BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM VIỆN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢITIỂU LUẬN LUẬT VẬN TẢI VÀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ Chủ đề: Tìm hiểu và trình bày các
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM VIỆN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
TIỂU LUẬN LUẬT VẬN TẢI VÀ CÔNG ƯỚC
QUỐC TẾ
Chủ đề: Tìm hiểu và trình bày các quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là quốc gia ven biển có tiềm năng thương mại biển lớn.
NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH VẬN TẢI
Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Đức Phước Sinh viên thực hiện: Vũ Tô Gia Bảo
MSSV: 075205004931 Khóa: 2023-2024
Trang 2TP.HCM - 10/ 2024
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Trang 3Viện Kinh tế và phát triển giao thông vận tải
Chuyên ngành: Khai thác vận tải
Ngành: Quản lý và kinh doanh vận tải
STT TÊN THÀNH VIÊN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC THỰC HIỆN ĐIỂM ĐÁNH
GIÁ
GHI CHÚ
1
Phạm Thúy Hòa
2 Ưu- Nhược điểm của vậntải đường biển, Lời cảm ơn,
hỗ trợ soạn tiểu luận 10
2 Nguyễn Ngọc Quỳnh Chi
4 Các quy định pháp lý hiệnhàng trong lĩnh vực vận tảibiển, powerpoint 3,4 10
3 Võ Ngọc Diệp 6 Những thách thức và giải
pháp, hỗ trợ soạn tiểu luận 10
4 Lê Thị Ánh Tuyết
5 Ảnh hưởng các quy địnhpháp lý đến hoạt động xuấtnhập khẩu, powerpoint 5,6 10
5 Lê Thị Ngọc Ánh 1 Vận tải đường biển là gì?,
Lời nói đầu, powerpoint 1,2 10
6 Vũ Tô Gia Bảo
3 Những rủi ro có thể gặpphải khi vận chuyển bằngđường biển, soạn tiểu luận 10
Trang 4BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TIỂU
LUẬN
1 Họ và tên nhóm sinh viên:
………
………
………
………
2 Tên đề tài: ………
………
………
3 Nhận xét: a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: ………
………
………
………
b) Những kết quả đạt được của tiểu luận đạt được: ………
………
………
………
………
c) Những hạn chế của bài tiểu luận: ………
………
………
4 Điểm (nếu có): TP.HCM, ngày … tháng
… năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
ThS Ngô Đức Phước
Trang 53 Những rủi ro có thể gặp phải khi vận chuyển bằng đường biển:
4 Các quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển ở Việt Nam:
5 Ảnh hưởng của quy định pháp lý đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là quốc gia có tiềm năng thương mại biển lớn:
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên: Ngô Đức Phước đã hướng dẫn, vì sự
hỗ trợ và chỉ dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận này đã giúp chúng tôi hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất
Chúc mọi người tiếp tục đạt được những thành công trong công việc và học tập Hy vọngrằng tiểu luận này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiểu biết và cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty trong lĩnh vực đầu tư và xuất nhập khẩu giúp ích cho tương lai.Chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong mọi nỗ lực của mình
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam, với lợi thế đường bờ biển dài, sở hữu tiềm năng to lớn trong phát triển ngành vận tải biển và thương mại hàng hải Là một quốc gia ven biển, Việt Nam không chỉ đóngvai trò quan trọng trong giao thương khu vực mà còn là “cửa ngõ” kết nối nền kinh tế trong nước với các thị trường quốc tế Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vận tải biển trở thànhphương tiện chủ lực của hoạt động xuất nhập khẩu, chiếm phần lớn khối lượng hàng hóa lưu thông trên thế giới Tuy nhiên, lĩnh vực này lại chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các quy định pháp lý, bao gồm cả quy định quốc tế và nội địa
Những quy định pháp lý này không chỉ tác động đến hoạt động vận hành của các doanh nghiệp vận tải biển, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, thời gian và hiệu quả của chuỗi cung ứng hàng hóa Trong quá trình hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã và đang tích cực điều chỉnh và hoàn thiện các khung pháp lý để phù hợp với các hiệp định quốc tế mà quốc gia tham gia, đồng thời thúc đẩy phát triển thương mại biển bền vững Tiểu luận này sẽ đi sâu vào tìm hiểu các quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển tại Việt Nam và phân tích những ảnh hưởng của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó đánh giá vai trò và tiềm năng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại biển toàn cầu
Trang 81 Vận tải đường biển là gì?
-Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển…-Hình thức vận tải biển thích hợp với các chuyến hàng giao thương quốc tế hoặc nội địa tại khu vực gần biển và các khu vực liền kề có tàu cập bến Do các tàu vận
chuyển thường quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn
2 Ưu và nhược điểm của vận tải đường biển
- Ưu điểm của vận tải đường biển
Hình thức vận chuyển bằng đường biển có nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
• Đa dạng hàng hóa vận chuyển
Hầu như mọi hàng hóa đều có thể sử dụng phương thức vận chuyển trên biển Điều nàybởi vì có rất nhiều con tàu to, hiện đại được khai thác để chuyên chở cùng lúc nhiều cácmặt hàng
• Vận chuyển với khối lượng và kích thước lớn
Trang 9Đường biển cho phép bạn vận chuyển được các hàng hóa có khối lượng cực kỳ lớn và
dễ dàng hơn so với đường bộ và hàng không Ngay cả những mặt hàng siêu trường, siêutrọng đều có thể vận chuyển được như ô tô, mô tô, máy bay, thiết bị máy móc cồngkềnh,
• Giá thành hợp lý
So với các hình thức vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không thì vận chuyểnđường biển sẽ có giá thành rẻ hơn Nếu cùng 1 loại hàng hóa có kích thước và trọnglượng giống nhau thì lựa chọn hình thức đường biển sẽ có mức cước phí rẻ và tiết kiệmchi phí vận tải rất nhiều
• Đảm bảo độ an toàn
Hầu như các tàu chở hàng chỉ chuyên chở hàng hóa nên ít có sự cố bị mất, đánh cắphoặc tráo hàng Giao thông trên biển sẽ thông thoáng, các phương tiện hiếm xảy ra vachạm hoặc tai nạn giao thông trên biển làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
• Di chuyển không bị giới hạn
Có rất nhiều các quốc gia có đường biên giới giáp ranh với biển nên hầu như giaothương bằng đường biển rất dễ dàng Vì thế, hiện nay có rất nhiều tuyến đường dichuyển đường biển, cho phép tàu thuyền có thể đến và đi được nhiều quốc gia trên thếgiới
-Nhược điểm của vận tải đường biển
Hình thức vận tải đường biểnquốc tế và nội địa hiện nay rất phát triển và được lựa chọnnhiều, nhưng vẫn tìm ẩn những rủi ro phải đối mặt Tuy nhiên, khi biết trước đượcnhững rủi ro này thì các đơn vị sử dụng dịch vụ sẽ có thể chủ động hơn và có nhữngtrường hợp dự phòng sẵn
Một số những rủi ro có thể xảy đến trong quá trình vận chuyển hàng hóa thông quađường biển:
• Thiên tai khắc nghiệt: trong quá trình di chuyển tàu thuyền có thể gặp phải thay đổi của thời tiết như mưa gió, bão, sóng thần, biển động,
• Tai nạn biển: tàu bị mắc cạn, bị chìm do va chạm giữa các phương tiện giao thông trên biển với nhau hoặc do rơi vào vùng nước nông, Đó cũng là một trong số ít trường hợp hy hữu nhưng cũng có thể xảy đến
Trang 10• Sự cố do con người: hàng hóa có thể bị các Cán bộ giữ lại ở các cảng biển do nghi ngờ có vấn đề, hàng hóa bị hải tặc cướp trên biển,
3 Những rủi ro có thể gặp phải khi vận chuyển bằng đường biển
Vận chuyển bằng đường biển là phương thức nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xuất nhập khẩu để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên vẫn có những rủi ro tai nạn không thể tránh khỏi do thiên nhiên và con người Proship sẽ đề cập tới những rủi ro trong vận tải đường biển thường gặp:
Rủi ro từ thiên nhiên
Thời tiết là yếu tố quan trọng trong quá trình vận chuyển Hiện tượng bão, sóng lớn, biển động thường gây ra tình trạng lật, nghiêng tàu, nghiêm trọng hơn là làm gãy thân tàu, dẫn đến hàng hóa bị rò rỉ, vỡ nát khi đè lên nhau
Khi di tải trên biển, sét đánh trúng khiến hàng hóa bốc cháy, hư hại làm thất thoát số tiền lớn Hay vỏ trái đất bị biến dạng, thay đổi mạnh, nơi dâng cao chỗ hạ thấp gây rachấn động lớn dẫn đến hiện tượng sóng thần, hàng hóa bị mất mát
Rủi ro từ con người
Trường hợp rủi ro từ con người ví dụ như mất cắp, mất trộm, thiếu hụt hay không giao hàng do hành động phi pháp của thuyền trưởng và thuyền viên Từ những loại rủi ro trên sẽ tương ứng với các loại bảo hiểm tương ứng
4 Các quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển ở Việt Nam
*Bộ luật hàng hải Việt Nam
Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động
Trang 11khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.
Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi, cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể của Bộ luật này
- Điều 7 Chính sách của Nhà nước về phát triển hàng hải
1 Nhà nước có chính sách phát triển hàng hải phục vụ phát triển kinh tế biển và bảo
vệ tổ quốc
2 Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải thông qua chính sách ưu tiên trong quy hoạch cảng biển và thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải
3 Ưu tiên phát triển đội tàu vận tải biển thông qua chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất vay vốn trong đầu tư phát triển đội tàu và trong hoạt động vận tải biển
4 Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực hàng hải; phát triển đội ngũ thuyền viên đáp ứngnhu cầu trong nước và quốc tế thông qua các chính sách về đào tạo, huấn luyện thuyền viên; tiêu chuẩn, chế độ lao động của thuyền viên
5 Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc tham gia các tổ chức quốc tế về hàng hải, ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về hàng hải
6 Khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao các ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực hàng hải
7 Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển đội tàu biển, cảng biển, công nghiệp tàu thủy; tham gia cung cấp dịch vụ công ích trong lĩnh vực hàng hải và thực hiện các hoạt động hàng hải khác theo quy định tại Việt Nam
- Điều 9 Nội dung quản lý nhà nước về hàng hải
1 Xây dựng, phê duyệt, ban hành và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển ngành hàng hải theo quy định của pháp luật
2 Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải
3 Quản lý việc đầu tư xây dựng, tổ chức khai thác cảng biển và luồng, tuyến hàng hảitheo quy định của pháp luật Công bố mở, đóng cảng biển, vùng nước cảng biển và khuvực quản lý của Cảng vụ hàng hải; công bố đưa bến cảng, cầu cảng, bến phao, khunước, vùng nước và các công trình hàng hải khác vào sử dụng
Trang 124 Quản lý hoạt động vận tải biển; kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vậntải biển, cảng biển và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải.
5 Tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu biển và đăng ký các quyền đối với tàu biển Quản
lý việc thiết kế, đóng mới, sửa chữa, phá dỡ, khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển
và các trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động hàng hải
6 Cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, giấy chứng nhận
an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển, cảng biển và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động hàng hải
7 Quản lý công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn nhân lực hàng hải
8 Quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng hải; bảo vệ môi
trường, phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động hàng hải
9 Quản lý giá, phí và lệ phí trong lĩnh vực hàng hải
10 Tổ chức cứu hộ hàng hải, cứu nạn trên biển; trục vớt tài sản chìm đắm; điều tra,
xử lý tai nạn, sự cố hàng hải, công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển
11 Hợp tác quốc tế về hàng hải
12 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật
- Điều 12 Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải
1 Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia
2 Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại,chất ma túy trái với quy định của pháp luật
3 Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải
4 Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăngkiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm
5 Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép
6 Gây ô nhiễm môi trường
7 Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn
Trang 138 Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
9 Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải
10 Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải
11 Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
12 Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trongphạm vi quy hoạch cảng biển đã được phê duyệt, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo
vệ công trình hàng hải
13 Xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải
14 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải
- Cảng biển được quy định trong Bộ luật là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ
sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trìnhphụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng
Điều 17 Đăng ký tàu biển Việt Nam và hình thức đăng ký tàu biển
1 Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quyđịnh của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
2 Đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm các hình thức sau đây:
a) Đăng ký tàu biển không thời hạn;
b) Đăng ký tàu biển có thời hạn;
c) Đăng ký thay đổi;
Trang 14d) Đăng ký tàu biển tạm thời;
đ) Đăng ký tàu biển đang đóng;
e) Đăng ký tàu biển loại nhỏ
Điều 18 Nguyên tắc đăng ký tàu biển
1 Việc đăng ký tàu biển Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam được đăng ký trong Sổ đăng
ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó Trường hợp tàu biển thuộc sở hữu của từ hai tổ chức, cá nhân trở lên thì việc đăng ký phải ghi rõ các chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tàu biển đó
Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Bộ luật này được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam Việc đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam
Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê theo hình thức thuê tàu trần, thuê mua tàu có thể được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam;
b) Tàu biển đã đăng ký ở nước ngoài không được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp đăng ký cũ đã được tạm ngừng hoặc đã bị xóa;
c) Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thực hiện công khai và thu lệ phí; tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được cấp trích lục hoặc bản sao từ Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí
2 Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể được đăng ký mang cờquốc tịch nước ngoài
*Nghị định số 160/2016/NĐ-CP
Điều 4. Điều kiện kinh doanh vận tải biển
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạt động theo quy định củapháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập và hoạtđộng theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây viết tắt là doanh nghiệp).Điều 6 Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa
1 Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển
Trang 152 Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên; mức bảo lãnh tối thiểu là 500 triệu đồng Việt Nam.
3 Điều kiện về tàu thuyền: Phải có tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Namphù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
4 Điều kiện về nhân lực
a) Người phụ trách bộ phận quản lý hoạt động kinh doanh, khai thác vận tải biển phảitốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại
thương, thương mại hoặc kinh tế;
b) Thuyền viên làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, tiêu chuẩn về sức khỏe và được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, được cấp chứng chỉ chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định; đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định
Điều 7 Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia vận chuyển nội địa bằng tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam
1 Tổ chức nước ngoài tham gia vận tải nội địa bằng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp liên doanh theo quy định, trong đó tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp
2 Thuyền viên nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoặc tàu biển được đăng ký tại Việt Nam thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số thuyền viên nước ngoài không được vượt quá 1/3 định biên của tàu biển; đồng thời, thuyền trưởng hoặc thuyền phó nhất của tàu biển đó phải là công dân Việt Nam
3 Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển theo quy định tại Nghị địnhnày
5. Ảnh hưởng của quy định pháp lý đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là quốc gia có tiềm năng thương mại biển lớn
Trang 16Việt Nam, với đường bờ biển dài và nhiều cảng biển, sở hữu tiềm năng thương mại biển lớn. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, các hoạt động xuất nhập khẩu cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật.
Các quy định pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc:
-Tạo lập môi trường kinh doanh ổn định: Các quy trình rõ ràng, minh bạch giúp doanh nghiệp dự báo rủi ro, xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh
-Hoàn thiện hệ thống pháp luật:
Rõ ràng và minh bạch: Các quy định pháp luật liên quan đến xuất nhập khẩu được soạn thảo một cách rõ ràng, dễ hiểu, không gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp
Ổn định và nhất quán: Pháp luật được xây dựng và thực thi một cách ổn định, tránh tình trạng thay đổi liên tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinhdoanh dài hạn
Cập nhật: Pháp luật được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn và các cam kết quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu
-Các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả:
Phân tích tình hình hiện tại:
Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
Phân tích cơ hội và thách thức trên thị trường
Xác định vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp
Xác định mục tiêu:
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Các mục tiêu cần cụ thể, đo lường được, khả thi, phù hợp và có thời hạn
Lựa chọn chiến lược:
Lựa chọn chiến lược phù hợp với mục tiêu và tình hình thực tế của doanh nghiệp
Có thể lựa chọn các chiến lược như: thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
Lập kế hoạch hành động:
Xác định các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu
Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân
Trang 17 Xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết.
Đánh giá và điều chỉnh:
Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
Bảo vệ quyền lợi các bên: Quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, người tiêu dùng và các bên liên quan khác trong quá trình giao dịch.Quyền lợi của nhà xuất khẩu:
Quyền được bảo vệ sở hữu trí tuệ: Nhà xuất khẩu có quyền bảo vệ nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế của mình khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài
Quyền được thanh toán đầy đủ và đúng hạn: Nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu ngườimua thanh toán đầy đủ giá trị hàng hóa theo đúng hợp đồng đã ký kết
Quyền được hỗ trợ từ nhà nước: Nhà xuất khẩu có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước như hoàn thuế xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu.Quyền lợi của nhà nhập khẩu:
Quyền được nhận hàng hóa đúng chất lượng, số lượng và đúng thời hạn: Nhà nhập khẩu có quyền yêu cầu nhà cung cấp giao hàng đúng theo hợp đồng đã ký kết
Quyền được bảo hành, đổi trả hàng hóa: Trong trường hợp hàng hóa bị lỗi hoặc không đúng chất lượng, nhà nhập khẩu có quyền yêu cầu nhà cung cấp bảo hành, đổi trả hoặc hoàn tiền
Quyền được hưởng các chính sách ưu đãi: Nhà nhập khẩu có thể được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước như giảm thuế nhập khẩu, miễn giảm thuế
Quyền lợi của người tiêu dùng:
Quyền được sử dụng hàng hóa an toàn: Người tiêu dùng có quyền sử dụng các sản phẩm nhập khẩu đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe và môi trường
Quyền được cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm: Người tiêu dùng có quyền được biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần, công dụng của sản phẩm
Quyền khiếu nại, đổi trả hàng hóa: Trong trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng có quyền khiếu nại, đổi trả hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại
Quyền lợi của các bên liên quan khác:
Trang 18Các cơ quan nhà nước: Có quyền kiểm soát, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu để đảm bảo tuân thủ pháp luật, bảo vệ lợi ích quốc gia.
Các tổ chức xã hội: Có quyền tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và giám sát hoạt động xuất nhập khẩu
Thuận lợi hóa thương mại: Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hải quan giúp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm chiphí logistics
Cắt giảm các thủ tục không cần thiết: Giảm thiểu số lượng giấy tờ, hồ sơ phải nộp, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục
Áp dụng công nghệ thông tin: Sử dụng các phần mềm, hệ thống thông tin để quản lý
hồ sơ, thực hiện giao dịch trực tuyến, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp
Mở cửa thông tin: Cung cấp đầy đủ thông tin về các thủ tục hành chính trên các trangweb của cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động tìm hiểu
Hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, các quy định pháp luật trong nước cần được điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới.Hiệp định Thương mại Tự do (FTA):
EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU): Đây là một ví dụ điển hình
về FTA Khi EVFTA có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, tạo điều kiện cho các sản phẩm Việt Nam như cà phê, gạo, thủy sản thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Âu Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị từ EU với giá cả cạnh tranh hơn
Kiểm soát chất lượng hàng hóa: Quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và nâng cao uy tín hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế
Ví dụ : Ngành nông sản
Tiêu chuẩn chất lượng: Rau quả xuất khẩu phải đạt các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật, chất lượng cảm quan. Ví dụ, gạo xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản phải đáp ứng các yêu cầu rất khắt khe về độ tinh khiết,hàm lượng amylose