Vào vn thì mật tông không tồn tại riêng rẽ mà nhanh chóng hòa dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu vồng, dùng pháp thuật, yểm bùa chữa bệnh… Sự phát triển của phật giáo ở
Trang 1Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa người việt
Trang 2Đầu tiên là sự bắt nguồn Đạo phật hình thành ở Ấn độ vào khoảng thế kỉ VI trước công nguyên Người sáng lập
là thái tử sirharta( tất đạt ma), họ là gotaman( cồ đàm) vào lúc ở ấn độ đạo balamon đang thống trị với sự phân chia giai cấp, kì thị màu da, nhìn thấy sự khổ của nhân loại nên thái tử hay dc biết đến là đức phật thích ca mâu
ni đã quyết định đi tìm con đường giải thoát Đầu tiên, thái tử đi tìm những người đã tu hành lâu năm để học hỏi cách thiền, sau đó ông không thành công nên quyết định tự tu Ông ngồi 49 ngày dưới gốc cây bồ đề không
ăn không uống và đến ngày thứ 49 ông đã đạt đến sự giải thoát Thật chất và giá trị cốt lõi của đạo phật là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát Cốt lõi của học thuyết này là tứ diệu đế, đó là khổ đế,… gồm 8 điều khổ, trong
đó có 4 cái phổ biến mà chúng ta đã biết sanh, lão,
bệnh, tử, tiếp đến là ái biệt ly… , cầu bất đắc…, oán tằng hội…., ngũ ấm xí thạnh… đó là về phần khổ đế Tiếp theo là nhận đế…diệt đế… đạo đế Phật pháp coi trọng phật pháp tăng, gọi là tam bảo, đức phật sáng lập ra phật giáo pháp(giáo lí) là cốt tủy của đạo phật,
tăng(người tu hành) truyền bá phật giáo trong thế gian Sau khi đức phật tạ thế, do sự bất đồng ý kiến trog việc giải thích kinh phật các đệ tử đã chia ra hai phái: phái các vị trưởng lão gọi là thượng tọa theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển giữ nghiêm giáo luật Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân chỉ thờ phật thích
ca chỉ tu đến bậc la hán Số tăng chúng còn lại không chịu nghe theo nên lập ra phái đại chúng chủ trương k
Trang 3cố chấp theo kinh điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện giáo luật, thu nhậ tất cả những ai muốn quy y, thờ nhiều phật và các bậc la hán, bồ tát đến phật Phái đại thừa phát triển lên phía bắc, gọi là bắc tông, tiểu thừa phát triển xuống phía nam gọi là nam tông
Tiếp theo là quá trình thâm nhập và phát triển ở việt nam Có 2 con đường mà hôm nay nhóm mình đề cập đến, từ ấn độ và trung hoa Từ ấn độ các nhà sư đã đến việt nam ngay từ đầu công nguyên, một kiến thêm cho các bạn là ở phần này là từ Buddha trong tiếng phạn ở thời điểm này được phiên âm trực tiếp sang tiếng việt là bụt Sau này sang thế kỉ IV V thêm luồng phật giáo bắc tông tràn vào và từ budda lúc này dc phiên âm là phật
đồ, rút ngắn là phật Từ trung hoa có 3 tông phái phật giáo được truyền vào đó là thiền tông,tịnh độ tông và mật tông Thiền tông là tông phái phật giáo do nhà sư
bồ đề đạt ma sáng lập ra ở trung quốc vào đầu thế kỉ VI, chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ thiền để tự tìm ra chân lí Thiền tông vn luôn đề cao cái tâm, tâm là niết bàn, là phật Tu theo thiền tông đòi hỏi nhiều công phu
và khả năng trí tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở giới trí thức thượng lưu Về tịnh độ tông chủ trương dựa vào sự giúp
đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khổ, đó là việc hướng họ đến 1 cõi niết bàn cụ thể là là cõi tịnh độ được hình dung như 1 nơi cực lạc do đức phật a di đà cai
quản Đó là việc bản thân họ cần thường xuyên đi chùa
lễ phật, thường xuyên tụng niệm a di đà, hình dung cụ
Trang 4thể niết bàn là để có mục đích mà hướng tới, nhờ cách
tu đơn giản như vậy, phật giáo trở thành của giới bình dân và phổ biến khắp nơi vn Mật tông là phái chủ
trương sử dụng những phép tu huyền bí như dùng mật chú, ấn quyết để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giải ngộ và giải thoát Vào vn thì mật tông không tồn tại riêng rẽ mà nhanh chóng hòa dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu vồng, dùng pháp thuật, yểm bùa chữa bệnh…
Sự phát triển của phật giáo ở việt nam.Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ như nhóm mình đề cập ở trên
Trải qua gần 2000 năm tồn tại, Phật giáo đã bao
phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy Vào thời đại nhà Lý
và nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc đạo, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người dân Rất nhiều chùa tháp có quy mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Một Cột, chùa Hương Lãm, chùa Quỳnh Lâm, về lịch sử chi tiết của từng chùa mn có thể tìm thêm trên gg, ở đây nhóm mình chỉ đề cập đến sự phát triển của phật giáo nói chung Đến thời nhà Hậu Lê rồi Nguyễn Triều, Phật giáo đi vào thời
kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo Đến
Trang 5khi người Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy, cao siêu, mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần, mà nhiệm
vụ chính là lo việc cúng bái
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, do ảnh
hưởng phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới, Phật giáo Việt Nam cũng chuyển mình phục hưng, khởi đầu
từ các đô thị miền Nam rồi miền Trung với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện
Chiếu Cho đến năm 1964, các hội đoàn Phật giáo miền Nam Việt Nam đã thống nhất dưới một mái nhà chung
là Giáo Hội Phật Gíao Việt Nam Thống Nhất và sau 17
năm hoạt động giáo hội này đã ngưng mọi sinh hoạt vào năm 1981 Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất vào năm 1975, năm 1981 chín tổ chức Phật giáo trong cả nước đã tổ chức đại hội, thống nhất làm một và lấy danh
hiệu là “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”
Dù Phật giáo bị thăng trầm, truân chuyên theo vận nước, nhưng Phật giáo đã hoà vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam Phật giáo đã đồng
hành cùng dân tộc, đã đồng cam cộng khổ với dân
tộc, cùng dân tộc đi qua bao khúc quanh của lịch sử, chịu đựng bao nỗi thăng trầm của thời cuộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước Đạo phật thân thiết đến nỗi
dường như 1 người việt nam nếu không theo tôn giáo nào thì chắc chắn sẽ theo đạo phật
Tiếp theo là phần ảnh hưởng của phật giáo trong văn hóa người việt, vì đây là môn cơ sở văn hóa nên nhóm mình
sẽ khái quát về các giá trị văn hóa tinh thần mà đạo phật mang lại trong lối sống người dân vn Chắc hẳn mọi
Trang 6người đã nghe thoáng qua về những điều thiện mà giáo lí đạo phật mang lại, về mặt nhận thức là những giáo lí như tinh thần từ bi, hỷ xả, bao dung, rộng lượng, có tình
thương yêu, trung thực, bình đẳng, công bằng, ,… đạo phật hướng con người đến sự giải thoát, tức không còn đau khổ vướng bận, không chấp trước, phải biết yêu
thương rộng lượng cho người khác, tập giảm tham sân si,
có lòng vị tha, hướng con người đến sự tốt đẹp nhẹ
nhàng, về mặt hành động thì có giáo lí luật nhân quả, 10 điều thiện, ngũ giới, luật nhân quả tức là bạn làm điều gì thì sẽ nhận lại điều tương tự, làm tốt sẽ nhận điều xấu, làm việc ác thì sẽ gặp quả báo, nếu bạn không phải người
tu hành thì đạo phật có …., và bên cạnh đó còn có ngũ giới, đây là 5 điều cấm bạn không nên làm,… riêng phần
k nói dối gồm 3 điều khác là,… tất cả những điều trên slide này và thêm 3 điều không tham muốn, không giận hờn, không si mê là các bạn đã làm được 10 điều thiện
Cụ thể hơn chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu Phật giáo đã len lỏi vào văn hóa việt nam như thế nào Đầu tiên là góc độ nhân văn xã hội Những từ ngữ của Phật giáo đã biến thành ngôn ngữ của người bình dân Việt Nam thường sử dụng, đã được truyền cho nhau trong dân gian điển hình như những từ ngữ: “Tội nghiệp quá!”; “Hằng hà sa số” “Lù khù nhưng ông Cù
độ mạng”, v.v Còn nghiều từ ngữ khác như từ bi, hỷ xã, giác ngộ, sám hối đã được người dân Việt Nam quen dùng như tiếng
mẹ đẻ mà không chút ngượng ngập lạ lùng Sự ảnh hưởng phật giáo không ngừng ở phạm vi từ ngữ mà nó còn lan rộng, ăn sâu vào những ca dao dân ca và thơ ca của người dân Việt Nam nữa Ảnh hưởng phật giáo trong ca dao
Những câu ca dao này mang tư tưởng, tình cảm của dân tộc nhằm diễn tả luân lý, đạo đức, tình ý, phong tục, tập quán, lối sống của con người Tư tưởng Phật giáo thâm nhập vào ca dao Việt Nam và thấm vào tâm hồn của người bình dân Điển hình
Trang 7như những bài ca dao sau đây thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo:
“Ai ơi! Hãy ở cho lành
Kiếp này không được, để dành kiếp sau.”
“Ở đời thà chịu thiệt mình
Chớ đừng tàn hiếp vì ta hại người.”
“Vô chùa thấy phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đành.”
“Đêm đêm khấn nguyện phật trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con” Ảnh hưởng phật giáo trong văn học
Trên lĩnh vực nền văn học bác học, văn hóa Phật giáo đã dung hòa vào văn hóa dân tộc rất phong phú Cụ thể như tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du, cho đến Văn Học Lý Trần đã nói lên một cách hùng hồn sự đóng góp rất lớn của văn hóa Phật giáo cho nền văn hóa dân tộc Qua một số thơ văn Việt nam có những ảnh hưởng của Phật Giáo như trên ta thấy tư tưởng, triết học Phật Giáo đã để lại dấu ấn của mình sâu đậm trên diễn đàn tư tưởng của Việt Nam Không chỉ ảnh hưởng trên mặt văn chương xuất bản mà Phật Giáo còn có mặt trong nhiều phong tục tập quán ở Việt Nam Ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quán :
Ảnh hưởng phật giáo qua tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sanh
và bố thí:
Về ăn chay, hầu như tất cả người Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này Ăn chay hay ăn lạt xuất phát từ quan niệm từ bi của phật giáo Thông thường người Việt Nam, cả phật tử lẫn người không phải phật tử cũng theo tục lệ đặc biệt này, họ ăn chay mỗi tháng hai ngày, là ngày mùng một và ngày
Trang 8rằm mỗi tháng, có người ăn mỗi tháng bốn ngày là ngày 01, 14,
15 và 30 Người xuất gia ăn chay trường, còn phật tử tại gia còn nhiều trở ngại nên chỉ ăn chay kỳ
Ăn chay và thờ phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam Việc thờ phật trong dân gian cũng có nhiều điều thú vị Người phật tử, người mộ đạo thờ phật đã đành, nhiều người không phải
là phật tử cũng dùng tượng phật hay tranh ảnh có yếu tố phật giáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm
Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo phật tục lệ bố thí và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng Đến ngày rằm và mùng một, người Việt thường hay mua chim,
cá, rùa để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sanh Người Việt cũng thích làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các ngày lễ hội lớn họ tập trung về chùa Ảnh hưởng Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa
Theo đúng truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác Vào ngày rằm và mùng một, ở nhà họ sắm đèn, nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên Ông Bà, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tánh của họ
Bên cạnh việc đi chùa sám hối vào ngày rằm, mùng một , người Việt Nam còn có tập tục khác là đi viếng chùa, lễ Phật vào
những ngày hội lớn như ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tư (Phật Đản) và rằm tháng bảy (lễ vu lan) Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống người Việt Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi :
Đây cũng là sinh hoạt thường xảy ra trong đời sống người Việt
Về ma chay, theo phong tục của người Việt Nam và Trung Hoa trước đây rất là phiền phức và hao tốn Tuy nhiên nhờ có sự dẫn
Trang 9dắt của chư tăng thì tang lễ diễn ra đơn giản và trang nghiêm hơn Khi trong gia đình (theo Đạo Phật) có người qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh chư tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay) Ở những gia đình không theo Đạo Phật nhưng do người quá cố hoặc gia chủ mến chuộng Đạo Phật nên họ thỉnh chư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh
và tổ chức tang lễ giống như những tín đồ theo Đạo Phật Nhìn chung, tập tục ma chay tại Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những nghi thức của Phật giáo
Việc cưới hỏi, tầm ảnh hưởng của Phật giáo tỏ ra ít phức tạp hơn
so với Thiên Chúa giáo, khổng giáo hay Hồi giáo Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngưỡng Phật giáo, thường đến chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lương
duyên của họ được thuận buồm xuôi gió Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để chư tăng làm lễ "hằng thuận quy y" trước khi rước dâu
Các phong tục tạp quán khác
Tập tục đốt vàng mã:
Đây là tập tục rất phổ biến ở Việt Nam mà người Việt đã tiếp nhận từ Phật giáo Trung Quốc Nhiều người ngộ nhận rằng tập tục này xuất gia từ quan điểm nhân quả luân hồi của Phật giáo,
do đó nó đã tồn tại trong Phật giáo từ xưa cho tới ngày nay Nếu đời này ai ăn ở hiền lành, tu tâm dưỡng tánh thì đời sau sẽ tái sinh trở lại làm người hạnh phúc, sung sướng giàu sang hoặc vãng sanh về thế giới cực lạc Còn nếu kiếp này ăn ở tệ bạc, làm nhiều điều ác, sau khi chết sẽ bị đọa xuống địa ngục cõi âm ti chịu nhiều đau khổ Người nhiều tội lỗi hay không có ai thờ cúng, cầu siêu thì ở nơi địa ngục bị oan ức, đói lạnh, không thể siêu thoát được hoặc đầu thai được Cho nên những người thân
ở nơi dương thế phải thờ cúng, tụng kinh cầu siêu để người thân của mình dưới cõi âm ti bớt đi phần tội lỗi hoặc được ấm no mà thoát kiếp Sau khi cúng giỗ, ngày vọng người chết sẽ nhận được những vật dụng, tiền bạc đã cúng và đốt đó Trong các đồ
Trang 10mã và giấy tiền vàng bạc để cúng thường có hình ảnh (Phật Di Lặc hay Bồ Tát Quan Âm) hoặc chữ nghĩa (chú vãng sanh, chữ triện) có yếu tố của Phật giáo với ý đồ mong sự cứu độ của Chư Phật đối với người đã khuất
Tập tục coi ngày giờ :
Đây là một tập tục ăn sâu vào tập quán của người Việt nói riêng
và cả Châu Á nói chung Mỗi khi sắp làm một việc gì quan trọng như xây dựng nhà cửa, đám chết, đám cưới, xuất hành đầu năm người ta thường về chùa để nhờ các thầy coi giúp giùm ngày nào tốt thì làm ngày nào xấu thì tránh Thông thường
người ta hay tránh ba ngày: mùng 05, 14, 23, họ cho ba ngày này là xuôi xẻo, là bất hạnh, cần phải tránh
Tập tục cúng sao hạn :
Tập tục này rất phổ biến và ăn sâu vào tập quán của người Việt
và lại có sự tham gia của Phật giáo Nguyên nhân cũng bắt
nguồn từ Trung Quốc, sau truyền qua Việt Nam rồi vào trong Phật giáo Thời xưa ta có Tam giáo đồng nguyên; Phật, Lão và Khổng giáo, đồng quy về mặt nguồn Chủ trương như nhau, cùng một thiện chí để đóng góp cho xã hội, phục hưng đạo đức, đưa đời sống của con người đến ấm no hạnh phúc
Tập tục xin xăm, bỏi quẻ :
Xin xăm bói quẻ là một việc cầu may Cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, một loại hình sinh hoạt khá rầm rộ tại các chùa, đình, miếu vào dịp đầu năm mới hoặc các ngày lễ lớn Các chùa làng
có thờ Quan Thánh Đế Quân thường có đi đôi với việc xin xăm Người xin xăm trước hết đến lạy Phật rồi sang bàn thờ Quan Thánh, khấn nguyện xin một quẻ xăm, rồi họ lắc ống xăm có
100 thẻ đê lấy một thẻ rớt ra, sau đó họ cầm quẻ xăm đến nhờ thầy trù trì giải đáp giùm vận mạng của mình Mỗi thẻ ứng với một lá xăm có ghi sẵn trong những điều tiên đoán về công việc làm ăn, học tập, hôn nhân, gia đình của mỗi người bốc được quẻ xăm đó