Vì vậy, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến việ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
*****
TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
(Học phần I)
Chủ đề:
TÊN TIỂU LUẬN: LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG XÂY DỰNG BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA HIỆN NAY
Giảng viên thứ 1
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giảng viên thứ 2
(Ký, ghi rõ họ tên)
…………► ………
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2024
PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
Số phách
(STT)
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Trần Đình Thúy Nhóm sinh viên thực hiện:
1) Lê Tuyết Nhi MSSV: 092305001093 Lớp:QL2301CLCA 2) Bùi Thị Yến Oanh MSSV:082305008545 Lớp:QL2301CLCA 3) Lâm Quang Nhật MSSV: 079205023715 Lớp:QL2301CLCA 4) Trần Hương Nhi MSSV: 089305020744 Lớp:QL2301CLCA 5) Lý Hoài Ni MSSV:068305010818 Lớp:QL2301CLCA Đại đội: 6
Trang 2TT Họ và tên Nội dung thực hiện Thái độ, trách nhiệm
làm việc nhóm Tốt Khá TB Kém
1 Lê Tuyết Nhi Lời mở đầu, Tổng hợp
Word,Chỉnh sửa Word
X
2 Trần Hương Nhi Phần I: Lý luận về xây dựng
biển, đảo, biên giới quốc gia
X
3 Lý Hoài Ni Phần I: Lý luận về xây dựng
biển, đảo, biên giới quốc gia
X
Nhật
Phần II: Thực tiễn, trách nhiệm của sinh viên về việc xây dựng bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia
X
5 Bùi Thị Yến
Oanh
Mục Lục
Mở Đầu 4
I LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA 5
1 Khái quát về biển đảo Việt Nam 6
Vị trí, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam 5
2 Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia: 10
2.1 Biên giới quốc gia là gì? 10
2.2 Đặc điểm về biên giới quốc gia: 10
Khu vực biên giới bao gồm các khu vực nào? 10
Nhà nước quản lý biên giới quốc gia thông qua các nội dung nào? 11
2.3 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới: 11
2.4 Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia: 13
II THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA : 15
1 Tác động của biển, đảo và biên giới quốc gia đối với sự phát triển của đất nước: 15
2 Thực tiễn về việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo và biên giới quốc gia: 15
2.1 Hoạt động xây dựng: 15
2.2 Hoạt động bảo vệ: 16
2.3 Hiệu quả: 16
Trang 32.4 Bài học kinh nghiệm: 16
III VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG XÂY DỰNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN , ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA 17
1 Vai trò : 17
2.Trách nhiệm: 17
IV KẾT LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA 18
1 Vai trò và tầm quan trọng: 18
2 Tình hình hiện nay: 18
3 Nhiệm vụ 18
4 Giải pháp 18
5 Kết luận 19
Trang 4MỞ ĐẦU
LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG XÂY DỰNG BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA HIỆN NAY GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Tính tất yếu của đề tài:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biền Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó" Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc toàn dân toàn nước đứng lên vùng dậy đấu tranh chống thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai của chúng giành lại độc lập cho dân tộc mà bên cạnh đó Người còn đặt ra trách nhiệm quan trọng cho các thế hệ Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc Vì vậy, trong suốt tiến trình lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng,
Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, coi đó là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước Tuy nhiên hiện nay, chủ quyền quốc gia trên biển của nước
ta đang trong tình trạng bị đe doạ nghiêm trọng, quần đảo Hoàng Sa và một phần của quần đảo Trường Sa hiện nay đang bị Trung Quốc chiếm giữ, các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa nước ta đang bị uy hiếp và xâm phạm thường xuyên
Vì lẽ đó toàn Đảng toàn dân phải nâng cao ý thức, hiểu biết đúng đắn về vấn đề và phải có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo
Việt Nam trên mọi mặt trận Đặc biệt là thế hệ trẻ, sinh viên Việt Nam luôn phải trang bị kiến thức đầy đủ và mở rộng tư duy, phải có trách nhiệm đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời đại ngày nay
Trang 5I) LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1 Khái quát về biển đảo Việt Nam
* Các vùng biển Việt Nam
Theo khoản 1 Điều 3 Luật biển Việt Nam 2012, vùng biển Việt Nam bao gồm: Vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải vùng đặc quyền về kinh tế
và vùng thềm lục địa. 5 vùng nêu trên thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
-
Nội thủy : Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường
cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn
nướcthủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố
- Vùng tiếp giáp lãnh hải hay còn gọi là vùng tiếp giáp, là vùng biển tiếp liền và
nằm ngoài lãnh hải của một quốc gia
- Vùng tiếp giáp l ãnh hải : hay còn gọi là vùng tiếp giáp, là vùng biển tiếp liền và
nằm ngoài lãnh hải của một quốc gia Vùng tiếp giáp lãnh hải không thể mở rộng quá 24 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải
- Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với
lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lí riêng, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều được điều chỉnh bởi Công ước biển quốc tế.Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở
- Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lí, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn
* Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
Vùng biển Việt Nam có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ (vùng biển Đông Bắc hơn 3.000, vùng biển Bắc Trung bộ trên 40, còn lại ở vùng biển Nam Trung bộ và vùng biển Tây Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) Hệ thống các đảo tiền tiêu như:Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu
- Quần đảo Hoàng Sa là huyện đảo trực thuộc Thành phố Đà Nẵng nằm án ngữ trên đường vào Vịnh Bắc Bộ Quần đảo có trên 30 hòn đảo, đá, cồn san hô, bãi
Trang 6cát nằm rải rác trên vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 Các đảo trên Hoàng Sa được chiathành hai nhóm, nhóm An Vĩnh ở phía Đông Bắc, nhóm Lưỡi Liềm ở phía Tây Nam.Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm diện tích 1,5 km2 Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm giữ trái phép
- Quần đảo Trường Sa là huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa nằm ở phía Đông Nam Việt Nam, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý với hơn 100 đảo, đá, cồn và bãi san hô nằm trải rộng trên vùng biển rộng khoảng 160.000 km2 Đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình rộng khoảng 0,6 km2 Các nước và vùng lãnh thổ đang tranh chấp với Việt Nam trên quần đảo Trường Sa là Trung Quốc, Philipin, Malayxia, Brunây, Đài Loan Việt Nam đang có mặt quản lý và bảo vệ 21 đảo, bãi đán gầm (9 đảo nổi, 12 đảo chìm)
Vị trí, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam
Việt Nam nằm ngay bên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông, Đông Nam và Tây Nam Bờ biển nước ta cong hình chữ S, kéo dài trên 3.260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đứng thứ 27 trong tổng số 157 quốc gia ven biển, đảo quốc và các lãnh thổ trên thế giới Trong số 63 tỉnh, thành phố của nước ta, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển Trung bình cứ khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600 km2 đất liền/1 km bờ biển) Nơi gần biển nhất ở nước ta (Quảng Bình) chỉ cách biển khoảng 50 km, nơi
xa nhất (Điện Biên) cách biển khoảng 500 km Vùng biển nước ta rộng lớn với hàng ngàn đảo lớn nhỏ, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, có vị trí địa chiến lược rất quan trọng
Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000
tỷ m3 Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung
Trang 7cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh Ngoài ra, còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước
ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm
có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước…, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố tại vùng ven biển Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…
1.2 Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
* Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lí, thực thi và bảo
vệ chủ quyên biển, đảo Nhận thức rõ tầm quan trọng, vị trí chiến lược của biển,
đảo Việt Nam, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn và nhất quán
về biển, đảo Đặc biệt là Nghị quyết số 09-NQ/TW (Khóa X) ngày 09/02/2007 “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đây là lần đầu tiên Đảng ta có một Chiến lược biển toàn diện, có tầm nhìn chiến lược rộng, tính bao quát cao trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế, môi trường
-Cùng với đó, Nhà nước ta ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng về quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, như Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển và đường cơ sở năm 1977 và 1982; Luật Dầu khí năm 1993, Bộ Luật Hàng hải năm 1991; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991; Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm 1997; Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Việt Nam năm 1998; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Luật Biển Việt Nam năm 2012; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 Nhà nước ta cũng trở thành thành viên của hàng loạt điều ước quốc tế liên quan đến biển và đại dương, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982 (UNCLOS 1982)
Trang 8* Hoàn thiện thiết chế quản li, bảo vệ lợi ích quốc gia biển, đảo Từng bước
xây dựng và hoàn thiện thiết chế quản lý biển, đảo thông qua việc hình thành một
số lực lượng thực thi pháp luật trên biển đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của lực lượng biên phòng, hải quân Về tổ chức, từng bước hoàn thiện
bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo cùng với sự phân công trách nhiệm cụ thể
về các lĩnh vực quản lý nhà nước về biển, đảo giữa các bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kết hợp giữa quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ về biển, đảo
* Tăng cường và củng cố quốc phòng và an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh tình hình tranh chấp ở Biển Đông ngày càng diễn
biến phức tạp, song với truyền thống bất khuất của dân tộc, ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền Cụ thể
là, bảo vệ tốt danh nghĩa chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa; quản lý và bảo vệ vững chắc 21 đảo, bãi với 33 điểm đóng quân ở quần đảo Trường Sa, bảo vệ tốt vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý
* Phát triển kinh tế biển, đảo gắn liền phát triển kinh tế quốc phòng và an ninh
thực hiện Chiến lược biển, trong thời gian qua, kinh tế biển, đảo đã có bước phát triển mạnh mẽ
- Thứ nhất, chúng ta đã phát triển được hệ thống 15 khu kinh tế biển với trên
100 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký gần 39 tỷ USD và hàng nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng vạn lao động và là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước
- Thứ hai , kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục ở mức bình quân 5% - 7%/năm,
trong đó giá trị xuất khẩu của năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981 Xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016
- Thứ ba, trong nhiều năm qua, việc khai thác dầu khí ở các vùng biển Việt Nam
đóng góp từ 18% - 26%/năm cho GDP, góp phần tăng trưởng GDP toàn quốc
- Thứ tư, du lịch biển, đảo luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và
ngoài nước (trên 70% tổng lượng khách quốc tế và trên 50% tổng lượng khách nội địa) Chỉ tính riêng năm 2015, ngành Du lịch đóng góp 6,6% GDP quốc gia, trong
đó du lịch biển, đảo chiếm tỷ trọng lớn
* Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn dân về vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho cán bộ, nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được chú trọng và thể hiện dưới nhiều hình thức đa
Trang 9dạng, phong phú, phù hợp với thực tiễn, trình độ, nhận thức của đối tượng tuyên truyền Đồng thời, cung cấp các thông tin khách quan, có định hướng về những vấn đề đang diễn ra, nhất là những vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông để mọi tầng lớp nhân dân hiểu đúng, hiểu đủ về bản chất vấn đề; giải đáp một cách kịp thời các thắc mắc, băn khoăn của người dân, cán bộ về những diễn biến tình hình; qua đó tạo niềm tin, nâng cao đồng thuận chung trong xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề chủ quyền biển, đảo, bẻ gãy những âm mưu, ý đồ muốn lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo
để gây chia rẽ nội bộ, chống phá Đảng, Nhà nước ta Công tác thông tin, tuyên truyền đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, làm cho mỗi công dân Việt Nam thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với chủ quyền biển, đảo quốc gia,
từ đó góp phần phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng quyết tâm làm chủ, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
* Củng cố quan hệ quốc tế, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi hỗ trợ cho công cuốc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo kết hợp nhuần nhuyễn giữa hợp
tác và đấu tranh, giữa giải quyết hòa bình các tranh chấp với tìm kiếm các biện pháp hợp tác xây dựng lòng tin nhằm tạo cơ hội cho việc giải quyết tranh chấp; giữa tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế là những trọng tâm của việc tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc Trong quá trình này, chúng ta đã đạt nhiều thành tích đáng kể, thể
hiện ở những nét cơ bản: Một là, môi trường hòa bình thuận lợi cho phát triển, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; Hai là, nhiều tranh
chấp liên quan đến chủ quyền biển, đảo được giải quyết, qua đó góp phần thúc đẩy
quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước có liên quan(2); Ba là, tích cực định hình
tiếng nói chung về hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông trong các cơ
chế khu vực, đa phương và toàn cầu; Bốn là, tích cực tham gia xây dựng các luật lệ quốc tế liên quan đến biển và đại dương ở quy mô khu vực và toàn cầu; Năm là,
duy trì và thúc đẩy nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế dựa trên
luật pháp quốc tế; Sáu là, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương; tích cực,
chủ động tạo dựng các khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và đan xen lợi ích góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
* Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo công tác đào tạo, hình thành nguồn nhân lực có chất
lượng, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới được chú trọng và quan tâm Bên cạnh việc đào tạo chính khóa cho các lực lượng làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ biển, đảo, nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước tổng hợp về biển, đảo, kiến thức pháp luật đã được tổ chức ở các bộ, ngành, địa phương Việc hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực biển, đảo cũng được mở rộng với nhiều đối tác khác nhau
Trang 102 Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia:
2.1 Biên giới quốc gia là gì?
- Biên giới quốc gia là ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia.
- Hiện nay, theo Điều 1 “Luật Biên giới quốc gia 2003” có quy định:
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Biên giới quốc gia gồm: biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất Theo khoản 5 Điều 5 “Luật Biên
giới quốc gia 2003” quy định về biên giới quốc gia như sau:
+ Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên
đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời
+ B iên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa
bằng hệ thống mốc quốc giới Biên giới quốc gia trên đất liền của nước Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó
+ Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền,
lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam. Biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập
Đối với những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó
+ Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất
2.2 Đặc điểm về biên giới quốc gia:
Khu vực biên giới bao gồm các khu vực nào?
Căn cứ theo quy định Điều 6 “Luật Biên giới quốc gia 2003”, khu vực biên giới bao gồm các khu vực như sau:
- Khu vực biên giới trên đất liền gồm: xã, phường, thị trấn có một phần địa
giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền