1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Truyền thông – Giáo dục sức khỏe ( combo full slides 5 bài )

50 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe
Chuyên ngành Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 141,02 KB
File đính kèm slidesfvf.zip (5 MB)

Nội dung

BÀI 1: TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC BÀI 2: HÀNH VI VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI SỨC KHỎE BÀI 3: TƯ VẤN SỨC KHỎE BÀI 4: KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE BÀI 5: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Trang 1

Môn học:

Truyền thông – Giáo dục sức

khỏe

Trang 2

NỘI DUNG

 BÀI 1: TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ Y HỌC

 BÀI 2: HÀNH VI VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI SỨC KHỎE

 BÀI 3: TƯ VẤN SỨC KHỎE

 BÀI 4: KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

 BÀI 5: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Trang 3

Mục tiêu môn học:

1.Trình bày được một số khái niệm cơ bản về tâm lý và tâm lý y học

2.Trình bày được những kiến thức cơ bản về giao tiếp, tư vấn và giáo dục sức khỏe

3.Thực hiện được một số kỹ năng giao tiếp, tư vấn sức khỏe có hiệu quả

4.Lập được kế hoạch một buổi truyền thông giáo dục sức khỏe

5.Vận dụng được những kiến thức về giao tiếp, tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe trong quá trình học tập và hành nghề

Trang 4

Bài 1: Tâm lý và tâm lý y học

Trang 5

Nội dung:

1 Khái niệm:

1.1 Tâm lý là gì?

- Tâm lý là tất cả những hiện tượng xuất hiện trong vỏ não con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người.

- Tâm lý là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người Nó là sự phản ánh thế giới khách quan (bên ngoài) vào vỏ não con người.

Trang 6

1.2 Phân loại các hiện tượng tâm lý:

- Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý diễn

ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu,

diễn biến,kết thúc nhằm biến tác động bên ngoài thành hỉnh ảnh tâm lý trong vỏ não Nó gồm:

+ Quá trình nhận thức (quá trình cảm giác, tri

giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng)

+ Quá trình cảm xúc (dễ chịu, khó chịu, nhiệt

tình, thờ ơ, mừng vui, tức giận…)

+ Quá trình ý chí (ham muốn, tham vọng, phấn đấu, đấu tranh tư tưởng…)

Trang 7

- Trạng thái tâm lý: là những hiện tượng tâm lý

diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở

đầu, kết thúc không rõ ràng, ít biến động nhưng chi phối một cách căn bản các quá trình tâm lý đi kèm, như sự chú ý, quan tâm, sự ganh đua, nghi ngờ, thái độ lạc quan, tin tưởng, tâm trạng…

- Thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý

tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi (hình thành lâu dài), có khi kéo dài suốt cả đời người, tạo thành những nét riêng của người đó (nhân cách), chi phối quá trình và trạng thái tâm lý của người đó, như xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất

Trang 8

1.3 Nhiệm vụ của tâm lý:

- Nghiên cứu bản chất các hoạt động của tâm lý

- Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển của tâm lý

- Phát hiện ra cơ chế diễn biến và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý

- Tìm ra các quy luật về mối quan hệ nảy sinh và phát triển của các hiện tượng tâm lý

1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học:

- Sẽ góp phần đưa ra các giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người để có hiệu quả nhất cho hạnh phúc của con người

- Giúp cho các ngành khoa học khác nghiên cứu tâm lý chuyên ngành, phục vụ cho nghề nghiệp của chuyên ngành

Trang 9

2 Tâm lý y học:

2.1 Tâm lý y học là gì ?

Tâm lý y học là các hiện tượng tâm lý của người bệnh, của cán bộ y tế trong môi

trường khám chữa bệnh, phòng bệnh.

Trang 10

2.2 Nhiệm vụ của tâm lý y học:

- Nghiên cứu các trạng thái tâm lý của người bệnh và cán bộ y tế

- Nghiên cứu các yếu tố tâm lý của người bệnh và cán bộ y tế ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển bệnh tật, quá trình chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh tật

- Nghiên cứu vai trò của yếu tố tâm lý trong chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, phòng bệnh bảo vệ sức khỏe

- Nghiên cứu mối quan hệ giao tiếp giữa cán bộ y tế với người bệnh trong công tác khám chữa

bệnh, phòng bệnh

Trang 11

2.3 Đối tượng nghiên cứu:

- Nhân cách của bệnh nhân

- Nhân cách của cán bộ y tế

- Mối quan hệ qua lại giữa bệnh nhân và cán bộ y tế

2.4 Ý nghĩa của nghiên cứu tâm lý y học:

- Cung cấp các kiến thức về tâm lý cho cán bộ y tế để họ biết cách tiếp xúc với bệnh nhân tốt

hơn (nghệ thuật)

- Hiểu được diễn biến tâm lý của bệnh nhân trong các bệnh tật khác nhau

- Hiểu được mối quan hệ qua lại giữa cán bộ y tế và bệnh nhân trong các loại bệnh tật khác nhau

- Nâng cao được đạo đức y học

Trang 12

2.5 Phân loại tâm lý y học: phân làm 2 loại

- Tâm lý y học chung: Nghiên cứu những quy luật chung của tâm lý người bệnh, tâm lý thày thuốc, nhân viên y tế, đạo đức y học, vệ sinh tâm thần

- Tâm lý y học chuyên ngành: Nghiên cứu diễn

biến tâm lý của bệnh nhân, thầy thuốc trong các bệnh nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa, thần kinh, ung thư,…

Trang 13

3 Bản chất tâm lý:

3.1 Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan

vào vỏ não con người thông qua chủ thể (tâm lý mang tính chủ thể)

- Thế giới khách quan muôn màu muôn vẻ, con

người cảm nhận được thế giới khách quan vào vỏ não thông qua các giác quan để tạo ra trên vỏ não hình ảnh tinh thần (tâm lý) chứa đựng thế giới khách quan

Trang 14

- Tâm lý người mang tính chủ thể:

+ Cùng một hiện thực khách quan tác động

nhưng ở những chủ thể (con người) khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với các mức độ và sắc thái khác nhau

+ Cùng một hiện thực khách quan tác động đến cùng một con người nhưng ở những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau, sức khỏe khác nhau lại

cho những hình ảnh tâm lý với các mức độ và sắc thái khác nhau

Như vậy, cùng một thế giới khách quan nhưng qua lăng kính chủ quan của mình đã hình thành

những hình ảnh tâm lý khác nhau

Trang 15

3.2 Tâm lý mang bản chất xã hội:

- Con người phải sống và tồn tại trong các mối

quan hệ xã hội giữa người với người, với thế

giới tự nhiên và hình thành tâm lý qua quan hệ đó Vì vậy tâm lý mang bản chất xã hội

- Tâm lý được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp, là kết quả của quá trình lĩnh hội và tiếp thu kinh nghiệm, nền văn

hóa xã hội mà người đó sống và chính tâm lý đó lại tác động trở lại hiện thực khách quan theo

chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực

Trang 16

4 Tâm lý người bệnh:

4.1 Bản chất tâm lý người bệnh:

4.1.1 Tính chủ thể của người bệnh phản ánh thế giới khách quan bị ức chế bởi tác động của

bệnh tật:

Bệnh tật làm cho người bệnh nhận thức về thế giới khách quan bị sai lệch, như bị căng thẳng với những đau đớn của bệnh tật, suy luận không có căn cứ về bệnh tật …

4.1.2 Tâm lý người bệnh tác động đến các mối

quan hệ xã hội, môi trường tự nhiên: bệnh tật

thường làm thay đổi tâm lý người bệnh từ

những thay đổi nhẹ về cảm xúc đến những thay đổi sâu sắc nhân cách người bệnh như trở nên nhút nhát, trầm tư, phó mặc hoặc ngược lại

nóng nảy, dữ tợn

Trang 17

4.2 Phương pháp nghiên cứu tâm lý người

bệnh:

4.2.1 Phương pháp quan sát các biểu hiện bên

ngoài của bệnh nhân, như cử chỉ, nói năng, cảm xúc, các mối quan hệ

4.2.2 Phương pháp đối thoại, nghiên cứu về tiền sử của bệnh nhân: tìm hiểu các thông tin có liên quan đến người bệnh như tuổi, giới, văn hóa,

nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, thay đổi bệnh tật, đau đớn, thời gian xuất hiện bệnh, nguyên nhân, diễn biến…để hiểu người bệnh hơn về tâm lý và bệnh tật của họ

Trang 18

4.2.3 Phương pháp phân tích các kết quả: dựa

vào các kết quả theo dõi, điều trị để thấy được các diễn biến tâm lý của bệnh nhân

4.2.4 Phương pháp thực nghiệm: tạo ra các tình huống tác động vào người bệnh một cách chủ động để người bệnh bộc lộ những biểu hiện về quan hệ nhân quả, từ đó thu thập được các

thông tin giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị.4.2.5 Phương pháp trắc nghiệm: thường được áp dụng để xác định phản ứng của người bệnh hay nhóm người bệnh trước căn bệnh, cách điều trị để có hướng giải quyết các nhiệm vụ của chẩn đoán, điều trị

Trang 19

5 Các yếu tố chính tác động đến tâm lý người

con người: nhận thức, tình cảm, hành động

- Bệnh tật có thể làm người bệnh thay đổi về cảm xúc như khó chịu, buồn rầu khi họ nhận thức còn đơn giản về bệnh tật của mình, có thể có thay đổi mạnh mẽ về nhân cách như cáu giận, thiếu tự chủ,

bi quan dẫn đến hành vi sai lệch như tự tử, trả thù đời khi họ nhận thức rõ hơn về bản chất của căn bệnh

Trang 20

Tùy vào nhận thức, đời sống tâm lý vốn có của người bệnh mà cùng một loại bệnh người nhận thức đúng và có bản lĩnh sẽ hợp tác với thày thuốc, người hiểu biết chưa đầy đủ, thiếu niềm tin sẽ không hợp tác với thầy thuốc

Trang 21

5.2 Nhân cách của người bệnh:

- Nhân cách là hệ thống các phẩm chất được hình thành qua quá trình hoạt động xã hội, tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát sinh, phát

triển của bệnh

- Nhân cách có 4 thuộc tính cơ bản: xu hướng,

tính cách, năng lực, khí chất

+ Xu hướng nhân cách của người bệnh: là

những quan điểm, niềm tin, khát vọng, hứng thú, say mê, thường bị thay đổi: từ cách nhìn lạc

quan yêu đời sang thất vọng bi quan, suy sụp

niềm tin, từ khát vọng, say mê, hứng thú sang

thờ ơ phó mặc, ảnh hưởng đến quá trình chẩn đoán, điều trị Vì vậy cán bộ y tế phải biết gây

niềm tin, hứng thú cho người bệnh trong quá

trình khám và điều trị, nâng đỡ về tinh thần và

sức lực cho bệnh nhân

Trang 22

+ Tính cách: là thái độ của người bệnh đối với môi trường xung quanh Khi bị bệnh thường thay đổi thái độ trong cách nhìn thế giới xung quanh: Rất ghét hoặc rất vui mừng với những ai rủ lòng

thương với họ…

+ Năng lực hoạt động: bao gồm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, sự khéo léo trong công

việc, sẽ bị giảm đi, tạo nên những khó khăn cho bệnh nhân trong việc phòng, chữa bệnh, làm

cho bệnh nặng thêm

Trang 23

+ Khí chất: là những thuộc tính cá thể của tâm lý quy định các động thái hoạt động tâm lý, các sắc thái bên ngoài của đời sống tinh thần của bệnh nhân: Làm cho bệnh nhân không linh hoạt, dễ bị tổn thương, giảm trí nhớ, đãng trí, không tập

trung, giảm khả năng nhận thức, lao động, phải bị phụ thuộc, bị động, thậm chí tin tưởng vào bất cứ điều gì kể cả mê tín, số phận nhằm nhanh

chóng thoát khỏi bệnh tật

Vì vậy, cán bộ y tế cần biết được đặc điểm về

nhân cách của người bệnh để cảm thông và

giúp đỡ họ vượt qua

Trang 24

5.3 Nhân cách (phẩm chất) của cán bộ y tế: là

hệ thống các phẩm chất của cán bộ y tế, tác

động mạnh mẽ đến người bệnh, được khái quát ở 2 mặt đức và tài

- Đạo đức của người thầy thuốc: có tâm với nghề nghiệp: không làm điều ác, chân thật, tình cảm, độ lượng, giúp đỡ mọi người

- Tài năng của người thầy thuốc: có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng, kỹ xảo trong chuyên môn, biết hợp tác, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp

Trang 25

- Theo Bác Hồ: lương y như từ mẫu.

- Theo Hải Thượng Lãn Ông: có 8 đức tính cơ bản:

+ Nhân: nhân từ, bác ái, không ích kỷ

+ Minh: hiểu biết sâu rộng sáng suốt

+ Trí: khôn khéo, nhậy bén, không cẩu thả.+ Đức: không làm điều ác

+ Thành: thành thật, trung thực

+ Lượng: độ lượng, tha thứ

+ Khiêm: khiêm tốn học hỏi, thật sự cầu thị.+ Cần: chuyên cần, chịu khó

Trang 26

5.4 Môi trường xung quanh: gồm môi trường tự

nhiên và xã hội, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động mạnh mẽ đến tâm lý người bệnh

- Môi trường tự nhiên: nhiệt độ, mầu sắc, mùi vị, thời tiết, khí hậu…

Khí hậu mát mẻ, trong lành, khung cảnh bệnh viện sạch sẽ, hài hòa, yên tĩnh, mầu sắc mát dịu tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh

Trang 27

- Môi trường xã hội: là các mối quan hệ giữa bệnh nhân, cán bộ y tế, gia đình, bạn bè, đài báo,

sách vở, có tác động trực tiếp, gián tiếp, tích

cực, tiêu cực đến tâm lý người bệnh

+ Cán bộ y tế thờ ơ, lạnh nhạt, phiền hà, không tôn trọng… ảnh hưởng xấu đến tâm lý người

Trang 28

6 Các biện pháp cơ bản để giao tiếp tốt với

- Người bệnh thường lo lắng về bệnh tật của mình:

mức độ bệnh, chữa được không, tính mạng

- Người bệnh lo nghĩ đến người thân, tương lai, tiền đồ của mình, đến kinh tế gia đình có đủ tiền để

chữa bệnh không, đến khả năng tiếp tục làm việc…

- Người bệnh suy nghĩ về thầy thuốc, bệnh viện: bệnh viện nào, thầy thuốc nào, có giỏi không, nhiệt tình không…

Trang 29

6.1.2 Diễn biến tâm lý của người bệnh khi nằm

điều trị trong bệnh viện:

- Phải nằm điều trị trong bệnh viện là điều không mong muốn: thay đổi môi trường sống, sinh hoạt, tiếp xúc với cán bộ y tế

- Xuất hiện những cảm xúc mới lạ: lo âu, bồn chồn,

hoang mang, trầm cảm, nhức đầu, mất ngủ, dễ bị

kích thích, nóng nảy hoặc trầm uất, giận hờn, để ý

phân tích tỉ mỉ những thiếu xót, khuyết điểm của

người khác, những cách ứng xử, chăm sóc của cán bộ y tế, hoài nghi về bệnh tật, kết quả chẩn đoán,

điều trị, chăm sóc, đòi hỏi tình cảm của mọi người

dành cho mình nhiều hơn hoặc phó mặc, coi thường, không hợp tác điều trị…

-

Trang 30

- Quan tâm đến kết quả chẩn đoán, điều trị, tiên lượng bệnh, tìm hiểu chuyên môn, đạo đức, riêng tư của cán bộ y tế, sợ hãi khi phải tiến hành các thủ thuật điều trị…

Trang 31

6.2 Một số yếu tố cơ bản gây lòng tin đối với người bệnh:

- Cơ sở vật chất của bệnh viện:

+ Khoa, phòng cần được xây dựng, bố trí thuận lợi, thoáng mát, khoa học, yên tĩnh, tạo cảm giác thoải mái, không khí thân mật giữa cán bộ y tế và người bệnh

+ Trang thiết bị đầy đủ, chất lượng, hiện đại gây lòng tin với người bệnh

Trang 32

- Cán bộ y tế:

+ Có trình độ chuyên môn

+ Có phẩm chất đạo đức, kỹ năng giao tiếp, thái độ niềm nở, cảm thông

+ Tôn trọng phong tục tập quán, dân tộc, tôn

giáo, trình độ, tâm lý của người bệnh

+ Sử dụng ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ phù hợp,

đúng mực, rõ ràng, đúng đắn về nghiệp vụ,

chuyên môn, nhiệt tình hướng dẫn, chăm sóc, điều trị

- Tập thể cán bộ khoa phòng đoàn kết, hỗ trợ,

giúp đỡ nhau

Trang 33

6.3 Sử dụng liệu pháp tâm lý tác động đến người bệnh:

6.3.1 Liệu pháp điều trị:

- Giải đáp về tác dụng của thuốc, hướng dẫn người bệnh cách dùng để họ an tâm

- Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn ngủ, nghỉ ngơi, làm việc

Ngày đăng: 30/11/2024, 12:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w