Hiện nay, mặc dù hầu hết sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại họcLuật Hà Nội nói riêng đều đã nắm được cho bản thân những phương pháp và kĩnăng cần thiết cho việc quản lí thời gia
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Hà Nội, 2024
Trang 2BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM VÀ XÁC ĐỊNH M
ỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Thời gian: 21/5/2024
Địa điểm: A802 - trường Đại học Luật Hà Nội
Môn học: Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học
Nhóm số: 01 Lớp: N05 (4831) _ Thảo luận 2 Khóa: 48
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2024
Trang 32 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
3 Giả thuyết nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu: 5
4.1: Phương pháp chung 5
4.2: Phương pháp thu thập thông tin 5
5 Chọn mẫu điều tra: 6
II NỘI DUNG 7
1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài 7
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 7
a Sự đánh giá của sinh viên về trình độ học tập của bản thân và mức độ hài lòng của sinh viên về khả năng quản lý thời gian 8
b Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên 10
c Ưu điểm và hạn chế của thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 12
3 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng sử dụng thời gian chưa hiệu quả 12
4 Một số giải pháp giúp sinh viên quản lý thời gian có hiệu quả hơn 15
III KẾT LUẬN 20
IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
V PHỤ LỤC 22
I MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện nay, việc quản lý thời gian hiệu quả là yêu cầu nhưng cũng là một thách thức lớn đối với từng cá nhân trong xã hội
Trang 4Như ta đã biết, thời gian là một khái niệm chỉ sự biến đổi không ngừng nghỉ, diễn tảtrình tự xảy ra của các sự kiện nhất định, biến cố và thời gian kéo dài của chúng, vàđặc biệt hơn hết là thời gian đã trôi qua thì không thể lấy lại được CatherinePulsifer, một nhà văn nổi tiếng người Canada đã nói: “Chúng ta không có thể kiểmsoát thời gian, nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách chúng ta sử dụng thời gian.”Quả thực, để có thể tận dụng được hiệu quả thời gian, để nó không trôi đi một cáchlãng phí, việc quản lý thời gian đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cánhân chúng ta Nắm được kỹ năng quản lí thời gian, ta sẽ phân bổ được những côngviệc, nhiệm vụ và các hoạt động trong ngày một cách hợp lí, đảm bảo được sự hiệuquả trong từng công việc và tránh tình trạng tốn quá nhiều thời gian cho một việcnhất định, lãng phí thời gian Đặc biệt, đối với sinh viên, đây là một kỹ năng cần cótrong quá trình học tập tại trường đại học, do đây là lúc lượng nhiệm vụ và côngviệc phát sinh nhiều hơn đáng kể so với cấp phổ thông, quản lí thời gian cá nhân trởnên cần thiết hơn bao giờ hết.
Hiện nay, mặc dù hầu hết sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại họcLuật Hà Nội nói riêng đều đã nắm được cho bản thân những phương pháp và kĩnăng cần thiết cho việc quản lí thời gian một cách hiệu quả, vẫn còn một phầnnhững cá nhân vẫn chưa có thói quen quản lí thời gian, hay có quản lí thời giannhưng không đảm bảo được sự hiệu quả Đây có thể do một số nguyên nhân kháchquan như sự lười biếng, tâm lí quá chủ quan, hay sự ảnh hưởng của những cám dỗbên ngoài như ham vui chơi, trò chơi điện tử hoặc mạng xã hội,… Do đó, có thểthấy được vai trò quan trọng của việc quản lí hiệu quả thời gian của cá nhân, nó làyêu cầu nhưng cũng là một thử thách khó nhằn với một phần nhỏ xã hội
Đây là một chủ đề được xã hội quan tâm tới nhiều, bởi quản lí thời gian hiệuquả là việc có thể ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống thường nhật của từng cá nhân,đặc biệt là với sinh viên Hơn nữa, ngoài những sinh viên đã biết cách quản lí thờigian, vẫn còn tồn tại phần ít những cá nhân chưa muốn hay chưa nắm rõ kỹ năngnày Do đó, nhằm để hiểu được một cách toàn diện thực trạng về kỹ năng quản lýthời gian của sinh viên Đại học Luật Hà Nội, rồi từ đó có thể tìm ra nguyên do, vàchỉ ra giải pháp khắc phục, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kỹ năng
Trang 5quản lý thời gian của cho sinh viên ngành Luật Chất lượng cao trường Đại học Luật
Hà Nội hiện nay”
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là để nắm được rõ về thực trạng kỹ năng quản lý thờigian của cho sinh viên ngành Luật Chất lượng cao trường Đại học Luật Hà Nội hiệnnay Cụ thể là về những thói quen của sinh viên trong việc quản lí thời gian, tầmquan trọng của việc quản lí thời gian đối với sinh viên, từ đó đưa ra đánh giá, phântích và làm rõ thực trạng, để ròi tìm ra những nguyên do, yếu tố ảnh hưởng của thựctrạng đó Sau cùng, đưa ra những giải pháp và khuyến nghị đối với sinh viên nhằmphát triển kĩ năng quản lí thời gian cho sinh viên ngành Luật Chất lượng cao
Để phục vụ cho mục tiêu của đề tài, sau đây là những nhiệm vụ được đặt ra:
i Tìm hiểu về sự quan tâm, kinh nghiệm của sinh viên Ngành Luật chấtlượng cao đối với việc tự quản lý thời gian hiện nay
ii Khảo sát, đánh giá phản hồi của sinh viên Ngành Luật chất lượng cao,
từ đó làm rõ thực trạng của việc quản lý thời gian hiện nay
iii Khảo sát, thu thập ý kiến về nguyên nhân cho thực trạng của việcquản lý thời gian hiện nay của sinh viên Ngành Luật chất lượng cao
iv Đưa ra đề xuất, khuyến nghị, phương pháp khắc phục và giải pháp đểnâng cao khả năng quản lý thời gian hiệu quả của sinh viên
3 Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, với nhịp sống vội vàng của xã hội, mọi cá nhân dường như phảinắm được những kĩ năng quản lí thời gian một cách thuần thục, để có thể cân bằngđược mọi hoạt động, công việc và hoạt động trong cuộc sống một cách hợp lí nhất
có thể Với giới trẻ hiện nay, cụ thể là lứa tuổi học sinh, sinh viên, đã có sự quantâm đáng kể trong việc quản lý thời gian của bản thân Mặc dù một phần của lứatuổi này đã và đang áp dụng một số phương pháp hiệu quả để quản lí thời gian, tuynhiên thì không có sự hiểu quả cao do nhiều yếu tố tác động, phần còn lại thì gặpkhó khăn trong việc quản lý Vấn đề này không chỉ những sinh viên Việt Nam nói
Trang 6chung mà cả sinh viên Đại học Luật Hà Nội nói riêng đều gặp phải Vì vậy giảthuyết mà nhóm đưa ra là: “Sinh viên Luật Chất lượng cao Đại học Hà Nội có sựquan tâm đáng kể đến vấn đề về quản lý thời gian nhưng lại gặp khó khăn trongviệc thực hiện chúng”
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1: Phương pháp chung
a Phương pháp quan sát:
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội thông qua những tri giácnhư thị giác, thính giác theo những cách thức nhất định, là phương pháp thu thậpthông tin có liên quan trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu Qua phương pháp này,chúng tôi có thể có được cái nhìn sơ qua về thực trạng của đề tài, từ đó đưa ra đượcgiả thuyết nghiên cứu một cách phù hợp với thực tế
b Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Là phương pháp thu thập thông tin xã hội dựa trên sự phân tích nội dungnhững tài liệu đã có sẵn Cụ thể ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp này để có thểđưa ra nhận xét và đánh giá về thực trạng của đề tài dựa trên thông tin mà cuộckhảo sát đem lại, từ đó có thể xem xét và đưa ra những nguyên do của thực trạng ấyrồi tìm ra phương hướng, giải pháp
4.2: Phương pháp thu thập thông tin
a Phương pháp anket
Phương pháp anket là hình thức hỏi – đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi đãđược soạn thảo trước đó và người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi sau đóghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại phiếu đó cho điều tra viên xã hộihọc Đây là phương pháp đóng vai trò quan trọng nhất trong đề tài nghiên cứu này,bởi nó là cách thức có thể giúp thu thập thông tin trên quy mô rộng, nhanh chóng vàtạo sự tiện lợi cho việc xử lí thông tin Ở đây, chúng tôi đã áp dụng bảng hỏi trên
Trang 7nền tảng Google Form, rồi đưa khảo sát tới những sinh viên ngành Luật CLC của tất
cả các khóa, kể cả những cá nhân đã ra trường Sau một khoảng thời gian nhất định,khảo sát của chúng tôi đã thu thập được 216 phiếu trả lời của các sinh viên ngànhLuật CLC
b Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin xã hội thông quaquá trình giao tiếp bằng lời nói nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích vànhiệm vụ nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng phươngthức phỏng vấn truyền thống với hai sinh viên khác khóa cùng ngành Luật CLC đểhỏi đáp một số vấn đề về quản lí thời gian, từ đó có thể thu thập được thông tin thựctrạng hay giải pháp với sự uy tín, mang tính khách quan về vấn đề quản lí thời gian
5 Chọn mẫu điều tra:
Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Những người tham gia trả lời bảng hỏi: sinh viên tất cả các khóa, kể cả đã ratrường, học ngành Luật CLC trường Đại học Luật Hà Nội
Số lượng phiếu phát ra - thu về: số lượng phiếu được phát ra phục vụ chokhảo sát là 216, thu về được 216 phiếu
Cách thức xử lý thông tin: thông tin thu thập được từ khảo sát qua GoogleForm sẽ được thống kê thành các biểu đồ nhằm minh họa chính xác các phản hồi
Từ những thông tin đó, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích, so sánh, đưa ra nhận xétvới thực trạng, tìm ra nguyên nhân cho thực trạng đó và đưa ra giải pháp
II NỘI DUNG
1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài
Khái niệm quản lí thời gian:
Trang 8
Quản lý thời gian là kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian để đạt được mụctiêu và hoàn thành các nhiệm vụ một cách hiệu quả Quản lý thời gian bao gồm việclên kế hoạch, ưu tiên công việc, phân chia thời gian cho các nhiệm vụ và kiểm soáttiến độ Kỹ năng quản lý thời gian giúp cho người sử dụng có thể sử dụng thời giancủa họ một cách tối ưu, đạt được mục tiêu và đẩy nhanh quá trình hoàn thành côngviệc Kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả là những phương pháp hỗ trợ cho việc phânchia thời gian và đặt sự ưu tiên của các nhiệm vụ, mục tiêu một cách hiệu quả nhất.Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều phương pháp hay kĩ năng quản lí thời gian hiệu quảđược chia sẻ, như quy tắc 4D1, phương pháp Pareto 80/202, phương pháp quả càchua Pomodoro3,
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Để tìm hiểu và đánh giá về thực trạng quản lý thời gian của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 216 sinh viên ngành Luật Chất lượng cao trường Đại học Luật Hà Nội, được kết quả như sau:
a Sự đánh giá của sinh viên về trình độ học tập của bản thân và mức độ hài lòng của sinh viên về khả năng quản lý thời gian
Kết quả khảo sát trình độ học tập của sinh viên dựa trên sự tự đánh giá của sinh viên ngành Luật Chất Lượng Cao trường Đại học Luật Hà Nội thể hiện ở biểu
đồ sau:
1 MÔ HÌNH 4D QUẢN LÝ THỜI GIAN - GIA TĂNG HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC
2 Nguyên tắc Pareto là gì? Hiểu và áp dụng nguyên tắc 80/20 hiệu quả
3 BẠN ĐÃ BIẾT ĐẾN PHƯƠNG PHÁP PHÂN BỔ THỜI GIAN “QUẢ CÀ CHUA” POMODORO CHƯA?
Trang 9Biểu đồ 1: Biểu đồ đánh tự đánh giá về trình độ học tập của sinh viên
(Đơn vị %)
Biểu đồ 2: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với khả năng quản
lý thời gian của bản thân (Đơn vị %)
Từ biểu đồ cho thấy số sinh viên có học lực khá chiếm đa số của biểu đồ (chiếm 57,4%) Với số liệu chiếm nhiều thứ 2 biểu đồ, có 23,1% sinh viên tự đánh giá học lực của mình ở mức giỏi Còn lại là học lực trung bình, xuất sắc và yếu theothứ tự thấp dần về tỉ lệ Từ số liệu trên có thể thấy, đa số sinh viên ngành Luật Chất Lượng Cao trường Đại học Luật Hà Nội đã có kết quả tương đối cao, tuy nhiên vẫn tồn tại một phần không nhỏ số lượng sinh viên có kết quả học tập còn tương đối thấp “Thời gian một ngày của tôi rất hạn chế, vì vậy tôi không hay lập thời gian
Trang 10biểu cho bản thân, nên minh hay gặp những khó khăn sắp xếp các công việc, việc sắp xếp thiếu khoa học, do khối lượng công việc của mình khá nhiều nên khá là khó
để sắp xếp một cách hiệu quả” (Sinh viên 1, khóa 48 ngành Luật Chất Lượng Cao trường Đại học Luật Hà Nội), đó có lẽ là một trong những lý do mà kết quả học tập thu được của đa phần các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội còn chưa cao,
do thói quen không lập kế hoạch và quản lý thời gian hiệu quả Kết hợp với biểu đồ
2 có thể thấy được phần lớn sinh viên chưa thực sự hài lòng với khả năng quản lý thời gian của mình “Khó khăn đầu tiên đó chính là lượng công việc của mình rất dày đặc, tớ cũng tham gia các CLB, cũng như là có những lịch trình của trường, lịchthi Do đó đầu mục công việc của tớ có rất là nhiều, chưa kể đến những công việc phát sinh, thế nên việc quản lí thời gian với tớ khá là khó” (Sinh viên 2, khóa 48, ngành Luật Chất Lượng Cao trường Đại học Luật Hà Nội), “Anh thường gặp nhữngkhó khăn là có thể lịch trình anh đề ra không đúng theo dự định của anh, sẽ có những vấn đề như việc đột xuất, có những thứ khiến anh sao nhãng như sự mệt mỏi,hoặc sự hứng thú với việc gì khác, hoặc một cuộc hẹn, đi chơi sẽ phá hủy đi kế hoạch của anh” (Sinh viên 3, Khóa 47, ngành Luật Chất Lượng Cao trường Đại học Luật Hà Nội) Một số khó khăn điển hình cản trở các sinh viên trong việc quản lý thời gian của mình là sự xuất hiện các tình huống bất ngờ, những công việc đột xuấthoặc là những sự xao nhãng đến từ các cuộc vui chơi, những thiết bị điện tử với vô vàn trò cuốn hút Như vậy nhóm nghiên cứu cho rằng việc quản lý thời gian và sử dụng thời gian một cách hợp lí có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và việc tiếp thu kiến thức của sinh viên
b Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý thời gian của sinh viên
Khảo sát thực trạng sử dụng thời gian cho các hoạt động chủ yếu của sinh viên ngành Luật Chất Lượng Cao Trường Đại học Luật Hà Nội, kết quả thể hiện trong biểu đồ sau:
Trang 11
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng thời gian của sinh viên ngành Luật Chất Lượng Cao trường ĐH Luật Hà Nội cho việc tự học (Đơn vị %)
Biểu đồ 4: Tự đánh giá của sinh viên về thực trạng sử dụng thời gian tương ứng
cho các hoạt động chủ yếu của sinh viên trong ngày (Đơn vị %)
Kết quả thể hiện ở biểu đồ trên cho thấy sinh viên ngành Luật Chất Lượng Cao Trường Đại học Luật Hà Nội đang sử dụng thời gian cho nhiều hoạt động đa dạng khác nhau Trong đó một bộ phận không nhỏ dành thời gian từ 1-2h/ngày cho hoạt động lướt web, dùng mạng xã hội; từ 1-3h cho các hoạt động vui chơi, giải trí
và những hoạt động khác Trong khi đó thời gian dành cho hoạt động tự học dưới 2h/ngày còn nhiều, không có nhiều sinh viên dành trên 2h/ngày cho hoạt động tự học Từ biểu đồ 3, ta thấy rằng đa phần sinh viên tự nhận thấy bản thân phần lớn đã dành thời gian cho việc học (chiếm 88%) Nhưng trên thực tế, theo khảo sát (Bảng
Trang 124) cho thấy số lượng sinh viên dành thời gian nhiều hơn 3 giờ cho việc lướt web, sử dụng mạng xã hội, so với số lượng sinh viên dành thời gian hơn 3 giờ cho việc tự học ở nhà Điều này cho thấy sinh viên chưa đánh giá khách quan về việc sử dụng thời gian của bản thân Lý giải cho điều này, bởi tâm lý ngộ nhận “Em mỗi lần ngồi vào bàn học, nghiên cứu sách vở khi cần tra cứu thông tin là lại cầm điện thoại Mỗilần như vậy lại có tin nhắn từ bạn bè hay các thông báo trên Facebook nên em ngồi rất lâu để xem và quên mất thời gian này đang dành cho việc học Việc này khiến
em dành thời gian làm bài tập rất lâu mà vẫn chưa xong.” (Sinh viên 4 - khóa 48, ngành Luật Chất Lượng Cao trường Đại học Luật Hà Nội), “ Em thường hay bị phân tâm trong lúc học bài, và phải thú nhận rằng xem Tiktok cuốn hút hơn việc giải quyết các bài tập” (Sinh viên 5 - khóa 48, ngành Luật Chất Lượng Cao trường Đại học Luật Hà Nội “ Em cho rằng trên mạng xã hội có rất nhiều điều thú vị, bất
cứ khi nào rảnh, thậm chí cả lúc học em thường sẽ lướt Instagram, Facebook,
Tinder vì thế thời gian trôi nhanh, nhiều khi ngồi cả tối mà không học được chữ nào” (Sinh viên 6 – khóa 48, ngành Luật Chất Lượng Cao trường Đại học Luật Hà Nội) Phỏng vấn sinh viên về hiệu quả quản lý thời gian ngoài giờ học trên lớp của sinh viên, nhóm nghiên cứu thu được các chia sẻ: “Mình quan tâm và thường lập kế hoạch cho các hoạt động theo ngày, nhưng thấy mình hầu như không thực hiện được kế hoạch như đã lập ra.” (Sinh viên 2 - sinh viên khóa 48, ngành Luật Chất Lượng Cao trường Đại học Luật Hà Nội) Kết quả khảo sát và phỏng vấn trên cho thấy kỹ năng quản lý thời gian của nhiều sinh viên chưa tốt dẫn đến thời gian chưa được sử dụng một cách hiệu quả cho hoạt động học tập Điều này dẫn đến tình trạngsinh viên cho rằng mình học quá nhiều nhưng lại không đạt kết quả tốt
c Ưu điểm và hạn chế của thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên
Như vậy, về mặt ưu điểm, phần nào sinh viên đã có thể nhận thức được vai trò của quản lý thời gian Một bộ phận sinh viên đã quan tâm tới việc lập kế hoạch quản lý thời gian, sắp xếp công việc và nhiệm vụ của bản thân một cách khoa học, biết đánh giá và điều chỉnh để sử dụng thời gian ngày càng hiệu quả hơn Nhờ đó
Trang 13mà đã có thể cải thiện hay nâng cao học lực của bản thân một cách hiệu quả Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc quản trị thời gian của sinh viên, đó là sự phân bổ thời gian cho các hoạt động còn thiếu hợp lý, chưa biết cách để vận dụng các kĩ năng, phương pháp quản lí thời gian một cách hiệu quả Nhiều sinh viên dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, các hình thức vui chơi giải trí, tạo nên sự bất cân đối so với quỹ thời gian dành ra cho hoạt động tự học, nâng cao trình độ học vấn của bản thân Kỹ năng tổ chức sử dụng thời gian theo kế hoạch, tự đánh giá và điều chỉnh việc sử dụng thời gian của bản thân còn hạn chế dẫn đến quản lý thời gian chưa hiệu quả.
3 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng sử dụng thời gian chưa hiệu quả
Qua cuộc khảo sát sinh viên Ngành Luật CLC, có những ý kiến đưa ra nguyên nhân chính cho việc sử dụng thời gian chưa hiệu quả, cụ thể được thể hiện ởbiểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 5: Nguyên nhân cho việc sử dụng thời gian chưa hiệu quả
a Tính trì hoãn khi làm việc:
Trang 14
Có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng lãng phí thời gian củasinh viên ngành Luật CLC trường Đại học Luật Hà Nội phải kể đến tính trì hoãn.Tình trạng trì hoãn đang dần trở thành một hiện tượng Nhiều người từ những việcrất nhỏ đã không chịu hoàn thành đúng thời hạn, từ suy nghĩ “để mai làm cũngđược” đã dần hình thành nên thói quen trì hoãn và khiến cho những công việc quantrọng cũng bị trì trệ theo
Sự trì hoãn không đáng có này đã làm sinh viên phung phí rất nhiều thời giangiá trị Khi mà đáng ra sinh viên có thể dành nhiều thời gian làm những điều ýnghĩa hơn thay vì làm những công việc vô bổ Căn bệnh trì hoãn đã làm bản thânsinh viên là người không đáng tin cậy, thiếu trách nghiệm
Để làm rõ vấn đề này, nhóm đã thực hiện cuộc khảo sát với 216 đối tượng làcác bạn sinh viên hệ CLC trường Đại học Luật Hà Nội và thu được kết quả 143/216sinh viên lựa chọn sự trì hoãn là nguyên nhân chính gây ra sự giảm sút trong hiệuquả làm việc Điều này cho thấy các bạn sinh viên ý thức được những ảnh hưởngcủa trì hoãn đến chất lượng học tập và cuộc sống của họ, nhưng cũng không dễdàng để thay đổi thói quen này trong khoảng thời gian ngắn
b Lạm dụng điện thoại/internet:
Qua biểu đồ, có thể thấy rằng một quan điểm đáng chú ý khác về nguyênnhân dẫn đến việc sử dụng thời gian chưa hiệu quả chính là lạm dụng điện thoạihoặc internet
công việc Điện thoại gây nghiện một cách âm thầm khiến nhiều sinh viên khó lòngnhận ra Những cuộc gọi hay tin nhắn đến từ bạn bè rất dễ dàng tiêu tốn từ mấy
việc Những tin nhắn, cuộc gọi đó đa phần là tám chuyện vô bổ với nhau làm chậmtrễ, lãng phí thời gian dành cho các công việc khác Cùng với sự phát triển của xãhội thì các công nghệ thông tin cũng ngày một phát triển hơn, smartphone cũng vậy