Nhận thức được tính thời sự cấp thiết ấy, nhóm xin được lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nayqua khảo sát sinh v
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ SỐ 01
Thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay (qua khảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.)
LỚP: N07 – TL2 NHÓM : 01
Hà Nội, 2022
Trang 21 Phân công công việc.
- Mở đầu + Kết luận: Trần Tuyết Hạnh
- Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài: Nguyễn Thị Hoài, ĐỗThanh Bình, Vũ Thị Thanh Hoài
- Soạn thảo và hoàn thiện bảng câu hỏi: Vũ Thị Thanh Hoài, Lê Trần HoàiHiếu
- Thực trạng: Trần Lưu Phương An, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn ThịHoài, Đỗ Thanh Bình Nguyễn Việt Anh
- Nguyên nhân, giải pháp: Lê Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Kim Dung, Lê ThảoĐan
- Xử lý bảng câu hỏi + hoàn thiện word: cả nhóm
- Thuyết trình:
- Power point: Tạ Hoàng Hà
2 Mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm.
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia từng sinh viên trong việc thựchiện bài tập nhóm số 01 Kết quả như sau:
STT MSSV Họ và tên
Mức độ hoàn
Xếp loại Không
Tham gia đầy đủ
Tích cực sôi nổi
Đóng góp nhiều ý tưởng
Trang 32 462202 Lê Thị Ngọc Ánh X X X X A
- Buổi họp 1: Các nhóm bàn bạc, thống nhất, phân chia công việc
- Buổi họp 2: Các nhóm thành viên nộp bài đã chỉnh sửa lần 1 các thànhviên đóng góp ý kiến và chỉnh sửa lần 2
- Buổi họp 3: Các nhóm thành viên hoàn thiện bài và thống nhất nội dung.Nhóm tổng hợp, chỉnh sửa và hoàn thiện bài
- Các nhóm thành viên tóm tắt bài và làm PowerPoint
Tổng số thành viên của nhóm: 12
Có mặt: 12
Nội dung: Thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà
Trang 4Nội hiện nay (qua khảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội)
Tên bài tập: Bài tập nhóm
Môn học: Xã hội học pháp luật
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2022
Kết quả điểm thuyết trình:
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2
2.1 Mục đích nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2
3 Giả thuyết nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp chung 3
4.2 Phương pháp thu thập thông tin 4
5 Chọn mẫu điều tra 4
6 Một số thông tin chung 5
NỘI DUNG 7
1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến nội dung đề tài 7
1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 7
1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài 8
1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài 9
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 10
3 Nguyên nhân của thực trạng trên 25
4 Một số giải pháp liên quan đến đề tài 27
4.1 Giải pháp nhận được từ câu hỏi khảo sát 27
4.2 Giải pháp của nhóm 32
KẾT LUẬN 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
A Văn bản quy phạm pháp luật 37
B Tài liệu Tiếng Việt 37
C Tài liệu Internet 37
PHỤ LỤC 38
1 Bảng hỏi (Phiếu khảo sát của nhóm) 38
2 Kết quả xử lý thông tin 45
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do lựa chọn đề tài.
Thực tế đã cho thấy rằng, không biên giới và không giới hạn tại mốc thờigian cụ thể, giao thông đường bộ luôn là vấn đề nan giải Sở dĩ như thế, bởi nócấu thành từ ba yếu tố cơ bản: hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống phương tiện vàngười tham gia lưu thông mà trong đó, mỗi yếu tố đều tiềm ẩn những vấn nạnriêng Thực trạng mất an toàn giao thông đường bộ không dừng lại ở số lượngnạn nhân được thống kê hàng năm từ Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia,không dừng lại ở mức thiệt hại tài sản mà còn đó là nỗi đau, là những hệ lụy kéodài về thể chất lẫn tinh thần; thậm chí xét trên khía cạnh vĩ mô, là gánh nặng của
xã hội và cả nền kinh tế quốc gia
Nhìn nhận trực diện, thẳng thắn vào thực tiễn trên để thấy được nhu cầu cầnđược giải quyết trên cả hai phương diện cơ sở lí luận và ứng dụng của an toàngiao thông đường bộ, đặc biệt là tại thành phố Hà Nội- thủ đô của quốc gia, mộttrong những đầu mối giao thông quan trọng của đất nước, nơi mà những thành tốcấu thành nhằm phát triển hệ thống giao thông đang có sự mâu thuẫn, chưa thật
sự đồng bộ đã tạo ra vấn nạn, thu hút sự quan tâm của nhà nước và dư luận xãhội Vì lẽ đó, việc khảo sát thực trạng, đưa ra các căn cứ chứng minh, từ đó phântích đánh giá một cách thấu đáo, có căn cứ khoa học để tìm ra nguyên nhân và đềxuất kiến nghị các giải pháp khắc phục, nâng cao ý thức thực hiện pháp luật khitham gia giao thông của sinh viên đại học- một bộ phận trong xã hội, đối tượnghiện nay đang chiếm tỉ lệ đáng kể trong số vụ tai nạn giao thông là rất cần thiết.Nhận thức được tính thời sự cấp thiết ấy, nhóm xin được lựa chọn đề tài nghiêncứu: “ Thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố HàNội hiện nay(qua khảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội) với mongmuốn, xác định đây như một cơ sở quan trọng để góp phần điều chỉnh hành vi, ý
1
Trang 7thức pháp luật trong quá trình tham gia giao thông của sinh viên theo hướng tíchcực hơn.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nhóm tìm hiểu về đề tài này với mục đích làm rõ thực trạng thực hiện phápluật về giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay thông quakhảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, từ đó đánh giá, đưa ra nguyênnhân và giải pháp để giúp sinh viên nhận thức và thực hiện đúng quy tắc giaothông đường bộ hiện hành
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Để thực hiện mục đích trên, nhóm 1 sẽ triển khai các nhiệm vụ như sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc thực hiện pháp luật về giaothông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội của sinh viên trường Đạihọc Luật Hà Nội
- Đề xuất giải pháp để giúp việc thực hiện quy tắc an toàn giao thông đường
bộ được hiệu quả nhất
- Viết báo cáo
Trang 83 Giả thuyết nghiên cứu
Đa số sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội có ý thức tuân thủ pháp luật
về giao thông đường bộ, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận chưa nghiêm túc thựchiện những quy định này do những nguyên nhân khách quan và chủ quan
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp chung.
Các phương pháp nghiên cứu mà nhóm đã sử dụng trong quá trình nghiêncứu đề tài và làm bản báo cáo:
Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị:
-Xác định vấn đề pháp luật về an toàn giao thông đường bộ là vấn đề cầnnghiên cứu và đặt tên đề tài
-Xác định của mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của cuộc điềutra về việc thực hiện quy tắc giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại họcLuật Hà Nội
-Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
-Xây dựng mô hình lý luận, thao tác hóa các khái niệm và xác định các chỉbáo nghiên cứu
-Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin
-Soạn thảo bảng câu hỏi
-Chọn mẫu điều tra
-Lập phương án dự kiến để xử lý thông tin
-Điều tra thử, hoàn chỉnh lại toàn bộ bảng câu hỏi cũng như chỉ báo nghiêncứu
Thứ hai, giai đoạn tiến hành thu thập thông tin:
-Lựa chọn thời điểm điều tra
-Chuẩn bị kinh phí cho cuộc điều tra
-Công tác tiền trạm
3
Trang 9-Lập biểu đồ tiến độ của cuộc điều tra.
-Tiến hành thu thập thông tin
Thứ ba, giai đoạn xử lý và phân tích thông tin:
Tập hợp, phân loại tài liệu và xử lý thông tin
Phân tích thông tin
Kiểm tra giả thuyết nghiên cứu
Trình bày báo cáo và xã hội hóa các kết quả nghiên cứu
4.2 Phương pháp thu thập thông tin
Trong đề tài này, nhóm chọn phương pháp anket để thu thập thông tin vềviệc tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Luật HàNội Anket là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rấtrộng rãi trong điều tra xã hội học Phương pháp anket về thực chất, là hình thứchỏi - đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) được soạn thảotrước Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lờicác câu hỏi; người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lờicủa mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều tra viên xã hội học Phương phápanket chỉ sử dụng 1 bảng câu hỏi đã được quy chuẩn, dùng để hỏi chung cho tất
cả những người nằm trong mẫu điều tra
5 Chọn mẫu điều tra
Phương pháp chọn mẫu ?
Những đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi?
Số lượng phiếu phát ra - thu về ?
Cách xử lý thông tin ?
- Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Phươngpháp chọn mẫu ngẫu nhiên hay chọn mẫu xác suất là phương pháp chọn mẫu màkhả năng được chọn và tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều nhưnhau Vì thế có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó áp dụng các phương
Trang 10pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu đểsuy rộng kết quả trên mẫu tổng thể chung
- Đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi: Là sinh viên trường Đại học Luật HàNội
6 Một số thông tin chung
Trang 11STT Phương án trả lời Số lượng Tỷ lệ (%)
Thông tin về nơi ở
Trang 12NỘI DUNG
1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến nội dung đề tài.
1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
Giao thông là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những
người tham gia và dưới các hình thức đi bộ hoặc hoặc các phương tiện xe đạp, xemáy, ô tô và phương tiện chuyên chở
Luật giao thông là hệ thống các quy tắc xử sự liên quan đến mọi hình thức
giao thông do Nhà nước ban hành nhằm đưa ra cho mọi người trong quá trìnhtham gia, sử dụng công trình và dịch vụ giao thông công cộng, nhằm đảm bảo antoàn về người, phương tiện và tài sản của Nhà nước và nhân dân
Luật giao thông đường bộ là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đưa
ra cho người, phương tiện trong quá trình tham gia hoạt động và sử dụng cáccông trình giao thông đường bộ và giao thông đô thị để đảm bảo an toàn về tínhmạng của người dân, tài sản của nhà nước và nhân dân
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật giao thông đường bộ là văn bảnpháp luật có giá trị pháp lý cao, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác thựchiện hiện và giám sát quá trình giao thông diễn ra để giảm tối đa thiệt hại lớn.Việc đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một vấn đề lớn đượcđặc biệt quan tâm nên việc chấp hành thực hiện các quy tắc pháp luật khi thamgia giao thông đã trở thành ý thức và thói quen của mọi người dân Điển hìnhmột số quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ:
1 Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2 Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
7
Trang 13"Giao thông đường bộ" không phải là một vấn đề quá mới trong pháp luậtViệt Nam Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì nhữngphát sinh mới cũng nảy ra khi tham gia giao thông đường bộ ngày một nhiều.Chính bởi vậy, pháp luật cần phải hoàn thiện hơn nữa để có thể kịp thời giảiquyết những vấn đề mới nảy ra trong quan hệ giao thông đường bộ Điều ấy đòihỏi chúng ta phải nhanh chóng cập nhật những văn bản luật để có thể tuân thủpháp luật giao thông đường bộ một cách chính xác nhất.
1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài
Hiện nay, công tác giữ gìn trật tự, an toàn giao thông là một trong nhữngcông tác để hoàn thiện an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Từ các quy địnhcủa pháp luật, cũng như thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước, việc xácđịnh đúng chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giaothông phù hợp với tổ chức bộ máy hành chính trong giai đoạn hiện nay để bảođảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, nội dung quản lý nhà nước về anninh, trật tự Qua đó, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số
51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật giao thông đường bộ Từ ngày
1/7/2009, Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008
có hiệu lực thi hành, thay thế Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001 Thực tiễn cho thấy vấn đề thực hiện các quy tắc giao thông đường bộ đangngày càng được quan tâm do sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện thamgia giao thông trên cả nước Vì vậy, để bảo vệ trật tự an toàn giao thông, giữ gìn
an ninh xã hội và sức khỏe, tính mạng cho toàn dân, Quốc hội thông qua Luậtgiao thông đường bộ 2008 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2009 Đây là văn bản mànhóm 1 sẽ tập trung khai thái bởi phạm vi điều chỉnh của nó là quy định, quy tắcgiao thông đường bộ, các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của
Trang 14kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt độngvận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ Văn bản tác độngtrực tiếp với mục tiêu lớn nhất là bảo vệ quyền con người, bảo đảm an toàn tínhmạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giaothông, góp phần đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quyđịnh của Hiến pháp và pháp luật.
1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài
Về nhận thức: tìm hiểu mức độ am hiểu và quá trình tiếp thu những kiến
thức về quy tắc giao thông đường bộ được quy định trong Luật giao thông đường
bộ năm 2008 và những văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến vấn đềthực hiện quy tắc giao thông đường bộ hiện hành
Về thực hiện pháp luật: tìm hiểu quá trình áp dụng trên thực tiễn và mức độ
thực hiện quy tắc giao thông đường bộ theo những quy định trong các văn bảnquy phạm pháp luật của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội
Nhận thức và thực hiện có mối quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau:Nhận thức đầy đủ, đúng đắn quy định của pháp luật là cơ sở để thực hiện tốt,nghiêm chỉnh pháp luật và ngược lại Mặt khác, việc thực hiện pháp luật tíchcực, đúng đắn cũng phản ánh sự nhận thức về quy định giao thông đường bộ.Theo đó, nếu toàn thể sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nhận thức, tiếp thutốt quy định pháp luật về Luật giao thông đường bộ thì sẽ ít hành vi vi phạmnhưng nếu quá trình nhận thức chưa tốt thì vi phạm sẽ nhiều và rõ rệt Ngược lại,nếu như việc thực hiện pháp luật diễn ra nghiêm chỉnh, tích cực sẽ phản ánh thực
tế sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nhìn chung có nhận thức tốt về phápluật giao thông đường bộ và trái lại nếu thực hiện pháp luật còn nhiều bất cập,hạn chế thì có nghĩa đang tồn tại bộ phận sinh viên chưa nhận thức thật sự đầy
đủ và sâu sắc về nội dung pháp luật liên quan Như vậy, sinh viên trường Đạihọc Luật Hà Nội phải trang bị cho bản thân cũng như cho mọi người xung quanh
9
Trang 15những kiến thức cần thiết về Luật giao thông đường bộ và các văn bản liên quan.Đồng thời cũng cần có cái nhìn khách quan, sắc bén của một người am hiểu phápluật để vạch ra những điểm hạn chế còn tồn tại, những thiếu sót cần khắc phục từ
đó góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống luật pháp của quốc gia
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Câu 1: Trong những năm qua, tình hình trật tự, an toàn giao thông đường
bộ tuy đã có những chuyển biến nhưng chưa thực sự căn bản, vững chắc, cònnhiều diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và nghiêm trọng,nhất là số người chết, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho người,phương tiện khi tham gia giao thông Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cả nướcxảy ra 5.684 vụ tai nạn giao thông, làm 3.286 người chết Bình quân 1 ngày có
31 vụ tai nạn, làm 19 người chết Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hànhpháp luật về an toàn giao thông của các tầng lớp nhân dân còn nhiều hạn chế Từthực tế như vậy, nhóm đã tiến hành khảo sát các bạn sinh viên để cho thấy mức
độ bắt gặp các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ Kết quả thu về từ
150 phiếu trả lời được thể hiện qua biểu đồ như sau:
90 sinh viên chọn “Đã từng thấy nhiều” tương đương với tỉ lệ 60%
52 sinh viên chọn “Đã từng thấy” tương đương với tỉ lệ 34,7%
8 sinh viên chọn “Chưa từng thấy” tương đương với tỉ lệ 5,3%
Trang 16Trong 150 sinh viên được hỏi có tới 60% số sinh viên trả lời đã từng bắtgặp các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và xấp xỉ 35% số sinhviên đã từng bắt gặp nhiều Kết quả này cho thấy một thực tế rằng những hành vi
vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên xảy ra, tiềm ẩn nhiềunguy cơ gây ra tai nạn giao thông Chỉ có một bộ phận rất nhỏ là 8 sinh viêntương đương với tỉ lệ 5,3% số sinh viên được khảo sát chưa từng bắt gặp hành vi
vi phạm nào khi tham gia giao thông đường bộ Từ thực trạng này cho thấy, đểcác hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ không còn là điều thườngxuyên hiện hữu và cũng để góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu số tai nạn giao thôngxảy ra cần có nhiều biện pháp hiệu quả hơn trong giáo dục nâng cao nhận thức
về pháp luật giao thông đường bộ
Câu 2: Pháp luật về giao thông phải được thay đổi và hoàn thiện liên tục
không chỉ để phục vụ lợi ích quản lý trật tự xã hội của Nhà nước mà còn đónggóp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân khi tham gia giaothông đường bộ Tuy nhiên, với tốc độ phát triển một cách nhanh chóng của xãhội, thì đi cùng với đó là yêu cầu cao của con người cho mục tiêu đi lại dẫn đến
số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày một lớn, tình trạng tài chính vànhững vấn đề phát sinh sự cố kéo theo vẫn tăng lên không ngừng Bởi vậy mà sựquan tâm của người dân đặc biệt là những người có hiểu biết về luật pháp là rấtquan trọng Từ lý do đó, khảo sát ý kiến của 150 sinh viên trường Đại học Luật
Hà Nội về tính cần thiết hiểu biết pháp luật về Luật Giao thông đường bộ khitham gia giao thông đã thu được kết quả như sau:
11
Trang 17147 sinh viên chọn “Cần” tương đương với tỉ lệ 98%.
3 sinh viên chọn “Không cần” tương đương với tỉ lệ 2%
Trong số 150 sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội được hỏi thì có 98% sốsinh viên trả lời rằng hiểu biết về pháp luật về giao thông đường bộ khi thamgiao thông là điều cần thiết Kết quả này cho thấy được một thực trạng rằng sốsinh viên ở trường Đại học Luật Hà Nội đề cao hiểu biết pháp luật nói chung vàpháp luật đối với giao thông đường bộ chiếm tỉ lệ rất cao Điều này cũng chứngminh ý thức và kiến thức nhất định của sinh viên trường Luật dành cho nhữngvấn đề liên quan đến luật pháp về giao thông đường bộ Qua đó khả năng giáodục tuyên truyền pháp luật cũng như thực hiện pháp luật sẽ được thực hiện mộtcách nghiêm túc và hiệu quả hơn
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên chiếm 2% số sinh viêntham gia trả lời phỏng vấn không đề cao sự hiểu biết về pháp luật giao thôngđường bộ Sự hiểu biết, quan tâm dành cho pháp luật giao thông đường bộ khôngchỉ là điều kiện để họ chấp hành luật pháp một cách cẩn thận và chính xác màcòn giúp cho sinh viên trường Luật có thể tìm hiểu, nghiên cứu và phân tíchLuật Từ thực trạng này cho thấy vẫn nên có một số biện pháp để nâng cao khảnăng giáo dục cũng như tuyên truyền pháp luật để tạo hứng thú cho sinh viêntrường Đại học Luật Hà Nội
Trang 18Câu 3: Tiếp nối câu trả lời “Không” của 2% sinh viên đã trả lời ở câu hỏi
thứ nhất, thì có câu trả lời cho thấy ý thức của một bộ phận sinh viên đến nayvẫn chưa thực sự tốt đặc biệt là trong vấn đề liên quan đến luật pháp giao thôngđường bộ Lý do mà sinh viên ấy đưa ra là “Ở kí túc xá không đi ra ngoài” Đây
là một nhận thức chưa đúng, bởi lẽ, kể cả bản thân sinh viên có ở trong kí túc xácũng không thể tránh khỏi việc tham gia giao thông Việc học tập ở trườngkhông phải là công việc duy nhất mà sinh viên thực hiện trong suốt quá trình họcĐại học, nên nếu có những kiến thức về pháp luật, trang bị cho mình đầy đủnhững điều kiện thì sẽ giảm thiểu được tối đa những nguy cơ để xảy ra tai nạnhay những phát sinh không cần thiết khi tham gia giao thông đường bộ Tiếpđến, là một sinh viên trường Luật thì hành động trước hết phải thượng tôn phápluật và thực hiện đúng như những gì pháp luật quy định Chính vì thế việc tìmhiểu và quan tâm tới pháp luật liên quan đường bộ sẽ làm cho bản thân không viphạm những điều mà pháp luật quy định Cuối cùng, đọc luật và tìm hiểu luậtcũng là một trong những kỹ năng cần thiết mà những sinh viên trường Luật nên
có, bởi vậy, thật đáng tiếc khi thực trạng vẫn còn một số sinh viên có ý thức chưatốt như vậy Ngoài ra, còn có sinh viên cho rằng đây là quyền lợi của họ và họthích làm như vậy Nếu là một sinh viên theo học tại cơ sở đào tạo Luật hàng đầu
cả nước thì việc cho rằng không đọc luật là quyền lợi của một cá nhân là hoàntoàn sai lầm Việc thực hiện quyền lợi của một cá nhân không được phép làmảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác khi tham gia vào cácquan hệ xã hội Bởi thế nếu chưa có trang bị cần thiết là luật pháp mà tham giagiao thông đường bộ sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho người khác Như vậy là viphạm pháp luật Hơn nữa nghiên cứu, tìm hiểu và quan tâm tới luật pháp cụ thể ởđây là luật pháp cho giao thông đường bộ đối với một sinh viên Luật là một điềucần thiết, nên làm để rèn luyện kĩ năng phân tích luật cho bản thân chứ khôngphải liên quan đến cảm xúc để có thể “thích” hay không
13
Trang 19Câu 4: Để đánh giá mức độ quan tâm cũng như sự tìm hiểu và nghiên cứu
của các bạn sinh viên Luật đối với pháp luật về giao thông đường bộ Nhóm đãtiến hành khảo sát để cho thấy mức độ hiểu biết của sinh viên về những văn bảnpháp luật hiện nay có chứa đựng căn cứ pháp lý về giao thông đường bộ Kết quảthu về nối tiếp từ 147 câu trả lời “Có” được tổng hợp qua bảng số liệu sau:
3 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung
Trang 20sinh viên lựa chọn Bộ luật Dân sự năm 2015 thấp hơn một chút là 47 sinh viênchiếm tỉ lệ 31.5%
Kĩ năng cập nhật các văn bản pháp luật là một kĩ năng vô cùng thiết yếu
mà bất kì sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo Luật cũng phải có được Khitổng hợp câu trả lời, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ sinh viên lựa chọn Nghị định100/2019/NĐ–CP chỉ ở con số 42,3% tương ứng 63 phiếu Căn nguyên của vấn
đề này có thể tới từ việc một số sinh viên vẫn chưa cập nhật văn bản luật mới,không nghĩ đây là nghị định mới của Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã hếthiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020 Hơn nữa, trong Bộ Luật Hình sự 2015 sửađổi bổ sung 2017 có những điều khoản quy định cụ thể về các tội liên quan đếnpháp luật giao thông đường bộ nhưng con số sinh viên lựa chọn đáp án này chỉ
62 chiếm 41,6% Con số này phản ánh một thực trạng khi mà các sinh viên mặc
dù có đào tạo về những kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật nhưng lạikhông chủ động cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất Điều này có thể gây ranhững mâu thuẫn rất lớn khi chính các bạn sinh viên luật sẽ thiếu đi kiến thứcluật pháp kịp thời để xử lý các tình huống trong thực tiễn
Tuy nhiên, con số sinh viên luật lựa chọn đúng văn bản luật có những quyđịnh về giao thông đường bộ là khá lớn, chiếm tỉ lệ cao là Luật giao thông đường
bộ (77 sinh viên – 81,9%) Đây cũng là điều khá dễ hiểu đối với sinh viên củatrường Đại học Luật Hà Nội, bởi vì Luật giao thông đường bộ là bộ luật chính đểchứa đựng những quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ để người dân cóđược những quy tắc khi tham gia giao thông giúp giảm thiểu những mâu thuẫn
và tranh chấp xảy ra Điều này cũng được chứng minh phần nào khi trong Luật
Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 cũng có những quy định
về giao thông đường bộ như thẩm quyền xử phạt,… con số sinh viên lựa chọnđáp án khá cao, 105 sinh viên tương ứng 70,5% Đây là hai văn bản luật khá phổ
15
Trang 21biến đối với sinh viên được đào tạo tại các cơ sở đào tạo Luật vì thế mà tỉ lệ lựachọn chính xác hai văn bản này của sinh viên K46 trường Đại học Luật Hà Nộikhá cao cũng phản ánh được một thực trạng chính xác về sự hiểu biết của họ vềpháp luật giao thông đường bộ Ngoài ra vẫn còn một số những văn bản luậtkhác quy định về giao thông đường bộ nhưng lại không có sinh viên nào nêuthêm ngoài lựa chọn nhưng văn bản luật được nhóm đề xuất ở trên Có một ýkiến khác được nêu ra nhưng không liên quan đến vấn đề mà nhóm đang khảosát và chiếm tỉ lệ rất nhỏ là 0.7% nên không ảnh hưởng đến những đánh giá mànhóm đã nêu ở trên
Câu 5: Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội về các quy tắc giao thông, nhóm đã đặt ra câu hỏi cụ thể như
sau: “Theo quy định Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển xe mô
tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây?”
Theo số liệu đã được tổng hợp, có thể thấy đa số các bạn sinh viên trườngĐại học Luật Hà Nội có nhận thức và hiểu biết nhất định về quy định pháp luậtliên quan tới xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy Cụ thể, haiphương án “đi xe dàn hàng ngang” và “đi xe vào phần đường dành cho người đi
Trang 22bộ” được lựa chọn nhiều nhất với tỉ lệ lần lượt là 91,3% và 93,3% Tiếp theo là
hai phương án “sử dụng điện thoại di động” (79,3%) và “Sử dụng xe để kéo, đẩy vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh” (78,7%) chỉ chênh lệch 1 phiếu Bốn
phương án được lựa chọn nhiều nhất đều là sự lựa chọn chính xác và được phápluật quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 Cáchành vi trên đều diễn ra thường xuyên, dễ thấy trong cuộc sống nên hầu hết cácbạn sinh viên đều nhận thức được đó là hành vi vi phạm Luật giao thông đường
bộ Những hành vi vi phạm này đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự an toàngiao thông thậm chí cả tính mạng, sức khỏe của bản thân người điều khiểnphương tiện lẫn những người xung quanh
Hai phương án “Đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách” chiếm 20,7%
Lựa chọn này của các bạn là chưa đúng vì đây là những hành vi tuân thủ nghiêmchỉnh pháp luật Những người thực hiện khảo sát có thể chưa đọc kĩ câu hỏihoặc chưa có sự nhận thức rõ ràng về Luật giao thông đường bộ dẫn đến nhữngsuy nghĩ sai lầm khi lựa chọn đáp án
Câu 6: Để tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nhận thức về Luật giao thông
đường bộ với mỗi cá nhân, nhóm đã đưa ra câu hỏi sau: Theo hiểu biết của anh chị, Luật ATGT sẽ đem lại lợi ích gì khi tham gia giao thông?
17
Trang 2389,9% sinh viên chọn việc hiểu biết luật ATGT sẽ giúp bảo vệ bản thâncũng như những người xung quanh khi tham gia giao thông Thật vậy, việc hiểubiết cũng như chấp hành luật ATGT không chỉ giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏecủa bản thân chúng ta mà còn giữ gìn an toàn cho chính những những ngườixung quanh.
89,9% sinh viên chọn việc hiểu biết luật ATGT sẽ giúp nâng cao ý thứcchấp hành luật giao thông Có thể thấy, việc nắm rõ các quy định của pháp luật
sẽ giúp người tham gia giao thông nắm bắt được những việc được làm, phải làm
và không được làm Từ đó người tham gia giao thông có một nhận thức rõ rànghơn về trách nhiệm của bản thân, có ý thức cao hơn trong việc chấp hành nhữngquy định về giao thông đường bộ
81,2% sinh viên chọn việc hiểu biết luật ATGT sẽ giúp thực hiện đúng luậtATGT và tránh vi phạm Đây là một điều dễ hiểu bởi khi vi phạm an toàn giaothông đường bộ thì tùy thuộc vào hành vi và mức độ vi phạm mà người vi phạm
có thể bị phạt tiền, tịch thu phương tiện, đình chỉ, tước giấy phép lái xe., Chính vì thế, việc hiểu biết luật ATGT giúp người tham gia giao thông thựchiện đúng các quy định của pháp luật, tránh vi phạm và không phải chịu các chếtài xử lý
Trang 24Câu 7: Việc tuyên truyền những kiến thức, thông tin về các quy tắc giao
thông đường bộ là một việc rất quan trọng và việc này có thể được thực hiệndưới nhiều hình thức Nhóm đã làm một câu hỏi đóng phức tạp để khảo sát rằngsinh viên hiện nay tiếp cận đến những kiến thức, thông tin đã nêu trên bằng cáchnào:
50% sinh viên chọn phương án “Đã được đào tạo trong quá trình học tập tạitrường Đại Học Luật Hà Nội” Có thể thấy khoảng một nửa số sinh viên đượctiếp cận các kiến thức này trong chính môi trường giáo dục hiện tại của mình làtại trường Đại học Luật Hà Nội Qua đây ta có thể thấy rằng sự quan tâm củatrường Đại học Luật Hà Nội – là một ngôi trường hàng đầu về đào tạo cử nhânLuật thì việc sinh viên của mình phải có kiến thức về quy tắc giao thông đường
bộ là rất quan trọng
67,3% phần trăm sinh viên chọn phương án “Tham dự các chương trình tậphuấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ” cho thấy rằng cácsinh viên này rất quan tâm về các quy tắc giao thông đường bộ nên đã tìm đếncác chương trình, sự kiện liên quan đến giao thông đường bộ Hiện nay, các sựkiện này trải dài không chỉ ở riêng thành phố Hà Nội mà ở rất nhiều các tỉnh
19
Trang 25thành khác nhau cho thấy nhu cầu về tìm hiểu các quy tắc giao thông đường bộ
là khá cao
80% sinh viên tìm hiểu các quy tắc này thông qua các phương tiện truyềnthông đại chúng Phần lớn sinh viên tiếp cận các quy tắc giao thông qua cácphương tiện đại chúng bởi hiện nay đây là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất Cácthông tin về quy tắc giao thông đường bộ đều trải dài ở trên internet, các trangmạng xã hội,… Tuy nhiên ta cần phải thận trọng khi tiếp cận các thông tin nàybởi không phải mọi thông tin trên internet đều được kiểm chứng và được cậpnhật kịp thời, khiến chúng ta có những thông tin sai lệch không đáng có.62% sinh viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu những thông tin về quy tắc giaothông đường bộ Có thể thấy, hơn một nửa số sinh viên đã có ý thức tự tìm hiểu
và nghiên cứu về giao thông đường bộ Phương thức này không dành cho tất cảmọi người mà còn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như sự tự giác của từng cá nhân.Qua đây ta có thể thấy rằng việc tiếp cận đến các thông tin, kiến thức vềquy tắc giao thông đường bộ được thực hiện bằng rất nhiều cách tùy thuộc vào
sự lựa chọn của mỗi cá nhân
Câu 8: Để khảo sát ý kiến của các sinh viên về vấn đề hậu quả của sử dụng
quá mức rượu bia nhóm đã đặt ra câu hỏi: Theo anh/chị việc vi phạm các quy tắcgiao thông đường bộ có thể gây ra những hậu quả gì?
Trang 26Việc vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ gây ra nhiều ảnh hưởng xấutới nhiều mặt trong đời sống, cụ thể với những tác hại mà nhóm đưa ra theo báocáo trên, phương án hàng đầu được các bạn sinh viên lựa chọn chính là vấn đềảnh hưởng đến bản thân với tỉ lệ lên đến 96% và ảnh hưởng đến những ngườixung quanh với tỉ lệ 91,3% Tại Việt Nam, theo thống kê, từ năm 2009-2021,toàn quốc xảy ra hơn 361.000 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết hơn113.000 người, bị thương hơn 356.000 người, chiếm hơn 97% số vụ, số ngườichết, người bị thương trong tổng số vụ tai nạn của các loại hình giao thông, gâythiệt hại rất lớn về tài sản Việc vi phạm an toàn giao thông đường bộ không chỉgây nguy hiểm cho chính bản thân chúng ta mà còn ảnh hưởng đến tính mạng,sức khỏe, tài sản của người khác Bên cạnh đó, 88% sinh viên cho rằng việc viphạm các quy tắc giao thông cũng ảnh hưởng rất lớn tới trật tự an toàn xã hội bởi
có thể gây ùn tắc giao thông hay thậm chí tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.Với phương án gây ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế, chưa tới một nửa sinhviên lựa chọn phương án này Có thể thấy rằng, hơn 50% số sinh viên chưa nhậnthấy được rằng việc vi phạm an toàn giao thông có thể tác động tiêu cực tới pháttriển kinh tế Việc không chấp hành quy tắc giao thông đường bộ có thể dẫn tới tỉ
lệ tai nạn giao thông cao, điều này sẽ trở thành điểm trừ trong thu hút đầu tư kinh
21
Trang 27tế Bởi một trong những điều kiện thu hút đầu tư kinh tế hàng đầu đó là giaothông: bao gồm cả hạ tầng, phương tiện và tình hình tai nạn Rõ ràng nếu các nhàđầu tư trên thế giới đến với một đất nước mà có quá nhiều tai nạn, phải lo lắngđến cái vấn đề an toàn giao thông kể cả vận tải hàng hóa thì đó là lực cản đáng
kể tới sức thu hút FDI cũng như tới các hoạt động kinh tế bình thường, từ đó nó
sẽ có những tác động xấu đến sản lượng, đến lưu chuyển và đến động lực tăngtrưởng kinh tế
Câu 9: Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội về các quy tắc giao thông, nhóm đã đặt ra câu hỏi cụ thể như
sau: “Theo anh/ chị những hành vi vi phạm ATGT thường xuất hiện ở thành phố
Trang 28đội mũ bảo khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng, đội những loại mũ khôngđảm bảo chất lượng.
Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội trên thực thếrất đa dạng và phức tạp, lượng phương tiện tham gia giao thông lớn… vì vậy cáchành vi vi phạm ATGT vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, đi ngược chiều hay sangđường không đúng ghi định đều diễn ra ở mức độ rất cao Cao nhất là hành vi
“Vượt đèn đỏ” với 138 phiếu chiếm tỷ lệ 92%, hệ thống đèn giao thông trên thực
tế rất phức tạp, thời gian chờ đợi dài khiến nhiều người tham gia giao thông mấtkhiên nhẫn từ đó dẫn đến hành vi vi phạm Đứng thứ hai hành vi “Đi sai lànđường, đi ngược chiều” với 133 phiếu chiếm 88,7%, trên địa bàn Hà Nội, việcmột tuyến đường có đến 4-5 làn đường, lượng phượng tiện tham gia giao thônglớn nên việc xe máy đi vào làn xe dành cho oto hay ngược lại, đi sai làn đườngkhi chuyển hướng thường xuyên xảy ra Cuối cùng là hành vi “Sang đườngkhông đúng quy định” với 103 phiếu chiếm 68,7%, thực tế những nút giao trênđịa bàn thành phố Hà Nội có thể cách nhau 1-2km, nhiều hệ thống ngõ ngáchnhỏ, lượng phương tiện tham gia giao thông đặc biệt lớn khiến việc sang đườngcủa các phương tiện gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc nhiều người lực chọn đingược chiều, quay đầu ngay cả khi có biển báo cấm Ngay cả những người đi bộkhi sang đường cũng lựa chọn việc vi phạm khi nhiều nơi vẫn chưa có cầu vượt,hầm chui qua đường cho người đi bộ, việc chờ đợi đèn giao thông là giá lâu.Tuy nhiên, hành vi “lạng lách, đánh võng” với chỉ 1 phiếu chiếm 0,7% đãphần nào thể hiện được dấu hiệu tích cực trong việc chấp hành ATGT trên địabàn thành phố Hà Nội Thực tế hành vi này là hành vi có nguy cơ gây thiệt hạithực tiếp đến tính mạng, sức khỏe đối với những người tham gia giao thông vìvậy đây là hành vi cần sớm được ngăn chặn
23
Trang 29Câu 10: Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội về các quy tắc giao thông, nhóm đã đặt ra câu hỏi cụ thể như
sau: “Theo anh/ chị đa số những người vi phạm ATGT sẽ làm gì khi bị CAGT bắt?”
Qua 150 phiếu khảo sát, ta có thể thấy được thực tế việc xử lý những hành
vi vi phạm ATGT vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Có đến 76,6% những hành vi vi phạm ATGT không được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục, cụ thể: Xin tha và hứa hẹn sửa lỗi – 43,3%; Tùy cơ ứng biến – 22%: Hối lộ - 11,3% Người vi phạm ATGT khi được đề cập đến việc xử lý theo đúng quy định sẽ phải đối diện với việc: nộp phạt, thu xe, treo bằng… tùy thuộc vào mức độ vi phạm Vì vậy để
né tránh trách nghiệm họ thường có những hành vi như: gọi điện cho người thân
từ đó những cán bộ công an vì nể nang mà không xử lý những hành vi vi phạm; người vi phạm có hành vi không chấp hành, gây khó khăn trong việc xử lý; thậmchí có những người sẵn sàng hối lộ cho công an để không bị xử phạt
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp các hành vi vi phạm được xử lý theođúng trình tự, thủ tục Theo số liệu có đến 23,3% số phiếu cho rằng những người
vi phạm sẵn sàng chịu trách nghiệm cho hành vi vi phạm của mình Dù hành vinày vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng cũng đã phần nào khẳng định được thái độ
Trang 30chấp hành luật ATGT của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội nói riêng vànhững người dân tham gia giao thông trên địa bàn Hà Nội nói chung.
3 Nguyên nhân của thực trạng trên.
Qua số liệu thống kê, đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội (72%)nhận thấy rằng nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ thái độ chủ quan của mỗi cánhân khi tham gia giao thông, từ đó không thấy được tính nguy hiểm của viphạm trật tự ATGT Có thể thấy đây là vấn đề lớn nhất trong việc giải quyết cáchành vi vi phạm ATGT hiệu quả hơn
Nguyên nhân thứ hai chiếm 15.3% là do thói quen Đó là khi những ngườitham gia giao thông thường có những thói quen xấu, có thể kể đến như: thiếuquan sát khi tham gia giao thông, phanh xe đột ngột, dàn xe dàn hàng ngang, Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân mình mà còn ảnh hưởngtới mọi người xung quanh
Nguyên nhân thứ ba các bạn sinh viên lựa chọn là do tình huống cấp thiết
về lợi ích cá nhân (chiếm 12%) Trong những trường hợp cấp bách, người thamgia giao thông thường không chú ý đến quy định giao thông đường bộ mà có xuhướng tập trung giải quyết vấn đề của mình Do đó, họ sẽ bỏ qua vấn đề chấphành an toàn giao thông nên dẫn đến những hành vi vi phạm trong thực tế.Ngoài ra, nguyên nhân được nêu ra là do chống đối với người có quyềnchiếm tỉ lệ nhỏ, cho thấy thực tế việc vi phạm ATGT vì lí do trên khá ít ỏi
25