1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề bài thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạngxã hội của sinh viên đại học luật hà nội

29 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội của sinh viên Đại học Luật Hà Nội
Tác giả Nguyễn Viết Thị Chi, Nguyễn Viết Kiều Chinh, Đào Hữu Khương Duy, Lê Đức Duy, Bùi Thị Ánh Dương, Vũ Thùy Dương, Nguyễn Viết Minh Đức, Chúc Hoàng Gia, Phạm Viết Hương Giang, Phạm Thu, Hà Vũ Thu Hà, Trần Thị Thúy Hằng
Trường học Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Phương pháp điều tra xã hội học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

Qua đó, nhận thức được sự nan giải, tranh cãi về quyền tự do ngôn luận, nhóm 2 xin lựa chọn đề tài : “Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Luật H

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: PPĐTXHH

ĐỀ BÀI: Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng

xã hội của sinh viên Đại học Luật Hà Nội

Hà Nội, 2024

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

NHÓM THẢO LUẬN: 02

Trang 2

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

1 Đề tài: “ Thực hiện quyền tự do ngôn luận của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội”

2 Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – Lớp 4816

3 Kế hoạch làm việc nhóm:

- Các thành viên trong nhóm cùng đặt câu hỏi rồi sau đó gửi cho nhóm trưởng

- Họp bàn và thống nhất câu hỏi của nhóm rồi tổng hợp qua Google Forms và gửi cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội trả lời

- Triển khai dàn ý chi tiết và phân chia công việc cho từng thành viên

- Khi hoàn thành một phần công việc sẽ họp nhóm để tổng hợp và hoàn thành phần công việc tiếp theo

- Họp nhóm để đánh giá hiệu quả làm việc của các thành viên

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ tên Nhiệm vụ Tiến độ

( đúng hạn ) Mức độ hoàn thành Họp nhóm quả Kết

xếp loại

Có Không Tốt Không

tốt

Tham gia đầy đủ

Đóng góp ý tưởng

1 Nguyễn

Thị Chi

Viết “Phần mởđầu”

4 Lê Đức Duy Viết “Phần mở

5 Bùi Thị Ánh

Dương

Viết “Phần mởđầu”, thiết kếslide

6 Vũ Thùy

Dương

Chỉnh sửa nộidung, tổng hợpvào file word;

9 Phạm

Hương

Giang

Trang 3

11 Vũ Thu Hà Viết “Nội

dung”, thuyếttrình

12 Trần Thị

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2024

Nhóm trưởng

Trang 4

MỤC LỤC

I Phần mở đầu: 5

1 Lí do lựa chọn đề tài: 5

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: 5

2.1 Mục đích: 5

2.2 Nhiệm vụ: 5

3 Giả thuyết nghiên cứu: 6

4 Phương pháp: 6

4.1 Phương pháp chung: 6

4.2 Phương pháp thu thập thông tin: 6

5 Chọn mẫu điều tra: 6

II Nội dung: 6

1 Một số vấn đề liên quan đến đề tài: 6

1.1 Các khái niệm cơ bản: 6

1.2 Nội dung pháp luật liên quan: 7

1.3 Thực hiện pháp luật: 8

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 8

3 Nguyên nhân vấn đề nghiên cứu: 13

4 Giải pháp: 14

III Kết luận: 18

IV Phụ lục: 18

1 Bảng hỏi: 18

2 Kết quả xử lí thông tin theo bảng hỏi: 21

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

I Phần mở đầu:

1 Lí do lựa chọn đề tài:

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi, nhân dân Việt Nam đã thoát khỏi chính sách thực dân, gạt bỏ chế độ vua quan Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới, một nước dân chủ cộng hòa Từ đó, người dân đã biết đến các quyền của mình, trong đó có quyền tự do ngôn luận Bản Hiến pháp đầu tiên ra đời vào năm

- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài ”

Theo thời gian, đặc biệt là cách mạng 4.0 như hiện nay, các mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và nó đã trở thành một công cụ hữu hiệu để mọi người thể hiện quyền tự

do ngôn luận của mình Song, đây chính là con dao hai lưỡi bởi xuất hiện tình trạng lợi dụng quyền tự do ngôn luận nhằm phát tán thông tin sai sự thật, nội dung phản cảm, kích động bạo lực mạng

Qua đó, nhận thức được sự nan giải, tranh cãi về quyền tự do ngôn luận, nhóm 2 xin lựa chọn đề tài : “Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” làm đề tài cho bài luận của mình nhằm tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân cũng như giải pháp nhằm quyền này được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả hơn

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

2.1 Mục đích:

- Làm rõ các vấn đề lý luận và thực trạng bảo đảm quyền tự do ngôn luận

- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao quyền tự do ngôn luận bị lạm dụng

- Để xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế để nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội một cách hiệu quả

2.2 Nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã

hội

- Phân tích khuôn khổ pháp luật hiện hành liên quan đến quyền tự do ngôn luận thông qua

mạng xã hội ở Việt Nam, đánh giá về tính tương thích với các tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế

- Thu thập thông tin của một số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội; từ đó, phân tích

thực trạng hiện nay về việc thực hiện quyền tự do ngôn luận

- Đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh đảm bảo quyền tự do ngôn luận thông qua

mạng xã hội

3 Giả thuyết nghiên cứu:

- Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt pháp luật về thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội

Trang 6

- Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có ý thức tự giác chấp hành tốt pháp luật cũng nhưtrong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận.

4 Phương pháp:

4.1 Phương pháp chung:

Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, nhóm 2 sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê và phân tích số liệu

4.2 Phương pháp thu thập thông tin:

Trong bài nghiên cứu này, nhóm 2 sử dụng phương pháp anket Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội được sử dụng rộng rãi trong điều tra xã hội học Đây là hình thức hỏi – đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi ( phiếu trưng cầu ý kiến soạn thảo trước ) Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi; người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi câu trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra viên

5 Chọn mẫu điều tra:

- Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên

- Những người tham gia: Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

- Số lượng phiếu phát ra – thu về: Số lượng phiếu phát ra là 102 phiếu Số lượng phiếu thu

về là 102 phiếu

- Cách thức xử lí thông tin: Tính toán và trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ

II Nội dung:

1 Một số vấn đề liên quan đến đề tài:

1.1 Các khái niệm cơ bản:

a) Quyền tự do ngôn luận:

- Tự do ngôn luận được hiểu là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân, tổ chức hay một cộng đồng có quyền nói ra những quan điểm, ý kiến của bản thân mà không sợ người khác trả thù, kiểm duyệt hay trừng phạt bằng pháp luật.1

- Quyền tự do ngôn luận là quyền tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị về mặt đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.b) Mạng xã hội:

Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến Với rất nhiều tính năng khác nhau, mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại, và các ứng dụng: Facebook, Tiktok, Instagram…

Quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội là quyền của cá nhân trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua việc sử dụng: email, Facebook, Zalo, YouTube…

1.2 Nội dung pháp luật liên quan:

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, mạng xã hội ngày càng phổ biến, con người được tự do bày tỏ quan điểm của mình trên mạng xã hội, tự do tiếp cận, chia sẻ thông tin

Đó là một trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của con người và được quy định tại

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%B1_do_ng%C3%B4n_lu%E1%BA%ADn#:~:text=T%E1%BB

%B1%20do%20ng%C3%B4n%20lu%E1%BA%ADn%20(freedom,hay%20tr%E1%BB%ABng%20ph%E1%BA

%A1t%20ph%C3%A1p%20l%C3%BD

Trang 7

các điều ước quốc tế, trong các điều luật của hệ thống pháp luật ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng:

- Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”

- Điều 25 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”

- Luật Tiếp cận thông tin 2016: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin” Mọi người được cung cấp thông tin đầy

đủ và chính xác bởi các cơ quan nhà nước, được tiếp cận, xem, nghe, đọc, ghi chép thôngtin, được tự do chia sẻ cảm nhận về một vấn đề, chia sẻ trải nghiệm của bản thân, đưa ra lời khuyên với những vấn đề khó khăn mà người khác chia sẻ, đăng bài trên các mạng xã hội Nhưng điều đó không có nghĩa là quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin là quyền tuyệt đối bởi nhà nước cũng đưa ra một số quy định về việc hạn chế quyền tiếp cậnthông tin của công dân Luật tiếp cận thông tin 2016 quy định quyền tiếp cận thông tin của công dân bị hạn chế phải do luật định:“Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác”

- Luật An ninh mạng 2018: “Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng”, “Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng” Nhà nước đưa ra quy định như vậy để tránh những trường hợp dựa vào quyền của mình mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của quốc gia của xã hội, xúc phạm đến danh dự, hạ thấp nhân phẩm người khác

1.3 Thực hiện pháp luật:

Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể được hình thành trong quá trình thực hiện hóa các quy định của pháp luật Theo cách tiếp cận này, có bốn hình thức thực hiện pháp luật: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật , sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật Trong đề tài này, thực hiện pháp luật thực hiện quyền tự do ngôn luận chính là quá trình hoạt động có mục đích nhằm “biến” các quy định của pháp luật về thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội thành những hành vi thực tế để các cá nhân, tổ chức có thể hiểu được và tự giác làm theo

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:

Trong thời đại 4.0 công nghệ lên ngôi, mạng xã hội đã dần trở thành một phần không thể thiếu của đời sống, nơi mà chúng ta có thể chia sẻ khoảnh khắc, kỉ niệm hay cóthể làm việc, quảng cáo, Hơn nữa, đây cũng là nơi chúng ta có thể chia sẻ suy nghĩ,

Trang 8

quan điểm cá nhân về các vấn đề đang xảy ra trong nước cũng như ngoài nước Điều đó cũng giúp chúng ta được hưởng quyền của mình - quyền tự do ngôn luận Thông qua mộtbài khảo sát nhỏ về việc thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội với 102 sinh viên tương ứng 102 câu trả lời, nhóm 2 đã thu thập được các kết quả:

Trước tiên, nhóm đặt ra câu hỏi mở đầu: “Anh/ chị sử dụng mạng xã hội mỗi ngày trong bao lâu?” và thu được kết quả: 65 sinh viên sử dụng mạng xã hội từ 3-7 giờ cho 1 ngày (63,7%); 21 sinh viên sử dụng dưới 3 tiếng (20,6%) ; 16 người tham gia khảo sát sử dụng hơn 7 giờ (15,7%) Có thể thấy, mạng xã hội trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với các sinh viên Họ thậm chí sử dụng với lượng thời gian tương đương vớithời gian ngủ - 8 tiếng/ ngày (được thể hiện qua tỉ lệ 15,7% sinh viên “chìm đắm” trong môi trường qua máy tính, điện thoại) Lượng thời gian này là đáng báo động, dẫn đến tìnhtrạng nghiện mạng xã hội

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THỜI GIAN SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊNĐến câu hỏi thứ hai, nhóm đã đưa ra: “Nền tảng mạng xã hội nào mà anh/ chị sử dụng nhiều nhất” và nhận được kết quả như sau: Facebook trở thành ứng dụng được sử dụng nhiều nhất với 58 phiếu (56,9%) Không chỉ ở sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nói chungtiếp đó là Tiktok với 37 phiếu (36,3%); Instagram với 6 phiếu (5,9%) và thấp nhất là Zalo với 1 phiếu (1%)

Trang 9

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI ĐƯỢC SINH VIÊN SỬ DỤNG

NHIỀU NHẤTCác khía cạnh của đời sống cũng ảnh hưởng bởi mạng xã hội khá lớn, theo khảo sát với câu hỏi: “Anh/ Chị sử dụng mạng xã hội với mục đích gì?”, có tới 85 sinh viên (83,3%) dành cho việc giải trí; 71 người tham gia (69,6%) dùng mạng xã hội cho học tập.Bên cạnh đó, thay cho việc phải trực tiếp chứng kiến sự việc hay gặp gỡ, mạng xã hội cũng làm cho các việc ấy dễ dàng hơn khi 64 sinh viên (62,7%) dùng mạng xã hội để cập nhật thêm thông tin và con số đó cũng tương tự dành cho việc kết bạn, trò chuyện, giao lưu,…Tỉ lệ sinh viên sử dụng mạng xã hội nhằm đăng video, story của bản thân và chia

sẻ bài viết nhằm chia sẻ về một vấn đề chiếm tỉ lệ ít hơn so với những mục đích còn lại

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

CỦA SINH VIÊNKhi được hỏi về định nghĩa của quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội, 72,5% người khảo sát đồng tình với việc quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội là quyền không tuyệt đối, được tự do trình bày ý kiến nhưng vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và 42,2% người tham gia ủng hộ quan điểm quyền tự do ngôn luận là quyền mà

Trang 10

một cá nhân hay một cộng đồng có thể tự do nói Chỉ có 9,8% còn lại cho rằng đây là quyền tuyệt đối của con người Có thể nói, mọi người đã có tìm hiểu về quyền tự do ngônluận, đã có những nhận thức chung về quyền này.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ HIỂU BIẾT CỦA SINH VIÊN

VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

Có thể thấy, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội khá tự giác trong việc nhận thức quyền tự do ngôn luận Bằng chứng là, thông qua câu hỏi: “Anh/ chị biết đến quyền

tự do ngôn luận qua nguồn thông tin nào”, 44,1% sinh viên cho biết họ được biết tới và giáo dục về quyền tự do ngôn luận qua các phương tiện đại chúng trong khi 27,5% sinh viên biết tới qua đọc sách, giáo trình; 23,5% là được đào tạo chuyên ngành Chỉ có số ít sinh viên biết đến quyền tự do ngôn luận từ người thân, bạn bè… ( 4,9% ) Như vậy, chính nhờ các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà đa số mọi người biết đến quyền tự do ngôn luận, điều đó chứng tỏ mạng xã hội có vai trò rất quan trọng trong nhậnthức và hoạt động thực tiễn của con người

Trang 11

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN ĐƯỢC SINH VIÊN TÌM HIỂU

QUA CÁC NGUỒN THÔNG TIN NÀO

Để có cái nhìn tổng quan hơn về hiểu biết của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội về quyền tự do ngôn luận, chúng tôi đã hỏi thêm về quyền tự do ngôn luận có mối quan hệ với các quyền nào, 70,6% sinh viên cho rằng đó là quyền bất khả xâm phạm về đời tư và nhân thân trong khi 47,1% người tham gia có ý kiến đó là quyền tham gia quản

lí xã hội Như vậy, quyền tự do ngôn luận luôn có quan hệ chặt chẽ với các quyền khác

Nó có thể bị hạn chế khi xảy ra xung đột với các quyền khác, quyền tự do biểu đạt có mốiquan hệ chặt chẽ với các quyền được xét xử công bằng và quá trình tố tụng tại tòa án, quátrình thực hiện có thể hạn chế tiếp cận với việc tìm kiếm thông tin hay xác định cơ hội, phương tiện mà ở đó quyền tự do ngôn luận có thể phát huy tác dụng trong phạm vi tố tụng

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUYỀN TỰ DO CÓ MỐI LIÊN HỆ MẬT THIẾT

VỚI CÁC QUYỀN KHÁCTiếp đó 57,8% sinh viên nói rằng quyền tự do ngôn luận được đề cập trong Hiến pháp 2013 và 45,1% nói quyền tự do ngôn luận được đề cập qua Luật An ninh mạng

2018 cũng như 26,5% đối với Luật tiếp cận thông tin 2016

Trang 12

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐƯỢC ĐỀ CẬP QUA CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội, sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cũng rất nghiêm túc tuân thủ tiêu chuẩn cộng đồng với 51% người tham gia đánh giá mức độ tuân thủ là tuyệt đối và 36,3% ở mức 4 (tuân thủ) và chỉ

có dưới 10% là không tuân thủ Điều đó chứng tỏ đa số mọi người cũng đã tìm hiểu các văn bản pháp luật và biết đến quyền này thông qua nó

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ TUÂN THỦ TIÊU CHUẨN CỘNG ĐỒNG CỦA SINH

VIÊN KHI THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

Trang 13

Khi được khảo sát về độ có lợi khi thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng, có

36 phiếu (35,3%) ở mức 5 ( Rất có lợi ) và 19 phiếu (18,6%) đánh giá mức độ 4 Qua đó,

ta thấy lợi ích khi có các trang thông tin điện tử và mạng xã hội là: người dùng có thể tự

do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay chia sẻ bất cứ thông tin gì qua tài khoản cá nhân của mình mà không chịu bất kỳ giới hạn nào Tuy nhiên, số lượng sinh viên đánh giá mức độ có lợi của mạng xã hội là mức độ 3 ( Trung bình ) là 43 phiếu (42,2%), nhiều hơn so với mức độ 5 Như vậy, mạng xã hội giúp ích cho con người rất nhiều, đặc biệt có thể bày tỏ quyền tự do ngôn luận của mình, song đây lại chính là “con dao hai lưỡi”

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN VỀ MỨC ĐỘ CÓ LỢI

KHI THỰC HIỆN QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

Để giải thích cho vấn đề nêu trên, khi được hỏi khảo sát về việc liệu quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội có đang bị lạm dụng hay không, có tới 97,1% số người tham gia đồng tình là có Tuy nhiên, như kết luận ở trên thì quyền tự do ngôn luận cũng có dấu hiệu bị lợi dụng, một số ít người đã lợi dụng nó vào mục đích bôi nhọ danh dự của người khác, chống đối tư tưởng chủ nghĩa Mác- Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách của Đảng và nhà nước ta,…hoặc có thể lạm dụng quá mức xa đà vào nó khiến học hành giảm sút, nghiện mạng xã hội đang trở nên phổ biến và đang có dấu hiệu gia tăng, chúng ta cầnphản đối và loại trừ những hành động, hiện tượng trên

Trang 14

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN: “QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN

MẠNG XÃ HỘI NGÀY NAY CÓ BỊ LẠM DỤNG KHÔNG”

3 Nguyên nhân vấn đề nghiên cứu:

Dựa theo kết quả của khảo sát “Thực hiện quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hộicủa sinh viên Đại học Luật Hà Nội” có thể thấy được nguyên nhân của thực trạng lạm dụng quyền tự do ngôn luận:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC QUYỀN TỰ DO NGÔN

LUẬN ĐANG BỊ LẠM DỤNG

- Phần lớn mọi người đang nhận thức sai về quyền tự do ngôn luận, nhiều người có suy nghĩ cũng như quan điểm quyền tự do ngôn luận là thỏa mái trình bày ý kiến cá nhân của bản thân mà không cần phải thông qua, hỏi ý kiến bất kỳ ai thể hiện nguyên ý chí,lập luận của mình Kết quả khảo sát là 97 phiếu tương ứng với 95,1%

- Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 hiện nay, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận đã có sự biến đổi lớn, internet và mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến của nhiều cá nhân, tổ chức để bày tỏ quan điểm, tư tưởng,

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w