BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI TẬP NHÓM: HỌC PHẦN: LUẬT SO SÁNH ĐỀ BÀI 01: Phân tích điểm tương đồng và khác biệt giữa các truyền thống pháp luật lớn trên thế giới hiện nay
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM:
HỌC PHẦN: LUẬT SO SÁNH
ĐỀ BÀI 01: Phân tích điểm tương đồng và khác biệt giữa các truyền thống pháp luật lớn trên thế giới hiện nay Lý do để xác định các truyền thống pháp luật đó là truyền
thống pháp luật lớn trên thế giới hiện nay
LỚP : 4627.TL2
KHOÁ : 46
Hà Nội, năm 2024
Trang 2BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Kết quả tham gia thực hiện bài tập nhóm của từng thành viên như sau:
SV
Họ và tên
Đánh giá
ký tên
Đánh giá của GV
(số)
Điểm (chữ)
GV
ký tên
Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Giáo viên chấm thứ hai:.………
Kết quả điểm thuyết trình:
Giáo viên cho thuyết trình:…………
Điểm kết luận cuối cùng:………
Giáo viên đánh giá cuối cùng:………
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I Phân tích điểm tương đồng và khác biệt giữa truyền thống pháp luật Common law và Civil law ở các nước trên thế giới hiện nay 1
I.1 Điểm tương đồng giữa truyền thống pháp luật Common law và Civil law 1
I.2 Điểm khác biệt giữa truyền thống pháp luật Common law và Civil law 2
II Lý do để xác định các truyền thống pháp luật đó là truyền thống pháp luật lớn trên thế giới hiện nay 4
KẾT LUẬN 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6
PHỤ LỤC 7
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hệ thống pháp luật: HTPL Quy phạm pháp luật: QPPL Truyền thống pháp luật: TTPL
Trang 51
MỞ ĐẦU
Khi phân tích các truyền thống pháp luật (TTPL) lớn trên thế giới, việc nhận diện điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng giúp làm rõ cơ sở hình thành và vai trò của từng hệ thống Mỗi TTPL mang tính đặc trưng riêng, phản ánh lịch sử, văn hoá, quan điểm pháp lý của từng khu vực Tuy nhiên tất cả đều chung mục tiêu duy trì trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi con người Trong phạm vi bài viết dưới đây, nhóm lựa chọn so sánh giữa hai TTPL là Common law và Civil law Việc so sánh giữa hai TTPL này mang lại cái nhìn sâu sắc về hai nền tảng pháp lý quan trọng nhất hiện nay Đây là hai TTPL có ảnh hưởng rộng rãi và chi phối hầu hết các quốc gia trên toàn cầu Việc chọn so sánh giữa Civil law và Common law không chỉ vì sự phổ biến
mà còn bởi những khác biệt cơ bản trong cách tiếp cận và áp dụng pháp luật
NỘI DUNG
I Phân tích điểm tương đồng và khác biệt giữa truyền thống pháp luật Common law và Civil law ở các nước trên thế giới hiện nay
I.1 Điểm tương đồng giữa truyền thống pháp luật Common law và Civil law
Thứ nhất, hai TTPL này đều có quy mô bành trướng rất rộng lớn, nguyên nhân chính là
quá trình thực hiện chính sách thuộc địa hóa của các cường quốc châu Âu
Thứ hai, trong giai đoạn “thai nghén” của hai truyền thống này, cái được gọi là luật chung1
(Jus Commune hoặc Common Learned Law ở châu Âu lục địa và Common Law ở Anh) đều xuất hiện và trở thành nền tảng quan trọng cho luật quốc gia trong mỗi TTPL
Thứ ba, Common law và Civil law có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, thu hút
nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu so sánh luật Hầu hết các công trình nghiên cứu so sánh luật lớn tập trung vào hai TTPL này, hoặc vào những hệ thống pháp luật (HTPL) tiêu biểu cho
1 Phụ lục 1
Trang 62
hai TTPL này (HTPL của Pháp và Đức đại diện cho truyền thống Civil law; của Anh và Mỹ đại diện cho truyền thống Common law)
Thứ tư, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng Common law ở Anh cũng chịu một số ảnh hưởng
của Luật La Mã, như việc phân chia pháp luật thành luật công và luật tư, sự tồn tại của các pháp quan (praetor) La Mã và các hình thức khởi kiện ở Anh, các chế định về quyền khiếu kiện về hành vi chiếm đoạt quyền sở hữu thái ấp, Tuy sau đó luật La Mã nói riêng hay truyền thống Civil law nói chung không thể “đồng hóa” được truyền thống Common law của Anh nhưng không thể phủ nhận rằng, trên con đường phát triển của truyền thống Common law không thể gạt bỏ những dấu ấn truyền thống Civil law trên đó
I.2 Điểm khác biệt giữa truyền thống pháp luật Common law và Civil law
Điểm khác biệt giữa các TTPL Common law và TTPL Civil law ở các nước trên thế
giới hiện nay được chia thành 06 tiêu chí sau đây:
Cơ sở hình
thành
Văn hóa cộng đồng ở châu Âu lục địa trong suốt giai đoạn từ thế kỷ XIII đến thế
kỷ XVIII
Khởi thủy là hệ thống Common law của Anh
ra đời ngẫu nhiên thế kỷ XIII, ở một quốc đảo tách khỏi lục địa châu Âu và do hoàn cảnh lịch sử đặc thù của Anh
HTPL/Luật có
tầm ảnh hưởng Chịu ảnh hưởng bởi Luật La Mã
Chịu ảnh hưởng bởi HTPL Anh Tuy nhiên,
ở mức độ nào đó, Luật La Mã vẫn coi là có
sự xâm nhập nhất định vào HTPL Anh
Cấu trúc pháp
luật
Phân chia thành luật công và luật tư Không phân chia giữa luật công và luật tư
(trừ giai đoạn đầu ở HTPL Anh)
Pháp điển hóa Coi trọng pháp điển hóa Coi trọng học thuyết stare decisis nên không
coi trọng pháp điển hóa mà đề cao án lệ
Trang 73
Nguồn luật
(nguồn luật sơ
cấp và nguồn
luật thứ cấp) 2
Nguồn luật sơ cấp gồm có: pháp luật
thành văn, tập quán pháp và những nguyên tắc chung của pháp luật, trong
đó pháp luật thành văn có vị trí và vai trò quan trọng nhất
Nguồn luật thứ cấp gồm có: án lệ, các
tác phẩm của các học giả pháp lý
Nguồn luật sơ cấp gồm có: án lệ, pháp luật
thành văn, trong đó án lệ là nguồn luật quan trọng nhất.3
Nguồn luật thứ cấp 4 gồm có: các tác phẩm
pháp lý và ý kiến các chuyên gia pháp lý, legal encyclopedias, bộ tuyển tập án lệ, các tác phẩm của các học giả, restatements of the law
Vai trò của luật
sư, thẩm phán
trong tố tụng
Do văn bản QPPL là nguồn chủ yếu, đồng thời hình thức tố tụng thẩm vấn, tố tụng viết, quá trình điều tra phụ thuộc phần lớn vào kết quả của cơ quan điều tra nên trong tố tụng Luật sư ít được coi trọng tại các nước Civil Law
Trong hoạt động xét xử, thẩm phán được trao quyền hạn thực hiện thẩm vấn, điều tra
Thẩm phán ở các nước Civil Law không được tham gia hoạt động lập pháp, không được tạo ra các chế định hay QPPL Thẩm phán của các quốc gia theo TTPL Civil Law được đào tạo theo một quy trình riêng
Do án lệ là nguồn luật cơ bản, kết hợp với hình thức tố tụng tranh tụng nên Luật sư ở các nước Common Law rất được coi trọng, đặc biệt ở khả năng xoay các tình tiết có lợi
về phía mình của Luật sư, Tại phiên toà, thẩm phán có nhiệm vụ điều khiển phiên tòa, không tham gia thẩm vấn, điều tra hoặc nếu có chỉ tham gia một cách
mờ nhạt Thẩm phán ở các nước Common Law không chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà có vai trò sáng tạo, phát triển pháp luật và đều được lựa chọn từ những Luật sư rất danh tiếng
2 Phụ lục 2
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật so sánh, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 167
4 Xem ví dụ: C.Elliot & F Quinn, English Legal System, 17th Ed., 2016/2017, Pearson; Routledge Staff, The English Legal System, 2010-2011, Routledge – Taylor&Francis Group
Trang 84
II Lý do để xác định các truyền thống pháp luật đó là truyền thống pháp luật lớn trên thế giới hiện nay
Thứ nhất, đây là hai TTPL được sử dụng rộng rãi trên thế giới Hiện nay, truyền thống
Civil law được hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng, gồm các quốc gia ở lục địa Châu
Âu, Châu Mỹ Latinh và một số khu vực ở Châu Á và Châu Phi, chiếm hơn 50% số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Truyền thống Common law lớn thứ hai trên thế giới, được gần
70 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng, chiếm hơn 35% số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ.5 Có thể thấy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có HTPL chịu ảnh hưởng lớn từ một trong hai TTPL này
Thứ hai, đây là hai TTPL có lịch sử phát triển lâu đời, ăn sâu vào văn hóa các quốc gia
phương Tây – nơi khai sinh ra hai TTPL này TTPL Civil law hình thành ở Châu Âu lục địa vào thế kỷ XIII, chịu sự ảnh hưởng lớn từ luật La Mã cổ đại và đã lan rộng ra nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, TTPL Common law bắt nguồn từ Anh quốc trong thời kỳ Trung
cổ, cụ thể hơn là từ các tòa án của vua Anh sau cuộc chinh phục của người Norman vào năm
1066
Thứ ba, đây là hai TTPL được mở rộng và mang lại sức ảnh hưởng lớn đến các quốc gia
khác trên thế giới Truyền thống Civil law đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình theo hai con đường, dựa vào con đường cưỡng bức thông qua quá trình xâm chiếm thuộc địa và thông qua con đường tự nguyện Thông qua quá trình mở rộng thuộc địa của các cường quốc ở châu Âu, các quốc gia đó đã áp đặt HTPL Civil law cho thuộc địa, các quốc gia thuộc địa dù đã được giải phóng nhưng tư duy làm luật đã ăn sâu vào tiềm thức, nên đã xây dựng HTPL giống với châu
Âu lục địa Ngoài ra, có các quốc gia tự nguyện học hỏi văn minh pháp lý ở châu Âu lục địa vì coi đây là mô hình lý tưởng, điển hình ở HTPL Nhật Bản thuộc nhóm hỗn hợp, chịu ảnh hưởng
5Alphabetical Index of the 192 United Nations Member States and Corresponding Legal Systems, Website of the
Faculty of Law of the University of Ottawa, https://www.juriglobe.ca/eng/syst-onu/index-alpha.php
Trang 95
của Civil law từ cuối thế kỷ XIX, trong cuộc cải cách Minh trị, theo đó cải tổ toàn bộ HTPL theo của châu Âu lục địa, chủ yếu từ Đức6 Đối với truyền thống Common law, sự ảnh hưởng của dòng họ pháp luật này chỉ có một con đường mở rộng là con đường ép buộc thông qua cưỡng bức thuộc địa Hệ thống này đã được lan truyền đến các thuộc địa của Anh và trở thành nền tảng pháp lý ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Ấn Độ, và Úc
KẾT LUẬN
Tóm lại, sự đa dạng của các TTPL trên thế giới phản ánh sự phong phú về văn hóa, lịch
sử, và quan điểm pháp lý của từng khu vực Mặc dù mỗi hệ thống có những đặc trưng riêng biệt
và xuất phát từ các bối cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới việc xây dựng một nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo trật tự xã hội và quyền lợi của con người Việc phân tích các điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống này không chỉ giúp hiểu sâu hơn về pháp luật quốc
tế mà còn góp phần thúc đẩy sự hợp tác pháp lý toàn cầu, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển và hòa hợp giữa các nền văn minh
6 Phụ lục 4
Trang 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A GIÁO TRÌNH
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật so sánh, Nxb Tư pháp, Hà Nội
B SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ:
1 C.Elliot & F Quinn, English Legal System, 17th Ed., 2016/2017, Pearson
2 Routledge Staff, The English Legal System, 2010-2011, Routledge – Taylor&Francis
Group
C TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN
1 Alphabetical Index of the 192 United Nations Member States and Corresponding Legal Systems, Website of the Faculty of Law of the University of Ottawa,
https://www.juriglobe.ca/eng/syst-onu/index-alpha.php
Trang 117
PHỤ LỤC
1 Phụ lục 1:
Đối với Jus Commune/ Common Learned Law, tuy bị phủ nhận bởi chủ nghĩa dân tộc nhưng sau đó vẫn có nhiều ảnh hưởng tới luật nội dung của các quốc gia Châu Âu lục địa, thể hiện ở các Bộ luật dân sự và Bộ luật thương mại trong giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX Đối với Common law ở Anh, dù bị xung đột gay gắt bởi “equity”, Common law không chỉ tiếp tục trường tồn tới nay mà còn mở rộng sang các thuộc địa khác, trở thành một TTPL
2 Phụ lục 2:
• Nguồn luật sơ cấp là những QPPL có giá trị ràng buộc trực tiếp
• Nguồn luật thứ cấp là những QPPL chỉ có giá trị thuyết phục
3 Phụ lục 3:
Trong đó, nguồn luật thứ cấp trong hai HTPL Anh và HTPL Mỹ khác nhau:
• HTPL Anh gồm: các tác phẩm pháp lý và ý kiến các chuyên gia pháp lý
• HTPL Mỹ gồm: legal encyclopedias, bộ tuyển tập án lệ, các tác phẩm của các học giả, restatements of the law Trên thực tế, nguồn luật thứ cấp ảnh hưởng lớn tới hoạt động xét
xử của nhiều tòa án Mỹ nên những quy phạm rút ra từ nguồn luật thứ cấp trở thành nguồn luật sơ cấp, có giá trị ràng buộc trực tiếp
4 Phụ lục 4:
Ví dụ: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự Nhật Bản học hỏi từ Bộ luật Dân sự Đức Một số quốc gia Ả rập cũng có HTPL hỗn hợp do sự ảnh hưởng của truyền thống Civil law trong quá trình giao thương với châu Âu