1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế Hoạch Quản Lý Rủi Ro Dự Án Cửa Hàng Bánh Pizza Napoli.pdf

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Hoạch Quản Lý Rủi Ro Dự Án Cửa Hàng Bánh Pizza Napoli
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,81 MB

Nội dung

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, mọi doanh nghiệp và tổ chức đều phải đối mặt với nguy cơ xảy

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường BMI, “Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất thế giới” Ngành dịch vụ ăn uống, đặc biệt là pizza, ngày càng phát triển tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng cao và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh ngày càng cao và người Việt có

xu hướng chi nhiều tiền hơn vào dịch vụ ăn uống, việc khởi nghiệp và vận hành một

cửa hàng bánh pizza không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo trong việc cung cấp các sản phẩm

chất lượng mà còn cần một kế hoạch quản lý rủi ro chặt chẽ và hiệu quả

Rủi ro là một yếu tố luôn luôn thay đổi và biến hóa linh hoạt, nó không bao giờ bất động và chịu nằm yên một chỗ Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, mọi doanh nghiệp và tổ chức đều phải đối mặt với nguy cơ xảy ra các sự kiện bất ngờ, có hại có thể khiến công ty của mình bị tổn thất tiền bạc hoặc khiến công ty phải đóng cửa vĩnh viễn

Ví dụ như, hàng hóa thiếu hụt do yếu tố khách quan, nhân viện gặp tai nạn trong quá trình làm việc, xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, Và quản lý rủi ro ngày càng cần thiết hơn,

vì chúng có thể cung cấp một quy trình có hệ thống nhằm xác định và quản lý rủi ro để hành động nếu nó phát sinh

Vì vậy mà kế hoạch quản lý rủi ro hiệu quả là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công cho dự án, việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong doanh nghiệp hiệu quả là

cần thiết, cấp bách và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp để có thể phát triển bền

vững trong môi trường kinh doanh ngày càng nhiều biến động Việc giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động luôn là bài toán đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Sự hiểu biết và nhận thức rõ ràng về các rủi ro tiềm ẩn trong dự án góp

phần quản lý rủ ro tốt hơn cho doanh nghiệp

Do đó, đề tài "Kế Hoạch Quản Lý Rủi Ro Dự Án Cửa Hàng Pizza Napoli" nhằm

mục đích xây dựng một kế hoạch chi tiết và toàn diện để nhận diện, đánh giá và xử lý các rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến dự án Việc này không chỉ giúp giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền

vững của cửa hàng

Trang 2

Thông qua việc áp dụng các phương pháp phân tích rủi ro hiện đại như PESTEL

và các kỹ thuật quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, đề tài này sẽ đưa ra các biện pháp

cụ thể và khả thi để đối phó với các rủi ro từ nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm chính

trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường và pháp lý

Bài tiểu luận của nhóm sau đây sẽ trình bày chi tiết hơn về các khái niệm liên quan đến

quản trị rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro đối với Cửa hàng bánh pizza Napoli

Thông tin cửa hàng

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thực Phẩm Napoli ( Pizza Napoli )

Địa chỉ: 217 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0908 794 714 Fax: (028) 7777 1010

Email: tanduy6888@gmail.com Hotline: (028) 6666 1919

Đại diện pháp luật: Nguyễn Duy Tân

Tình trạng thành lập: Mới

Ngày hoạt động: 10/5/2024

Trang 3

MODULE A

KẾ HOẠCH QUẢN TRỊ RỦI RO A.1 THIẾT LẬP BỐI CẢNH

a Mục đích

Nhằm nhận diện, đánh giá và ưu tiên các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để xử

lý, tiếp theo là áp dụng các nguồn lực để giảm thiểu, giám sát và kiểm soát khả năng xảy

ra hoặc tác động các sự kiện không mong muốn tới cửa hàng, với các mục đích chính

như sau:

Bảo vệ tài sản và tài nguyên: Giảm thiểu các tổn thất về vật chất và tài chính có

thể xảy ra đối với cửa hàng pizza Napoli

Đảm bảo được tính liên tục của hoạt động: Duy trì hoạt động bình thưởng của cửa hàng trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc thảm họa ngoài ý muốn

Tuân thủ pháp luật và quy định: Đảm bảo rằng cửa hàng hoạt động tuân thủ các

luật lệ và quy định có liên quan, tránh bị phạt hoặc kiện tụng

Tăng cường uy tín và niềm tin: Bảo vệ và củng cố uy tín của cửa hàng, tạo niềm tin cho khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư của cửa hàng

Hỗ trợ ra quyết định: Cung cấp thông tin và phân tích giúp cấp quản lý ra quyết định chính xác, kịp thời hơn trong các tình huống có rủi ro

Tối ưu hóa nguồn lực: Phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả hơn bằng cách nhận

diện và quản lý các rủi ro

Bảo vệ sức khỏe và an toàn: Đảm bào an toàn và sức khỏe cho nhân viên và cộng đồng, giảm thiểu tối đa các tai nạn và thương tích không mong muốn

b Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho quá trình phân tích các thực trạng và xác định rủi ro định kỳ trong

hoạt động sản xuất và kinh doanh của cửa hàng

c Tài liệu viện dẫn

Tiêu chuẩn ISO 31000:2009

d Định nghĩa và thuật ngữ

Trang 4

Rủi ro: Khả năng xảy ra sự kiện không mong muốn có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho tổ chức

Nhận diện rủi ro: Bao gồm các hoạt động như: xác định nguồn rủi ro, xác định các

sự kiện rủi ro tiềm ẩn, mô tả bản chất và đặc điểm của rủi ro

Phân tích rủi ro: Bao gồm các hoạt động như: đánh giá mức độ thường xuyên xảy

ra của rủi ro, đánh giá tác động tiềm ẩn của rủi ro, lập bảng xếp hạng rủi ro

Mức rủi ro: Được đo lường bằng các chỉ số như: xác suất xảy ra rủi ro, tác động tài chính của rủi ro, mức độ nghiêm trọng của rủi ro

Quản lý rủi ro: Bao gồm các quy trình như: thiết lập mục tiêu quản lý rủi ro, xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, lựa chọn phương pháp xử lý rủi ro, theo dõi

và kiểm soát rủi ro

Bối cảnh của tổ chức: Bao gồm các yếu tố như: văn hóa tổ chức, cấu trúc tổ chức, chiến lược kinh doanh, môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường xã hội Thiết lập bối cảnh: Giúp cho việc quản lý rủi ro trở nên hiệu quả và phù hợp với điều kiện cụ thể của tổ chức

Bên liên quan: Bao gồm các bên như: chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân

viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng

e Nội dung

Bảng 1 Quy trình quản lý rủi ro theo ISO

Trang 5

Ban sáng lập

Các bộ phận có rủi ro

5.1 Xác định bối cảnh và các bên quan tâm

Định kỳ vào đầu năm hoặc theo yêu cầu của Ban quản lý cửa hàng và các bộ phận xác định bối cảnh của doanh nghiệp

❖ Bối cảnh nội bộ có thể bao gồm:

- Sản phẩm dịch vụ và dịch vụ

- Quản trị, cơ cấu tổ chức, vai trò và trách nhiệm

- Yêu cầu quy định đang áp dụng

- Các chính sách, mục tiêu và chiến lược sẵn sàng để đạt được chúng

- Tài sản (ví dụ: cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ…)

- Các khả năng, tài nguyên và kiến thức (ví dụ: vốn, thời gian, con người, quy trình,

hệ thống và công nghệ)

- Hệ thống thông tin, trao đổi thông tin và các quá trình ra quyết định (cả chính thức

và không chính thức)

- Mối quan hệ mới, và nhận thức giá trị các bên liên quan

- Văn hoá của tổ chức

- Các tiêu chuẩn, hướng dẫn và mô hình được tổ chức thông qua

- Hình thức và mức độ của các mối quan hệ hợp đồng

❖ Bối cảnh bên ngoài có thể bao gồm:

Môi trường văn hoá, xã hội:

- Xu hướng dân số, phân bố và lối sống

- Thái độ và ý kiến của người tiêu dùng

- Phương tiện truyền thông, quan điểm và báo cáo

- Chuẩn mực đạo đức và tôn giáo

Chính trị:

- Luật quốc tế và ảnh hưởng toàn cầu

- Cơ quan quản lý, các quy chế và pháp luật

X ử lý rủi ro Đánh giá rủi ro

Trang 6

- Các chính sách của chính phủ và các quy định, tài trợ, hỗ trợ và các sáng kiến

- Các cuộc chiến tranh và xung đột

Kinh tế:

- Chính sách và xu hướng kinh tế quốc dân

- Các công ty, sản phẩm và dịch vụ thuế

- Thị trường, thương mại và điều kiện tiền tệ

- Lãi suất và trao đổi

Công nghệ:

- Xu hướng cạnh tranh và các tiến bộ của công nghệ

- Xu hướng và những tiến bộ trong công nghệ truyền thông

- Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội

Các yếu tố và xu hướng chủ chốt có tác động đến mục tiêu của doanh nghiệp

Mối quan hệ với nhận thức và giá trị của các bên liên quan bên ngoài

❖ Các bên liên quan gồm:

- Khách hàng

- Nhà cung cấp (bột mì, men nở, phô mai, cà chua hoặc sốt cà chua, các nguyên liệu như trứng, xúc xích, thịt, bò, gà…)

- Bên cho vay (ngân hàng MB Bank)

- Nhân viên, nhân viên giao hàng

5.2 Thực hiện phân tích, xác định rủi ro Thiết lập đối sách xử lý

Các bộ phận thực hiện phân tích rủi ro tài sản theo QF-06-01 và đánh giá mức độ

rủi ro theo tiêu chí đánh giá rủi ro

5.2.1 Tiêu chí xác định rủi ro

❖ Xác định khả năng xảy ra:

Bảng 2 Khả năng xảy ra của rủi ro

1 Không xảy ra Chưa có tiền lệ xảy ra, hiện tại không có lý do xảy

ra

2 Rất ít khi xảy ra Chưa có tiền lệ xảy ra và hiện tại có khả năng xảy ra

3 Có khả năng xảy ra Đã từng xảy ra, có khả năng xảy ra nhiều hơn

4 Rất có khả năng xảy ra Có xảy ra 2 lần/năm và hiện tại có khả năng xảy ra

Trang 7

5 Chắc chắn xảy ra Xảy ra thường xuyên và có nhiều lý do để xảy ra

❖ Xác định mức độ ảnh hưởng:

Bảng 3 Mức độ ảnh hưởng của rủi ro [1]

Điểm Mô tả Khách hàng Tài

Rất ít ràng buộc

Nguy cơ

rất nhỏ

Không ảnh hưởng

Không liên quan

2 Thấp Một số hoạt

động bị xáo

trộn đối với

hoạt động kinh doanh bình thường

Một số Trong

giới hạn

chấp

nhận được

nhỏ không đáp ứng được sự tuân thủ

3 Vừa phải Vẫn có thể

cung cấp sản

phẩm/dịch vụ

với một số khó khăn

Không mong

muốn

những có

thể được sinh ra

Nguy cơ cao, cần chú ý ngay lập

bị tê liệt trong các lĩnh vực chính

Ảnh hưởng nghiêm

trọng đến thu nhập và/hoặc

lợi nhuận

Nguy

hiểm đáng kể cho cuộc

sống

Cao Hoạt động

bất hợp pháp ở một

Trang 8

cho khách hàng

cao phá

sản

mạng người

nhiệm pháp luật

- Đối với rủi ro ở mức thấp: các bộ phận lập phương án xử lý và tự theo dõi [1]

- Đối với rủi ro ở mức trung bình: các bộ phận lập phương án xử lý và báo cáo kết

quả cho ban quản lý [1]

- Đối với rủi ro ở mức cao: khi phát hiện rủi ro phải báo cáo ngay ban quản lý, tổ

chức họp và đưa ra phương án xử lý ngay [1]

5.3 Phương pháp quản lý rủi ro

Sau khi thực hiện phương án xử lý rủi ro, phòng điều hành kết hợp với các bộ phận liên quan đánh giá lại kết quả thực hiện, nếu rủi ro chưa được khắc phục cần đưa ra các hành động kế tiếp

Trang 9

5.6 Theo dõi kết quả, phân tích các rủi ro mới

- Phòng điều hành theo dõi việc duy trì phương án xử lý rủi ro

- Trong quá trình thực hiện công việc nếu phát hiện có bất kỳ rủi ro gì, cập nhật biểu QF-06-01 tiến hành phân tích

➢ Lưu ý: Các điểm không phù hợp trong quá trình đánh giá, các khiếu nại của khách hàng đều là rủi ro cần được cập nhật và phân tích

Trang 10

A.2 THIẾT LẬP DANH MỤC RỦI RO BAN ĐẦU

a Giới thiệu về kĩ thuật xác định rủi ro

Để thực hiện phân tích rủi ro nhóm sử dụng theo phương pháp 4P (People, Premises, Processes, Products) Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả để xác định được các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng tới một tổ chức hoặc doanh nghiệp [1]

Con người (People): Bao gồm các rủi ro liên quan đến nhân sự và hành vi của nhân

sự như rủi ro về hành con người, rủi ro về năng lực dẫn đến hiệu suất kém, rủi ro về trộm cắp tài sản doanh nghiệp, rủi ro về đánh cắp và tiết lộ thông tin bảo mật ra bên ngoài hoặc bán cho đối thủ, rủi ro về quản lí nhân sự hiệu quả, [1]

Cơ sở (Premises): Bao gồm các rủi ro liên quan đến môi trường vật chất hoặc cơ

sở hạ tầng của doanh nghiệp, chẳng hạn như rủi ro về an toàn lao động như cháy nổ, môi trường độc hại, thiếu thiết bị bảo hộ, thiết bị sản xuất cũ, hư hại; rủi ro về thiên tai như lũ lụt, bão, mưa lớn thường xuyên; rủi ro về an ninh, rủi ro về phá hoại, rủi ro về bảo trì cơ sở vật chất, [1]

Quy trình (Processes): Bao gồm các rủi ro liên quan đến các quy trình hoạt động của doanh nghiệp, chẳng hạn như rủi ro về sai sót trong quy trình, rủi ro về lãng phí, rủi

ro tiềm ẩn dẫn đến hiệu suất kém, rủi ro về vi phạm quy định, rủi ro về quản lí quy trình không hiệu quả, rủi ro về công nghệ, [1]

Sản phẩm (Products): Bao gồm các rủi ro liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp như rủi ro về lỗi sản phẩm, rủi ro về chất lượng sản phẩm, rủi ro về trách nhiệm sản phẩm, rủi ro về giả mạo sản phẩm, rủi ro pháp lý, [1]

Trang 11

b Thiết lập danh mục rủi ro

Sử dụng bảng ISO 4P để thiết lập danh mục rủi ro cho toàn bộ dự án

An toàn và bảo mật cơ sở

Bảo trì và bảo dưỡng Quy mô và công suất

Thiết kế quy trình Công nghệ áp dụng

Sự thay đổi quy trình Thông tin và giao tiếp

Chất lượng sản phẩm

An toàn sản phẩm

Thị trường và khách hàng

Bảo hành và dịch vụ hậu mãi

Mô tả chi tiết các rủi ro trong danh mục rủi ro:

Rủi ro về tuyển dụng và đào tạo:

• Tuyển dụng sai người, không phù hợp với văn hóa hoặc yêu cầu công việc của cửa hàng

• Nhân viên không có đủ kỹ năng hoặc kinh nghiệm cần thiết

• Thiếu chương trình đào tạo hiệu quả về quy trình sản xuất bánh

• Nhân viên không được cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn mới

Rủi ro về thái độ và hành vi làm việc:

• Nhân viên vi phạm quy định hoặc chính sách của cửa hàng

• Hành vi thiếu đạo đức, bao gồm tham nhũng, gian lận hoặc lạm dụng quyền hạn

Rủi ro về quản lý và lãnh đạo:

• Lãnh đạo thiếu kỹ năng quản lý hoặc lãnh đạo không hiệu quả

• Quyết định quản lý sai lầm, dẫn đến tổn thất cho cửa hàng

Rủi ro về sức khỏe và an toàn:

Trang 12

• Tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp

• Điều kiện làm việc tại cửa hàng không an toàn

Rủi ro về hạ tầng kỹ thuật

• Hệ thống điện, nước, và khí đốt gặp sự cố hoặc bị gián đoạn

• Các vấn đề về hạ tầng công nghệ thông tin như máy chủ, mạng internet, và hệ

thống lưu trữ dữ liệu

Rủi ro về an toàn và bảo mật cơ sở:

• Xâm nhập trái phép, trộm cắp hoặc phá hoại tài sản

• Thiếu các biện pháp an ninh và giám sát hiệu quả

Rủi ro về bảo trì và bảo dưỡng:

• Thiếu kế hoạch bảo trì định kỳ cho các thiết bị và cơ sở vật chất

• Hư hỏng hoặc sự cố máy móc do không được bảo dưỡng kịp thời

Rủi ro về quy mô và công suất:

• Cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động hiện tại và tương lai

• Quá tải hoặc thiếu hụt cơ sở vật chất

Rủi ro về thiết kế quy trình:

• Quy trình không được thiết kế một cách khoa học và hợp lý

• Thiếu sự linh hoạt, không thể thích ứng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh

Rủi ro về công nghệ áp dụng:

• Hệ thống công nghệ hỗ trợ quy trình gặp sự cố hoặc lỗi kỹ thuật

• Không cập nhật công nghệ, phần mềm gây lạc hậu và kém hiệu quả

Rủi ro về sự thay đổi quy trình:

• Thay đổi quy trình không được quản lý và thực hiện một cách có hệ thống

• Sự phản kháng hoặc thiếu sự đồng thuận từ nhân viên khi áp dụng thay đổi

Rủi ro về thông tin và giao tiếp:

Trang 13

• Thông tin không được truyền đạt đầy đủ và chính xác giữa các bộ phận liên quan

• Thiếu hệ thống quản lý thông tin hiệu quả trong quy trình

Rủi ro về chất lượng sản phẩm:

• Sản phẩm không đạt chất lượng như cam kết hoặc không đáp ứng được tiêu chuẩn

• Sản phẩm bị lỗi hoặc hỏng hóc trong quá trình sử dụng

• Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng

• Sản phẩm không phù hợp với thị hiếu hoặc xu hướng thị trường

Rủi ro về bảo hành và dịch vụ hậu mãi:

• Thiếu các chính sách bảo hành và hỗ trợ khách hàng hiệu quả

• Phản hồi chậm trễ hoặc không giải quyết được các vấn đề của khách hàng sau khi mua hàng

c Thành lập sơ đồ RBS (Risk Breakdown Structure)

Giống như việc sắp xếp các vấn đề quan trọng, RBS giúp xác định rủi ro một cách

có trình tự từ quan trọng nhất đến các vấn đề nhỏ hơn Thay vì bị quá trải bởi quá nhiều thông tin về rủi ro, RBS giúp tập trung vào các vấn đề thực sự quan trọng, nhằm đảm

bảo rằng chúng được giải quyết đúng cách Từ đó cửa hàng pizza Napoli có thể tập trung vào các vấn đề thực sự đáng quan ngại, các vấn đề quan trọng nhất giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp, tổ chức [2]

Trang 14

d Thiết lập sổ đăng kí rủi ro

Theo ISO Guide 73, sổ đăng kí rủi ro được định nghĩa là “tài liệu được sử dụng để ghi lại quá trình quản lý rủi ro đối với các rủi ro được xác định” Mục đích của việc đăng

ký rủi ro là tạo điều kiện thuận lợi cho việc sở hữu và quản lý từng rủi ro [1]

Likelihood (Khả năng

xảy ra)

Magnitude (Mức độ ảnh hưởng)

Overall Rating (Đánh giá tổng

An toàn và bảo mật cơ sở

Bảo trì và bảo dưỡng

Quy mô và công suất

Quy trình hoạt động

Thông tin và giao tiếp

Sự thay đổi về quy trình

Công nghệ áp dụng

Thiết kế quy trình

Sản phẩm

An toàn sản phẩm

Thị trường và khách hàng Bảo hành và dịch vụ hậu mãi

Chất lượng sản phẩm

Dự án cửa hàng Pizza Napoli

Trang 15

bảo tuyển

chọn được

những ứng viên phù hợp

với yêu cầu công viên và văn hóa doanh nghiệp

Cung cấp các chương trình đào tạo ban đầu và định kỳ

để nâng cao kỹ năng của nhân viên, đảm bảo nhân viên có

Trang 16

của nhân viên

sự hợp tác và tinh thần đồng đội

1.4 Sức khỏe của nhân

Cải thiện điều

kiện làm việc

để đảm bảo an toàn và sức

khỏe cho nhân viên như cung

Trang 17

được nhu cầu thị

cấp đối phó

Tập huấn cho nhân viên cách

xử lý khi gặp

sự cố và các tình huống

khẩn cấp 2.3 Không đảm bảo an

toàn và bảo mật cơ

Trang 18

các thay đổi trong

môi trường kinh

doanh của cửa

hiệu quả và

hợp lý

Xây dựng kế

hoạch dự phòng để xử

lý khi quy trình bị gián đoạn

3.2 Thiếu sự trao đổi

thông tin và giao

hiện

Trang 19

gian trong công

thay đổi, gây mất

hòa khí trong cửa

bảo sự thay đổi quy trình được thực

ngặt trong tất

cả các giai

Trang 20

quay lưng với

và cung cấp hưỡng dẫn sử

với thương hiệu

nghiên cứu thị trường và phản

hồi của khách hàng để cải

tiến sản phẩm Đầu tư và R&D để liên

tục cải tiến và phát triển sản

phẩm mới Liên tục theo dõi động thái

của đối thủ

cạnh tranh để điều chỉnh chiến lược sản

phẩm phù hợp

Trang 21

vụ hậu mãi

hiệu quả, đảm

bảo sự hài lòng

của khách hàng

Tổ chức các

hoạt động tri

ân khách hàng thâm niên của

cửa hàng Tích cực nhận các đóng góp

từ khách hàng

để cải thiện hơn

Likelihood (Khả năng xảy ra): Đây là mức độ xác suất hoặc khả năng mà một sự

kiện có thể xảy ra Thường được đánh giá dựa trên thông tin hiện tại và quá khứ Cấp

độ khả năng thưởng được phân thành các phạm vi như thấp, trung bình, cao [1] Magnitude (Mức độ ảnh hưởng): Đây là mắc tác động hoặc thiệt hại mà một sự

kiện có thể gây ra nếu nó xảu ra Đôi khi được gọi là “severity” hoặc “impact” Cấp độ

mức độ thường được đánh giá từ nhẹ đến nặng hoặc được đánh giá bằng các con số hoặc thang đo cụ thể [1]

Overall Rating (Đánh giá tổng thể): Đây là kết quả cuối cùng của quá trình đánh giá rủi ro, kết hợp cả khả năng và mức độ ảnh hưởng Thường được sử dụng để xác định

mức độ ưu tiên của một rủi ro so với các rủi ro khác Có thể sử dụng các hệ thống đánh giá hoặc chỉ số, như một ma trận hoặc bảng đánh giá, để gán một điểm tổng thể cho mỗi

rủi ro [1]

Trang 22

MODULE B XÁC ĐỊNH RỦI RO B.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Mô hình PESTEL là một phương pháp phân tích chiến lược được sử dụng nhiều trong các hoạt động kinh doanh Bao gồm 6 yếu tố chính Political (Chính trị), Economic (Kinh tế), Social (Xã hội), Technological (Công nghệ), Environmental (Môi trường), và Legal (Pháp lý) [3]

Vị trí: an ninh và thuận lợi, nằm ở trung tâm thành phố nên hạn chế được tình

trạng rối loạn trật tự xã hội, có chỗ để xe an toàn, không bị trộm cắp hay các vấn đề tệ

nạn xã hội xung quanh khu vực

Các quy định và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ: khuyến khích và xúc tiến các doanh nghiệp trẻ phát triển, ưu đãi thuế môn bài cho các nhóm cá nhân

lần đầu kinh doanh, sản xuất Tăng cường hỗ trợ tài chính, vay vốn cho các doanh nghiệp mới

Quy định an toàn thực phẩm: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh, đảm

bảo chất lượng và an toàn thực phẩm Các cơ quan chức năng luôn kiểm tra và giám sát thường xuyên giúp tăng cường uy tín của cửa hàng đối với khách hàng

Ổn định chính trị: Môi trường chính trị ổn định giúp doanh nghiệp hoạt động một cách dài hạn, tránh được các biến động và rủi ro không lường trước

Chính sách nhập khẩu: Một số nguyên liệu phục vụ cho món ăn được nhập khẩu

từ nước ngoài Sự bất ổn định về chính sách nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến dòng chi phí trong quá trình kinh doanh của cửa hàng

• Economic – Kinh tế

Trang 23

Những yếu tố này đóng vai trò then chốt trong việc quyết định mô hình cung-

cầu trong nền kinh tế, chúng có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của cửa hàng Pizza Napoli, dù trực tiếp hay gián tiếp [3]

Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến việc tăng thu nhập và

sức mua của người dân, từ đó có thể làm tăng mức chi tiêu Điều này khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy nhu cầu ăn uống bên ngoài, đặc

biệt là Pizza nhanh ngày càng được ưa chuộng

Mức sống cao: Nhu cầu ăn nhanh ngày càng cao do nhịp sống bận rộn ở Sài Gòn, các sinh viên và nhân viên văn phòng có xu hướng ăn ngoài do tính tiện lợi và nhanh chóng Từ đó cho thấy, người tiêu dùng có khả năng chi trả cho các dịch vụ ăn uống bên ngoài nhiều hơn

Thu nhập và chi tiêu của dân cư: Khu vực dân cư đông đúc, nằm gần các trường đại học và văn phòng lớn, có tiềm năng phát triển mạnh và mức thu nhập cao của người dân xung quanh khiến cửa hàng Pizza Napoli hoạt động dài hạn hơn

Giá thị trường: Mức giá chi trả cho một bữa ăn tại Pizza Napoli có lợi thế cạnh tranh hơn so với tình hình chung nhưng vẫn đảm bảo chất lượng

• Social - Xã hội

Thói quen và sở thích ăn uống: Giới trẻ ưa chuộng các món ăn nhanh, tiện lợi, giá

cả hợp lý, phù hợp với xu hướng “ăn ngon, ăn nhanh”

Xu hướng đa dạng hóa ẩm thực: Nhu cầu trải nghiệm các nền ẩm thực khác nhau, trong đó có pizza, ngày càng phổ biến hơn

Dân số và nhân khẩu học: nằm ở khu vực đông dân cư trẻ, phù hợp với xu hướng

ăn uống của giới trẻ

Sức khỏe: Pizza Napoli sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, rõ xuất xứ phù hợp

với sự quan tâm ngày càng cao về sức khỏe của người tiêu dùng Thực đơn của cửa hàng cung cấp các món như salad, các lựa chọn ít chất béo, pizza chay hoặc lớp vỏ không chứa gluten để thu hút khách hàng nhiều tệp khách hàng hơn

• Technological - Công nghệ

Trang 24

Mạng xã hội: sử dụng Facebook, Tiktok, Instagram, để quảng bá về thương hiệu

và thu hút nhiều nguồn khách hàng online Đồng thời xây dựng và tăng độ nhận diện thương hiệu

Đặt hàng trực tuyến qua các app giao hàng: Nhu cầu đặt đồ ăn online ngày càng tăng, tạo cơ hội cho Pizza Napoli tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, mô hình kinh doanh

mở rộng thị trường trên các sàn điện tử như Gojek, ShopeeFood, và tăng doanh thu Công nghệ chế biến thực phẩm: sử dụng các thiết bị, công nghệ chế biến và bảo

quản sản phẩm tiên tiến, nhằm nâng cao hiệu suất và đảm bảo chất lượng bánh pizza tốt

nhất theo tiêu chuẩn ISO

Hệ thống POS hiện đại: Giúp xử lý giao dịch nhanh chóng, quản lý doanh thu, theo dõi hàng tồn kho và tạo báo cáo tài chính Hệ thống này cũng tích hợp với các phương

thức thanh toán khác nhau như thẻ tín dụng, ví điện tử, và tiền mặt

Quản lý đơn hàng: Tự động hóa quy trình đặt hàng bánh Pizza từ lúc khách hàng gọi món đến khi thanh toán, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian

• Environmental - Môi trường

Quản lý về môi trường: Pizza Napoli tạo ra một lượng lớn chất thải, đặc biệt là từ các vật liệu đóng gói như hộp pizza, hộp nhựa và chai nước giải khát Các quy định quản

lý và tái chế chất thải ngày càng nghiêm ngặt vì vậy cửa hàng sẽ áp dụng các vật liệu đóng gói, nguyên liệu hữu cơ hoặc chương trình tái chế bền vững, thân thiện với môi trường hơn

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Điều kiện thời tiết và khí hậu có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu và hoạt động vận hành của cửa hàng

Quy định về an toàn thực phẩm: Các quy định về an toàn thực phẩm cần được tuân

thủ nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng và uy tín của cửa hành Các khâu bảo quản và

vận chuyển nguyên liệu luôn tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm và môi trường Quy định về quảng cáo: Các quy định về quảng cáo cần được tuân thủ, quảng cáo

rõ ràng minh bạch tránh gây hiểu lầm cho khách hàng Đảm bảo các chiến lược tiếp thị

của Napoli luôn tuân thủ luật pháp địa phương, quốc gia và quốc tế

Trang 25

Tìm nguồn cung ứng bền vững: Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng

thực phẩm có nguồn gốc bền vững ngày càng tăng Pizza Napoli có thể cần xem xét tìm nguồn cung ứng nguyên liệu từ các nhà cung cấp được chứng nhận bằng cách sử dụng các phương pháp canh tác bền vững, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí

• Legal - Pháp lý

Quyền sở hữu trí tuệ: Thiết lập quyền sở hữu nhãn hiệu, tránh bị đánh cắp thương

hiệu gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, mất nguồn khách hàng

Luật lao động: Luật lao động về lương bổng, giờ làm việc, môi trường làm việc

an toàn, lợi ích và quyền lợi của người tham gia lao động được tuân theo đúng mức tiêu chuẩn pháp lý, không vi phạm quy định về luật lao động [3]

Quy định an toàn thực phẩm: Các nguyên liệu pizza tại Napoli luôn tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và nhãn mác dinh dưỡng theo quy định của Bộ Y tế Quy định môi trường địa phương: Luật môi trường có thể rất khác nhau giữa các khu vực pháp lý Pizza Napoli luôn nhận thức và tuân thủ các quy định về môi trường

của địa phương, bao gồm tất cả mọi thứ từ xử lý chất thải đến quy chuẩn xây dựng Quy định an toàn thực phẩm: Một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với

cửa hàng là tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm Nếu không làm như

vậy có thể bị phạt nặng và ngừng hoạt động

Cấp phép: Hoạt động trong ngành thực phẩm và đồ uống đòi hỏi nhiều giấy phép khác nhau, chẳng hạn như giấy phép kinh doanh, giấy phép rượu và giấy phép sức khỏe Pizza Naopoli phải đảm bảo có tất cả các giấy phép cần thiết để hoạt động ở từng khu

vực pháp lý và chúng được cập nhật

Trang 26

B2: CẬP NHẬT DANH MỤC RỦI RO

a Phân tích SWOT

Bảng 7 Phân tích SWOT của dự án

SWOT Diễn giải

S S1: Nằm ở khu vực nhiều trường đại học và các văn phòng công ty nên

tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng,

S2: Đội ngũ nhân trẻ, nhanh nhẹn và năng động S3: Tính tiện lợi của bánh pizza phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại khu vực này

W W1: Cần thời gian để nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đáp ứng

nhu cầu của thị trường

W2: Hạn chế về mặt tài chính, vì cần nhiều chi phí marketing

W3: Do thương hiệu mới thành lập chưa có nhiều người biết đến, chưa

T T1: Chi phí ban đầu cao do phải tiêu tốn nhiều vào đầu tư cơ sở hạ tầng,

thuê nhân sự, phát triển sản phẩm,

T2: Sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu đã có chỗ đứng trên thị trường

T3: Áp lực về giá cả do cần thu hút khách hàng, điều này có thể ảnh hưởng đến doanh thu

b Thiết lập chiến lược SWOT

Bảng 8 Thiếp lập chiến lược SWOT

S

O O1 O2 O3

T T1 T2 T3

Trang 27

S1 S1 + O1: Tạo nhiều chương

trình khuyến mãi để kích

cầu tiêu dùng

S1 + T1: Cần huy động cổ đông để có dòng tiền đủ

lớn và thương lượng giá thuê mặt bằng

về những điểm nổi bật của

sản phẩm/dịch vụ tại cửa hàng pizza Napoli

thể thực hiện đào tạo và phát triển nhân sự nội bộ

để tiết kiệm chi phí

đông để có dòng tiền đủ lớn

để chi trả các chi phí về marketing sản phẩm

quan hệ tốt với các nhân

vật nổi tiếng, có sức ảnh hưởng để hợp tác quảng bá

sản phẩm

W3 + T2: Tập trung vào

chất lượng sản phẩm để khách hàng có ấn tượng tốt

về thương hiệu

Trang 28

c Cập nhật danh mục rủi ro RBS dựa vào chiến lược WT

d Bảng cập nhật danh mục rủi ro

Bảng 9 Cập nhật danh mục rủi ro

1.1 Cần đào tạo nhân sự chất lượng

1.2 Đội ngũ nhân viên trẻ còn non nớt kinh nghiệm

4.1 Cần thời gian phát triển sản phẩm/dịch vụ

4.2 Thương hiệu mới thành lập chưa có niềm tin ở khách hàng

Dự án cửa hàng Pizza Napoli

3.Quy trình hoạt động

3.2 Áp lực về cạnh tranh giá cả 3.3 Cần đầu tư vào marketing

3.1 Cần thời gian để ổn định 1.Con người

2.2 Chi phí đầu

tư cao về thiết

bị 2.3 Công suất không đáp ứng được nhu cầu

KH

2.1 Nằm ở vị trí đẹp nên phí thuê cao

4.Sản phẩm

4.2 Thương hiệu mới thành lập 4.3 Áp lực cạnh tranh giá sản phẩm

4.1 Đầu tư phát triển sản phẩm

Trang 29

MODULE C PHÂN TÍCH RỦI RO ĐỊNH TÍNH C.1 MA TRẬN RỦI RO - TÁC ĐỘNG

Bảng 10.Bảng điểm đánh giá xác suất xảy ra của các khả năng

Bảng 11.Ước lượng khả năng xảy ra rủi ro

Risk Index Rủi ro Khả năng xảy ra Xác suất xảy ra Điểm 1.1 Cần đào tạo nhân

Rất có khả năng

xảy ra

Bảng 12 Ước lượng mức độ tác động rủi ro

1.1 Cần đào tạo nhân sự chất

Trang 30

4.1 Cần thời gian phát triển sản

phẩm/dịch vụ

Trải nghiệm khách hàng

Vừa phải 3

4.2 Thương hiệu mới thành lập

chưa có niềm tin ở khách hàng

Doanh thu không cao

Ngày đăng: 30/11/2024, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w