Ngành kho bãi không chỉ góp phần vào sự phát triển của logistics mà còn đóng góp rất lớn vào doanh thu và lợi nhuận. Hoạt động Logistics không thể được thực hiện một cách tối ưu nếu không có nhà kho. Nó không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nội bộ công ty mà còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hoạt động dịch vụ được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với xu hướng toàn cầu hóa, nơi hàng hóa được di chuyển qua các quốc gia, Logistics đã trở thành ngành mũi nhọn. Thị trường luôn mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho mọi doanh nghiệp nhưng cũng ẩn chứa nhiều mối đe dọa. Đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam là thành viên của WTO hiện nay, để có thể đứng vững các quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải luôn vận động và tìm hướng đi phù hợp. Nhận thức được tầm quan trọng về hiệu quả hoạt động kho bãi, kết hợp với những kiến thức trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thương Mại và Du Lịch Bình Dương – TBS’ Logistics, tác giả đã chọn đề tài: Thực Trạng Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kho CFS tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Du Lịch Thái Bình TBS’ Logistics Năm 2017 –2022
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC HÌNH ẢNH ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ iv
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tổng quan 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.2.1 Mục đích chính 2
1.2.2 Mục đích cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Kết cấu luận văn 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Tổng quan về kho CFS 4
2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 Vai trò và tầm quan trọng của kho CFS 5
2.1.3 Các hoạt động được thực hiện trong kho CFS 5
2.1.4 Tiến trình gom hàng lẻ 5
2.1.6 Các mặt hàng được lưu kho 5
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3.1 Cơ sở lý luận 7
3.1.1 Cơ sở lý luận tổng quát 7
3.1.2 Cơ sở lý luận cụ thể 7
3.2 Phương pháp nghiên cứu 8
Trang 23.2.1 Chu trình DMAIC 8
3.2.2 Công cụ xác định vấn đề, nguyên nhân 9
CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 13
4.1 Tổng quan về công ty và thông số kỹ thuật mặt hàng kinh doanh 13
4.1.1 Tổng quan về công ty 13
4.1.2 Giới thiệu về công ty Thái Bình Logistics (TBS’L) 14
4.1.3 Lịch sử hình thành 14
4.1.4 Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh 15
4.1.5 Cơ cấu tổ chức 17
4.1.6 Công nghệ thông tin 19
4.1.7 Những khách hàng sử dụng dịch vụ gom hàng CFS của kho Thái Bình Logistisc 20
4.1.8 Thực trạng hoạt động tại TBS’ Logistics 21
4.1.9 Quy trình xuất nhập hàng hóa của công ty 22
4.2 Xác định vấn đề 33
4.2.1 Tổng quát 33
4.2.2 Sản lượng xuất – nhập được thể hiện cụ thể 35
4.3 Đo lường 47
4.3.1 Phân tích dữ liệu 50
4.3.2 Xác định vấn đề và phạm vi giải quyết 57
4.3.3 Phân tích nguyên nhân gốc rễ 61
4.4 Cải thiện 63
4.5 Kiểm soát 65
4.5.1 Đối với con người 65
4.5.2 Đối với vật liệu 67
Trang 34.5.3 Đối với máy móc 68
4.5.4 Đối với phương pháp 70
4.5.5 Đối với đo lường 71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 73
5.1 Kết luận 73
5.2 Một số giải pháp 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải bằng tiếng việt Diễn giải bằng tiếng anh
2 CNTT Công nghệ tiên tiến
3 CLP Kế hoạch xuất hàng vào
8 EIR Phiếu ghi tình trạng cont Equipment Interchange Receipt
9 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3 1 Phương pháp luận tổng quát 7
Hình 3 2 Biểu đồ xương cá 9
Hình 3 3 Hình ảnh minh họa sơ đồ SIPOC 10
Hình 4 1 6 Nghành trụ cột chính của công ty TBS Group 13
Hình 4 2 Giao diện hệ thống cập nhật WMS của TBS’Logistisc 19
Hình 4 3 Các khách hàng tiêu biểu sử dụng dịch vụ kho CFS của Công ty Cổ Phần Thương Mại và Du Lịch Thái Bình 20
Hình 4 4 Tổng kho CFS qua các năm 34
Hình 4 5 Biểu đồ thể hiện tổng xuất – nhập hàng theo tháng năm 2017 36
Hình 4 6 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất – nhập năm 2017 36
Hình 4 7 Biểu đồ xuất – nhập từng mặt hàng năm 2017 37
Hình 4 8 Biểu đồ tổng xuất – nhập hàng theo tháng năm 2018 37
Hình 4 9 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất – nhập năm 2018 38
Hình 4 10 Biểu đồ xuất – nhập từng mặt hàng năm 2018 38
Hình 4 11 Biểu đồ tổng xuất – nhập hàng theo tháng năm 2019 39
Hình 4 12 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất – nhập năm 2019 40
Hình 4 13 Biểu đồ xuất – nhập từng mặt hàng năm 2019 40
Hình 4 14 Biểu đồ tổng xuất – nhập hàng theo tháng năm 2020 41
Hình 4 15 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất – nhập năm 2020 42
Hình 4 16 Biểu đồ xuất – nhập từng mặt hàng năm 2020 43
Hình 4 17 Biểu đồ tổng xuất – nhập hàng theo tháng năm 2021 43
Hình 4 18 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất – nhập năm 2021 44
Hình 4 19 Biểu đồ xuất – nhập từng mặt hàng năm 2021 45
Hình 4 20 Biểu đồ tổng xuất – nhập hàng theo tháng năm 2022 45
Hình 4 21 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng xuất – nhập năm 2022 46
Hình 4 22 Biểu đồ xuất – nhập từng mặt hàng năm 2022 46
Hình 4 23 Giao diện của DEA Window Model phiên bản 13.2 51
Hình 4 24 Giao diện giới thiệu quá trình phân tích DEA 51
Hình 4 25 Chọn lựa mô hình (model) tương ứng thích hợp cho dữ liệu 52
Trang 6Hình 4 26 Kết quả sau khi chạy dữ liệu 53
Hình 4 27 Biểu đồ thể hiện chỉ số hiệu quả từ năm 2017 – 2022 56
Hình 4 28 Biểu đồ kết quả khảo sát kế hoạch nhập hàng 59
Hình 4 29 Biểu đồ kết quả khảo sát phát hành bộ chứng từ nhận hàng 59
Hình 4 30 Biểu đồ kết quả khảo sát nhận hàng theo quy trình nhập 60
Hình 4 31 Biểu đồ kết quả khảo sát lên kế hoạch xuất hàng 60
Hình 4 32 Biểu đồ kết quả khảo sát phân bố chứng từ các nhóm hàng 60
Hình 4 33 Biểu đồ kết quả khảo sát kiểm tra seal/cont 61
Hình 4 34 Tổng hợp nguyên nhân gây ra lỗi 61
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 17
Sơ đồ 4 2 Sơ đồ SIPOC cho quy trình quy quản lý 58
Bảng 4 1 Quy trình nhập kho 23
Bảng 4 2 Diễn giải lưu đồ nhập kho 27
Bảng 4 3 Quy trình xuất khẩu 29
Bảng 4 4 Diễn giải lưu đồ xuất kho 33
Bảng 4 5 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh năm 2017 – 2022 34
Bảng 4 6 DMUs và tên mặt hàng, dịch vụ 48
Bảng 4 7 Yếu tố đầu vào 49
Bảng 4 8 Yếu tố đầu ra 49
Bảng 4 9 Tổng hợp số liệu lịch sử ở giai đoạn năm 2017-2022 50
Bảng 4 10 Chỉ số hiệu quả của các DMUs giai đoạn năm 2017 – 2022 54
Bảng 4 11 Tổng hợp nguyên nhân và phương pháp kiểm định 63
Bảng 4 12 Các tiêu chuẩn đào tạo có thể được sử dụng để đảm bảo nhân viên thực hiện đúng hướng dẫn công việc 66
Bảng 4 13 Các tiêu chuẩn quy trình có thể được sử dụng để đảm bảo nhân viên thực hiện đúng hướng dẫn công việc 67
Bảng 4 14 Đối với yêu cầu và biện pháp đối với cơ sở vật chất an toàn, ánh sáng, sạch sẽ để bảo vệ sản phẩm 68
Bảng 4 15 Các biện pháp có thể được sử dụng để đảm bảo các hoạt động liên quan đến máy móc 70
Bảng 4 16 Các biện pháp đối với phương pháp quản lý kho hàng 71
Bảng 4 17 Nội dung quản lý kho hàng và biện pháp 71
Trang 8CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tổng quan
Hiện nay, hầu hết các khu công nghiệp đô thị và tỉnh thành đều có hệ thống đáp ứng nhu cầu kho bãi, bảo quản và vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp Kho bãi trong logistics và cung ứng là một phần thiết yếu để các công ty giảm chi phí
và vận hành kho tối ưu Nhu cầu kho bãi hiện đang tăng cao bất chấp những biến động kinh tế Điều này là do trong khi ngành sản xuất đang mở rộng, giá thuê nhà kho dự kiến sẽ tăng trung bình từ 1,5% đến 4% hàng năm Lĩnh vực kho tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ Cơ chế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO (2007), Việt Nam là ngôi sao sáng đang lên trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu Các hoạt động dịch vụ được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh của bất kì doanh nghiệp nào
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công Thương, hệ thống kho bãi ở Việt Nam phân bố không đồng đều Hơn 70% kho bãi nằm phân bố ở trung tâm kinh tế phía Nam Ngoài ra, thị trường Logistics tại khu vực phía Nam được kỳ vọng sẽ sôi động hơn nhờ mạng lưới đường cao tốc và kết nối cảng biển được kết nối sâu rộng hơn Tại khu vực Hà Nội, hệ thống kho bãi, lưu giữ hàng hóa tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển như Hà Nội, Hải Phòng Tuy nhiên, miền Bắc đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, nếu nguồn cung kho hạn chế, giá thuê sẽ tăng và tỷ lệ trống sẽ giảm [1]
Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường logistics Việt Nam đang trên
đà phát triển mạnh mẽ trong những năm qua Tuy nhiên, thực trạng thị trường này còn đang gặp nhiều thách thức như sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, tình trạng thiếu kho bãi là do các khu đất công nghiệp hiện nay vẫn ở với mức cho thuê khá cao bởi nhu cầu thuê hiện nay vẫn tăng mạnh và hạ tầng logistics chưa được phát triển đồng bộ Hơn nữa, tình hình gần đây trong ngành kho bãi do sự lây lan của virus Corona cũng ảnh hưởng đến hoạt động hiệu quả của logistics tại Việt Nam
Trang 9Ngành kho bãi không chỉ góp phần vào sự phát triển của logistics mà còn đóng góp rất lớn vào doanh thu và lợi nhuận Hoạt động Logistics không thể được thực hiện một cách tối ưu nếu không có nhà kho Nó không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nội bộ công ty mà còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng Hoạt động dịch vụ được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh của bất kỳ doanh nghiệp nào Với xu hướng toàn cầu hóa, nơi hàng hóa được di chuyển qua các quốc gia, Logistics đã trở thành ngành mũi nhọn Thị trường luôn mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho mọi doanh nghiệp nhưng cũng ẩn chứa nhiều mối
đe dọa Đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam là thành viên của WTO hiện nay, để có thể đứng vững các quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải luôn vận động và tìm hướng đi phù hợp Nhận thức được tầm quan trọng
về hiệu quả hoạt động kho bãi, kết hợp với những kiến thức trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thương Mại và Du Lịch Bình Dương – TBS’ Logistics, tác giả
đã chọn đề tài: Thực Trạng Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Kho CFS tại Công Ty
Cổ Phần Thương Mại Và Du Lịch Thái Bình TBS’ Logistics Năm 2017 –2022 1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề cụ thể như sau:
- Khái quát các khái niệm, đặc điểm cũng như vai trò của kho CFS về các dịch vụ nổi bật của doanh nghiệp Qua đó thấy được tầm quan trọng của kho đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng
- Tìm hiểu các thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của kho CFS qua các năm (2017 – 2022) từ đó tìm hiểu các vấn đề mà doanh nghiệp thường mắc phải bởi các nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động trong kho Từ
Trang 10đó, xác định được các yếu tố gây ảnh hưởng đó, đồng thời đưa ra một số giải pháp phù hợp
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của kho CFS từ năm 2017 –
2022 của Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Du Lịch Thái Bình TBS’ Logistics 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Kho 7 tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Du Lịch Thái Bình TBS’ Logistics từ 2017 – 2022
- Phạm vi về thời gian: từ tháng 07/2023 đến tháng 09/2023
1.4 Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận
Trang 11CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quan về kho CFS
Theo Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận Vận Tải Quốc tế FIATA (International Federation of Freight Forwarders Associations) là tổ chức phi chính trị tự nguyện lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận vận tải Hiện tại, Liên đoàn có khoảng 40.000 thành viên tại hơn 150 quốc gia [2] Trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa bằng container là tất cả dịch vụ liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu trữ hàng, xử lý hàng, đóng gói hàng, phân phối hàng Đối với các lô hàng lẻ, hàng nhỏ, nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng khác nhau cần được đóng vào 1 container thì công ty dịch vụ sẽ kết hợp gom đủ lượng hàng đóng ghép, người gom hàng lẻ tập kết hàng tại địa điểm tập kết Tại đây được gọi là trạm ghép container, hàng hóa được lưu trữ bảo quản trong các kho phù hợp, kho CFS (Container Freight Station) và được hoạt động dưới
sự giám sát của Hải quan Công việc trong kho CFS (còn gọi là địa điểm thu gom hàng lẻ) là gộp hàng của nhiều chủ hàng trong cùng một container tại cảng xếp và chia tách các lô hàng đó ra tại cảng dỡ Kho CFS giữ vai trò là địa điểm chuyên dùng
để gom hoặc tách hàng Cách ghép hàng như vậy vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, vừa là biện pháp để vận chuyển hàng được hiệu quả hơn
2.1.1 Khái niệm
Kho CFS là kho chuyên dùng để thu gom, tách hàng đóng chung trong container (hàng rời) Từ tiếng Anh CFS là viết tắt của cụm từ “Container Freight Station” có nghĩa là nơi tập kết hàng hóa lẻ vào container Với hình thức vận chuyển container, mỗi chuyến hàng thường được đóng trong một container chuyên dụng Trên thực tế, có một số lô hàng nhỏ cần đóng chung với các lô hàng khác để tiết kiệm chi phí vận chuyển, được gọi là hàng lẻ, hàng Consol hay LCL (Less than Container Load) Do có nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau cần đóng chung vào một container nên cần phải có nơi tập kết các lô hàng này Nơi đó là trạm ghép Container hay CFS Công việc của kho CFS là gộp hàng hóa của nhiều chủ hàng trong cùng một container tại cảng xếp và phân loại hàng hóa này tại cảng dỡ hàng
Trang 122.1.2 Vai trò và tầm quan trọng của kho CFS
Kho CFS giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động xuất nhập khẩu, giao thông vận tải, đặc biệt là đối với việc tích hàng lẻ cho đủ số lượng đến khi xuất khẩu
đi Các kho CFS sẽ nằm trong địa phận của cảng và chịu sự quản lí của cơ quan Hải quan Trước khi hàng được chuyển lên container thì công đoạn khai báo cần được thực hành và hoàn thiện
Kho CFS đóng vai trò là địa điểm chuyên dùng để gom hàng, tách hàng Phương thức gom hàng này không chỉ giúp các thương nhân tiết kiệm chi phí mà còn
là biện pháp vận chuyển hàng hóa hiệu quả hơn
2.1.3 Các hoạt động được thực hiện trong kho CFS
Kho CFS thường thực hiện các nghiệp vụ như: đóng gói, bảo quản hoặc tiến hành sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu Phân loại, đóng gói hàng hóa vào container đối với hàng quá cảnh, trung chuyển, những hàng hóa này sẽ được phân chia, đóng gói chung hoặc kết hợp với hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu Chia tách hàng hóa nhập khẩu để chuẩn bị làm thủ tục Hải quan nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam và đóng ghép các container các mặt hàng xuất khẩu lại với nhau để chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba
2.1.4 Tiến trình gom hàng lẻ
Đối với hàng xuất khẩu, hàng LCL được tập kết tại kho CFS, chờ hàng LCL được đóng đầy vào container và xuất khẩu đi Đối với hàng nhập khẩu, hàng LCL được dỡ khỏi container đóng gói thông thường và đưa vào kho CFS chờ người nhập khẩu nhận hàng
2.1.6 Các mặt hàng được lưu kho Các mặt hàng được lưu trữ trong kho CFS đa dạng chủng loại Tuy nhiên, không được phép lưu trữ các mặt hàng như hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, hàng có tính chất nguy hại theo quy định của pháp luật Theo luật Hải quan Điều 61, khoản 3 năm 2014 [3] quy định rõ về những trường hợp hàng hóa có thể lưu ở kho CFS bao gồm:
Trang 13- Hàng hóa xuất khẩu được làm xong các thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai với Hải quan được đưa vào kho CFS để kiểm tra thực tế
- Hàng hóa được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ gồm hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục Hải quan, hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục Hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai Hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ
- Tất cả các loại hàng hóa từ nước ngoài nhập Thuận lợi và những điểm hạn chế của kho CFS
Thuận lợi khi sử dụng kho CFS là kho tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ hàng
có thể tách, gom hàng từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó tiết kiệm thời gian chờ đại, giảm chí phí và tối đa doanh thu kinh doanh Tuy nhiên kho cũng có những điểm hạn chế như theo điều 61 luật Hải quan, hàng hóa trong kho CFS nếu được lưu giữ quá thời hạn quy định (khoảng 90 ngày tính từ lúc hàng nhập kho) thì sẽ cần phải đưa ra khỏi địa điểm gom hàng lẻ tập trung này và xử lý theo quy định của điều 57 luật hải quan hàng hóa [4]
Bên cạnh đó, các hoạt động trong kho CFS sẽ được kiểm soát rất nghiệm ngặt từ Hải quan và các đơn vị có liên quan Việc giám sát Hải quan đối với hàng hóa lưu giữ tại kho CFS được quy định trong mục 3, chương III, Luật Hải quan [5] Chính vì vậy, các thủ tục nhập xuất hàng hóa sẽ khá phức tạp, đòi hỏi sự chi tiết và chính xác cao
Trang 14CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Cơ sở lý luận tổng quát
Hình 3 1 Phương pháp luận tổng quát 3.1.2 Cơ sở lý luận cụ thể
Cơ sở lý luận cụ thể được thể hiện theo trình tự của chu trình như sau:
- Define (xác định): đặt vấn đề
- Measure (đo lường): thu thập dữ liệu
- Analyze (phân tích): từ dữ liệu có được, phân tích và đánh giá hiện trạng của đối tượng nghiên cứu
Giai đoạn 1 Thu thập dữ liệu
Giai đoạn 2 Mô hình DEA
Giai đoạn 3: Đánh giá, đưa giải pháp và kết luận
Trang 15- Improve (cải thiện): tìm ra nguyên gốc rễ và đưa ra giải pháp phù hợp
- Control (kiểm soát): các giải pháp được đưa ra phải được duy trì, theo dõi để đảm bảo được tính hữu hiệu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chu trình DMAIC
Chu trình DMAIC đề cập đến một quá trình dựa trên dữ liệu nhằm cải thiện, tối ưu và ổn định quy trình sản xuất cũng như thiết kế Chu trình DMAIC là công cụ cốt lõi của các dự án Six Sigma, tuy vậy, chu trình này có thể được sử dụng như một quy trình cải tiến, phương pháp luận riêng biệt mà không cần dựa vào phương pháp Six Sigma, chu trình DMAIC bao gồm các bước:
- D – Define (xác định): mục đích của giai đoạn Define phải xác định là làm rõ vấn
đề cần giải quyết Luận văn có thể sử dụng các công cụ phân tích như SIPOC, flowchart để phân tích và nắm rõ các quy trình
- M – Measure (đo lường): mục tiêu chính của giai đoạn này là thu thập dữ liệu và thông tin để đánh giá trạng thái hiện tại của doanh nghiệp Để đảm bảo dữ liệu chính xác và phù hợp, cần xây dựng kế hoạch thu thập dữ liệu phù hợp, xác định dữ liệu cần thu thập, tính chất của dữ liệu, công cụ sử dụng để thu thập dữ liệu Đồng thời, cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của hệ thống đo lường/hệ thống thu thập dữ liệu
- A – Analyze (phân tích): từ dữ liệu thu được ở bước Measure tìm nguyên nhân gốc
rễ gây ra sự thay đổi về giá trị và do đó chuẩn bị cho giai đoạn cải tiến (Improve) Để nắm bắt tất cả các nguyên nhân và tìm ra nguyên nhân gốc rễ, có thể sử dụng sơ đồ xương cá để đảm bảo nắm bắt được tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra
- I – Improve (cải thiện): giai đoạn cải thiện là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình thực hiện, khắc phục sự cố loại bỏ nguyên nhân gốc và triển khai các cải thiện
- C – Control (kiểm soát): giai đoạn kiểm soát và là bước cuối cùng, mọi thay đổi, một khi được thực hiện, sẽ gặp phải sự phản đối thay đổi nhân viên, người vận hành
Trang 16máy móc, v.v Mục tiêu của giai đoạn kiểm soát là đảm bảo rằng các kế hoạch được
đề xuất duy trì tính hiệu quả của chúng, các vấn đề không còn tái diễn, các quy trình được phát triển sẽ được kiểm soát
3.2.2 Công cụ xác định vấn đề, nguyên nhân
Biểu đồ quan hệ nhân quả (Cause and Effect Diagram): Cause and Effect Diagram – biểu đồ nhân quả (hay biểu đồ xương cá – Fishbone) Sơ đồ nhân quả được tạo ra bởi một nhà khoa học Nhật Bản tên là Kaoru Ishikawa đã phát triển năm 1943 Ông đã thực hiện sơ đồ này khi đang làm việc tại Kawasaki Heavy Industries, và đã đặt tên cho nó là “Ishikawa” Sơ đồ có thiết kế đơn giản và gần giống với bộ xương
cá [6]
Hình 3 2 Biểu đồ xương cá Biểu đồ Ishikawa là một phương pháp nhằm xác định tất cả các nguyên nhân gây
ra vấn đề liên quan Trong đó các nguyên nhân gây ra vấn đề thường được chia theo phương pháp 6M (Man – Con người, Machine – Máy móc, Method – Phương pháp, Material – Vật liệu, Measurement – Đo lường và Environment – Môi trường) Từ những yếu tố chính này, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những yếu tố phụ khác có thể
có thể gây ra những kết quả không mong muốn [6]
Sơ đồ quy trình tổng quát (SIPOC): Sơ đồ SIPOC là một trong những kỹ thuật hữu ích và được sử dụng rộng rãi nhất để quản lý và cải tiến các quy trình, công cụ
Kết quả - Result
Đo lường Measurement
Con người Men
Thiết bị Machines
Môi trường
Emvironment
Phương pháp Methods
Nguyên vật liệu Materials Thông tin
Information
Trang 17này ra đời ra vào những năm 1980, giúp cho việc thực hiện quy trình công việc một cách nhanh chóng Sơ đồ được hình thành từ 5 phần chính là:
1 Supplier – Nhà cung cấp: người/đối tượng cung cấp đầu vào cho quy trình đang nghiên cứu
2 Input – Đầu vào: những thứ được cung cấp để thực hiện quy trình (thông tin, vật liệu, các nguồn lực khác)
3 Process – Quá trình: tuần tự các bước thực hiện nhằm đạt mục tiêu, các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện quy trình
4 Output – Đầu ra: kết quả thu được là sản phẩm cuối cùng
5 Customer – Khách hàng: là người tiếp nhận sản phẩm đầu ra
Hình 3 3 Hình ảnh minh họa sơ đồ SIPOC Phương pháp so sánh: Là tổng hợp những đặc điểm chung, trên cơ sở đó đánh giá những mặt so sánh phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả, từ
đó tìm ra phương án quản lý tối ưu Để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như: xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh
- Số so sánh ban đầu: Xác định số so sánh ban đầu, tài liệu của những năm trước theo mục đích phân tích cụ thể Kế hoạch giúp đánh giá mức độ sai lệch bằng cách so sánh
số liệu thực tế và quy chuẩn so với mục tiêu đề ra
Trang 18- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước (năm trước, quý trước, tháng trước) có ích cho việc nghiên cứu độ biến đổi, tăng trưởng
- Bằng cách so sánh dữ liệu của kỳ hiện tại với dữ liệu cùng kỳ với kỳ trước, giúp doanh nghiệp có thể kiểm tra nhịp độ phát triển của doanh nghiệp trong từng khoảng thời gian
Phương pháp DEA (Data Envelopment Analysis): Là một phương pháp đo lường hiệu quả trong sản xuất và quản lý Nó được sử dụng để đo lường hiệu quả của các đơn vị ra quyết định (Decision Making Unit – DMU) trong việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo ra các kết quả đầu ra [7]
DEA áp dụng được cả với các biến định tính (qualitative), do đó nó thường được ứng dụng để phân tích hiệu quả của các DMU hoạt động trong lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm… và tất nhiên là cả trong lĩnh vực kinh tế như sản xuất kinh doanh, ngân hàng, chứng khoán Vì DEA được xây dựng dựa trên các điểm thực
tế (observed data) nên nó có thể được áp dụng với các mẫu nghiên cứu (sample size) nhỏ, khác với phương pháp phân tích hồi quy thường yêu cầu cỡ mẫu lớn Do vậy DEA thường được sử dụng để phân tích chuyên sâu theo khu vực, địa phương (region), chẳng hạn như phân tích hiệu quả của các nền kinh tế trong ASEAN, các phòng ban trong một doanh nghiệp, các ngân hàng lớn (không phải chi nhánh),… [8]
Cơ sở lý thuyết của phương pháp, hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty ở cả Việt Nam và các nơi trên thế giới Một trong số đó là phương pháp đo lường thông qua mô hình DEA ngày càng phổ biến trong các nghiên cứu liên quan đến đánh giá hoạt động của công
ty
Các nghiên cứu thực hiện mô hình DEA thường được lựa chọn một trong hai dạng là hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào và hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu
ra Lời giải cho mỗi đơn vị ra quyết định (DMU) là sử dụng các loại đầu vào (Inputs)
ở mức cần thiết tối thiểu để sản xuất ra một tập hợp đầu ra nhất định (Outputs) [9] Hiệu quả kỹ thuật dựa trên kết quả là thước đo sản lượng tiềm năng của một DMU từ
Trang 19một tập hợp đầu vào nhất định Việc lựa chọn mô hình tập trung vào đầu vào hay đầu
ra phụ thuộc vào khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào của các DMU và việc lựa chọn cũng không nhiều khác biệt
Trang 20CHƯƠNG 4 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
4.1 Tổng quan về công ty và thông số kỹ thuật mặt hàng kinh doanh
4.1.1 Tổng quan về công ty
Tập đoàn Thái Bình đầu tư và phát triển 6 lĩnh vực chính, bao gồm: Da giày, Túi xách, Đầu tư, quản lí Bất động sản & Hạ tầng công nghiệp, Cảng & Logistics, Thương mại & Dịch vụ Mỗi ngành nghề đều có những thành tích, thành công đáng
kể góp phần quan trọng vào sự phát triển vững mạnh của công ty Sau 30 năm sáng tạo và phát triển, đến nay TBS Group đã vươn mình lớn mạnh và đang từng bước khẳng định vị trí trên thị trường Hiện nay tập đoàn Thái Bình (TBS Group) đã đạt quy mô rất lớn, với 7 công ty con, trong đó có TBS Logistics, công ty con của Công
ty Cổ phần Thương mại và Du lịch, hoạt động trên nhiều lĩnh vực
Thương hiệu tập đoàn TBS Group “Thế giới làm được, ắt ta sẽ làm được” Với lòng tin vào tài trí và khả năng của người Việt Nam, 30 năm qua, đội ngũ tập thể TBS Group đã chung chí hướng, chung sức, chung lòng gầy dựng, phát triển tập đoàn và chứng minh tiềm năng của ngành công nghiệp nước nhà trên thương trường quốc tế [10]
Hình 4 1 6 Nghành trụ cột chính của công ty TBS Group
Trang 214.1.2 Giới thiệu về công ty Thái Bình Logistics (TBS’L)
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH THÁI BÌNH (thuộc tập đoàn TBS GROUP)
- Loại hình công ty: Thương Mại và Du Lịch
- Mã số thuế: 3700144838-024
- Số điện thoại: +84 -3 774 775 – Hotline: +08 -88 333 499
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 9, Đường ĐT743, Phường Bình Thắng, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
4.1.3 Lịch sử hình thành
Năm 1992, Công ty TNHH Thái Bình được thành lập từ một nhóm các sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất ngũ Cho đến nay, với sự lãnh đạo của ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Thái Bình, cùng sự đồng lòng của hơn 12.000 cán bộ quản lý và nhân viên chuyên nghiệp, Thái Bình đã đạt được sự tăng trưởng lớn, năng động và bền vững
Tập trung vào sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng của Logistics tại Việt Nam, TBS Group bắt đầu bằng sự đột phá trong tư duy và hành động, đầu tư giai đoạn 1,
có diện tích hơn 20ha với tổng vốn lên đến hơn 300 tỷ đồng, xây dựng Cảng ICD (Inland Container Depot) Bình Dương Bước đột phá này đã trở thành một bước ngoặt
vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thương hiệu TBS, đánh dấu sự hiện diện của TBS trong ngành Logicstic Việt Nam, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà và các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Tháng 03/2009 đến 10/2009: Khánh thành và vận hành Kho ngoại quan và CFS số
1, khai trương Kho ngoại quan và CFS số 2
- Sau hơn một năm phát triển thì khai trương ICD và Depot Tân Vạn vào tháng 10/2010
- Tháng 03/2011 khánh thành nhà kho số 3
- Chưa dừng lại ở đó, TBS tiếp tục khánh thành kho CFS và là kho lớn nhất Việt Nam (42,500 𝑚 ) vào tháng 08/2015
Trang 22- Gần cuối tháng 11/2018, khánh thành trung tâm phân phối lớn nhất Việt Nam (51,000 𝑚 ) Đến cuối năm 2018, TBS Logistics đang khai thác 186,000 𝑚 kho hiện đại
- Tháng 09/2019, mở rộng hệ thống trung tâm phân phối mới đến KCN Sóng Thần 36,000 𝑚 , và khai thương TBS Depot qua cao ốc Mỹ Phước, Tân Vạn 60,000 𝑚 , (10,000 TEUs) Tính đến năm 2019 TBS hiện đang sở hữu hơn 220,000 𝑚 nhà kho
Nằm trong chiến lược phát triển kinh doanh, TBS’ Logistics sẽ không chỉ cung cấp các giải pháp kinh doanh toàn diện mà còn trở thành một trung tâm logistics kiểu mẫu, hiện đại và lớn nhất Việt Nam, bao gồm nhiều dịch vụ kho bãi, bãi container và các dịch vụ giá trị gia tăng
TBS’ Logistics cung cấp các dịch vụ quản lý và kho vận đa dạng, chuyên nghiệp thông qua hệ thống quản lý kho bãi tiên tiến WMS (Warehouse Management System) tích hợp với hệ thống xếp dỡ container hiệu quả CMS (Container Management System) TBS’ Logistics sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất với quản lý chuỗi cung ứng chất lượng cao với giá cả rất cạnh tranh
Trang 23- Đại lý thủ tục hải quan
- Vận tải hàng hóa đường bộ
- Dịch vụ xếp dỡ, lưu trữ, phân loại và đóng gói hàng
- Cho thuê văn phòng
- Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện phương thức giao nhận và vận chuyển hàng hóa tiên tiến, hợp lý và an toàn trên các luồng
và tuyến đường vận tải, đồng thời cải thiện việc chuyên chở, chuyên tải, lưu kho, lưu bãi, giao nhận hàng hóa
- Phân tích các điều kiện thị trường của dịch vụ giao nhận, kho vận và đưa ra các
đề xuất cải thiện giá cước của các tổ chức vận tải
Trang 244.1.5 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 4 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty Chức năng từng phòng ban
Chủ tịch hội đồng quản trị: Chủ tich hội đồng quản trị là người có quyền
hành cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành chung toàn bộ hoạt động của công
ty nhằm đạt được kế hoạch do công ty đề ra Chủ tịch hội đồng quản trị là
người sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty
Giám đốc: Là cấp quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, do hội đồng
quản trị lựa chọn và bổ nhiệm Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG KINH DOANH XNK
BỘ PHẬN HÀNH
CHÍNH NHÂN SỰ
PGĐ LOGISTICS
KHO NGOẠI
QUAN
KHO CFS
BỘ PHẬN CHỨNG TỪ
BỘ PHẬN HIỆN TRƯỜNG
BỘ PHẬN CHỨNG TỪ
Trang 25chung của công ty theo sự chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng quản trị, là người có
trách nhiệm báo cáo toàn bộ hoạt động cho Chủ tịch Hội đồng quản trị
Phó giám đốc: Là người thay mặt điều hành quản lý công ty khi Giám
đốc đi vắng, thừa hành lệnh của Giám đốc, trực tiếp điều hành các hoạt động
của công ty, và luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh theo đúng chức
năng, nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích cũng như chiến lược của công ty
Bộ phận hành chính –nhân sự: Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo năng lực sản xuất và trực tiếp thực hiện công tác đào tạo Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của công ty và những thông tin có liên quan đến công ty Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định, … Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi, … Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác tiền lương, tiền thưởng, các mặt chế độ và chính sách cho người lao động, đóng bảo hiểm xã hôi thành phố theo đúng quy định của nhà nước
và công ty
Phòng tài chính – kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động như lương, thưởng, mua các máy móc, thiết bị, vật liệu,…và lập phiếu thu chi cho tất cả các chi phí phát sinh Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của công ty Thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của nhà nước, lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình ban Giám Đốc
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Đây là bộ phận quan trọng đóng vai trò chủ chốt của công ty, đảm bảo đầu vào và đầu ra của công ty, nghiên cứu và mở rộng thị trường Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng Định hướng chiến lược hoạt động, tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu mới cho công ty và các đơn vị thành viên Chỉ đạo, theo dõi, quản lý công tác xuất nhập khẩu
do lãnh đạo công ty giao phó
Bộ phận chứng từ: Quản lý điều hành, tổng hợp số liệu phục vụ công tác tư vấn dịch vụ kho bãi Tổ chức quản lý, điều hành dịch vụ hoạt động kho bãi thực hiện
Trang 26chiến lược theo kế hoạch đã diễn ra Tìm kiếm nguồn đầu vào, đầu ra, soạn thảo hợp đồng và thực hiện dịch vụ theo đúng giao kết của hợp đồng
Bộ phận hiện trường: Là người trực tiếp theo dõi tình hình và kiểm tra hàng hóa có trên cảng cần thông quan Thông báo công khai các thông tin về thủ tục hải quan tại cảng biển, cảng hàng không Liên hệ và kết hợp với các phòng ban khác có nghĩa vụ liên quan để nhận và trao đổi, lưu giữ chứng từ và chuyển hàng hóa kịp thời Thường xuyên lập báo cáo và kế hoạch công việc một cách chi tiết, cẩn thận và báo cho các lãnh đạo cấp cao hơn để kịp thời nắm bắt tình hình
Sơ đồ tổ chức phòng ban có tác động lớn đến cách thức hoạt động của công
ty Thái Bình Sự thể hiện trực quan về cơ cấu nội bộ, nêu chi tiết vai trò, trách nhiệm
và quyền hạn của từng phòng ban và nhân viên Sơ đồ tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty và giúp nhân viên hiểu cơ cấu tổ chức và các phòng ban của công ty Nó cũng giúp các phòng ban phối hợp chặt chẽ với nhau để xây dựng một công ty vững mạnh hơn
4.1.6 Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin được áp dụng trong quá trình xử
lý chứng từ hàng xuất kho CFS sẽ giúp cho việc quản lý chứng từ được chính xác
và hiệu quả hơn Nếu hệ thống công nghệ thông tin không được cập nhật hoặc không được sử dụng đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến quá trình xử lý chứng từ và dẫn đến sự cố
Hình 4 2 Giao diện hệ thống cập nhật WMS của TBS’Logistisc
Trang 27Smartlog là nền tảng và hệ sinh thái tích hợp hóa đầu tiên cho hoạt động vận hành Logistics với độ bao phủ lớn nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á Xây dựng giải pháp giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề trong quản lý vận tải và không ngừng cải tiến, nâng cấp miễn phí cho các doanh nghiệp
4.1.7 Những khách hàng sử dụng dịch vụ gom hàng CFS của kho Thái Bình Logistisc
Trong 30 năm nỗ lực hoạt động, TBS đã thực hiện được nhiệm vụ tạo việc làm cho nhiều người có cuộc sống ổn định Bắt đầu từ một nhà máy nhỏ tại Bình Dương với vỏn vẹn một xưởng may, một xưởng gò cho đến nay TBS đã khẳng định vị thế của một doanh nghiệp sản xuất tầm cỡ với những đối tác lớn như Skechers, Decathon, Wolverine, trong ngành giày hay Coach, Lancaster, Tory Burch, trong ngành túi xách,
và Damco, APL, DHL, GEODIS trong lĩnh vực logistics
Hình 4 3 Các khách hàng tiêu biểu sử dụng dịch vụ kho CFS của Công ty Cổ Phần
Thương Mại và Du Lịch Thái Bình
Trang 284.1.8 Thực trạng hoạt động tại TBS’ Logistics
“Như nhiều doanh nghiệp khác, TBS’Logistics cũng không nằm ngoài ảnh hưởng bởi Covid – 19 Tuy nhiên, chúng tôi đã có sự chuẩn bị về nhân sự, hạ tầng, công nghệ để sẵn sàng thích ứng và phát triển, không để Covid là lý do, là trở lực hạn chế sự phát triển”, ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Điều hành TBS’ Logistics chia
sẻ khi được hỏi về các giải pháp giúp TBS’ Logistics đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm qua [11]
Sự bùng phát của dịch bệnh của Covid – 19 xảy ra vào cuối tháng 01/2020 không chỉ gây ra những thiệt hại nặng nề cho xã hội và đời sống của người dân mà còn gây ra sự suy thoái nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu Báo cáo Logistics Việt Nam 2020 nhận định “Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn và đảo lộn, kể cả hoạt động Logistics vốn là xương sống của chuỗi cung ứng” Tại Việt Nam, nhu cầu xuất khẩu
ra thị trường quốc tế giảm và tác động của việc giãn cách xã hội vào 04/2020 đã tạo
ra thêm nhiều nút thắt đối với các hoạt động vận tải và hậu cần, bao gồm cả TBS
Đến năm 2021, vượt qua những thách thức của dịch Covid – 19, mức tăng trưởng dương bất chấp những tác động của đại dịch, TBS’ Logistics đạt được nhiều kết quả quan trọng trong hoạt động kho bãi, dịch vụ khách hàng, mang đến thành công cho TBS’ Logistics trong giai đoạn khó khăn vừa qua Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự đoàn kết, đồng lòng của toàn thể Ban lãnh đạo, quản lý, cán bộ công nhân viên và người lao động của TBS Logistics Đầu tiên và quan trọng nhất là tầm nhìn và chiến lược đúng đắn của ban lãnh đạo Trong thời điểm khó khăn nhất của Tp HCM và Bình Dương đã trở thành tâm dịch, buộc những nơi này phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh Sản xuất đình trệ, chuỗi cung ứng quá tải và gián đoạn ở nhiều nơi, nhiều công ty phải cắt giảm sản xuất, nhân viên, thậm chí ngừng hoạt động Về vấn đề này, Ban lãnh đạo TBS’ Logistics tiếp tục cho biết, người lao động là tài sản quý giá và là lực lượng chính duy trì sự phát triển của công ty Vì vậy, dù có khó khăn đến đâu cũng phải hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh truyền nhiễm đến sức đời sống
Trang 294.1.9 Quy trình xuất nhập hàng hóa của công ty
o Khách hàng: là người thuê dịch vụ tại kho TBS’ Logistics
o Nhà máy: là người mang hàng và chứng từ đến kho để nhập hàng vào kho
o Hải quan: là cơ quan Nhà nước giám sát việc đưa hàng ra vào kho CFS theo đúng thủ tục, qui định về pháp luật
o Nhóm hiện trường: là 1 nhóm gồm các Tallyman, các Công nhân và các Tài
xế xe nâng làm việc trực tiếp trong kho
Lưu đồ quy trình nhập kho
Trang 30Kiểm tra chứng từ của Nhà máy
Kiểm tra chứng từ của Nhà máy
Phát hành bộ chứng từ YES YES
- Phân chia công việc cho tallyman
- Điều phối container/xe tải vào line
- Tiến hành nhận hàng theo qui trình
- In phiếu nhập kho cho Nhà máy
Ghi nhận thời gian kết thúc lô hàng vào hệ thống WMS YES
NO
NO
NO
Kiểm tra bộ chứng từ
Báo cáo thông tin nhập hàng đến Khách hàng
Kiểm tra container/xe tải
Ghi thời gian cont/xe ra khỏi cổng
YES
YES NO
NO
Bảng 4 1 Quy trình nhập kho
Trang 31Diễn giải lưu đồ:
1 Gởi kế hoạch
nhập hàng
Khách hàng sẽ gởi kế hoạch hàng sẽ nhập vào kho theo ngày, tuần hoặc tháng cho nhân viên Chứng từ và các bộ phận liên quan
- Nhà máy vận chuyển hàng đến cổng TBS Logistics
o Bảo vệ cổng phát hành “Phiếu ra vào cổng” cho Tài xế với các thông tin như: số cont/số xe, số seal, thời gian vào cổng, … với xác nhận của Bảo vệ cổng và Tài xế
o Bảo vệ ghi nhận vào sổ theo dõi
o Tài xế nhận phiếu ra vào cổng từ Bảo vệ cổng để bổ sung vào bộ chứng từ
5
chứng từ của
Nhà máy
- Đại diện Nhà máy mang chứng từ vào văn phòng Hải quan kho
để xin nhập hàng vào kho
- Hải quan kho tiếp nhận chứng từ và kiểm tra các thông tin của Nhà máy khai báo trên hệ thống của Hải quan
o Nếu thông tin Nhà máy không hợp lệ Hải quan kho sẽ trả chứng từ để Nhà máy bổ sung
o Ngược lại sẽ cấp cho đại diện Nhà máy “Phiếu nhập kho Hải quan” có xác nhận cho Nhà máy
o Sau khi Nhà máy nhận được “phiếu nhập kho Hải quan”, đại diện Nhà máy sẽ bổ sung vào bộ chứng từ nhập kho
Trang 32bộ chứng từ xem đã đúng, đủ và hợp lệ hay chưa
o Nếu chưa đúng, đủ và hợp lệ sẽ chuyển bộ chứng từ lại cho Đại diện Nhà máy kiểm tra và chỉnh sửa
o Nếu bộ chứng từ đã đúng, đủ và hợp lệ, nhân viên Chứng
từ sẽ phát hành Receiving Tally Record QT01-BM01; TBSL-BPK-QT01-BM02), phiếu cân hàng (TBSL-BPK-QT01-BM03) và Palletsheet(TBSL- BPK-QT01-BM04;TBSL-BPK-QT01-BM05;TBSL- BPK-QT01-BM06;TBSL-BPK-QT01-BM07;TBSL- BPK-QT01-BM08;TBSL-BPK-QT01-BM09; TBSL- BPK-QT01-BM10) kẹp vào bộ chứng từ, sau đó chuyển
(TBSL-BPK-bộ chứng từ cho (TBSL-BPK-bộ phận Điều phối
Nhân viên điều phối ghi nhận thời gian bắt đầu lô hàng vào hệ thống WMS
o Nếu tình trạng, số container/xe tải và seal không chính xác, nhân viên Tallyman sẽ báo lên cấp trên để làm việc
Trang 33với đại diện Nhà máy Đại diện nhà máy sẽ kiểm tra và xác nhận tình trạng, số container/xe tải, số seal, lập biên bản hiện trường (nếu cần)
o Nếu tình trạng, số container/xe tải và seal chính xác, nhân viên Tallyman sẽ ký xác nhận lên Trucksheet và đại diện Nhà máy sẽ cắt seal container hay xe tải
o Hình ảnh sẽ được nhân viên Tallyman chụp lại trong suốt quá trình gồm:
1 tấm tổng quát của container/xe tải;
1 tấm hình thấy rõ số seal Nếu 1 container/xe tải có 2 seal thì nhân viên Tallyman chụp cả 2 seal, nếu container/xe tải có cửa hông thì nhân viên Tallyman chụp tổng quát cửa hông và số seal ở cửa hông
1 tấm hình mở cửa sau khi đại diện Nhà máy đã cắt seal
và mở cửa
- Nhóm hiện trường tiến hành dỡ hàng ra khỏi container/xe tải, phân loại, kiểm tra và scan (nếu có) hàng hóa theo yêu cầu đã được hướng dẫn cho từng Khách hàng
- Trong quá trình nhận hàng nếu có sự cố về hàng hóa thì nhân viên Tallyman tiến hành lập biên bản hàng lỗi (để xử lý hàng lỗi vui lòng tham khảo qui trình xử lý hàng lỗi (TBSL-BPK-QT03)
- Sau khi nhân viên Tallyman nhận hàng hoàn tất sẽ chuyển bộ chứng từ nhập với đầy đủ các thông tin
- Nhận lại bộ chứng từ từ Tallyman, cập nhật thông tin lô hàng
- Thông báo container/xe tải ra khỏi boong và trả “Giấy xe ra vào cổng” cho Tài xế
- Chuyển bộ chứng từ về cho Nhân viên chứng từ
Trang 34- Nhân viên chứng từ cập nhật vị trí lưu hàng trong kho và tình trạng hàng lỗi (nếu có) vào hệ thống WMS
- Nhân viên chứng từ in “Phiếu nhập kho” BM11) và ký xác nhận với đại diện Nhà máy (nếu có yêu cầu từ Nhà máy)
(TBSL-BPK-QT01 Nhân viên chứng từ gởi báo cáo hàng nhập kho đến Khách hàng theo yêu cầu của Khách hàng
sẽ yêu cầu Tài xế quay lại để kiểm tra và chỉnh sửa
- Bảo vệ cổng ghi thời gian xe ra vào “Phiếu xe ra vào cổng” và cập nhật vào sổ theo dõi
Bảng 4 2 Diễn giải lưu đồ nhập kho
b Quy trình xuất kho
Mục đích: Quy trình được xây dựng nhằm quy định các bước thực hiện việc xuất hàng tại kho CFS thuộc TBS’ Logictics
Phạm vi áp dụng: Quy trình áp dụng cho tất cả các bộ phận kho CFS trong TBS’ Logictics
Định nghĩa:
- Định nghĩa
o Hàng hoá: hàng hoá có thể là vật tư, sản phẩm được đóng gói trong bao bì mà Nhà máy mang đến kho TBS’ Logictics để nhập hàng vào kho theo chỉ định
Trang 35o Nhóm hiện trường: là 1 nhóm gồm các Tallyman, các Công nhân và các Tài
xế xe nâng làm việc trực tiếp trong kho
Lưu đồ quy trình xuất kho
Trang 36Bước Trách nhiệm Lưu đồ
NHT NHT
ĐP SCAN
ĐP BVC BVC
Gởi kế hoạch hàng xuất
Chuẩn bị kế hoạch điều cont vào boong Nhập kế hoạch xuất hàng vào hệ thống WMS
- Nhận phiếu EIR và cập nhật vào hệ thống
- Báo line để container vào line Phát hàng giấy ra/vào cổng
Chuẩn bị kế hoạch xuất hàng
Cont rỗng, phiếu EIR đến kho
Áp cont/seal vào chứng từ, phát hành Loading sheet
Lấy thông tin trên hệ thống để làm tờ khai và chuẩn bị thanh lý
Phân bổ bộ chứng từ
Tiến hành xuất hàng theo qui trình
Kiểm tra cont rỗng
Cập nhật các thông tin cont/seal, booking số kiện số cbm vào hệ thống YES
Ghi nhận nhóm làm hàng, thời gian bắt đầu
lô hàng NO
Kiểm tra cont rỗng
Kiểm tra chứng từ
Seal container
Nhận lại bộ chứng từ xuất - Ghi nhận thời gian kết thúc lô hàng - Thông báo container ra khỏi boong
Kiểm tra chứng từ và dữ liệu NO
Kiểm tra cont/seal so với plist
Báo cáo Khách hàng các cont đã xuất
Bảng 4 3 Quy trình xuất khẩu
Trang 37Diễn giải lưu đồ
cont vào boong
Nhân viên điều phối nhận kế hoạch và chuần bị kế hoạch điều container vào line Nhập kế hoạch vào hệ thống WMS
3
Nhận kế hoạch
xuất hàng, kiểm tra
các thông tin trên
container vào line
Nhân viên điều phối nhận phiếu EIR, kiểm tra các thông tin trên phiếu EIR khớp với lệnh xuất không? Nếu đúng yêu cầu Tài xế
de container vào line chỉ định
Trang 388 Kiểm tra cont rỗng
Nhân viên điều phối tiến hành kiểm tra container rỗng đủ điều kiện để đóng hàng không?
- Nếu không đủ điều kiện trong trường hợp lỗi có thể khắc phục nhân viên điều phối yêu cầu Tài xế sửa chữa Trong trường hợp thấy có nguy cơ gây mất an toàn cho hàng hóa thì Nhân viên điều phối sẽ yêu cầu đổi container khác
- Nếu container đạt tiêu chuẩn để đóng hàng phiếu EIR sẽ chuyển sang cho Nhân viên chứng từ xuất
13 Kiểm tra cont rỗng
Nhân viên Tallyman kiểm tra container rỗng trước khi đóng hàng vào container
- Nếu container không đảm bảo cho việc đóng hàng sẽ báo nhóm Điều phối kiểm tra và xử lý
Trang 39- Nếu container đảm bảo cho việc đóng hàng, Tallyman sẽ tiến hành kiểm tra hàng
- Đóng hàng vào container theo thứ tự của Loading plan
Scan hàng (nếu hàng có scan)
- Giám sát Công nhân, xe nâng di chuyển và xếp hàng lên container theo đúng yêu cầu của Khách hàng
16
Nhận lại bộ chứng
từ với đầy đủ thông
tin lô hàng đã được
xuất kho
- Nhân viên Tally đưa bộ chứng từ đã xuất hàng xong với đầy đủ các thông tin cho Nhân viên điều phối
- Nhân viên Điều phối cập nhật thông tin lô hàng xuất Chuyển
bộ chứng từ cho bộ phận Scan để kiểm tra
- Nếu dữ liệu hay chứng từ không chính xác so với loading plan thì chuyển chứng từ và máy scan lại cho Tallyman để kiểm tra
và xử lý hàng thực tế cho khớp với Loading plan
- Nếu khớp với loading plan thì chuyển bộ chứng từ cho nhóm Điều phối
Trang 40- Nếu chính xác ghi nhận thời gian container ra cổng lên phiếu
xe ra vào cổng và cập nhật vào sổ theo dõi
22 Cont ra khỏi cổng
TBS’ Logistics Container ra khỏi cổng TBS’ Logistics để đi hạ bãi
Bảng 4 4 Diễn giải lưu đồ xuất kho 4.2 Xác định vấn đề
4.2.1 Tổng quát
Thực hiện phân tích vấn đề kinh doanh và thực trạng của công ty theo chu trình DMAIC, trong bước đầu tiên nghiên cứu này chỉ ra được vấn đề tổng quát của công ty, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Thái Bình
Những nội dung tiếp theo trình bày tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm từ 2017 – 2022
Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 – 2022 (xuất – nhập)