1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá

107 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Chất Lượng Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Hệ Thống Tiêu Úng Đông Sơn Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 207,14 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG (4)
    • 1.1 TÊN ĐỀ TÀI (4)
    • 1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (4)
    • 1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI (5)
    • 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU (5)
    • 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (6)
    • 1.6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (6)
    • 1.7 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU (7)
    • 1.8 KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI (7)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ (8)
    • 2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QLDA (8)
    • 2.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ (10)
      • 2.2.1 Khái niệm dự án đầu tư (10)
      • 2.2.2 Tính chất của dự án (11)
      • 2.2.3 Phân loại dự án (16)
    • 2.3 QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (17)
      • 2.3.1 Các phương pháp QLDA mới hiện nay (17)
      • 2.3.2 Khái niệm và tính chất của QLDA đầu tư (18)
      • 2.3.3 Nội dung của QLDA đầu tư (21)
      • 2.3.4 Cấu trúc tổ chức của dự án (27)
      • 2.3.5 Khái quát về dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT (32)
    • 2.4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLCL CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HTĐT (35)
      • 2.4.1 Khái niệm QLCL dự án đầu tư cơ sở HTĐT (35)
      • 2.4.2 Quy trình QLCL dự án (36)
      • 2.4.3 QLCL trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (40)
      • 2.4.4 QLCL trong giai đoạn thực hiện đầu tư (40)
      • 2.4.5 QLCL trong giai đoạn kết thúc đầu tư (43)
      • 2.4.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dự án (43)
      • 2.4.6 Giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư (47)
      • 2.4.7 Đánh giá dự án đầu tư (49)
      • 2.4.8 Phân tích hiệu quả tài chính (51)
      • 2.4.9 Hiệu quả kinh tế - xã hội (52)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KÊNH TIÊU ÚNG ĐÔNG SƠN (54)
    • 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QLDA CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG MIỀN (54)
      • 3.1.1. Cơ cấu tổ chức của PMUTH (54)
      • 3.1.2. Cơ cấu quản lý của PMUTH (54)
      • 3.1.3 Giám đốc PMUTH (55)
      • 3.1.4 Nhiệm vụ của các phòng trong PMUTH (55)
    • 3.2 GIỚI THIỆU DỰ ÁN KÊNH TIÊU ÚNG ĐÔNG SƠN (58)
      • 3.2.1 Những căn cứ pháp lý lập dự án (58)
      • 3.2.2 Tổng quan về dự án (60)
      • 3.2.3 Ảnh hưởng tích cực của dự án đối với môi trường (64)
      • 3.2.4 Quản lý chung về chất lượng (65)
    • 3.3. QLCL TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ (68)
    • 3.4. QLCL TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ (70)
    • 3.4 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN HỆ THỐNG KÊNH TIÊU ÚNG ĐÔNG SƠN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC (80)
      • 3.4.1 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dự án (80)
      • 3.5.1 Đánh giá chung về dự án (81)
      • 3.5.2 Đánh giá kế hoạch dự án (82)
      • 3.5.3 Đánh giá các bên liên quan (82)
      • 3.5.4 Đánh giá nhân lực QLDA (83)
      • 3.5.5 Đánh giá về rủi ro (84)
    • 3.6 ĐỀ XUẤT MỐT SỐ GIẢI PHÁP QLCL DỰ ÁN KÊNH TIÊU ÚNG ĐÔNG SƠN 83 (84)
      • 3.6.1 Thực trạng QLCL các dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT (84)
      • 3.6.2 Một số giải pháp nhằm QLCL dự án đầu tư cơ sở HTĐT (85)
  • CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (94)
    • 4.1 CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG CỦA PMUTH (94)
    • 4.2 KẾT LUẬN (95)
    • 4.3 KIẾN NGHỊ (96)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG

TÊN ĐỀ TÀI

“ Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng Đông Sơn - Thanh Hoá ”

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hạ tầng đô thị (HTĐT) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một nước Một hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại, thông suốt, liên hoàn là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển: Nó góp phần làm giảm đáng kể tiêu hao lao động xã hội trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) và trong lưu thông phân phối, giảm thời gian đi lại của nhân dân; tăng khả năng tiếp cận thị trường mua bán trao đổi hàng hoá góp phần tăng trưởng sản xuất xã hội; góp phần làm đẹp bộ mặt đô thị, cải thiện điều kiện sống của nhân dân nhất là các đô thị tập trung đông dân cư; tăng cường an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Chính vì vậy phát triển HTĐT là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi một quốc gia, phát triển HTĐT phải đi trước phát triển SXKD một bước. Để phát triển HTĐT cần phải phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển phương tiện; cải tiến tổ chức, quản lý, khai thác kinh doanh vận tải Trong đó phát triển cơ sở hạ tầng là vấn đề then chốt Các dự án dầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị hầu hết có vốn đầu tư lớn và có tác động rất lớn đến kinh tế xã hội và môi trường Các quyết định đầu tư không đúng đắn, phù hợp sẽ để lại hậu quả to lớn, đặc biệt quan trọng là lãng phí vốn đầu tư trong điều kiện nước ta đang rất khó khăn về vốn đầu tư Trong những năm vừa qua vốn đầu tư cho HTĐT cũng rất lớn.

Công tác quản lý hạ tầng đô thị hiện nay ở nước ta còn rất nhiều bất cập, mỗi một ngành: Giao thông công chính, Điện lực, Viễn thông… Chính phủ lại phân cấp quản lý HTĐT theo mảng của mình Vì vậy, các dự án xây dựng mới hay nâng cấpHTĐT tại các địa phương thường bị chồng chéo, dự án của ngành này lại ảnh hưởng hay thậm chí phá hỏng kết cấu HTĐT thuộc quản lý của ngành khác Ví dụ, phương nhất là các thành phố lớn của nước ta hiện nay hết sức chồng chéo, không thống nhất được hệ thống các quy hoạch HTĐT của các ngành dẫn đến lãng phí rất nhiều nguồn lực, đây chính là nguyên nhân chính giải thích vì sao hệ thống HTĐT của Việt Nam hiện nay hết sức yếu kém Trong khi vốn đầu tư vào việc xây dựng HTĐT chủ yếu là vốn ODA nên nếu Chính phủ, các cấp, các ngành không sớm phối hợp trong việc kết nối quản lý HTĐT thì việc đầu tư HTĐT sẽ ngày càng lãng phí và không hiệu quả trong khi đó gánh nặng nợ đọng của Chính phủ sẽ ngày càng tăng do kết cấu HTĐT không mang lại hiệu quả thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển như kỳ vọng.

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ về việc xây dựng một số Nghị định để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý HTĐT trong tương lai Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng rất cần được quan tâm hiện nay Chính vì vậy đề tài “Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng Đông Sơn - Thanh Hoá” do tác giả lựa chọn mang tính thời sự và cấp thiết.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hoá và phát triển lý luận về QLDA và nghiên cứu kinh nghiệm QLDA của thế giới, tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng QLDA cơ sở HTĐT của Việt Nam từ đó đưa ra một số kiến nghị về cải tiến thể chếQLDA đầu tư cơ sở HTĐT và đề xuất ứng dụng một số kỹ thuật và công cụ hữu hiệu dùng trong QLDA nhằm góp phần hoàn thiện lý luận và nâng cao chất lượngQLDA đầu tư cơ sở HTĐT ở thành phố Thanh Hoá.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Khoa học QLDA có đối tượng nghiên cứu rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lý thuyết chung QLDA; quản lý chu kỳ dự án; kỹ thuật và công cụ QLDA. Các phương tiện quản lý như: Quản lý chiến lược, quản lý sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau cùng thực hiện dự án, quản lý những tác động đến dự án, quản lý thời gian, chi phí, thiết bị, con người, thông tin, rủi ro, cung ứng vật tư …

QLDA không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật vì vậy khoa học QLDA

QLDA Trong đề tài này tác giả không có tham vọng đề cập đến tất cả các vấn đề của khoa học quản lý dự án mà chỉ nghiên cứu lý thuyết chung QLDA gắn với mục tiêu nghiên cứu đề xuất hoàn thiện một số vấn đề về lý luận và về thể chế đồng thời nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật và công cụ QLDA hữu hiệu.

Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong phạm vi luận văn này, đối tượng nghiên cứu của đề tài giới hạn ở dự án đầu tư kênh tiêu úng Đông Sơn, một dự án có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết úng ngập của thành phố Thanh Hóa và một số huyện lân cận.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng như phương pháp luận nền tảng để nghiên cứu giải quyết các vấn đề cụ thể của đề tài Tác giả cũng đã sử dụng một loạt các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp phân tích thống kê, sử dụng lôgíc nhân quả, toán xác suất, toán tối ưu … Luận văn cũng đã dựa vào các khoa học như: Kinh tế đầu tư, quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp …

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:

- Xác định vấn đề cần nghiên cứu;

- Lập kế hoạch nghiên cứu;

- Thu thập dữ liệu: Kết hợp nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp;

- Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu;

- Tổng hợp và viết báo cáo.

Tác giả sử dụng số liệu chủ yếu là các tài liệu báo cáo thống kê của thành phốThanh Hóa về các dự án đầu tư cơ sở HTĐT và các tài liệu từ các sách báo, số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư….

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

- Phát hiện và phân tích rõ những khiếm khuyết, bất cập trong các giai đoạn của QLDA đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT, xác định rõ các nguyên nhân của những khiếm khuyết này;

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT gồm hai nhóm giải pháp là: Các giải pháp tăng cường thể chế QLCL dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT và các giải pháp nghiên cứu sử dụng một số kỹ thuật và công cụ QLCL hiện đại.

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu do cá nhân độc lập thực hiện, mang nhiều yếu tố chủ quan, vì điều kiện thời gian và ngân sách có hạn, do đó để có thể có được một nghiên cứu tổng hợp chi tiết, toàn diện và chính xác, cần thiết phải có một quỹ thời gian dài và được phối hợp bởi một nhóm nghiên cứu.

Nghiên cứu được dựa trên các số liệu chủ yếu là thứ cấp, những số liệu sơ cấp được thu thập không đủ để phản ánh khách quan trong công tác QLDA cơ sở HTĐT dẫn đến những hạn chế trong quá trình nghiên cứu.

Nghiên cứu chủ yếu mang tính đề xuất và cùng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và các hành lang pháp lý của Chính phủ, do đó sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót và có thể không phù hợp với yêu cầu quản lý các dự án đầu tư cơ sở HTĐT trong tương lai Vì vậy, nghiên cứu cần tiếp tục được hoàn thiện và điều chỉnh cho phù hợp.

KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài gồm bốn chương:

Chương II: Cơ sở lý luận về dự án và quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở HTĐT

Chương III: Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng hệ thống kênh tiêu úng Đông Sơn – Thanh Hoá

Chương IV: Kết luận, kiến nghị

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QLDA

Trên thế giới, cùng với công cuộc cải tổ doanh nghiệp, những phương pháp quản lý mới ra đời nhằm đáp ứng điều kiện môi trường của các doanh nghiệp đã và đang thay đổi rất nhanh: Toàn cầu hoá, cạnh tranh khốc liệt, cách mạng khoa học kỹ thuật có những bước tiến nhảy vọt… đòi hỏi không ngừng cải tiến quản lý nhằm nâng cao hiệu quả SXKD QLDA dần hình thành và trở thành một ngành khoa học độc lập, bắt đầu bằng sự ra đời của Viện Nghiên cứu QLDA ở Mỹ năm

1969, tuy nhiên năm 1981 Ban giám đốc Viện mới quyết định tập trung nghiên cứu phát triển các khái niệm về QLDA cũng như các quy trình QLDA và QLDA được xem là một nghề độc lập Trong vòng hơn hai thập kỷ qua QLDA trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng của nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới nhằm đầu tư một cách có hiệu quả nhất.

Ngày nay ở các nước tiên tiến đều có các tổ chức chuyên nghiên cứu về QLDA.

Có nhiều tài liệu nghiên cứu về QLDA ở nhiều khía cạnh khác nhau đã du nhập vào Việt Nam (tuy chưa được phổ biến rộng rãi) song chủ yếu tập trung vào: Phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính dự án; các kỹ thuật và công cụ QLDA, đặc biệt là các kỹ thuật và công cụ trong giai đoạn hình thành dự án và các công cụ lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra dự án; các quy trình QLDA, các nghiên cứu khả thi dự án; quản lý rủi ro của dự án. Ở Việt Nam, thực hiện chính sách kinh tế đổi mới của Đảng và Nhà nước ta với chính sách thu hút đầu tư, rất nhiều các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới đã đầu tư vào Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng đầu năm

2008 đạt mức cao nhất trong 10 năm qua là 57 tỷ USD (gấp 3 lần năm 2007) và xấp xỉ vốn FDI vào Trung Quốc năm 2007 là 60 tỷ USD (nguồn www.vneconomic.com) QLDA theo tiêu chuẩn quốc tế trên thực tế đã dần dần được hình thành ở Việt Nam Có nhiều nghiên cứu về QLDA song các nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nội dung: Phân tích đánh giá dự án về tài chính và kinh tế xã thuật và công cụ lập kế hoạch thực hiện dự án, kiểm soát tài chính và tiến độ của dự án; phần mềm QLDA.

Trong lĩnh vực xây dựng HTĐT cũng có những nghiên cứu chuyên biệt có ích cho vận dụng lý luận và tổng kết thực tiễn, QLDA đầu tư cơ sở HTĐT tập trung vào các kinh nghiệm đúc kết từ thực tế QLDA đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT của Việt Nam (đấu thầu, sử dụng tư vấn, GPMB …) các vấn đề tổ chức quản lý xây dựng HTĐT, tổ chức hoạt động SXKD của doanh nghiệp đầu tư, xây dựng HTĐT; đánh giá dự án đầu tư trong HTĐT; quản trị dự án đầu tư trong HTĐT đề cập đến các công cụ lập kế hoạch, quản lý nhân lực, quản lý rủi ro, quản lý thời gian và ngân sách.

Tuy nhiên vẫn còn một số lĩnh vực ít được quan tâm nghiên cứu cụ thể là: QLDA đòi hỏi các nhà quản lý phải có một tư duy mới có những đặc thù khác với quản lý chung, có thể gọi là “tư duy QLDA” áp dụng cho các dự án đầu tư cơ sở HTĐT làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng các quy trình, quy chế QLDA cũng như phát triển các kỹ thuật và công cụ QLDA trong lĩnh vực đầu tư xây dựng HTĐT.

Vấn đề vận dụng các công cụ QLDA hữu hiệu trong quản lý dự án đầu tư cơ sở HTĐT còn ít được chú ý tới: Như trình bày ở trên, đã có một số tài liệu nghiên cứu về quản trị dự án đầu tư giới thiệu về các công cụ lập kế hoạch như sơ đồ PERT, lịch GANTT, phương pháp đường quyết định CPM cũng như phương pháp kiểm tra tiến độ và tài chính của dự án song chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu lý thuyết Các nguyên lý này khó ứng dụng cho dự án đầu tư xây dựng HTĐT vì quy mô lớn.

Cũng có một số tài liệu giới thiệu về phần mềm QLDA MS Project song nội dung chỉ đơn thuần là tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm này (tác giả của các tài liệu này đều là các chuyên gia tin học), một vài tài liệu có đề cập thêm phần lý thuyết quản trị mạng và quản trị các nguồn lực Nhìn chung trong phần hướng dẫn sử dụng phần mềm có nhiều vấn đề nêu ra thuộc về khoa học QLDA rất trừu tượng, khó hiểu Điều quan trọng chính là vì trong nội dung của các tài liệu viết về phần mềm QLDA hiện đang lưu hành ở Việt Nam chưa đưa ra các khái niệm liên quan đến QLDA mà phần mềm này đòi hỏi nên người đọc rất khó ứng dụng vào thực tế, nếu có chỉ giới hạn ở mức dùng phần mềm này để thiết kế lịch làm việc và báo cáo tiến độ thực hiện dự án (lịch Gantt) của một dự án được lập thủ công Công dụng quan trọng nhất của phần mềm QLDA là tối ưu hoá kế hoạch lập ra bằng việc lựa chọn các phương án sử dụng nguồn nhân lực và thời gian thực hiện các công việc của dự án khác nhau nhằm tối thiểu chi phí, đảm bảo thời gian cho phép thực hiện dự án, là công cụ rất hữu ích trong quản lý thời gian, quản lý chi phí dự án song vấn đề này còn ít được quan tâm.

Bên cạnh đó còn có các công cụ QLDA hữu hiệu khác ít được đề cập đến như khung logíc của dự án, kỹ thuật và công cụ phân tích ảnh hưởng của môi trường và của các bên tham gia dự án đến dự án …

Hệ thống các văn bản hành lang pháp lý của Nhà nước về QLDA đầu tư xây dựng công trình đã được ban hành, song vẫn còn có những bất cập cần nghiên cứu hoàn thiện từng bước Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu phát triển cơ sở HTĐT vô cùng lớn, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để phát triển cơ sở HTĐT bằng nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau Điều đó đòi hỏi công tác QLDA đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT phải phát triển kịp thời, đảm bảo các công trình HTĐT có chất lượng; hiệu quả kinh tế; phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội và phát triển bền vững Muốn vậy, các nhà QLDA phải đổi mới tư duy theo “tư duy QLDA”, tăng cường thể chế QLDA đầu tư cơ sở HTĐT, sử dụng tập hợp các kỹ thuật và công cụ QLDA tiên tiến theo các quy trình QLDA hiện đại, các đề xuất của tác giả trong luận văn sẽ tập trung vào các vấn đề này.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.2.1 Khái niệm dự án đầu tư

Có rất nhiều cách định nghĩa về dự án:

Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 định nghĩa như sau: “Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực”.

Theo Tiến sỹ Ben Obinero Uwakweh trường đại học Cincinnati - Mỹ: “Dự án là sự nỗ lực tạm thời được tiến hành để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.

Theo PGS.TS Trịnh Quốc Thắng: “Dự án là sự chi phí tiền và thời gian để thực

Dự án đầu tư cơ sở HTĐT

Kế hoạch + Tiền + Thời gian + Đất

Từ khía cạnh này, dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau của một quá trình duy nhất dẫn đến việc tạo ra một sản phẩm hoặc một dịch vụ được xác định rõ trước nhằm đáp ứng một hoặc một số mục đích cụ thể có tính thời điểm, trong một hoàn cảnh hạn chế về tài chính, vật tư, nhân lực và thời gian.

Theo bách khoa toàn thư từ “Project” (dự án) được dịch nghĩa là “điều mà người ta có ý định làm” hay “đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”.

Theo Luật Xây dựng năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 thì “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định”. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT, sản phẩm là các công trình như đường xá, cầu, cống, hệ thống thoát nước … được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Do đó có thể biểu diễn dự án đầu tư cơ sở HTĐT như sau:

Hình 2.1 Mô hình dự án đầu tư cơ sở HTĐT

(Nguồn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, PGS.TS Trịnh Quốc Thắng, 2007)

2.2.2 Tính chất của dự án

Dự án được làm rõ quan hệ giữa người có yêu cầu và người thực hiện được cụ thể hoá thông qua một uỷ nhiệm (giao việc) hoặc hợp đồng Người có yêu cầu là người mua hoặc người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ yêu cầu đó, họ có thể là khách hàng hoặc là lãnh đạo cấp trên Người thực hiện là người được uỷ nhiệm,người được giao phó quản lý việc thực hiện dự án còn gọi là Giám đốc dự án Đối với các dự án đầu tư cơ sở HTĐT, chủ đầu tư (thường là UBND các tỉnh, huyện,thị, thành phố hoặc các Ban QLDA), sẽ ký hợp đồng với tư vấn và các nhà thầu để thực hiện dự án.

Ngoài người có yêu cầu và giám đốc dự án còn có nhiều tác nhân khác như êkíp thực hiện dự án, người cấp vốn, các nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chuyên môn và các đại diện của các lĩnh vực khác của môi trường ảnh hưởng tác động đến dự án.

Bên cạnh bản chất riêng của mỗi dự án, các dự án đều có những tính chất chung phân biệt dự án với các hoạt động SXKD khác của con người, đó là: i) Tính mới, tính duy nhất: Nhìn chung, nói đến một dự án là bao hàm việc làm ra một cái mới chưa từng được làm trước đây bằng một phương pháp trong cùng một bối cảnh hoàn toàn chính xác như nhau Dĩ nhiên là mức độ mới, duy nhất của các dự án rất khác nhau Tính chất này là sự khác nhau cơ bản phân biệt dự án với các hoạt động khác có tính chất lặp đi lặp lại và liên tục theo một chương trình được thiết lập trước. ii) Tính chất giới hạn về thời gian thực hiện: Bản chất của dự án là nhất thời, một dự án luôn được xác định trước thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Thời gian của dự án có thể là ngắn (trong vài tuần) cũng có thể là dài (trong nhiều năm) tuỳ theo quy mô của dự án. iii) Bị gò bó trong những ràng buộc nghiêm ngặt: Dự án được thực hiện là để thoả mãn khách hàng, những đòi hỏi của khách hàng được phân loại theo 4 ràng buộc mà dự án phải tuân thủ:

- Các yêu cầu về tính năng của sản phẩm, dịch vụ: Đối với các dự án đầu tư cơ sở HTĐT đó là các yêu cầu về chức năng của công trình, nó quyết định quy mô và các chỉ tiêu kỹ thuật của công trình;

- Các định mức về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: Các dự án đầu tư cơ sở HTĐT phải tuân thủ các tiêu chuẩn về thiết kế, thi công;

- Thời hạn bàn giao sản phẩm, dịch vụ;

- Chi phí của dự án.

Mức độ ưu tiên của 4 nhóm ràng buộc này của dự án cũng thay đổi tuỳ theo sự đòi

Bối cảnh của dự án Ràng buộc ưu tiên

Bối cảnh kinh tế khó khăn Chi phí của dự án

Thoả mãn khách hàng đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai dài hạn

Hiệu suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Yêu cầu khẩn cấp, tầm quan trọng của cạnh tranh Thời hạn hoàn thành dự án

Tầm quan trọng của an toàn Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ

Bảng 2.1 Các ràng buộc ưu tiên tuỳ thuộc vào bối cảnh của dự án iv) Một chu kỳ sống biến động: Chu kỳ sống của dự án bắt đầu khi xuất hiện một mong muốn hoặc một nhu cầu của người yêu cầu và nếu mọi việc hoàn thành tốt đẹp nó sẽ được kết thúc sau khi bàn giao cho người yêu cầu này một sản phẩm, dịch vụ như là một sự thoả mãn nhu cầu của họ Có nhiều cách nhìn khác nhau về chu kỳ sống của dự án, thông thường người ta chia thành ba giai đoạn:

 Giai đoạn xác định dự án và chuẩn bị đầu tư:

- Giai đoạn xác định dự án: Trong giai đoạn này nhu cầu được làm rõ, các mục tiêu đã xác định cụ thể và về tổng quan dự án đã được xác định rõ sản phẩm mà nó phải bàn giao, các ràng buộc phải tuân theo và chiến lược thực hiện Đối với các dự án đầu tư cơ sở HTĐT việc xác định dự án căn cứ vào các quy hoạch phát triển HTĐT, các quy hoạch này đưa ra danh mục các dự án ưu tiên là cơ sở để lựa chọn các dự án đầu tư.

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Nhằm xác định mục đích đầu tư (sự cần thiết phải đầu tư), xác định quy mô, phạm vi của dự án, khẳng định tính khả thi của dự án về thị trường, công nghệ, tài chính, đánh giá tác động xã hội và môi trường của dự án.

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT theo quy định Luật Xây dựng 2003 và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng công trình; Các dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình (trừ các công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo, công trình xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật), các dự án quan trọng quốc gia phải làm báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội

Xác định dự án và chuẩn bị Thực hiện dự án Kết thúc dự án đầu tư thông qua chủ trương và cho phép đầu tư, các dự án nhóm A phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.3.1 Các phương pháp QLDA mới hiện nay

Cuối thể kỷ 20, MTKD của các doanh nghiệp có những thay đổi lớn: Cung thường xuyên vượt cầu, xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin làm cho cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong bối cảnh đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải thực hiện cải tổ, từ đó các phương pháp quản lý mới ra đời.

 Quản lý chất lượng tổng thể “Total Quality Management” (TQM):

Nhằm đạt được thành công trong tương lai dài hạn nhờ việc thoả mãn khách hàng dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên của một tổ chức nhằm cải tiến các quy trình, sản phẩm dịch vụ và văn hoá của tổ chức Áp dụng TQM năng lực của doanh nghiệp được cải thiện trên các phương diện sau: Thoả mãn khách hàng và mở rộng thị trường; giảm sai sót, nâng cao chất lượng;khuyến khích các nhân viên nâng cao NSLĐ; phát triển sản phẩm; giảm chi phí sản xuất; giảm thời gian của chu kỳ sản xuất; tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

 Đúng thời gian “Just in time”: Là việc sản xuất và bàn giao sản phẩm đúng thời gian Các thành phần của sản phẩm xuất xưởng đúng thời gian để nó được ghép với các sản phẩm hoàn thành Vật tư được nhập về đúng thời gian để chế biến Để thực hiện được điều đó, “Just in time” phải nhằm loại bỏ:

- Lãng phí vật chất: Hàng trong kho nhiều, nguy cơ lỗi thời do tồn kho quá lâu;

- Lãng phí thời gian: Thời gian chờ giữa hai tác nghiệp,…

- Lãng phí công sức: Sản phẩm lỗi phải sửa, đổi hoặc khách hàng trả lại…

 Kỹ thuật cạnh tranh (concurrent engineering): Áp dụng ngay từ khi hình thành sản phẩm, các chức năng của doanh nghiệp như: sản xuất, dịch vụ sau bán Nó hoàn toàn đối lập với việc phân chia trách nhiệm quản lý giữa hình thành (sản phẩm, dự án) và thực hiện đã được ghi trong mô hình tổ chức của Henry Fayol và Frederich Taylor 5 điểm cần tuân theo khi áp dụng

- Chuẩn bị trước sự phát triển bằng nghiên cứu cung cấp đồng thời các giải pháp và các công cụ để hình thành dự án một cách tốt nhất và nhanh nhất.

- Đầu tư thêm vào thời kỳ trước dự án đó là thời kỳ nghiên cứu khả thi, chỉ rõ nhu cầu và cái nhìn tổng quan về sản phẩm, các quy trình và dịch vụ.

- Lập kế hoạch quản lý tiến độ và đẩy nhanh các công việc của dự án có thể thực hiện đồng thời Công việc này là một sự chuẩn bị, hợp tác dịch vụ và các đối tác.

- Phối hợp giữa nhà cung cấp và nhà thầu phụ: Nghiên cứu đối tác, sự kết hợp của họ, sau đó phát triển quan hệ thật sự với đối tác, chia sẻ thông tin kỹ thuật và chi phí.

Mô hình hoá các quy trình phát triển mới bằng việc áp dụng hệ thống QLCL (ISO

9001, RAQ 1…), áp dụng “kỹ thuật cạnh tranh”: Mạng PER-Program Evaluation and Review Technique, sơ đồ Gantt, CPM-Critical Part Method, QFD-Quality Funtional Deployment, DFO- Design For Operation, nghiên cứu khả thi…

2.3.2 Khái niệm và tính chất của QLDA đầu tư

Nếu dự án được hiểu là đề xuất thay đổi một hệ thống vật chất (và có thể cả trạng thái tinh thần) nào đó thì QLDA chính là quản lý những thay đổi đó QLDA là nghệ thuật chỉ đạo, điều phối các nguồn nhân lực, thiết bị và vật tư trong suốt chu kỳ của dự án thông qua việc sử dụng các kỹ thuật quản lý hiện đại và phù hợp để đạt được những mục đích đã được xác định trước theo các tiêu chí sau: Quy mô, phạm vi của sản phẩm hoặc dịch vụ; chi phí; thời gian; chất lượng; thoả mãn khách hàng và các bên tham gia. Đối với các dự án đầu tư cơ sở HTĐT, sản phẩm của dự án là một công trình cụ thể (đường giao thông, cầu cống, cấp thoát nước ); chi phí của dự án là tổng mức đầu tư của công trình được phê duyệt trước; tiến độ thực hiện được dự kiến trước; chất lượng công trình phải tuân theo các quy chuẩn chất lượng về thiết kế thi công Tất cả các tiêu chí này đều được thể hiện trong dự án đầu tư xây dựng công trình và phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi thực hiện dự án.

Dưới góc độ quản trị học, QLDA đầu tư được định nghĩa như sau: “QLDA đầu tư là sự tác động của chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan khác đến quá trình lập và thực hiện dự án đầu tư bằng uỷ nhiệm hoặc ký kết hợp đồng với các đơn vị thực hiện; thông qua sử dụng các công cụ và kỹ thuật quản lý và một mô hình tổ chức không có tính tập trung cao, mềm dẻo, linh hoạt để dự án được thực hiện trong những ràng buộc về chi phí, thời gian và các nguồn lực”.

2.3.2.2 Tính chất của quản lý dự án

Khoa học mới về QLDA chứa đựng các tính chất có quan hệ hữu cơ và tác động qua lại với nhau đó là:

Văn hoá đặc biệt được hiểu là tập hợp các giá trị về nhận thức, thái độ, cách ứng xử của người tham gia dự án Các giá trị chủ yếu của văn hoá QLDA là: Quan điểm thoả mãn khách hàng; xem xét môi trường của dự án; sáng kiến, khả năng khống chế rủi ro; phân chia trách nhiệm; tính chặt chẽ, kỷ luật tự giác; đòi hỏi năng lực; hợp tác Đó là một văn hoá yêu cầu rất cao, khuyến khích được mọi người có quan hệ đến dự án.

Phương thức tổ chức đặc biệt Đối lập với quản lý tổ chức chỉ đạo theo kiểu cấp bậc, nó đề cao vai trò hoà nhập các bộ phận của giám đốc điều hành dự án: Ê kíp dự

Các bên tham gia dự án

Phạm vi quy mô Thời gian

Các chức năng của QLDA:

Tổ chức Chỉ đạo, điều phối Kiểm tra, giám sát Quản lý mặt phân giới

Môi trường của dự án Địa lý tự nhiên

Khách hàng Người cấp vốn Nhà cung cấp Nhà thầu phụ Người sử dụng Các nhóm xã hội án có chuyên môn khác nhau, các bộ phận phân công, hợp tác chặt chẽ; cấu trúc ít cấp chỉ đạo, quản lý linh hoạt; quan hệ đồng cấp được coi trọng hơn quan hệ cấp trên, cấp dưới; cơ chế quản lý hiệu quả quan hệ giữa các nhân tố bên trong và bên ngoài dự án.

Mỗi giai đoạn của dự án tương ứng với các kỹ thuật và công cụ: Giai đoạn xác định dự án sử dụng các kỹ thuật và công cụ đánh giá như phân tích lợi ích/chi phí, tổng hợp kỹ thuật “triển khai chức năng chất lượng”; công cụ đánh giá tác động môi trường và các bên liên quan đến dự án; quản lý rủi ro; khung lôgic của dự án…

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QLCL CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HTĐT

2.4.1 Khái niệm QLCL dự án đầu tư cơ sở HTĐT

Theo Tiêu chuẩn ISO 9000:2000, “Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”.

Theo quyết định số 17/2000/QĐ-BXD quy định về QLCL công trình xây dựng,

“Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu tổng hợp đối với đặc tính về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật công trình, phù hợp với quy chuẩn xây dựng, nước” Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp những hoạt động của cơ quan có chức năng quản lý thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng công trình”.

Quản lý chất lượng của dự án đầu tư cơ sở HTĐT bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án sẽ thoả mãn những sự cần thiết phải thực hiện dự án (lý do tồn tại) Nó bao gồm toàn bộ các hoạt động của chức năng quản lý chung như xác định chính sách chất lượng, mục tiêu về chất lượng và trách nhiệm quản lý thực hiện các mục tiêu này bằng cách lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng với hệ thống chất lượng Trên thực tế quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở HTĐT là sự phối hợp của các chủ thể cùng tham gia vào quá trình dự án đầu tư xây dựng: Nhà nước (Sở Xây dựng, TNMT, Sở GTVT, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng…), Chủ đầu tư (Ban QLDA), nhà thầu khảo sát, cơ quan thẩm định, nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, cơ quan kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, công ty bảo hiểm, các tổ chức xã hội, cộng đồng…

2.4.2 Quy trình QLCL dự án

2.4.2.1 Lập kế hoạch chất lượng (Quanlity Planning):

Xác định các tiêu chuẩn cho dự án và cách thức đạt được tiêu chuẩn đó, tập trung vào thiết lập các yêu cầu người thụ hưởng/các bên liên quan và đáp ứng các yêu cầu đó; thiết lập các mục tiêu chất lượng, các quy trình và đề ra các biện pháp kiểm tra các quy trình đó.

Nội dung của bản kế hoạch chất lượng:

- Kiểm duyệt các tài liệu về yêu cầu, xác định thước đo chất lượng của dự án, các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động xây dựng;

- Thiết lập lịch trình kiểm tra định kỳ dựa trên các đặc điểm kỹ thuật của dự án;

- Thiết lập vai trò và trách nhiệm QLCL, đưa các công việc vào lịch trình dựa án;

- Báo cáo hoạt động và kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với TCCL theo thiết kế

Lập kế hoạch chất lượng Không

- Xây dựng vòng lặp cho những điều chỉnh và xử lý các sự cố chất lượng;

- Xây dựng các phương pháp giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong đội dự án về sự phù hợp các kết quả;

- Lập kế hoạch báo cáo hiệu quả hoạt động bằng các cơ chế phản hồi cho các bên liên quan về TCCL với các mục tiêu hiện tại của dự án Có thể thể hiện trong bảng sau:

Nhóm Cơ chế phản hồi Đội dự án Họp hàng tuần, thông báo nhanh đến đội dự án những biến động quan trọng Chủ đầu tư Báo cáo thực hiện hàng tháng

Các bên liên quan đến dự án

Những đối tượng chính liên quan đến dự án ở mọi lĩnh vực chức năng cần có người đại diện trong đội và có mặt trong cuộc họp Nhà cung cấp

Họp các nhà cung cấp về việc sắp xếp lịch cung cấp, có thể phải phối hợp các nhà cung cấp đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng dự án

Bảng 2.6 Cơ chế phản hồi trong việc xây dựng kế hoạch QLCL dự án

(Nguồn: Quản lý dự án, Ths Nguyễn Hữu Quốc, 2007) 2.4.2.2 Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance):

Là hoạt động thường xuyên đánh giá một cách có hệ thống chất lượng tổng thể của dự án trong quá trình thực hiện để các bên liên quan đến dự án tin rằng dự án đảm bảo các mục tiêu chất lượng đã đặt ra cũng như theo các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước, tiêu chuẩn ngành Đảm bảo chất lượng chính là hoạt động phòng ngừa.

 Các biến động về chất lượng:

Hệ thống quản lý chất lượng tổng thể (TQM) theo mô hình phát triển quy trình liên tục.Quy trình QLCL dưới đây chính là việc cụ thể hóa vòng tròn Deming hay chu trình PDCA: P (plan), D (do), C (check), A (action) (Dr W.EdwardsDeming người Mỹ, cha đẻ của quản lý chất lượng)

Kiểm tra chất lượng Điều chỉnh các thay đổi CL cho phù hợp

Kiểm tra Đạt yêu cầu?

Hình 2.10 Quy trình quản lý chất lượng liên tục

(Nguồn: Quản lý dự án, Ths Nguyễn Hữu Quốc, 2007)

- Quy trình chất lượng theo hình 2.10 bắt đầu từ giai đoạn lập kế hoạch, khi đó Ban QLDA sẽ quyết định sẽ làm gì và bằng cách nào Giai đoạn này được thực hiện khi triển khai kế hoạch dự án và kế hoạch QLCL, nó bao gồm các bước xác định yêu cầu (theo Nghị định 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình, hệ thống TCCL của Việt Nam có liên quan…), rủi ro khi thực hiện, kiểm định chất lượng và các biện pháp đảm bảo.

- Giai đoạn thực hiện, các kế hoạch được thực, việc tiến hành kiểm tra chất lượng dựa trên các quy trình kiểm định (thông qua tư vấn giám sát, đại diện chủ đầu tư, Cục Giám định chất lượng Bộ Xây dựng và các bên liên quan)

- Giai đoạn hiệu chỉnh, nếu các thay đổi chất lượng bị vượt quá thì ngay lập tức phải điều chỉnh và lặp lại quá trình kiểm tra Bước này phải được lặp lại cho đến khi nó thỏa mãn mục tiêu chất lượng đặt ra.

 Mức độ quan trọng của các biến động:

Giám đốc dự án phải xác định tầm quan trọng của các biến động để có các hành động điều chỉnh chính xác Biến động lịch trình dự án xảy ra khi đội dự án thiếu

Reports are inaccurate nhân viên, giám đốc dự án phải điều động nhân viên của đội khác ít quan trọng hơn nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ thực hiện của dự án này.

 Thủ tục quản lý chất lượng dự án:

- Tiến hành kiểm định gói các công việc đảm bảo kế hoạch dự án;

- Phân tích biến động chất lượng và xác định nguyên nhân sâu xa để có thể giải quyết tận gốc vấn đề, tránh phải lặp lại việc điều chỉnh;

- Phân tích tầm quan trọng của các biến động, mức độ chấp nhận rủi ro đã được xác định trong bước lập kế hoạch, tránh lãng phí nguồn lực;

- Xác định các giai đoạn nghiệm thu để có biện pháp thực hiện các gói công việc một cách hiệu quả.

2.4.2.3 Kiểm soát chất lượng dự án:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KÊNH TIÊU ÚNG ĐÔNG SƠN

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QLDA CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG MIỀN

Ban quản lý dự án cải thiện môi trường đô thị miền trung - tiểu dự án Thanh Hoá (tên viết tắt PMUTH) là một đơn vị sự nghiệp quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố do UBND thành phố Thanh Hoá làm chủ đầu tư, trực thuộc UBND thành phố Thanh Hoá, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND thành phố Thanh Hoá PMUTH thành lập ngày 24/11/2005 (Quyết định số 4379/QĐ-UBND của UBND thành phố Thanh Hoá v/v thành lập PMUTH).

3.1.1.Cơ cấu tổ chức của PMUTH

- Tổng số cán bộ công nhân viên : 65 người.

- Cán bộ có trình độ chuyên môn từ kỹ sư trở lên là : 45 người

- Cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp là : 12 người

- Chuyên viên phục vụ : 08 người.

3.1.2 Cơ cấu quản lý của PMUTH

 Ban Giám đốc: 3 người trong đó: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc, do Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá quyết định bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm.

 Các phòng chức năng: 05 phòng i) Phòng Hành chính - Tổ chức ii) Phòng Tài chính - Kế toán iii) Phòng Kế hoạch - Thẩm định iv) Phòng QLCL, kỹ thuật, giám sát v) Phòng Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB

- Giám đốc PMUTH là người đứng đầu cơ quan, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Thanh Hoá về toàn bộ hoạt động của cơ quan mình;

- Là người thay mặt cho chủ dự án để quản lý điều hành các hoạt động của chương trình dự án, chịu trách nhiệm trước chủ dự án đối với các hoạt động và kết quả thực hiện chương trình dự án theo chức năng nhiệm vụ tại Quyết định thành lập Ban QLDA;

- Là người lãnh đạo quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan theo chế độ thủ trưởng: Triệu tập và chủ tọa các cuộc họp ở cơ quan;

- Phụ trách công tác chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ và một số lĩnh vực công tác khác nếu xét thấy cần thiết.

3.1.4 Nhiệm vụ của các phòng trong PMUTH

3.1.4.1 Phòng Hành chính - Tổ chức

- Duy trì thực hiện các công tác văn phòng, đảm bảo các yêu cầu vật chất phục vụ cho công tác điều hành của lãnh đạo Ban và công tác quản lý của Ban.

- Tham mưu và chuẩn bị các điều kiện phục vụ công tác đối nội đối ngoại của Ban đảm bảo yêu cầu văn minh lịch sự, tiết kiệm để đạt hiệu quả cao trong làm việc góp phần để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

- Tham mưu và theo dõi công tác thi đua khen thưởng trong Ban đảm bảo công tác an ninh, trật tự , an toàn cháy nổ, vệ sinh công sở và các nề nếp của cơ quan giám sát việc thực hiện qui chế hoạt động của các phòng các cơ quan trong việc chấp hành luật pháp và qui chế hoạt động của đơn vị.

- Tham mưu, đề xuất giúp lãnh đạo Ban trong các công việc nêu trên, nhằm không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức của Ban.

- Xây dựng và theo dõi thực hiện nội quy cơ quan.

- Tham gia vào các vấn đề liên quan và nhiệm vụ khác của Ban khi được lãnh đạo giao.

3.1.4.2 Phòng Tài chính - Kế toán

- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước Trưởng ban về toàn bộ công tác quản lý tài chính, kế toán của chương trình dự án

- Tham mưu công tác tổ chức điều hành bộ máy kế toán, thực hiện các chế độ về quản lý tài chính, kế toán theo Luật Kế toán Việt Nam và các quy định khác, các (điều ước quốc tế ) liên quan đến quá trình thực hiện dự án

- Tham mưu và giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến vốn đầu tư, cấp phát, thanh toán theo qui định của QLDA Đảm bảo đúng pháp luật và các qui định hiện hành của nhà nước

- Tổng hợp và lập bảo vệ kế hoạch tài chính đúng quy trình, đúng thời gian theo quy định của chương trình dự án

- Chủ trì công tác, tổng hợp, phân tích tình hình tài chính của dự án Lập các báo cáo và tham mưu về biện pháp giải quyết phù hợp với chế độ chính sách quản lý tài chính của Nhà nước theo tháng, quý, năm cho Ban.

- Thực hiện công tác phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động hạch toán kinh tế và quản lý của Ban Chỉ đạo giám sát và kiểm tra các hoạt động về tài chính theo đúng chế độ của Nhà nước và quy chế của Dự án đề ra.

- Theo dõi, thống kê, tổng hợp, về lương và các chi phí của dự án, tính lương cấp bậc và lương công việc đến từng cá nhân trong Ban QLDA

- Phối hợp thực hiện với các phòng: Kế hoạch - Kỹ thuật - Giám sát, Tư vấn - Thẩm định, Bồi thường, hỗ trợ Tái định cư - GPMB trong quản lý công tác chuẩn bị đầu tư, kiểm tra khối lượng thực hiện của các nhà thầu trong công tác nghiệm thu, thanh toán theo giai đoạn, thanh quyết toán công trình.

3.1.4.3 Phòng Kế hoạch - Thẩm định

- Tham mưu xây dựng chương trình dự án Phối hợp với tư vấn lựa chọn các phương án kỹ thuật, tài chính tối ưu nhất trước khi đưa có thiết kế kỹ thuật và các nội dung khác;

GIỚI THIỆU DỰ ÁN KÊNH TIÊU ÚNG ĐÔNG SƠN

3.2.1 Những căn cứ pháp lý lập dự án

3.2.1.1 Các văn bản pháp luật áp dụng

- Luật Xây dựng số 16/2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ hướng dẫn Luật Xây dựng số 16/2003; Nghi định 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/9/2006 sảu đổi một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP;

- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;Nghị định số 111/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành

- Luật Đất đai được QH khóa 11 kỳ họp 4 thông qua ngày 26/11/2003; Luật Tài nguyên nước được QH khóa 10 kỳ họp 3 thông qua ngày 20/5/1998; Bộ Luật Lao động được QH khóa 9 kỳ họp 5 thông qua ngày 23/6/1994;

- Nghị định 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình;

- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chí phí xây dựng công trình; Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Nghị định 99/2007/NĐ-CP;

- Thông tư 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 41/2006/QĐ-BXD ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng v/ v ban hành TCXDVN 371:2006: “Nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng”.

3.2.1.2 Các văn bản pháp lý có liên quan

- Thông báo của văn phòng chính phủ số 134/TB-VPCP ngày 12/10/2000 về v/v cho phép lập dự án đầu tư khôi phục cải tạo hệ thống tiêu úng Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá;

- Thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Đình Thịnh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá số 2060/TB-VP ngày 31/52002, trong đó có ghi nhận hệ thống tiêu úng Đông Sơn năm 2002 đã được Bộ ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tư và sẽ thực hiện theo kế hoạch;

- Quyết định số 2504 QĐ/BNN-KH ngày 20/8/2004 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt kết quả đấu thầu tư vấn và phê duyệt đề cương dự toán khảo sát, lập Báo cáo DAĐTXDCT hệ thống tiêu úng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá;

- Quyết định số 1119/QĐ-BNN-XD, ngày 23/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án đầu tư - thiết kế cơ sở hệ thống tiêu úng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 3719/QĐ-BNN-XD, ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng BộNN&PTNT phê duyệt kết quả đấu thầu tư vấn gói thầu Khảo sátTKKT+TDT& BVTC+DT hệ thống tiêu úng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

3.2.2 Tổng quan về dự án

Thành phố Thanh Hoá là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hoá Diện tích tự nhiên gần 60 km2 với hơn 220.000 người cư trú tại 18 đơn vị hành chính, phường, xã; Định hướng quy hoạch mở rộng không gian hành chính thành phố đến năm 2025 có diện tích trên 260 km2, dân số trên 500.000 người; mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đạt đô thị loại 1.

Nằm trên trục giao thông chính xuyên Bắc - Nam, cách Thủ đô Hà Nội 155 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.600 km về phía Nam, cách biên giới Việt Lào 135 km về phía Tây Thành phố Thanh Hoá là điểm giao thoa có ảnh hưởng và đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tới vùng Bắc Trung bộ, Nam Bắc bộ và nước bạn Lào.

Hệ thống tiêu úng Đông Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá gồm có 5 sông: sông Lê, sông Bến Ngự, sông Vinh, sông Thọ Hạc và sông Quảng Châu, nhiệm vụ chủ yếu tiêu thoát nước cho các huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá, Quảng Xương và thành phố Thanh Hoá Đây là hệ thống tiêu duy nhất của vùng đất có nhiều tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực dồi dào có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt khá hoàn chỉnh nhưng sản xuất luôn bị thiên tai bão lụt và hạn hán đe doạ Nhất là tiêu thoát lũ cho thành phố Thanh Hoá, một trung tâm chính trị, kinh tế và đầu mối giao thông quan trọng của toàn tỉnh.

Vùng đã được nghiên cứu và giải quyết về tiêu, chống lũ trong nhiều năm đã qua, nhưng tình hình sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên úng lụt và hạn vẫn là những tác nhân ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng Hệ thống kênh tiêu và các công trình tiêu đã xuống cấp nghiêm trọng Các trục sông tiêu chính đã bị bồi lấp và lấn chiếm 2 bên bờ làm mặt cắt thoát lũ co hẹp, gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu nước trong vùng.

Sau khi dự án hoàn thành sẽ phát triển nền kinh tế nông nghiệp trong vùng, làm tăng sản lượng cây trồng, trong đó lương thực là chủ yếu Ngoài ra, dự án dự án còn đáp ứng các mục tiêu khác như xây dựng nông thôn mới, cải tạo môi trường chỉnh trang, tạo vẻ đẹp cảnh quan cho đô thị, góp phần xây dựng thành phốThanh Hoá đạt tiêu tuẩn đô thị loại II là đô thị lớn, trung tâm kinh tế văn hoá xã

Bên liên quan (UBND các huyện, Sở Xây dựng, NNo, TNMT)

Tư vấn giám sát Đội dự án tiêu úng Đông Sơn

Thư ký tổng hợp i) Giới hạn dự án: Hệ thống kênh tiêu úng Đông Sơn với tổng dài 41,43 km

- Phía Bắc và phía Đông giáp đê hữu sông Chu và sông Mã;

- Phía Tây giáp kênh B10 thuộc hệ thống thuỷ nông sông Chu;

- Phía Nam giáp đuôi kênh Bắc sông Chu;

- Toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 19 0 49’

Kinh độ Đông: 105 0 48’ ii) Hình thức quản lý dự án:

- Cơ quan quyết định đầu tư: Bộ NN và PTNT;

- Chủ đầu tư: UBND thành phố Thanh Hóa;

- Ban QLDA cải thiện môi trường đô thị miền Trung- Tiểu dự án Thanh Hoá (PMUTH) được UBND thành phố Thanh Hoá giao nhiệm vụ thay mặt Chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án.

QLCL TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

Các phần tử WSB Ban QLDA Các bên tham gia

CV Tư vấn Thiết kế

2.2 Lập dự án đầu tư

Bảng 3.1 Ma trận giao trách nhiệm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Ghi chú: P = Primary Responsiblity (Chịu trách nhiệm)

S = Support Responsiblity (Hỗ trợ cần thiết)

Lập, xin phê duyệt PA bồi thường

Hồ sơ mời thầu Đấu thầu - chấm Đàm phán

Phòng Hỗ trợ, TĐC, GPMB

GPMB Thi công xây lắp Máy móc, thiết bị Nhân lực dự án

Chuẩn bị Thực hiện thi công

Thiết kế thi công Xin phép XD

Hợp đồng Đấu thầu - chấm

QLCL TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Hình 3.4 Sơ đồ WSB cho giai đoạn thực hiện đầu tư

Các phần tử WSB Ban Quản lý dự án Các bên tham gia

Báo cáo khối lượng, giao ban định kỳ

Bảng 3.2 Ma trận giao trách nhiệm trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Ghi chú: P = Primary Responsiblity (Chịu trách nhiệm)

S = Support Responsiblity (Hỗ trợ cần thiết)

3.4.1.1 Đảm bảo chất lượng nhân viên

- Mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ công viên của Ban quản lý: nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản lý và phối hợp với các đối tác.

- Mở lớp: tư vấn giám sát thi công; kỹ năng quản lý dự án; an toàn lao động

 Đánh giá tư cách: Tổ chức thi sát hạch, đánh giá trình độ và cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận cho phép hành nghề.

 Khuyến khích tính tích cực

- Nhập, mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn và QLDA.

- Thưởng lương cho cán bộ có nhiều sáng kiến trong công việc, đảm bảo tiến độ, chất lượng dự án công trình;

- Tổ chức hoạt động thể thao, văn nghệ vào chiều thứ 7 hàng tuần giữa PMUTH và các nhà thầu.

Ngày Nội dung hoạt động Thành phần

8/11/08 Giao hữu bóng đá PMUTH và XN TV XD thủy lợi 1

15/11/08 Giao hữu bóng đá PMUTH 1 và PMUTH 2

22/11/08 Giao hữu bóng đá PMUTH và Cty XD hạ tầng đô thị 29/11/08 Giao hữu bóng đá PMUTH và Cty XD hạ tầng đô thị 6/12/08 Giao hữu bóng đá

PMUTH 1 và XN TV XD thủy lợi 1 PMUTH và Bưu điện Tp Thanh Hóa 13/12/08 Giao hữu bóng đá

Tập diễn văn nghệ cuối năm

21/12/08 Tập diễn văn nghệ cuối năm PMUTH

Bảng 3.3 Lịch thi đấu giao hữu văn hóa văn nghệ, thể thao

Xét duyệt biện pháp thi công, kiểm tra vật liệu dùng để thi công, nhân công của nhà thầu

Thi công các hạng mục thuộc công đoạn của dự án

Nhà thầu tự kiểm tra chất lượng

Tư vấn giám sát kiểm tra chất lượng

Xác nhận khối lượng, nghiệm thu, chuyển giao công đoạn tiếp theo

Không đạt Đạt Đạt Đạt

3.4.2.1 Giám sát kỹ thuật thi công các hạng mục của công trình

- Tư vấn giám sát nghiên cứu các bản vẽ thi công, các biện pháp thi công, các điều kiện về nhân lực, đọc kỹ các nhận xét về thiết kế của cơ quan thẩm đinh, tổng hợp ghi chú tất cả các vấn đền có liên quan đến công tác thi công hạng mục cần kiểm tra và nghiệm thu Trên cơ sở đó xác định các nội dung cần thực hiện khi giám sát kiểm tra chất lượng hạng mục thi công đó.

- Tư vấn giám sát cần phối hợp chặt chẽ với đại diện của Ban quản lý dự án, người phụ trách công đoạn thi công để phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện của nhà thầu.

Hình 3.5 Quy trình giám sát chất lượng thi công của PMUTH

Kiểm nghiệm lấy mẫu n từ lô N

Kiểm tra được d số không đạt tiêu chuẩn d ≤ c: lô đạt tiêu chuẩn d > c: lô không đạt tiêu chuẩn

3.4.2.2 Kiểm tra chất lượng vật liệu

Kiểm nghiệm lấy mẫu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng Nguyên lý “một lần kiểm nghiệm lấy mẫu là dựa vào một lần kết quả kiểm nghiệm đối với n sản phẩm để phán đoán lo sản phẩm này có đạt chuẩn hay không?”

Hình 3.6 Sơ đồ phương pháp lấy mẫu thử (N, n, c)

- N: Số lượng một lô sản phẩm

- n: Số mẫu hàng được chọn lấy mẫu tùy ý từ trong số lượng hàng lớn

- d: Con số không đạt tiêu chuẩn trong mẫu hàng được chọn ra.

- c: Con số đạt tiêu chuẩn cho phép trong mẫu hàng được chọn ra Nếu d ≤ c thì cho rằng lô hàng này đạt tiêu chuẩn, có thể nghiệm thu; nếu d > c thì lô hàng này không đạt tiêu chuẩn, phải loại bỏ

Hạng mục Đặc cấp Cấp 1 Cấp 2

Cấp cường độ không được thấp hơn MU15 MU10 MU7-5

1 Kích thước sai số không vượt quá (mm)

2 Lệch nhau về độ dầy 2 mặt không nhỏ hơn (mm) 2 3 5

3 Độ cong không lớn hơn (mm) 2 3 5

4 Chiều cao lồi ra của tạp chất được tạo ra trên bề mặt gạch không lớn hơn (mm) 2 3 5

5 Kích thước không phá hoại của góc cạnh thiếu hụt không đồng thời lớn hơn (mm) 20 20 30

6 Chiều dài đường gân không lớn hơn

- Hướng chiều rộng trên mặt lớn và chiều dài của nó giãn đến mặt nhỏ

- Phương hướng chiều dài trên mặt lớn và chiều dài của nó giãn ra đến mặt đỉnh hoặc chiều dài đường gân trung bình trên mặt đỉnh nhỏ

7 Màu sắc (một mặt bên và một mặt đỉnh) Cơ bản thống nhất - -

8 Mặt hoàn chỉnh không được ít hơn

Một mặt bên và một mặt đỉnh

Một mặt bên và một mặt đỉnh

9 Tỷ lệ hỗn hợp (chỉ % trong hỗn hợp này trộn vào các cấp sản phẩm) không được vượt quá (%)

Bảng 3.4 Chỉ tiêu phân cấp quy cách của vật liệu gạch

(Nguồn: Bộ TCXD Việt Nam 1998)

Phân tích tìm nguyên nhân Đề xuất biện pháp

Thực hiện theo biện pháp đã được duyệt

Ghi chép kết quả vào sổ theo dõi

Yêu cầu khắc phục/ phòng ngừa

LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC/ PHÒNG NGỪA

Trách nhiệm Thứ tự Tiến trình

Bảng 3.5 Lưu đồ quy trình thực hiện các biện pháp khắc phục/phòng ngừa

3.5 PHÂN TÍCH SWOT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN

Như chúng ta biết về thực chất dự án đầu tư xây dựng kênh tiêu úng Đông Sơn với thời gian dự kiến thực hiện khoảng 4 năm, nên để có một cái nhìn tổng thể trong việc lập các giải pháp quản lý chất lượng ta cần phân tích SWOT nhằm phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức:

- Giám đốc dự án cũng chính là Giám đốc PMUTH có uy tín và mối quan hệ tốt với lãnh đạo tỉnh và thành phố Thanh Hóa nên thuận lợi trong việc triển khai dự án, có năng lực lãnh đạo vượt trội nên rất thuận lợi trong quá trình ra quyết định, nguồn nhân lực có khả năng quản lý dự án dồi dào được huy động từ các phòng ban của PMUTH;

- Qua phân tích đánh giá kết quả khảo sát địa hình, địa chất thì khu vực thực hiện dự án có điều kiện địa chất thủy văn thuận lợi: Tần suất xuất hiện bão, lũ thấp, độ dốc địa hình tự nhiên trong điều kiện cho phép

Ngày đăng: 17/08/2023, 10:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Mô hình dự án đầu tư cơ sở HTĐT - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.1. Mô hình dự án đầu tư cơ sở HTĐT (Trang 11)
Bảng 2.1. Các ràng buộc ưu tiên tuỳ thuộc vào bối cảnh của dự án - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 2.1. Các ràng buộc ưu tiên tuỳ thuộc vào bối cảnh của dự án (Trang 13)
Hình 2.3 Mô hình QLDA - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.3 Mô hình QLDA (Trang 21)
Hình 2.4 Quy trình QLDA - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.4 Quy trình QLDA (Trang 22)
Hình 2.6 Các nội dung chính của QLDA - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.6 Các nội dung chính của QLDA (Trang 24)
Bảng 2.2 Các yêu cầu đối với QLDA - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 2.2 Các yêu cầu đối với QLDA (Trang 26)
Hình 2.7 Mô hình cấu trúc theo chức năng - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.7 Mô hình cấu trúc theo chức năng (Trang 27)
Bảng 2.3 Ưu nhược điểm của cấu trúc theo chức năng - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 2.3 Ưu nhược điểm của cấu trúc theo chức năng (Trang 28)
Hình 2.8 Mô hình cấu trúc theo dự án - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.8 Mô hình cấu trúc theo dự án (Trang 29)
Hình 2.9 Mô hình cấu trúc ma trận - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.9 Mô hình cấu trúc ma trận (Trang 30)
Bảng 2.5 Ưu nhược điểm của cấu trúc ma trận - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 2.5 Ưu nhược điểm của cấu trúc ma trận (Trang 31)
Hình 2.11 Lược đồ Pareto - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.11 Lược đồ Pareto (Trang 39)
Hình 2.12 Quy trình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.12 Quy trình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp (Trang 41)
Hình 2.13 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống QLCL công trình xây dựng - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.13 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống QLCL công trình xây dựng (Trang 42)
Hình 2.14 Sơ đồ mô tả nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng từ nguồn nhân lực - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 2.14 Sơ đồ mô tả nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng từ nguồn nhân lực (Trang 45)
Hình 3.1 Mô hình hoạt động của PMUTH - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 3.1 Mô hình hoạt động của PMUTH (Trang 58)
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức hoạt động QLDA tiêu úng Đông Sơn - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức hoạt động QLDA tiêu úng Đông Sơn (Trang 61)
Bảng 3.1 Ma trận giao trách nhiệm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 3.1 Ma trận giao trách nhiệm trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (Trang 69)
Hình 3.4 Sơ đồ WSB cho giai đoạn thực hiện đầu tư - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 3.4 Sơ đồ WSB cho giai đoạn thực hiện đầu tư (Trang 70)
Bảng 3.3 Lịch thi đấu giao hữu văn hóa văn nghệ, thể thao - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 3.3 Lịch thi đấu giao hữu văn hóa văn nghệ, thể thao (Trang 73)
Hình 3.5 Quy trình giám sát chất lượng thi công của PMUTH - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 3.5 Quy trình giám sát chất lượng thi công của PMUTH (Trang 74)
Hình 3.6 Sơ đồ phương pháp lấy mẫu thử (N, n, c) - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Hình 3.6 Sơ đồ phương pháp lấy mẫu thử (N, n, c) (Trang 75)
Bảng 3.4 Chỉ tiêu phân cấp quy cách của vật liệu gạch - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 3.4 Chỉ tiêu phân cấp quy cách của vật liệu gạch (Trang 76)
Bảng 3.6 Phân tích đánh giá dự án 11/2008 - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 3.6 Phân tích đánh giá dự án 11/2008 (Trang 81)
Bảng 3.8 Phân tích đánh giá các bên liên quan dự án 11/2008 - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 3.8 Phân tích đánh giá các bên liên quan dự án 11/2008 (Trang 82)
Bảng 3.9 Phân tích đánh giá nguồn nhân lực dự án 11/2008 - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 3.9 Phân tích đánh giá nguồn nhân lực dự án 11/2008 (Trang 83)
Bảng 3.10 Phân tích đánh giá rủi ro dự án 11/2008 - Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng đông sơn thanh hoá
Bảng 3.10 Phân tích đánh giá rủi ro dự án 11/2008 (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w