1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp quản lý chất lượng bảo trì công trình quản trường lâm viên thành phố đà lạt

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Quản Lý Chất Lượng Bảo Trì Công Trình Quảng Trường Lâm Viên Thành Phố Đà Lạt
Tác giả Nguyễn Văn Hải
Người hướng dẫn TS. Đinh Thế Mạnh
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 8 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNHXÂYDỰNG (14)
    • 1.1 Khái quát chung về bảo trì công trìnhxâydựng (14)
    • 1.2 Đánh giá chung về công tác bảo trì các công trình xây dựng ởViệt Nam (15)
      • 1.2.1 Công tác kiểm tracôngtrình (15)
      • 1.2.2 Công tác quan trắccôngtrình (18)
      • 1.2.3 Công tác kiểm định chất lượngcôngtrình (20)
      • 1.2.4 Công tác bảo dưỡng công trình, hạng mụccôngtrình (21)
      • 1.2.5 Công tác sửa chữacông trình (22)
    • 1.3 Trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý chất lượng bảo trìcông trìnhxâydựng (24)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGBẢO TRÌ CÔNG TRÌNHXÂYDỰNG (30)
    • 2.1 Quy định của Pháp luật về công tác quản lý chất lượng bảo trì công trình Xâydựng19 (30)
    • 2.2 Nội dung công tác bảo trì công trình xây dựngdândụng (33)
      • 2.2.1 Trình tự thực hiện bảo trì công trìnhxâydựng (33)
      • 2.2.2 Kế hoạch bảo trì công trìnhxâydựng (33)
      • 2.2.3 Thực hiện bảo trì công trìnhxâydựng (33)
      • 2.2.4 Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trìnhxâydựng (34)
    • 2.3 Các yêu cầu kỹ thuật về công tác bảo trì công trình xây dựngdândụng (35)
      • 2.3.1 Yêu cầu công tác bảo trì phần kiến trúccôngtrình (35)
      • 2.3.2 Yêu cầu công tác bảo trì phần kết cấucôngtrình (38)
      • 2.3.3 Yêu cầu công tác bảo trì phần cơ điệncôngtrình (43)
      • 2.4.1 Đặc tính của công trình và chất lượngthiếtkế (47)
      • 2.4.2 Chất lượng thi công và vật liệuxâydựng (48)
      • 2.4.3 Con người và quá trìnhsửdụng (48)
      • 2.4.4 Ngân sách dành cho công việc bảo trì và sự quản lý, thực hiệnbảotrì (49)
  • CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH QUẢNG TRƯỜNG LÂMVIÊN THÀNH PHỐĐÀLẠT 41 (52)
    • 3.1 Giới thiệu về các hoạt động Ban quản lý quảng trường thành phốĐàLạt (52)
      • 3.1.1 Chức năng,nhiệmvụ (52)
      • 3.1.2 Tổ chức bộ máy và công tác CBVC củađơnvị (53)
      • 3.1.3 Giới thiệu về công trình Quảng trườngLâmViên (54)
    • 3.2 Thực trạng về công tác quản lý chất lượng bảo trì công trình quảng trườngLâm Viên tại Ban quản lý dự án Quảng trường thành phốĐàLạt (57)
      • 3.2.1 Ưuđiểm (57)
      • 3.2.2 Tồntại (58)
      • 3.2.3 Công tác kiểm tracôngtrình (61)
      • 3.2.4 Công tác quan trắccôngtrình (71)
      • 3.2.5 Công tác kiểm định chất lượngcôngtrình (75)
      • 3.2.6 Công tác bảo dưỡngcôngtrình (75)
      • 3.2.7 Công tác sửa chữacôngtrình (96)
    • 3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng bảo trì công trìnhquảng trường Lâm Viên tại Ban quản lý dự án Quảng trường thành phốĐàLạt (96)
      • 3.3.1 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công tác kiểm tracôngtrình (96)
      • 3.3.2 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công tác quan trắccôngtrình (97)
      • 3.3.3 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công tác kiểm định chất lượngcôngtrình (98)
      • 3.3.4 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công tác bảo dưỡng công trình88 (99)
      • 3.3.5 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công tác sửa chữacông trình (100)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNHXÂYDỰNG

Khái quát chung về bảo trì công trìnhxâydựng

Căn cứ theo Luật Xây dựng 2014, Luật xây dựng sửa đổi 62/2020/QH14 [1], loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng và được phân làm các loại như sau: + Công trình dân dụng.

+ Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

+ Công trình hạ tầng kỹthuật.

+ Công trình quốc phòng anninh.

Khái niệm về công tác bảo trì công trình: bảo trì CTXD là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì công trình làm việc bình thường, an toàn theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.

Nội dung bảo trì CTXD có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

Tầm quan trọng của công tác bảo trì công trình xây dựng: Công trình xây dựng có bền vững, tuổi thọ có kéo dài hay không một phần lớn nhờ vào công tác bảo trì tốt hay không.

Do đó công tác bảo trì công trình cực kỳ quan trọng.

Mục đích của công tác bảo trì CTXD là nhằm duy trì những đặc trưng kiến trúc, công năng công trình, đảm bảo công trình được vận hành và khai thác phù hợp yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình sử dụng.

Yêu cầu của công tác bảo trì công trình xây dựng: Thực hiện đầy đủ các vấn đề kỹ thuật cũng như quy trình theo dõi các di biến động của công trình để kịp thời khắc phục.

Vai trò của công tác bảo trì công trình xây dựng: Để sửa chữa những khiếm khuyết trong quá trình thi công, quá trình sử dụng và theo thời gian để bảo đảm công trình phục vụ cho mục đích đã đề ra.

Tóm lại, công tác bảo trì công trình xây dựng trong các hoạt động xây dựng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng góp phần duy trì công năng, hiệu quả khai thác các công trình xây dựng Vì vậy, để nghiên cứu tổng quan về công tác bảo trì công trình xây dựng, cần phải đánh giá về các phương diện: công tác kiểm tra công trình, công tác quan trắc công trình, công tác kiểm định chất lượng công trình, công tác bảo dưỡng công trình và công tác sửa chữa côngtrình.

Đánh giá chung về công tác bảo trì các công trình xây dựng ởViệt Nam

1.2.1 Công tác kiểm tra côngtrình

Công tác kiểm tra công trình hạng mục công trình là cực kỳ cần thiết và quan trong vì khi làm tốt công tác này là ta góp phần rất lớn trong việc quyết định chất lượng của công trình xây và tạo thuận lợi cho công tác bảo trì công trình về sau CTXD là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị gắn với công trình liên kết định vị với đất, có thể phần trên mặt đất, dưới mặt đất, trên mặt nước, dưới mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Vì vậy, trong công tác kiểm tra công trình ta phải kiểm tra từ khâu lập dự án, thiết kế, giám sát và nhất là công tác thi công hạng mục công trình và công trình, kiểm tra từ vật liệu đầu vào, vật tư trang thiết bị, máy móc thiết bị thi công và nhất là nhân sự phục vụ cho công tác thi công công trình từ người kỹ thuật cho đến các công nhân trực tiếp thực hiện, kiểm tra quá trình thi công thực hiện hạng mục công trình và công trình, phải thực hiện thí nghiệm các khâu các vật tư cần thí nghiệm, lấy mẫu để lưu và đối chứng với kết quả thực nghiệm tại hiện trường …và nhiều công tác khác liên quan Công tác kiểm tra công trình phục vụ cho công tác bảo trì công công trình xây dựng là khâu quan trong để tìm ra những khiếm khuyết và dự đoán các vấn đề có thể xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình, chúng ta có thể kiểm tra định kỳ, đột xuất tùng hạng mục công trình hay tổng quan cả công trình từ đó đánh giá từng vấn đề để có phương án thực hiện:kiểmtranềnmóng,dầmsàncáckếtcấuthép,cácthiếtbịgắnvớicôngtrìnhhệ thống ME, phòng cháy chữa cháy, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nền mặt đường, cây xanh, biển báo, hồ đập….

Trong thời gian qua tại Việt Nam đã từng bước hoàn thiện về các quy định pháp luật về công tác bảo trì công trình và có những mặt đạt được rất tốt, như các công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện công trình giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật và gần đây là các công trình dân dụng công cộng khác cũng được quan tâm, để thực hiện các công tác bảo trì này cần một số kinh phí rất lớn, về nhân sự thực hiện công tác bảo trì hiện nay chúng ta tương đối đầy đủ cho các công đoạn các loại công trình, về phương tiện công cụ thiết bị ngày càng hoàn thiện và theo kịp với các công nghệ tiên tiến, về công tác quản lý chất lượng càng ngày càng hoàn thiện về văn bản quy phạm pháp luật Tuy nhiên, thực trang ở đất nước chúng ta thì trước đây chỉ có thực hiện công tác bảo trì thường xuyên ở các loại công trình như giao thông thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật còn lại công trình dân dụng thì thường đầu tư xong giao cho đơn vị sử dụng ít khi được kiểm tra và sửa chữa thường xuyên nên thường khi xảy ra hư hỏng mới lập và xin kinh phí để sửachữa.

Theo Luật Xây dựng, Luật xây dựng sửa đổi 62/2020/QH14 [1], bảo trì CTXD là một trong số các hoạt động xây dựng Bảo trì CTXD là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng.

Một số quy định chung khi chủ thầu xây dựng thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng được quy định tại Điều 126 Luật xây dựng [1], gồm:

Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:

+ Công trình hoặc hạng mục CTXD khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì.

+ Quy trình bảo trì phải được CĐT tổ chức lập, phê duyệt trước khi đưa hạng mục công trình, CTXD vào khai thác, sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình.

+ Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn đối với bản thân công trình, người và tàisản.

+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình, máy, thiết bị công trình.

+ Việc bảo trì thiết bị công trình, công trình xây dựng phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.

+ Thực hiện bảo trì công trình xây dựng: Nghị định 06/2021/NĐ- CP [2] quy định về việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng phải thực hiện các công việc như kiểm tra định kỳ, sửa chữa hỏng hóc nếu phát hiện trong quá trình kiểm tra, kiểm định chất lượng, quan trắc công trình…

+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

+ Kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất CTXD nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng côngtrình.

Văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ, có bố trí kinh phí thực hiện,nhân vật lực tương đối dồi dào tiên tiến, các chủ sử dụng đã quan tâm hơn cho công tác này, qua công tác kiểm tra đã phát hiện nhiều khiếm khuyết trong quá trình thi công hoặc chỉ ra được các hạn chế trong quá trình và con người sử dụng, qua công tác kiểm tra giúp cho công tác lập dự toán và kế hoạch hàng năm chính xáchơn.

Có lúc có nơi chưa chú ý đến công tác này một cách đúng mức, đa số các chủ sử dụng không có chuyên môn mà giao khoán hết cho đơn vị tư vấn trong khi đó có đơn vị tư vấn không đáp ứng về năng lực thực hiện nên dẫn đến khi kiểm tra không phát hiện ra khiếm khuyết, nên khi công trình xuống cấp rõ mới biết và khi đó kinh phí trung tu,đạituthậmchíphảiđậpbỏkhichưahếttuổithọgâyranhiềulãngphíkhôngđángcó, để có được công trình mà tuổi thọ đúng theo thiết kế thậm chí cao hơn thì nên có cơ quan chuyên trách theo từng ngành chuyên về quản lý công tác bảo trì cho toàn bộ các công trình sử dụng ngân sách Nhà nước.

1.2.2 Công tác quan trắc côngtrình

Công tác quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Các công trình quan trọng quốc gia hoặc công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;

+ Các công trình có dấu hiệu nứt, nghiêng, lún và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ côngtrình;

+ Trong công tác quan trắc chúng ta cần quan trắc nước thải định kỳ xác định chất lượng nước thải đầu ra qua đó ta xác định được hư hỏng của hệ thống thiết bị hoặc bể xử lý để đề ra phương án bảo trì sửa chữa.

+ Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý sử dụng;

Tuy nhiên để phục vụ tốt cho công tác bảo trì và phát hiện các xuống cấp của công trình một cách nhanh nhất Do đó cần quy định tất cả các công trình điều phải quan trắc hoặc các chủ đầu tư nên chủ động trong công tác quantrắc.

Hiện nay thiết bị máy móc là rất hiện đại và năng lực các đơn vị tư vấn cũng đạt yêu cầu tuy nhiên phải có quy định cụ thể thì các chủ sử dụng mới nguồn kinh phí để thực hiện nhất là các công trình thuộc các cơ quan nhà nước quản lý sử dụng.

Bộ Xây dựng là bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành sẽ quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng. Đánh giá về công tác quan trắc:

+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo trì công trình XDCB được hình thành để áp dụng trong qua trình quan trắc như: Nghị định 06/2021/NĐ-CP,

+ Công tác quan trắc ngày càng được quan tâm, đến nay hầu như tất cả các công trình làm mới hay sửa chữa nâng cấp đều xây dựng hạng mục quan trắc công trình tạo thuận lơi cho công tác quan trắc: như mốc đo chuyển vị, đo lún… Cùng với đó là các thiết bị quan trắc ngày càng hiện đại, số liệu đo chính xác và chuyển tải ngay cho người quản lý; nhiều đơn vị tư vấn có kinh nghiệm hoạt đọng trong lĩnh vực này.

Trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý chất lượng bảo trìcông trìnhxâydựng

Chủ sở hữu hoặc người được chỉ định quản lý sử dụng có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng do mình chỉ đạo Trường hợp tác phẩm có nhiều chủ sở hữu thì ngoài trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình,cácchủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu chung theo quy định của pháp luật có liên quan Đối với công trình chưa bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thì Chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì công trìnhxâydựng và thực hiện việc bảo trì công trình xây dựng theo nội dung quy định tại Điều này và Nghị định 06/2021 / NĐCP [2] Chủ đầu tư có trách nhiệm giao hồ sơ bảo trì công trình xây dựng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng kết cấu trước khi bàn giao đưa vào sửdụng.

Thứ nhất:Quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại Nghị định số 06/2021 /

NĐCP [2] bao gồm các nội dung chính sau:

Các thông số kỹ thuật và công nghệ của thiết bị, khối xây dựng và công trình.

Quy định mục đích, phương pháp và tần suất kiểm tra xây dựng.

Nội dung Quy định cũng như hướng dẫn thực hiện công tác bảo trì phù hợp với từng bộ phận của công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình.

Ghi rõ thời gian và hướng dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt trong công trình. Hướng dẫn các phương pháp sửa chữa hư hỏng, xử lý các kết cấu hư hỏng.

Quy định về thời gian sử dụng công trình Quy định về nội dung và thời điểm đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình vận hành, sử dụng theo quy định của phápluật.

Xác định đối tượng, nội dung và thời gian được kiểm toán định kỳ.

Quy định tôn trọng thời gian, phương pháp và chu kỳ giám sát đối với công việc cần giám sát Các hướng dẫn khác về bảo trì công trìnhxâydựng và quy định các điều kiện bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình bảo trì công trình xâydựng.

Thứ hai:Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng [2]

Nhà thầu thiết kế xây dựng trình và giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cũng như hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì trên cơ sở các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng được nghiệm thu.

Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt chuẩn bị và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt trên công trường Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình hoặc nhà cung cấp thiết bị không thể lập quy trình bảo trì thì chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có năng lực khác lậpquytrình bảo trì cho các đối tượng nêu tại điểm a khoảnnàya, điểm b khoản này và chịu trách nhiệm thanh toán phí tưvấn;

Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 [2] Chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng kết cấu có thể thuê một nhà tư vấn đủ năng lực để thẩm định một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình do nhà thầu thiết kế lập để làm cơ sở phêduyệt. Đối với các công trường đã đưa vào khai thác, vận hành nhưng chưa trải qua quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng lắp đặt phải tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì quy trình bảo dưỡng kết cấu nếu cần thiết và trong quá trình bảo dưỡng phải xác định rõ thời gian sử dụng hữu ích còn lại của kếtcấu.

Thứ ba:Không cần thiết phải thiết lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình từ Cấp

III trở xuống hoặc tách biệt nhà ở và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng các công trình này vẫn phải thực hiện việc bảo trì công trình theo quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định số 06/2021 / NĐCP [2].

Thứ tư: Trong trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc nếu có quy trình bảo trì thích hợp cho kết cấu tương tự, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng kết cấu có thể áp dụng tiêu chuẩn hoặc quy trình kỹ thuật này cho công trình mà không cần thiết lập quy trình bảo trì riêng.

Cuối cùng:Điều chỉnh quy trình bảo trì CTXD

Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng kết cấu được quyền điều chỉnh quy trình bảo dưỡng khi phát hiện những yếu tố bất hợp lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu, có thể ảnh hưởng đến việc vận hành, sử dụng công trình và phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

Nhà thầu bảo trì có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, thay đổi những nội dung chưa hợp lý của quy trình bảo trì nếu do lỗi của mình và có quyền từ chối yêu cầu điều chỉnh quy trình bảo trì trong trường hợp chủ sở hữu, người quản lý sử dụng không hợp lý cơ sở vậtchất.

Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng của cơ sở có quyền thuê một nhà thầu đủ năng lực khác để thực hiện các thay đổi hoặc bổ sung đối với quy trình bảo trì trong trường hợp nhà thầu thực hiện quy trình bảo trì ban đầu với đủ khả năng thực hiện những việc này Nhà thầu sửa đổi, bổ sung quy trình bảo trì công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thựchiện. Đối với công trình sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì phải thực hiện bảo trì, khi tiêu chuẩn này được sửa đổi hoặc thay thế thì chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo nội dung của tiêu chuẩn này mà nội dung đã được thay đổi Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm phê duyệt nội dung điều chỉnh của quy trình bảo trì, trừ khi pháp luật có yêu cầu khác.

Nhìn chung các công tác bảo trì tuân thủ theo quy định hiện hành như Luật xây dựng [1],Nghị định 06/2021/NĐ-CP [2] Thời gian gần đây công tác bảo trì các công trình xây dựng được quan tâm hơn, có chi phí hàng năm để thực hiện như ở các công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống chiếu sáng, các cơ quan, trạm y tế, trường học….và đã phát huy được phần nào trong việc kéo dài tuổi thọ của công trình Tuy nhiên có lúc có nơi chưa quan tâm đúng mức, không kịp thời hoặc do kinh phí không đảm bảo nên công tác bảo trì không được tốt, hơn nữa một số công trình xây dựng có chất lượng thấp nên chi phí bảo trì cực kỳ lớn và khó khắc phục như các chung cư tái định cư hoặc nhà ở xã hội sau đây là một số hình ảnh phản ánh vấn đềtrên:

Hình 1.1 Xuống cấp của nhà tái định cư và nhà ở xã hội khi không được bảo trì

Hình 1.2 Một chung cư cao cấp nhưng không chú trọng về công tác bảo trì cũng đang trên đà xuống cấp nặng; Một trụ sở cơ quan cũng chung số phận khi công tác bảo trì bị lãng quên

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNGBẢO TRÌ CÔNG TRÌNHXÂYDỰNG

Quy định của Pháp luật về công tác quản lý chất lượng bảo trì công trình Xâydựng19

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội, Luật xây dựng sửa đổi 62/2020/QH14 [1], bao gồm các nội dung về XDCT, quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng; quyền và nghĩa vụ của CĐT, nhà thầu tư vấn và người quyết định đầu tư; công tác khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng và trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ quan Nhà nước.

Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

[3] bao gồm các nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án và hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án; tổ chức quản lý dự án đầu tư xâydựng.

Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng [2] bao gồm các nội dung chính về bảo trì công trình xây dựng; sự cố công trình xây dựng và quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng, thông tư quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng [4].

Thông tư số 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 của Bộ Xây dựng quy định về chi phí bảo trì công trìnhxâydựng[5].

Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019 của Bộ Xây dựng, quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trìnhxâydựng[6];

Nhận xét quá trình phát triển các Nghị định về bảo trì công trình xây dựng:

Vì lợi ích cộng đồng, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp lý đưa ra các quy định bắt buộc chủ sở hữu phải quan tâm thực hiện những công việc để đảm bảo CLCT mà chính nó có mối liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của con người đang được hưởng lợi từ các sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng;

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng CTXD [7] được ban hành năm

2004 đã đề cập về công tác bảo trì CTXD, đây là sự khởi đầu cơ sở pháp lý để thực thi công tác bảo trì đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng Đến năm

2010, Chính phủ ban hành mới một Nghị định riêng để tập chung cho công tác bảo trì CTXD đó là Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 về bảo trì công trìnhxâydựng [8], gồm 6 Chương với 28 Điều, hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm

2011 và bãi bỏ Chương VII về công tác bảo trì công trình xây dựng của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/ 2004 [7] về quản lý chất lượng công trình xây dựng Qua một thời gian triển khai thực hiện đến năm 2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trìnhxâydựng [2], gồm 8 Chương với 57 Điều và thay thế Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 về bảo trì công trìnhxâydựng[8].

Từ Điều 37 đến Điều 43 của Nghị định này quy định thêm nội dung về bảo trì công trình xây dựng Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng gồm các nội dung sau:

+ Lập và phê duyệt quy trình bảo trì CTXD.

+ Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì CTXD.

+ Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảotrì.

+ Đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành côngtrình.

+ Lập và quản lý hồ sơ bảo trìCTXD.

Nghị định số 15/2015/NĐ-CP [2] của Chính Phủ về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, đây là một cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác bảo trì công trình xây dựng.

Những điểm mới trong việc thực hiện Nghị định 15/2015/NĐ-CP [2] là thay thế cho Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 [8] về bảo trì công trình xây dựng và giữ lại các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trongNghị định 15/2013/NĐ-CP [9]

Nghị định 46 bao gồm 57 Điều, 8 chương và 02 Phụ lục (so với 8 Chương, 48 Điều và 01 Phụ lục của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP [9]) gồm: quy định chung, quản lý chất lượng khảo sát, quản lý chất lượng thiết kế, quản lý chất lượng thi công xây dựng, bảo trì công trình xây dựng (bổ sung do Nghị định này thay thế Nghị định 114 năm 2010), sự cố công trình xây dựng, quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và điều khoản thihành.

Trên cơ sở căn cứ các nội dung Luật Xây dựng 2014, Luật xây dựng sửa đổi 62/2020/QH14 [1] và kết quả tổng kết quá trình thực hiện Nghị định 15 (năm 2013), về cơ bản Nghị định 46 kế thừa các nội dung ưu việt của Nghị định 15, bổ sung các nội dung hướng dẫn về bảo trì công trình xây dựng hiện nay đang quy định tại Nghị định 114 (năm 2010) vào nội dung Nghị định Đồng thời, Nghị định 46 còn bổ sung các nội dung còn hạn chế, các quy định mới cần quản lý nhưng chưa được thể hiện trong Nghị định 15, đưa một số nội dung quy định trong các Thông tư hướng dẫn Nghị định 15 đã đi vào cuộc sống và vận hành tốt để giảm các nội dung hướng dẫn trong các Thông tư, nhằm tăng cường tính ổn định của hệ thống phápluật.

Từ các phân tích trên, có thể nhận thấy Nghị định 46 được soạn thảo theo trình tự công việc từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công đến bảo trì công trình xây dựng Quy định rõ ràng trách nhiệm của từng chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình trong từng giai đoạn Sự thay đổi của Nghị định 15 phù hợp hơn với thực tế và giúp các chủ thể nắm bắt ngay các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư xâydựng;

Nội dung công tác bảo trì công trình xây dựngdândụng

Việc bảo trì CTXD bao gồm các nội dung chính sau: công tác kiểm tra; bảo dưỡng; sữa chữa; kiểm định chất lượng công trình; quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì.

2.2.1 Trìnhtự thực hiện bảo trì công trình xâydựng

Lập và phê duyệt quy trình bảo trì CTXD.

Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì CTXD.

Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì Đánh giá an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình.

Lập và quản lý hồ sơ bảo trì CTXD.

2.2.2 Kế hoạch bảo trì công trình xâydựng

Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì CTXD hằng năm dựa trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.

Kế hoạch bảo trì công trình có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.

2.2.3 Thực hiện bảo trì công trình xâydựng

Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì CTXD được phêduyệt.

Công tác kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình, góp phần giảm chi phí bảo trì.

Bảo dưỡng công trình là một phần rất quan trọng trong công tác bảo trì.

Sửa chữa công trình bao gồm sửa chữa định kỳ và đột xuất khi có sự cố xảy ra hoặc khi kiểm tra phát hiện có hiện tượng hư hỏng, xuốngcấp.

Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì, sửa chữa và đánh giá CLCT.

Kiểm định định kỳ theo quy trình bảo trì công trình đã được phê duyệt, khi công trình có hiện tượng xuống cấp có thể gây nguy hiểm cho chủ thể sử dụng, hoặc đánh giá để kéo dài tuổi thọ công trình.

Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

Công tác quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:

+ Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng rất lớn có thể dẫn đến sập, phá hủy toàn bộ, hoặc có thể gây ra thảmhọa,

+ Công trình nằm trong vùng thiên tai, hoặc sau hỏahoạn

+ Theo yêu cầu của các chủ thể liên quan quản lý sử dụng.

2.2.4 Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xâydựng

Việc quản lý chất lượng trong công tác bảo trì là cực kỳ quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của công trình và chi phí hàng năm cho công tác bảo trì.

Việc quản lý chất lượng bảo trì công trình thuộc trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng.

Chủ sở hữu, người quản lý sử dụng thực hiện việc quản lý hồ sơ , lưu trữ tài liệu phục vụ bảo trì công trình một cách khoa học và đầy đủ.

Công tác sửa chữa công trình phải được bảo hành theo đúng quy định.

Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức giám sát,nghiệm thu công tác thi công sửa chữa công trình.

Các yêu cầu kỹ thuật về công tác bảo trì công trình xây dựngdândụng

Bảo trì công trình xây dựng dân dụng gồm 03 nội dung chính: bảo trì phần kiến trúc, bảo trì phần kết kết và bảo trì phần cơ điện.

2.3.1 Yêu cầu công tác bảo trì phần kiến trúc côngtrình

Công tác bảo trì kiến trúc là bộ mặt của công trình nó đánh vào trực quan của con người và đây là vấn đề mà dư luận hay lên tiếng và dễ dàng nhìn thấy đối với những thành phần không cần chuyên môn nghiệp vụ vẫn biết được, do đó việc bảo trì này cần được chủ đầu tư, người sở hữu hoặc quản lý sử dụng phải chú ý khi tiến hành kiểm tra.

Công tác kiểm tra phải được thực hiện thường ngày để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp hoặc bị hư hỏng của những bộ phận kiến trúc công trình để từ đó đưa ra các giải pháp sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

Phương pháp kiểm tra: dùng mắt thường cho những chỗ có thể nhìn trực tiếp được và nhìn bằng ống nhòm với những những chỗ mà mắt thường không thể quan sátđược.

Trong quá trình kiểm tra cần phải đánh giá cụ thể mức độ xuống cấp, mức độ hư hỏng và khối lượng công việc cần bảo trì để làm cơ sở để lập kinh phí và kế hoạch bảotrì.

Công tác kiểm tra ,bảo trì kiến trúc có một số công tác cụ thể sau:

1 Các phần ốp lát trong và ngoài nhà.

Kiểm tra chúng có bị bong tróc, nứt nẻ hay không, kiểm tra sự kín khít của các viên ốp lát với nhau, kiểm tra các vít, bu long, ke có bị han rỉ và kiểm tra 6 tháng 1 lần cho từng công tác, qua công tác kiểm tra kịp thời phát hiện dấu hiệu xuống cấp hư hỏng để có kế hoạch bảo trỉ, sửa chữa

2 Tường ngoài nhà, trongnhà Đặc điểm tường ngoài dễ bị ảnh hưởng của thời tiết nên thường xuyên kiểm tra hiện tượng nứt, lớp vữa trát, các vị trì tiếp giáp với cột, dầm, kiểm tra xem tường có bị rêu mốc không,màu sơn tường có bảo đảm không có bong tróc không để có kế hoạch dậm vá hoặc sơn lại.

Từ kết quả kiểm tra sơ bộ bề mặt tường để đánh giá mức độ xuống cấp đó có ảnh hưởng hoặc có thể có sự xuống cấp của kết cấu mà gây ra hiện tượng nứt, thấm dột từ đó có kế hoạch kiểm tra cả kết cấu cuối cùng đưa ra giải pháp hiệu quả và triệt để nhất

+ Trong thời gian sử dụng, nếu phát hiện có bong rộp, có vết nứt, cần tiến hành kiểm tra tìm nguyên nhân và kịp thời sửa chữa cấu kiện, loại bỏ những nguyên nhân gây ra hư hỏng trên cho các loại kết cấu tương tự

3 Các loại cửa, kính, vách kính- khungnhôm:

Kiểm tra chất lượng khuôn, cánh cửa, kiểm tra sự kín khít, công vênh, kiểm tra lề chốt khóa, sự gắn kết giữa khuôn cửa với tường hoặc kết cấu khác.

Kiểm tra liên kết giữa kính và khung có hiện tượng bong tróc keo và nẹp hay không, có ổn định, có luồn gió không có rung bất khi có gió hoặc khi đóng mở cửa không và đặc biệt chú ý các cửa sổ ở trên cao về độ ổn định và chắc chắn khi đang đóng cuãng như mở vì nếu không ổn định thì có thể do gió hay tác động khi đóng mở se gây rớt kính xuống bên dưới sẽ nguy hiểm, định kỳ 2 tháng/ lần kiểm tra các vần đềtrên.

Khung nhôm- vách kính phía ngoài thường là để trang trí, chống ồn, bụi và ánh sáng trực tiếp và thường được lắp ở trên cao nên phải thường xuyên kiểm tra các khớp nối, các mối liên kết giữa khung và kính, kiểm tra độ kín khít, bong bật vì các vách này thường chịu tác động của thời tiết, của gió bão dễ bị lão hóa và có thể rời ra và rơi xuống Thường xuyên kiểm tra các bu long ốc vít keo silicon và phát hiện hư hỏng xuống cấp là phải khắc phục ngay Kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần. Định kỳ 05 năm phải thay thế các gioăng cao su, keo silicon.

Kiểm tra sự liên kết của các tấm trần với khung xương,kiểm tra các tấm trần xem có bị nứt, bị vỡ hay không, kiểm tra bề mặt dưới của tấm trần xem có đảm bảo không, kiểm tra các lớp sơn, lớp bảo vệ có bị bong tróc hay không, kiểm tra ty treo đai khung xương ,kiểm tra các góc tường có kín khítkhông.

Vì là trần thạch cao, hay la phong là những vật liệu có tình chịu nước kém cho nên phải kiểm tra hiện tượng thấm dột của kết cấu bên trên như mái tôn, ngói, be tông để có kế hoạch khắc phục trành khỏi hư hạitrần.

Kiểm tra các vết nứt răn nhỏ nếu là giáp nồi giữa các tấm trần do co ngót, do nhiệt độ của môi trường thì ta tiến hành tháo bỏ lớp lưới liên kết và sửa chau74 lại sau đó bả và sơn lại, nếu vết nứt không phải vị trí như trên thì phải kiểm tra kỹ và xác định nguyên nhân để đề ra giải pháp khắc phục.

Tuổi thọ của tấm trần tùy theo vật liệu và chất lượng các kết cấu liên quan cho nên chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng tùy tình hình thực tế mà xác định tháo bỏ thay thế hay là chỉnh sửa và tiếp tục sửdụng.

5 Cầu thang bộ, lan can ban công vàlogia

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH QUẢNG TRƯỜNG LÂMVIÊN THÀNH PHỐĐÀLẠT 41

Giới thiệu về các hoạt động Ban quản lý quảng trường thành phốĐàLạt

Ban quản lý dự án Quảng trường thành phố Đà Lạt được UBND thành phố Đà Lạt thành lập theo Quyết định số 2790/QĐ-UBND ngày 16/10/2008, là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động từ nguồn kinh phí quản lý dự án và trực thuộc UBND thành phố ĐàLạt.

Chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ viên chức và tình hình thực hiện nhiệm vụ hiện nay của đơn vị nhưsau:

Theo quyết định số 2790/QĐ-UBND ngày 16/10/2008 của UBND thành phố Đà Lạt, Ban quản lý dự án Quảng trường thành phố Đà Lạt có các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp phép xây dựng, phối hợp tổ chức BTGPMB, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc đầu tư và xây dựng Quảngtrường.

- Lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, chuẩn bị hồ sơ thiết kế dự toán, tổng dự toán xây dựng Quảng trường thành phố để chủ đầu tư trình cơ quan nhà nước thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quyđịnh.

- Tổ chức phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, tổng dự toán; quyết định phê duyệt điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán xây dựng Quảng trường thành phố Đà Lạt theo quyđịnh.

- Lập hồ sơ mời thầu, đấuthầu.

- Tổ chức phê duyệt hồ sơ yêu cầu, phê duyệt kết quả chỉ định thầu đối với các gói thầu có hình thức chỉ địnhthầu.

- Đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhàthầu.

- Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi côngXDCT.

- Nghiệm thu thanh quyết toán công trình theo giai đoạn hay hạngmục.

- Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường củaXDCT.

- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo tổng quyết toán khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác sửdụng.

- Kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như khu thương mại, nhà biểu diễn… theo chỉ đạo của tỉnh và thànhphố.

- Quản lý khai thác và thực hiện nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng bảo trì toàn bộ Quảng trường sau khi hoàn thành nghiệm thu đưa vào sửdụng;

3.1.2 Tổchức bộ máy và công tác CBVC của đơnvị:

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Ban

Tổ chức bộ máy hiện nay của Ban quản lý dự án Quảng trường thành phố Đà Lạt gồm một Giám đốc, 02 phó giám đốc, hai Tổ chuyên môn, nghiệp vụ; gồm có: Tổ Kế toán -Văn phòng, Tổ Kỹ thuật.

Ban quản lý dự án Quảng trường thành phố Đà Lạt hiện có 10 CBVC gồm: Lãnh đạo Ban : 02 người; Tổ Kế toán - Văn phòng : 02 người; Tổ Kỹ thuật : 07 người.

Tình hình chất lượng của đội ngũ CBVC như sau: 06 kỹ sư xây dựng; 01 kỹ sư địa chất;

02 cử nhân kinh tế - quản trị ; 01 cao đẳng xây dựng.

3.1.3 Giới thiệu về công trình Quảng trường LâmViên

Quảng trường Lâm Viên thành phố Đà Lạt sau khi hoàn thành sẽ tạo ra một khu vực phục vụ cộng đồng về văn hóa, vui chơi, giải trí Là nơi diễn ra các hoạt động dịch vụ du lịch - lễ hội, hội chợ triển lãm, dịch vụ thương mại, là điểm thu hút người dân và du khách đến thư giãn, tham quan và thưởng thức Đà Lạt thành phố Festival hoa Công trình Quảng trường Lâm Viên thành phố Đà Lạt không chỉ gây ấn tượng vì tính biểu tượng mà còn có công năng phục vụ các mục đích sử dụng khác như: làm khán phòng lớn (có thể tổ chức biểu diễn văn nghệ, hòa nhạc, chiếu phim, hội thảo, thi hoa hậu v.v…), khu thương mại dịch vụ, siêu thị, khu trưng bày triển lãm, khu vui chơi giải trí, tầng đậu xe, phố đi bộ, trung tâm thông tin và quảng bá du lịch…

Mục tiêu chính của Quảng trường Lâm Viên là tạo ra một cụm công trình văn hoá - vui chơi, giải trí xứng tầm đô thị loại I, là nơi diễn ra các hoạt động du lịch - lễ hội, hội chợ triển lãm, dịch vụ thương mại, là điểm thu hút người dân và du khách đến tham gia phố đi bộ và thưởng thức không khí mát lành.

Công trình Quảng trường Lâm Viên nằm trên khu đất thuộc phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng Diện tích của khu đất xây dựng được duyệt là: 72,405m², với giới cận được xác định như sau:

- Phía Đông giáp: vườn hoa và công viênYersin.

- Phía Tây giáp: đường Hồ Tùng Mậu - vòng xoay ThủyTạ.

- Phía Bắc giáp: đường Yersin và Hồ XuânHương.

- Phía Nam giáp: đường theo quy hoạch (đã thi công hoànthành).

* Nội dung, quy mô đầu tư xâydựng:

- Tổng diện tích đất xây dựng: 72.000m2.

- Tổng diện tích sàn: 33.700 m2 Trongđó:

+ Khối đế (hầm 1 và hầm 2): diện tích xây dựng hầm 01 là 11.060 m2; diện tích xây dựng hầm 02 là 21.256 m2.

+ Cung nghệ thuật (khối hình hoa Dã Quỳ): diện tích xây dựng 1.256 m2.

+ Khu cà phê (khối hình nụ hoa): diện tích xây dựng 186,17 m2.

- Sân đường: diện tích xây dựng 40.375 m2.

- Loại công trình: công trình dân dụng.

- Cấp công trình: Cấp đặcbiệt.

* Các khu chức năng theo quy hoạch, dự án đượcduyệt:

- Khu Quảng trường lễ hội: có tổng diện tích 8.180 m2, phục vụ các buổi mít tinh, diễu hành, các màn trình diễn văn nghệ + thời trang ngoài trời; các buổi sinh hoạt chính trị - văn hóa - thể thao diễu hành quy mô lớn ở ngoài trời Ngoài ra, dịch vụ đi bộ, có sức chứa khoảng 5.000 đến 10.000 lượt người Tại khu vực này là một công viên mở, để cho người dân và du khách đi tham quan dạo bộ thư giãn vào mọi thời điểm Diện tích cụ thể từng khu vực nhưsau:

+ Sân lễ hội, không có cỏ: 1.654 m2.

+ Sân lễ hội có kết hợp trồng cỏ: 3.373 m2.

- Khu hội chợ triển lãm: có tổng diện tích sử dụng 7.092 m2 (có thể bố trí hơn 30Kiosque di động) Khu vực này chủ yếu bố trí các hội chợ triển lãm hàng năm, là một công viên mở, chạy dọc quanh hồ nước cảnh quan Tại đây có thể tổ chức hội chợh o a , triển lãm chuyên đề, trưng bày tranh ảnh nghệ thuật, các tác phẩm thủ công mỹ nghệ v.v… Khu vực này cũng là một công viên mở, để cho người dân và du khách đi tham quan dạo bộ thư giãn vào mọi thời điểm.

- Khu triển lãm, kết hợp Trung tâm thông tin: được bố trí tại hầm 01, có tổng diện tích sử dụng 2.377 m2, nhằm tổ chức các cuộc triển lãm về thành tựu kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt Ngoài ra, tại khu vực này còn có kết hợp bố trí một Trung tâm thông tin, lưu trữ tất cả các thông tin về thành tựu kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt, kể cả các thông tin liên quan đến du lịch của tỉnh Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt để người dân và du khách có thể cập nhật, nắm bắt, khai thác khi cầnthiết.

- Khu dịch vụ, thương mại trong nhà: có tổng diện tích sử dụng 21.413 m2 (hầm 02: 16.912 m2, hầm 01: 4.501 m2), được bố trí có 16 lối đi vào từ bên ngoài (hầm 02: 09 cửa, hầm 01: 07 cửa) Theo dự án được duyệt tại khu vực này được bố trí các khu thương mại, dịch vụ, siêu thị, khu giải trí bar, khu spa, massage, khu vui chơi giải trí bowling, games hiện đại dành cho thiếu nhi, phòng chiếu phim 4D, chuyển động tương tác theo phim 3D, khu nhà hàng ẩmthực…

- Khối bông hoa (Cung nghệ thuật) với diện tích 1.900 m2, có sức chứa 1.000 chỗ ngồi, được bố trí thông tầng từ hầm 02 đến tầng 1, là biểu tượng chính của khu vực Quảng trường Lâm Viên Được sử dụng để chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, hộithảo.

- Khối nụ hoa với tổng diện tích 03 tầng là 508 m2 Theo dự án được duyệt tại khu vực này được bố trí kinh doanh bar cà phê, điểm tâm và quanh khu vực khối nụ hoa là phần sân thượng với diện tích 3.844 m2 rất phù hợp để người dân và du khách đi tham quan dạo bộ thư giãn vào mọi thờiđiểm.

- Khu nhà quản lý điều hành, khai thác: có tổng diện tích sử dụng 1.000 m2 Khu vực này dùng để bố trí trụ sở làm việc cho các bộ phận thuộc Trung tâm quản lý và khai thác Quảng trường Lâm Viên và một phần cho thuê làm trụ sở làm việc cho các đối tác trúng thầu khaithác.

- Nhà để xe và các bãi xe: có tổng diện tích: 7.745 m2, baogồm:

+ Khu vực để xe trong nhà, có diện tích: 3.132 m2.

+ Khu vực bãi xe số 1, diện tích: 2.313 m2 (cạnh công viên Yersin).

Khu vực bãi xe số 2, diện tích: 2.300 m2 nằm hướng đường Hồ Tùng Mậu).

- Phần diện tích còn lại là diện tích công cộng, bố trí hạ tầng kỹ thuật, các khu vệ sinh, cầu thang, … : 6.502m2.

- Khu Quảng trường lễ hội + khu hội chợ triển lãm: có thể kết hợp làm dịch vụ đi bộ, sức chứa khoảng 5000 - 10.000 lượtngười.

- Khu bậc cấp khán đài có sức chứa 15.000người.

- Số người sử dụng tối đa tại Quảng trường: 60.000người.

Thực trạng về công tác quản lý chất lượng bảo trì công trình quảng trườngLâm Viên tại Ban quản lý dự án Quảng trường thành phốĐàLạt

Về thực trạng công tác bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa công trình quảng trường Lâm Viên thành phố Đà Lạt như sau:

Là cơ quan thực hiện đầu tư xây dựng công trình từ lúc chuẩn bị đầu tư cho đến quản lý vận hành bảo trì nên có rất nhiều thuận lợi trong việc tiếp tục thực hiện công tác với những con người đã từng tham gia từ những ngày đầu, qua đó giúp cho các kỹ thuật viên nắm bắt kỹ những chuyển biến của công trình nói chung và những khiếm khuyết xảy ra trong quá trình thi công ví dụ như do thời tiết không thuận lợi nên có một số vị trí có thể sẽ xảy ra tình trạng hư hỏng sớm hoặc nguy cơ sẽ hư hỏng mà từ đó chú ý hơn những vị trí này để được theo dõi kỹ hơn và tiến hành sửa chữa sớm hơn.Trong thời gian mà đơn vị thi công thực hiện công tác bảo hành thì các kỹ thuật viên cũng theo dõi sát xao để nắm bắt và giám sát kỹ để nhằm giảm thiểu chi phí trong quá trình thựchiệnbảotrìsaunày,vàquađócũnghọchỏiđượccácthủthuậtthựchiệncólợi cho công trình mà đơn vị thi công thực hiện với khả năng và kinh nghiệm của họ.Do có đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề và với sự dẫn dắt của Ban giám đốc cho nên trong những năm qua công tác này được thực hiện rất tốt và góp phần giảm chi phí hàng năm và bảo đảm công trình được vận hành rất tốt, bảo đảm cho các kỳ lễ hội của tỉnh và thành phố diễn ra tốt đẹp và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh không lo về chất lượng công trình và là nơi tham quan của du khách mỗi khi đến Đà Lạt.

Do công trình vừa xây dựng vừa khai thác để phục vụ các kỳ lễ hội của tỉnh và thành phố vừa cho thuê mặt bằng kinh doanh từ lúc triển khai thi công nên có một số hạng mục công trình mặc dù chưa hoàn thiện nhưng đã đua vào sử dụng nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng công trình, các hạng mục bàn giao cho nhà đầu tư thực hiện tiếp theo có những hạng mục không phù hợp với công năng sử dụng của nhà đầu tư nên phải phá dỡ gây ảnh hưởng đến hình thái ban đầu của công trình và phải bổ sung một số hệ thống hạ tầng kỹ thuật nên có thay đổi so với thiết kế ban đầu, các nhà đầu tư cung cấp bản vẽ hoàn công không chính xác và không đủ nên ảnh hưởng đến phần bảo trì của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và làm mất nhiều thời gian để xác định lại và thực hiện công tác bảo trì, việc vừa thi công vừa tác động thay đổi và khai thác cho nên có những trang thiết bị không được đưa vào sử dụng cùng lúc và không đồng bộ dẫn đến thiết bị làm việc không đồng điều cho nên hư hỏng cũng không theo quy luật và quy trình bảohành.

Song song đó là chi phí bảo trì do vừa thi công vừa khai thác nên chưa thể nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng toàn bộ nên chưa thể lập dự toán để có kinh phí bảo trì ( có phần đã sử dụng khai thác từ sau khi khởi công 2-3 năm phục vụ lễ hội hàng năm của địa phương, có phần đã giao cho nhà đầu tư khai thác kinh doanh trước khi hoàn thành xây dựng công trình từ 1-5 năm) nhưng chưa nghiệm thu nên không có cơ sở để lập dự toán bảo trì.

Nguyên nhân của tồn tại:

Do công trình vừa thi công vừa đưa vào sử dụng từng khu vực từng hạn mục theo yêu cầu của địa phương và để có vốn tiếp tục thi công phần tiếp theo, nên có hạng mục đưa vào sử dụng trước có cái sau mà cách nhau thời gian có khu vực hoặc hạng mục lên tới cả 5 năm mà theo quy định công trình phải được nghiệm thu toàn bộ thì tới giai đoạn bảo hành và hết thời gian bảo hành mới chuyển qua bảo trì, cho nên khi toàn bộ công trình hoàn thành thì đã có những hạng mục đã được sử dụng lâu có hạng mục mới đưa vào nên công tác ;ập dự toán bảo trì cũng có phần khó khăn và chưa lường hết được các hạng mục cần sửa chữa và hưhỏng Điều kiện để vận hành bảo trì côngtrình:

Hình 3.2 Điều kiện đưa công trình vào vận hành bảo trì

Công trình “Quảng Trường Trung Tâm thành phố Đà Lạt” là công trình cấp đặc biệt ,thuộc nhóm bảo trì A Vì vậy, việc kiểm tra, quan trắc, đánh giá chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình cần tuân theo các bước sau:

Hình 3.3 Sơ đồ thực hiện vận hành – bảo trì công trình

Trong thời gian kiểm tra bảo hành công trình thì đội ngũ cán bộ kỹ thuật của đơn vị đã bám sát theo dõi công tác vận hành, bảo hành công trình của đơn vị thi công nên từng bước cũng nắm bắt được quy trình, cách thức thực hiện và những vị trí bất lợi nhất từ đó đưa ra giaỉ pháp hợp lý trong công tác bảo trì nên công việc cũng có phần thuận lợi trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng bảo trì công trình Quảng trường Lâm ViênThành phố Đà Lạt.

3.2.3 Công tác kiểm tra côngtrình

Công tác kiểm tra công trình là một công tác rất quan trọng trong công tác bảo trì công trình xây dựng nói chung phải đầy đủ các thành phần sau:

Kiểm tra ban đầu: Là quá trình khảo sát, thiết kế bằng trực quan (nhìn, gõ, nghe ) hoặc bằng các phương tiện đơn giản và xem xét hồ sơ hoàn công để phát hiện sai sót chất lượng sau khi thi công so với yêu cầu thiết kế, từ đó tiến hành khắc phục ngay để đảm bảo công trình sử dụng đúng theo yêu cầu thiếtkế.

Kiểm tra thường xuyên: Là quá trình thường ngày xem xét công trình, có thế bằng mắt hoặc bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp.

Kiểm tra định kỳ: Là quá trình khảo sát, xem xét công trình theo chu kỳ để phát hiện các dấu hiệu xuống cấp cần khắc phục sớm.

Kiểm tra đột xuất: Là quá trình khảo sát, đánh giá công trình khi có hư hỏng đột xuất (hư hỏng do gió bão, lũ lụt, động đất, cháy ) Kiểm tra bất thường thường đi kèm với kiểm tra chi tiết cấu kiện.

Kiểm tra chi tiết: Là quá trình khảo sát, đánh giá mức độ hư hỏng công trình nhằm đáp ứng yêu cầu của các loại hình kiểm tra được nên ở trên Kiểm tra chi tiết thường đi liền với việc xác định cơ chế xuống cấp và có kèm theo giải pháp sửa chữa cụ thể.

Tuy nhiêntùytheo các hạng mục công trình mà công tác kiểm tra có thể là đầy đủ các thành phần cũng có những hạng mục chỉ cần kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, cụ thể nhưsau:

Kiểm tra thường xuyên: như các thiết bị, hệ thống ME, hệ thống phòng cháy chữa cháy,hệ thống mái, hệ thống xử lý nước thải và nước ngầm….

Kiểm tra định kỳ: các kết cấu công trình bao gồm móng, khung dầm….

Kiểm tra đột xuất: khi có sự cố xảy ra hoặc phát hiện những bất thường trong quá trình sử dụng ….

Kiểm tra chi tiết: sau khi kiểm tra theo các mục trên ta tiến hành kiểm tra chi tiết để lên phương án sửachữa.

Việc kiểm tra ban đầu được thực hiện ngay sau khi xây dựng và chạy thử Yêu cầu của việc kiểm tra ban đầu là thiết lập dữ liệu đo lường đầu tiên của kết cấu, nhanh chóng phát hiện những sai sót ban đầu và sửa chữa ngay để đưa kết cấu vào sử dụng Qua kiểm tra ban đầu để suy đoán về khả năng xuống cấp của công trình dựa trên tuổi thọ dựkiến.

Việc kiểm tra ban đầu do chủ đầu tư phối hợp với đơn vị thiết kế, thi công và giám sát chất lượng thực hiện.

Việc kiểm tra ban đầu được thực hiện trên toàn bộ kết cấu của tòa nhà hoặc một phần công trình Phương pháp kiểm tra chủ yếu là trực quan, có thể kết hợp với việc xem xét các bản vẽ thiết kế, phương án làm việc và hồ sơ thi công (sổ nhật ký công trình, biên bản kiểm tra hiệncó).

Nội dung của thử nghiệm ban đầu:

Việc kiểm tra ban đầu bao gồm các công việc sau:

Sai lệch hình học nghiêng, lún, biến dạng của kết cấu, xuất hiện các vết nứt, phồng rộp, rỉ sét của các phần gia cố, sự đổi màu của bề mặt bên ngoài, các khuyết tật khác quan sát được dữ liệu đo của hệ thống tại thời điểm kiểm tra banđầu.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng bảo trì công trìnhquảng trường Lâm Viên tại Ban quản lý dự án Quảng trường thành phốĐàLạt

3.3.1 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công tác kiểm tra côngtrình

Sớm triển khai công tác lập quy trình bảo trì công trình Quảng trường Lâm Viên Thành phố Đà Lạt và kiến nghị các cơ quan chức năng thẩm định, trình duyệt để có cơ sở thuận lợi cho công tác kiểm tra về xác định cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, danh mục kiểm tra, quy trình kiểm tra, xử lý hư hỏng công trình sau kiểmtra.

Công tác kiểm tra công trình nói chung và công trình Quảng trường Lâm Viên nói riêng ( công trình cấp đặc biệt và là công trình mang biểu tượng của thành phố Đà Lạt)nó mang một sứ mệnh rất quan trọng, nó giúp cho chủ sử dụng nắm được trong quá trình sử dụng có những hạng mục đang trên đà hư hỏng, xuống cấp để kịp thờibảo trì sửa chữa, tuy nhiên có những hạng mục đã kiểm tra nhiều lần nhưng không phát hiện hư hỏng, xuống cấp nên các kỹ thuật viên có phần chủ quan ít kiểm tra lại các hạng mục này, hoặc trong công tác kiểm tra chỉ quan sát bằng mắt , gõ và nghe nên có những hư hỏng không thể phát hiện được, hơn nữa hiện tại người sử dụng công trình không có các thiết bị chuyên dụng để thường xuyên kiểm tra các hạng mục ẩn,

Cho nên để nâng cao chất lượng trong công tác kiểm tra thì trước hết phải tuân thủ các quy định như ở chương 2 đã đề cập và phải có phương pháp quy trình cụ thể, xác định rõ các hạng mục cần kiểm tra và không bỏ qua một hạng mục hoặc công đoạn nào hết.

Song song đó chủ sử dụng phải được mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng để thực hiện công tác kiểm tra hạng mục, công trình một cách thường xuyên liên tục Công tác kiểm tra giúp chủ công trình phát hiện các hư hỏng, sự cố công trình để từ đó tổ chức triển khai biện pháp xử lý, khắc phục, để công tác kiểm tra đạt hiệu quả, cần phải:

Tăng cường phối hợp giữa đơn vị quản lý khai thác công trình với các đơn vị quản lý nhà nước cùng cấp,thường xuyên tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ vận hành

3.3.2 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công tác quan trắc côngtrình

Triển khai công tác lập quy trình bảo trì công trình sớm nhất để có cơ sở thuận lợi cho công tác quan trắc công trình, từ đó chủ công trình có phương án xử lý, khắc phục, kịp thời đảm bảo an toàn cho công trình và nhân dân vùng hưởng lợi.

Về công tác quan trắc thì ta phải biết là công việc quan trọng không kém và là công đoạn có sử dụng máy móc công nghệ nhiều và dựa vào các kết quả có được để đưa ra phương án tối ưu cho công tác bảo trì công trình, do vậy với công trình quảng trường Lâm Viên thành phố Đà Lạt trong quá trình thi công chúng tôi đã cho gắn các mốc quan trắc độ lún của móng và quan trắc độ chuyển vị của dàn không gian và thường xuyên quan trắc hàm lượng của nước thải do đó giúp ích rất nhiều trong công tác đánh giá và bảo trì công trình cho nên hiện công trình hoạt động tốt và không có dấu hiệu xuống cấp.

Từ đó tôi đề xuất các giải pháp là các công trình trong quá trình thiết kế thi công nên đưa vào các mốc để làm cơ sở cho quan trắc trong quá trình thi công cũng như sử dụng, và bố trí một phần kinh phí để đơn vị quản lý sử dụng mua một số thiết bị công nghệ giản đơn để giúp các nhân viên kỹ thuật trong các công tác kiểm tra quan trắc thường xuyên nhằm tìm ra các khiếm khuyết để kịp thời bảo dưỡng, bảo trì nhằm giảm chi phí hàng năm. Công tác quan trắc giúp chủ công trình phát hiện kịp thời các biến đổi, hư hỏng, sự cố công trình để từ đó có cơ sở triển khai biện pháp xử lý, khắc phục; để công tác quan trắc đạt hiệu quả, cần phải :

Sửa chữa các thiết bị quan trắc công trình bị hư hỏng, theo hướng hiện đại hóa công nghệ quan trắc như tại các công trình trọng điểm trên cả nước;

Tập huấn, đào tạo cho cán bộ quản lý và công nhân trong công tác vận hành, quan trắc, ghi chép, báo cáo và lưu trữ số liệu theo quy định phục vụ cho việc sử dụng sau này.

3.3.3 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công tác kiểm định chất lượng côngtrình

Mặc dù công trình Quảng trường Lâm Viên chưa đến thời điểm phải kiểm định chất lượng công trình tuy nhiên đây là công tác quan trọng và thời gian tới phải thực hiện nên tôi cũng có đề xuất công tác này trong luận văn.

Trong công tác kiểm định chất lượng công trình trong quá trình vận hành,bảo trì, công tác này thường là các đơn vị tư vấn giúp chủ sử dụng thực hiện do đó để công tác này được tốt thì chủ sử dụng phải lựa chọn đơn vị có đấy đủ năng lực, có uy tín thực sự để giao phó công việc song song đó chủ sử dụng phải cử nhân viên kỹ thuật có kiến thức tốt để theo dõi việc thực hiện nếu cần thì thuê một đơn vị tư vấn khác giám sát công việc này để nhằm đánh giá một cách đầy đủ và chính xác để xác lập phương án tối ưu cho công tác xử lý gia cố hoặc thay thế khi cần thiết.

Công tác kiểm định có vai trò quan trọng trong việc giúp chủ công trình hiểu rõ hiện trạng, chất lượng công trình, từ đó đưa ra quyết sách đúng đắn về phương án sửa chữa nâng cấp, đảm bảo kinh tế kỹ thuật Đặc thù của kiểm định chất lượng CTXD là hoạt động khảo sát, kiểm tra, xác định chất lượng, nguyên nhân hư hỏng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc CTXD thông qua thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, tính toán, đánh giá bằng chuyên môn về chất lượng công trình.

Chủ quản lý khai thác công trình, chủ sở hữu cần nâng cao nhận thức về công tác kiểm định, việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn sử dụng, công tác bảo trì công trình Điều này cần tăng cường tổ chức các đợt tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm các công trình tương tự tại địa phương và tỉnh bạn.

Thực hiện lựa chọn nhà thầu tư vấn kiểm định có năng lực và kinh nghiệm, với các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực kiểm định Thực trạng tình hình cấp giấy phép hoạt động xây dựng trong đó có lĩnh vực kiểm định công trình xây dựng còn khá dễ dàng với quan điểm cứ thiết kế được thì thực hiện kiểm định được; điều đó chỉ đúng 1 phần rất nhỏ vì việc phân tích đánh giá các số liệu khảo sát, số liệu quan trắc để tìm ra hư hỏng, khiếm khuyết của công trình cần có chuyên gia giỏi; ngay như chất lượng của các phương pháp kiểm tra chất lượng bê tông hiện tại như : Bắn súng bật nẩy xác định cường độ nén của bê tông; siêu âm kết hợp bắn súng bật nẩy xác định cường độ nén của bê tông; Siêu âm đánh giá độ đồng nhất của bê tông, quan trắc đánh giá sự chuyển vị của giàn khônggian…

3.3.4 Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công tác bảo dưỡng côngtrình

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6] Bộ Xây dựng (2019),Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019 về việc sửađổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chấtlượng và bảo trì công trình xây d Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/8/2019 về việc sửađổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất
Tác giả: Bộ Xây dựng
Năm: 2019
[2] Chính phủ (2021),Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trìcông trình xây dựng Khác
[3] Chính phủ (2021),Nghị định số 15/2021/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xâydựng Khác
[4] Bộ Xây dựng (2016),Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 quy định chitiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Khác
[5] Bộ Xây dựng (2017),Thông tư số 03/2017/TT-BXD ngày 16/3/2017 quy định vềchi phí bảo trì công trình xây dựng Khác
[7] Chính phủ (2004),Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lýchất lượng công trình xây dựng Khác
[8] Chính phủ (2010),Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 về bảo trìcông trình xây dựng Khác
[9] Chính phủ (2013),Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chấtlượng công trình xây dựng Khác
[10] Bộ Xây dựng (2002),Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 271:2002 về Quytrình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học Khác
[11] Bộ Xây dựng (2004),Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 318:2004 về kếtcấu bê tông và bê tông cốt thép - hướng dẫn công tác bảo trì Khác
[12] Bộ Xây dựng (1993),Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5718:1993 về mái và sàn bêtông cốt thép trong công trình xây dựng - yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước Khác
[13] Bộ Xây dựng (2006),Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 367:2006 về vậtliệu chống thấm trong xây dựng - phân loại Khác
[14] Bộ Xây dựng (2005),Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 334:2005 về quyphạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng dân dụng và công nghiệp Khác
[15] Bộ Khoa học và công nghệ (2004),Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN7447-1:2004 về Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Phần 1: Nguyên tắc cơ bản, đánh giá cácđặc tính chung, định nghĩa Khác
[16] Bộ Xây dựng (2007),Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 394-2007 về thiết kế lắp đặttrang thiết bị điện trong các công trình xây dựng - Phần an toàn điện Khác
[17] Bộ Xây dựng (2012), TCVN 9207:2012 về Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế Khác
[18] Bộ Xây dựng (2012), TCVN 9206:2012 về Ðặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế Khác
[19] Bộ Xây dựng (2005),Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 33-2005 về chiếu sáng nhântạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị Khác
[20] Bộ Xây dựng (1986),Tiêu chuẩn Việt Nam TCXD 16-1986 về chiếu sáng nhântạo trong công trình dân dụng (chiếu sáng sự cố, bảo vệ) Khác
[21] Bộ Xây dựng (2007), TCVN7722-2-3:2007 (IEC 60598-2-3:2002) về đèn điện - Phần 2: Yêu cầu cụ thể - Mục 3: Đèn điện dùng cho chiếu sáng đường phố [22] Bộ Xây dựng (2012), TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w