- Sự đa dạng của nguồn thông tin: Từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, sinh viên cần vận dụng khả năng tìm kiếm thông tin hiệuquả để đảm bảo có được thông tin chính xác và đầy đủ.. -Đánh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA TOÁN – TIN HỌC
1T6-07_Xinh ngoan yêu
Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2024
Trang 2ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ KỸ NĂNG TÌM KIẾM VÀ CHỌN LỌC THÔNG TIN
NHÓM THỰC HIỆN: 1T6-07_ Xinh ngoan yêu
Lê Bảo Trân
Lưu Nguyễn Ngọc Hân
Huỳnh Nguyền Bảo
Trang 3Mục lục
1 Thông tin 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Chức năng của thông tin 5
2 Kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin 6
2.1 Tại sao sinh viên cần có kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin? 6
2.2 Khái niệm 7
2.3 Thực hiện 7
2.3.1 Các bước tìm kiếm thông tin 7
2.3.2 Đánh giá nguồn và lựa chọn thông tin 9
2.3.3 Quy trình trình xử lý thông tin khoa học, hiệu quả 9
2.4 Nguyên tắc 10
3 Phương pháp tìm kiếm và chọn lọc thông tin 11
3.1 Tìm kiếm qua Internet 11
3.2 Qua hệ thống thư viện 14
3.3 Tra cứu qua các tạp chí khoa học, diễn đàn 16
4 Áp dụng và đánh giá hiệu quả 18
4.1 Áp dụng kỹ năng tìm kiếm thông tin 18
4.2 Đánh giá hiệu quả 19
5 Kết luận 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 22
Trang 5NỘI DUNG TÌM HIỂU KỸ NĂNG TÌM KIẾM VÀ CHỌN LỌC THÔNG TIN
Thông tin không chỉ là dữ liệu mà còn phải mang lại sự hiểu biết và hướng dẫncho người sử dụng Quá trình biến dữ liệu thành thông tin thường bao gồm việc sắpxếp, phân loại, phân tích và hiểu biết Ví dụ: Một tập hợp các con số không có ý nghĩachỉ là dữ liệu Nhưng khi các con số đó được phân tích và biểu đồ hoá, chúng có thểcho chúng ta biết về xu hướng và mối liên hệ, tạo nên một thông tin có ý nghĩa
1.2 Chức năng của thông tin
-Truyền thông: Thông tin là công cụ chính để truyền đạt ý
kiến, ý định, thông điệp từ người này đến người khác Truyền thôngthông qua thông tin giúp cung cấp thông tin, tạo ra sự hiểu biết vàgiao tiếp trong xã hội
- Giải trí: Thông tin cũng có vai trò quan trọng trong giải trí và
thư giãn Nó giúp tạo ra các sản phẩm văn hóa như sách, phim, âmnhạc, trò chơi và nhiều hình thức giải trí khác
- Nâng cao kiến thức: Thông tin giúp mở rộng và nâng cao
kiến thức của con người, là nền tảng của mọi hoạt động học tập vànghiên cứu Từ việc hiểu các khái niệm cơ bản đến nắm vững kiến
Trang 6thức chuyên sâu, thông tin là yếu tố không thể thiếu để xây dựng vàphát triển kiến thức.
- Giáo dục: Thông tin là một phần quan trọng của quá trình giáo
dục và học tập Nó giúp học sinh và sinh viên tiếp cận các kiến thứcmới, nắm vững kiến thức và phát triển các kỹ năng
- Tìm kiếm và khám phá: Thông tin giúp con người tìm kiếm
và khám phá thế giới xung quanh, từ thông tin cơ bản về địa điểm,
sự kiện đến những khám phá khoa học và công nghệ mới
-Giao tiếp và chia sẻ: Thông tin cho phép giao tiếp và chia sẻ
kiến thức, kết quả nghiên cứu với cộng đồng học thuật và xã hội
-Lưu trữ và truy cập: Thông tin có vai trò quan trọng trong
việc lưu trữ và truy cập thông tin lịch sử, văn hóa, khoa học, và nhiềulĩnh vực khác, giúp con người học hỏi từ quá khứ và xây dựng trongtương lai
2 Kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin
2.1 Tại sao sinh viên cần có kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin?
- Sự đa dạng của nguồn thông tin: Từ nhiều nguồn thông tin
khác nhau, sinh viên cần vận dụng khả năng tìm kiếm thông tin hiệuquả để đảm bảo có được thông tin chính xác và đầy đủ Bên cạnh đó,sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan và đa chiều về một vấn đề
- Chọn lọc thông tin chính xác, đáng tin cậy: Không phải
mọi thông tin đều đáng tin cậy và phù hợp với mục đích nghiên cứu.Sinh viên cần biết cách tìm kiếm và chọn lọc thông tin để tìm rathông tin chính xác và đáng tin cậy Điều này giúp họ có được kiếnthức hoặc dữ liệu cần thiết cho công việc, học tập hoặc nghiên cứucủa mình
Trang 7- Minh bạch và đạo đức nghiên cứu: Việc chọn lọc thông tin
đúng đắn giúp sinh viên đảm bảo tính minh bạch và đạo đức trongquá trình nghiên cứu, tránh việc sử dụng thông tin không đáng tincậy hoặc vi phạm quy định về trí tuệ
-Đánh giá và phân tích thông tin: Kỹ năng chọn lọc giúp
sinh viên đánh giá được tính tin cậy của nguồn thông tin, phân tíchthông tin thu thập được, so sánh các quan điểm khác nhau và đưa ranhận định, kết luận logic Quá trình đó còn giúp sinh viên phát triển
kỹ năng phê phán, từ đó nâng cao khả năng suy luận và đánh giácủa họ trong quá trình nghiên cứu
-Tiết kiệm thời gian và công sức: Biết tìm kiếm thông tin
hiệu quả sẽ giúp sinh viên tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng cáccông cụ tìm kiếm, cơ sở dữ liệu và nguồn thông tin phù hợp nhất chonghiên cứu của mình
-Cập nhật kiến thức, giải quyết vấn đề: Kỹ năng giúp sinh
viên cập nhật kiến thức và thông tin mới nhất, giúp họ giải quyết cácvấn đề phức tạp thông qua việc tìm kiếm và sử dụng thông tin phùhợp
Tóm lại, kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin là một phầnquan trọng của quá trình học tập và nghiên cứu, giúp sinh viên tiếtkiệm thời gian, đảm bảo chất lượng thông tin, và phát triển những kỹnăng quan trọng cho sự thành công trong công việc học tập vànghiên cứu
2.2 Khái niệm
Kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin là kỹ năng tìm và chọn lọc thông tin
cần thiết một cách hiệu quả từ nhiều nguồn khác nhau như Internet, tạp chí, sách,báo, bao gồm các kỹ năng sau:
Trang 8- Tìm kiếm thông tin: Sử dụng các công cụ tìm kiếm và kỹ thuật tìm kiếm để
định hướng và thu thập thông tin liên quan từ các nguồn khác nhau như internet, thư viện, cơ sở dữ liệu trực tuyến và các nguồn thông tin chuyên ngành
- Đánh giá nguồn thông tin: Đánh giá độ tin cậy, tính chất lượng và phù hợp
của các nguồn thông tin được tìm thấy Điều này bao gồm việc xác định nguồn gốc, uytín, cơ sở dẫn chứng, độc lập và khách quan của thông tin
- Lựa chọn thông tin: Chọn lọc để đảm bảo các thông tin là quan trọng, đáng tin
cậy, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu cụ thể của mình
- Xử lý thông tin: Tổ chức, phân tích và tổng hợp thông tin thu thập được để tạo
ra cái nhìn toàn diện và hiểu biết sâu sắc về chủ đề hoặc vấn đề cụ thể
2.3 Thực hiện
2.3.1 Các bước tìm kiếm thông tin
Bước 1: Xác định nhu cầu thông tin
Người tìm kiếm cần xác định rõ mục tiêu và nhu cầu thông tin của mình cũngnhư phân tích và phân loại nhu cầu thông tin Điều này bao gồm việc đặt ra các câu hỏi
cụ thể mà họ muốn câu trả lời hoặc các vấn đề cụ thể mà họ muốn tìm hiểu
Bước 2: Lựa chọn công cụ tìm kiếm
Người tìm kiếm cần chọn ra các công cụ tìm kiếm phù hợp như internet, cơ sở dữliệu trực tuyến, thư viện, hoặc các nguồn thông tin chuyên ngành Trong quá trình đócần chú ý tới các vấn đề sau:
- Tính chính xác và đáng tin cậy: Chọn các công cụ tìm kiếm chính xác và
đáng tin cậy trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra nguồn gốc và độ uy tín của côngcụ
- Phạm vi và nguồn thông tin: Xem xét phạm vi của công cụ tìm kiếm và nguồn
thông tin mà nó truy cập Một số công cụ tập trung vào web, trong khi các công cụkhác có thể cung cấp truy cập vào các nguồn thông tin chuyên ngành như cơ sở dữ liệukhoa học, thư viện số, v.v
Trang 9- Khả năng cập nhật và độ mới mẻ của thông tin: Đánh giá khả năng cập nhật
thông tin mới nhất của công cụ tìm kiếm Các công cụ như Google thường có khả năngcập nhật liên tục, trong khi một số nguồn thông tin chuyên ngành có thể cần thời gian
để cập nhật
- Tính linh hoạt và tiện ích: Chọn các công cụ tìm kiếm dễ sử dụng và cung cấp
tính linh hoạt trong việc tìm kiếm và lọc thông tin Sử dụng những công cụ trực tuyến
có tính năng tìm kiếm nâng cao và bộ lọc có thể giúp bạn tìm kiếm thông tin một cáchchính xác hơn
Bước 3: Xác định từ khóa và tiêu chuẩn tìm kiếm
Người tìm kiếm nên sử dụng từ khóa hoặc cụm từ liên quan đến chủ đề mìnhquan tâm để tìm kiếm thông tin Họ cũng có thể xác định các tiêu chuẩn cụ thể nhưloại tài liệu, thời gian xuất bản, hoặc nguồn thông tin đáng tin cậy Dưới đây là nhữnglưu ý khi xác định từ khóa:
- Liên quan và chính xác: Từ khóa phải phản ánh chính xác đối tượng hoặc
thông tin mà bạn đang tìm kiếm Chúng phải liên quan trực tiếp đến nội dung bạnmong muốn tìm kiếm
- Thống nhất và đơn giản: Từ khóa nên rõ ràng và đơn giản, tránh sử dụng các
từ ngữ phức tạp, không rõ nghĩa Điều này giúp tạo ra kết quả tìm kiếm chính xác hơn
- Phong phú và đa dạng: Nên sử dụng một loạt từ khóa phong phú và đa dạng
để mô tả nội dung hoặc đối tượng bạn quan tâm Điều này giúp tăng cơ hội tìm ra
thông tin phù hợp với nhu cầu của bạn.
- Kiểm tra và điều chỉnh: Liên tục kiểm tra và điều chỉnh từ khóa dựa trên hiệu
suất tìm kiếm và phản hồi từ người dùng Điều này giúp tối ưu hóa kết quả tìm kiếmtheo thời gian
Bước 4: Thực hiện tìm kiếm và duyệt kết quả
Sau khi xác định từ khóa và tiêu chuẩn tìm kiếm, người tìm kiếm thực hiện tìmkiếm và duyệt kết quả để xem xét các tài liệu hoặc thông tin có liên quan
Bước 5: Đánh giá nguồn và lựa chọn thông tin
Trang 10Cuối cùng, người tìm kiếm đánh giá và lựa chọn thông tin phù hợp nhất với nhucầu của mình dựa trên các tiêu chuẩn như độ tin cậy, tính thực tiễn và sự phù hợp.
2.3.2 Đ ánh giá nguồn và lựa chọn thông tin
Việc đánh giá nguồn và lựa chọn thông tin bao gồm các công việc sau:
-Đánh giá độ tin cậy của nguồn thông tin: Người chọn lọc thông tin cần xem
xét nguồn gốc, uy tín và tác giả của thông tin đó Các nguồn từ các tổ chức, trang webhoặc tác giả có uy tín thường được ưu tiên
- Kiểm tra tính chất chất lượng: Thông tin phải được đánh giá về tính chất chất
lượng và độ chi tiết Người chọn lọc thông tin cần xem xét nội dung của thông tin để đảm bảo rằng thông tin căn cứ trên những dữ liệu, chứng cứ hoặc các tài liệu đáng tin cậy
- Xác định sự phù hợp: Nghĩa là xác định: Thông tin có liên quan và phục vụ
cho nghiên cứu của bạn không? Có những thông tin gì mới phục vụ cho nghiên cứu của bạn? Bạn sẽ sử dụng những thông tin này như thế nào cho bài nghiên cứu?
- Đánh giá sự độc lập và khách quan: Người chọn lọc thông tin cần đảm bảo
rằng thông tin được cung cấp là độc lập và không bị ảnh hưởng bởi lợi ích hay quan điểm cá nhân của bất kỳ bên nào
2.3.3 Quy trình trình xử lý thông tin khoa học, hiệu quả
Bước 1: Tổng hợp và phân loại các thông tin đã tìm kiếm và thu thập được trước
đó
Bước 2: Phân tích và sàng lọc những thông tin quan trọng nhất.
Bước 3: Chuyển tất cả thông tin quan trọng đã sàng lọc vào lưu trữ và đưa ra các
Trang 112.4 Nguyên tắc
Quá trình tìm kiếm và chọn lọc thông tin đòi hỏi sự cẩn trọng và phản xạ để đảmbảo rằng bạn thu thập được thông tin chính xác, đáng tin cậy và phù hợp với mục tiêucủa mình Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng bạn nên tuân thủ khi thực hiệnquá trình này:
- Xác định mục tiêu: Trước khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, hãy xác định rõ mục
tiêu và nhu cầu về thông tin cần tìm kiếm để quá trình tìm kiếm và lựa chọn dễ dànghơn Điều này sẽ giúp hạn chế phạm vi tìm kiếm và tập trung vào những nguồn thôngtin có liên quan nhất, tránh mất thời gian với lượng thông tin không liên quan
- Sử dụng từ khóa chính xác: Chọn từ khóa phù hợp, cụ thể và chi tiết để tìm
kiếm thông tin Sử dụng các từ và cụm từ liên quan đến chủ đề bạn quan tâm để tăng
cơ hội tìm ra kết quả chính xác Bạn sẽ thu được kết quả tìm kiếm chính xác hơn vàtiết kiệm được thời gian
- Đánh giá nguồn thông tin: Đánh giá độ uy tín của tác giả, tổ chức, trang web
cung cấp thông tin và nơi xuất bản Bằng cách làm điều này, bạn có thể tránh đượcthông tin sai lệch và đảm bảo sử dụng thông tin từ các nguồn đáng tin cậy
- Kiểm tra tính đáng tin cậy: Xem xét các chứng cứ, dẫn chứng, tài liệu mà
thông tin căn cứ trên Thông tin được hỗ trợ bằng nhiều nguồn hoặc nghiên cứu chínhthống thường có độ tin cậy cao hơn
- Đánh giá phạm vi và độ chi tiết: Xác định xem thông tin có phù hợp và đáp
ứng đúng nhu cầu của bạn hay không Xem xét mức độ chi tiết và phạm vi của thôngtin để đảm bảo rằng nó đáp ứng đúng mục đích của bạn
- Kiểm tra ngày xuất bản: Đảm bảo rằng thông tin bạn thu thập có ngày xuất
bản hoặc cập nhật gần nhất để đảm bảo tính thời sự và đáng tin cậy Điều này đặc biệtquan trọng trong các lĩnh vực có xu hướng thay đổi nhanh chóng như y học và côngnghệ
- Sử dụng nguồn đa dạng: Thử sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để
đảm bảo tính đa chiều và đáng tin cậy của thông tin Sử dụng nguồn đa dạng giúp bạnnhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau Bằng cách làm điều này, bạn có thểđạt được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về một chủ đề hoặc vấn đề cụ thể
Trang 12Tuân thủ các nguyên tắc này sẽ đảm bảo bạn có được thông tin chính xác và đángtin cậy, giúp bạn tìm kiếm và chọn lọc thông tin một cách hiệu quả cho mục tiêu củamình.
3 Phương pháp tìm kiếm và chọn lọc thông tin
3.1 Tìm kiếm qua Internet
Tìm kiếm trên internet đã trở thành việc rất phổ biến Lâu nay, chúng ta hay tìmkiếm những tài liệu cần dùng trên các bộ máy tìm kiếm thông dụng như Google,Yahoo, Firefox Nhưng có 1 vấn đề đặt ra, khi bạn đưa ra 1 câu hỏi thì có hàng vạnthông tin hiện ra Giữa biển thông tin đó, việc lọc ra tài liệu mà chúng ta cần rất tốnthời gian Vì vậy, dưới đây là 1 số cách để việc tìm kiếm trở nên hiệu quả hơn:
- Xác định từ khóa của thông tin cần tìm: Đây là phần rất quan trọng Nếu từ
khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra rất nhiều kết quả tìm kiếm, khó phânbiệt và chọn được thông tin như mong muốn Nếu từ khóa quá dài thì có thể không cókết quả tìm kiếm
- Sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm: Các trang này được xem là “danh
bạ” để tìm địa chỉ, tên, nội dung, Nên sử dụng nhiều công cụ khác nhau, vì mỗi công
cụ đưa ra những dữ liệu khác nhau giúp cho kết quả tìm kiếm thêm phong phú, hiệuquả
+ Dưới đây là một số công cụ tìm kiếm phổ biến: Google, Bing, Opera,…
Opera
Trang 13Microsoft Edge Firefox SafariCốc Cốc
- Dùng bộ lọc các kết quả tìm kiếm, công cụ cài đặt: Giúp cập nhật các bài viết
theo thời gian bạn muốn
- Sử dụng các cụm từ “around”, “or”, dấu * : Khi thông tin cần tìm quá dài
Trang 14+ Viết từ khóa cần tìm vào dấu “ ” để thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
- Sử dụng đa dạng ngôn ngữ tìm kiếm: Ngôn ngữ tìm kiếm đóng vai trò quan
trọng
trong việc tìm kiếm thông tin Dựa vào thông tin để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp
+ Cách thay đổi ngôn ngữ tìm kiếm:
Bước 1: Truy cập vào trang Cài đặt tìm kiếm của Google bằng
cách nhấp vào liên kết: https://www.google.com/preferences
Bước 2: Bấm vào mục Tùy chọn cài đặt khác -> Ngôn ngữ và lựa
chọn Ngôn ngữ mình sử dụng cho các sản phẩm của Google và kết quảtìm kiếm
Trang 15Bước 3: Ở cuối trang, nhấp vào Xác nhận.
- Ưu điểm:
+ Dễ dàng sử dụng, hầu hết mọi người đều có thể tiếp cận được
+ Thuận tiện và dễ tiếp cận: Việc tìm kiếm thông tin trên web rất thuậntiện và có thể truy cập 24/7 Người dùng có thể truy cập thông tin một cáchthoải mái tại nhà, nơi làm việc hoặc khi đang di chuyển bằng nhiều thiết bịkhác nhau
+ Thông tin cập nhật và kịp thời: Web cho phép cập nhật theo thời gianthực, đảm bảo rằng người dùng có thể truy cập thông tin mới nhất về các sựkiện, tin tức, kết quả nghiên cứu hiện tại
+ Thông tin trên web không bị giới hạn bởi ranh giới địa lý Người dùng
có thể truy cập nội dung từ khắp nơi trên thế giới, cho phép trao đổi kiến thức và ý tưởng toàn cầu
+ Internet cung cấp quyền truy cập vào lượng thông tin khổng lồ về hầuhết mọi chủ đề Bao gồm các tài nguyên giáo dục, tin tức, bài viết nghiêncứu, hướng dẫn, v.v
Trang 16- Nhược điểm:
+ Chất lượng thông tin chưa được đảm bảo, độ tin cậy không được cao.+ Dễ bị nhiễu do thuật toán máy tính, thông tin giả, thông tin sai lệch.+ Mất nhiều thời gian trong việc chọn lọc thông tin
3.2 Qua hệ thống thư viện
Trong kỷ nguyên công nghệ hiện nay, các hệ thống thư viện trường học, thư viện
tư cũng đang chuyển mình để phù hợp với xu hướng, đáp ứng nhu cầu của ngườidùng.Để thư viện “chuyển mình” tạo ra một phiên bản tốt nhất, các tổ chức cần ápdụng ngay phần mềm thư viện số
-Tìm tài liệu trong kho mở:
+ Sử dụng khung phân loại Dewey (DDC) của Mỹ để phân loại tài liệutrong kho Theo đó, các môn loại cơ bản được tổ chức theo ngành hoặc cáclĩnh vực nghiên cứu