LỜI CAM ĐOANTôi là: Đinh Thi Thu HảiSinh ngày 15 tháng 8 năm 1973Học viên lớp cao học Quản lý xây dựng 27QLXD11Đơn vị công tác: Công ty cổ phần Teak Việt namTôi xin cam đoan tất cả nội d
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Đinh Thi Thu Hải
Sinh ngày 15 tháng 8 năm 1973
Học viên lớp cao học Quản lý xây dựng 27QLXD11
Đơn vị công tác: Công ty cổ phần Teak Việt nam
Tôi xin cam đoan tất cả nội dung trong đề tài “Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro dự án trong giai đoạn xây dựng hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình” do TS Đinh
Thế Mạnh hướng dẫn, đúng trong đề cương và là quá trình nghiên cứu của bản thân.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định Nếu có vấn
đề gì trong nội dung của luận văn tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Thu Hải
i
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Đề tài này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường với thực tiễn điều tra, phân tích cùng với sự hỗ trợ nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bầy tỏ lòng ơn chân thành và sâu sắc đến TS Đinh Thế Mạnh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo thuộc khoa Công trình, phòng đào tạo Đại học và Sau đại học trường Đại học Thủy Lợi đồng thời cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận viện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các bộ Ban quản lý dự án thủy lợi 1 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Những lời sau cùng xin dành cho gia đình, bạn bè cùng các đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thiện bản thân và sự học của tôi trong thời gian qua.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của đồng nghiệp đối với tôi đều rất trân quý.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Thu Hải
ii
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC 3
1.1 Khái quát chung về quản lý rủi ro trong xây dựng công trình Hồ chứa nước 3
1.2 Đánh giá trức trạng về công tác quản lý rủi ro trong xây dựng công trình Hồ chứa nước ở Việt Nam 3
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 3
1.2.2 Giai đoạn thiết kế công trình 4
1.2.3 Giai đoạn thi công công trình 4
1.2.4 Giai đoạn quản lý vận hành 4
1.3 Trách nhiệm của các chủ thể về công tác quản lý rủi ro trong xây dựng Hồ chứa nước ở Việt Nam 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG HỒ CHỨA NƯỚC 6
2.1 Quy định của Pháp luật về quản lý rủi ro trong giai đoạn xây dựng Hồ chứa nước 6 2.1.1 Rủi ro liên quan đến tiến độ 6
2.1.2 Rủi ro liên quan đến chất lượng 6
2.1.3 Rủi ro liên quan đến chi phí 6
2.1.4 Rủi ro liên quan đến an toàn lao động 6
2.2 Nội dung quản lý rủi ro trong giai đoạn xây dựng Hồ chứa nước 6
2.3 Các mô hình quản lý rủi ro trong giai đoạn xây dựng Hồ chứa nước 6
2.4Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong giai đoạn xây dựng Hồ chứa nước 7
CHƯƠNG 3 NHẬN DẠNG, PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG HỒ CHỨA NƯỚC CÁNH TẠNG, TỈNH HÒA BÌNH 8
3.1 Giới thiệu chung về công trình Hồ chứa nước Cánh Tạng 8
3.2 Thực trạng về công tác quản lý rủi ro của Nhà thầu thi công trong giai đoạn xây dựng Hồ chứa nước 8
3.2.1 Rủi ro liên quan đến chất lượng 8
3.2.2 Rủi ro liên quan đến tiến độ 8
iii
Trang 4iv
Trang 5v
Trang 6vi
Trang 7vii
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
viii
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
ix
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
(Xếp theo thứ tự A, B, C của chữ cái đầu viết tắt)
BQLDA: Ban quản lý dự án
CĐT: Chủ đầu tư
CTXD: Công trình xây dựng
CLCTXD: Chất lượng công trình xây dựng
CQQLNN: Cơ quan Quản lý Nhà nước
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Với chặng đường 76 năm qua, ngành thủy lợi nước ta ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa, đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng
và đất nước nói chung.
Chiến lược phát triển ngành thủy lợi, Đề án an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; Quy hoạch lại tổng thể mà ngành thủy lợi đang làm những thách thực rất mới đặt ra cho ngành Trong quyết định phê duyệt Chiến lược Thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ việc đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp
và tập trung quản lý rủi ro trong các công trình thủy lợi là rất cần thiết.
Dự án Hồ chức nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 15/4/2017, nhằm xây dựng hồ chứa nước có dung tích khoảng 95 triệu m³, bao gồm các hạng mục: đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ nằm trên địa phận xã xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; hệ thống đường ống cấp nước nằm trên địa phận xã huyện Lạc Sơn và Yên Thủy tỉnh Hòa Bình
Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng là một dự án lớn thuộc nhóm A, có tổng mức đầu tư trên 3.115 tỷ đồng, thời gian thực hiện và hoàn thành dự án ngắn (03 năm) vì vậy trong quá trình thi công dự án gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn Khối lượng GPMB lớn, di chuyển, tái định cư nhiều hộ dân (652 hộ), địa bàn thực hiện rộng (gồm 04 xã trên địa bàn 2 huyện), địa hình đi lại khó khăn, phức tạp Do đó công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư gặp rất nhiều khó khăn Ngoài ra, trong quá trình thực hiện tỉnh gặp nhiều khó khăn do có nhiều sự thay đổi về chế độ, chính sách, phải xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh và các sở, ban, ngành gây ảnh hưởng đến tiến độ…
Từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, để khắc phục những hạn chế nhằm đưa ra giải pháp quản lý rủi ro phù hợp, từ đó tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời rút kinh nghiệm cho dự án khác triển khai trong thời gian tới Với
lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Đề xuất giải pháp quản lý rủi ro dự án trong giai đoạn xây dựng hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình”
Trang 122 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp Quản lý rủi ro dự án nhằm nâng cao hiệu quả trong quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng tỉnh Hòa bình
- Phạm vi nghiên cứu: Các nghiên cứu rủi ro trong trong giai đoạn thực hiện dự án
hồ chứa nước
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp xác suất chủ quan,
- Phương pháp phân tích thống kê,
- Phương pháp phân tích định tính rủ ro,
- Phương pháp so sánh,
- Phương pháp phân tích hệ thống
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa đóng góp đối với công tác dự báo các rủi ro trong quá trình thi công xây dựng dự án hồ chứa nước
Từ những hoạt động điều tra khảo sát sẽ đưa ra các bảng biểu danh mục rủi ro khi thực hiện thi công xấy dựng hồ chứa nước đề xuất các giải pháp cụ thể để nhận diện
và quản lý rủi ro, như vậy sẽ giúp cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn nâng cao hiệu quả quản lý về chi phí, tiến độ chất lượng công trình.
Có ý nghĩa đối với doanh nghiệp hoạt động trong công tác tư vấn bảo hiểm rủi ro công trình khi đưa ra phương pháp đánh giá rủi ro về mức độ rủi ro, tần xuất rủi ro
và cách thức nhận biết rủi ro.
6 Kết quả đạt được
Phòng ngừa được các loại rủi ro có thể xảy ra trong công tác thi công trong giai đoạn thực hiện dự án cho công trình hồ chứa nước nói riêng và công trình thủy lợi nói chung
Trang 13Giúp nâng cao năng lực quản lý rủi ro cho chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn làm công tác xây dựng công trình hồ chứa nước.
Góp phần nhỏ vào hệ thống lý luận đánh giá rủi ro khi thi công hồ chứa nước.
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC
Hình 1-1 Hồ chứa nước Ngàn Trươi – Hà Tĩnh
Trang 15Đoạn 2: Khái niệm về quản lý rủi ro trong xây dựng để phân tích đề cập sơ bộ đến những nguy cơ có thể xảy ra đối với công trình Hồ chứa nước trong các giai đoạn của dự án (chuẩn bị đầu tư, thiết kế, thi công, quản lý vận hành)
Lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro chỉ xảy ra với xác suất một lần nhưng ảnh hưởng rất lớn, có những rủi ro xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều dự án khác nhau Nhìn nhận, đánh giá và chủ động quản lý ảnh hưởng của rủi ro sẽ đảm bảo sự thành công của dự án xây dựng.
Trong quá trình nghiên cứu về rủi ro, khái niệm rủi ro đang được phân ra thành hai trường phái quan tâm tới nguồn gốc, tần suất xuất hiện các rủi ro Trong khi đó một trường phái quan tâm tới các kết quả rủi ro gây ra Dẫu vậy, dù quan tâm tới nguồn gốc hay kết quả rủi
ro gây ra thì bản chất rủi ro cũng không có gì thay đổi Việc quyết định tới các nội dung khi xem xét về rủi ro phụ thuộc vào quan điểm của nhà khoa học về rủi ro.
Trong lĩnh vực xây dựng, có thể tổng kết ba quan điểm nghiên cứu về rủi ro được hình thành từ khi xuất hiện thuật ngữ rủi ro cho đến nay gồm: Quan điểm truyền thống, quan điểm trung lập và quan điểm mở rộng.
(1) Quan điểm truyền thống: Theo quan điểm này, rủi ro được nhấn mạnh tới mặt tiêu cực Rủi ro có đặc điểm: Rủi ro là các mối nguy hiểm gây ra các thiệt hại, mất mát, suy giảm; Rủi ro gắn với các những điều không chắc chắn; Rủi ro là sự kết hợp giữa khả năng xuất hiện và hậu quả tác động của một sự kiện, một hiểm họa.
(2) Quan điểm trung lập: Quan điểm này nhấn mạnh tới tính chất làm thay đổi mục tiêu của
dự án Rủi ro có các đặc điểm: Rủi ro là sự kiện, điều kiện không chắc chắn tác động làm thay đổi các mục tiêu của dự án Sự thay đổi mục tiêu có thể tiêu cực hoặc tích cực; Rủi ro
là sự kết hợp giữa các xác suất xuất hiện một sự kiện và hậu quả ảnh hưởng của nó đến mục tiêu dự án.
(3) Quan điểm mở rộng: Quan điểm này nhấn mạnh đến kết quả tích cực (các cơ hội) hoặc tiêu cực (các khó khăn) khi xuất hiện rủi ro Đặc điểm của rủi ro: Rủi ro có cả 2 mặt tích cực và tiêu cực; Rủi ro có thể tính bằng xác suất, tần suất xuất hiện rủi ro nhân với mức độ tổn thất, thiệt hại hoặc lợi ích đạt được do rủi ro gây nên; Rủi ro là một sự kiện hoặc một tình huống không chắc chắn Ngày nay, khi xem xét một vấn đề, không riêng gì rủi ro, các
Trang 16nhà nghiên cứu và các nhà quản lý có xu hướng xem xét trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực Điều này cho thấy cái nhìn lạc quan trong khoa học quản lý.
Từ đó, có thể thấy là, các công trình hồ chứa nước từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế, thi công và quản lý đều có những rủi ro nhất định Những rủi ro đó ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến công trình Do vậy việc quản lý và kiểm soát được rủi ro trong xây dựng công trình hồ chứa nước là rất quan trọng, việc này giúp tăng độ bền công trình, dễ phát hiện các rủi ro sớm và đưa ra các phương án giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
Đoạn 3: Vai trò của QL rủi ro trong xây dựng công trình Hồ chứa nước
Đoạn 4: Nhiệm vụ của QL rủi ro trong xây dựng công trình Hồ chứa nước
Trong các năm gần đây, các quốc gia ở thượng nguồn đã, đang đẩy mạnh việc xây dựng công trình thủy điện, gia tăng khai thác, sử dụng nước, chuyển nước trên lưu vực sông Mê Kông và sông Hồng gây ra việc thiếu hụt phù sa về hạ lưu tác động đến hệ sinh thái, suy thoái nguồn nước của nước ta
“Để đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đưa nước ta thành nước phát triển vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, có nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng với những phân tích trên thì rõ ràng đảm bảo ANNN và an toàn đập, hồ chứa nước là chìa khóa then chốt” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã phát biểu tại Phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua.
Do đó việc bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đang là thách thức lớn cho Bộ NN&PTNT Bên cạnh đó, các công trình khai thác nguồn nước được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, khó thay đổi công năng đáp ứng cho sản xuất quy mô lớn Tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước cùng với tác động của phát triển kinh tế - xã hội và sự gia tăng dân số đô thị, sẽ là thách thức lớn trong việc bảo đảm an toàn cấp nước.
Rủi ro (risk) là ảnh hưởng của sự không chắc chắn tới mục tiêu Nếu rủi ro xảy ra, nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến một hoặc nhiều mục tiêu của dự án Người quản
lý dự án cần tập trung vào các mối nguy (negative risk) - đó là những gì có thể xảy ra sai sót và tác động tiêu cực đến dự án, các mối nguy khi xảy ra sẽ gây ra nhiều bất lợi về tiến
độ, chi phí và chất lượng, Rủi ro cũng có thể có những tác động tích cực (positive risk) được gọi là cơ hội [3]
Rủi ro rất đa dạng, chúng ta cần phân loại các rủi ro đảm bảo các rủi ro không bị bỏ sót trong quá trình thực hiện các dự án xây dựng Đối với các dự án xây dựng rủi ro được chia thành 4 loại:
Trang 17Phân loại theo Nguồn gây rủi ro (risk source): gồm những yếu tố mà tự nó hoặc khi kết hợp có tiềm năng nội tại làm nảy sinh rủi ro; nguồn rủi ro được xác định từ bên trong dự án xây dựng (internal) và bên ngoài dự án xây dựng (external)
Rủi ro bên trong dự án xây dựng thường bao gồm các vấn đề liên quan đến thay đổi tiến độ hoặc ngân sách, thay đổi phạm vi, các vấn đề về con người, vật tư và thiết bị,
… Rủi ro bên ngoài dự án xây dựng thường bao gồm các vấn đề về luật định, môi trường, chính sách của Chính phủ, các vần đề liên quan địa điểm thực hiện dự án, … [3] [4]
Phân loại theo góc độ các Bên liên quan (stakeholder): cá nhân hoặc tổ chức có thể gây ảnh hưởng, chịu ảnh hưởng hoặc cảm thấy bị ảnh hưởng bởi một quyết định hay hoạt động Bên liên quan xác định trên góc độ từ chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu, đơn vị khai thác sử dụng dự án xây dựng và cộng đồng xã hội [3] [4]
Phân loại theo các giai đoạn của dự án xây dựng dự án được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị dự án xây dựng, giai đoạn thực hiện dự án xây dựng, giai đoạn khai thác dự án xây dựng [3]
Phân loại theo đối tượng tác động đến rủi ro liên quan đến chi phí, thời gian thi công
và chất lượng của dự án xây dựng [4]
Quản lý rủi ro là quá trình xác định, đánh giá, lập kế hoạch phản ứng và phản ứng với các
sự kiện/điều kiện, cả tích cực và tiêu cực, có thể xảy ra trong suốt quá trình của một dự
án Mục tiêu của quản lý rủi ro dự án là gia tăng và giảm khả năng tác động tiêu cực của rủi ro để tối ưu hóa sự thành công của dự án [5]
Rủi ro cần được đánh giá và quản lý ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị dự án xây dựng và được cập nhật thường xuyên trong giai đoạn thực hiện dự án xây dựng Người quản lý rủi
ro và nhóm xem xét tình trạng hiện tại của dự án và những gì chưa xảy ra, sau đó đánh giá lại các mối nguy và cơ hội tiềm ẩn.
Hình 1 là các bước chi tiết của quy trình đánh giá rửi ro có thể áp dụng cho công tác quản
lý dự án trong các lĩnh vực khác nhau Quy trình này cho thấy việc nhận diện các rủi ro là gốc của quản lý rủi ro.
Hình 1 Quy trình đánh giá rủi ro
Trang 18Với mục tiêu phát huy cơ hội, giảm thiểu các nguy cơ từ rủi ro của các dự án xây dựng, quy trình quản lý rủi ro là một phần rất quan trọng trong quản lý dự án Đối với các dự
án xây dựng, quản lý rủi ro đúng cách là một phần rất quan trọng trong sự thành công của dự án, chúng ta cần áp dụng quy trình PDCA trong việc quản lý rủi ro để tiên ứng phó, phòng ngừa các rủi ro với khả năng xẩy ra cao và mức độ ảnh hưởng lớn tới dự án xây dựng [6]
Tóm lại, các rủi ro có thể ảnh hưởng đến dự án theo các cách khác nhau trong suốt vòng đời dự án, hậu quả của các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mục tiêu chính của dự án Hồ chứa nước Vì vậy, công tác quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động xây dựng công trình Hồ chứa nước góp phần tích cực trong công tác bảo đảm chất lượng và hiệu quả của các dự án xây dựng Để nghiên cứu tổng quan về công tác quản lý rủi ro trong xây dựng công trình Hồ chứa nước, cần phải nghiên cứu, đánh giá theo từng giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thiết kế công trình, thi công công trình và quản lý vận hành.
trình Hồ chứa nước ở Việt Nam