1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chủ đề 03 thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hộicủa sinh viên trường đại học luật hà nội

28 9 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội
Tác giả Đặng Khánh Linh, Đỗ Đức Linh Phạm, Trần Hồng Minh, Nguyễn Anh Minh, Phạm Hoàng Minh, Trần Thị Ngọc Linh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓMNhóm: 04 – N03-TL2Chủ đề : Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.Môn: Phương pháp điều tra xã hội học 1..

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM Môn: PHƯƠNG PHÁP ĐTXHH

Hà Nội – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM 1

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Giả thuyết nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

5 Chọn mẫu điều tra 1

NỘI DUNG 1

I Thông tin liên quan đến đề tài 1

1 Khái niệm cơ bản 1

2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài 1

3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài 1

II Thực trạng 1

III Nguyên nhân 1

IV Giải pháp 1

KẾT LUẬN 1

PHỤ LỤC 1

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 04 – N03-TL2 Chủ đề : Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội của sinh viên trường

Đại học Luật Hà Nội

Môn: Phương pháp điều tra xã hội học

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

Ngay khi nhận được chủ đề, các bạn trong nhóm đã bắt đầu quá trình tự tìm hiểu quacác phương tiện thông tin đại chúng, sách báo và thư viện của trường

Buổi họp đầu tiên của nhóm các bạn đều phải tự nêu ra những những suy nghĩ và ýtưởng của mình về phương hướng tiếp cận giải quyết đề bài Cuối buổi cả nhómthống nhất công việc và bắt đầu chia thành các tiểu nhóm để soạn thảo và chỉnh sửamẫu điều tra một cách cụ thể

Buổi họp thứ hai, các tiểu nhóm trình bày phần làm việc của mình để các bạn cònlại góp ý và sửa bài Chúng tôi tìm thêm các thông tin, tư liệu, dẫn chứng, bổ sungvào bài

Khi biểu mẫu khảo sát đã được thống nhất về nội dung, chúng tôi bắt đầu khảo sát

Tiến độ thựchiện (đúnghạn) Mức độ hoàn thành Họp nhóm

KếtluậnXếploại

Có Không

Khôngtốt TB Tốt

Thamgiađầyđủ

Tíchcựcsôinổi

Đónggópnhiều ýtưởng

Trang 4

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người được ghinhận trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 và Công ước Quốc tế vềcác Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt NamDân chủ Cộng hòa năm 1946 quy định “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngônluận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lạitrong nước và ra nước ngoài” (Điều 10); Hiến pháp 2013 còn quy định thêm: “Côngdân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25) Khuônkhổ pháp lý của chúng ta về quyền tự do ngôn luận cơ bản được thiết lập đầy đủ vànhất quán, phù hợp với luật nhân quyền quốc tế

Quyền tự do ngôn luận là cơ sở quan trọng để thực hiện đầy đủ các quyền con ngườikhác và gắn liền với quyền tự do ngôn luận, hội họp, lập hội, tư tưởng, tín ngưỡng,tôn giáo cũng như quyền tham gia quản lý nhà nước và các vấn đề xã hội Tuynhiên, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, hình thức tự do ngôn luận

đã có những thay đổi đáng kể Internet và mạng xã hội đã trở thành công cụ phổ biến

để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, ý tưởng, phổ biến thông tin; đồng thời,việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và thông tin trên các nền tảng này ngày càngtrở nên phổ biến, phức tạp hơn và khó kiểm soát hơn Điều này là do, thông qua cáctrang thông tin điện tử và mạng xã hội, người dùng có thể tự do bày tỏ quan điểmcủa mình, đăng tải hoặc phổ biến thông tin qua tài khoản cá nhân mà không phảichịu bất kỳ hậu quả nào, giới hạn nào Việc thể hiện quyền tự do ngôn luận của mọingười trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết và nó còn có sức lan tỏa mạnh mẽ Vì vậy,điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu quyền này bị lạm dụng, đặc biệt nếu những ngườiđăng thông tin trên không gian mạng có quan điểm không đúng đắn, thái độ cựcđoan, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ

Thực trạng này đòi hỏi phải có thêm những nghiên cứu để tìm ra giải pháp kiểm soátviệc thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội ở nước ta Việc nghiên cứu,đánh giá khái quát về việc thực hiện quyền tự do ngôn luận trên không gian mạngkhông chỉ là yêu cầu của các nhà nghiên cứu khoa học mà còn là nhu cầu thiết thựccủa từng công dân trong xã hội Nhận thấy tính bức thiết của vấn đề này, nhómchúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng

4

Trang 6

xã hội của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” Với đề tài này, chúng tôi mongmuốn góp một phần nhỏ cho việc cung cấp thêm góc nhìn, nhận thức trong thực tiễn

áp dụng pháp luật về quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm ra nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận trên mạng

xã hội của sinh viên

- Đề ra các phương pháp giải quyết cho sự kiện pháp luật được nghiên cứu Từ đónâng cao vấn đề nhận thức và thực hiện pháp luật về thực hiện quyền tự do ngônluận trên mạng xã hội của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành được mục đích đề ra ở trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề nhận thức và thực hiện pháp luật về quyền tự

do ngôn luận trên mạng xã hội

- Tìm hiểu cơ sở pháp lý liên quan đến nhận thức và thực hiện quyền tự do ngônluận trên mạng xã hội

- Thực hiện khảo sát điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin phụ thuộc vào việcđánh giá thực trạng về vấn đề nhận thức và thực hiện pháp luật về quyền tự do ngônluận trên mạng xã hội

- Phân tích, làm rõ nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế

- Đánh giá tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội về phòng chống các hành vilạm dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng Từ đó đưa ra đề xuất kiếnnghị, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

3 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Sinh viên trường Đại học Luât có hiểu biết về quyền tự do ngôn luậntrên MXH nhưng chưa thực sự tìm hiểu rõ về quyền tự do ngôn luận trên MXH Giả thuyết 2: Sinh viên trường Đại học Luât có hiểu biết và đã tìm hiểu rõ về quyền

tự do ngôn luận trên MXH

Trang 7

Giả thuyết 3: Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát sẽ hiểu vấn đề nhận thức và thựchiện quyền tự do ngôn luận của sinh viên.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp chung

Trong quá trình nghiên cứu và làm bài báo cáo, nhóm có sử dụng các phương phápnhư: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và phương pháp sốliệu,

4.2 Phương pháp thu thập thông tin

Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rộng rãi trongđiều tra xã hội học Phương pháp anket là hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên phiếukhảo sát ý kiến được soạn thảo trước Điều tra viên tiến hành phát phiếu, hướng dẫnthống nhất cách trả lời các câu hỏi; người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong phiếukhảo sát rồi ghi câu trả lời của mình vào phiếu và gửi lại cho điều tra viên Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự hỏi – đáptrực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin; theo đó, người phỏngvấn nêu lên các câu hỏi, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi nhận thông tin vào bảng hỏi.Ngoài ra còn có thể chuẩn bị sẵn mẫu phiếu phỏng vấn, gửi cho người trả lời để họ

tự ghi ý kiến vào phiếu

5 Chọn mẫu điều tra

Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên

Thiết kế bảng hỏi thu về được 100 ý kiến trả lời

Cách thức xử lí thông tin: Tính toán và trình bày số liệu dưới dạng biểu đồ

NỘI DUNG

I Thông tin liên quan đến đề tài

1 Khái niệm cơ bản

Dựa trên Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự

do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyềnnày do pháp luật quy định

Theo đó có thể hiểu Hiến pháp quy định “quyền tự do ngôn luận” của mọi công dân

là quyền được tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trịđạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Tự do ngôn luận khácvới việc tùy tiện vu khống, bôi nhọ, xâm hại đến cá nhân, tổ chức

6

Trang 8

Quyền tự do ngôn luận trên mạng là quyền của con người trong việc tự do tìmkiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực củađời sống xã hội dưới hình thức điện tử (email, facebook, zalo, ) Như vậy, quyền nàybao gồm 3 nội dung cơ bản:

Thứ nhất là, Quyền tự do tìm kiếm thông tin dùng để chỉ quyền của công chúngđược biết thông tin mà mình cần hoặc quan tâm trong phạm vi khuôn khổ pháp luậtcho phép, nhằm thoả mãn nhu cầu thông tin của mình cũng như bảo vệ và thực hiệncác quyền năng khác được pháp luật ghi nhận

Thứ hai là, Quyền tiếp nhận thông tin: bao gồm việc đọc và nhận thức, thể hiệnquan điểm của công chúng qua việc nhận được những thông tin cần thiết qua cáckênh truyền thông công khai, sẵn có mà không cần phải yêu cầu

Quyền truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đờiThứ ba là,

sống xã hội

Quyền này nói về khả năng của công chúng được truyền đạt, chia sẻ quan điểm,thông tin với các chủ thể quyền khác thông qua các kênh điện tử Quyền này gắnliền với trách nhiệm của “chủ thể có nghĩa vụ” tôn trọng, không được ngăn cản quan

hệ trao đổi, phổ biến thông tin của các chủ thể quyền

Tuy nhiên quyền này không phải là một quyền tuyệt đối Có nghĩa là, việc thực hiệnquyền này phải chịu những “giới hạn theo luật định” và “là cần thiết” để: Tôn trọngcác quyền hoặc uy tín của người khác, bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự côngcộng, sức khỏe hoặc đạo đức công chúng; và nghiêm cấm tuyên truyền cho chiếntranh; chủ trương kích động, gây thù hằn dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo Trong môi trường mạng xã hội, việc xác định giới hạn và áp dụng hạn chế tự dongôn luận là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng Điều quan trọng

là tìm được sự cân bằng giữa quyền tự do ngôn luận và các giới hạn cần thiết để đảmbảo an toàn, bảo vệ quyền riêng tư và ngăn chặn việc lạm dụng thông tin trên mạng

xã hội

Tóm lại, quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội đề cập đến quyền của cá nhân vàcộng đồng truy cập, sử dụng và truyền tải ý kiến, dữ liệu và ý tưởng của mình trêncác nền tảng mạng xã hội Nó đảm bảo quyền tự do diễn đạt và tham gia vào cuộcthảo luận trực tuyến, nhưng cũng có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhằmđảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật

2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài

Trang 9

Vấn đề về quyền tự do ngôn luận trên MXH đã được đề cập và liên quan trong một

số văn bản pháp luật sau:

- Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cậnthông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quyđịnh” (Điều 25)

- Luật Báo chí năm 2016

- Luật Tiếp cận thông tin năm 2016

- Luật An ninh mạng năm 2018

Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 và Luật An ninh mạngnăm 2018 đều quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm như đăng tải, phát tánthông tin sai lệch, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền; bịa đặt, gây hoang mang trongnhân dân; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anhhùng dân tộc; thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức,danh dự, nhân phẩm của cá nhân…

- Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tưtưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hìnhmới”

- Nghị định 15/2020/NĐ-CP; Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ về sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2020 và Nghị định số 119/2020/NĐ-CPngày 07/10/2020 của Chính phủ

- Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cườngcông tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”; Chỉ thị số 72/2013/NĐ-CP, ngày15/7/2013 của Chính phủ về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thôngtin trên mạng”; Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về

“Tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hìnhmới”

3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài

Nhận thức được xem là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức, tri thức, amhiểu thông qua kinh nghiệm tích lũy, suy nghĩ, giác quan Thực hiện pháp luật lànhững hoạt động làm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện một cách thực tếtrong đời sống xã hội, trở thành hành vi hợp pháp của chủ thể thực hiện

8

Trang 10

Quá trình nhận thức này thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng nhưngbáo chí, truyền hình, sách… và được thể hiện ở sự hiểu biết của sinh viên về việcnhận thức và thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội.

Tự do ngôn luận trên mạng xã hội đều là quyền lợi chính đáng của sinh viên trườngĐại học Luật Hà Nội nói riêng và của con người nói chung được pháp luật côngnhận trong thời đại xã hội công nghệ hiện đại Đó là sự thể hiện quan điểm của cánhân, tổ chức trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến củamình đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội Từ đó, mỗi sinh viên và các chủ thể khácphải nhận thức rõ các quy định liên quan đến vấn đề Việc tìm hiểu và thực hiệnđúng quyền tự do ngôn luận trên MXH chính là một quá trình hoạt động nhằm biếncác quy định về quyền tự do ngôn luận trên MXH thành những hành vi thực tế đểcác chủ thể có thể hiểu được và tự giác làm theo

II Thực trạng

Trang 11

Qua biểu đồ trên cho thấy, trong 100 sinh viên được hỏi thì có 66 sinh viên (66%)chọn quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội là là quyền mà mỗi cá nhân, tổ chứcđược tự do biểu đạt ý kiến, suy nghĩ và thông tin trên các nền tảng mạng xã hội,được giới hạn trong quy định của pháp luật và có thể bị hạn chế trong trường hợpcần thiết Bên cạnh đó, 21 sinh viên (21%) chọn phương án là quyền mỗi cá nhân, tổchức được tự do nêu quan điểm và ý kiến của mình trên MXH, bất kể chúng có gâytổn hại cho người khác hay không mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt hay chịu tráchnhiệm trước pháp luật Ngoài ra, 12 sinh viên (12%) chọn phương án là quyền củamỗi cá nhân, tổ chức được tự do nêu quan điểm và ý kiến của mình trên mạng xã hội

mà không sợ bị kiểm duyệt, hay chịu trách nhiệm trước pháp luật Cuối cùng là 1sinh viên (1%) chọn phương án là nói những gì mình thích Qua các phương án sau,

có thể thấy rằng sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội phần nào đã nhận thức đúng

về quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội Nhưng vẫn còn một số ít sinh viên hiểuchưa đúng về quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội

10

Trang 12

Qua thống kê, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã được tiếp cận quyền tự dongôn luận qua những văn bản pháp luật sau Trong đó, với số lượng hàng đầu, sinhviên trường Đại học Luật tiếp cận thông qua Luật An ninh mạng 2018 Với 29 sinhviên (29%) được tiếp cận thông qua Hiến pháp 2013 Theo sau đó lần lượt là Luậtbáo chí 2016 và Luật công nghệ thông tin với 14 sinh viên (14%) và 12 sinh viên(12%) Có thể thấy, Quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội được sinh viên Đại họcLuật Hà Nội tiếp cận một cách rất đa dạng thông qua nhiều văn bản pháp luật.

Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội thông qua khảo sát đã được thể hiện quyền tự

do ngôn luận trên mạng xã hội thông qua các hình thức sau Trong đó với số lượnglớn nhất, với 39 sinh viên (39%), sinh viên thể hiện qua hình thức bình luận dướinhững bài đăng có nội dung liên quan Tiếp sau đó là bày tỏ ý kiến trên các hộinhóm của sinh viên với 31% tương đương với 31 sinh viên Và cuối cùng là đăngbài trên trang cá nhân với 28 sinh viên (28%) Kết luận được rằng, sinh viên trườngĐại học Luật được thể hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội thông qua đadạng hình thức

Trang 13

Bên cạnh các hình thức thể quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội thì sinh viêntrường Đại học Luật Hà Nội lại đa số đã gặp trường hợp bị hạn chế quyền tự dongôn luận trên mạng xã hội với 73 sinh viên Và chỉ có 37 sinh viên chưa gặp trườnghợp hạn chế quyền tự do ngôn luận Điều này thể hiện rằng cho dù đã được tiếp cậnquyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội nhưng đã số sinh viên đều gặp trường hợpnày

Thông qua khảo sát với câu hỏi “Là một sinh viên trường đại học Luật Hà Nội khithấy một bài đăng có nội dung không phù hợp cần bị hạn chế của 1 sinh viên trườngĐại học Luật Hà Nội, anh/chị sẽ xử lý như thế nào?” Đa số các bạn sinh viên đều cólựa chọn là báo cáo với cơ quan chức năng hay đứng ra khuyên nhủ bạn về hành visai trái của mình (với 45% và 32%) Có thể nhận thấy phần đông sinh viên đại họcluật đều có nhận thức đúng đắn về vấn đề thực hiện quyền tự do ngôn luận trênmạng xã hội và có thể xác định những giải pháp tương đối hợp lý trong trường hợpđược nêu trên Tuy nhiên, vẫn tồn tại những quan điểm sai lệch hoặc không quantâm về vấn đề này hoặc thậm chí là ủng hộ đối với việc nhận thức và sử dụng saiquyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội (chiếm đến 17%) Những quan điểm này

12

Trang 14

xuất phát từ thái độ, quan điểm của cá nhân có những lối suy nghĩ lệch lạc có thểgây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn an ninh trật tự trên không gian mạng

Biểu mẫu trên cho thấy phần đông sinh viên đại học luật Hà Nội đã có cho mìnhnhận thức đúng đắn sơ bộ về quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội

Qua biểu mẫu trên có thể thấy phần lớn sinh viên đại học Luật Hà Nội đều được tự

do thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình trên mạng xã hội về những vấn đề cánhân, xong về các vấn đề cộng đồng ( kinh tế, chính trị, xã hội…) đã có xuất hiệnnhững sự hạn chế trong việc sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình Lý giải vềvấn đề này có thể thấy phần đa các vấn đề cộng đồng về kinh tế, chính trị, xã hộithường là những vấn đề “nhạy cảm” của xã hội thường được kiểm soát chặt chẽ và

có thể gây ra những hậu quả pháp lý bất lợi nếu người dùng mạng xã hội chia sẻnhững thông tin không đúng sự thật

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w