1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thực hiện pháp luật về phòng chống ma túycủa sinh viên trường đại học luật hà nội

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài “Thực hiện phápluật về phòng, chống ma túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội”...72.. Vấn đề cần nghiên cứu và đặt tên đề tài

Trang 1

“Thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túycủa sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội”

Lớp : N05.TL2 (4712)Nhóm : 06

Năm học : 2022 – 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC NHẬN MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI

+ Vắng mặt: 0; Có lý do: 0; Không lý do: 0

Đề tài 4: “Thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy của sinh viên trường Đại học

Luật Hà Nội”.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau: 1471258Nguyễn Minh ThưxThư

2471259Nguyễn Phương ThùyxThùy

5471262Nguyễn Trí Việt HoàngxHoàng6471263Nghiêm Khánh LinhxLinh7471264Nguyễn Thị Hương LanxLan8471265Nguyễn Quốc PhongxPhong

11471268 Nguyễn Ngọc Quỳnh AnhxAnh

Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2023

TRƯỞNG NHÓM

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Vấn đề cần nghiên cứu và đặt tên đề tài nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Giả thuyết nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Chọn mẫu điều tra 4

B NỘI DUNG 4

1 Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài 4

1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 4

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài 5

1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài “Thực hiện phápluật về phòng, chống ma túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” 7

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 8

3 Nguyên nhân của thực trạng trên 16

4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội 20

C KẾT LUẬN 25

D PHỤ LỤC 26

Trang 4

A MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỉ XXI - thế kỉ của hội nhập và phát triển với xu thế toàn cầu hóa trên toàn thế giới, Việt Nam ta đã có những thời cơ, cơ hội nhất định để đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân

dân, tạo dựng vững chắc niềm tin về một khát vọng “đất nước phồn vinh, hạnh

phúc” dựa trên những cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước sau gần 38 năm

đổi mới Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn đan xen xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khách quan của đất nước, yêu cầu chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ hơn, đổi mới đồng bộ, toàn diện và ở trình độ cao hơn

Tuy nhiên, một vấn đề nhức nhối đang nằm sâu và chưa thể loại bỏ chính là sự phát triển các loại tội phạm và tệ nạn xã hội nguy hiểm đang có chiều hướng tăng dần, đặc biệt là tệ nạn ma túy Vấn đề này không chỉ đặt ra cho các cơ quan nhà nước mà còn đòi hỏi mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong đó có sinh viên cần nhận thức rõ hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động phòng, chống ma túy Bởi vậy, nhằm mục đích nâng cao ý thức cho sinh viên, tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống của cơ quan chức năng thì trong bài tập nhóm lần này, nhóm chúng em

xin lựa chọn khảo sát nghiên cứu đề tài: “Thực hiện pháp luật về phòng, chống ma

túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội”.

2 Vấn đề cần nghiên cứu và đặt tên đề tài nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy của sinh viên.

- Khách thể: sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu: 100 sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

a Mục đích nghiên cứu

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Thực hiện pháp luật về phòng, chống ma

túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” để đánh giá, phân tích cũng như

xác định mức độ thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy của sinh viên trường ta, xem xem nhóm đối tượng này đã tiếp cận và thực hiện tốt những quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy hay chưa Từ đó đề xuất, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội, hướng tới giảm thiểu và đẩy lùi hoàn toàn tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy trong và ngoài trường ở một bộ phận sinh viên hiện nay.

b Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá đúng đắn thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện pháp luật của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội thông qua việc nghiên cứu số liệu thống kê, bản khảo sát về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.

- Khảo sát để xác định nguyên nhân chính dẫn đến việc một bộ phận sinh viên chưa thực hiện tốt pháp luật về phòng, chống ma túy.

- Đề xuất một vài giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.

4 Giả thuyết nghiên cứu

Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có nhận thức đầy đủ và thực hiện tốt pháp luật về phòng, chống ma túy Do đặc thù về chuyên ngành được đào tạo nên sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội cần và phải có ý thức tự giác chấp hành tốt pháp luật, đặc biệt là trong các hoạt động về phòng, chống ma túy.

5 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp chung

Trong quá trình nghiên cứu và làm bài báo cáo, nhóm chúng em có sử dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phân tích số liệu.

Trang 6

b Phương pháp thu thập thông tin

Trong bài nghiên cứu lần này, nhóm chúng em lực chọn phương pháp Anket và phương pháp phỏng vấn để thu tập thông tin.

6 Chọn mẫu điều tra

- Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên bằng hình thức online qua biểu mẫu - Những người tham gia trả lời bảng hỏi: Là sinh viên – những người đang học tập tại trường Đại học Luật Hà Nội các khóa 44, 45, 46, 47.

- Dung lượng mẫu: 100 người - Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu.

- Số lượng phiếu thu về: 100 phiếu (100 phiếu hợp lệ, 0 phiếu không hợp lệ) - Phương pháp xử lí kết quả điều tra: Ý kiến phản hồi được thu thập online và tổng hợp trên file Excel Sau đó, tính toán và được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ để làm báo cáo.

B NỘI DUNG

1.Một số vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài

Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con

người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó, nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng 1

Tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực

trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy và các loại thuốc gây nghiện, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội và tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển bình thường của nòi

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được

tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định Thực hiện pháp luật có thể là một xử

Trang 7

sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy và

kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy Như vậy, phòng2

chống ma túy bao hàm các nội dung cơ bản sau:

- Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống lại tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy;

- Cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác;

- Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy; - Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài

Khoản 1, Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (sau đây gọi là BLHS) quy định mức hình phạt tù có thời hạn từ 02 đến 07 năm đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy được thực hiện bởi bất kỳ chủ thể nào.

Bên cạnh đó, Luật phòng, chống ma túy do Quốc hội ban hành ngày 30 tháng 3 năm 2021 cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm liên quan tới ma túy tại Điều 5 bộ luật này Những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

- Sử dụng, tổ chức sử dụng, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy Hiện nay, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 chưa quy định bất cứ tội danh nào đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy Bởi vậy, nếu chủ thể chỉ sử dụng trái phép chất ma túy mà không đồng thời có các hành vi như tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị

Trang 8

Đối với hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, người phạm tội sẽ bị xử lý theo khoản 1 Điều 255 BLHS, mức phạt là từ 02 đến 07 năm tù.

- Trồng cây, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy Đối với hành vi này, căn cứ vào tình tiết phạm tội, có thể sẽ bị xử lý theo Điều 247 BLHS Ngoài ra, người trồng cây có chứa chất ma túy còn bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo khoản 3, Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

- Những hành vi khác liên quan tới việc sản xuất, hướng dẫn sản xuất, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy (quy định rõ tại khoản 2, 3, 4, 6 và 10 Điều 5 Luật phòng, chống ma túy 2021).

- Đối với hành vi sản xuất trái phép chất ma túy, người phạm tội bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm theo Điều 248 BLHS 2015.

- Nếu người phạm tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy, căn cứ vào tình tiết phạm tội, có thể xử lý hình sự nếu hành vi phạm tội thuộc những trường hợp được quy định tại Điều 249 và Điều 250 BLHS 2015.

Trong trường hợp người tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, họ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điểm a, khoản 2, Điều 23, Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm nếu thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 253 BLHS 2015.

Đối với hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, tội phạm sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (khoản 1, Điều 258 BLHS).

Đối với hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, khoản 1 Điều 256 BLHS 2015 quy định mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu người phạm tội không thuộc trường hợp được quy định tại Điều 255 BLHS 2015.

Đối với hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (Khoản 1, Điều 257 BLHS 2015) Đặc biệt, đối với những hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy chính nêu trên, có thể áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện (Khoản 8, Điều 23, Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Trang 9

Ngoài những hành vi bị nghiêm cấm phía trên, Luật phòng, chống ma túy 2021 còn quy định những hành vi bị nghiêm cấm khác có liên quan tới xã hội, thị trường và đạo đức như sau:

- Quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.

- Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.

Căn cứ STT 14, 15, Phụ lục “Một số nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật sinh viên” kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT về quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo hệ đại học chính quy:

- Sinh viên nếu buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, lôi kéo người khác sử dụng ma túy lần đầu tiên trong cả khóa học sẽ bị buộc thôi học ngay lập tức Đồng thời, nhà trường sẽ thông báo cho gia đình và giao sinh viên vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

- Sinh viên sử dụng ma túy sẽ bị xử lý theo quy định về xử lý sinh viên liên quan đến ma túy.

1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài “Thực hiện phápluật về phòng, chống ma túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội”

a Về nhận thức:

Là cơ sở đào tạo pháp lý hàng đầu cả nước, thì từ lâu việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống ma túy nói riêng trong phạm vi trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn được chú trọng và nêu cao cả trong giảng dạy lẫn các hoạt động ngoại khóa Và khách quan thì sinh viên Luật đại đa số sẽ có nhận thức tốt hơn về vấn đề này so với sinh viên các trường khác vì nó liên quan trực tiếp đến chuyên ngành các bạn theo học, thực tế cũng đã cho thấy điều này Tuy nhiên, công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy không vì thế mà bị lơ là, nhà trường tích cực phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài trường để tổ chức các buổi hội thảo, workshop, các cuộc thi, phong trào thi đua,… nhằm nâng cao tinh thần pháp luật của sinh viên, đảm bảo một môi trường giáo dục thượng tôn pháp luật đúng nghĩa.

b Về việc thực hiện pháp luật:

Trang 10

Đầu tiên, không thể phủ nhận những biểu hiện tích cực của sinh viên trường ta trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy Bên cạnh việc nỗ lực học tập, nghiên cứu khoa học pháp lý để trau dồi tri thức cá nhân, chúng ta có thể thấy về tổng thể các bạn sinh viên đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, điều này xuất phát từ nhận thức rằng ma túy là một tệ nạn của xã hội cần tránh xa và đấu tranh loại bỏ, một phần cũng là lòng tự trọng của một nhân viên tư pháp tương lai Không chỉ chấp hành các quy định về phòng, chống ma túy mà nhiều sinh viên còn tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật do Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các CLB,… tổ chức để giúp pháp luật lan tỏa đến mọi người Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua một sự thật rằng vẫn tồn tại những hành vi của sinh viên trái với các quy định về phòng, chống ma túy, tuy số lượng không đáng kể và cũng không xảy ra thường xuyên nhưng đây cũng là một điều đáng lưu tâm và là nhóm đối tượng hướng tới bị triệt tiêu trong giai đoạn tới của công tác phòng, chống ma túy ở trường Đại học Luật Hà Nội.

2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Nhằm đánh giá một cách khách quan và sâu sắc hơn việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý hiện nay của sinh viên Đại học Luật Hà Nội, nhóm chúng em đã đưa ra một chuỗi các câu hỏi sau đây.

1 Thứ nhất, để thu thập được thông tin về mức độ quan tâm của sinh viên đến việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý, nhóm chúng em đã đưa ra câu hỏi: "Bạn có thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma tuý không?”

Trang 11

Và thu được kết quả như sau: Có 77% chọn đáp án “Có”, 23% chọn đáp án “Không” Từ số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ người quan tâm đến việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy chiếm đa số Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc nắm bắt thông tin về các quy định về phòng, chống ma túy dễ dàng được tiếp cận hơn, phổ biến rộng rãi hơn Công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy đã được triển khai một cách phong phú, đa dạng, được tổ chức thông qua các cuộc mít tinh, diễu hành, các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ,… đã góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên đối với việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy Đối với 23% chọn đáp án “Không”, các tội phạm ma túy lợi dụng sự thiếu hiểu biết này dễ dàng thực hiện tội phạm.

2 Tiếp theo, để đánh giá mức độ tiếp cận các văn pháp luật của sinh viên Đại học Luật Hà Nội trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, nhóm chúng em xin đặt ra câu hỏi:

“Bạn biết tới những văn bản pháp luật nào sau đây quy định về việc phòng, chống ma

túy?”

Trang 12

Dựa vào kết quả khảo sát, có 80% sinh viên chọn “Bộ Luật hình sự - Phần tội phạm về Ma túy”, 49% sinh viên chọn “Luật phòng chống ma túy số 73/2021/QH14”, 40% sinh viên chọn “Nghị định 105/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy” Ba văn bản pháp luật trên được nhiều sinh viên biết đến do thường được sử dụng phục vụ học tập và nghiên cứu trong nhà trường Văn bản “UN's Recommendations on Lawon Drug Prevention and Control” khá hiếm gặp nên số sinh viên biết tới ít hơn ba văn bản trên (24%) Ngoài ra có 2% sinh viên biết tới các VBPL khác.

3 Ngoài ra, nhóm chúng em còn đặt thêm câu hỏi: “Bạn biết về pháp luật phòng,

chống ma túy qua những nguồn nào?” để tìm hiểu thêm các kênh tin tức có thể cung

cấp kiến thức cho sinh viên Luật Hà Nội ngoài các văn bản pháp luật đã được tiếp xúc trong quá trình học tập và nghiên cứu trên nhà trường.

Trang 13

Theo kết quả khảo sát, nguồn “Các phương tiện truyền thông đại chúng” được lựa chọn nhiều nhất (87%) Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển, sinh viên có thể tìm hiểu, đọc thêm các quy định của pháp luật thông qua mạng internet, sách báo, TV, đài FM,… qua đó giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận đến với các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy Số sinh viên lựa chọn “Công tác tuyên truyền của nhà trường” cũng rất cao (53%), qua đó thể hiện sự chú trọng trong công tác tuyên truyền của trường ĐH Luật HN Ngoài ra có 33% sinh viên tự tìm hiểu, tự nghiên cứu các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy Điều này chứng tỏ sinh viên trường ĐH Luật HN có sự tự giác trong việc trang bị kiến thức pháp luật về phòng, chống ma túy Bên cạnh đó có 29% sinh viên biết về pháp luật phòng chống ma túy khi học chuyên ngành Luật

4 Mức độ tiếp cận về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy sẽ có sự ảnh hưởng rất lớn đối với việc thực hiện pháp luật của sinh viên Bởi vậy,

nhóm chúng em đã đặt ra câu hỏi: “Bạn có gặp khó khăn khi tiếp cận các quy định về

phòng, chống ma túy không?” với mong muốn có thể đánh giá đúng đắn nhất hiệu quả

thực hiện các quy định này.

Trang 14

Dựa theo kết quả khảo sát trên, có 73% chọn “Không thấy khó khăn gì” trong việc tiếp cận các quy định về phòng, chống ma túy Ngày nay, thời đại công nghệ 4.0 phát triển, các quy định về phòng, chống ma túy được đăng tải rất nhiều trên các trang báo điện tử, các trang mạng xã hội nên các sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận Ngoài ra vẫn còn 20% sinh viên cảm thấy “Khó khăn” và 7% sinh viên cảm thấy “Rất khó khăn” trong việc tiếp cận các quy định về phòng chống ma túy Đối với các bạn ở vùng sâu vùng xa, ít có cơ hội được sử dụng internet nên việc tiếp cận là rất khó khăn Ngoài ra còn có nhiều sinh viên không quan tâm, không tìm hiểu về các quy định về phòng, chống ma túy nên họ cảm thấy rất khó khăn khi tiếp cận.

5 Một câu hỏi nữa được nhóm đặt ra để các bạn sinh viên tự đánh giá về khả năng thực hiện pháp luật của bản thân trong lĩnh vực phòng, chống ma túy với tư cách là

một sinh viên Luật là: “Bạn thấy việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy khi

là một sinh viên Luật có dễ dàng không?”

Trang 15

Dựa theo kết quả khảo sát, có 82% chọn “Có” cảm thấy dễ dàng khi thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy Từ kết quả trên cho thấy rằng phần lớn các bạn sinh viên Luật đều có kiến thức, có sự hiểu biết về pháp luật phòng, chống ma túy, vậy nên việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy trở nên rất dễ dàng Bên cạnh đó có 18% cảm thấy “Không dễ dàng” khi thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy Có thể do các sinh viên đó chưa thực sự quan tâm và tìm hiểu các quy định về việc phòng, chống ma túy.

6 Nhóm chúng em đã đặt ra câu hỏi liên quan đến Điều 6 Luật Phòng, chống ma túy 2021 để có thể khảo sát về những quy định đã được sinh viên Luật thực hiện nhiều nhất, thông qua đó có thể xác định những hành động nào được sinh viên sử dụng phổ

biến trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy Câu hỏi đó là: “Trong

quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống ma túy 2021, bạn đã thực hiện được nhữngquy định nào?”

Trang 16

Theo kết quả khảo sát, có tới 80% đã thực hiện việc “Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy” Đây là hành động thực tế,tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của mỗi người trong gia đình giúp cho họ hiểu biết thêm về các quy định phòng, chống ma túy Bên cạnh đó, có 62% “Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất” Việc thực hiện quy định này giúp làm giảm nguy cơ sử dụng sai cách, quá liều gây hại cho sức khỏe Ngoài ra còn có 51% chọn “Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy” và 40% chọn “Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức” cho thấy có nhiều sinh viên rất tích cực tham gia hợp tác với các cơ quan chức năng để ngăn chặn tội phạm và tệ nạn ma túy,

Trang 17

hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, cùng với những hoạt động khác do chính quyền địa phương tổ chức.

7 Từ câu hỏi: “Giữa phòng và chống ma túy, bạn tự thấy bản thân làm tốt vấn đề

nào hơn?”, chúng em có thể đánh giá được các bạn sinh viên hiện nay đang làm tốt

việc phòng ma túy hơn hay chống ma túy hơn.

Theo kết quả khảo sát, có 42% lựa chọn “ Phòng tốt hơn”, 3% lựa chọn “Chống tốt hơn”, 55% lựa chọn “Cả hai đều tốt ngang nhau” và không có sinh viên nào lựa chọn “Không làm tốt cái nào” Kết quả trên cho thấy việc phòng, chống ma túy của sinh viên trường ĐH Luật HN là rất tốt, phần lớn các sinh viên đều có thể làm tốt cả phòng và chống ma túy.

8 Nhóm chúng em đã đưa ra câu hỏi để tìm hiểu về cách ứng xử của sinh viên khi phát hiện vi trái pháp luật về phòng, chống ma túy trong nhà trường:

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w