1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên Đề giáo dục ứng phó với biến Đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi

15 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Trường học Trường mầm non Nga Bạch
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 359,08 KB

Nội dung

Giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu là cách hữu hiệu nhất, kinh tế nhất, bền vững nhất để cho con người hiểu rõ tầm quan trọng của khí hậu và cách bảo vệ môi t

Trang 1

1/29

MỤC LỤC

TRANG

7 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

8 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

9 2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

10 2.3.1 Xây dựng môi trường giáo dục, phong phú, hấp dẫn 4

11 2.3.2 Giáo dục và hình thành các kỹ năng ứng phó với

biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cho trẻ theo chủ đề 7

12

2.3.3 Tích hợp và lồng ghép các nội dung giáo dục giúp

trẻ hình thành những kỹ năng cần thiết để ứng phó với

biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai ở các thời điểm

trong ngày

9

13 2.3.4 Sưu tầm các trò chơi, bài thơ , hò vè, câu đố về biến

16 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt

động giáo dục ,với bản thân ,đồng nghiệp và nhà trường 20

Trang 2

1/29

1 MỞ ĐẦU:

1.1 Lý do chọn đề tài:

Biến đổi khí hậu là điều chúng ta có thể nhận biết được bằng sự quan sát từ việc tăng nhiệt độ của trái đất và đại dương, mực nước biển tăng, gió bão, lũ lụt hạn hán, sạt nở đất Biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra và là một trong những mối đe dọa môi trường, kinh tế xã hội lớn nhất mà con người đang phải đối mặt Biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường sống…) Biến đổi khí hậu diễn ra trong một thời gian dài và là một thực tế không thể xóa bỏ nó Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong công cuộc xây dựng đất nước, đảng và nhà nước ta trú trọng chủ chương phát triển kinh tế đi đối với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững Giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu là cách hữu hiệu nhất, kinh tế nhất, bền vững nhất để cho con người hiểu rõ tầm quan trọng của khí hậu và cách bảo vệ môi trường.[1] Theo ông Mark Richmond - Giám đốc điều phối về Giáo dục của Liên Hợp Quốc nói

“Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn cầu và là chủ đề quan trọng của thập kỷ giáo dục bền vững 2005 - 2014/Liên Hợp Quốc - UNESCO” [2] Để có được những thói quen, hành vi tốt đối với môi trường sống của mình, mỗi người phải qua một quá trình rèn luyện lâu dài và xuyên suốt ngay từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của đất nước Như Bác Hồ đã nói “Cái mầm xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt trẻ em có được nuôi dưỡng hẵn hoi mới tự lập tự cường” [3] Nhưng thật đau lòng khi chúng ta đọc được nhữngthông tin, theo điều tra của tổ chức Y

tế thế giới mỗi năm có 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguyên nhân là do biến đổi các yếu tố về môi trường [4]

Theo ông Bernurth, giám đốc tổ chức Save The Children “Trẻ em đang chết

vì biến đổi khí hậu và nếu không có những hành động khẩn cấp thì số lượng này sẽ không ngừng tăng lên”[5] Để trẻ em được phát triển toàn diện về mọi mặt thì chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ trẻ vì trẻ rất dễ bị tổn thương bởi môi trường sống và sức đề kháng của trẻ đối với bệnh dịch do sự thay đổi của thời tiết còn yếu, khi trẻphải chứng kiến cảnh mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc bệnh nhiễm khuẩn…những vấn đề đó có thể gây sang chấn động tâm thần mạnh với trẻ Vì vậy chúng ta cần hình thành và trang bị cho trẻ có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu từ độ tuổi mầm non là việc hết sức quan trọng Đó cũng là vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu, toàn xã hội, cần được giáo dục cho con người ngay từ độ tuổi mầm non

Việc hình thành cho trẻ từ khi còn nhỏ tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên quan tâm tới thế giới xung quanh, có lối sống vệ sinh ngăn nắp phụ thuộc vào rất nhiều nội dung và cách thức giáo dục của chúng ta Do đó việc giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng là rất cần thiết

Trang 3

2/29

đặc biệt là đối với những đứa trẻ thường xuyên phải chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai như những đứa trẻ ở quê tôi, một vùng quê ven biển

Đối với trẻ lớp tôi phụ trách, mặc dù các cháu đã có những nhận thức cơ bản về các hiện tượng của thời tiết (bão, mưa dông, nắng nóng, sét, lốc, mưa đá…) các cháu biết thực hiện một số hành vi tốt như: chăm sóc cây, biết giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu chưa có như: Làm thế nào để ứng phó với biến đổi thời tiết, làm gì khi gặp cháy, mưa, giông bão, nắng nóng…

Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có tình yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường sống xung quanh, có lối sống vệ sinh ngăn nắp, hình thành thói quen, kỹ năng để bảo

vệ chính mình trước những biến đổi của khí hậu Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, tôi thấy trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng để phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu rất tốt Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng

nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non Nga Bạch”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

- Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu cơ bản về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ

- Tìm ra những giải pháp tốt nhất để giúp hình thành và giáo dục trẻ ứng phó với những biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ 3-4 tuổi đạt kết quả cao nhất

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Hình thành và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non Nga Bạch, huyện Nga Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi chọn lọc tài liệu cần tham khảo phải

do bộ giáo dục và các nhà xuất bản nhà nước ban hành, tìm phần tài liệu liên quan đến nội dung cần nghiên cứu, đánh dấu, viết ra sổ tay theo từng nội dung

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thực nghiệm, tổng kết

kinh nghiệm xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài, sau đó đưa ra các giải pháp áp dụng cho sáng kiến

- Điều tra thực tế thu nhập thông tin dựa trên đối tượng trẻ tại nhóm lớp mình nghiên cứu, hàng ngày quan sát các hoạt động của trẻ

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Biến đổi khí hậu hiện nay đang là vấn đề cấp bách của toàn cầu Mặc dù con người có công lao to lớn trong việc cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục

vụ cho lợi ích của mình, nhưng đồng thời con người cũng là thủ phạm chính gây

Trang 4

3/29

nên biến đổi khí hậu Việt Nam cũng như nhiều nước khác đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên tai do sự gia tăng dân số, do quá trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá [4]

Trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng rất thích tiếp xúc với thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, trẻ dễ tiếp thu và hình thành những nền nếp, thói quen, những giá trị tốt đẹp đồng thời trẻ cũng rất nhạy cảm với những tác động và ảnh hưởng của môi trường xung quanh, dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu [5]

Môi trường sống của trẻ ngày mai phụ thuộc vào chính những hành động của trẻ từ ngày hôm nay Vì vậy việc giáo dục hình thành ý thức, thái độ, đặc biệt là hành vi đúng đắn bảo vệ môi trường sống, cách ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu phải bắt đầu từ lứa tuổi mầm nonnói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng có vị trí quan trọng trong chiến lược “giáo dục bảo

vệ môi trường, phòng ngừa, giảm nhẹ thảm hoạ thiên tai” của ngành giáo dục là

cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau này [5]

Trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non chúng ta phải cung cấp cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng, vốn hiểu biết sơ đẳng về việc: “Làm gì? và làm như thế nào?” để ứng phó với biến đổi khí hậu trong những trường hợp xảy ra khi không có người lớn bên cạnh Muốn hình thành những kỹ năng đó cho trẻ, tôi đã xây dựng nội dung, biện pháp và kế hoạch phù hợp theo độ tuổi, hoàn cảnh và tâm sinh lý của trẻ đó là:

+ Trẻ bước đầu nhận biết được một số nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, phân biệt một số dạng thiên tai thường xảy ra nơi trẻ sinh sống qua những dấu hiệu nổi bật

+ Trẻ làm được một số việc cụ thể để tránh nguy hiểm cho bản thân: Biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết, biết tìm đến chỗ an toàn, biết cách kêu cứu, biết mình phải nghe lời và làm theo chỉ dẫn của người lớn

+ Trẻ có khả năng kể lại một vài thông tin đơn giản như nói được tên mình, tên bố mẹ, địa chỉ gia đình, gọi được số điện thoại cần thiết

+ Trẻ bước đầu có khả năng phối hợp, giúp đỡ,thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với các bạn và những người xung quanh để tránh nguy hiểm, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh khi thiên tai xảy ra

+ Trẻ thể hiện ý thức tiết kiệm, tái sử dụng nguyên liệu phế thải, yêu thiên nhiên và ứng xử thân thiện với môi trường xung quanh

Những kiến thức đó sẽ ăn sâu và tạo thành ý thức cho trẻ trong suốt cuộc đời Điều đó cũng có nghĩa là chỉ cần giáo viên biết tích hợp nội dung một cách phù hợp về ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt động hàng ngày của trẻ thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả như mong muốn

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Nhận thức được tầm quan trọng đó Tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và

thực hiện “Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai cho trẻ mẫu giáo

Trang 5

4/29

3-4 tuổi trường mầm non Nga Bạch năm học ” Trong quá trình thực hiện

Tôi gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

- Tôi rất may mắm được công tác ở một ngôi trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu trong việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến vào nhóm lớp mình, có được sự giúp đỡ của tổ chuyên môn, chị em đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sát sao của PGD huyện nga sơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

- Được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của các ban nghành đoàn thể trong địa phương

- Trẻ ngoan tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức

- Bản thân là giáo viên trẻ luôn tâm huyết với nghề, coi học sinh như con mình, luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện, tự tham khảo sách báo, tập san, thông tin đại chúng để tìm ra các phương pháp, biện pháp dạy và hướng dẫn trẻ phù hợp tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của ngành học Mầm non trong đó có, chuyên đề giáo dục phát triển nhận thức, chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, chuyên đề phát triển vận động ngoài ra tôi còn tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai do địa phương tổ chức

* Khó khăn:

- Về cơ sở vật chất: Trường tôi đang trong quá trình phấn đấu đạt trường

chuẩn quốc gia, đang còn gặp một số vấn đề khó khăn về cơ sở vật chất đó là phòng học còn thiếu, diện tích các phòng học chưa đủ điều kiện về không gian cho trẻ hoạt động, thiếu các phòng chức năng nên việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn

- Về phía giáo viên: Sĩ số trẻ đông giáo viên thiếu nên công tác chăm sóc

giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn Các bạn đồng nghiệp còn e ngại về nội dung này, đôi khi có lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhưng mới chỉ đại khái qua loa chưa mang lại hiệu quả cao

- Về phía trẻ: Nhận thức và kỹ năng của trẻ còn non nớt, nghèo nàn, lúng

túng còn phụ thuộc nhiều vào người lớn

- Về phụ huynh: Một số phụ huynh làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa chú trọng quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non Sự phối hợp cùng cô giáo rèn các kỹ năng sống cho trẻ ở nhà còn hạn chế

*Kết quả thực trạng ban đầu tháng

(Bảng 1 phần phụ lục)

Từ những kết quả khảo sát được tôi luôn suy nghĩ xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục biến đổi khí hậu và cách ứng phó với thảm họa thiên nhiên cho trẻ lớp mình, đồng thời nhắc nhở phụ huynh đánh thức

ở họ ý thức bảo vệ môi trường và cho họ thấy được sự nghiêm trọng của biến đổi khí hậu với thông điệp “hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này” Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để các đồng nghiệp cùng tham khảo

Trang 6

5/29

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1.Xây dựng môi trường giáo dục khoa học, phong phú, hấp dẫn

Những đứa trẻ của chúng tôi được sinh ra và lớn lên tại vùng quê ven biển hàng năm trẻ cùng gia đình phải chứng kiến và ứng phó rất nhiều các thảm họa của thiên nhiên chính vì vậy việc trang bị cho trẻ những kiến thức sơ đẳng nhất

về cách ứng phó với các thảm họa đó là việc làm hết sức cần thiết đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 3-4 nói riêng Môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, vì môi trường học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hằng ngày, hàng giờ Khi giáo dục cho trẻ kỹ năng có thể ứng phó với biến đổi khí hậu và các thảm họa thiên nhiên thì việc sử dụng những loại đồ dùng trực quan tranh ảnh, các loại đồ chơi khác nhau, với cách trang trí và xắp xếp các đồ dùng một cách khoa học để tạo nên một môi trường giáo dục gần gũi với thiên nhiên, một môi trường giáo dục giúp trẻ thỏa sức trải nghiệm khám phá là việc làm được xem là quan trọng nhất hiện nay ở các trường mầm non Đây là hình thức giáo dục phù hợp với tâm lý của trẻ, môi trường có gần gũi có thực tế thì mới hấp dẫn mới khơi gợi được tính tò mò ham hiểu biết của trẻ, từ đó trẻ mới khát khao được tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm về sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh trẻ Xác định được môi trường giáo dục rất quan trọng trong quá trình học tập và vui chơi của trẻ nói chung và quá trình giáo dục trẻ ứng phó với các thảm họa thiên nhiên nói riêng nên ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng trang trí môi trường trong và ngoài lớp để gây hứng thú cho trẻ như sau

* Với môi trường trong lớp

Ngay từ đầu năm học tôi mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm cho các lớp các thiết bị đồ dùng dạy học như ti vi, bảng, tranh ảnh

lô tô, và một số các mô hình mô phỏng để phục vụ dạy học Tôi đã thay đổi lại môi trường học tập trong lớp tạo ra môi trường đẹp hấp dẫn trẻ bằng cách tôi tìm hiểu yêu cầu của các chủ đề căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 3-4 tuổi để tạo môi trường đẹp xung quanh trẻ Để gây ấn tượng cho trẻ tôi sưu tầm thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu có mầu sắc đẹp, bố cục hợp lý và đặt tên thật ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ

Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật” tôi chuẩn bị một số hình

ảnh minh họa như mặt trời, đất thiếu nước…và một số nguyên vật liệu cát, sỏi, cành cây khô lá khô… Cô và trẻ cùng làm những mô hình minh họa trời nắng nóng lâu ngày nên thiếu nước, đất nứt nẻ cây thiếu nước sẽ khô héo…

Hay khi thực hiện chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” tôi chuẩn bị các hình ảnh như: ông mặt trời, giông bão, lũ lụt, hạn hán, sóng thần…để trẻ được quan sát khám phá trò chuyện và tìm hiểu Đồng thời tôi còn chuẩn bị một

số đồ dùng tạo ra các hiện tượng tự nhiên đơn giản như: “đồ dùng tạo ra hiện tượng sạt lở đất, dùng bông bỏ đi của những chiếc gối hỏng tạo thành những đám mây nhỏ trang trí xung quanh môi trường lớp, dán những ngôi sao nhỏ nhiều mầu sắc, hay ông mặt trời dễ thương để giúp trẻ gần gũi hơn và yêu thiên nhiên hơn

Trang 7

6/29

Để khích lệ trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm về cách ứng phó với các thảm họa thiên nhiên, căn cứ vào chủ đề mình thực hiện để trang trí và xây dựng các góc chơi thật hấp dẫn và khoa học như:

Góc “đóng vai” theo từng chủ đề tôi trang trí và chuẩn bị các đồ dùng phù hợp với các vai chơi (đồ dùng cho các chú lính cứu hỏa, các loại đồ dùng cho trẻ

đi bơi, các loại trang phục phù hợp với thời tiết, khăn ướt để chơi ứng phó với hỏa hoạn…)

Góc “tạo hình” tôi chuẩn bị rất nhiều các loại tranh ảnh về trái đất, các hiện tượng biến đổi khí hậu, những hoạt động bảo vệ môi trường… để trẻ tô màu, chuẩn bị giấy màu gấp thuyền chơi trò chơi nước biển dưng…

Góc “sách truyện” tôi đã sưu tầm rất nhiều các hình ảnh, bài thơ câu chuyện từ sách báo, tập san… hướng dẫn trẻ làm sách, tranh cùng với đó tôi còn xây dựng một góc mở “Sân khấu của bé” ở đó trẻ tha hồ được lựa chọn và gắn lên sân khấu những hình ảnh của những câu chuyện của những bài thơ nói về các hiện tượng tự nhiên, cách ứng phó của bé với biến đổi khí hậu lên sân khấu, trẻ có thể đọc thơ hay kể lại câu chuyện mà trẻ thích…

Góc “khám phá khoa học” tôi chuẩn bị cho trẻ các loại tranh ảnh về một số hiện tượng thiên nhiên, các nguyên vật liệu từ thiên nhiên các nguyên vật liệu phế thải như các loại hộp, chai nhựa, bìa cát tông…Các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương như lá cây cành cây khô, vỏ ngao hến, ốc, cói lõi, các loại hột hạt, đá sỏi…để trẻ có thể chơi các trò chơi với nước với cát cách bảo vệ môi trường hay làm một số thí nghiệm nhỏ

Tôi còn trang trí một góc mở có tên gọi “Thời tiết trong ngày” tôi trang trí xung quanh góc là những hình ảnh đám mây, ông mặt trời, ông sao rất đáng yêu

và ngộ nghĩnh Bên trong tôi chia góc thành 4 ô

+ Ô thứ nhấtcô và trẻ sẻ tìm thẻ số để theo lịch của ngày hôm đó vd: (Thứ 2 ngày )

+ Cột thứ hai giúp trẻ gắn lô tô tương ứng với thời tiết buổi sáng ngày hôm

đó Vd: buổi sáng trời mưa trẻ sẻ tìm hình ảnh mưa và một số đồ dùng cần vào lúc đi mưa trẻ sẻ gắn lên

+ Cột thứ 3, 4 thì dành cho buổi trưa và buổi chiều hình thức chơi cũng giống cột 2 Đối vơi góc chơi tôi cho trẻ được chơi được hoạt động hàng ngày Như vậy từ thực hiện chơi ở góc cùng với một môi trường trong lớp gần gũi hấp dẫn đã giúp cho trẻ rèn luyện được cách tư duy và suy luận từ đó rèn các

kỹ năng sống cho trẻ rất hiệu quả

(Hình ảnh 1: Môi trường giáo dục trong lớp -phần phụ lục)

* Môi trường giáo dục bên ngoài:

Với môi trường ngoài lớp tôi sử dụng phần sân chơi trước cửa lớp để xây dựng một khoảng không gian nhỏ để trẻ thỏa sức vui chơi, học tập, khám phá và được hòa mình vào với thiên nhiên Ở khu vực này tôi đã cùng các đồng nghiệp

đã tận dụng những lốp xe ô tô hỏng mang sơn màu và trang trí tạo thành những

ô đựng cát, sỏi, lá khô… tất cả đã được xử lý sạch sẻ để trẻ có thể chơi, khám phá, trải nghiệm hoặc có thể làm một số thí nghiệm nhỏ với cát với sỏi để minh

Trang 8

7/29

họa về các hiện tượng biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai như: Chơi bão cát, xạt

lở đất, đá, khô hạn, cháy rừng… Từ đó tôi dạy cho trẻ các kỹ năng để trẻ có thể

xử lý được khi gặp các thảm họa thiên tai Cùng với đó tôi đã dùng những chai

lọ nhựa, ống dẫn nước làm thành một hệ thống dẫn nước, đựng nước ở khu vực này trẻ có thể chơi một số trò chơi với nước như: Nước biển dưng, nước chảy về nguồi…

Bên cạnh đó tôi xây dựng một góc thiên nhiên ở góc này tôi đã chuẩn bị hạt giống và các chậu đất, nước… để trẻ có thể tự tay gieo hạt và chăm sóc cây, được quan sát sự phát triển của cây và biết được cây muốn sống được thì nhờ vào những yếu tố nào?

Ví dụ: Tôi chuẩn bị cho trẻ hai chậu đất và hạt giống tôi cùng trẻ chăm sóc

và tưới nước cho một chậu cây còn một chậu không được tưới nước đất nứt nẻ khô cằn, cây thiếu nước bị héo không phát triển được

Qua thí nghiệm đó giải thích cho trẻ biết hiện tượng hạn hán có ảnh hưởng đến sự sinh tồn của loài người và mọi sinh vật như thế nào Từ đó giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường Một góc nhỏ khác tôi đặt chậu cá và các chậu cây cảnh để cho góc thật sự đẹp và sinh động, giáo dục được trẻ biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên

Ngoài không gian ở lớp thì trường tôi có “Vườn thiên nhiên của bé” với các loại cây cảnh, các loại rau để trẻ có thể tham quan và khám phá Nhà trường đã mua sắm và bổ sung các thùng đựng rác với các dạng con vật nghộ nghĩnh đáng yêu với những lời kêu gọi thân thiện như “hãy cho tôi ăn rác, đừng vứt rác bừa bãi, cùng tôi bảo vệ môi trường…” Phần nào cũng đã nâng cao được ý thức dữ dìn vệ sinh và bảo vệ môi trường của phụ huynh và học sinh Tôi thường xuyên cho tổ chức các buổi cho trẻ nhặt lá, tưới rau, chăm sóc cây cảnh…làm cho trẻ luôn luôn phấn khởi và thích thú khi tham gia

(Hình ảnh 2 Môi trường giáo dục bên ngoài - Phần phụ lục)

2.3.2 Giáo dục và hình thành các kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai cho trẻ theo chủ đề

Việc hình thành và giáo dục trẻ có được các kỹ năng sơ đẳng về việc ứng phó với biến đổi khi hậu, phòng chống thiên tai là việc làm hết sức quan trọng cần phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, từ khi trẻ còn nhỏ và bắt đầu bằng những việc nhỏ, gần gũi, giúp các em biết bảo vệ môi trường, tôn trọng môi trường thiên nhiên, các nguồn thiên nhiên để bảo vệ khí hậu Đơn giản như việc tắt đèn khi không cần thiết, hoạt động tiết kiệm nước, bảo vệ cây xanh, không vứt rác ra đường… tất cả những điều này thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên và các nguồn nănglượng chúng ta có Những kiến thức đó sẽ ăn sâu và tạo thành ý thức cho trẻ trong suốt cuộc đời Chính vì điều quan trọng đó tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ có kỹ năng ứng phó với biến đổi khi hậu được tích hợp trong tất cả các lĩnh vực giáo dục, trong các chủ đề trẻ được học tại lớp Được đưa vào các hoạt động từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm

tâm sinh lý của theo độ tuổi 3-4 tuổi

Trang 9

8/29

* Chủ đề “Trường Mầm non”: Ngay từ những ngày đầu trẻ đến lớp tôi đã

vận dụng phương pháp đàm thoại để trò chuyện với trẻ về trường Mầm non, nơi trường được xây dựng, hãy cho trẻ liên hệ, xác định những vị trí khu vực, địa điểm

an toàn mà trẻ có thể di chuyển đến đó khi có thiên tai Xác định những vật dụng

có sẵn ở trường cần thiết phải sử dụng khi có thiên tai Khi có thảm họa thiên tai nhắc trẻ không được sợ hãi, không hoảng loạn, bình tĩnh thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của cô giáo, giúp cô giáo đóng cửa nếu cần thiết, không tự ý ra khỏi lớp, hoặc ra khỏi nơi sơ tán khi không có người lớn bên cạnh, cần biết tìm nơi trú

ẩn an toàn, biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm tôi còn dạy trẻ về cách sử dụng nước khi ở trường, biết vứt rác đúng nơi quy định, biết giữ môi trường xanh, sạch đẹp giúp trẻ biết đó là những việc làm cần thiết làm giảm sự ô nhiễm môi trường, góp phần chống lại sự biến đổi của khí hậu Từ phương phát trên tôi thấy những đứa trẻ của tôi gần gủi tôi hơn vì trẻ đã nhận ra một điều trường mầm non là nơi an toàn có thể bảo vệ trẻ khi có thiên tai sảy ra

* Chủ đề “Bản thân”: Ở chủ đề này tôi dạy trẻ biết về một số hiện tượng

biến đổi khí hậu và thiên tai Dạy cho trẻ được các kỹ năng sơ đẳng mà bản thân trẻ phải biết các hiện tượng thiên tai sảy ra

- Khi trời nắng nóng trẻ cần uống nhiều nước không đi ra ngoài trời nắng to khi không cần thiết, nếu đi cần đội mũ nón, đeo khẩu trang… Trời rét đậm phải mặc đủ ấm quàng khăn, đội mũ đi tất, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để chống rét, Trời mưa, bão trẻ phải ở trong lớp, trong nhà không đi ra ngoài trời, nếu ở trong nhà trẻ phải tắt ti vi, máy tính, quạt điện… và tránh xa các thiết bị điện Đồng thời tránh những chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước không đứng dưới gốc cây to, tránh xa các cột điện và dây điện… Nếu có lũ lụt triều cường trẻ phải tuân theo hướng dẫn của người lớn di chuyển lên chỗ cao, tránh

xa các vũng nước, hồ nước, ao sông khi không có người lớn

- Xem tranh ảnh hoặc qua thực tế môi trường xung quanh để ghi nhớ một số địa điểm nguy hiểm, không an toàn khi thời tiết bất thường xảy ra Giáo dục trẻ cùng người lớn hàng ngày nghe dự báo thời tiết Nghe kể chuyện, đọc thơ, vẽ, làm sách tranh… Có nội dung về giáo dục bảo vệ sức khỏe và an toàn khi có hiện tượng thời tiết bất thường Cho trẻ tham gia vào các trò chơi, thực hành các tình huống nhằm rèn luyện một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi có các hiện tượng thiên tai xảy ra (Trò chơi: bé lựa chọn đồ dùng và trang phục phù hợp theo thời tiết, trò chơi nhảy qua suối nhỏ, trò chơi: bé làm gì khi sảy ra hỏa hoạn…)

- Tôi dạy cho trẻ nhớ và biết gọi người lớn khi gặp thiên tai, nhớ và biết được cách gọi các số điện thoại khẩn cấp như 113 khi gặp nguy hiểm, 114 khi gặp cháy, 115 khi có người bị ốm hoặc bị thương

* Chủ đề "Gia đình” Cô cùng trẻ trò chuyện về những việc mà các thành

viên trong gia đình cần bảo vệ môi trường xung quanh mình, môi trường nước,không khí trồng cây xanh, thu gom rác thải, phân loại rác thải, không hút thuốc Trò chuyện về ngôi nhà của bé để trẻ biết về đặc điểm ngôi nhà của mình.Tôi giúp trẻ nhận biết một số khu vực không an toàn và cách phòng tránh khi có hiện tượng bất thường, biết chia sẻ thông tin với người thân như gọi to

Trang 10

9/29

khi gặp sự cố, gọi điện thoại Biết được các đồ dùng cần thiết cho gia đình trong những ngày mưa, bão, lũ, triều cường (Đèn pin, dây chằng, áo mưa, áo phao, thuyền, can nhựa và cách sử dụng an toàn, biết chăm sóc và tự bảo vệ

khi gặp thiên tai trong gia đình

* Chủ đề: "Thế giới thực vật"

- Giúp trẻ biết lợi ích của cây xanh đối với con người, biết trồng nhiều cây xanh để góp phần giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu

- Cho trẻ xem video nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường bị ô nhiễm, thiên tai, lũ lụt xảy ra, ảnh hưởng đến con người Nhận biết một số hành vi đúng, sai của con người với môi

trường Cô kể cho trẻ nghe câu truyện "Tiếng gọi của rừng xanh" sau đó cho trẻ

chơi trò chơi "Chọn tranh đúng về bảo vệ môi trường" Tổ chức các buổi dạo

chơi ngoài trời cho trẻ gieo hạt trồng cây, chăm sóc cây xanh

* Chủ đề: “Nước và một số hiện tượng tự nhiên”

Đối với chủ đề này tôi dạy trẻ biết sự cần thiết của nước đối với đời sống của con người và động thực vật trên trái đất, các loại nguồn nước (Nước biển, sông, suối, hồ, giếng, thác nước) Các dấu hiệu để nhận biết thế nào là nước sạch, nước bẩn Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Vì sao phải bảo vệ nguồn nước? cần làm gì để bảo vệ nguồn nước

Biết cách phòng chống tai nạn do nước gây ra (không chơi gần sông hồ, nơi

có nước lũ, nước đun sôi ) Biết kêu cứu khi nhìn thấy người bị đuối nước Với hoạt động này tôi tìm kiếm và đưa ra những hình ảnh minh họa hành động trẻ nên làm và không nên làm

- Dạy trẻ tìm hiểu về ích lợi và tác hại của mưa biết trong mùa mưa hay xảy

ra hiện tượng các cơn giông, sấm sét Trẻ biết hiện tượng sét và cách phòng chống bị sét đánh không nên trú ẩn dưới các gốc cây to, trẻ biết được một số đồ dùng có thể sử dụng khi trời mưa, bão như ô, áo mưa, ủng…

- Dạy trẻ biết được thời tiết là các hiện tượng nắng, mưa, gió, bão, nóng, lạnh, độ ẩm… diễn ra trong một thời gian rất ngắn như sáng, trưa, chiều, tối, ở một khoảng không gian hẹp như xã, huyện, tỉnh

- Tổ chức cho trẻ được chơi các trò chơi, bài tập thực hành tình huống rèn

kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu

Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi “Tìm hiểu về một số nguy hiểm từ nước”

Cách chơi: Cho nước vào vật dễ vỡ (túi ni lông) Cho nước nhiều vào túi hỏi trẻ điều gì sẽ sảy ra? Túi sẽ bị tràn nước ra ngoài hoặc bị vỡ túi Từ đó có thể giải thích cho trẻ hiểu cơ thể con người nếu phải uống quá nhiều nước cũng rất nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là khi bị đuối nước…

Kết quả: Thông qua các chủ đề thực hiện trong chương trình giáo dục

mầm non, có 90% Trẻ trong lớp thể hiện tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với các bạn và những người xung quanh khi thiên tai xảy ra Có ý thức tuân thủ sự chỉ dẫn của người lớn khi thiên tai xảy ra

Ngày đăng: 26/10/2024, 13:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN