1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng dự án công trình nước sạch trên địa bàn huyện thường tín hà nội

116 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng dự án công trình nước sạch trên địa bàn huyện Thường Tín – Hà Nội
Tác giả Đỗ Đức Phú
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hữu Huế
Trường học Trường Đại học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại luận văn thạc sỹ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 224,21 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH NƯỚCSẠCH (12)
    • 1.1 Khái quát về công tác quản lýdự án (12)
      • 1.1.2 Khái niệm về công trình cấpnướcsạch (17)
      • 1.1.3 Đặc điểm và vai trò của công trình cấpnướcsạch (18)
    • 1.2 Các phương pháp, mô hình quản lýdự án (21)
      • 1.2.1 Các phương pháp quản lýdựán (21)
      • 1.2.2 Mô hình quản lý dự án công trìnhcấpnước (34)
    • 1.3 Đánh giá công tác quản lý chất lượng dự án, công trìnhnướcsạch (40)
    • 1.4 Kinh nghiệm quản lý dự án tại 1 số địaphươngkhác (42)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚCSẠCH (51)
    • 2.1. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý dự án công trình cấpnướcsạch (51)
    • 2.2. Nội dung công tác quản lý chất lượng dự án công trình cấpnướcsạch (52)
      • 2.2.1 Quản lý chất lượng dự án Quản lý cơ cấutổchức (53)
      • 2.2.2 Quản lýtiếnđộ (57)
      • 2.2.3 Quản lýchiphí (59)
      • 2.2.4 Quản lýcông nghệ (64)
      • 2.2.5 Quản lý vận hành Quản lý thất thoát nước đầu ra vàđầuvào (65)
      • 2.2.6 Quản lý Hợp đồng dịch vụ cấp nước và đền bùgiánước (72)
    • 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng dự án công trình cấp nước sạch 60 (74)
      • 2.3.1 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và cácgiảthuyết (74)
      • 2.3.2 Phương pháp thu thậpdữliệu (75)
      • 2.3.3 Phân tíchdữliệu (76)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN NƯỚC SẠCH TRÊNĐỊABÀN (82)
    • 3.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên HuyệnThườngTín (82)
      • 3.1.1 Vị tríđịalý (82)
      • 3.1.2 Điều kiệntựnhiên (83)
    • 3.2. Thực trạng của công tác quản lý dự án công trình cấp nước sạch tại Huyện ThườngTín. 71 (85)
      • 3.2.1 Thực trạng các dự án, công trình cấp nước tạiThườngTín (85)
      • 3.2.2 Thực trạng công tác quản lý dự án, công trình nước sạch trên địa bàn Huyện ThườngTín (88)
    • 3.3. Đề xuất giải pháp quản lý dự án công trình cấpnướcsạch (95)
      • 3.3.1 Giải pháp nâng cao công tác quản lý dự ánnóichung (95)
      • 3.3.2 Giảiphápđốivớidựán,côngtrìnhcấpnướcsạchHuyệnThườngTín-HàNội (101)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH NƯỚCSẠCH

Khái quát về công tác quản lýdự án

1.1 1 Khái niệm dự án và công tác quản lý dựán

Dự án cũng giống như bất kỳ hoạt động có mục đích nào của con người đó là việc tiêu hao các nguồn lực của xã hội nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ hữu ích phục vụ nhu cầu nhất định của xã hội Có nhiều cách định nghĩa về dự án đầu tư theo tài liệu và các tác giả nhưsau:

Theo từ điển tiếng Việt, từ “dự án” có nghĩa là “bản thảo hoặc kế hoạch về một vấn đề sẽ đưa ra thực thi”.

Theo Phó giáo sư – Tiến sĩ Trịnh Quốc Thắng, dự án được định nghĩa như sau:

“Dự án là sự chi phí tiền và thời gian để thực hiện một kế hoạch nhằm mục đích cho ra một sản phẩm duy nhất” {9}

Theo Viện sĩ – Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Đáng thì “dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (có điểm khởi đầu và điểm kết thúc được xác định rõ ràng)”. {10}

Một cách chung nhất có thể hiểudự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, mộtnhiệm vụ cụ thể cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ xácđịnh.

Quản lý dự án là tác động quản lý của chủ thể quản lý thông qua quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép Nóicáchkhác quản lý dự án là hoạt động quản trị quá trình hình thành, triển khai và kết thúc dự án, trong một môi trường hoạt động nhất định, với không gian và thời gian xác định.{8}

- Dưới tác động của nhà quản trị, quản lý dự án được tiến hành theo ba giai đoạn của quá trình đầu tư với các chức năng lập kế hoạch, điều phối và kiểm tra thực hiện, điều chỉnh tổng kết quá trình thực hiện, nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả của dự án thông qua các mục tiêu quản lý về chất lượng, thời gian và chi phí.

+ Lập kế hoạch: đây là việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển kế hoạch hành động theo một trình tự lôgic mà có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệthống.

+ Điều phối thực hiện dự án: đây là quá trình phân phối các nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Nội dung này chi tiết hóa thời hạn thực hiện cho từng công việc và toàn bộ dự án.

+ Giám sát, kiểm tra, đánh giá: là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình hoàn thành giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.

+ Điều chỉnh, tổng kết: điều chỉnh nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống để duy trì các mối quan hệ bình thường giữa các bộ phận điều khiển và bộ phận chấp hành; giữa bộ máy quản lý với hoạt động của hàng trăm, hàng nghìn người sao cho nhịp nhàng, ăn khớp với nhau.Sựđiềuchỉnhcũngrấtphứctạp,bởivìbấtcứmộtsựrốiloạnnàotrongmộtbộ Điều phối thực hiện

Bố trí tiến độ thời gian Phân phối nguồn lực Phối hợp các hoạt động Khuyến khích động viên

Dự tính nguồn lực Xây dựng kế hoạch

Giám sát kiểm tra đánh giá Đo lường kết quả

So sánh với mục tiêu Báo cáo Điều chỉnh, tổng kết

Quản lý dự án phận, một khâu nào đó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến những bộ phận khác của hệ thống.

Tập hợp các giai đoạn của quá trình quản lý dự án tạo thành một chu trình năng động như trình bày trong Hình 1.2:

: Quan hệ chuyển tiếp các dự án : Quan hệ trong một dự án : Tác động quản lý

Hình 1.1.Chu trình quản lý dự án

- Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án phải thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt.

Ba yếu tố thời gian, chi phí và chất lượng là những mục tiêu cơ bản, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Tuy mối quan hệ giữa chúng có thể khác nhau giữacácdựán,giữacácthờikỳcủamộtdựán,nhưngđểđạtđượcđồngthờicả

Kết Quả Kết quả mong muốn

3 mục tiêu là nhiệm vụ bất khả thi Do đó, trong quá trình quản lý, các nhà quản lý dự án phải cân nhắc và lựa chọn phương án tối ưu nhất và chọn ra được mục tiêu ưu tiên tại từng thời điểm hoặc giai đoạn của dự án.

Hình 1.2 Mục tiêu của công tác quản lý dự án

* Quản lý chất lượng dự án

Quản lý chất lượng dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đề ra Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác địnhcácchính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng không qua các hoạt động: lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát và bảo đảm chất lượng trong hệ thống.{11}

Ba nội dung lập kế hoạch, đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác nhau Mỗi nội dung xuất hiện ít nhất một lần trong mỗi pha của chu kỳ dự án, mỗi nội dung đều là kết quả do hai nội dung kia đem lại, đồng thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hai nội dung kia.

Lập kế hoạch chất lượng dự án:

Lập kế hoạch chất lượng dự án là việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho dự án và xác định phương thức để đạt các tiêu chuẩn đó Lập kế hoạch chất lượng dự án là một bộ phận quan trọng của quá trình lập kế hoạch, sẽ được thực hiện thường xuyên và song hành với nhiều loại kế hoạch khác Lập kế hoạch chất lượng cho phép định hướng phát triển chất lượng chung trong doanh nghiệp, khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm chi phí liên quan Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quản lý chất lượng chặt chẽ có thể phát sinh tăng chi phí hoặc điều chỉnh lại kế hoạch tiến độ thờigian. Để lập kế hoạch chất lượng dự án cần những yếu tố đầu vào sau đây:

* Chính sách chất lượng của doanh nghiệp (Ban quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện chính sách chất lượng của chủ đầutư).

Các phương pháp, mô hình quản lýdự án

1.2.1 Các phương pháp quản lý dựán

Quảnlý dựán, đặcbiệtởtầmvimô,làquátrình quảnlýcác hoạtđộngcụthể củadựán.Nóbao gồmnhiềukhâu công việc nhưlậpkếhoạch, điều phối, kiểm soát… các hoạt động củadựán Quảnlý dự ánbaogồmhàng loạt vấnđề nhưquảnlýthời gian,chi phí,nguồnvậttư,rủi ro,quảnlýhoạtđộng muabán…Quátrình quảnlý dựánđược thực hiện trong suốt các giai đoạntừchuẩnbịđầu tư,thực hiệnđầutưđếngiai đoạnvậnhànhkết quả củadựán Việc quảnlýtốtcácgiaiđoạncủadựán cóỹnghĩa rất quan trọng.Vềnguyêntắcđểđạtđượcmụctiêucủadựáncần quảnlýngaytừgiai đoạn chuẩnbị dựán cónghĩalàphải quản lýtất cảcácnội dungtừ lập, thẩmđịnh phêduyệtdựán; bồithườnggiải phóng mặt bằng; khảo sát; thiếtkếxâydựng;lựachọnnhàthầuvàkýhợpđồngxâydựng,quảnlýtrongquátrìnhthực hiệndựánvàkếtthúcquátrìnhxâydựng,đưavàokhaithácsửdụng. a Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầutư:

Công tác lập dự án đầu tư xây dựng gồm việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báocáonghiên cứ khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng Nội dung của lập dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định chi tiết tại luật xây dựng và phải được tổ chức thẩm định củacơquan nhà nước có thẩmquyền. b Quản lý bồi thường giải phóng mặtbằng:

- Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựngmộtcông trình mới.

- Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi hình thành hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan trực tiếp đến các bên tham gia của toàn xãhội.

- Bồi thường là sự đền trả lại tất cả những thiệt hại mà chủ thể gây ra một cách tương xứng trong quy hoạch xây dựng thiệt hại gây ra có thể là thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất Trong giải phóng mặt bằng, cùng với chính sách hỗ trợ và tái định cư, chính sách bồi thường là một phần quan trọng trong chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồiđất.

- Việcbồithườngtài sảnđểgiải phóngmặtbằngxâydựng phảiđảm bảo lợi ích củaNhànước,quyềnvàlợiíchhợpphápcủatổchức,cánhâncóliênquan. c Quản lý khảosát:

- Khảo sát xây dựng là bước cơ bản và thiết yếu trong quá trình thực hiện dự án. Kết quả của khảo sát ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí, phương án, tiến độ và chất lượng dựán.

- Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác lập nhiệm vụ khảo sát, phương án, đề cương khảo sát Yêu cầu đơn vị tư vấn khảo sát tuân thủ các yêu cầu quyđịnh.

- Chủ đầu tư cần phải thực hiện công tác giám sát, nghiệm thu, đánh giá kết quả khảo sát, báo cáo khảo sát của đơn vị tư vấn để làm căn cứ cho quá trình thực hiện thiết kế xâydựng. d Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dựtoán:

- Tùy theo quy mố, tính chất, loại và cấp công trình công tác thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước Người quyết định đầu tư quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xâydựng.

- Sau khi có thiết kế cơ sở, báo cáo khảo sát địa chất các bước đơn vị tư vấn tiến hành lập các hồ sơ của bước thiết kế kỹ thuật (thiết kế bản vẽ thi công) bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan, dự toán và chỉ dẫn kỹ thuật (nếucó).

- Chủ đầu tư quản lý công tác thiết kế xây dựng theo một số nội dung cụ thể nhưsau:

+ Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của nhà thầu tư vấn và năng lực hành nghề của cá nhân tham gia;

+ Theo dõi kiểm tra thực hiện hợp đồng, tổ chức nghiệm thu sản phẩm của nhà thầu tư vấn;

+ Tổ chức công tác thẩm định thiết kế xây dựng của nhà thầu. e Quản lý lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xâydựng:

- Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng nhằm mục đích chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản phẩm, hanghóa,thi công xây lắp, thiết kế, khảo sát, dịch vụ tư vấn phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư và các mục tiêu định trước của dự án, trên cơ sở tuân thủ pháp luật và phù hợp với nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế Quản lý lựa chọn nhà thầu theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 (trước đây theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11).{2}

- Hợp đồng xây dựng là hợp đồngdânsự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc trong hoạt động xây dựng Hồ sơ hợp đồng xây dựng bao gồm văn bản hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng Hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: nội dung và khối lượng công việc phải thực hiện; yêu cầu về chất lượng và yêu cầu kỹ thuật; thời gian và tiến độ thực hiện; điều kiện nghiệm thu,bàngiao; giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng và phương thức thanh toán; thời hạn bảo hành (đối với các hợp đồng xây dựng có công việc phải bảo hành); quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; ngôn ngữ sử dụng; các thỏa thuận khác tùy theo từng loại hợp đồng Các tài liệu kèm theo hợp đồng là bộ phận không tách rời của hợp đồng xây dựng Tùy theo quy mô, tính chất, phạm vi công việc và loại hợp đồng xây dựng cụ thể các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng có thể bao gồm: Thôngbáotrúng thầu hoặc quyết định chỉ định thầu; điều kiện riêng, các điều khoản tham chiếu, điều kiện chung;

Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu; hồ sơ bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật; Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhậnthầu;Biênbảnđàmphánhợpđồng,cácsửađổi,bổsungbằngvănbản;cácp hụlục hợp đồng; các tài liệu khác có liên quan Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng Tùy từng loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng có thể bao gồm: quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng; quản lý về chất lượng; quản lý khối lượng và giá hợp đồng; quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ; quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng phù hợp với các thỏa thuận trong hợpđồng. f Quản lý về chất lượng: là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư Quản lý chất lượng xây dựng theo 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 ngày 06/02/2103 về quản lý chất lượng công trình xây dựng (trước đây theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và NĐ số 49/2008/NĐ-CP). g Quản lý về tiến độ thực hiện: Theo Điều 67 của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày18/6/2014:

- Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt dự án Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiến độ thi công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tư phê duyệt.

- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biện pháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng đượcduyệt.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến độ thực hiện hợp đồng xâydựng.

Đánh giá công tác quản lý chất lượng dự án, công trìnhnướcsạch

Công tác quản lý dự án nói chung được chia thành 7 giai đoạn, tuy nhiên đối với quản lý dự án công trình cấp nước sạch lại có những đặc thù riêng do tính chất của ngành.

Dựa trên tính chất của công trình thì cho đến trước khi hoàn thành, dự án công trình cấp nước sạch vẫn là một dự án công trình xây dựng bình thường, và vẫn cần tuân thủ các trình tự đầu tư xây dựng được quy định tại Luật Xây dựng năm 2014.

Tuy nhiên khi đi vào quản lý vận hành thì do tính chất đặc thù, công tác quản lý dự án rất khác so với công tác quản lý tại các công trình xây dựng khác vì tính quan trọng trong cuộc sống và tính ảnh hưởng quá lớn của nó.

1 Khảo sát, lập dự án đầu tưXDCT

2 Thẩm tra và phê duyệt dự án đầutư

3 Lựa chọn nhà thầu Tư vấn thiết kế bản vẽ thicông

4 Thiết kế bản vẽ thicông

5 Thẩm tra và phê duyệt bản vẽ thicông

6 Lựa chọn Nhà thầu thi công xâylắp

7 Thương thảo ký kết hợpđồng

8 Thi công xây lắp công trình, bàn giao đưa vào sửdụng

Ngoài ra, nếu đánh giá công tác quản lý dự án dựa trên 3 yếu tố: hiệu quả, thời gian và chi phí thì công tác quản lý dự án, công trình cấp nước sạch lại coi trọng yếu tố hiệu quả Có 2 nguyên nhân giải thích cho điều trên:

- Dự án, công trình cấp nước sạch là một công trình trọng điểm, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, an sinh xã hội của rất nhiều người, do đó, chất lượng, hiệu quả của công trình phải được đặt lên hàngđầu.

- Xét về yếu tố kỹ thuật thì dự án, công trình cấp nước sạch không phải là một công trình xây dựng phức tạp tuy nhiên số vốn đầu tư lại khá lớn, chi phí lắp đặt đường ống dẫn nước lại chiếm 1 tỷ trọng rất lớn đặc biệt là tại địa bàn nôngthôn

- nơi diện tích rộng và lượng dân cư ít, kèm theo lượng tiêu thụ nhỏ do có nhiều nguồn thay thế Chính điều đó đã làm cho tính hiệu quả xét trên khía cạnh kinh tế của dự án, công trình cấp nước sạch là rất thấp, các doanh nghiệp tư nhân không hào hứng và quantâm.

Do đó, hiện nay đa phần các dự án, công trình cấp nước sạch vẫn còn được hỗ trợ rất lớn từ phía chính quyền địa phương Với chủ trương xã hội hóa ngày một sâu rộng, các dự án, công trình cấp nước sạch cũng là một trong các dự án trọng điểm cần được xã hộihóa.

Tuy nhiên, do được hỗ trợ và quan tâm nhiều, nên càng cần các cấp, ngành liên quan kiểm tra, giám sát kỹ càng để tránh hiện tượng trục lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các dự án, công trình cấp nước sạch.

Kinh nghiệm quản lý dự án tại 1 số địaphươngkhác

Bài học kinh nghiệm từ mô hình trạm cấp nước tại Nam Định

Hiện nay tại Việt Nam nói chung có rất nhiều công ty, tổ chức, cá nhân vận hành dự án cấp nước một cách rất hiệu quả Có thể kể tên 1 số tỉnh đã và đang quản lý rất tốt như: Nam Định, Thái Bình, Bà rịa – VũngTàu…

Một trong số các dự án, công trình, trạm cấp nước hoạt động hiệu quả trong công tác quản lý và có điều kiện thực tế khá giốngvớitrạm cấp nước liên xã tại Huyện Thường Tín là mô hình trạm cấp nước Liên Bảo và Nghĩa An – Huyện Nam Trực tỉnh NamĐịnh.

Quy mô công trình: a Địa điểm xây dựng: Xã Liên Bảo, Huyện Nam Trực, TP NamĐịnh. b Đơn vị quản lý và sử dụng sau đầu tư: Công ty CP nước sạch & VSNT Nam Định.

Quy mô và các thông số kỹ thuật:

- Nguồn nước cấp cho dự án là nguồn nước mặt được lấy trực tiếp từ sông Đào. Kết quả phân tích chất lượng nước cho thây nguồn nước mặt đáp ứng tiêu chuẩn nguồn nước phục vụ nước sinh hoạt cho ngườidân.

Tổng xã được cấp (xã)

Dân số đã cấp nước(người)

Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật của Trạm cấp nước Liên bảo

Cơ chế quản lý vận hành sau đầu tư:

UBND tỉnh quyết định cho vay lại tài sản (nhà máy nước Liên Bảo), được hình thanh từ dự án đầu tư bằng vốn vay WB & Công ty CP nước sạch & VSNT Nam định quản lý vận hành, khai thác sau đầu tư, với lãi suất vay là 0% năm, thời hạn trả vốn vay trong 25 năm.

Công tác quản lý, vận hành, khai thác thực tế tại nhà máy cấp nước:

- Thực hiện cơ chế khoán hợp lý cho đội trưởng quản lý nhà máy nước theo hình thức khoán tỷ lệ % thất thoát (Tỷ lệ khoán hiện tại nhà máy là 16% thấtthoát).

- Thành lập bộ máy nhân sự điều hành, quản lý, khai thác, trạm cấp nước, với nhân sự có nhiều kinh nghiệm trong quản lý vận hành, khaithác.

Tổng số nhân sự được bố trí tại nhà máy nước:

Tổng số người/1 nhà máy

Tổ vận hanh nhà máy

Tổ kỹ thuật mạng lưới&ql khách hàng

Bộ phận thu tiền giao cho đại lý

Bảng 1.4: Nhân sự tại trạm cấp nước Liên Bảo

- Tổ trưởng thường xuyên đôn đốc các bộ phận, có trách nhiệm tổng hợp báo cáo theo tuần, tháng, quý Và xây dựng kế hoạch triển khai công việc, đưa ra những giải pháp tối ưu, hiệu quả trong công tác quản lý, vận hành nhà máy nước.

- Tổvận hành thường xuyên kiểm tra chất lương nước(độđục, clo, ph,…)đểđịnh lượnghóachấtxửlýphùhợp,kiểmtrabảotrìthiếtbị,máymóc,theođịnhkỳ.

-Tổ quản lý khách hàng & bảo trì mạng lưới tuyến đường ống được bố trí2-3 người/ xã, tùy thuộc vào sự cố và công việc sảy ra trong quá trinh vận hành khai thác Bộ phận này có trách nhiệm thường xuyên đi kiểm tra các tuyến ống chinh, nhánh, cho đến các điểm đấu nối đến từng hộ dân, kịp thời phát hiện ra những chỗ hư hỏng, đồng thời khắc phục sửa chữa ngay đảm bảo nguồn nước cấp liên tục cho hộ dân, hướng dẫn hộ dân sử dụng và kết hợp kiểm tra, nghi ngờ các hộ dân sử dụng nguồn nước sai quy định như ( Lấy cắp nước bằng mọi hình thức để sinh hoạt) gây thất thoát nước cho nhàmáy.

- Tổ quản lý khách hàng & bảo trì mạng lưới tuyến đường ống tham gia chốt số đồng hồ hàng thang để làm cơ sở các hộ thanh toán tiền sử dụng nước cho nhà máy.

- Tổ quản lý khách hàng & bảo trì mạng lưới tuyến đường ống thực hiện công việc đấu nối đồng hồ các hộ dân phát sinh và tham gia công tác tuyên truyền về tác dụng sử dụng nước sạch qua nhàmáy.

- Tổ quản lý khách hàng & bảo trì mạng lưới tuyến đường ống có trách nhiệm báo cáo công tác thực hiện trong ngay và xây dựng kế hoạch ngay tiếp theo cho tổ trưởng xem xét điềuchỉnh.

Tình trạng thất thoát nước

- Thực tế

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w