1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trường Đại học luật hà nội là ngành luật kinh tế thì sẽ có những khó khăn và thách thức nào trong khuôn khổ của bài luận này, em sẽ bàn luận về vấn Đề “học luật kinh tế có gì khó”

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học Luật Kinh Tế Có Gì Khó?
Người hướng dẫn Giảng viên chấm 1, Giảng viên chấm 2
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 87,34 KB

Nội dung

Và một trong những ngành học đang khá phổ biến hiện nay với mức điểm chuẩn cao như 29,5 điểm vào năm 2022 của Trường Đại học Luật Hà Nội là ngành Luật kinh tế thì sẽ có những khó khăn và

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: NHẬP MÔN LUẬT HỌC

Mã Tiểu luận: 03

Họ và tên:

MSSV:

Lớp niên chế:

ĐIỂM TRUNG BÌNH:

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong các kỳ tuyển sinh đại học, các bạn học sinh luôn phải đối mặt với bao nỗi băn khoăn, lo sợ về vấn đề nghề nghiệp tương lai khi mà có biết bao nhiêu con đường, bao nhiêu cánh cửa trước mắt nhưng ta không biết phải bước vào hướng nào hay tự hỏi rằng mình có thật sự phù hợp với nó hay không Và một trong những ngành học đang khá phổ biến hiện nay với mức điểm chuẩn cao như 29,5 điểm vào năm 2022 của Trường Đại học Luật Hà Nội là ngành Luật kinh tế thì sẽ

có những khó khăn và thách thức nào? Trong khuôn khổ của bài luận này, em sẽ bàn luận về vấn đề “Học Luật Kinh tế có gì khó?”

Trang 3

Câu 1 (7,0 điểm)

Viết bài luận với dung lượng tối đa 4000 từ về chủ đề sau:

“Học Luật Kinh tế có gì khó?”

BÀI LÀM Theo LuatVietnam(2023): “ Luật kinh tế là một tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.” Vì vậy, ngành luật kinh tế là ngành có sự kết hợp giữa nền tảng luật học và kinh tế học, nó sẽ giúp cho chúng ta có thể nhìn nhận những vấn đề kinh tế dưới góc độ pháp luật và ngược lại Căn cứ  vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp (2023): “Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động

có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.” Vậy nên, trong mọi hoạt động kinh doanh của cá nhân hay tập thể thì đều cần phải được thực hiện dưới sự kiểm soát của pháp luật Với xu thế toàn cầu hóa ngày nay việc phát triển, liên kết tăng cường kinh tế ở mỗi quốc gia đều được coi như vấn đề thiết yếu, quan trọng hàng đầu Điều này đã giúp cho cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật kinh tế ngày càng rộng mở với mức lương thỏa đáng Chính lý do đó

mà ngành Luật kinh tế trở nên “hot” với đa số học sinh, sinh viên trong nhiều năm gần đây Và với cá nhân em, một sinh viên năm nhất đang theo đuổi ngành học Luật kinh tế tại Học viện Ngân hàng cũng đến với ngành này với những mong chờ

và hi vọng như vậy

Học Luật không bao giờ là dễ dàng và học Luật kinh tế lại càng không bởi những lý do sau: Thứ nhất, ngành Luật nói chung là một ngành yêu cầu bạn phải ghi nhớ chính xác và toàn diện các văn bản quy phạm và hiểu sâu rộng mọi điều

Trang 4

luật để có thể áp dụng chúng vào công việc hàng ngày Chỉ cần phạm một sai lầm hay nhầm lẫn nhỏ cũng khiến cho việc áp dụng bị sai quy định và những phán đoán trở nên không chính xác Ngoài ra các bộ luật không ngừng được cải thiện để phù hợp với sự phát triển của xã hội Vì vậy nếu như bạn muốn thăng tiến với ngành này thì buộc bạn phải rèn cho mình kỹ năng ghi nhớ thông tin, kiên nhẫn, tỉ mỉ Thứ hai, đặc thù ngành học có sự kết hợp nền tảng của hai lĩnh vực Luật học và Kinh tế học nên đòi hỏi sinh viên ngoài học luật thì phải hiểu sâu về các nguyên lý kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế, phân tích thị trường, để có cái nhìn toàn diện về các vấn đề kinh tế Thứ ba, như thầy Phan Đăng Hải đã từng nói: “Ngành Luật như một con đường rộng mở phía trước nhưng nếu nhiều người đi trên con đường đấy quá thì nó sẽ trở nên chật chội” Tiềm năng to lớn của ngành Luật kinh tế đã thu hút được rất nhiều học sinh, sinh viên Chính vì vậy, người học muốn khẳng định được bản thân thì phải nỗ lực không ngừng thu lượm kiến thức, vận dụng vào các tình huống thực tiễn, nắm bắt thông tin xung quanh nhanh chóng

Để thành công trong ngành Luật Kinh tế, sinh viên cần trang bị cho mình một hành trang kiến thức, kỹ năng và thái độ vững vàng Luật là một lĩnh vực học đòi hỏi sự suy nghĩ logic và sắc bén để phân tích, đánh giá chính xác và khách quan các tình huống pháp lý Sinh viên cần có khả năng suy nghĩ phản biện, xem xét các vấn đề từ nhiều quan điểm, khía cạnh và đưa ra các lập luận chặt chẽ và mang tính thuyết phục, có cơ sở Một trong những kỹ năng quan trọng bạn cần phải có nếu muốn tiến xa hơn với nghề Luật là giao tiếp, thuyết trình để trình bày những vấn đề pháp lý một cách rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu Ngành nghề nào cũng sẽ có đạo đức nghề nghiệp mà nó yêu cầu người làm nghề phải tuân theo Và Luật học là lĩnh vực đòi hỏi người làm luật phải trung thực và chính trực Luật gia là người đại diện cho cán cân công lý, cho sự công bằng trong xã hội Chính vì thế nghề Luật sư hay những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật đều nhận được sự tôn trọng từ mọi người Với vai trò và trọng trách quan trọng như thế mà sinh viên học Luật phải có

Trang 5

phẩm chất, đạo đức tốt, ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch

sự thật Sinh viên phải biết tôn trọng sự thật, không dùng pháp luật để trục lợi cho mình Ngoài ra để làm tốt công việc của mình, sinh viên cũng phải học cách chịu

áp lực, bình tĩnh, giải quyết vấn đề khi đối diện với tình huống căng thẳng

Để có thể học tốt Luật nói chung và Luật kinh tế nói riêng thì bạn cần tìm cho mình những phương pháp phù hợp Phương pháp hữu ích và hiệu quả nhất đối với học sinh, sinh viên là phương pháp đọc hiểu và phân tích Từ đó ta sẽ chắt lọc được thông tin quan trọng và từ khóa của bài và việc ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn Tiếp đó có thể kể đến là phương pháp truyền thống-phương pháp ghi chép nội dung theo các hình thức như sơ đồ tư duy, dàn ý, cornell, Ngoài ra ta cần rèn luyện phương pháp học tập tích cực như thường xuyên đọc sách báo, mô phỏng phiên tòa để rèn luyện kỹ năng thực hành tham gia các buổi tọa đàm, cuộc thi để

có thể học hỏi thêm từ người khác, khám phá kiến thức theo nhiều khía cạnh, ứng tuyển làm thực tập sinh tại các công ty, tòa án, tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân

Hầu hết các chương trình đào tạo Luật kinh tế tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về kinh tế, luật và các kỹ năng mềm cần thiết để làm việc trong lĩnh vực này Chương trình học Luật kinh tế bao gồm các kiến thức pháp

lý chuyên ngành như luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật thuế, ;kiến thức kinh tế như kinh tế học vĩ mô, vi mô, tài chính, phân tích thị trường, ;cả những kỹ năng mềm và thực tập Với số lượng khóa học được trang bị cho sinh viên thì việc xác định hướng đi tương lai để tập trung vào môn học chuyên ngành là rất quan trọng

Ví dụ như khi bạn muốn làm việc các công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là các công

ty luật thì kiến thức về Luật Doanh nghiệp là vô cùng cần thiết Môn học này tập trung vào việc nghiên cứu các quy định pháp lý liên quan đến việc thành lập, hoạt động và chấm dứt các doanh nghiệp Sinh viên sẽ hiểu các loại doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cách đăng ký doanh nghiệp Hoặc với môn

Trang 6

Luật thương mại sẽ cung cấp kiến thức toàn diện về các quan hệ pháp lý xảy ra khi hoạt động thương mại diễn ra Sinh viên sẽ có kiến thức về các hợp đồng thương mại, thanh toán, vận tải, bảo hiểm và các chủ đề khác Đây là một môn học giúp sinh viên hiểu rõ các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh Điều này giúp họ có thể tư vấn, soạn thảo hợp đồng và giải quyết tranh chấp thương mại Thêm vào đó các môn học như Luật Ngân hàng, Luật Bảo hiểm, Luật Thuế, Kinh tế học đều là những học quan trọng trong chương trình đào tạo Luật kinh tế Bởi chúng đều có sự liên kết chặt chẽ với thực tiễn, giúp sinh viên áp dụng kiến thức của họ để giải quyết các vấn đề pháp lý thực tế Ngoài ra nhờ các môn học mang tính chuyên môn ấy thì Sinh viên sẽ dễ dàng tìm được việc làm phù hợp trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, luật, với kiến thức được trang bị Kế tiếp nó còn giúp đặt nền tảng cho sự phát triển nghề nghiệp, kiến thức này sẽ là hành trang vững chắc hỗ trợ sinh viên phát triển sự nghiệp trong tương lai

Ngoài chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu trong nước mà ở nước ngoài ngành Luật kinh tế cũng được chú trọng như vậy Một số lợi ích của việc theo học chương trình Luật kinh tế ở nước ngoài bao gồm việc nâng cao kiến thức, trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và mở rộng cơ hội nghề nghiệp Sinh viên khi tham gia học tại nước ngoài sẽ có cơ hội Sinh viên sẽ học hỏi thêm về nhiều

hệ thống pháp luật trên toàn cầu, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển có nền kinh tế thị trường Sinh viên sẽ được học tập cùng với các bạn sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau, điều này sẽ cho phép họ giao lưu văn hóa và xây dựng mạng lưới quan hệ mới,

Ngày nay, cử nhân luật ra trường không chỉ có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước như tòa án, viện kiểm sát, sở tư pháp, mà còn có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và đa dạng Nền kinh tế trên thế giới không ngừng hội nhập và giao thoa

Nó đòi hỏi các nước cần nắm bắt cơ hội và thay đổi các chính sách kinh tế để phù hợp với xu thế chung ấy Nước ta đang trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu

Trang 7

và đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quan trọng như ASEAN, APEC, Điều này có nghĩa là nhiều tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tham gia vào nền kinh tế của chúng ta mà không chỉ các doanh nghiệp, doanh nghiệp trong nước Hiện nay, nhiều chủ thể kinh tế nước ngoài đã đổ bộ vào Việt Nam tạo ra “cơn sốt” tìm kiếm các nguồn nhân lực chất lượng cho vị trí tư vấn luật của các doanh nghiệp Những cử nhân ngành Luật có thể hợp tác với các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam Trước bối cảnh đó, ngành Luật kinh tế ngày càng khẳng định vị thế và tầm quan trọng của mình Chính sự hấp dẫn đấy thôi thúc em lựa chọn ngành Luật kinh tế với hy vọng sẽ trở thành một phần của quá trình phát triển, góp vào sự thành công của các doanh nghiệp, kiếm một mức thu nhập ổn định và góp phần duy trì công bằng xã hội Điều tuyệt vời là em đã lựa chọn đúng môi trường học tập có chương trình đào tạo cơ bản đến chuyên sâu Để hiện thực hóa ước mơ của mình, em đã và đang xây dựng một lộ trình học tập cụ thể và rõ ràng Muốn tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân loại giỏi để có một bước đệm tốt khi bước chân vào nghề, em cần phải có sự nghiêm túc, chăm chỉ ngay từ những năm học đầu tiên của chương trình Nếu như ta chỉ thu lượm kiến thức từ sách vở, giáo trình thì sẽ thiếu đi mất tính năng động, sáng tạo, linh hoạt cần thiết của một Luật gia Để cải thiện kỹ năng thực hành của mình, em sẽ tích cực tham gia các câu lạc

bộ liên quan đến chuyên ngành và tham gia các cuộc thi mô phỏng phiên tòa, các buổi tọa đàm về ngành Luật Nhưng bên cạnh đó em sẽ phải rèn luyện những kỹ năng mềm hữu ích đối với một người làm Luật như khả năng thuyết trình trước đám đông, khả năng làm việc tập thể, chọn lọc thông tin và cách đọc đúng và hiệu quả văn bản pháp lý Với những mục tiêu đã đề ra, em sẽ không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân Và tất nhiên, trên con đường đi tới tương lai sẽ gặp biết bao là thử thách, khó khăn nhưng em tin rằng với sự đam mê, sự kiên trì và sự hỗ trợ của gia đình, thầy cô và bạn bè, em nhất định sẽ vượt qua và hiện thức hóa được hoài

Trang 8

bão của mình

Học Luật kinh tế tuy thử thách nhưng cũng đầy thú vị Luật học không khô khan mà chỉ do bạn chưa tìm ra phương pháp học đúng đăn và hiệu quả Con đường bước tới thành công bao giờ cũng đầy rẫy những khó khăn và trắc trở Cho

dù cuộc sống không đầy màu hồng như ta mong đợi nhưng đó đều là những điều thử thách mà ta sẽ trải qua Đừng vội nản lòng trước thất bại, hãy coi những điều

đó là bài học để ta tôi luyện bản thân, trang bị cho mình những hành trang kinh nghiệm để vững bước trên con đường sự nghiệp tương lai phía trước

Câu 2 (3,0 điểm)

Viết bài thu hoạch với dung lượng tối đa 2000 từ về 1 trong 3 Buổi Toạ đàm liên quan đến Học phần mà bạn có tham dự?

BÀI LÀM Vào 15h30 ngày 7/10/2024 em đã được tham dự buổi tọa đàm với chủ đề

“MUÔN NẺO NGHỀ LUẬT” do các thầy cô khoa Luật tạo điều kiện để tổ chức Buổi toạ đàm nhận đươc nhiều sự quan tâm và chú ý của sinh viên năm nhất của khoa Luật của Học viện Ngân hàng Để diễn ra thành công và thuận lợi không thể thiếu đi sự có mặt của các vị khách mời là những cựu sinh viên từng theo học tại khoa Luật kinh tế đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong quá trình học tập Đó

là chị Thanh Thảo phóng viên, biên tập viên truyền hình, anh Trường Thành nhân viên pháp lý, chị Hồng Hạnh chuyên viên Trường Cao đẳng Ngoại ngữ -Công nghệ và Truyền thông Và cuối cùng là anh Thanh Sơn – chuyên viên đánh giá tại Ngân hàng Thương mại

Mặc dù buổi tọa đàm diễn ra dưới hình thức trực tuyến nhưng những nội dung

mà nó đem lại đối với mỗi cá nhân tân sinh viên Luật lại vô cùng ý nghĩa và cần thiết Bởi trong buổi tọa đàm, sinh viên chúng em được nghe các anh chị tâm sự, chia sẻ về những trải nghiệm của mình trong bốn năm học tập tại Học viện Ngân hàng, được nghe những kinh nghiệm học tập để đạt kết quả tốt hay được biết rõ

Trang 9

hơn về hành trang mà sinh viên cần phải có khi bước vào con đường sự nghiệp Nhờ vào chia sẻ của các anh chị khách mời trong buổi tọa đàm hôm ấy đã giúp chúng em có thêm nhiều khía cạnh về việc học Luật kinh tế tại Học viện Ngân hàng Là một tân sinh viên mới biết vào trường, em còn nhiều băn khoăn,lo lắng vì mọi thứ quá mới lạ so với môi trường học tập THPT Khi đăng kí vào ngành Luật,

em đã tự hỏi mình thật sự có phù hợp không, mình có yêu thích nó đến thế không hay học ngành này mai sau sẽ làm gì Khi đến với học viện em còn mang trong mình nhiều nỗi lo nhưng khi được nghe những lời chia sẻ từ giảng viên khoa Luật nói chung và thầy Phan Đăng Hải nói riêng, thêm vào đó là những lời tâm sự của các anh chị khách mời đã tiếp cho em sự tự tin và sự háo hức, mong chờ những năm tháng sẽ trải qua cùng Học viện Ngân hàng

Trong phần chia sẻ của bốn anh chị khách mời, mỗi người đều giúp em có cái sâu sắc hơn về nhiều mặt Như phần chia sẻ của anh Thanh Sơn – chuyên viên đánh giá tại Ngân hàng Thương mại và anh Trường Thành – nhân viên pháp lý, đã giải đáp hết thắc mắc trong em về nhiều vấn đề như “ nhân viên pháp lý là gì?”,

“Muốn làm bộ phận pháp chế trong ngân hàng thì cần có những mục gì trong profile? ” “Để làm trong ngân hàng thì cần những kỹ năng hay bằng cấp gì” Thêm vào đó, phần trò chuyện của chị Hồng Hạnh - chuyên viên Trường Cao đẳng Ngoại ngữ - Công nghệ và Truyền thông đã truyền cho em động lực để phấn đấu cho mục tiêu đã đề ra, giúp em tin rằng chỉ cần nỗ lực kiên trì thì sẽ không khó khăn nào khiến mình chùn bước Đặc biệt những lời tâm sự của chị Thanh Thảo-phóng viên, biên tập viên truyền hình khiến em ấn tượng nhất Bởi chị xuất thân là một sinh viên khoa Luật - một ngành học người ta đánh giá khá khô khan và máy móc Nhưng ngay từ khi đang còn học tập ở môi trường Học viện ngân hàng thì chị đã xác định được ước mơ, hoài bão mà mình muốn theo đuổi Dựa vào nền tảng có sẵn và khả năng trau dồi, học hỏi, chị đã có thể trở thành một phóng viên, một biên tập viên mà mình luôn theo đuổi Dù định hướng theo nghề phóng viên nhưng chị

Trang 10

không lơ là việc học Luật theo chương trình giảng dạy trên trường Chị Thanh Thảo đã tích cực tham gia câu lạc bộ chuyên ngành như câu lạc bộ Luật gia tương lai hay tham gia các cuộc thi, nghiên cứu khoa học Qua câu chuyện của chị đã giúp em nhận ra được rằng không phải sinh viên Luật ra trường là bắt buộc phải theo ngành Luật mà với bằng cử nhân Luật có thể giúp sinh viên làm tốt thêm nghề nghiệp mình chọn, có tấm bằng đó trên tay sẽ giúp cho ta được mọi người tin tưởng mà giao những nhiệm vụ liên quan đến chuyên ngành mình học trên đại học Mọi cá thể trong xã hội đều tương tác với nhau vì chúng ta không thể tồn tại một mình Tương tự như vậy, những gì bạn học ở trường, bất kể lĩnh vực hoặc chuyên ngành nào, đều sẽ được sử dụng trong cuộc sống Mặc dù có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng điều quan trọng là nếu chúng ta biết cách linh hoạt vận dụng, thì kiến thức chắc chắn sẽ không bị bỏ phí

Qua buổi tọa đàm “MUÔN NẺO NGHỀ LUẬT”, em nhận ra rằng ngành Luật không chỉ giới hạn trong việc tư vấn pháp lý mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn khác nữa Buổi toạ đàm mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho sinh viên, chẳng hạn như giúp họ hiểu rõ hơn về những vấn đề học tập của mình và xác định những mục tiêu riêng của mình để đạt được ước mơ Hơn nữa, em còn hiểu rõ hơn về những thách thức mà một Luật gia phải đối mặt và những kỹ năng cần thiết

để thành công trong lĩnh vực này Để từ đó ngày càng trau dồi nâng cao kiến thức chuyên môn, rèn luyện những kỹ năng cần thiết để trở thành một người Luật gia có ích cho xã hội

Qua đây em xin gửi một lời cảm ơn chân thành đến thầy cô khoa Luật và đặc biệt là thầy Phan Đăng Hải đã hỗ trợ, sắp xếp để buổi tọa đàm diễn ra tốt đẹp, đem đến cho tân sinh viên chúng em những góc nhìn mới về ngành Luật Em hy vọng trong tương lai khoa Luật của Học viện Ngân hàng sẽ tiếp tục tổ chức những buổi tọa đàm ý nghĩa này để giúp cho sinh viên chúng em sẽ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ anh chị khóa trước và tiếp thêm động lực tự tin đi trên con đường sắp

Ngày đăng: 29/11/2024, 21:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w