MỤC LỤC
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc một bộ phận sinh viên chưa thực hiện tốt pháp luật phòng, chống ma túy, nhóm chúng em đã đưa ra câu hỏi: “Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến việc một bộ phận sinh viên chưa thực hiện tốt pháp luật phòng, chống ma túy?”. Có 64% sinh viên chọn phương án “Bản thân thiếu hiểu biết về pháp luật về phòng, chống ma túy”, 76% sinh viên chọn phương án “Ảnh hưởng xấu từ môi trườngxung quanh”, 29% sinh viên chọn phương án “Việc giảng dạy về pháp luật phòng, chống ma túy trên trường lớp còn hạn chế”, 40% sinh viên chọn phương án “Hoạt động tuyên truyền pháp luật chưa tiếp cận đến phần đông sinh viên”, 27% sinh viên chọn phương án “Công tác phòng, chống ma túy chưa hiệu quả” và 2% sinh viên lựa chọn phương án nguyên nhân khác. Khi sống ở môi trường công tác phòng, chống tội phạm ma túy còn hạn chế, những quy định không được thực hiện một cách hiệu quả, vẫn còn xảy ra nhiều tội phạm về ma túy ở đó khiến các sinh viên bị ảnh hưởng xấu về mặt nhận thức cũng như hành vi.
Các sinh viên vẫn chưa thực sự chủ động trong việc tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tội phạm ma túy mặc dù những quy định đó được đăng tải lên rất nhiều các trang thông tin, phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là một hoạt động giúp các sinh viên dễ tiếp cận hơn đến các quy định về phòng, chống ma túy nên cần lồng ghép vào các bài giảng nhiều hơn để sinh viên nắm bắt và hiểu rừ cỏc quy định ấy. Các tuyên truyền viên tham gia tuyên truyền cũng gặp các khó khăn nhất định do có một số người còn thiếu kiến thức pháp luật, khả năng diễn đạt cũn chưa rừ ràng, gõy khú hiểu cho mọi người, ngoài ra cỏc hoạt động tuyờn truyền trên chưa thực sự thu hút sinh viên.
Ở một số địa phương, các công tác, hoạt động phòng, chống ma túy diễn ra vẫn còn thiếu hiệu quả, các quy định được thực hiện chưa nghiêm khiến cho việc thực hiện pháp luật của sinh viên chưa được tốt. Nhằm nâng cao nhận thức và sự tích cực của sinh viên trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy, các đoàn thể của trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau. Để biết các bạn sinh viên có nhiệt tình với các hoạt động này không, nhóm chúng em đã đưa ra câu hỏi: “Bạn đã tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy do trường ĐH Luật Hà Nội tổ chức mấy lần?”.
Theo kết quả khảo sát, có đến 58% chưa từng tham gia hoạt động nào về hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy do trường tổ chức. Điều này cho thấy sinh viên chưa thực sự quan tâm hoặc không có thời gian để tham gia các hoạt động do trường tổ chức. Từ kết quả thu được ở câu hỏi trước là hơn một nửa sinh viên được khảo sát chưa từng tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy ở trường.
Vậy có phải là do các hoạt động này không được tổ chức thường xuyên nên sinh viên không có nhiều cơ hội để tham gia?. Thông qua kết quả khảo sát, trường Đại học Luật HN tổ chức các hoạt động, công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy khá tốt với 22% đánh giá công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy là “Thường xuyên”, 36% đánh giá “Khá thường xuyên” và 38% đánh giá “Thỉnh thoảng”. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến sinh viên cho rằng, công tác tổ chức công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy của trường ta vẫn chưa thực sự thường xuyên (4%).
Nhóm chúng em đưa ra một số phương án hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy và để cho các bạn sinh viên lựa chọn đâu là phương án tốt nhất.Theo kết quả khảo sát, hai phương án được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất là phương án. “Các buổi workshop, hội thảo về pháp luật phòng, chống ma túy”(36%) và “Lồng ghép nội dung về phòng, chống ma túy trong bài giảng trên lớp”(31%). Đây là hai phương án giúp tất cả các bạn sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận đến các quy định phòng, chống ma túy, từ đó giúp các bạn có thể thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy một cách tốt nhất.
Các cuộc thi được trường tổ chức thường niên cũng giúp các bạn sinh viên rất nhiều trong việc trau dồi, trang bị các kiến thức, quy định về phòng, chống ma túy. Phương án còn lại là “Đưa ra các nội quy, công văn yêu cầusinh viên thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy” được 17% sinh viên lựa chọn. Các nhà trường, địa phương cần đưa ra những nội quy, công văn về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy, đăng tải lên các trang thông tin, diễn đàn của nhà trường, địa phương giúp sinh viên tiếp cận tốt hơn, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy.
“Theo bạn, yếu tố nào quyết định tính hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy ở sinh viên?”. “Trách nhiệm của bản thân mỗi người” cho thấy mỗi sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu các quy định về phòng, chống ma túy như vậy mới giúp cho bản thân thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy một cách hiệu quả, qua đó bản thân mỗi chúng ta đã đóng góp một phần nhỏ giúp cho cộng đồng, xã hội văn minh hơn, đẩy lùi tệ nạn xã hội. Ngoài ra có 60% sinh viên chọn phương án “Sự giáo dục trong gia đình và nhà trường”, việc giáo dục các kiến thức pháp luật này cần được thực hiện thường xuyên trong mỗi gia đình và trong các nhà trường một cách thường xuyên, đảm bảo cho mọi thành viên trong gia đình, trong nhà trường và toàn xã hội đều nắm chắc những quy định về phòng, chống ma túy.
Bên cạnh đó có 53% chọn phương án “Sự tuyên truyền rộng rãi của các chương trình hành động” và 51% chọn phương án “Chính sách của Nhà nước”. Việc nhà nước đưa ra nhiều chính sách, quy định về việc phòng, chống tệ nạn ma túy và việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền đưa các quy định, chính sách đó đến gần hơn với người dân đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên giúp việc thực hiện pháp luật về phòng, chống ma túy đạt hiệu quả tối đa. Để lấy ý kiến của sinh viên trường ĐH Luật về việc ủng hộ hay phản đối việc kỉ luật nghiêm khắc đối với những sinh viên có hành vi trái pháp luật về phòng, chống ma túy, nhóm chúng em đã đưa ra câu hỏi “Quan điểm của bạn về việc nên kỉ luật nặng (thậm chí đuổi học) những sinh viên có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy?”.
Việc kỉ luật nặng như vậy giúp răn đe, giáo dục các sinh viên đã thực hiện hành vi trái pháp luật để họ không còn tái phạm, qua đó cũng giúp cho các sinh viên khác biết rằng việc làm này là sai trái, cần phải ngăn chặn một cách quyết liệt và không bao giờ được làm. Tích cực tuyên truyền và giáo dục cho sinh viên về tác hại của ma túy qua các nền tảng xã hội mà được sinh viên thường xuyên sử dụng. Tham gia các hoạt động phòng chống ma tuý, có lối sống lành mạnh, tuyền truyền cho mọi người về tác hại của ma tuý,….