1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường thpt cát ngạn

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn
Trường học Trường THPT Cát Ngạn
Chuyên ngành Quản Lý
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2021 - 2022
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 795,15 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỐI HỢP QUẢN LÝ, GIÁO DỤC CÁC HỌC SINH Ở TRỌ THEO HỌC TẠI TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN 16 1.. Có thể nói việc ở trọ giúp các em chủ động hơn trong việc tham gia học tập và

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

====***====

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn

LĨNH VỰC: QUẢN LÝ

Năm học: 2021 - 2022

Trang 2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

THCS

Trung học cơ sở CBGV-CNV Cán bộ giáo viên công nhân viên

SKSSVTN Sức khỏe sinh sản vị thành niên

HLHTN Hội liên hiệp thanh niên

Trang 3

MỤC LỤC

1 Số lượng học sinh ở trọ trong những năm gần đây 9

2 Ý thức tự học, tự rèn luyện của số học sinh phòng trọ 10

3 Điều kiện cơ sở vật chất, sinh hoạt của học sinh xóm trọ 16

IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHỐI HỢP QUẢN LÝ, GIÁO

DỤC CÁC HỌC SINH Ở TRỌ THEO HỌC TẠI TRƯỜNG THPT

CÁT NGẠN

16

1 Xây dựng kế hoạch mở hội nghị phụ huynh, học sinh ở trọ, các chủ

trọ chính quyền địa phương cùng ban giám hiệu và giáo viên chủ

nhiệm để tìm giải pháp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ

16

2 Xây dựng kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và các

chủ trọ trong việc đảm bảo an toàn an ninh và quản lý nề nếp học tập

sinh hoạt đối với các học sinh ở trọ theo học

19

Trang 4

3 Sơ đồ hoá mạng lưới học sinh ở trọ theo đơn vị lớp học, theo đơn vị

chủ trọ để giáo viên chủ nhiệm dễ trong quản lý, theo dõi và nắm bắt

tình hình các em

25

4 Xây dựng các nhóm tự quản đối với học sinh ở trọ 26

5 Tổ chức các sân chơi lành mạnh cho các em ở trọ sau các giờ học 29

6 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ tập trung vào các nội dung tuyên

truyền sức khoẻ giới tính, SKSSVTN cho các em

30

1 Thay đổi chuyển biến về ý thức, giờ giấc học tập 33

4 Chuyển biến trong rèn luyện tu dưỡng phẩm chất 36

Trang 5

A MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trường THPT Cát Ngạn nằm trên vùng thượng huyện của huyện Thanh Chương, địa bàn tuyển sinh rộng, địa hình vùng núi, giao thông đi lại khó khăn Đặc biệt mùa mưa lũ nước trên hệ thống sông suối đầu nguồn lên nhanh, gây chia cắt nhiều tuyến đường liên xã trong nhiều ngày, vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến việc

đi lại học tập của học sinh nhà trường

Để tạo thuận lợi cho việc học tập của con em, trong thời gian gần đây rất nhiều phụ huynh đã thuê các phòng trọ gần trường để các em tiện học tập, sinh hoạt Đa số học sinh ở trọ là những con em của các đồng bào dân tộc Thái, Khơ- mú, Mông, Đan lai của 2 xã Ngọc Lâm và Thanh Sơn thuộc vùng tái định cư Bản Vẽ, chiếm 1/4 tổng

số học sinh toàn trường

Có thể nói việc ở trọ giúp các em chủ động hơn trong việc tham gia học tập

và sinh hoạt tại trường; rèn luyện tính tự lập, kỹ năng sống, biết chia sẻ khó khăn vất

vả với bố mẹ, khả năng thích ứng với môi trường sống mới Tuy nhiên đây là lần đầu tiên xa rời vòng tay bố mẹ, sống xa gia đình tất cả đối với các em đều mới mẻ,

lạ lẫm, trong khi các em còn quá trẻ để tự điều chỉnh và làm chủ được hành vi, cảm xúc, dễ rơi vào trạng thái buồn, chán học do nhớ nhà; hoặc bị lôi cuốn vào các trò chơi tiêu khiển không có điểm dừng qua thiết bị điện thoại, máy tính Cũng có thể các em bị rủ rê vào các trò chơi bài bạc, rượu chè và các tệ nạn khác…Tất cả những vấn đề đó không chỉ ảnh hưởng đến nề nếp học tập, chất lượng học tập trên lớp mà

nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh, vấn đề trật tự an ninh trên địa bàn các khu nhà trọ Để nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường thì việc giáo dục, giúp đỡ số học sinh ở trọ là việc làm rất cần thiết và thường xuyên Từ thực tiễn và kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn” để nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế đã nêu, từng bước giúp các em học sinh sống xa gia đình có đời sống tinh thần lành mạnh, yên tâm học tập

Vẫn biết rằng trong giáo dục không có biện pháp nào là đa năng, nhưng với cách tiếp cận mới, mang tính khác biệt của một trường không phải là miền núi cao nhưng có nhiều con em đồng bào ở trọ theo học hy vọng đề tài sẽ có đóng góp nhất định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

II PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Phạm vi nghiên cứu

Một số giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn

Trang 6

2/43

Phạm vi thời gian: Đề tài này thực hiện suốt trong 3 năm học từ 2019- 2021

2 Đối tượng nghiên cứu

- Học sinh THPT ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn

- Giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các học sinh ở trọ

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu, đưa ra giải pháp phối hợp, quản lý giáo dục các em ở trọ theo học tại trường THPT Cát Ngạn nhằm tạo cho các em có ý thực học tập tốt không chỉ trên lớp mà cả việc tự học, tự rèn luyện khi các em ở trọ sống xa gia đình

- Đề xuất các giải pháp hữu hiệu để định hướng giáo dục cho các em học sinh có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, có sức khỏe tốt, có ý chí vươn lên trong học tập

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

- Phương pháp khảo sát thực tế trước và sau khi tác động

- Phương pháp so sánh trước và sau khi tác động vào việc triển khai các giải pháp giáo dục kĩ năng sống

- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin

V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Từ những nhận định ban đầu, chúng tôi xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:

1 Phân tích thực trạng về thuận lợi, khó khăn học sinh ở trọ gặp phải

2 Xây dựng các hoạt động phối hợp quản lý giáo dục đối với học sinh ở trọ

3 Đánh giá kết quả thực nghiệm đề tài trong các năm học: 2018-

2019, 2019-2020, 2020-2021

VI KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Bảng tiến độ thực hiện công việc:

STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm

1 Từ 15/9/2021

đến 15/10/2021

- Chọn đề tài, viết đề cương

- Đăng ký với tổ

- Bản đề cương

Trang 7

2 Từ 15/10/2021

đến 15/11/2021

- Đọc tài liệu

- Khảo sát thực trạng

- Tổng hợp số liệu

- Tập hợp tài liệu viết phần cơ sở lý luận

- Xử lý số liệu khảo sát

3 Từ 15/11/2021

đến 15/1/2022

Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, đề xuất biện pháp

- Bảng số liệu

- Triển khai thực tiễn qua các hoạt động ngoài giờ lên

- Áp dụng thử nghiệm lớp

4 Từ 15/1/2022

đến 15/2/2022

Viết Sáng kiến kinh nghiệm - Bản nháp Sáng kiến kinh

nghiệm

5 Từ 15/2/2022

đến 25/4/2022

Hoàn thiện Sáng kiến kinh nghiệm

- Bản Sáng kiến kinh nghiệm chính thức

Trang 8

4/43

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục toàn diện cho con người càng trở nên cấp thiết Đặc biệt trong điều kiện nước ta hiện nay, yêu cầu hội nhập nền kinh tế tri thức của nhân loại càng đưa giáo dục lên tầm cao mới, nhiệm vụ mới, đó là, đào tạo ra sản phẩm là những con người vừa hồng, vừa chuyên, năng động, sáng tạo, có trình độ tri thức và trình độ đạo đức cũng như năng lực thực tiễn cao, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời

kỳ mới “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển” (Theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)

Đảng ta và Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, là cánh tay đắc lực trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ

và xây dựng đất nước Lứa tuổi vị thành niên sẽ là những những người tiếp lửa, là chủ nhân tương lai của đất nước Trong mỗi gia đình các em có vai trò quan trọng,

là lực lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để đảm bảo đời sống cho các thành viên trong gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình Vì vậy, nếu được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp các em có thể có một sức sống và một ý chí để học tập, lao động

Vị thành niên là giai đoạn phát triển, chuyển tiếp từ giai đoạn ấu thơ đến tuổi trưởng thành, ở cả nam giới và nữ giới Đây là một giai đoạn cực kì quan trọng diễn

ra đối với cuộc đời mỗi con người Về mặt sinh lý, vị thành niên là giai đoạn đang lớn, dậy thì và có sự trưởng thành về tình dục Về mặt tâm lý xã hội, vị thành niên

là lứa tuổi có những diễn biến nội tâm phức tạp, muốn được coi là người lớn, muốn

tự khẳng định mình Đây là giai đoạn hết sức khó khăn trong quá trình nhận thức của các em Cái gì tốt? Cái gì xấu? Việc gì nên làm, việc gì nên tránh? Trong đời sống tâm lý của các em có thể nảy sinh mâu thuẩn giữa nhu cầu muốn khám phá chính bản thân mình cũng như bạn bè khác giới

Trang 9

Học sinh THPT lứa tuổi từ 15 đến 18 tuổi, đây là lứa tuổi hình thành tính cách

và luôn muốn tự khẳng định mình, các em có nhiều diễn biến tâm lý phức tạp Các

em vừa hết cấp học THCS và bước vào một môi trường mới hoàn toàn xa lạ, ở đó

có bạn mới thầy cô mới, xa gia đình Bước vào một môi trường mới xa gia đình phải

ở trọ để theo học, bản thân các em phải tự lập hoàn toàn từ ăn uống sinh hoạt đến ngủ nghỉ, học tập Nên việc định phướng phối hợp quản lý, giáo dục các em là một vấn đề cần được quan tâm không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội

2 Cơ sở thực tiễn

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh các cấp phổ thông, đặc biệt là các em học sinh ở trọ càng trở nên cấp bách trước xu thế mở cửa, hội nhập và thực hiện nền kinh tế thị trường Hiện nay, mặt trái của quá trình này đang tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, nhất là tầng lớp thanh - thiếu niên Tình trạng thanh - thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng và có chiều hướng diễn biến phức tạp Đặc biệt, các tệ nạn

xã hội, tình trạng bạo lực, lối sống buông thả, đang xâm nhập vào học đường với

số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng đã gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh, người làm công tác giáo dục và cả xã hội Qua đó cho thấy rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trên cả nước nói chung và trên địa bàn trường đóng nói riêng

Trong xã hội số hiện nay, việc phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội

để giáo dục các em là một thành tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách thói quen cho một thế hệ trẻ Các em ở xa trường hàng chục km theo học phải ở trọ để thuận tiện trong việc học tập là một điều đáng trân trọng song còn đó nhiều lo âu của nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh Một số tệ nạn đã xâm nhập vào các nhà trọ như nghiện gêm, rượu chè, gây rối … đây là những vấn đề phát sinh tại các khu nhà trọ cần phải được quan tâm phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể các chủ nhà trọ để từ đó giáo dục uốn nắn các em hình thành thói quen và nhân cách của mình

Trong những năm học vừa qua, trường THPT Cát Ngạn đã đón nhiều học sinh

từ nhiều vùng miền khác nhau về theo học tại trường Do đó nhu cầu ở trọ để theo học ngày càng tăng cao, nhiều khu nhà trọ của các hộ dân xung quanh trường đã hình thành Việc phối hợp để giáo dục các em là vấn đề cấp thiết Từ đó giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bản thân và đạt kết quả cao trong học tập Mặt khác các em ở trọ theo học số ít là các em ngoài vùng tuyển sinh, số còn lại chủ yếu là các

em vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng tái định cư khu vực Bản Vẽ gồm hai xã Thanh Sơn và Ngọc Lâm, phong tục tập quán lối sống của các em khác so với vùng xuôi nên việc ở trọ lại theo học cũng có nhiều phát sinh và khó quản lý Vì vậy việc quản lý giáo dục các em là một vấn đề mà chúng tôi luôn quan tâm hiện nay

Trang 10

6/43

II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trung học phổ thông Cát Ngạn được thành thành lập năm 2003 theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An với tên gọi Trường phổ thông Bán công Cát Ngạn

Đến năm năm học 2009 -2010, theo quyết định số 3974/ QĐ-UBND ngày 14/08/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc chuyển đổi trường THPT BC Cát Ngạn thành trường công lập với tên gọi mới là: Trường THPT Cát Ngạn Việc chuyển đổi

mô hình trường thành trường công lập là một tin vui với tập thể CBGVCNV, học sinh và nhân dân trên địa bàn trường đóng

Trường THPT Cát Ngạn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục

và Đào tạo Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, tổ chức quá trình dạy và học theo các quy chế, quyết định và văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An

Trường đóng trên địa bàn xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương có diện tích khuôn viên 14800 m2, tổng diện tích xây dựng 1500m2, gồm 3 dãy nhà cao tầng tường gạch, cột bê tông, nền gạch, mái bê tông lợp tôn; còn lại là nhà cấp 4 tường gạch, nền gạch, khung lợp mái bằng gỗ, mái lợp ngói

Chủ trương của trường là giáo dục toàn diện, trong đó không chỉ quan tâm phát triển tri thức, kỹ năng tư duy mà còn giúp học sinh rèn luyện và phát triển nhân cách Nhà trường nỗ lực xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, nơi mỗi học sinh đều được quan tâm và chăm lo tốt nhất, được tạo điều kiện tối ưu để phát triển toàn diện, được chuẩn bị hành trang để tự tin bước vào cuộc sống, tạo dựng thành công trong thời đại hội nhập quốc tế

Trong những năm qua, nhà trường đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất theo mô hình chuẩn, các phòng thí nghiệm, trang thiết bị dạy học luôn được nâng cấp, đầu tư mới; ứng dụng hiệu quả các phần mềm quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên theo hướng đủ và ổn định về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn về chất lượng; xây dựng

cơ chế, chính sách hợp lý trong quản lý nhằm tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển chung của nhà trường; đáp ứng tốt các yêu cầu cần thiết của một trường học tiến tiến, hiện đại và yêu cầu ngày càng cao của giáo dục hiện đại

Đến nay đã hơn 18 năm xây dựng và trưởng thành nhà trường đã đạt được những thành quả đáng khích lệ với kết quả các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 100% trong năm học 2020 -2021, tỷ lệ đậu đại học, cao đẳng 30%, … Những kết quả về giáo dục, thể dục thể thao, hoạt động xã hội, kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả thi đại học – cao đẳng nhà trường đã đạt được đã chứng minh trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã và đang

là một trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh

Trang 11

Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh -

Khối 10 5 lớp với 203 học sinh

- Khối 11 5 lớp với 186 học sinh

- Khối 12 5 lớp với 139 học sinh

- Giáo viên: 38 người

- Nhân viên: 4 người

- Ban giám hiệu: 2 người

- Tổ chức công đoàn: 42 công đoàn viên

- Tổ chức đoàn thanh niên: có 16 chi đoàn với 540 đoàn viên thanh niên

Về xếp loại văn hoá – hạnh kiểm HS:

Về văn hoá: Do đặc thù của nhà trường là chất lượng đầu vào thấp nên ngay

từ đầu nhà trường đã chỉ đạo ban chuyên môn đề ra các giải pháp thiết thực để từng bước nâng cao chất lượng văn hóa như: Tăng cường quản lý nề nếp dạy học, quản

lý học tập chuyên cần của học sinh Phát động các cuộc thi đua dạy tốt, học tốt trong thầy và trò Phối hợp với PHHS để quản lý, đôn đốc con em trong học tập Phát động phong trào bạn giúp bạn để cùng nhau tiến bộ trong học tập… Do vậy mà chất lượng văn hóa từng bước được nâng lên hàng năm, năm sau cao hơn năm trước

Năm học STT Sĩ số

Học lực Giỏi Khá T.bình Yếu

SL TL SL TL SL TL SL TL

2018-2019

TỔNG 410 51 12,44% 221 53,90% 119 29,02% 5 1,22% Khối 10 146 10 6,85% 67 45,89% 58 39,73% 4 2,74% Khối 11 119 16 13,45% 60 50,42% 37 31,09% 1 0,84% Khối 12 145 25 17,24% 94 64,83% 24 16,55% 0 0,00%

2019-2020

TỔNG 420 29 6,90% 214 50,95% 162 38,57% 15 3,57% Khối 10 194 1 0,52% 80 41,24% 103 53,09% 10 5,15% Khối 11 116 13 11,21% 65 56,03% 33 28,45% 5 4,31% Khối 12 110 15 13,64% 69 62,73% 26 23,64% 0 0,00%

2020 -2021 TỔNG 449 60 13,4% 263 58,6% 133 29,6% 1 0,22%

Ngày đăng: 04/10/2024, 19:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w