất cân đối và chưa hợp lý.
- Tỷ suất sản phẩm hàng hoá nông nghiệp thấp v.v
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, trong đó một nguyên nhân chủ yếu là chúng ta thiếu vốn cho
nhu cầu phát triển, đây là vấn đề khó khăn, phức tạp, nếu giải quyết
đúng đắn sẽ tạo ra sức bật đưa nông nghiệp phát triển xa hơn nữa theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Muốn vậy phải cần đến sự quan
tâm đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước vào khu vực nông nghiệp và nông
thôn, thông qua hệ thống tín dụng nông thôn Nhằm tạo điều kiện cho
người nông dân có vốn để ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào
sản xuất nông nghiệp, nâng cao trình độ lao động nông nghiệp nói
chung và nâng cao mức sống cho nông dân nói riêng, để rút ngắn sự
khác biệt giữa nông thôn và thành thị v.v
Các vấn đề trên gắn rất chặt với sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống tín dụng nông thôn Vì thế vấn đề tín dụng nông thôn đã và đang
là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm đến Đó cũng
là lý do mà tôi chọn đề tài này để viết luận án thạc sỹ.
2 Tình hình nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, trước sự thúc bách của cuộc sống, một
số giải pháp tín dụng đã được thực hiện như: Chế độ cho hộ nông dân
vay vốn để sản xuất kinh doanh, theo chỉ thị 202 CT ngày 28/ 6/ 199]
của HĐBT kém theo van bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng tuy
đã quy định một cách chi tiết quá trình cho vay đến đơn vị kinh tế hộ
Vẻ van dé này đã có những đẻ tài nghiên cứu khoa học (như "Năm
to
Trang 61993 đã có một đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu vẻ: Chính sách tín dụng
và các biện pháp tạo vốn ở nông thôn” do Phạm Văn Thực chủ biên.
Năm 1996 đã có nhiều luận án phó tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu và bảo vệ
một số đề tài về tín dụng như: Luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Minh
Đạo về "Hoàn thiện việc ứng dụng cơ chế tín dụng ngoài quốc doanh
trên địa bàn tỉnh Vinh Phi" Luận án thạc sĩ của Phạm Thi Thành: "Giải
pháp tăng cường đầu tư tín dụng phát triển kinh tế nông thôn”, của thạc
sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa: "Các giải pháp tài chính tín dụng nhằm
phát triển kinh tế vườn đồi ở Hà Bác" và v.v
Nhiều bài nghiên cứu đã xuất hiện trên các tạp chí như trong tạp chí Lao động và Xã hội số 11/ 92 đã đăng bài của Trần Trung Thành:
"Một số kinh nghiệm tín dụng với người nghèo ở nông thôn các nước
dang phát triển”, tạp chí Kinh tế số 8 và số 9 năm 1996 đã dang 2 bài về
tín dụng nông thôn của Trần Thị Quế và Trương Xuân Lệ
Tuy vậy, cho đến nay phát triển thị trường tín dụng ở nông thôn là
rất bức bách dã có nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết song chủ
yếu mới đang dừng lại ở các cấp Viện, Trung tâm nghiên cứu của Việt
Nam có tài trợ được phối hợp với các tổ chức phi chính phủ UNDP,
NGO, CGAP.
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích toàn diện hoạt đệng của hệ thống tín dụng
nông thôn qua các giai đoạn khác nhau, tác giả muốn khang định vai
trò chủ đạo của hệ thống tín dụng nông thôn đối với sự phát trién nông
nghiệp và nông thôn trong giai đoạn hiện nay Từ đó đề ra những giải
pháp hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn
CÒ
Trang 74 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống tín dụng nông thôn
Việt Nam Pham vi nghiên cứu là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn va
tác dụng của hệ thống tín dụng nông thôn đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài - dựa vào phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Bên cạnh đó còn sử dụng nhiều phương
pháp khác như: phương pháp thống kê, kế toán, so sánh, tổng hợp, phân
tích và phương pháp phỏng vấn điều tra, trắc nghiệp với việc sử lý thông
tin trên máy vi tinh.
6 Đóng góp của luận án.
- Luận án nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống hoạt động
của tổ chức tín dụng nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ, khảo cứu
kinh nghiệm hoạt động của hệ thống tín dụng nông thôn ở một số nước
- Đưa một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
7 Kết cấu của luận án.
Ngoài phần mở đầu, kết cấu của luận án gồm 3 chương.
Chương | Tín dụng với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Chương 2 Hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam.
Chương 3 Một số định hướng cơ bản vẻ hoàn thiện mỏ hình tổ
chức hoạt động của hệ thống tin dụng nòng thôn Việt Nam.
Trang 8CHƯƠNG I
TÍN DỤNG VỚI SU PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP
VÀ KINH TẾ NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.1 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế
nông thôn ở nước ta.
1.1.1 Vai trò cua nông nghiệp và nông thôn trong nên kinh tế quốc dán.
Thực tiễn phát triển kinh tế từ tình trạng lạc hậu đến văn minh và
tiến bộ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã cho thấy: Phạm trù kinh
tế nông thôn với nội dung kinh tế là sản xuất nông nghiệp, bao gồm:
trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng và thuỷ sản chỉ mang lại ý nghĩa lịch
sử Ở giai đoạn đầu khi công nghiệp còn chưa phát triển, kinh tế nông
thôn giữ vị trí bao trùm, song cùng với sự gia tăng mức độ công nghiệp
hoá và đô thị hoá nền kinh tế, kinh tế nông thôn dần thu hẹp cả về nội
dung sản xuất nông nghiệp và không gian lãnh thổ.
Hoạt động nông nghiệp đã có từ hàng nghìn năm kể từ khi con
người từ bỏ nghề săn bắn, hái lượm tự nhiên để kiếm sống Vì vậy lịch
sử phát triển sản xuất nông nghiệp là lâu đời, chứa đựng nhiều yếu tố
truyền thống, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các điều kiện tự nhiên như:
đất đai, môi trường sinh thái và đặc điểm sinh học của cây trồng, vật
nuôi Trong khi các điều kiện này lại rất khác nhau giữa các vùng do
đó làm cho tính chất của sản xuất (phương thức canh tac) có điểm
On
Trang 9giống nhau đồng thời rất khác nhau giữa các vùng lãnh thổ Đặc điểm
trên đây làm cho kinh tế nông thôn mang tinh bảo tồn rất cao, cham,
khó thay đổi những phương pháp sản xuất truyền thống, mặc dù trong những điều kiện nhất định đã tự thể hiện tính lỗi thời.
Tuy nhiên trên quan điểm phát triển để xem xét thì kinh tế nông
thôn có xu hướng chuyển dịch dần sang kinh tế đô thị dưới tác động
của công nghiệp hoá và đô thị hoá Sự thâm nhập các hoạt động phi
nông nghiệp và nông thôn sẽ biến đổi cơ sở hạ tầng kinh tế và chuyển
dịch dần lao động nông nghiệp thuần tuý cổ truyền sang các dạng hoạt
động khác.
Lý luận và thực tế đã chứng minh rang nông nghiệp đóng vai trò to
lớn trong phát triển kinh tế trừ một vài ngoại lệ có tính đặc thù rất cao,
hầu hết các nước đã phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra một sản lượng thực phẩm cần thiết, đủ nuôi sống dân tộc mình và tạo nền
tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển Ngay từ thế
ky 16 trên thế giới đã hình thành một trường phái kinh tế lấy nông
nghiệp làm nền tảng để phát triển kinh tế - đó là trường phái trọng nông
do Pierr Boisgui Cleberl (1646 - 1714) khởi xướng và được Fran sois
Quesnay và Bobert Jacques Turgor (1727 - 1771) phát triển thêm ở
Pháp Quan điểm của trường phái này cho rằng nông nghiệp có vị trí rất
cao trong nền kinh tế và là lĩnh vực duy nhất tạo ra sản phẩm thuần tuý
cho xã hội, vì vậy muốn giàu có phải phát triển nông nghiệp Thực tế
cho thấy trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế nông nghiệp vừa là ngành tạo ra vật phầm tiêu dùng thiết yếu cho con người, vừa có vai trò
làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hoá thỏng qua:
Trang 10- Cung cấp nguồn vốn lớn tạo tích luỹ.
- Cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp
- Cung cấp lao động.
- Là thị trường quan trọng để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp và
dịch vụ.
Mặc dù học thuyết kinh tế trọng nông không hoàn toàn đúng với
tất cả các nước, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thế giới đã phát
triển ở mức độ cao và tính toàn cầu rộng, song nó vẫn có giá trị đối với
các nước chậm phát triển và đang phát triển lên xã hội công nghiệp hoá
có điểm xuất phát là kinh tế nông nghiệp Nhiều học giả kinh tế hiện đại còn cho rằng: "Đối với những quốc gia này nông nghiệp là nguồn
vốn chính, thậm chí là nguồn vốn duy nhất trong các giai đoạn sơ khai
của sự phát triển:"” Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng vai trò của nông
nghiệp chỉ là "điểm tựa", "là cơ sở ban đầu cho một xã hội công nghiệp" bởi lẽ chỉ riêng thu nhập từ nông nghiệp sẽ không thể đủ tích
luy cho công nghiệp hoá Nông nghiệp dưới dạng sơ khai ban đầu cua
nó không thể đóng góp vào quá trình xây dựng xã hội văn minh hiện
đại, sẽ không phải là yếu tố chủ yếu của quá trình phát triển kinh tế !?”,
Su vận động của sản xuất nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch
kinh tế nông thôn sang các hoạt động có tính công nghiệp và dịch vụ
mang những đặc thù đối với từng nước Theo giáo sư Randolph Barker,
U5Ì quá trình này có thể chia thành 3 giai đoạn từ thấp đến cao:
- Giai đoạn 1: Được đặc trưng bởi tình trạng dư thừa đất canh tác.
gắn với sự trợ giúp kỹ thuật để mở rộng các vùng đất canh tác mới.
Trang 11- Giai đoạn 2: Được đặc trưng bởi sự dư thừa vé lao động, do dan
số tăng nhanh, diện tích canh tác không tăng, làm cho bình quân diện tích canh tác trên mỗi người dân nông nghiệp giảm nhanh, năng suất
lao động thấp Điều kiện để tăng năng suất trong giai đoạn này là: Đầu
tư cao vào đất sản xuất và ứng dụng nhanh các kỹ thuật canh tác, tiết
kiệm đất.
- Giai đoạn 3: Được đặc trưng bởi tình trạng thiếu lao động do các
ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, thu hút nhiều lao động,
lực lượng lao động nông nghiệp giảm nhanh, bình quân đất canh tác/lao
động tăng lên Trong giai đoạn này chính sách ứng xử đối với nông
nghiệp là tăng cường sử dụng các kỹ thuật sản xuất tiết kiệm lao động,
đạt tới mức năng suất lao động cao và tiền công trong nông nghiệp
tăng lên.
Đối với những nước nông nghiệp nói chung, có thể nói một nềnnông nghiệp đình đốn sẽ kéo theo sự trì trệ và lạc hậu của các ngành
khác trong đó có công nghiệp, đến phần mình nền công nghiệp lạc hậu
lại không thể là "bà đỡ" tốt cho nông nghiệp vươn lên hiện đại và
tiên tiến.
Nông nghiệp đình đốn luôn kéo theo 2 hạn chế lớn đó là:
- Không gia tăng được sản lượng nông sản để đáp ứng nhu cầu của nhân dân và xuất khẩu (sản phẩm nông nghiệp), nền kinh tế đứng trước khó khăn về ngoại tệ, không đáp ứng được nhu cầu của nhập khẩu.
- Sự trì trệ trong sản xuất nông nghiệp làm cho nông dân thu nhập
thấp, nghèo nàn sức mua kém dan đến thu hẹp thị trường teu thụ các
sản phẩm cong nghiệp khong kích thích cong nghiệp.
Trang 12Do vậy nếu xem nhẹ phát triển nông nghiệp trong giai đoạn một và
phần đầu của giai đoạn hai trong tiến trình phát triển sẽ dẫn đến hậu
quả là nông nghiệp trì trệ, và ảnh hưởng tiêu cực tốc độ phát triển công
nghiệp cũng như sự tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế Chính sách
kinh tế đối với nông nghiệp và nông thôn trong các giai đoạn ban đầu
của sự phát triển cần phải đặt trọng tâm vào tăng trưởng, nhằm bảo đảm
thoả mãn nhu cầu của nhân dân về nông sản, tăng xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp phát triển.
Học thuyết kinh tế của Mác - Anghen khi nghiên cứu về sự phát
triển của CNTB vào lĩnh vực nông nghiệp ở các nước Pháp và Đức vào những năm cuối thế kỷ 17 đã chỉ ra rằng: Về mặt kinh tế sự phát triển
tiến tới cách mạng trong nội bộ ngành nông nghiệp có vai trò quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tích tụ tư bản, đồng thời hình
thành thị trường trong nước cho chính các nhà tư bản công nghiệp và cung cấp lao động cho họ.
Mác viết: "Việc tước đoạt và đuổi một bộ phận dân cư nông thôn ra
khỏi ruộng đất của họ không những giải phóng công nhân, giải phóng
tư liệu sinh hoạt và tư liệu lao động của họ cho nhà tư bản công nghiệp
À CỀ : x ⁄ ~_n [l,S7
mà còn tạo ra thị trường trong nước nữa bs
Ở đây su tác động của tư bản công nghiệp và nông thôn đã biến
nông dân thành người làm thuê, biến tư liệu sinh hoạt và tư liệu lao
động của họ thành đối tượng cho phát triển công nghiệp và đồng thời
quay lại phục vụ họ Trên giác độ đó chính nông dân nông nghiệp đã là
nền tảng tiếp tục cho nhà tư bản tích luỹ và mở rộng sản xuất
Trang 13Nhà tư bản đã vừa biến nông dân thành công nhân làm thuê, đồng
thời biến tư liệu sinh hoạt và tư liệu lao động của những nông dân này
thành "yếu tố vật thể” của tư bản
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, khoa
học công nghệ, khoa học quản lý đã tạo ra những ngành nghề mới phát
triển cả bé rộng lẫn bề sâu, tỷ trọng của nông nghiệp và kinh tế nông
thôn ngày càng thấp hơn so với các ngành khác; tuy nhiên về số tuyệt
đối sản xuất nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên Sự phát triển của
nông nghiệp và kinh tế nông thôn góp phần ổn định kinh tế vào chính
trị của mỗi quốc gia.
Tóm lại Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, do đó việc phát
triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn có vị trí, vai trò hết sức quan
trọng và thể hiện qua các mặt sau:
Một là: Nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế; là nơi tập trung gắn bó nhiều ngành
kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; là thị trường cung cấp
các yếu tố đầu vào cho công nghiệp, dịch vụ và khu vực đô thị: Lực
lượng lao động, nhu yếu phẩm cho sinh hoạt, nguyên liệu cho công
nghiệp, đồng thời là thị trường rộng lớn cho tiêu thụ các sản phẩm của
công nghiệp, dịch vụ, khoa học - kỹ thuật.
Hai là: Nông thôn Việt Nam là nơi sinh sống của cộng đồng các
dân tộc, tầng lớp tôn giáo là nơi bảo tồn và lưu giữ các truyền thống,
phong tục; sự phát triển của nông thôn góp phần làm ổn định nền chính
trị - xã hội.
10
Trang 14Ba là: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và
kinh tế nông thôn góp phần to lớn đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nền kinh tế quốc dân nói chung, hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế
hợp lý.
1.1.2 Quan điểm phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở
nước ta.
1 Nông nghiệp, nông thôn trong một số lý thuyết phát triển:
Khi lấy sự phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển làm đối tượng nghiên cứu của mình, các lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại đều
dưới hình thức này hay hình thức khác đều đề cập đến vấn đề phát triển
nông nghiệp và kinh tế nông thôn Mặc dù có các quan điểm khác nhau,
song đều có một điểm chung là làm thế nào để phát triển nông nghiệp
và kinh tế nông thôn, đặc biệt là ở các quốc gia có xuất phát điểm từ
nông nghiệp thì nền kinh tế đều chậm phát triển, trì trệ.
Có thể phân chia các lý thuyết phát triển thành 2 tuyến lớn:
Tuyến một: Bỏ qua khu vực nông nghiệp, nông thôn trong quá
trình phát triển nền kinh tế quốc dân Theo quan điểm này các nhà kinh
tế cho rằng: Trong các nước chậm phát triển có trạng thái nhị nguyên vẻ
kinh tế, có 2 khu vực song song cùng tồn tại: Khu vực kinh tế truyền
thống và khu vực kinh tế du nhập vi vậy dé phát triển nhanh phải chuyển khu vực phát triển truyền thống sang khu vực phát triển kinh tế
hiện đại con đường cơ bản để thực hiện bước chuyển đó là công nghiệp
hoá trong đó các ngành công nghiệp hiện dai giữ vai trò đầu tau.
11
Trang 15- Trong khu vực sản xuất truyền thống (nông nghiệp), có tình trạng
dư thừa lao động, vì vậy việc chuyển số lao động dư thừa này sang khu
vực công nghiệp hiện đại sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình
tăng trưởng.
Quan điểm này đặc biệt quan tâm đến phát triển mạnh công nghệ
mà không cần quan tâm đến nông nghiệp, bởi công nghiệp sẽ thu hút
dần lao động từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp hiện đại Tuy
nhiên khả năng tìm việc làm của lao động nông nghiệp phụ thuộc vào
tính năng động về nhu cầu sử dụng lao động của khu vực công nghiệp
hiện đại và trình độ tay nghề của chính những người lao động nông thôn.
Mặc dù các quốc gia phát triển kinh tế theo hướng này đã đạt được
tăng trưởng kinh tế khá cao, song đã nhanh chóng lâm vào tình trạng
thiểu năng; mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu kinh tế; sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng
trở nên căng thẳng.
Tuyến hai: Coi phát triển nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận của phát triển kinh tế Quan điểm này ngược lại với quan điểm trên và
họ cho rằng sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn là một bộ
phận không thể tách rời của nền kinh tế, đặc biệt là giai đoạn đầu của
quá trình phát triển và được thể hiện qua: Sự phát triển kinh tế nếu chỉ
dựa vào bản thân công nghiệp thì nhất định sẽ gặp phải trở ngại.
- Phát triển nông nghiệp là giai đoạn đầu của tất cả các quốc gia đó
là giai đoạn mà đặc trưng cơ bản là xã hội truyền thống cũ nang suấtlao động thấp san xuất nông nghiệp giữ địa vị thống trị
Trang 16- Trong thời kỳ công nghiệp hoá, để đạt được kết quả mong muốn
về tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế ngày càng tiến bộ, cần phải
phát triển một cách cân đối tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển đồng thời tất cả các ngành và các khu vực sẽ duy trì tính
ổn định, giảm thiểu sự tắc nghẽn nhất là khi nền ngoại thương yếu kém
Sự thành công của quan điểm này được khá nhiều mô hình thực tế
xác nhận Một ví dụ cụ thể như ở Đài Loan trong những năm đầu mới
thành lập nền kinh tế bị rối loại bởi sản xuất suy giảm, lạm phát phi mã,
dòng người ty nạn đổ về thành phố Nhưng với chủ trương "Lấy nông
nghiệp bồi dưỡng công nghiệp" 791 chỉ 3 năm sau (1952) mức sản xuất
nông nghiệp đã đạt và vượt mức cao nhất trước chiến tranh, góp phần
quyết định sự phục hồi kinh tế trên các mặt: Đảm bảo cung cấp lương
lực, thực phẩm, hàng tiêu dùng Vào đầu những năm 1970 trở đi khi mà
nền kinh tế thực sự chuyển vào giai đoạn "Cất cánh", Đài Loan vẫn đưa
ra thực thi "Đề cương chính sách nông nghiệp mới” a Nhung công
trình phân tích kinh nghiệm thành công của Dai Loan trong quá trình
chuyển thành một nền kinh tế công nghiệp hoá mới, cho thấy rằng: Trong nhiều nguyên nhân thành công, quan điểm về phát triển nông
nghiệp, nông thôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Nhưng kinh nghiệm của Malayxia và Thái Lan, những nền kinh tế
có mức tăng trưởng cao trong mấy năm gần đây, cũng cho thấy sự khởi phát của nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng Khi phân tích về con
đường phát triển của Malayxia, có học giả đã nhận xét: "Điều đángngạc nhiên là Malayxia không giống như bất cứ một nước nào khác ở
Nam và Đông Nam A, đã hết sức cố gắng nói chung là theo đúng
hướng để phát triển kinh tế của mình" Còn như Thái Lan có nhieu ý
13
Trang 17kiến cho rằng: "Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế này nhờ vào một
mô hình kinh tế không phải theo NICs (Newly Induslized contrics) mà
là quốc gia nông nghiệp NAICs (Newly Agrilnduslizing contris) '”.
Cho đến nay giữa những năm 80 khu vực quan trọng nhất trong nền kinh tế Thái Lan xét cả về lực lượng lao động, đóng góp GDP và
thu nhập về xuất khẩu là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
Trong hơn 3 thập kỷ gần đây, Thái Lan đã đạt được nhịp độ tăng trưởng nông nghiệp cao nhất trong các nước Asean Với nhịp độ tăng trưởng
nhanh, Thái Lan đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và xuất khẩu hoa, quả nhiệt đới, là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về
sản lượng đánh bắt và xuất khẩu hải sản Từ những năm 1950 việc đa
dạng hoá và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế của Thái Lan Dé thực
hiện mục tiêu trên Chính phủ Thái Lan đã đề ra bốn nội dung cơ
bản sau:
- Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp bằng đa đạng hoá sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân từ nông nghiệp sang công
- Đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiếp thị, cung cấp cho người
sản xuất có thông tin có liên quan đến sản xuất và thị trường.
14
Trang 182 Quan điểm phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn củaDang và Nhà nước ta:
Đảng cộng san và Chính phủ Việt Nam luôn coi nông dân là lực
lượng chủ đạo của cách mạng, các vấn dé mau chốt trong nông nghiệp
như: Ruộng đất, sở hữu, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
việc áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý, khoa học công nghệ
vào sản xuất nông nghiệp luôn được Đảng quan tâm giải quyết.
Trong luận cương chính trị của Dang thang 10 năm 1930 đã chỉ rõ:
"Dân cày là một động lực mạnh của cách mạng tư sản dân quyền, muốn lập công nông chuyên chính thì giai cấp vô sản phải lãnh đạo cho đại đa
số quần chúng lao khổ, nhất là dân cày" °?.
Từ thời kỳ khôi phục kinh tế 1955 -1959 cho đến các Đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng lần thứ V, VỊ và đặc biệt quan tâm; Cương
linh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, đã chỉ rõ: "Hình thành cơ cấu
kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công, hợp tác kinh tế
quốc tế Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc phát triển
nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan
trọng hang đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội" ©") Từ định
hướng, cương lĩnh phát triển kinh tế của Đảng và thực tiễn phát triển
kinh tế trong giai đoạn hiện nay có thể khái quát các quan điểm phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của Đảng và Nhà nước ta
như sau:
Quan điểm toàn diện.
- Nông nghiệp nông thon và nông dân là 3 mat của một van đẻ
phát triển nòng thon.
Trang 19Nông dan là lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn, do đó muon
phát triển nông thôn phải giải phóng nông dân khỏi ràng buộc vô hình,
được tự do điều hành trong công việc đồng áng, làm chủ tư liệu sản xuất,
ruộng đất, được tự do lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất thích hợp Quan
điểm này là cơ sở để giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa phát triển sản
xuất, cải thiện đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới công bằng
văn minh.
- Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với ổn định chính trị, xã hội
và giữ vững an ninh quốc phòng của đất nước Yêu cầu là mọi cơ chế,
chính sách đối với nông thôn cần phải đáp ứng các mặt về kinh tế, chính
trị, xã hội, an ninh Do vậy, đi đôi với mở rộng dân chủ phải lập lại kỷ
cương xã hội pháp luật ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội.
- Kết hợp sản xuất với chế biến và dịch vụ: Sản xuất, chế biến và dịch
vụ là ba khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp; sau nghị quyết 10, sản
phẩm nông nghiệp tăng lên nhanh chóng tuy nhiên sản phẩm của chúng ta
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, thị hiếu của người tiêu
dùng trong nước và đặc biệt là cho xuất khẩu Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp nông thôn là nhằm mục đích giải quyết các mâu thuẫn
trên, đồng thời giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn Cùng với phát
triển công nghiệp phải chú ý tới phát triển các loại dịch vụ xảy dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng.
16
Trang 20- Quan điểm toàn diện về lợi ích đảm bảo sự hài hoà công bằng trong
phân phối lợi ích giữa đô thị với nông thôn Vấn đề này được giải quyết
thoả đáng sẽ tạo động lực cho kinh tế nông thôn phát triển.
Quan điểm hệ thống
Phát triển nông thôn là mắt xích quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế nói chung do vậy nội dung của nó phải thống nhất với quan
điểm toàn diện Quan điểm này bao gồm nhiều hợp phần cấu thành: Quan
điểm về kinh tế, xã hội, môi trường; quan điểm phát triển theo các vùng
kinh tế sinh thái, tiểu vùng sinh thái Các quan điểm hình thành một hệ
thống hoàn chỉnh, hệ thống này nếu được xây dựng tốt sẽ tạo điều kiện
cho việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với nông dân, đảm
bảo tính đồng bộ, thống nhất và hiệu lực cao.
Quan điểm kế thừa.
Phát triển nông thôn phải kế thừa tinh hoa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, đồng thời học hỏi, chọn lọc các kinh nghiệm tốt của cac quốc gia
có điểm xuất phát như Việt Nam.
Truyền thống của nông thôn ở nước ta gắn liền với truyền thống phát
triển làng, xã là chỗ dựa của nền văn minh lúa nước, phương thức sản
xuất, các hương ước ứng xử, ngoài ra nông thôn còn tồn tại các hình thức
kinh tế đa dạng, phong phú đòi hỏi phải nghiên cứu, phát hiện, bồi dưỡng
để hướng dẫn nông thôn thử nghiệm, thực nghiệm.
Các quốc gia có điểm xuất phát như Việt Nam đặc biệt là các quốc
gia Châu Á gió mùa, có thành công lớn trong phát triển nông nghiệp, có
nhiều kinh nghiệm là bài học cho chúng ta học hỏi và chọn lọc để áp dụng
phù hợp.
Trang 21Quan điểm phát triển nông nghiệp hàng hoá với cơ cấu nhiềuthành phần.
Quan điểm này đòi hỏi phải đổi mới sâu sắc và toàn diện các chính
sách cho nông nghiệp và nông thôn Kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị
trường, có định hướng xã hội chủ nghĩa khuyến khích xu hướng tích tụ vàtập trung tư liệu sản xuất cho hộ làm ăn giỏi, từng bước chuyên môn hóa
theo hướng ai giỏi tay nghề gì làm việc đó.
Quan điểm phát triển kinh tế mở.
Một nền kinh tế mở sẽ chấp nhận cạnh tranh và thông qua đó hoàn
thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá Quan điểm kinh tế mở còn
có tác dụng kích thích quá trình giao lưu giữa thành thị với nông thôn
giữa các vùng nông thôn với nhau, thu hẹp khoảng cách và mức sống giữacác tầng dân cư, xoá bỏ dần sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn
Quan điểm dân giàu nước mạnh.
Dân giàu nước mạnh là mục tiêu chiến lược kinh tế, xã hội của Đảng
và Nhà nước ta, do vậy các chính sách nông nghiệp phải khuyén khích
nông dân làm giàu một cách chính đáng, cấm các hình thức làm giàu bằng
bóc lột; có chính sách khuyến khích, giúp đỡ người nghèo góp phần giảm
bớt chêch lệch giàu nghèo, thực hiện công bang xã hội.
Quan điểm về sự lãnh đạo của Nhà nước.
Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, đảm bao cho sự phát triển nông thôn
không đi chệch quỹ đạo Xã hội Chủ nghĩa Vì vậy cản cụ thẻ hoá nội
18
Trang 22dung, vai trò sự lãnh đạo của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn.
nông dân trong cơ chế thị trường Nhà nước thông qua cơ chế, chính sách
đối với nông nghiệp như chính sách tính dụng, ruộng đất, phát triển cơ sở
hạ tầng, tiêu thụ sản phẩm
Các quan điểm trên là điểm tựa cho việc hình thành và xây dựng cơ
chế, chính sách cho tiến trình đổi mới nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cho từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, đặt sự phát triển nông nghiệp, nông
thôn theo hướng sản xuất hàng hoá trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở nước ta.
1.1.3 Vai trò của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vàkinh tế nông thôn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Mỗi phương thức sản xuất đều có cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng
với nó Cơ sở vật chất kỹ thuật là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất vật chất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật, công nghệthích ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải,
vật chất nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội
Trong lịch sử phát triển của nhân loại công nghiệp hoá đã từng được
xem như quá trình đưa máy móc vào sản xuất đồng thời với sự đẩy nhanh
quá trình phân công lao động xã hội, thúc dau công nghệ phát triển Thế
giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỹ thuật, cách mạng khoa học kỹ
thuật lần thứ nhất bat đầu ở nước Anh vào đầu thé kỷ thứ XVIII; cách
mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai vào giữa thé ky XX được gọi là :
“Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại”.
19
Trang 23Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá những năm
còn lại của thập ky 90, được nghị quyết Đại hội Dang Cộng san Việt
Nam lần thứ VIII đã chi rõ: "Đặc biệt quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn”.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta là
quá trình biến đổi sâu sắc, toàn bộ nền sản xuất ở nông thôn với nội
dung cơ bản là tăng cường mạnh mẽ các hoạt động có tính công nghiệp,đồng thời đổi mới cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cho
phù hợp Thực chất đó chính là: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp dịch vụ; quá trình
này đem lại không chỉ về mặt kinh tế mà cả xã hội, đưa nông nghiệp
nước ta phát triển bền vững .
- Mục tiêu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và kinh tế nông thôn ở nước ta
Không vì mục đích tự thân mà vì sự phát triển kinh tế quốc dân
trong đó có bản thân kinh tế nông thôn, do đó công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp cần hướng và các mục tiêu sau:
Thứ nhất: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải thúc đẩy quá trình
sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp, đây là mục
tiêu hàng đầu cần ưu tiên Yêu cầu đặt ra phải có sự kết hợp giữa tăng
trưởng kịnh tế lãnh thổ với đóng góp tích cực của nó vào sự tăng trưởng
chung kinh tế lãnh thổ với đóng góp tích cực của nó vào sự tăng trưởng
chung của toàn bộ nền kinh tế Giữa các khu vực, các vùng phải có sự
hợp tác, hỗ trợ cùng phát triển trong sự cạnh tranh lành mạnh theo cơchế thị trường, có định hướng xã hội chu nghĩa
Trang 24- Phát triển sản xuất trong điều kiện hiện nay phải bao hàm cả 2
phương diện:
* Mở rộng quy mô sản xuất ngay tại địa phương và tác động tích
cực tới các lĩnh vực khác có liên quan đến địa phương.
* Đa dạng các ngành nghề, loại hình sản xuất ở nông thôn, thực
hiện yêu cầu trên sẽ thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nông
thôn đi vào chuyên môn hoá theo từng nghề nghiệp cụ thể, thích hợp
với kỹ năng, kỹ xảo truyền thống của từng làng xã Vừa tạo ra sự mở rộng về quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời tạo điều kiện
cần thiết để phát triển công nghiệp hoá ở giai đoạn cao hơn, thực hiện
hiện đại hoá công nghiệp, nông thôn.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất là yêu cầu đặt ra cho từng ngành
nghề cụ thể, từng vùng cũng như toàn bộ nền kinh tế, mà các chỉ tiêu đểđánh giá hiệu quả sản xuất là: Tỷ suất lợi nhuận cho một đơn vị diện
tích, một đồng vốn, một lao động, hệ số sử dụng đất, tài nguyên
Thứ hai: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải góp phần cải tiến
công tác tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý ở nông thôn.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế
nông thôn góp phần thu hút lao động nhàn rỗi ở nông thôn, lao động có
trình độ cao ở đô thị, thực hiện phân công lao động theo từng ngành
nghẻ cụ thể, đồng thời là quá trình đào tạo cho nông dân thích nghi dần
với tác phong công nghiệp, hợp tác chặt chẽ với nhau trong guồng máy
sản xuất.
Trang 25Thứ ba: Công nghiệp hoá phải tác động tích cực đến quá trình cảithiện chất lượng và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn, nhằm đạt
được các yêu cầu:
* Góp phần tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.
* Góp phần cải biến cơ cấu và lượng tiêu dùng của dân cư nông
thôn Sự biến động này sẽ ảnh hưởng tới không chỉ chất lượng cuộcsống, mà còn ảnh hưởng cả quá trình tái sản xuất sức lao động, cảithiện chất lượng lao động.
* Góp phần thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hoá, giáo dục,
y tế của nông dân.
Như vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn vừa phải đáp ứng
những mục tiêu phát triển kinh tế, vừa đáp ứng các mục tiêu chính trị
-xã hội.
Đây chính là quan điểm xuất phát từ tính toàn diện và thống nhất
về các mặt kinh tế, chính trị trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Để đạt được các mục tiêu trên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá hải
được sự hỗ trợ và quản lý của Nhà nước
Nhà nước tạo các điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh và
phát triển để công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra được thuận lợi Đó
là môi trường pháp lý, môi trường văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật,
thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào đặc biệt là các yếu tố vẻ vốn, thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Nhà nước hé trợ và trực tiếp đầu tư xay dựng và cai tạo nang cap
cơ sở hạ tầng ở nông thon, tạo điều kiên cho giao lưu xinh tế giữa nóng
5)
Trang 26thôn và thành thị, giữa các khu vực nông thôn với nhau Hệ thống cơ sở
hạ tầng này bao gồm: đường giao thông nông thôn, đường điện, thông tin, dịch vụ tiếp thị.
Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nông thôn
phát triển; giúp các thành phần kinh tế có cơ hội tiếp cận với thị trường
trong và ngoài nước.
Bên cạnh sự hỗ trợ, Nhà nước cũng cần thực hiện sự quản lý chặt
chẽ đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
chọn: Những ngành, những vùng cần được ưu tiên hỗ trợ Mặt khác
trong việc hoạch định chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nhà
nước cần xác định những bước đi thích hợp để có thể đạt được mục tiêu
phát triển với hiệu quả kinh tế cao, đồng thời dam bao được sự tang trưởng vững chắc Lựa chọn đúng các ngành vùng can ưu tién sẽ cho
Trang 27phép sử dụng các nguồn lực vốn đã khan hiếm một cách tập trung.
nhằm khai thác các tiềm năng của từng vùng, từng lĩnh vực chuyèn
ngành một cách tối ưu Tiêu chuẩn lựa chọn ngành va sản phẩm ưu tién
cần dựa vào các tiêu thức sau:
* Sản phẩm đang có nhu cầu ổn định trên thị trường.
* Thu hút thêm lao động, tạo việc làm.
* Sản phẩm và quá trình sản xuất, tiêu thụ có liên quan đến sự phát
triển của các ngành, nghề khác
* Những ngành dựa trên cơ sở nguồn lực sản có, đòi hỏi ít vốn đầu
tư đồng thời thu được hiệu quả kinh tế tối ưu.
* Phát huy truyền thống, tinh hoa của dân tộc.
Việc lựa chọn vùng, cần được dựa vào các tiêu thức sau:
* Trình độ phát triển, truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
của vùng.
* Những điều kiện kinh doanh hiện đại và tiềm năng trong vùng.
* Vai trò vi trí của vùng đối với các vùng, các khu vực khác.
* Nhu cầu cấp bách của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế
của vùng.
Tóm lại: Dé công nghiệp hoá, hiện đại hoá nòng nghiệp và nông
thôn ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã xác định phải phát huy nội lực.đồng thời tranh thủ khoa học công nghệ và tiền vốn nước ngoài Lav
nội lực là chủ yếu néu cao ý thức tự lực tự cường của dân tộc Mot trongcác yếu tố nội lực đó là tiền vốn cho sản xuất phát triển mà trước het
tín dụng là một tô chức tiền dé cho mọi ngành kinh te.
Trang 281.2 - Vai trò của tín dụng đối với việc phát triển kinh tế
nông thôn.
1.2.1 - Khái niêm, chức năng và yếu tố dam bao an toàn
tín dụng:
1 - Khái niệm về tín dụng.
Theo quan niệm cổ điển thì tín dụng được coi là một quan hệ vay
mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay Quá trình hình
thành quan hệ tín dụng, chính là quá trình hình thành các quan hệ vay
mượn lẫn nhau trong xã hội Mối quan hệ đó ra đời trong điều kiện có sản xuất và lưu thông hàng hoá Hay nói cách khác: Quan hệ tín dụng hình thành trong xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự chiếm hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất, về thành quả lao động, có sự phân biệt giữa
người giầu và người nghèo Tín dụng ra đời là một tất yếu khách quan
của sự phát triển kinh tế xã hội.
Trong sự phát triển lâu dài của nó, quan hệ tín dụng đã trải qua cáchình thức: Tín dụng cho vay nặng lãi, tín dụng thương mại đến tín dụng
ngân hàng.
Hình thức tín dụng cho vay nặng lãi là hình thức tín dụng đầu tiên
trong lịch sử, xuất hiện ở thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên
thuỷ Trong thời kỳ này do lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao
động mở rộng, sự ra đời của chế độ tư hữu và Nhà nước xuất hiện trong
chế độ chiếm hữu nô lệ có sự phân chia giai cấp, người giàu kẻ nghèo
Thời gian đầu hình thức cho vay chủ yếu bằng hiện vật càng vẻ sau các
khoản cho vay chủ yếu bằng tiền Đặc điểm nói bật của tín dụng nang
lai là lãi suất (lợi tức) rất cao không có giới han và day là hình thức tín
Trang 29dụng tiêu dùng Người ta vay mượn lẫn nhau chu yếu để giải quyết
những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Khi chủ nghĩa Tư bản phát triển đến một trình độ nhất định thìhình thức tín dụng theo kiểu nặng lãi không còn phù hợp nữa, nó cản
trở sự phát triển của nền kinh tế Hoạt động của hình thức theo kiểu đó
ngày càng thu hẹp lại, hình thứuc tín dụng thương mại xuất hiện và
ngày càng phát triển Hình thức tín dụng này đã đáp ứng yêu cầu của
các nhà sản xuất kinh doanh Công cụ của hình thức tín dụng này là các
kỳ phiếu thương mại và mang một số đặc điểm sau:
- Đối tượng cho vay là hàng hoá bởi hình thức tín dụng này dựa trên cơ sở mua bán chịu hàng hoá giữa các nhà sản xuất kinh doanh với
nhau và do đó các chủ thể tham gia quá trình vay mượn, cũng là các
nhà sản xuất kinh doanh.
- Với hình thức tín dụng thương mại, nguồn vốn cho vay có giới
hạn bởi nguồn vốn cho vay là của từng người sản xuất kinh doanh Vìvậy khi chuyển sang hình thức tín dụng ngân hàng thì những hạn chế
này mới được khắc phục.
Hình thức tín dụng ngân hàng là hình thức giữa một bên là các
ngân hàng, các tổ chức tín dụng với một bên là các nhà sản xuất kinh
doanh, với hình thức tín dụng này đối tượng vay mượn là tiền tệ Hình
thức tín dụng ngân hàng đã thể hiện rõ ưu thế của mình so với những
hình thức tín dụng trước đây Đó là :
- Nguồn vốn cho vay rất lớn vì đó là toàn bộ nguồn vốn trong nenkinh tế mà ngân hàng có thẻ tập trung và huy động được
Trang 30- Đây là hình thức tín dụng rất linh hoạt vì đối tượng vay mượn là tiền tệ.
Hình thức tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu trong
nền kinh tế thị trường và nó luôn đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh
tế một cách linh hoạt và kip thời.
Để tìm hiểu phạm trù khách quan của tín dụng ngân hàng ta sẽ
nghiên cứu chức năng của nó.
2 - Chức năng của tín dụng ngân hàng.
Trong hoạt động ngân hàng thì tín dụng ngân hàng có một số chức
năng như sau:
_a- Tập trung huy động vốn, phân phối lại nguồn vốn để phát triển
sản xuất và lưu thông hàng hoá, cụ thể là:
Việc tập trung nguồn vốn thông qua tín dụng là tập trung huy động
các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi Thực chất đó là quan hệ vay mượn
giữa một bên là ngân hàng và một bên là tất cả các thành phần kinh tế
trong xã hội.
Trong nền kinh tế, nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi (do su chênh lệch
thời gian giữa mua và bán) có thể có từ một số nguồn cơ bản sau:
- Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi do sự chênh lệch về thời gian giữa
người mua và bán vật tư hàng hoá.
- Các khoản tiền phải chi trả nhưng chưa đến kỳ trả hoặc các khoản
tiền phải nộp như tra lương, nộp thuế
- Các quỹ trong cơ quan, đơn vị tạm thời chưa sử dụng đến.
- Các khoan tiền tạm thời nhàn rối trong dân cư.
1S) ~~]
Trang 31Để phân phối lại nguồn vốn nhằm phát triển sản xuất và lưu thong
hàng hoá ngân hàng kết hợp nguồn vốn tập trung và huy động được
trong nền kinh tế cùng với các nguồn vốn khác của ngân hàng như vốn
điều lệ, vốn cổ phần, vốn vay ngân hàng Trung ương và một số nguồnvốn khác sau đó ngân hàng tiến hành phân phối lại những nguồn vốn
này.
Quá trình phân phối lại nguồn vốn ngân hàng thực chất là quá trình
thúc đẩy nền kinh tế và thông thường người ta phân thành hai lĩnh vực
chủ yếu.
- Cho vay ngắn hạn: là một hình thức cho vay vốn của ngân hàng
để hình thành các tài sản lưu động với thời hạn quy định dưới lnăm
- Cho vay trung và dài hạn: Là hình thức cho vay vốn của ngân
hàng với mục đích hình thành các tài sản cố định với thời gian từ 1 - 3
năm là vay trung hạn, từ 3 năm trở lên là vay dài hạn.
b - Tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông, tạo điều kiện quản lý và lưu
thông tiền tệ:
Chức năng tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông được thể hiện thông
qua việc tín dụng ngân hàng tập trung và huy động các nguồn vốn để
mở rộng đầu tư mà không cần phát hành thêm tiền vào lưu thông Thêm
vào đó khi quan hệ tín dụng càng phát triển làm cho lĩnh vực thanh toán
không dùng tiền mặt trong nền kinh tế ngày càng mở rộng và đi liền với
nó là lĩnh vực lưu thông bằng tiền mặt trong nẻn kinh tế giảm xuống
tương ứng Từ đó các chi phí về lưu thông tiền mặt trong nên kinh tế
được giảm đi
Trang 32Thông qua tập trung và phân phối lại nguồn vốn tín dụng ngản
hàng đã góp phần điều hoà nguồn vốn giữa các ngành, các lĩnh vực tức
là góp phần điều hoà nhu cầu về vốn giữa nơi thừa và nơi thiếu trong
nền kinh tế và thực chất đó là vấn đề quản lý và lưu thông tiền tệ
c - Kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế xã hội:
Thông qua hoạt động tín dụng, tức là thông qua việc cho vay và
thu nợ đối với các thành phần kinh tế, ngân hàng có thể kiểm tra các
hoạt động kinh tế trước, trong và sau khi cho vay Việc kiểm tra, kiểm
soát của ngân hàng nhằm củng cố lại chế độ hạch toán kinh doanh
trong các đơn vị cá nhân vay vốn, đồng thời trên cơ sở đó hoàn trả cả
vốn và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng.
Tóm lại, nếu thực hiện tốt các chức năng trên thì tín dụng ngân
hàng thực sự trở thành một công cụ kích thích sự phát triển và ổn định
nền kinh tế.
3 - Yếu t6 dam bao an toàn tin dụng.
Trong hoạt động tín dụng có vô số các rủi ro khác nhau, xuất phát
từ nhiều yếu tố mà có thể dẫn đến việc không trả được nợ khi đến hạn.
Các thiệt hại đôi khi nảy sinh từ các nguyên nhân như: Thiên tai, bão
lụt, từ những thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng, hoặc là về kỹ
thuật và cũng có một số rủi ro nảy sinh từ các yếu tố riêng rẽ khó giải
thích Chính vì vậy khi quyết định một món vay, cán bộ tín dụng cần
phan tích các yếu tố để đảm bao an toàn tín dụng như là: khả nang hoàn
tra nợ vay tình hình tài chính, uy tin của người vay, đồng thời phai
Trang 33thực hiện nghiêm chinh các nguyên tắc cho vay của ngân hàng đối với
người vay.
Để hoạt động tín dụng ngân hàng phát huy được vai trò của mình,
bảo đảm cho hoạt động ổn định của ngân hàng, của nền kinh tế, việc
cho vay của ngân hàng phải dựa trên các nguyên tắc cho vay đối với
từng loại hình tín dụng (ngắn, trung và dài hạn) do Ngân hàng Nhà
nước ban hành Nhưng nhìn chung các nguyên tac đưa ra đối với từng
loại hình tín dụng đều thể hiện trong 3 nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc thứ nhất : Cho vay có kế hoạch, có mục đích và có
hiệu quả.
Các đơn vị có nhu cầu vay vốn của ngân hàng đều phải có kế
hoạch, đơn xin vay gửi ngân hàng với đầy đủ các nội dung: Số tiền vay thời hạn sử dụng vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay và tính hiệu quả
của vốn vay ngân hàng Trên cơ sở đó cán bộ tín dụng tiến hành kiểm
tra xem xét nếu thấy đồng vốn vay ngân hàng đem lại hiệu quả kinh tế
và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng thì cán bộ tín dụng xét tiền vay Mặt
khác trên co sở kế hoạch xin vay vốn của các đơn vị, bản thân ngânhàng phải xây dựng kế hoạch cho vay vốn của mình Nguyên tắc đảm
bảo cho đơn vị vay vốn có đủ vốn và vay vốn có kế hoạch Đồng thời
nguyên tắc này nhằm tiết kiệm đồng vốn, đầu tư vốn có trọng điểm và
có hiệu quả kinh tế cao Ngoài ra nó còn tăng cường sự giám đốc bằng
đồng tiền của ngân hàng đối với đơn vi vay vốn của ngân hang.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phát sinh ngoài kế
hoạch, ngân hàng xét thấy cần thiết và hợp lý can đối với nguồn von
của mình, có thể cho vay bỏ sung vốn lưu động cho người vay Vốn vay
phải sử dụng đúng mục dich và cam kết
Ga œ
Trang 34Nguyên tắc thứ hai : Cho vay phải hoàn trả đúng kỳ hạn cả vốn
` ~°
và lãi.
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn tập trung
và huy động từ các thành phần kinh tế trong xã hội Do vậy những
người vay vốn của ngân hàng sau một kỳ hạn nhất định nào đó đều phải
hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng Đơn vị vay vốn sau một thời gian nhất định phải trả cho ngân hàng một khoản lợi tức thoả thuận
vì đó là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngành ngân hàng và là
một cơ sở cho ngân hàng tiến hành hạch toán kinh doanh và thực hiện
nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước Đến thời kỳ trả nợ mà đơn vị vay vốn
không trả cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và
đơn vị phải chịu một lãi suất cao hơn lãi suất vay thông thường Đồng
thời nó đảm bảo sự thống nhất giữa vận động của vật tư, hàng hoá và
sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế, góp phần ổn định tiền tệ và
giá cả Với nguyên tắc này ngân hàng bảo toàn được vốn, kịp thời đưa
vốn vào hoạt động kinh doanh của mình, có thu để bù đắp chi và có lãi nhằm duy trì và phát triển hoạt động của bản thân ngân hàng.
Nguyên tắc thứ ba : Cho vay có giá trị vật tư làm đảm bảo.
Các đơn vị muốn vay vốn của ngân hàng đều phải xuất trình đầy đủ
chứng từ, hoá đơn, hợp đồng mua bán hàng hoá Trên cơ sở đó cán bộ
ngân hàng tiến hành xét cho vay tương đương với giá trị vật tu hàng hoá
đã được ghi trên chứng từ, hoá đơn hợp đồng Điều này áp dụng đối với
doanh nghiệp Nhà nước Còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốnvay vốn của ngân hàng đều phải thế chấp bằng tài san, cán bộ ngân
hàng xét cho vay thông thường bảng 60 - 70% giá trị thẻ chap Thế
chấp có thể bang hàng hoá thông thường hoặc các chứng từ có gid như
Trang 35tín phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản Hoặc có thể vay vốn thông qua sự bảo lãnh của các tổ chức kinh tế
tổ chức tín dụng có uy tín
Trong suốt quá trình sử dụng vốn vay, các đơn vị vay vốn luôn có
giá trị vật tư tương đương làm đảm bảo Nguyên tắc này giúp cho các
đơn vị sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả Ngân hàng cho vay vốn
an toàn, tránh những rủi ro không đáng có trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng Bên cạnh, nguyên tắc này bảo đảm quan hệ cân đối giữa
tiền tệ và hàng hoá trong lưu thông góp phần bình ổn giá cả.
Ba nguyên tắc cơ bản nói trên có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau thành một tổng thể thống nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ
tín dụng giữa ngân hàng với các thành phần kinh tế, phòng ngừa được
các yếu tố rủi ro đảm bảo an toàn tín dụng
Để "vừa tạo tiền đề vừa gây sức ép, buộc các đơn vị kinh tế tìm mọi
biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tến 871 | hoạt động tín dụng ngân
hàng cần chuyển mạnh và đúng hướng sang hạch toán kinh doanh thực
sự, thúc đẩy khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại nền kinh tế - khách thể
của tín dụng ngân hàng, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý
điều tiết vi mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghiã Đồng
thời với việc đổi mới khách thể là tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chủ thé
của tín dụng ngân hàng làm cho nó đủ sức tạo được thị trường "đầu
vào" để tăng nhanh nguồn vốn va mở rộng thị trường "đầu ra" Nghĩa là
tín dụng ngân hàng phải đổi mới mạnh mẽ, sử dụng giải pháp "khơi
trong hút ngoài” và liên doanh liên kết kinh tế nhằm khai thác mọi
nguồn von nhàn roi từ các thành phản kinh tế và thu hút von dau tư cua
Trang 36các chính phủ cũng như tư nhân nước ngoài dé phát triển mạnh mẽ nén
kinh tế và xây dựng đất nước phồn vinh.
1.2.2 - Vai trò của tín dụng với sự phát triển nông nghiệp và kinh
tế nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của tín dụng đối với nền kinh
tế cũng thay đổi về bản chất so với nền kinh tế tập trung trước kia Tín
dụng trong thời kỳ bao cấp ở nước ta trước đây được xem như một công
cụ cấp phát thay ngân sách Còn trong nên kinh tế thị trường : tin dụng
là tập trung huy động nhiều nguồn vốn gan liền với sử dụng vốn có hiệu ' quả để đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện tích luỹ vốn
cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tín dụng thực sự là đòn bay kinh tế
kích thích các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển cũng như mở rộng
thương nghiệp dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn Do đó tín dụng có
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn và được
thể hiện qua một số vai trò sau:
1 Tín dụng góp phần thúc đẩy hình thành thi trường tài chính
nông thôn.
Thị trường tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết quan hệ cung
cầu về vốn nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn Thị
trường tài chính nông thôn bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ
Trong thị trường này, ngân hàng nông nghiệp có vai trò vô cùng quan
trọng vì nó có hệ thống chân rết đến tận huyện Mặt khác từng xã khu
vực còn có quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Chính hoạt động tín dụng đã
hình thành và đẩy nhanh sự phát triển của thị trường tài chính tín dụng
ở nông thôn.
C2 Us
Trang 372 Hoạt động tin dụng đã góp phan day nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tư liệu sản xuất, khoa học công nghệ để phát triển kinh tế
nông thôn.
Trong nông thôn hiện nay, số hộ dân khá, đang giàu lên chiếm tỷ
lệ ngày càng cao do họ có trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu được khoa học kỹ thuật, họ có vốn là điều thiết yếu ban đầu cho quá trình sản
xuất và nắm bắt nhanh nhạy thị trường, họ quyết định được sản xuất cái
gì ? cho ai? và sản xuất như thế nào? để mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất Ngược lại, có những hộ không có kinh nghiệm, kinh doanh không
có hiệu quả dẫn đến lỗ, hoặc có ruộng đất quá ít so với nhu cầu họ hoặc
thiếu vốn cho quá trình sản xuất trong mọi trường hợp đồng von tin dung của ngân hàng, đã giúp họ có khả năng giải quyết được khó khan trong sản xuất kinh doanh và góp phần tăng thu nhập cho họ Quy mô sản xuất càng lớn, càng có khả năng đứng vững hơn trong cạnh tranh,
bởi lẽ họ có thể áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tăng nang
suất, tăng sản lượng, tăng ty trong hàng hoá và hạ thấp chi phí Trên cơ
sở đó, họ có khả năng dễ dàng trong việc tích tụ và tập trung vốn
3 Tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất
đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên.
Tiểm năng về phát triển ở nông thôn nước ta là rất lớn nếu được
nhà nước quan tâm đúng mức với những chính sách vĩ mô thích hợp đặc
biệt là chính sách đầu tư tín dụng hợp lý thì chắc chắn những tiềm năng
tiềm tàng mà lâu nay chưa được sử dụng sẽ được động viên khai thác
triệt để và phát huy hiệu qua Sức lao động được giai phóng kết hợp với
đất đai được giao quyèẻn su dụng lau dài cho từng hộ gia định se dong
Trang 38góp ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn hàng hoá nông sản thực phảm
cho tiêu dùng và xuất khẩu của đất nước.
Sự chuyển biến cơ chế quản lý tất yếu dẫn đến thay đổi quan hệ tín
dụng Cơ chế tín dụng của ngân hàng phải xử lý như thế nào? khi hộ
nông dân là "đơn vị hạch toán độc lập” Chi thị 202/CT của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng ngày 28/6/1991, quyết định 53, 93 và 94/TDNN
ngày 12/7/1991 là những chủ trương đúng đắn và kịp thời nhằm giúp đỡ nông dân vay vốn, có điều kiện để khai thác tiềm năng tại ch, giải
phóng sức lao động xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, làm ra
nhiều của cải cho xã hội, tạo điều kiện mở rộng thị trường nông thôn,
tăng sức mua của thị trường nông thôn biến nông thôn vừa là nơi tiêu
thụ hàng hoá công nghiệp, đồng thời là nơi cung cấp nguyên liệu và
hàng hoá cho công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến.
4 Tín dụng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện
cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện hiện nay, đời sống nông thôn còn nhiều khó khan,
cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu Muốn cải thiện tình hình đó phải tăng
cường đầu tư vốn phát triển nông thôn Chính vì lẽ đó, vốn đầu tư củangân hàng không những tham gia vào quá trình sản xuất bảng hình thức
bổ xung vốn lưu động mà còn đầu tư trung hạn và dài hạn nhằm xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất Các công
trình đầu tư nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất phân phối.
trao đôi, tiêu dùng đó là: công nghiệp chế biên nông sản phâm ngành
cơ khí phục vụ nông nghiệp, dịch vụ "đầu vào” "đầu ra” phát trién các
ngành nghé mới, các hệ thống tưới tiêu công trình thuỷ lợi he thongđường sd giao thong, mạng lưới điện nhắm phục vụ phát triên nòng
QC) Nn
Trang 39nghiệp, xây dựng nông thôn mới Cùng với việc đầu ur xảy dựng và cai
tạo những công trình trên Nhà nước còn đầu tư xây dựng các công trình
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ kỹ thuật
để tạo ra những giống cây, con mới đưa vào sản xuất, từ đó tang năng
suất và hiệu quả kinh tế.
5 Tin dung tạo điều kiện phát triển ngành nghề truyền thống,
ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
Chính việc xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng các xí nghiệp chế biến nông sản đã thu hút một số lượng lớn lao động đang dôi thừa trong
nông thôn, tạo việc làm cho họ Đồng thời dựa vào lợi thế so sánh của nước ta với khu vực và thế giới, giữa các vùng với nhau cần thiết phải
duy trì và phát triển ngành nghề ở nông thôn Kinh tế hàng hoá càng
phát triển thì sức mạnh cạnh tranh ngày càng lộ rõ tất yếu dẫn đến phân
hoá giàu nghèo ở nông thôn, có hộ sẽ phát triển thêm về nông nghiệp,
có hộ sẽ rời khỏi nông nghiệp làm nghề khác như tiểu thủ công nghiệp,
các nghề truyền thống Do đó các ngành nghề này sẽ được phục hồi và
phát triển Hiện nay luật khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành
đã tạo luồng sinh khí mới cho các nhà doanh nghiệp trong nước manh
đạn đầu tư vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tạo
điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển trước hết là chan nuôi va
ngành nghề phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
Nhu vậy tín dụng ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến sự phát triển
của những ngành nghẻ truyền thống và ngàrh nghẻ mới Thong qua tín
dung nông nghiệp tô chức tin dụng góp phản thúc đây nỏng nghiệp
phát triển từ đó tac điều kiện cho các ngành nghẻ rruyẻn thong và
ngành nghề mới phát trién, đồng thời các tỏ chức tín dung true tiep bo
es) Oo
Trang 40sung vốn kịp thời cho các ngành nghề này phát triển Những ngành
nghề và dịch vụ mới phát triển đã thu hút lao động trong nông thôn, góp
phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống
6 Tín dụng đã tạo cho người dân không ngừng nâng cao trình độ
sản xuất, tăng cường hạch toán kinh tế đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm
tiêu dùng.
Nghị quyết 10 như một luồng gió mới thổi vào nông thôn, cùng với
những chính sách hỗ trợ kịp thời của ngân hàng đã tạo cho kinh tế nông
thôn có thêm sinh lực mới Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ,
sản xuất kinh doanh lời ăn lỗ chịu Do vậy bat buộc ban thân hộ gia
đình muốn tồn tại và phát triển thì phải đáp ứng được những yêu cầu
mới Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão
đòi hỏi người nông dân phải không ngừng nâng cao trình độ của mình Kết quả cuối cùng đã ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân và gia đình họ.
Vì vậy ngoài việc hang say lao động, họ phải áp dụng những qui trình
mới, kỹ thuật mới vào sản xuất để làm sao mang lại hiệu quả kinh tế
cao nhất.
Đặc trưng cơ bản của vốn tín dụng là sự vận động của vốn trên cơ
sở hoàn trả cả vốn và lãi Cho nên đã kích thích các doanh nghiệp sử
dụng vốn tín dụng phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng nhằm giảm chi phí
sản xuất kinh doanh một cách triệt để, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
tạo điều kiện đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp, đảm bảo hoàn trả tiền vay ngân hàng.
7 Tín dụng góp phần đảm bảo hiệu quả xã hội.
Tín dụng góp phần hạn chế nan cho vay nặng lãi trong nông thôn Trước đây chính sách dau tư tín dụng không được quan tâm thích đắng
nẻn vốn cho nông dân được cung cấp chủ yếu thong qua thị trường tài
Go ¬