1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu hình Ảnh việt nam hình Ảnh một quốc gia dễ bị tổn thương và chịu Ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến Đổi khí hậu

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hình Ảnh Việt Nam: Hình Ảnh Một Quốc Gia Dễ Bị Tổn Thương Và Chịu Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Bởi Biến Đổi Khí Hậu
Tác giả Trần Lê Hữu Giỏi
Người hướng dẫn ThS. Vũ Đoàn Kết
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính trị quốc tế & Ngoại giao
Thể loại tiểu luận cá nhân
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 443,64 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ & NGOẠI GIAOTIỂU LUẬN CÁ NHÂN CUỐI KỲ MÔN HỌC: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975-NAY Đề tài: NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH VIỆT NAM: HÌNH ẢNH MỘT QUỐ

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ & NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN CUỐI KỲ

MÔN HỌC: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM TỪ 1975-NAY

Đề tài:

NGHIÊN CỨU HÌNH ẢNH VIỆT NAM:

HÌNH ẢNH MỘT QUỐC GIA DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ CHỊU ẢNH

HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG BỞI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Họ và Tên: Trần Lê Hữu Giỏi

MSSV: NNA48C10608

Nhóm: 8 Lớp: CSĐNVN1975-nay-NNA48CLC.14_LT Giảng viên hướng dẫn: ThS Vũ Đoàn Kết

Số lượng từ: 7277

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Trang 2

định được vấn đề, đối tượng nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Xác định được vấn đề nghiên cứu, nêu được câu hỏi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu môn học

Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu, nêu được câu hỏi nghiên cứu, giả định nghiên cứu phù hợp với yêu cầu môn học

Xác định được vấn đề, đối tượng nghiên cứu, nêu được câu hỏi nghiên cứu, giả định nghiên cứu, phạm

vi và đề xuất phương pháp nghiên cứu rõ ràng, sáng

Có kết cấu phù hợp, nội dung nghiên cứu trả lời được câu hỏi nghiên cứu ở mức cơ bản

Có kết cầu phù hợp, chặt chẽ, cân đối, chứng minh được giả định nghiên cứu, trả lời tốt câu hỏi nghiên cứu

Có kết cầu phù hợp, chặt chẽ, cân đối, sáng tạo, chứng minh được giả định nghiên cứu, trả lời tốt câu hỏi nghiên cứu, có áp dụng sáng tạo lý luận vào nghiên cứu, có liên hệ thực tiễn Chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay C3: Trích

Trích dẫn chưa đầy đủ, chính xác, TLTK sơ sài, đối phó

Trích dẫn đầy đủ, TLTK phù hợp với chủ đề

Trích dẫn đầy đủ, thống nhất theo một chuẩn, trình bày trích dẫn phù hợp, TLTK đầy đủ, cập nhật, phụ lục phù hợp nội dung nghiên cứu C4: Trình

Cơ bản đủ yêu cầu: tóm tắt, mục lục.

Trình bày chưa thống nhất, lỗi chính tả

Trình bày đảm bảo các yêu cầu về tóm tắt, mục lục, chương mục, thống nhất Ít lỗi chính

tả Có áp dụng mô hình, biểu đồ.

Trình bày đảm bảo tốt các yêu cầu về tóm tắt, mục lục, chương mục, thống nhất Không mắc lỗi chính

tả Trình bày dễ đọc, có mô hình, biểu đồ sáng tạo và phù hợp.

Tổng điểm

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2024 GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CTQT&NG -

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc -*** -

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM TẮT 4

A ĐẶT VẤN ĐỀ: 5

B NỘI DUNG: 7

I Thực trạng BĐKH hiện nay tại Việt Nam diễn ra như thế nào? 7

1 Tình hình BĐKH tại Việt Nam: 7

2 Nguyên nhân gây nên BĐKH tại Việt Nam: 8

II Điều gì đã tạo dựng nên hình ảnh Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH? 9

1 Các yếu tố khiến Việt Nam trở thành một quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH: 9

1.1 Yếu tố tự nhiên: 9

a, Địa lý: 9

b Khí hậu: 10

1.2 Yếu tố kinh tế - xã hội: 11

2 Các hậu quả của BĐKH đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam: 12

2.1 Ảnh hưởng mục tiêu chấm dứt nghèo: 13

2.2 Ảnh hưởng đến nền giáo dục và cơ hội học tập suốt đời: 13

2.3 Ảnh hưởng tới mục tiêu bình đẳng giới: 14

2.4 Ảnh hưởng tới mục tiêu bảo đảm việc làm, thu nhập thường xuyên: 15

III Những giải pháp và hành động của Việt Nam nhằm giảm thiểu và thích ứng với BĐKH: 17

1 Các cam kết và chính sách của chính phủ: 17

2 Hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế trong ứng phó BĐKH: 18

C KẾT LUẬN: 20

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu trình bày về thực trạng và nguyên nhân gây nên biến đổikhí hậu tại Việt Nam; phân tích các yếu tố khiến Việt Nam là một quốc gia dễ bịtác động và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, bao gồm các yếu tốliên quan đến địa lý và kinh tế xã hội; cũng như nêu rõ những tác động của biếnđổi khí hậu tới các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm 4 mụctiêu chính: giảm nghèo, giáo dục và cơ hội học tập suốt đời, bình đẳng giới, bảođảm việc làm và thu nhập thường xuyên Cuối cùng, bài nghiên cứu liên hệ tớinhững chính sách thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, gồmcác chính sách và cam kết của chính phủ, cũng như những sự hợp tác của chínhphủ Việt Nam với các quốc gia và tổ chức quốc tế Việc nghiên cứu các khíacạnh nói trên đều lấy cơ sở dữ liệu và trích dẫn từ các bài nghiên cứu, các công

bố và văn kiện của chính phủ Việt Nam, các tổ chức môi trường trong và ngoàinước, và các chuyên gia trong ngành Tất cả nhằm mục đích chứng minh chohình ảnh: “Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêmtrọng bởi biến đổi khí hậu”, một mô típ hình ảnh được nhắc đến nhiều lần trongcác diễn ngôn của Việt Nam về biến đổi khí hậu tại các kỳ hội nghị COP

Trang 5

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

Hiện nay, thuật ngữ “Biến đổi khí hậu” (BĐKH) không còn là thuật ngữ

xa lạ đối với mỗi chúng ta, và trong nhiều ngữ cảnh nó được sử dụng hoặc vôthức hoặc có chủ đích trong việc diễn tả các vấn đề liên quan đến tự nhiên, xãhội, kinh tế, môi trường, Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC)

trong báo cáo lần thứ tư (AR4) năm 2007 định nghĩa: “BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn.”.1

BĐKH là một trong những vấn đề nóng bỏng và cấp thiết của thế giớihiện nay Trong đó, Việt Nam bị đánh giá nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơcao nhất bị ảnh hưởng bởi BĐKH, đặc biệt là các tình trạng như tăng nhiệt độ,nước biển dâng, xâm nhập mặn, Những tác động trên của BĐKH không chỉgây ra thiệt hại về người và tài sản, mà còn đe dọa đến sự phát triển bền vữngcủa Việt Nam

Đó là lý do tại sao trong các diễn ngôn của Việt Nam tại các kỳ hội nghịCOP luôn đề cập đến hình ảnh Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương vàảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH” Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của nhóm mớichỉ đưa ra các ví dụ chứng minh rằng hình ảnh đó được đề cập đến trong cácdiễn ngôn của Việt Nam, chưa khai thác sâu vào bản chất hay những nguyênnhân, yếu tố dẫn đến nhận thức về hình ảnh đó Do vậy, để tiếp cận vấn đề này,bài nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết ba câu hỏi nghiên cứu chính:

1) Thực trạng BĐKH hiện nay tại Việt Nam diễn ra như thế nào?

Trong đó tập trung vào 2 vấn đề nhỏ: Tình hình BĐKH tại Việt Nam hiện nay và Nguyên nhân dẫn đến BĐKH tại Việt Nam.

1 Tan Phan and Thanh Ngo, “Biến Đổi Khí Hậu ở Việt Nam: Một Số Kết Quả Nghiên Cứu, Thách Thức và Cơ

Hội Trong Hội Nhập Quốc Tế,” Tạp Chí Khoa Học ĐHQGHN 29, no 2 (June 20, 2013): 42–55

Trang 6

2) Điều gì đã tạo dựng nên hình ảnh Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH?

Trong đó tập trung làm rõ 2 vấn đề nhỏ: Các yếu tố khiến Việt Nam trở thành một quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH: và Các hậu quả của BĐKH đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam

3) Việt Nam đã có những chính sách và giải pháp nào trong việc thích ứng và ứng phó với BĐKH?

Bài nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm những góc nhìn mới liên quan tớihình ảnh Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọngbởi BĐKH, một khía cạnh nhỏ trong đề tài lớn của nhóm

Trang 7

B NỘI DUNG:

I Thực trạng BĐKH hiện nay tại Việt Nam diễn ra như thế nào?

1 Tình hình BĐKH tại Việt Nam:

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là vấn đề chung của toàn thế giới hiện nay,trong đó Việt Nam thường được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị ảnhhưởng bởi BĐKH Trong danh sách 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởicác hiện tượng thời tiết cực đoan từ năm 1997 đến năm 2016 (trung bình hàngnăm), Việt Nam đứng thứ năm về rủi ro khí hậu trong Chỉ số Rủi ro Khí hậuToàn cầu năm 2018 và thứ tám về Chỉ số Rủi ro Khí hậu Dài hạn (CRI)2

Những biểu hiện gần đây của BĐKH ở Việt Nam bao gồm các hiện tượngthời tiết cực đoan ngày càng gia tăng về số lượng và khó dự báo một cách bấtthường Lượng mưa tháng cao điểm theo giai đoạn tăng từ 270 mm (1901-1930)lên 281 mm (1991-2015) trong khi nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tăng từ27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-2015)3

Những kỷ lục hàng năm thường xuyên bị phá vỡ Những khái niệm như

“mưa kỷ lục”, “nắng nóng kỷ lục” và “đỉnh lũ kỷ lục” được đề cập thường

xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông Việt Nam trong những năm gầnđây Năm 2017 được coi là năm thiên tai kỷ lục ở Việt Nam với 16 cơn bão, lũlụt bất thường Nhiệt độ trung bình năm 2018 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ViệtNam hiện cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,0°C, tính từ năm có số liệuđược ghi nhận hoặc trong 30 năm trở lại đây 4 Đồng thời sự biến động về sốlượng bão và áp thấp nhiệt đới trở nên phổ biến Cụ thể, một năm sẽ có khoảng

18 – 19 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông trong khi những năm khácchỉ có 4 – 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới Số cơn bão có thang sức gió từ cấp 12

4 “Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương,” web.archive.org, September 2, 2018

3 “Average Monthly Temperature and Rainfall for Vietnam from 1901-2015,” Opendevelopmentmekong.net, 2015

2 Sönke Kreft, David Eckstein, and Inga Melchior, “Global Climate Risk Index 2017,” 2015

Trang 8

trở lên tăng nhẹ trong gia đoạn từ năm 1990 đến năm 2015 Biến động về nguồnnước (lượng mưa, mực nước sông) trong năm 2018 lớn hơn nhiều so với trungbình năm 2017 trước đó5 Mùa hè năm 2018 cũng ghi nhận nhiệt độ cao nhấttrong 46 năm tại Hà Nội, có nơi lên tới 42°C6.

2 Nguyên nhân gây nên BĐKH tại Việt Nam:

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan góp phần gây nên tìnhtrạng BĐKH tại Việt Nam, tuy nhiên có tới 90% nguyên nhân gây ra BĐKH tạiViệt Nam là do hoạt động của con người Theo Báo cáo Đóng góp do Quốc gia

tự quyết định (INDC) của Việt Nam gửi cho Ban Thư ký Công ước khung củaLiên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 2015, lượng khí thải nhàkính của Việt Nam chủ yếu đến từ các ngành công nghiệp năng lượng, xử lýchất thải, quy hoạch đất đai cho tới nông nghiệp7 Số liệu nghiên cứu cho thấyrằng Việt Nam có khoảng 85 bãi chôn lấp và xử lý rác thải tập trung Trong đó,76,7% bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, 9% bãi chôn lấp áp dụng công nghệ xử

lý sinh học trong đó chủ yếu là sản xuất phân trộn Chất thải hữu cơ là nguồnphát thải carbon dioxide chính, loại khí có nồng độ lớn nhất trong số các loạikhí nhà kính khác nhau tích tụ trong bầu khí quyển Trái đất8 Ngoài ra,nguyênnhân chủ yếu cũng là do con người đã sử dụng quá mức các loại than đá, dầu

mỏ, khí đốt trong các nhà máy, xí nghiệp, khí thải của phương tiện giao thôngnhư ô tô, xe máy ra môi trường làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhângây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và gây ra biến đổi khí hậu Các hiện tượngcháy rừng, đốt phá rừng, ngăn sông làm thủy điện… cũng gây ra sự biến đổikhí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống con người

8Thi Thu Ha Chu, “Mitigation of Climate Change: Which Technologies for Vietnam?,” Journal of Vietnamese

Environment 3, no 1 (November 6, 2012): 1–3, https://doi.org/10.13141/jve.vol3.no1.pp1-3.

7 “Intended Nationally Determined Contribution of Viet Nam,” 2015

6 VietNamNet News, “Báo VietnamNet,” VietNamNet News, June 4, 2017

5 Thuc Tran, “Climate Change and Sea Level Rise Scenarios for Vietnam 2016,” August 29, 2018.

Trang 9

II Điều gì đã tạo dựng nên hình ảnh Việt Nam là một quốc gia dễ bị tổn thương và ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH?

1 Các yếu tố khiến Việt Nam trở thành một quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH:

và thềm lục địa dài được xác định theo UNCLOS 1982 và hai quần đảo là

Hoàng Sa của thành phố Đà Nẵng và Trường Sa của Khánh Tỉnh Hòa cũng nhưhàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ.9

Việc Việt Nam sở hữu đường biển dài 3260 km, các vùng đồng bằng vàđồng bằng ngập lũ rộng lớn, các sông có lưu vực ngắn và nhanh, cũng như vị tríđịa lý nằm trên hướng đi của các cơn bão Tây Thái Bình Dương và gió mùaĐông Nam cho thấy rằng nhiều vùng trên cả nước phải đối mặt trực tiếp với tìnhtrạng mực nước biển dâng và thời tiết cực đoan Mực nước biển trung bình dângcao sẽ dẫn đến một sự mất mát đáng kể lượng đất đai, vùng đất ngập nước và hệsinh thái biển, bao gồm cả rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển, gây ra bởi các đợt lũ

9 Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, “Địa Lý,” chinhphu.vn, 2023

Trang 10

lụt nước mặn, đồng thời cũng do sự xói mòn, sụt lún và nhiễm mặn ngày cànggia tăng của các vùng nước bề mặt và các tầng ngậm nước.10

b Khí hậu:

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa Do lãnh thổ trải dài theo vĩ độ vàđịa hình đa dạng, Việt Nam chứng kiến sự khác biệt đáng kể về khí hậu giữa cácvùng trên cả nước Đất liền được chia thành 7 vùng khí hậu gồm Tây Bắc, ĐôngBắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên vàNam Bộ Nhiệt độ thấp nhất dao động từ 10 độ C đến 16 độ C ở vùng núi phíaBắc và từ 20 độ C đến 24 độ C ở miền Nam Vào mùa hè, nhiệt độ trung bìnhdao động từ 25 độ C đến 30 độ C Lượng mưa trung bình hàng năm thay đổi rõrệt giữa các vùng, dao động trong khoảng 600mm và 5.000mm và phổ biến nhất

là khoảng 1.400mm và 2.400mm Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm

khoảng 80-85%.11

Trong vòng 50 năm qua tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm tăng

khoảng 0,5°C trên cả nước trong khi lượng mưa hàng năm giảm ở miền Bắc vàtăng ở miền Nam Trong những năm gần đây, thiên tai do BĐKH, đặc biệt làbão, lũ lụt, hạn hán ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất, gây thiệt hạinặng nề về người và thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân Trung bình mỗi năm cósáu đến tám cơn bão và lốc xoáy nhiệt đới tấn công trực tiếp vào đất nước, với

số lượng các cơn bão dữ dội ngày càng gia tăng Khu vực đổ bộ của bão vàxoáy thuận nhiệt đới có xu hướng dịch chuyển về phía Nam và mùa bão có xuhướng kết thúc muộn hơn Đường đi của bão ngày càng phức tạp và bất thườnghơn Hạn hán có xu hướng gia tăng khác nhau giữa các vùng khí hậu Các đợt

11 Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, “Địa Lý,” chinhphu.vn, 2023

10 François Fortier, “Taking a Climate Chance: A Procedural Critique of Vietnam’s Climate Change Strategy,”

Asia Pacific Viewpoint 51, no 3 (November 29, 2010): 229–47

Trang 11

nắng nóng đang gia tăng đáng kể ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt là miềnTrung và miền Nam.12

1.2 Yếu tố kinh tế - xã hội:

Việt Nam là quê hương của 54 dân tộc anh em; trong đó người Kinh lànhóm đông nhất, sống trên khắp lãnh thổ, chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven sông

và thành thị Hiện nay, mặc dù nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trongnền kinh tế khi đống góp vào 18% tổng GDP, lượng việc làm ở nông thôn có xuhướng giảm, trong khi cơ hội việc làm ở khu vực thành thị có xu hướng tănglên Thêm vào đó, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng thúcđẩy quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh hơn, nhiều khu công nghiệp,đặc khu kinh tế được xây dựng và mở rộng, tạo thêm công ăn việc làm chongười dân.13

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa, giatăng dân số và biến đổi khí hậu đều gây áp lực lớn đến môi trường và tài nguyênthiên nhiên

Ô nhiễm không khí tại các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất chủ yếu

do hoạt động giao thông, xây dựng, công nghiệp, dân cư và xử lý chất thải

Nước bề mặt có nguy cơ bị ô nhiễm hữu cơ và suy giảm chất lượng Cácnguồn gây ô nhiễm nước bề mặt chính là nước thải từ nông nghiệp, làng nghề,công nghiệp, khai thác mỏ, khu dân cư và cơ sở y tế Chất lượng nước ngầm vẫn

ở trạng thái tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước, nhưng nước ngầm vẫn

có nguy cơ bị xâm nhập mặn ở một số khu vực Nguồn nước ngầm phục vụ cấpnước sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng nước ngầm được khaithác hàng năm

13 “VIET NAM Report on National GHG Inventory for 2016,” accessed March 11, 2023

12 “Socialist Republic of Viet Nam Ministry of Natural Resources and Environment the Second Biennial

Updated Report of Viet Nam to the United Nations Framework Convention on Climate Change,” accessed March 13, 2020

Trang 12

Môi trường biển có dấu hiệu ô nhiễm, nhất là vùng nước nông bị ảnhhưởng bởi các hoạt động biển, tràn dầu, nuôi trồng thủy sản, sản xuất côngnghiệp và phát triển du lịch.

Môi trường đất bị ô nhiễm Ở nhiều vùng đất ở Việt Nam bị suy thoái và

ô nhiễm do xói mòn, rửa trôi và xâm nhập mặn do mực nước biển dâng Ngoài

ra, một số vùng đất bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa.14

2 Các hậu quả của BĐKH đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam:

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững, các quốcgia đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Trên cơ

sở đó, Việt Nam cũng đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiệnChương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững15, trong đó khẳng định:

“Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước;kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội

và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảođảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền quốc gia” Kế hoạch đề ra các mục tiêu cụ thể nhằm phát triển bềnvững là: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩyphát triển nông nghiệp bền vững; bảo đảm nền giáo dục có chất lượng, côngbằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; đạtđược bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; bảođảm tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năngsuất và việc làm tốt cho tất cả mọi người…

15 “Quyết Định Số 622/QĐ-TTg Của Thủ Tướng Chính Phủ: Về Việc Ban Hành Kế Hoạch Hành Động Quốc Gia Thực Hiện Chương Trình Nghị Sự 2030 vì Sự Phát Triển Bền Vững,” vanban.chinhphu.vn, May 10, 2017

14 Summary Report on the Technical Analysis of the First Biennial Update Report of Viet Nam Submitted on Eight December 2014

Ngày đăng: 31/12/2024, 20:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH ẢNH MỘT QUỐC GIA DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ CHỊU ẢNH - Đề tài nghiên cứu hình Ảnh việt nam hình Ảnh một quốc gia dễ bị tổn thương và chịu Ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến Đổi khí hậu
HÌNH ẢNH MỘT QUỐC GIA DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ CHỊU ẢNH (Trang 1)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN