Các doanh nghiệp điển hình vận dụng sự hiểu biết về Phật giáo trong kinh doanh quốc tế...9 Câu chuyện về Intracom Group...9 Câu chuyện của TH: thương hiệu sữa vì cộng đồng...10 Công ty x
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Viện Thương Mại Và Kinh Tế Quốc Tế
BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: KINH DOANH QUỐC TẾ
NHÓM 5
Đề tài: “Phật giáo trên thế giới và sự vận dụng hiểu biết về Phật giáo của các
công ty trong kinh doanh quốc tế”
Lớp học phần: TMKD1128(124)_10
Giảng viên: TS Nguyễn Lan Ngọc
Nhóm sinh viên thực hiện:
Phùng Yến Linh 11223744
Vũ Thị Kim Ngân 11224613
Phạm Thùy Trang 11226496
Hoàng Thanh Huyền 11205517
HÀ NỘI – 8/2024
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I Lịch sử hình thành Phật giáo 3
1 Nguồn gốc và sự ra đời 3
2 Quá trình hình thành và phát triển các tông phái 3
3 Phật giáo hiện nay 4
II Triết lý cơ bản của Phật giáo 5
1 Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan 5
2 Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan 6
III Việc vận dụng hiểu biết về Phật giáo của các công ty trong kinh doanh quốc tế……… 8
1 Ảnh hưởng của Phật giáo đến các hành vi trong kinh doanh 7
2 Các doanh nghiệp điển hình vận dụng sự hiểu biết về Phật giáo trong kinh doanh quốc tế 9
Câu chuyện về Intracom Group 9
Câu chuyện của TH: thương hiệu sữa vì cộng đồng 10
Công ty xây dựng Xuân Trường: du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng 11 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3MỞ ĐẦU
Phật giáo là một tôn giáo đã ra đời từ rất sớm trong lịch sử, tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng từ hàng ngàn năm qua Trong bối cảnh đa dạng văn hóa và tôn giáo, Phật giáo nổi lên là một tôn giáo luôn hướng con người đến cái thiện, tạo ra giá trị đích thực trong cuộc sống Trong tư tưởng của Phật giáo luôn quan tâm đến từ bi, không vì mưu lợi cho mình mà làm tổn hại đến đối tượng khác Từ đó, nỗ lực tạo nên một cuộc sống tốt đẹp, không vì mục đích tăng trưởng lợi nhuận cho riêng mình, mà là đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người Qua quá trình hình thành và phát triển hàng ngàn năm với các thể chế văn hóa, cơ sở thờ tự, đội ngũ tín đồ… có thể nói Phật giáo là một chủ thể xã hội, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững và thiết lập nền tảng tinh thần và vật chất xã hội Từ việc xác định giá trị đạo đức và định hình nền văn hóa kinh doanh đến việc tạo ra các quy định và hướng dẫn đối với thương mại quốc tế, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh trên toàn cầu
Có thể thấy, Phật giáo có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của con người, góp phần điều chỉnh hành vi, thái độ của con người đối với tự nhiên, xã hội Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thịnh vượng bền vững của nền kinh tế
Trang 4
I Lịch sử hình thành Phật giáo
1 Nguồn gốc và sự ra đời
Phật giáo là một trong những tôn giáo có bề dày lịch sử vô cùng lâu đời và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới cả trong quá khứ lẫn hiện tại Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.
Người sáng lập ra Phật giáo là Thái tử Tất Đạt Đa Ông sinh ra vào khoảng năm
563 TCN trong một gia đình hoàng tộc tại vương quốc Shakya, thuộc khu vực ngày nay là Nepal Vào năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ cuộc sống hiện tại và cả di sản của hoàng tộc để trở thành một người tầm đạo lang thang hành khất, đi tìm chân lý sống đích thực Sau nhiều năm tu hành khổ hạnh và thiền định, Tất Đạt Đa đạt được giác ngộ dưới cây bồ đề tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) ở Ấn Độ Từ đây, Ngài trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Sau khi Đức Phật nhập niết bàn (khoảng năm 483 TCN), các đệ tử của ông tiếp tục truyền bá giáo lý, và Phật giáo bắt đầu lan rộng khắp Ấn Độ.
Trong thế kỷ thứ 3 TCN, dưới sự bảo trợ của vua A Dục (Ashoka), Phật giáo được chính thức công nhận và truyền bá rộng rãi, không chỉ ở Ấn Độ mà còn lan đến các khu vực khác như Sri Lanka, Miến Điện, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á
2 Quá trình hình thành và phát triển các tông phái
Sau khi Đức Phật Niết Bàn vào khoảng thế kỷ thứ V TCN, sự phân chia đầu tiên trong Phật giáo xảy ra Điều này là tất yếu do nhiều nguyên nhân như: không có lãnh đạo tối cao, sự bất đồng về ngôn ngữ và tập quán giữa các quốc gia, sự tranh chấp về chủ trương Giới Luật - được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ly giáo trong đạo Phật Sự phân chia này dẫn đến việc hình thành hai phái lớn là Thượng Tọa Trưởng Lão bộ và Đại chúng bộ Trong đó, phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ chủ trương bảo
Trang 5thủ Kinh - Luật – Luận trong việc hành đạo Còn với phái Đại chúng lại chủ trương cho việc canh tân sử dụng Kinh – Luật – Luận trong quá trình hành đạo để phù hợp và tạo điều kiện cho chúng sinh tiếp nhận với đạo.
Về sau, khi phái Đại chúng bộ phát triển hưng thịnh và rộng rãi hơn thì dần hình thành và dùng tới tên gọi Đại Thừa (phái Đại chúng bộ) và Tiểu Thừa (phái Thượng Tọa Trưởng Lão bộ)
Sự khác biệt cơ bản giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa
( Nguồn: Phạm Thùy Trang)
3 Phật giáo hiện nay
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ đang diễn ra hiện nay, Phật giáo đang trải qua một giai đoạn chuyển mình và phát triển không ngừng.
Sự mở rộng và đa dạng hóa
Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ ngoài phạm vi truyền thống của nó ở châu Á Trong thế kỷ 20 và 21, Phật giáo đã lan rộng đến châu Âu, Bắc Mỹ, và Úc, nơi có các
Trang 6cộng đồng Phật giáo lớn và đa dạng, giúp cộng đồng người châu Á di cư và những người bản địa quan tâm đến triết lý và thực hành Phật giáo
Thích nghi với xã hội hiện đại
Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa thực hành thiền định và khoa học thần kinh được nhiều người quan tâm Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thiền định có thể mang lại lợi ích về mặt sức khỏe tinh thần, điều này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học và y học
Phật giáo trên Internet và truyền thông
Nhiều tài liệu Phật giáo, bài giảng, và khóa học trực tuyến có sẵn trên mạng, giúp người học tiếp cận dễ dàng hơn với giáo lý của Đức Phật Các nhà lãnh đạo Phật giáo và các trung tâm Phật giáo cũng sử dụng mạng xã hội như một công cụ để kết nối với cộng đồng, chia sẻ giáo lý, và khuyến khích thực hành thiền định trong đời sống hàng ngày
Sự phát triển của Phật giáo ngày nay cho thấy tôn giáo này không chỉ duy trì được những giá trị truyền thống mà còn đang thích nghi và ngày càng phát triển để đáp ứng những thách thức và nhu cầu của thế giới hiện đại
II Triết lý cơ bản của Phật giáo
Tư tưởng triết học Phật giáo ban đầu chỉ là truyền miệng, sau đó được viết thành văn thể trong một khối kinh điển rất lớn, gọi là “Tam Tạng”, gồm ba Tạng kinh điển là: Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận, thể hiện các quan điểm về thế giới quan và nhân sinh quan
1 Quan điểm của Phật giáo về thế giới quan
Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội dung của ba phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên
Trang 7Vô ngã nghĩa là không có “bản ngã” hay cái tôi chân thật, sự tồn tại của sự vật
chỉ là tạm thời, thoáng qua, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi mãi Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra mà được cấu thành bởi sự kết hợp của hai yếu tố vật chất, cái có thể cảm nhận được (gồm đất, nước, lửa và không khí) và yếu tố tinh thần, không có hình chất mà chỉ
có tên gọi (bao gồm cảm thụ, suy nghĩ, ý muốn và nhận thức) Hai yếu tố tác động qua lại với nhau tạo nên vạn vật và con người
Vô thường là không cố định, luôn biến đổi Đức Phật dạy: “Tất cả những gì
trong thế gian đó là biến đổi, hư hoại, đều là vô thường” Các sự vật, hiện tượng trong
vũ trụ không đứng yên mà luôn biến động không ngừng, không nghỉ theo chu trình bất tận là “sinh-trụ-dị-diệt”, nghĩa là sinh ra, tồn tại, biến dạng và mất đi.
Duyên là điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả Bà la môn Phật giáo cho
rằng, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân duyên Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, trở thành kết quả khác Các sự vật biến đổi không ngừng, tuân theo quy luật “Nhân-Quả”, nhân thế nào thì quả thế ấy.
2 Quan điểm của Phật giáo về nhân sinh quan
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết
“Tứ Diệu Đế” tức là bốn chân lý tuyệt diệu đòi hỏi mọi người phải nhận thức được
“Tứ Diệu Đế” bao gồm: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế
Khổ đế là chân lý về sự khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ
não, không trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối Do đó, con người ở đâu, làm gì cũng khổ Có tám nỗi khổ là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau mà phải xa nhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà không đạt được) và ngũ thụ uẩn (do năm yếu tố tạo nên con người).
Trang 8Tập đế (hay Nhân đế) là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây sự khổ “Tập”
là tụ hợp, kết tập lại Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thỏa mãn Khổ hay không là do lòng mình, tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay không Nếu không bị sự chấp ngã và dục vọng, vị kỹ hay phiền não khuấy động, chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc
Diệt đế là chân lý về diệt khổ Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ đề có thể tiêu diệt
được để đạt tới trạng thái “niết bàn” Khổ đau có thể được chấm dứt khi con người từ
bỏ tham ái, sân hận và si mê Một khi gốc của mọi hoan ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt Phật Giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp thủ, thì những nỗi lo âu, sợ hãi, bất an giảm dần, thâm tâm của bạn trở nên thanh thản, đầu óc tỉnh táo hơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, rộng lượng hơn
Đạo đế là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ Đây là con đường tu đạo để
hoàn thiện đạo đức cá nhân Có tám con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là “Bát chính đạo”, bao gồm: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, và chính định.
Ngoài ra Phật giáo còn đưa ra năm điều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con người và xã hội Chúng bao gồm không sát sinh, không dâm dục, không nói năng thô tục, không rượu trà và không trộm cướp Như vậy, triết lý cơ bản của Phật giáo hướng con người suy nghĩ thiện và làm việc thiện nhằm góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân
III Việc vận dụng hiểu biết về Phật giáo của các công ty trong kinh doanh quốc tế
1 Ảnh hưởng của Phật giáo đến các hành vi trong kinh doanh
Những tư tưởng trong Phật giáo đã góp phần điều chỉnh hành vi, thái độ ứng xử của con người đối với tự nhiên, xã hội Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thịnh vượng bền vững của nền kinh tế một quốc gia
Trang 9Khai thác và sử dụng nguồn lực hợp lý trong tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
Với những triết lý của Phật giáo cho rằng các nguồn lực phải được tận dụng triệt
để, không để thừa, sự lãng phí trong sử dụng nguồn lực đó là sự “ăn bám” trong xã hội Những tư tưởng đó giúp con người biết trân trọng những nguồn lực xã hội hơn Ví dụ, khi nhận thức được con người là một phần của hệ sinh thái, kinh tế tư tưởng Phật giáo kết nối các hoạt động hàng ngày của chúng ta với môi trường, giúp nâng cao ý thức bảo vệ tự nhiên Từ đó, con người không còn có thái độ thờ ơ, xem môi trường là một kho tàng tự nhiên sinh ra để tập trung khai thác vì lợi nhuận cá nhân Các hoạt động đó góp phần phát triển kinh tế bền vững.
Để phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi các hoạt động kinh tế hiệu quả nhưng không làm ảnh hưởng đến người khác, không làm tổn hại các lợi ích cộng đồng.
Theo quan điểm của Phật giáo, con người không được bất chấp lòng tham mà tiến hành các hoạt động kinh doanh, thương mại không lành mạnh, trái pháp luật Con người không được vì lòng tham, phục vụ lợi ích cá nhân mà gây tổn hại đến lợi ích của người khác, của cộng đồng Trọng tâm hàng đầu của các mục tiêu phát triển bền vững
là đảm bảo an sinh của con người, nhất là các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương Những điều không nên kinh doanh
Đức Phật không cấm con người kinh doanh, mà ở đây, Đức Phật dạy kinh doanh làm sao để đem lại hạnh phúc an lạc lâu dài Có 5 điều con người không nên làm trong kinh doanh Nếu chúng ta kinh doanh bằng 5 con đường này sẽ không có hạnh phúc và
an lạc lâu dài:
Thứ nhất: Không buôn bán vũ khí
Trang 10Thứ hai: Không buôn bán sắc gái
Thứ ba: Không buôn bán các chất gây say
Thứ tư: Không buôn bán thịt
Thứ năm: Không buôn bán thuốc độc
Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt là tác động đến quan điểm, phương hướng và mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp Với nhiều doanh nghiệp tư tưởng của Phật giáo đã trở thành ngọn đèn soi đường cho những suy nghĩ, chiến lược phát triển đúng đắn vì lợi ích của cộng đồng và của cả xã hội Và với tầm ảnh hưởng lớn như vậy, nhiều doanh nghiệp đã vận dụng những hiểu biết của mình về Phật giáo để phát triển kinh doanh quốc tế
2 Các doanh nghiệp điển hình vận dụng sự hiểu biết về Phật giáo trong kinh doanh quốc tế
Câu chuyện về Intracom Group
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom Group) là một trong trong số các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bền vững tồn tại trên thị trường kể từ khi thành lập vào 21/12/2002 tới nay Intracom Group được xây dựng và hoạt động dựa trên các giá trị mang đậm tư tưởng và triết lý Phật giáo được thể hiện thông qua:
Thông điệp từ ban lãnh đạo: “Hạnh phúc của chúng tôi là làm cho tất cả mọi người
hạnh phúc!” – Chủ tịch Intracom Group Nguyễn Thanh Việt
Sứ mệnh: Mang đến sự an lạc, hạnh phúc cho khách hàng, tạo ra giá trị cho nhà đầu tư,
môi trường và đất nước
Hoạt động của doanh nghiệp
Trang 11Năm 2009 Intracom group thành lập đạo tràng Cửu Hoa Sơn để tạo điều kiện cho nhân viên của mình tu tập và sống theo tinh thần của đạo Phật Hằng năm doanh nghiệp cũng tổ chức lễ Khai Pháp, lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Lễ Tạ Pháp để mỗi cá nhân có cơ hội được tiếp xúc với giáo lý Phật Giáo và thực hành các hoạt động tâm linh
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Intracom Group xây dựng văn hóa Phật giáo trong doanh nghiệp đó là: sống nhường nhịn – Tranh luận chứ không cãi vã – Các ý nghĩ đều hòa thuận – Người đi trước dắt người đi sau – Khó khăn cùng chia sẻ – Thưởng phạt phân minh, ai góp sức nhiều thưởng nhiều, góp sức ít thưởng ít
Mối quan hệ với các đối tác và nhà đầu tư
Intracom Group đề cao sự trung thực, chuyên nghiệp và mong muốn tạo ra giá trị cho đối tác và các nhà đầu tư của mình Nhờ giữ vững những giá trị văn hóa này, Intracom Group đã xây dựng một doanh nghiệp mạnh mẽ và có uy tín trong hơn 20 năm qua Không chỉ Intracom Group mà còn rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng vận hành và xây dựng cho mình văn hóa kinh doanh dựa trên giá trị Phật giáo như Tập đoàn TH True Milk (Việt Nam), Trung Nguyên Coffee, VinGroup và còn rất nhiều những cái tên của các doanh nghiệp nổi tiếng khác
Câu chuyện của TH: thương hiệu sữa vì cộng đồng
Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới Thái Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, không chỉ là một doanh nhân mà còn là một Phật tử với pháp danh Diệu Huệ Vị nữ doanh nhân chia sẻ, trong suốt gần 15 năm qua, thương hiệu TH
"True Happiness - hạnh phúc đích thực" được tập trung xây dựng dựa trên những giá trị cốt lõi: "Vì sức khỏe cộng đồng” và xác định phẩm hạnh của thương hiệu gắn với chữ Thiện Những dự án của Tập đoàn TH nhằm tạo ra những sản phẩm với sản lượng
và chất lượng vượt trội, theo hướng phát triển bền vững.