1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những nhiệm vụ và giải pháp cốt lõi nhằm xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền trong giai đoạn mới của đảng cộng sản việt nam

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ đó, đề ra mục tiêu tổng quát: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam có “hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêmminh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và ph

Trang 1

Vi Ngọc Yến Quỳnh

461844

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2MỞ ĐẦU 4NỘI DUNG 4I Một số vấn đề về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa 4II Những nhiệm vụ và giải pháp cốt lõi nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền trong giai đoạn mới của Đảng Cộng sản Việt Nam 71 Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 72 Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và phápluật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân 83 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện phápluật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh vàbền vững 94 Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội 105 Tiếp tục thực hiện tốt thiết chế Chủ tịch nước theo Hiến pháp 116 Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địaphương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyênnghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả 127 Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêmminh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân 13

Trang 3

8 Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng,chống tham nhũng, tiêu cực 169 Tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoànthiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệTổ quốc trong tình hình mới 1710 Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổquốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 18III Liên hệ thực tiễn với Trường Đại học Luật Hà Nội 19DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

MỞ ĐẦU

Nhà nước của bất kỳ quốc gia nào cũng đều là trung tâm quyền lực của xãhội Một chính đảng cầm quyền khi và chỉ khi chính đảng đó nắm được chínhquyền, lãnh đạo nhà nước, nhất là nắm cả cơ quan lập pháp và hành pháp Hộinghị Trung ương 6 (khóa XIII) của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá: côngcuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đạt đượcnhững thành tựu rất quan trọng; tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập, cómặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý và bảo vệ đất nước trong tình hìnhmới Từ đó, đề ra mục tiêu tổng quát: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam có “hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêmminh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệhiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất,được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hànhchính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn,trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứccó đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc giahiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trởthành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa Từ vấnđề trên, em xin trình bày các nhiệm vụ và giải pháp cốt lõi nhằm xây dựng Nhànước pháp quyền trong giai đoạn mới của Đảng cộng sản Việt Nam và liên hệthực tiễn tại Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 5

tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã kế thừa, vận dụng để xây dựng mô hình nhànước pháp quyền ở những mức độ khác nhau.

Tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào thựctiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi trọng, đềcao việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân vàvì nhân dân, được thể hiện rõ nét trong các văn kiện Hội nghị thành lập Đảng,Đại hội Đảng lần thứ I, đặc biệt, được cụ thể hóa trong bản Tuyên ngôn Độc lập,khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945) Đó là một Nhà nướcvới tinh thần xuyên suốt là: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạnđều của dân”; “Nước ta là một nước dân chủ Mọi công việc đều vì lợi ích củadân mà làm”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ Tức là nhân dân làm chủ” Tư tưởngnày cũng được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiêncủa Nhà nước ta với việc hiến định quyền lực nhà nước là của nhân dân, do nhândân, để phụng sự lợi ích của nhân dân Theo đó, bộ máy nhà nước được thiết lậplà bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của nhân dân; đội ngũ cán bộ, côngchức nhà nước không thể là “các ông quan cách mạng” mà là “công bộc củanhân dân”, chăm lo cho sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân; pháp luật khôngphải là để trừng trị con người mà là công cụ để bảo vệ, thực hiện lợi ích vì conngười.

Quan điểm về xây dựng và hoàn thiện nhà nước tổ chức và hoạt động theopháp luật trong các văn kiện Đại hội II, III, IV, V, nhất là Đại hội VI, VII củaĐảng được đề cập, phát triển và thể chế hóa trong các bản Hiến pháp các năm:1959, 1980, 1992, cho dù thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chưa được sử dụng.Đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, nhận thức và tưduy lý luận của Đảng ta đã có bước phát triển mới trong xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN, theo đó, tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (tháng 11-1991), lần đầu tiên thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” chínhthức được Đảng ta đề cập và được khẳng định rõ hơn tại Hội nghị toàn quốcgiữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), đồng thời, tiếp tục được bổ sung, phát triểnqua các kỳ đại hội Đảng tiếp theo Đây là cơ sở chính trị để Hiến pháp nướcCộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), thể chế hóatại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công và phối hợp

Trang 6

giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp”.

Tiếp đó, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) với quan điểm kế thừa, pháttriển, Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1 Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, doNhân dân, vì Nhân dân; 2 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhândân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liênminh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3.Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp” Như vậy, có thể thấy rằng, trên phương diện lập hiến, Hiến pháp năm2013 đã quy định một cách toàn diện những vấn đề căn cốt của Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam về bản chất, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động, chủ thểthực hiện quyền lực nhà nước; phân quyền giữa các cơ quan quyền lực nhànước, vị trí của pháp luật đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam; vấn đề quyềncon người, quyền công dân; vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phápquyền XHCN.

Từ cơ sở chính trị, pháp lý và nghiên cứu thực tiễn xây dựng, vận hànhcho thấy: “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhànước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa vềthực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn phápquyền dưới chế độ XHCN là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ củanhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân Thông qua thực thipháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lựcchính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổquốc và nhân dân”(4) Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặt dưới sự lãnhđạo của Đảng, sự điều chỉnh tối thượng của Hiến pháp và hệ thống pháp luật bảođảm công khai, tính minh bạch, khả thi, hiệu quả, nguyên tắc bình đẳng, bảo vệquyền con người, tính thượng tôn pháp chế XHCN Nhà nước pháp quyềnXHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồnvinh, hạnh phúc; hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn “dựa trên nền tảng lợiích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, kháchẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa các cánhân và phe nhóm, do đó cần và có điều kiện để xây dựng sự đồng thuận xã hộithay vì đối lập, đối kháng xã hội” Trong đó, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nướcvà nhân dân là mối quan hệ giữa các

Trang 7

chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích với cơ chế vận hành tổng quát là Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; mọi chính sách, pháp luật vàhoạt động của Nhà nước “đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhândân làm mục tiêu phấn đấu”

II Những nhiệm vụ và giải pháp cốt lõi nhằm xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền trong giai đoạn mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TWHội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới Nghị quyết số 27-NQ/TW xác định các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, hoàn thiện Nhà nước phápquyền trong giai đoạn mới như sau:

1.Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệthống lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thống nhấtnhận thức về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam, đó là: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ðảng Cộngsản Việt Nam lãnh đạo; Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệtheo Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiếnpháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soáthiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp, tư pháp; hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồngbộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận,được thực hiện nghiêm minh và nhất quán; độc lập của tòa án theo thẩm quyềnxét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tôn trọngvà bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sởcác nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cánbộ, đảng viên và Nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyềnxã hội chủ nghĩa Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiệnNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới Quántriệt sâu

Trang 8

sắc việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; được tiến hành đồngbộ với thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.

2.Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và phápluật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Thể chế hóa đầy đủ và thực hiện đúng đắn, hiệu quả cơ chế Nhân dânthực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất làdân chủ ở cơ sở Tổng kết việc thực hiện và nghiên cứu hoàn thiện các quy địnhpháp luật theo hướng phát huy tốt hơn các hình thức dân chủ trực tiếp của Nhândân; có cơ chế bảo đảm thực hiện quyền của Nhân dân tham gia thảo luận vàkiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước;công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết, phản hồi ý kiến,kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của Nhân dân Ðổi mới cơ chế bầu cử đểlựa chọn được những người xứng đáng đại diện cho Nhân dân; nghiên cứu việcbỏ phiếu bầu cử của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài, làm rõ nhữngtrường hợp không được bầu cử Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường phápchế, đề cao đạo đức xã hội và trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương,đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức;xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm phạm an ninh quốc gia, trậttự, an toàn xã hội.

Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong hệthống chính trị và toàn xã hội; đưa nội dung phù hợp về Hiến pháp và Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng củahệ thống giáo dục quốc dân Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cán bộ,đảng viên, công chức, viên chức trong thực thi Hiến pháp, pháp luật Cụ thể hóavà xây dựng cơ chế để các chủ thể thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm bảovệ Hiến pháp.

Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ quan điểm, chủ trươngcủa Ðảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân; nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyền con người mà ViệtNam đã tham gia; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc tôntrọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân Thực hiện tốt nguyêntắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm; quyền công dânkhông tách

Trang 9

rời nghĩa vụ công dân, việc thực hiện quyền con người, quyền công dân khôngđược xâm phạm lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân.

3.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện phápluật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh vàbền vững.

Xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịpthời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi, dễ tiếp cận, đủkhả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chínhđáng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, thúc đẩy đổi mớisáng tạo Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, tháogỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồnlực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước Nhất là:Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và hệ thốngchính trị; phát huy dân chủ, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân;thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Nhànước, thị trường và xã hội; phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ;phát triển nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài; văn hóa, thông tin,truyền thông, thể thao, y tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng vớibiến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; tư pháp,quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đối ngoại và hội nhập quốctế.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảmchuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả Quy định rõ hơn quy trìnhxây dựng chính sách, phân định rõ quy trình lập pháp và quy trình xây dựng vănbản dưới luật Phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực, vai trò, trách nhiệmcủa các chủ thể, đặc biệt là Chính phủ trong quy trình lập pháp Phát huy vai tròcủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân,chuyên gia, nhà khoa học tham gia xây dựng pháp luật Hoàn thiện cơ chế phảnbiện xã hội, giải trình và tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo văn bảnquy phạm pháp luật Bảo đảm đồng bộ, kịp thời trong xây dựng chính sách, phápluật giữa Quốc hội với Chính phủ, giữa các Bộ, giữa Trung ương và địa phương.Ða dạng hóa nguồn pháp luật, đề cao và coi trọng đạo luật, đơn giản hóa, giảmtầng nấc, loại hình văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Xácđịnh đúng, rõ các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật,hạn chế đến mức thấp nhất

Trang 10

sử dụng hình thức pháp lệnh để ban hành quy phạm pháp luật; luật hóa đến mứctối đa những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyền quyết định củaQuốc hội Tăng cường xây dựng các đạo luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trựctiếp; khắc phục tình trạng luật thiếu tính ổn định, chậm ban hành văn bản quyđịnh chi tiết, hướng dẫn thi hành Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bảnquy phạm pháp luật trái pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao tráchnhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, "lợi íchnhóm" trong công tác xây dựng pháp luật.

Tiếp tục đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Xây dựng mạnglưới, nâng cao năng lực của hệ thống dịch vụ pháp lý, trợ giúp pháp lý và hỗ trợpháp lý để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật Ðổi mới cơ chế thihành pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện phápluật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịpthời, hiệu lực, hiệu quả Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, nhất làtrách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thi hành pháp luật Hoàn thiệncác quy định về giải thích pháp luật Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra,phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; tăngcường thi hành pháp luật trong các lĩnh vực quan trọng liên quan đến lợi íchthiết yếu của người dân; hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý kịp thời, hiệu quảkiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực pháp luật, hiện đại hóa phương thức, phươngtiện xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật Củng cố, kiện toàn tổchức pháp chế, tổ chức làm công tác pháp luật; nâng cao năng lực, trình độ, bảnlĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng và thi hànhpháp luật Phát triển khoa học pháp lý, nâng cao chất lượng các cơ sở nghiêncứu và đào tạo pháp luật Có cơ chế thích hợp bảo đảm và tăng cường nguồn lựcđầu tư, đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng hiệu quả kinh phí xây dựng và thi hànhpháp luật.

4.Tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Tiếp tục xây dựng Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất củaNhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, là cơ quan quyền lựcnhà nước cao nhất; phát huy tính dân chủ, pháp quyền, hiện đại, chuyên nghiệp,khoa học, công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạtđộng, bảo

Ngày đăng: 13/06/2024, 06:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w