bài tập về nhà quản lý dự án xây dựng chủ đề lập kế hoạch quản lý thực hiện dự án khu trung tâm khu đô thị tây hồ tây

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài tập về nhà quản lý dự án xây dựng chủ đề lập kế hoạch quản lý thực hiện dự án khu trung tâm khu đô thị tây hồ tây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trình tự đầu tư xây dựngTrình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xâydựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án Giai đo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGBỘ MÔN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ PHÁP LUẬT

BÀI TẬP VỀ NHÀ

MÔN HỌC: QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGÔ VĂN YÊN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ TIẾN QUÂN

MSSV: 162265 LỚP: 65KT1

CHỦ ĐỀ: LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁNKHU TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ TÂY HỒ TÂY

Trang 2

Giúp chủ đầu tư:

 Điều tra, thiết lập nguồn lực

 Xây dựng kế hoạch và điều phối thực hiện, qua đó để dễ dàng giám sát,điều chỉnh cho hợp lí.

 Tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát.

 Tránh tình trạng không khả thi của công việc có thể gây lãng phí nguồnlực và những hiện tượng tiêu cực.

2.Trình tự đầu tư xây dựng

2.1 Trình tự đầu tư xây dựng

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xâydựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:

 Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

 Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sửdụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.

2.2 Nội dung giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Trang 3

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 điều 50 của Luật Xâydựng năm 2014, được quy định cụ thể:

a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:

 Khảo sát xây dựng: (việc khảo sát để thiết kế hoặc đánh dấu vị trí xây dựng,đường ,vỉa hè mà kĩ sư đã thiết kế )

 Lập, thẩm định, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuậnchủ trương đầu tư ( nếu có ): là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sựcần thiết ,tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư

 Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáonghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng: thực hiện các bước lập phê duyệt nhiệmvụ quy hoạch xây dựng, điều tra , khảo sát thực địa, lập đồ án quy hoạch xâydựng , thẩm định , phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng

 Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xâydựng và thực hiện các công việc cần thiết khác nhau liên quan đến chuẩn bị dựán;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:

 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có): dọn dẹp mặt bằng xungquanh công trình , các chướng ngại vật, rà soát bom mìn.

 Thực hiện việc giao đất ,thuê đất ,đáp ứng các điều kiện về việc thuê đất vàhợp đồng thuê đất.

 Khảo sát xây dựng : thu thập ,phân tích,nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điềukiện thiên nhiên của vùng …

 Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng: kiểm tra sự phù hợp khốilượng công tác xây dựng, dự toán chi phí công trình.

 Cấp giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phépxây dựng; có đầy đủ hồ sơ thủ tục để cơ quan chức năng có thẩm quyền cấpphép.

 Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng: đấu thầu bằng các phươngpháp đấu thầu phù hợp để tìm ra nhà thầu ,kết thúc quá trình đàm phán, hai bênkí kết hợp đồng thông qua sự tự nguyện,bình đẳng, không trái pháp luật. Thi công xây dựng công trình: phải tuân thủ các yêu cầu trong thi công xây

dựng như bản vẽ ,an toàn, vật tư.

Trang 4

 Giám sát thi công xây dựng: đảm bảo việc thi công xây lắp,phát hiện xử lý cácchi tiết công trình,…

 Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành : việc của các cơ quan kiểm soát,thanh toán chuyển tiền cho cá nhân , đơn vị theo đề nghị của chủ đầu tư , dểthanh toán cho 1 phàn công trình đã hoàn thành.

 Vận hành, chạy thử: kiểm tra ,đánh giá ,hiệu quả và sự phù hợp của công trình. Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng: kiểm định chất lượng của công

trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

 Bàn giao công trình đưa vào sử dụng: có trình tự ban giao công trình cho chủđầu tư, các cơ quan chuyên môn xây dựng,kiểm tra công tác nghiệm thu ra vănbản pháp luật.

 Các công việc cần thiết khác;

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc:

 Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoànthành công trình: xác định tổng giá trị của hợp đồng xây dựng, bên chủ đầu tưcó tránh nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.

 Bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việccần thiết liên khác: cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữacông trình trong thời gian nhất định.

3.Khái quát về nhiệm vụ quản lý dự án của chủ đầu tư trong quản lý dự ánđầu tư xây dựng

3.1 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật hiệnhành

[Phát triển từ Điều 66 Luật Xây dựng]

 Nội dung về quản lý đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch côngviệc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầutư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường xây dựng; lựachọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lí rủi ro; quản lý hệ thống thông tincông trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định củaLuật xây dựng và các luật khác của pháp luật có liên quan.

Trang 5

 Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc bàn giao Ban quản lý dự án, tư vấnquản lý dự án, tổng thầu ( nếu có ) thục hiện một phần hoặc toàn bộ các nộidung quản lý dự án ở trên.

3.2 Quản lý hoạt động lập dự án

Quá trình quản lý dự án gồm giai đoạn sau:- Giai đoạn xác định và tổ chức dự án- Giai đoạn lập kế hoạch dự án- Giai đoạn quản lý thực hiện dự án- Giai đoạn kết thúc dự ánHoạt động lập dự án:

+ Người lập : Chủ đầu tư Ban quản lý dự án – Công ty TNHH phát triển THT+ Nội dung BCNCKT( Điều 54- Luật Xây dựng 2014):

1 Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trìnhxây dựng thuộc dự án, bao gồm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khaithác, sử dụng Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dungsau:

a) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp côngtrình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

b) Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

c) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước,kết cấu chính của công trình xây dựng;

d) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựngcho từng công trình;

e) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng,chống cháy, nổ;

g) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng đểlập thiết kế cơ sở.

2 Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựngvà diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

Trang 6

b) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựachọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêucầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằngxây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành,sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

c) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng,tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng,chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

d) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sửdụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phốihợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

e) Các nội dung khác có liên quan.

3.3 Quản lý hoạt động khảo sát

Nội dung quản lý hoạt động khảo sát được quy định rõ tại Mục 1 Chương III Nghị

định số 15/2021/NĐ-CP

- Trình tự thực hiện khảo sát:

+ Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.+ Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.+ Thực hiện khảo sát xây dựng.

+ Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng.

+ Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do nhà thầu thiết kế lập Trường hợp chưa lựa chọnđược nhà thầu thiết kế hoặc trong các trường hợp khảo sát khác, người quyết địnhđầu tư hoặc chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lậpnhiệm vụ khảo sát xây dựng.

- Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng1 Căn cứ thực hiện khảo sát xây dựng.2 Quy trình và phương pháp khảo sát xây dựng

3 Khái quát về vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng, đặcđiểm, quy mô, tính chất của công trình.

4 Khối lượng khảo sát xây dựng đã thực hiện.

5 Kết quả, số liệu khảo sát xây dựng sau khi thí nghiệm, phân tích.

Trang 7

6 Các ý kiến đánh giá, lưu ý, đề xuất (nếu có).7 Kết luận và kiến nghị.

8 Các phụ lục kèm theo.

Các bên hữu quan trong hoạt động khảo sát:

- Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên mônphù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người cóđủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện phápkiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng.- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức giám sát khảo sát xây dựng Chủ đầu tư đượcquyền đình chỉ công việc khảo sát khi phát hiện nhà thầu không thực hiện đúngphương án khảo sát đã được phê duyệt hoặc các quy định của hợp đồng xây dựng.

3.4 Quản lý hoạt động thiết kế

Nội dung quản lý hoạt động thiết kế được quy định rõ tại Mục 2 Chương III Nghịđịnh số 15/2021/NĐ-CP

- Trình tự quản lý thiết kế xây dựng công trình:

+ Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình+ Quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng+ Thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng+ Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình+ Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình

- Chủ đầu tư lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập nhiệm vụ thiếtkế xây dựng công trình.

- Nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng công trìnhdo mình thực hiện.

3.5 Quản lý hoạt động thi công xây dựng

[Phát triển từ Điều 85 Luật Xây dựng]

 Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựngphù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;

Trang 8

 Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thườngthiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi côngxây dựng;

 Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp vớihình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;

 Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường; Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;

 Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chấtlượng công trình khi cần thiết;

 Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trongquá trình thi công xây dựng;

 Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;

 Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu,thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình; Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình

gây ra

3.6 Quản lý các công việc khác trong giai đoạn thực hiện dự án

Theo Điều 36 Mục 2 Nghị định 59/2015/NĐ- CP: Quản lý các công tác khác1 Quản lý chất lượng xây dựng công trình

Việc quản lý chất lượng xây dựng công trình được thực hiện theo quy định của Nghịđịnh này, Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các văn bảnhướng dẫn thực hiện.

2 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của Nghị địnhnày, Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các văn bản hướngdẫn thực hiện.

3 Quản lý hợp đồng trong hoạt đồng xây dựng

Việc quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định củaNghị định này, Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và các văn bảnhướng dẫn thực hiện.

Trang 9

3.7 Quản lý các công việc trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình củadự án vào khai thác sử dụng

Quyết toán hợp đồng xây dựng (Điều 147-Luật Xây dựng 2014)

- Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầuphù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng Nội dung quyết toánhợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận Riêngđối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồngkhông vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc củahợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh (nếu có) Trường hợp hợp đồng xâydựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồngnhưng không vượt quá 120 ngày.

- Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:- Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

- Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc hủy bỏ theo quy định của pháp luật.- Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận Đối vớihợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngàykể từ ngày các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồngbị chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều 145 của Luật này Đối với hợp đồng xâydựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng có thể được kéo dài nhưng không quá90 ngày.

Bảo hành công trình xây dựng

- Thỏa thuận về thời hạn bảo hành hạng mục công trình, công trình xây dựng, thiếtbị của công trình, thiết bị công nghệ tương ứng với cấp công trình hoặc loại thiết bịcung ứng.

- Mức tiền bảo hành cho mỗi công trình Mức tiền hảo hành cũng có thể thay đổitrong quá trình thi công, lắp đặt theo yêu cầu của công trình và tình huống cụ thểxảy ra.

- Tiền bảo hành công trình phải được lưu giữ, sử dụng, hoàn trả như thế nào Nhàthầu có thể sử dụng thư bảo lãnh của ngân hàng để thay thế tiền bảo hành, tuy nhiênviệc hoàn trả tiền bảo hành hoặc giải tỏa thư bảo lãnh chỉ được chuyển đến nhà thầukhi kết thúc thời hạn bảo hành và có sự xác nhận của chủ đầu tư về việc nhà thầu đãhoàn thành công việc bảo hành.

Trang 10

Trường hợp đặc biệt: Do còn phụ thuộc vào mức ngân sách nhà nước nên đối vớicác công trình có sử dụng vốn của nhà nước thì mức tiền bảo hành sẽ được quy địnhvới mức tối thiểu, đối với các công trình xây dựng có sử dụng nguồn vốn khác vớivốn nhà nước cũng có thể tham khảo mức bảo hành tối thiểu dưới đây để áp dụngcho hợp đồng xây dựng phù hợp Cụ thể công trình thuộc cấp III: Mức tiền bảohành tối thiểu là 5% giá trị hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu và chủđầu tư.

4.Nhiệm vụ được giao

4.1 Số liệu đầu vào để thực hiện bài tập

 Tên dự án: “KHU NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI CÁC Ô QUY HOẠCH KÝHIỆU K5&K7 (K5-TT1, K7-TT1, K5-CX1, K7-CX1”

- Tổng mức đầu tư: 624.740.000.000 nghìn đồng - Nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu của Chủ đầu tư

Số căn : 47 nhàDân số : 384 người

*Ô quy hoạch ký hiệu K7-TT1:

Diện tích khu đất : 23.406 m2Diện tích xây dựng : 8.434 m2

Trang 11

Tổng diện tích sàn : 27.475 mMật độ xây dựng khối đế : 36,0%Hệ số sử dụng đất : 1,17 lầnTầng cao : 03 -04 tầng

Số căn : 72 nhàDân số : 558 người

*Ô quy hoạch ký hiệu K5-CX1, K7-CX1:

- Có vị trí nằm phân tán xung quanh các ô quy hoạch ký hiệu K5-TT1 và K7-TT1- Diện tích khu đất:

- Ô đất K5-CX1~ 1024m2,- Ô đất K7-CX1 ~ 1443m2

4.2 Nhiệm vụ cần thực hiện của bài tập

Lập kế hoạch quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng cho dự án trên, giai đoạnthực hiện dự án.

 Nêu mục đích, ý nghĩa của việc lập kế hoạch quản lý thực hiện dự án ĐTXD Nêu trình tự ĐTXD và nội dung giai đoạn thực hiện dự án ĐTXD

 Nêu khái quát về nhiệm vụ quản lý dự án của chủ đầu tư trong quản lý thựchiện dự án ĐTXD

 Nội dung kế hoạch quản lý thực hiện dự án ĐTXD: Kế hoạch quản lý tổng thể dự án

 Kế hoạch quản lý phạm vi dự án Kế hoạch quản lý tiến độ thực hiện dự án Kế hoạch quản lý chi phí dự án

 Kế hoạch quản lý chất lượng thực hiện dự án và chất lượng công trình xâydựng

 Kế hoạch quản lý mua sắm dự án Tình huống kiểm soát dự án Thuyết minh tính toán

Trang 12

CHƯƠNG I: NỘI DUNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG1.1,Các vấn đề tổng quan về dự án

1.1.1,Tên dự án và địa điểm thực hiện

- Tên dự án: KHU NHÀ Ở THẤP TẦNG TẠI CÁC Ô QUY HOẠCH KÝ HIỆUK5&K7 (K5-TT1, K7-TT1, K5-CX1, K7-CX1.

- Địa điểm: Phường Xuân Tảo thuộc quận Bắc Từ Liêm, phường Xuân La thuộcquận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Ô quy hoạch ký hiệu K5-TT1:

- Phía Bắc là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);- Phía Nam là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);- Phía Đông là ô quy hoạch khác

- Phía Tây là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 50m).

Ô quy hoạch ký hiệu K7-TT1:

- Phía Bắc là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 13m);- Phía Nam là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 40m);- Phía Đông là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 30m);- Phía Tây là đường quy hoạch (mặt cắt ngang 50m);

Ô quy hoạch ký hiệu K5-CX1 và K7-CX1:

- Có vị trí nằm phân tán xung quanh các ô quy hoạch ký hiệu K5-TT1 vàK7-TT1.

Tổng diện tích đất khu dự án 42.678 m2

(trong đó ô TT1 là: 16.805 m2, ô K7-TT1 sẽ là 23.406m2, ô đất CX1 khoảng 1024m2, ô đất K7-CX1 khoảng 1443m2)

K5-1.1.2 Loại, phạm vi, quy mô dự án

- Loại dự án: Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở thấp tầng

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan