Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người.. Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN NÀY
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA
Họ tên sinh viên : Nguyễn Lan An Ninh
Hà Nội – Tháng 5/2024
Trang 2MỤC LỤC
Phần I: Lý luận chung về sản xuất hàng hoá 2
1 Khái quát về sản xuất hàng hóa 2
2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa 2
3 Đặc trưng của sản xuất hàng hoá 3
Phần II: Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam 4
1 Thực trạng nền kinh tế hàng hoá Việt Nam hiện nay 4
1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 4
2 Đánh giá thực trạng 6
2.1 Kết quả đạt được 6
2.2 Những hạn chế 8
Phần III: Giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 10
1 Giải quyết mối quan hệ Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển nền kinh tế thị trường 10
2 Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải tiến nền hành chính quốc gia 10
3 Tập trung vào công tác bổ sung các cơ chế và chính sách để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh 11
4 Đẩy mạnh phân công lao động xã hội 11
5 Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng cùng với việc đẩy mạnh khoa học công nghệ 12
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
NỘI DUNG
Phần I: Lý luận chung về sản xuất hàng hoá
1 Khái quát về sản xuất hàng hóa
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán
2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:
Một là, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sán phẩm khác nhau Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đồi dưới hình thức hàng hóa C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện
Trang 4với nhau như là những hàng hóa Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triền
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thề sản xuất hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sảnxuất ra càng phong phú.Khi còn sự tổn tại của hai diều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sc làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền sán xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc
3 Đặc trưng của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi và mua bán Trong sản xuất hàng hóa thì sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội Mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa Theo chủ nghĩa Mác -Lênin thì mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa
Trang 5Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị
sử dụng và vì vậy động lực giúp nền sản xuất hàng hóa phát triển nhanh chóng chính là lợi nhuận
Phần II: Thực trạng về phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam
1 Thực trạng nền kinh tế hàng hoá Việt Nam hiện nay
Trong ba tháng đầu năm, kinh tế hàng hóa của Việt Nam vẫn hoạt động trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động và không ổn định Mặc dù chưa đạt mức tăng trưởng cao, nhưng các kết quả vẫn được coi là tích cực và đáng ghi nhận, khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, cùng với sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ đã phát huy hiệu quả Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình tăng trưởng kinh tế nước ta quý I năm 2024 như sau: 1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023[6] Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp
và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%[7], đóng góp 52,23%
1.2 Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp quý I/2024 tiếp tục tăng trưởng ổn định Chăn nuôi lợn
và gia cầm phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát Sản xuất lâm nghiệp đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, thu hoạch gỗ đến kỳ khai thác Hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan do áp dụng mô hình nuôi tôm chất lượng cao hiệu quả, khai thác thủy sản tăng so với cùng kỳ do thời tiết ngư trường thuận lợi
Trang 61.3 Công nghiệp
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2024 ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,97%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,99%; riêng ngành khai khoáng giảm 5,84%
Tính chung quý I/2024, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%) Chỉ
số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 31/3/2024 tăng 9,8% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 14,1% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 19,8%) Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân quý I/2024 là 68,7% (bình quân quý I/2023 là 81,1%)
1.4 Dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 3/2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước Tính chung quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.537,6
Trang 7nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 tăng 13,9%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,1% (quý I/2023 tăng 10,1%)
2 Đánh giá thực trạng
2.1 Kết quả đạt được
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, đạt được nhiều kết quả quan trọng
Tăng trưởng GDP quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ 2023, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (5,2-5,6%), là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay Khu vực công nghiệp và xây dựng dần lấy lại được đà tăng trưởng, ước tăng 6,28%, trong đó công nghiệp tăng 6,18%; khu vực nông, lâm, thủy sản và dịch vụ lần lượt tăng 2,98% và 6,12% so với cùng
kỳ năm trước
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển.
Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô và đang trong quá trình phục hồi theo hình chữ V, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và trên toàn cầu Trong giai đoạn 2021-2025, Việt
Trang 8Nam tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế chủ yếu thông qua việc cải thiện
mô hình tăng trưởng đồng bộ trên nhiều phương diện, bao gồm kinh tế kỹ thuật, xã hội và sinh thái Đồng thời, Việt Nam cũng tập trung vào việc tận dụng lợi thế so sánh và tự chủ hội nhập quốc tế
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tính đến 20/3/2024 tiếp tục là điểm sáng trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu bị thu hẹp.
Tính đến ngày 20/3/2024, cả nước có 644 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài với số vốn đạt 4.774 triệu USD, tăng 23,4% về số dự án và tăng 57,9% về số vốn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng
kỳ năm 2023 có 522 dự án và vốn đăng ký đạt 3.023 triệu USD), cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 4.630 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức thực hiện cao nhất trong 5 năm qua
Chính phủ tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt hiệu quả lên hàng đầu
Với sự năng động và sự vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nhân, Chính phủ đã thể hiện tư duy đột phá và hành động khẩn trương, linh hoạt Việc đặt hiệu quả chỉ đạo lên trên hết, đồng thời được sự đồng hành hiệu quả của Quốc hội, đã dẫn đến việc ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách và giải pháp đúng thời điểm Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục các điểm nghẽn và bất cập của nền kinh tế Qua đó, việc giữ vững ổn định vĩ mô và thúc đẩy
Trang 9phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh thế giới bất định được thúc đẩy mạnh mẽ
2.2Những hạn chế
Suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào bộ máy Quản lý Nhà nước
Các yếu tố xã hội chủ nghĩa, mặc dù đã xuất hiện, nhưng hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn Hợp tác xã, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, vẫn còn yếu kém và không hấp dẫn đối với nông dân Nhà nước thường quản lý nền kinh tế dựa vào các chính sách ngắn hạn, hiệu lực
và hiệu quả thường thấp Các vấn đề về lũng đoạn thị trường, gian lận, hàng giả vẫn diễn ra phổ biến, gây mất niềm tin của người dân vào nhà nước
Sự phân hóa giàu nghèo đang ngày càng gia tăng, kèm theo tệ quan liêu, lãng phí và tham nhũng chưa được ngăn chặn hiệu quả Đa số người dân làm nông nghiệp vẫn phải đối mặt với thu nhập thấp và gặp khó khăn trong việc thoát nghèo
VD: Cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước hiện vẫn chưa đủ mạnh để kiểm soát các hoạt động của các loại hình công ty, đặc biệt là các công ty đa cấp, gây ra nhiều vấn đề và gây hại đến lợi ích của nhân dân và người tiêu dùng Các cơ quan quản lý thị trường cũng chưa đạt được hiệu quả trong việc ngăn chặn hiện tượng hàng giả, hàng nhái, và ngăn chặn ô nhiễm môi trường
Thể chế kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa đồng
bộ, thiếu sự thống nhất, chồng chéo về mặt nội dung về chức năng và nhiệm vụ
Trang 10Do kinh tế thị trường mới được hình thành nên thể chế kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chưa đồng bộ (sự thiếu thống nhất, chồng chéo về mặt nội dung về chức năng và nhiệm vụ, Không thống nhất giữa thẩm quyền giữa các bộ luật hiện nay Thể hiện sự thiếu đồng bộ về thể chế
mà cụ thể mà cụ thể đó là Luật pháp và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước
Vd: Về sự chưa đồng bộ thiếu thống nhất là trong luật pháp giữa Luật đầu tư và luật đất đai hiện nay, Về luật đầu tư khi xin cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất dưới 10hecta đất nông nghiệp Trong luật đầu tư điều 32
có ghi: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền chấp thuận cấp phép chuyển dich sử dụng đất Trong khi đó điều 52 trong luật đất đai lai khẳng định đó là thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Chính phủ Việt Nam chưa tạo được môi trường kinh doanh thật
sự lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
Hiến pháp đã quy định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhưng cũng quy định các thành phần kinh tế là bình đẳng, cùng hợp tác và cùng cạnh tranh Tuy nhiên, trong thực tiễn, khu vực kinh tế tư nhân không có nhiều cơ hội tiếp cận vốn, đất đai, thông tin, mất nhiều cơ hội trong đấu thầu cũng như tiếp cận thị trường như khu vực kinh tế nhà nước Trong khi
đó, thành phần kinh tế nhà nước tuy chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng hiệu quả thấp Thậm chí một số tập đoàn kinh tế nhà nước lớn lâm vào tình trạng mất vốn, phá sản, nợ nần (nợ của doanh nghiệp nhà nước đến năm 2013 đạt con số hơn 1 triệu tỷ đồng)
Vd: Vietnam Airlines hãng hàng không quốc gia Việt Nam với vai trò nhà nước là chủ sở hữu khi nắm hơn 86% cố phần được chính phủ đồng ý cung cấp gói giải cứu trị giá 12.000 tỷ đồng, trong đó có 4.000 tỷ đồng tái
Trang 11cấp vốn để các tổ chức tín dụng cho Vietnam Airlines vay với lãi suất ưu đãi và 8.000 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ Trong khi các hãng hàng không tư nhân ở việt nam cũng đề xuất các gói vay nhưng tất cả các đề nghị đều đang ở tình trạng “ đang được xem xét”
Phần III: Giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
1 Giải quyết mối quan hệ Nhà nước, thị trường và xã hội trong phát triển nền kinh tế thị trường
Phát huy đầy đủ vai trò của thị trường trong phân bổ các nguồn lực sản xuất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp và thanh lọc doanh nghiệp yếu kém Đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước, tập trung vào nâng cao chất lượng xây dựng và thực thi luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; đẩy mạnh cải cách hành chính; giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiến tạo phát triển Tạo điều kiện và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên, hội viên, phản biện, góp ý luật pháp, chính sách của Nhà nước, giám sát các doanh nghiệp, các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi pháp luật
2 Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải tiến nền hành chính quốc gia
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ rất quan trọng trong quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần Nó tạo hành lang pháp lý cho tất cả mọi hoạt động sẳn xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước Với hệ thống pháp luật đồng bộ, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giàu trên cơ sở tuân thủpháp luật quốc gia Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần thiết phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia theo hướng đoạn tuyệt với cơ chế bao
Trang 12cấp, thay thế bộ máy quản lý theo cơ chế tập trung chuyển sang quản lý theo phương thức công nghiệp và cơ chế thị trường để đảm bảo điều kiện cho việc tiếp tục đổi mới kinh tế ở nước ta
3 Tập trung vào công tác bổ sung các cơ chế và chính sách để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Thúc đẩy phát triển khởi nghiệp; khuyến khích sự ra đời của các loại hình và
mô hình kinh doanh mới, công nghệ mới, sản phẩm mới; hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh Thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo tuy nhiên cần phải sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác Khuyến khích phát triển mạnh nền kinh tế hợp tác giữa các hợp tác
xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhiều hình thức đa dạng, đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành theo pháp luật, coi kinh tế tư nhân
là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nước nhà, phát triển doanh nghiệp tư nhân bằng việc nâng cao trình độnhân lực, nới rộng thị trường, bảo vệ môi trường
4 Đẩy mạnh phân công lao động xã hội
Muốn khai thác tối đa mọi nguồn lực cần phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng
có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động Phân công lại lao động giữa các ngành theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác hóa lao động Cùng với mở rộng phân công lao động trong nước là tiếp tục mở rộng phân côngvà hợp tác lao động quốc tế Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần thiết phải đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia theo hướng đoạn tuyệt với cơ chế bao cấp, thay thế bộ máy quản lý theo cơ chế tập trung chuyển sang