1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài học thuyết sức mạnh trên biển của alfred thayer mahan và Ảnh hưởng của nó Đến tình hình Địa chính trị thế giới hiện nay

17 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Học thuyết sức mạnh trên biển của Alfred Thayer Mahan và ảnh hưởng của nó đến tình hình địa chính trị thế giới hiện nay
Tác giả Trần Tuấn Anh
Người hướng dẫn ThS. Trịnh Khánh Vân
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 147,78 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ---šš&šš---TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỀ TÀI HỌC THUYẾT SỨC MẠNH TRÊN BIỂN CỦA ALFRED THA

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-šš&šš -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

ĐỀ TÀI

HỌC THUYẾT SỨC MẠNH TRÊN BIỂN CỦA ALFRED THAYER MAHAN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN TÌNH HÌNH ĐỊA CHÍNH TRỊ

THẾ GIỚI HIỆN NAY

Giảng viên : ThS Trịnh Khánh Vân Tên sinh viên : Trần Tuấn Anh

Mã học phần : LIB1050 5 Ngành học : K67 Chính trị học

Hà Nội, Tháng 11/ 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

II NỘI DUNG 4

Chương I: Các khái niệm xoay quanh đề tài nghiên cứu 4

1 Sức mạnh biển là gì? 4

2 Địa chính trị là gì? 5

Chương II: Học thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan 5

1 Giới thiệu về Alfred Thayer Mahan 5

2 Sự ra đời của học thuyết sức mạnh biển 6

3 Nội dung của học thuyết sức mạnh biển 7

3.1 Vị trí địa lí 8

3.2 Điều kiện vật chất 9

3.3 Quy mô lãnh thổ 10

3.4 Quy mô dân số 10

3.5 Đặc trưng dân tộc 11

3.6 Đặc điểm chính phủ 12

4 Ý nghĩa của học thuyết sức mạnh trên biển của Alfred Thayer Mahan đối với lịch sử 13

Chương III Ảnh hưởng của học thuyết sức mạnh biển của Mahan đối với tình hình địa chính trị thế giới hiện nay 14

III KẾT LUẬN 15

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Tài liệu tiếng Anh 16

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ khi con người biết đến việc đi biển và chế tạo những con thuyền đơn sơ đầu tiên cho đến nay, biển luôn là một phần quan trọng trong tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại Về mặt vi mô, biển là yếu tố không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người, biển cả là nguồn lực thiên nhiên quan trọng trong nhiều hoạt động vật chất và tinh thần cho con người Còn với vĩ mô, biển là thứ đem lại rất nhiều lợi ích chiến lược khác nhau cho một quốc gia, một vùng lãnh thổ Quốc gia nào kiểm soát, quản

lý và thống trị được biển cả sẽ có nhiều lợi thế về kinh tế, ngoại giao, chính trị và quân sự hơn so với những quốc gia không có biển hoặc không thống trị được biển Khi con người xuất hiện những tuyến thương mại đường biển quan trọng, nhiều quốc gia đã bắt đầu nghĩ đến việc thâu tóm, độc quyền những tuyến thương mại này bằng sức mạnh trên biển để đem lại cho chính quốc của mình những lợi ích kinh tế to lớn, những tiếng nói

có trọng lượng trên vũ đài chính trị-ngoại giao

Chính vì sức mạnh trên biển đóng vai trò rất quan trọng trong việc thao túng và kiểm soát nguồn lực của quốc gia, nên Alfred Thayer Mahan, lúc này đang nắm giữ quân hàm Chuẩn Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, đã viết cuốn sách “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1786” trong đó ông đã đề ra những lợi ích to lớn của biển, những lý thuyết về xây dựng và duy trì sức mạnh trên biển, về những cuộc chiến tranh giành quyền thống trị biển cả…Những lý thuyết, phân tích của ông về sức mạnh trên biển từ khi được sinh ra đã gây được ảnh hưởng cực lớn đến với thế giới, nhiều chính sách đối ngoại và các học thuyết hải quân, hàng hải của nhiều nước ven biển chịu ảnh hưởng rất lớn từ những quan điểm và nghiên cứu của ông về sức mạnh trên biển Thậm chí, đã hơn 133 năm kể

từ khi cuốn “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660 – 1876” ra đời, những học thuyết về sức mạnh biển của Alfred Thayer

Trang 4

Mahan vẫn luôn ảnh hưởng rất lớn đến thế giới hiện nay Vì vậy, em đã chọn đề tài “Học thuyết về sức mạnh trên biển của Alfred Thayer Mahan

và ảnh hưởng của nó đến tình hình địa chính trị thế giới hiện nay” để nghiên cứu về học thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan, qua đó tìm hiểu, mở rộng và liên hệ những ảnh hưởng của nó đến tình hình địa chính trị thế giới hiện nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu và nghiên cứu về học thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan và ảnh hưởng của nó đến tình hình địa chính trị thế giới hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Học thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan và những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình địa chính trị thế giới hiện nay

 Phạm vi nghiên cứu: Những nội dung có trong cuốn “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660 – 1876”

 Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Alfred Thayer Mahan viết về lý thuyết sức mạnh biển và học thuyết chiến tranh hải quân, được coi là kim chỉ nam của nhiều cường quốc hải quân thế giới như Mỹ, Anh, Đức,…

4 Câu hỏi nghiên cứu

 Học thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan được thể hiện như thế nào?

 Ảnh hưởng của học thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan đến tình hình địa chính trị thế giới hiện nay như thế nào?

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu quy nạp và phương pháp nghiên cứu diễn dịch

II NỘI DUNG

Chương I: Các khái niệm xoay quanh đề tài nghiên cứu

1 Sức mạnh biển là gì?

Sức mạnh biển là sức mạnh của một quốc gia trong việc kiểm soát

và sử dụng được những lợi ích và thế mạnh của biển cả mang lại, đặc điểm chủ yếu nằm ở sức mạnh của hạm đội tàu buôn (merchant fleet) và hạm đội hải quân (naval fleet) mà quốc gia đó có được Các hạm đội tàu buôn lớn sẽ đảm nhiệm vai trò khai thác các lợi ích của biển cả, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, trao đổi và mua bán hàng hóa với các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác để kiếm những lợi nhuận kinh tế về cho chính quốc, tận dụng triệt để các tuyến đường thương mại biển, thậm chí có thể độc quyền trao đổi kinh tế ở nhiều lãnh thổ khác nhau Nhưng vì các tàu buôn chủ yếu là tàu vận tải, không thể tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa như cướp biển, merchant raider (các tàu chuyên được dùng để săn các hạm đội tàu buôn của nước đối thủ trong chiến tranh)…Vì vậy, hạm đội hải quân phải được xây dựng như là phần quan trọng trong sức mạnh biển Một quốc gia có hạm đội hải quân mạnh mẽ có thể bảo vệ đội tàu buôn của mình khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài, bảo vệ những lợi ích của chính quốc gia mình Ngoài ra một hạm đội hải quân mạnh mẽ có thể kiểm soát các tuyến đường thương mại trên biển, bao vây và cấm vận các hoạt động trao đổi, thương mại bằng đường biển của các quốc gia khác trong tình huống xảy ra xung đột và chiến tranh

Trang 6

2 Địa chính trị là gì?

Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa

lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế

Chương II: Học thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan

1 Giới thiệu về Alfred Thayer Mahan

Alfred Thayer Mahan (27/9/1840 – 1/12/1914) là một sĩ quan hải quân Hoa Kỳ, nhà sử học và là giảng viên về lịch sử hải quân của Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ Ông là người mà John Keegan, nhà sử học nổi tiếng của Anh, gọi ông là “chiến lược gia quan trọng nhất của Mỹ trong thế kỉ 19” Tổng thống thứ 32 của Mỹ, Franklin D Roosevelt, ca ngợi Mahan là một trong những nhân vật vĩ đại có ảnh hưởng lớn nhất của nước Mỹ

Ông được sinh ra ở West Point, New York trong một gia đình có truyền thống quân sự, cha ông là Dennis Hart Mahan, nhà lý luận quân sự, giáo sư của Học viện quân sự West Point Đến tuổi trưởng thành, ông chọn theo học Học viện Hải quân Hoa Kỳ, tốt nghiệp với quân hàm Thiếu

úy, được bổ nhiệm làm sĩ quan phục vụ trên các tàu Congress, Worceter, Pocahontas, James Adger,…

Sự nghiệp hải quân của ông không mấy nổi bật, chủ yếu vì chính sách đối ngoại cũ kĩ cùng với các học thuyết hải quân đã lạc hậu mà Mỹ tin dùng lúc đó nên phần lớn sự nghiệp của ông chỉ loanh quanh tuần tra ở vùng ven biển biển thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ, chỉ hai lần duy nhất ông

Trang 7

tham gia thực chiến đó là trận chiến cảng Royal khi tàu của ông được giao nhiệm vụ bắn hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ của Liên bang Miền Bắc và chiến tranh Thái Bình Dương (1879 – 1884) giữa Peru và Bolivia

Sau đó, ông lui về làm công tác giảng dạy ở Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, tại đây ông có nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu

và tổng kết những lý thuyết, học thuyết quân sự của mình trong các cuốn sách do chính tay ông viết Năm 1890, Alfred Thayer Mahan cho xuất bản cuốn “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660 – 1876” Cuốn sách được coi là Binh pháp tôn tử của phương Tây, trở thành cuốn sách về lý thuyết hải quân có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới Những quan điểm, lý luận của ông về sức mạnh biển trong sách ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách ngoại giao, các học thuyết hải quân của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ ven biển, đặc biệt là các cường quốc hải quân lúc đó và sau này như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Nhờ đó, ông được coi là nhà lý thuyết quân sự hải quân lỗi lạc nhất giai đoạn cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20

2 Sự ra đời của học thuyết sức mạnh biển

Mahan đã nghiên cứu rất nhiều về tầm quan trọng của sức mạnh biển, trong cuốn “Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1786” ông đưa những ví dụ về những điểm giống nhau trong chiến thắng của cuộc chiến tranh Punic nơi quân đội La Mã đối đầu với quân thành quốc Carthage cũng như chiến tranh Napoleon nơi người Anh đối đầu với Pháp trong suốt lịch sử của cuộc chiến Thật tình cờ vì cả hai đều kết thúc với chiến thắng thuộc về phe kiểm soát được biển cả

Thời điểm lúc đó, chưa có nhiều công trình nguyên cứu về sức mạnh biển hay chí ít là tác động của biển cả đến tiến trình lịch sử và sự phồn thịnh của một quốc gia Phần lớn các nghiên cứu về quân sự, kinh

tế, chính trị,… đề cập rất ít đến vấn đề kiểm soát biển (sea control) và sức mạnh trên biển Ngược lại, Mahan lại đặt vấn đề sức mạnh biển lên hàng

Trang 8

đầu trong công trình nghiên cứu của mình Ông đưa ra quan điểm rằng mặc dù biển cả tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nhưng vận tải bằng đường thủy lúc nào cũng dễ dàng và rẻ hơn đường bộ, rõ ràng thì nếu so khối lượng vận tải hàng hóa của một chiếc thuyền buồm galleon với một xe thồ ngựa thì ta có thể hiểu được quan điểm này của Mahan hoàn toàn hợp lý Đường biển có phạm vi rất rộng, không phải xây dựng đường xá tốn kém như đường bộ nên các tuyến thương mại biển thường rất linh động, phương tiện di chuyển đường biển có thể đi bất cứ hướng nào họ muốn Thời điểm đó, đường bộ còn rất ít và chất lượng xấu, chưa kể chiến tranh, xung đột và bạo loạn xảy ra thường xuyên nên tính ưu việt của giao thông đường thủy so với đường bộ còn nổi bật hơn nữa Trong chiến tranh Punic lần thứ nhất, người La Mã thường xuyên sử dụng các hạm đội của mình

để tiếp ứng hậu cần và nhân lực trực tiếp cho lực lượng bộ binh tham chiến ở xa phía Tây đảo Sicily, họ hoàn toàn có thể di chuyển bằng đường

bộ ở Sicily nhưng ngược lại họ lại chọn di chuyển bằng cách đi men theo ven biển Sicily Đường bộ lúc đó đầy rẫy những toán quân Carthage chuyên phục kích và đánh lén những chuyến xe thồ tiếp tế nên La Mã đã chuyển sang đường thủy, họ sử dụng đến hạm đội thủy quân mạnh mẽ của mình để đảm bảo cho các tuyến thuyền hậu cần không bị hải quân Carthage cắt đứt hay làm gián đoạn Qua sự kiện đó, Mahan nhận ra thêm một điều rằng, muốn có sức mạnh biển, ngoài lực lượng tàu buôn vận tải

ra thì các hạm đội hải quân mạnh mẽ là phương tiện chính để mọi quốc gia ven biển đảm bảo cho lợi ích của chính mình trước các mối đe dọa Hơn nữa, vì các tuyến đường biển ngày càng mở rộng đến các nước, các vùng lãnh thổ xa xôi, rất khó để lực lượng hải quân có thể huy động từ các cảng nhà (home ports) để đảm bảo cho việc vận tải bằng tàu biển ở mọi nơi Do đó, các quốc gia thường có xu hướng thuộc địa hóa và thành lập các cảng biển nước sâu ở các vùng lãnh thổ thuộc địa để có thể dễ dàng giao thương trên biển

Trang 9

3 Nội dung của học thuyết sức mạnh biển

Theo Mahan, sức mạnh biển của một quốc gia chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: 3.1 Vị trí địa lí 3.2 Điều kiện vật chất, trong đó có các sản phẩm tự nhiên và khí hậu 3.3 Quy mô lãnh thổ 3.4 Quy mô dân số 3.5 Đặc trưng dân tộc 3.6 Đặc điểm chính phủ, bao gồm cả các định chế của quốc gia

3.1 Vị trí địa lí

Mahan chỉ ra rằng, những quốc gia không có biên giới trên đất liền, không phải phòng thủ trên đất liền cũng như không cần phải mở rộng lãnh thổ bằng đường bộ thì mục tiêu hướng ra biển sẽ có nhiều ưu thế hơn các quốc gia trên đất liền Vị trí địa lí thuận lợi sẽ cung cấp cho quốc gia đó những lợi thế nhất định trong việc chống lại kẻ thù Nói về điều này thì rõ ràng nước Anh có lợi thế hơn hẳn so với các cường quốc hải quân đối thủ khác trong khu vực như Pháp và Hà Lan Trong khi Anh có thể dồn được nhiều nguồn lực để xây dựng và duy trì hạm đội hải quân khổng lồ thì Hà Lan lại suy kiệt vì vừa gánh sức nặng của hải quân, vừa duy trì các lực lượng bộ binh lớn để tiến hành nhiều cuộc chiến tranh trên đất liền Trong khi Pháp thì chọn cách quay lưng lại với biển để tập trung hoàn toàn cho các kế hoạch mở rộng lãnh thổ trên đất liền Mahan cho rằng những nỗ lực như vậy sẽ nhanh chóng bào mòn ngân sách quốc gia, ông cũng tin rằng nếu họ biết cách khai thác vị trí địa lí tự nhiên của mình một cách hợp lý thì có thể sẽ mang lại sự thịnh vượng và giàu có

Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng đến vấn đề tập trung hay phân tán sức mạnh hải quân Nước Pháp tiếp giáp với cả Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, về mặt thực tế, họ tiếp cận được rất nhiều tuyến đường biển lớn ở cả hai khu vực này, lợi thế về kiểm soát biển của Pháp rõ ràng được tăng lên Nhưng lại có một vấn đề, hai bờ biển của nó nằm đối diện nhau,

Trang 10

nếu hai hạm đội hải Oquân này muốn gặp nhau thì bắt buộc phải đi qua eo biển Gibraltar, một sự rủi ro cực kì lớn, thậm chí có thể gây thiệt hại cho lực lượng của Pháp Nước Anh thì khác, bốn bề tiếp giáp với biển nên họ

có thể dễ dàng tập trung toàn bộ lực lượng ở một vùng nhất định Vị trí địa lí không chỉ giúp cho việc tập trung lực lượng mà còn cung cấp lợi thế chiến lược, một vị trí trung tâm và căn cứ phục vụ cho việc chống lại kẻ thù của họ

3.2 Điều kiện vật chất

Điều kiện vật chất, trong đó bao gồm tự nhiên và khí hậu là thành

tố thứ hai mà Mahan đề cập đến trong học thuyết sức mạnh biển của mình Điều kiện tự nhiên là yếu tố rất quan trọng trong việc sở hữu sức mạnh trên biển, một quốc gia với một đường bờ biển dài mà không có lấy một hải cảng nước sâu nào thì việc ngoại thương bằng đường biển sẽ rất khó, lực lượng tàu buôn ít và lực lượng hải quân cũng sẽ yếu

Một quốc gia có nhiều cảng và đặc biệt là các cảng nước sâu chính

là nguồn gốc định hình lên sức mạnh trên biển và sự thịnh vượng của quốc gia đó Tuy nhiên, nếu trong tình trạng chiến tranh mà những nơi này không được bảo vệ tốt thì rất dễ trở thành những điểm yếu chí mạng

vì là nơi mà kẻ địch sẽ xâm nhập vào lãnh thổ dễ dàng hơn

Ngoài ra, còn có những điều kiện tự nhiên khác tác động đến thiên hướng ra biển của một nước như tài nguyên, đất đai, khí hậu,… Pháp có rất nhiều cảng nằm ở hai bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải nhưng người dân họ lại không nhiệt tình mở rộng ra biển như người Anh hay Hà Lan Nguyên nhân có lẽ là do Pháp có lãnh thổ rộng lớn, được thiên nhiên

ưu đãi tốt hơn, đất đai, khí hậu ổn định nên sản xuất trong nước rất phát triển nên nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa bằng đường biển sẽ ít Hà Lan và Anh thì ngược lại, trong khi lãnh thổ của Hà Lan đã bé, diện tích

Ngày đăng: 14/12/2024, 13:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w