1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vấn đề sử dụng mạng internet của sinh viên trườngđại học luật hà nội thực trạng và giải pháp

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIKHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC---BÀI TẬP NHÓMMÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬTĐỀ BÀI SỐ 5Vấn đề sử dụng mạng Internet của sinh viên Trường Đại học Luật

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIKHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC

-BÀI TẬP NHÓMMÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

ĐỀ BÀI SỐ 5

Vấn đề sử dụng mạng Internet của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Hà Nội – 2022

LỚP : 4705NHÓM : 1

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4 Giả thuyết nghiên cứu

5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu

7 Chọn mẫu điều tra

1 – 3

II NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài 1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu3 Một số giải pháp

III KẾT LUẬNIV PHỤ LỤC

PHẦN THÔNG TIN THÀNH VIÊN

NHÓM TRƯỞNG: Đỗ Hương Giang (470513)

THÀNH VIÊN: Nguyễn Hải Huy (470501), Lý Trần Quốc

Việt (470502), Phùng Nhật Linh (470503), Phạm Thị Ngọc Trâm (470504), Trần Thị Hà Hải Anh (470505), Lê Phạm Phương Anh (470506), Nguyễn Thuý An (470507), Nguyễn Phương Anh (470508), Bùi Thuý Thuý (470509), Nguyễn Thị Ngô Đan (470510), Nguyễn Thu Huyền (470511), Nguyễn Mạnh Chiến (470512), Nguyễn Lê An Khanh (470514), Trần Đức Nguyên (470515), Nguyễn Thị Châu Anh (470516), Nguyễn Lê Minh Anh (470517), Nguyễn Phương Ngân (470518), Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (470519), Nguyễn Thị Hương Lan (470520), Lục Thị Yến Nhi

Trang 3

(470521), Hoàng Dương Minh Ánh (470522), Trần Thị Yến Nhi (470523).

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, Internet đã trở thành một phương tiện thông tin phổ biến, nguồn tra cứu khổng lồ và có tiềm năng vô tận Ta không thể phủ nhận những thuận lợi mà Internet mang lại cho xã hội trong công cuộc tiếp cận các nguồn thông tin với nhiều mục đích như nghiên cứu, học tập, giải trí, giao lưu văn hóa,… Sự hỗ trợ của các nền tảng chia sẻ thông tin trực tuyến đã mở ra nhiều cơ hội học tập cho nhiều sinh viên nói chung, đặc biệt là sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội bằng cách cho phép truy cập vào các kho tài liệu, văn bản đa dạng, phong phú Tuy nhiên, Internet cũng ẩn chứa những mặt tiêu cực Nếu không được sử dụng.một cách đúng đắn và hợp lý, nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi, trở thành phương tiện để những kẻ xấu thực hiện các hành vi phạm pháp luật nhằm trục lợi cho bản thân Ở Việt Nam, những kế hoạch đào tạo, định hướng sử dụng Internet một cách bài bản, an toàn cho học sinh, sinh viên vẫn chưa được triển khai cụ thể hoặc đã triển khai nhưng chưa đạt hiệu quả Trước những hậu quả khôn lường mà mạng xã hội mang lại, cần có những khảo sát, nghiên cứu về thực trạng sử dụng Internet của sinh viên nói chung, sinh viên trường Đại học Luật nói riêng Từ đó xây dựng những phương pháp, kế hoạch hướng dẫn phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng Internet của sinh viên.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận, đánh giá được thực trạng và thực hiện pháp luật trong việc sử dụng mạng Internet của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đó nhận định được hành vi cũng như đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức trong việc sử dụng mạng Internet một cách lành mạnh và hiệu quả

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 4

- Nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng sử dụng mạng Internet của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Nhận thức, đánh giá thực trạng ở cả hai mặt: tích cực và tiêu cực.

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm duy trì, phát huy những giá trị tích cực, đồng thời hạn chế những tiêu cực còn tồn tại.

4 Giả thuyết nghiên cứu

- Nếu sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng mạng Internet sai cách thì hiệu quả đối với học tập và đời sống sẽ giảm đi, các ảnh hưởng xấu mà Internet mang lại sẽ tăng lên.

- Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng mạng Internet ( facebook,instagram,….) để tuyên truyền những nội dung, ấn phẩm đồi trụy,thông tin sai lệch không chính thống Đây là 1 mặt xấu của thực trạng cần đưa ra giải pháp phù hợp.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng về việc sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội , đưa ra giải pháp khắc phục những mặt xấu của thực trạng - Phạm vi nghiên cứu : Trường Đại học Luật Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tài liệu: dựa vào thông tin

trên sách, báo ,mạng…, phải phân loại tính chân thật hay giả dối của tài liệu( tài liệu gốc hay bản sao, các thông tin chứa đựng trong tài liệu đó còn giá trị hay đã lạc hậu , lỗi thời) Tiếp thu có chọn lọc những giá trị khoa học , ý nghĩa thực tiễn của các tài liệu đó

- Phương pháp phỏng vấn: chuẩn bị bảng câu hỏi

( phiếu điều tra ) theo đề tài, là phương pháp thu thập thông tin dựa trên sự hỏi- đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin, theo đó , người phỏng vấn nêu lên các câu hỏi, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi thông tin vào bảng hỏi Ngoài ra còn có thể chuẩn bị sẵn mẫu phiếu phỏng vấn , gửi cho người trả lời để họ tự ghi ý kiến vào phiếu.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

=> thu thập được thông tin để phục vụ cho đề tài

- Phương pháp anket: là phương pháp thu thập thông

tin xã hội sơ cấp được sử dụng rộng rãi trong việc điều tra xã hội học Phương pháp anket là hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi (phiếu điều tra ) được soạn thảo trước – thông qua phương thức phát phiếu anket tại chỗ qua đội ngũ cộng tác viên , người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong phiếu khảo sát rồi ghi câu trả lời của mình vào phiếu và gửi lại cho điều tra viên.

7 Chọn mẫu điều tra

- Thực trạng sử dụng Internet của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

- Đối tượng khảo sát : sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội - Phương pháp lấy mẫu : Chọn mẫu xác suất - Ngẫu nhiên đơn giản

- Quy mô mẫu : khoảng 105 sinh viên của Đại học Luật Hà Nội

- Phương pháp tiến hành chọn mẫu :

B1 : Lập danh sách sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội

B2 : Chọn sinh viên để tiến hành khảo sát dựa trên mã sinh viên của mỗi người Để đảm bảo tính ngẫu nhiên , việc chọn sinh viên sẽ dùng trang web http://random.org

II NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lí luận liên quan đến nội dung đề tài.

Trang 6

1.1 Các khái niệm cơ bản

- Khái niệm Internet : là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng , gồm các máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu ( packet switching) dựa trên 1 giao thức liên mạng đã được chuyển hóa ( giao thức IP ) Hệ thống này bao gồm hàng ngàn máy tính nhỏ hơn các doanh nghiệp,của các viện nghiên cứu và các trường đại học , của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.

- Khái niệm nghiện Internet : Theo TS Kimberly Young, nghiện Internet được định nghĩa là “hành vi sử dụng Internet quá mức, đến mức độ khó có thể kiểm soát được Nó ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, người thân, gia đình, bạn bè và môi trường làm việc của người nghiện mà trong đó, Internet trở thành mối ưu tiên hàng đầu

- Nghiện internet cũng có thể được hiểu giống như nghiện ma túy, nghiện rượu, hay

nghiện cờ bạc - những mối quan hệ chiếm ưu thế hơn trong các khía cạnh đùng.

1.2 Nội dung pháp luật, nhận thức và thực hiệnpháp luật liên quan đến đề tài

- Nội dung pháp luật

Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên

+ Chống phá Nhà nước; tuyên truyền các nội dung xuyên tạc, hư cấu nhằm chia rẽ các dân tộc, tôn giáo; có những hành vi mâu thuẫn, hiểu nhầm, gây mất đoàn kết

+ Chia sẻ các nội dung (bài viết, hình ảnh) dâm ô, bạo lực, mê tín dị đoan

+ Phát tán các thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận

Trang 7

+ Tiết lộ các thông tin mang tính bí mật của nhà nước,

- Mọi người khi sử dụng mạng xã hội sẽ được bảo mật

các thông tin mang tính cá nhân

- Cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng mọi dịch vụ của mạng xã hội (trừ một số trường hợp đặc biệt)

- Các quyền khác của người sử dụng internet…

- Song song với quyền lợi, các cá nhân, tổ chức cũng có những nghĩa vụ cần tuân thủ Thông thường các nghĩa vụ này sẽ do nhà cung cấp mạng xã hội đề ra Và ngay trước khi bắt đầu sử dụng mạng xã hội, nhà cung cấp sẽ nêu ra và xác minh sự chấp thuận của mọi người Tùy theo mỗi loại hình mạng xã hội mà người sử dụng sẽ có các nghĩa hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện hoặc bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015.

+ Còn nếu hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội như: tội làm nhục người khác, tội vu khống, hoặc các tội liên quan đến nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, an toàn xã hội…

Quyết định 874/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày17/5/2021

- Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.

Trang 8

- Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.

- Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khỉ tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.

- Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam, không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.

- Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giá, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

- Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tâm gương người tốt, việc tốt.

- Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định các chế tài xử phạt khi không tuân thủ quy định pháp luật về

sử dụng mạng xã hội

- Về xử lý hành chính:

+ Tại điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định: Người có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số

Trang 9

nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

+ Tại điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định: Hành vi cung cấp nộp dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Nhận thức và thực hiện pháp luật:

+ Nhận thức là những kiến thức, tri thức, những am hiểu hiện thực được con người tiếp thu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan Như vậy có thể hiểu rằng, nhận thức pháp luật về việc sử dụng internet là những kiến thức về việc sử dụng mạng, các hành vi được phép và không được phép thực hiện trên internet đồng thời cũng hiểu rõ tác hại của việc sử dụng internet quá đà của các bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.

+ Quá trình nhận thức này được tiếp nhận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, truyền thanh, sách,… và được thể hiện ở sự hiểu biết của sinh viên về việc sử dụng mạng internet, lợi ích và tác hại mà các bạn cảm nhận được khi sử dụng.

+ Việc tìm hiểu lợi ích và tác hại của internet mang lại là một quá trình hoạt động nhằm biến các quy định về việc sử dụng mạng thành những hành vi thực tế để các chủ thể có thể hiểu được và tự giác làm theo.

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

 Để thu thập thông tin về tình hình nhận thức của sinh viên trường Đại học luật Hà Nội về vấn đề sử dụng mạng internet, nhóm chúng em đã đặt câu hỏi: “Anh/Chị có quan tâm về vấn đề sử dụng mạng Internet hiện nay của sinh viên hay không?” ( Chỉ được chọn 1 phương án) Kết quả thu được như sau:

Trang 10

Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội về nhận thức về việc sử dụng mạng Internet của

sinh viên

Bảng số liệu trên cho thấy, trong 105 sinh viên được hỏi thì có 99 sinh viên ( 94,3%) chọn phương án “ ”, tức là có quan tâm tìm hiểu về vấn đề sử dụng mạng internet của mọi người; còn 6 sinh viên ( 5,7%) chọn phương án “

Không ”- không quan tâm tới điều này Điều này cho thấy

đa số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đã có sự tìm hiểu và để ý nhất định đến việc sử dụng mạng internet, có cái nhìn về lợi ích và tác hại của internet đối với bản thân cá nhân mỗi người.

 Với câu hỏi 2: “Anh/Chị đánh giá như thế nào về mức độ cần thiết của mạng Internet trong thời đại ngày nay?” ( Chỉ chọn 1 phương án trả lời), kết quả chúng em thu được là:

Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về câu hỏi 2: “ mức độ cần thiết của internet trong thời đại ngày nay”

 Có 75 trên tổng số 105 người chọn phương án: “ Rất cần thiết” tương ứng 71,4%

Trang 11

 Có 29 trên tổng số 105 người chọn phương án: “ Cần thiết” tương ứng 27,6%

 Và có 1 người chọn phương án: “ Có cũng được, không cũng chẳng sao” tương ứng 1%

Kết quả trên cho thấy, phần lớn các bạn sinh viên Đại học Luật Hà Nội nhận định rằng mạng internet rất quan trọng và quan trọng, hầu hết mọi người đều đánh giá cao vai trò, vị trí của mạng internet trong đời sống Điều này cho thấy, Internet quyết định và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh viên nhất là trong thời đại công nghệ phát triển như hiện tại Internet gần như trở thành công cụ thiết yếu, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của các bạn sinh viên.

 Để tìm hiểu thêm về tần suất sử dụng mạng Internet của các bạn sinh viên trường

Đại học Luật Hà Nội chúng em đã đặt ra câu hỏi số 3: “Thời gian sử dụng mạng Internet của anh/chị một ngày là bao nhiêu? ” Với câu hỏi này tỉ lệ bình chọn như sau:

Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng mạng Internet trong 1 ngày của sinh viên

Qua biểu đồ trên cho thấy, hầu hết sinh viên đều sử dụng mạng Internet khá nhiều trong một ngày Cụ thể:

 Có 40 trên tổng số 105 sinh viên trả lời dùng 6 tiếng/ngày tương

Trang 12

 Các phương án lựa chọn còn lại chiếm tỉ lệ thấp ( 1 lượt bình chọn ) tương ứng 0.9% cụ thể là các mức độ: 3 tiếng, lớn hơn 8 tiếng, 16h, 12h, 9h, 8-10h, 3-5h và hầu như tất cả thời gian Qua khảo sát cho thấy sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội ngày nay dành phần lớn thời gian trên mạng Internet, mức độ sử dụng được đánh giá là cao hơn so với khuyến cáo Điều này cũng là một dấu hiệu báo động bởi nếu không có giải pháp cũng như phương hướng sử dụng hiệu quả thì sinh viên không chỉ bị ảnh hưởng về sức khoẻ thể chất mà còn về tinh thần.

 Để tìm hiểu về địa điểm học sinh thường xuyên sử dụng Internet, nhóm chúng em đã đặt ra câu hỏi: “ Địa điểm anh/chị thường sử dụng mạng Internet?” và thu về kết quả như sau:

Theo số liệu trên cho thấy hầu hết sinh viên đều sử dụng Internet ở nhà với 54 lượt bình chọn, tiếp đó là quán cafe 25 lượt bình chọn, ở thư viện là 19 lượt bình chọn) cuối cùng là sử dụng mạng ở mọi nơi có 7 lượt bình chọn Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng mạng của sinh viên ngày một tăng cao, không chỉ thời gian sử dụng nhiều, mật độ dày đặc mà địa điểm cũng được mở rộng Ở nơi đâu sinh viên cũng có thể sử dụng mạng Internet.

 Để khảo sát thực trạng sử dụng mạng internet của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm chúng em đã đưa ra câu hỏi: “Anh chị thường sử dụng mạng internet

một cách như thế nào?” Với câu hỏi này, đã thu được kết quả như sau:

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w