Integrated Model, Ghatak, A., Chatterjee, S., & Bhowmick, B. (2020). Năm 2020, Ghatak, Chatterjee và Bhowmick đã thực hiện một nghiên cứu định lượng với mục tiêu phát triển một mô hình tích hợp để tìm kiếm các tiền đề của ý định hướng tới khởi nghiệp xã hội kỹ thuật số (IDEAS). Cụ thể là nghiên cứu đã phân tích và so sánh nhiều mô hình và cuối cùng đưa ra một mô hình tích hợp của IDSE nhằm tìm ra tác động của trải nghiệm xã hội và trải nghiệm kĩ thuật số đối với ý định khởi nghiệp. Dựa trên các nghiên cứu trước về ý định kinh doanh, các khuôn khổ cơ bản của lý thuyết ý định kinh doanh, lý thuyết về hành vi có kế hoạch và lý thuyết kỳ vọng, tác giả đã đưa ra mô hình đề xuất và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến trải nghiệm kỹ thuật số, trải nghiệm xã hội, sự đồng cảm, nghĩa vụ đạo đức, hiệu quả của bản thân và sự hỗ trợ của xã hội đối với ý định kinh doanh, đồng thời đưa ra các khái niệm của các yếu tố trên. Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát các sinh viên sau tốt nghiệp hiện đang học tại các trường cao đẳng quản lý ở Ấn Độ, sau khi lọc các các trả lời, nhóm tác giả thu được 482 điểm dữ liệu đầy đủ và hợp lệ. Cuối cùng là kết quả nghiên cứu và các hạn chế, hướng nghiên cứu trong tương lai. Về kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra được mô hình tích hợp của IDSE và đóng góp vào tài liệu của các tiền thân về khời nghiệp. Ngiên cứu cũng tìm thấy tác động trung gian của các biến nêu trên đối với ý định kinh doanh. Ngoài ra, nhóm tác giả còn chỉ ra được tác độngc ủa các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác tác động đến tinh thần kinh doanh và ý định kinh doanh. Từ các kết quả tìm được, một số hàm ý quản trị được đề xuất nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có thể khuyến khích và tập hợp những người phù hợp theo cách thức đúng đắn trong việc lựa chọn DSE. Ngoài những đóng góp, nghiên cứu cũng có nhiều phần hạn chế. Nghiên cứu chưa đề cập đến mối liên kết giữa thái độ hay ý định kinh doanh và hành vi của cá nhân, đây là một gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, một hướng nghiên cứu mới là sự khác biệt trong đônhj lực thúc đẩy DSE giữa nam và nữ được nhóm tác giả đề xuất.
LÝ THUYẾT
Mô tả kết quả nghiên cứu
An Integrated Model, Ghatak, A., Chatterjee, S., & Bhowmick, B (2020).
Năm 2020, Ghatak, Chatterjee và Bhowmick đã thực hiện một nghiên cứu định lượng với mục tiêu phát triển một mô hình tích hợp để tìm kiếm các tiền đề của ý định hướng tới khởi nghiệp xã hội kỹ thuật số (IDEAS) Cụ thể là nghiên cứu đã phân tích và so sánh nhiều mô hình và cuối cùng đưa ra một mô hình tích hợp của IDSE nhằm tìm ra tác động của trải nghiệm xã hội và trải nghiệm kĩ thuật số đối với ý định khởi nghiệp Dựa trên các nghiên cứu trước về ý định kinh doanh, các khuôn khổ cơ bản của lý thuyết ý định kinh doanh, lý thuyết về hành vi có kế hoạch và lý thuyết kỳ vọng, tác giả đã đưa ra mô hình đề xuất và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến trải nghiệm kỹ thuật số, trải nghiệm xã hội, sự đồng cảm, nghĩa vụ đạo đức, hiệu quả của bản thân và sự hỗ trợ của xã hội đối với ý định kinh doanh, đồng thời đưa ra các khái niệm của các yếu tố trên Dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát các sinh viên sau tốt nghiệp hiện đang học tại các trường cao đẳng quản lý ở Ấn Độ, sau khi lọc các các trả lời, nhóm tác giả thu được 482 điểm dữ liệu đầy đủ và hợp lệ Cuối cùng là kết quả nghiên cứu và các hạn chế, hướng nghiên cứu trong tương lai Về kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra được mô hình tích hợp của IDSE và đóng góp vào tài liệu của các tiền thân về khời nghiệp Ngiên cứu cũng tìm thấy tác động trung gian của các biến nêu trên đối với ý định kinh doanh Ngoài ra, nhóm tác giả còn chỉ ra được tác độngc ủa các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác tác động đến tinh thần kinh doanh và ý định kinh doanh Từ các kết quả tìm được, một số hàm ý quản trị được đề xuất nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách có thể khuyến khích và tập hợp những người phù hợp theo cách thức đúng đắn trong việc lựa chọn DSE Ngoài những đóng góp, nghiên cứu cũng có nhiều phần hạn chế Nghiên cứu chưa đề cập đến mối liên kết giữa thái độ hay ý định kinh doanh và hành vi của cá nhân, đây là một gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo Ngoài ra, một hướng nghiên cứu mới là sự khác biệt trong đônhj lực thúc đẩy DSE giữa nam và nữ được nhóm tác giả đề xuất.
Mô tả các kết quả nghiên cứu thiếu nhất quán và xung đột
Có rất nhiều định nghĩa về ý định khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp là trạng thái tâm lý cá nhân hướng đến việc hình thành, thiết lập hình thức hoạt động kinh doanh (Bird, 1988), là cam kết khởi sự bằng việc lập doanh nghiệp mới (Krueger và Carsrud, 1993) Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Kuckertz và Wagner, 2010) Ý định khởi nghiệp là sự gắn kết để thực hiện hành vi khởi nghiệp (Krueger, Reilly và Carsrud, 2000).
Thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen (1991) là một khung lý thuyết thống nhất được sử dụng rộng rãi để dự đoán ý định kinh doanh TPB cho rằng thái độ thuận lợi, chuẩn chủ quan và khả năng kiểm soát hành vi là những yếu tố xác định gần nhất ý định hành vi Thái độ là mức độ quan điểm thuận lợi về khởi nghiệp, dựa trên nhận thức về thuận lợi và khó khăn Chuẩn chủ quan là ảnh hưởng xã hội từ gia đình, bạn bè và những người có ý nghĩa Khả năng kiểm soát hành vi là mức độ cá nhân cảm thấy có năng lực thực hiện hành vi, gần với hiệu quả bản thân.
TPBEM, Krueger và Carsrud (1993) gợi ý rằng bắt đầu một công việc kinh doanh mới là một quá trình có chủ đích và có thể bị ảnh hưởng bởi ba tiền đề chính Những tiền đề này là thái độ đối với việc sáng tạo mạo hiểm, được phát triển từ sự ham muốn được nhận thức rõ ràng; các chuẩn mực xã hội được nhận thức để tham gia vào việc tạo ra liên doanh; và sự kiểm soát được nhận thức đối với các hành vi của doanh nhân.
2.1 TPB và ý định khởi nghiệp
Dựa trên nền lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) của Ajzen, (1991); các nghiên cứu trước xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Younis,
Katsioloudes và Al Bakri (2020) khi nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kĩ thuật số của sinh viên Quatar, cho thấy “thái độ hướng tới khởi nghiệp” và “khả năng kiểm soát hành vi” đều tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” của sinh viên, tuy nhiên không có bằng chứng thống kê chứng minh “chuẩn chủ quan” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” Kết quả này tiếp tục được khẳng định ở nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyen et al (2019) khi chỉ ra rằng những thanh niên có khả năng kiểm soát hành vi cao sẽ có mức độ kinh doanh cao hơn, và thái độ hay gia tăng sự hiệu quả bản thân có thể gia tăng khả năng khởi nghiệp trong giới trẻ, không có mối quan hệ giữa “chuẩn chủ quan” và “dự định khởi nghiệp” ở cả thanh niên Việt Nam.
Mặt khác, nghiên cứu của Yousaf, Shamim, Siddiqui và Raina (2015) cho rằng cả 3 yếu tố của TPB đều là những yếu tố dự báo quan trọng về ý định trở thành doanh nhân của sinh viên kinh doanh Kết quả chỉ ra rằng những sinh viên có thái độ kinh doanh sẽ sẽ có ý định khởi nghiệp cao và những cá nhân đã từng tiếp xúc với một doanh nghiệp hoặc có động lực từ gia đình, bạn bè với tư cách là một doanh nhân thường có xu hướng nổi dậy để khởi nghiệp
Chatterjee và Bhowmick (2020) cũng cho rằng chuẩn chủ quan như nghĩa vụ đạo đức có tác động đến ý định khởi nghiệp kĩ thuật số, kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của von Arnim và Mrozewski (2020) khi nhận định chuẩn chủ quan có sự hỗ trợ quan trọng trong việc phát triển các ý định kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Ngoài những tác động tích cực của “thái độ hướng tới kinh doanh” và “khả năng kiểm soát hành vi”, 2 nghiên cứu của von Arnim và Mrozewski (2020), Yaghoubi Farani, Karimi và Motaghed, 2017) nghiên cứu còn kiểm tra các tác động của “kiến thức kinh doanh” nói chung hay “kiến thức kỹ thuật số” nói riêng và kinh nghiệm khởi nghiệp lên TPB, từ đó gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên Kết quả chỉ ra rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa môi trường giáo dục kinh doanh cũng như kinh nghiệm khởi nghiệp lên “thái độ hướng tới kinh doanh” và “kiểm soát hành vi đến ý định khởi nghiệp” Việc tiếp cận sớm với kinh doanh cũng có thể tăng khả năng kiểm soát hành vi của thanh niên Những thanh niên có kinh nghiệm kinh doanh sẽ tự tin vào khả năng của mình hơn, dẫn đến ý định kinh doanh cao hơn Tuy nhiên cả 2 nghiên cứu đều không có bằng chứng thống kê để chấp nhận mối quan hệ giữa kiến thức kinh doanh đến “chuẩn chủ quan” Điều này trái ngược với nghiên cứu của Younis, Katsioloudes và Al Bakri (2020) khi ủng hộ giả thuyết “kiến thức trong lĩnh vực kỹ thuật số ” có ảnh hưởng tích cực lên “ý định khởi nghiệp kỹ thuật số”
Các kết quả trên cho thấy sự thiếu nhất quán của mối quan hệ giữa “chuẩn chủ quan” với “ý định khởi nghiệp” cũng như “kiến thức kinh doanh/kĩ thuật số” tới “chuẩn chủ quan” Chuẩn chủ quan thường là yếu tố dự báo ý định khởi nghiệp yếu nhất khi kiểm định bằng TPB (Yaghoubi Farani, Karimi và Motaghed, 2017) Tuy nhiên, thời đại khác nhau thì quan điểm về xã hội cũng khác nhau, và chuẩn mực được định hình bởi môi trường xã hội Khi cơ hội nghề nghiệp bị hạn chế, giới trẻ có thể dần độc lập hơn trong việc quyết định con đường sự nghiệp của mình
(Nguyen et al., 2019; Younis, Katsioloudes và Al Bakri, 2020).
2.2 Giáo dục và ý định khởi nghiệp
Saptono, Wibowo và Shandy (2020) đã chứng minh rằng các chương trình khởi nghiệp ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, nghiên cứu của họ ủng hộ việc tạo lập doanh nghiệp thông qua chương trình giáo dục khởi nghiệp kỹ thuật số.
Turker và Selcuk (2009) cho rằng giáo dục ở trường đại học đóng vai trò then chốt trong việc phát triển ý định khởi nghiệp, bởi nếu một trường đại học cung cấp đầy đủ kiến thức và và cảm hứng cho việc khởi nghiệp, khả năng lựa chọn sự nghiệp kinh doanh của những người trẻ tuổi sẽ cao hơn Trường đại học phải tập trung chú ý nhiều hơn nữa đến chương trình giáo dục khởi nghiệp của mình, nên khuyến khích sự phát triển của các ý tưởng sáng tạo để trở thành một doanh nhân, cung cấp kiến thức cần thiết về tinh thân kinh doanh và phát triển kĩ năng kinh doanh.
Trong nghiên cứu của Nguyen et al (2019), nhóm tác giả cho rằng không có mối quan hệ trực tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp Kết quả này trái ngược với các nghiên cứu trên của Saptono, Wibowo và Shandy (2020) hay Turker và Selcuk (2009) Tuy nhiên, điều này có thể giải thích khi xét riêng ở môi trường giáo dục Việt Nam, mặt giáo dục còn nhiều hạn chế do chưa tạo được điều kiện cho sinh viên tư duy phản biện và khả năng sáng tạo, nên việc sinh viên dù có kiến thức khởi nghiệp vững chắc là vẫn chưa đủ để nâng cao ý định khởi nghiệp ở thanh niên Một phương pháp giảng dạy tiên tiến, thúc đẩy sự sáng tạo hay một cuộc thi kinh doanh ở trường đại học sẽ là cần thiết để gia tăng hiệu quả của bản thân sinh viên, từ đó gia tăng ý định khởi nghiệp.
Khi nghiên cứu giáo dục kinh doanh về trí tuệ nhân tạo, mô hình nghiên cứu của T Nuseir, Basheer và Aljumah (2020) tập trung khẳng định vai trò trung gian của giáo dục khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo giữa sự hiệu quả bản thân và năng lực kinh doanh Kết quả nghiên cứu cho rằng khả năng tự kinh doanh của bản thân (hiệu quả bản thân) có ảnh hưởng rất lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên dù trực tiếp hay gián tiếp Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng giáo dục khởi nghiệp có thể kích thích tinh thần kinh doanh và khả năng sáng tạo, từ đó củng cố ý định và tăng tính khả thi khi khởi nghiệp Một lập luận được đưa ra là bắt buộc phải giáo dục các doanh nhân trẻ về cơ hội kinh doanh, thông qua giáo dục doanh nhân về trí tuệ nhân tạo.
Các kết quả nghiên cứu đều có một nhận định chung về sự tác động tích cực giữa chương trình giáo dục khởi nghiệp với ý định khởi nghiệp Tuy nhiên, đối chiếu vào bối cảnh Việt Nam, chương trình đào tạo khởi nghiệp còn nhiều hạn chế về mặt phương pháp mặc dù có nhiều đổi mới Do vậy, mức độ tác động chương trình giáo dục còn tuỳ thuộc vào môi trường giáo dục liệu có khuyến khích ý tưởng khởi nghiệp hay kĩ năng cho sinh viên hay không (Turker và Selcuk, 2009).
2.3 Hiệu quả bản thân đến ý định khởi nghiệp
Hiệu quả của bản thân là thước đo năng lực của một người trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu (Bandura, 1993) Hiệu quả của bản thân không chỉ ảnh hưởng đến mức độ nỗ lực và sự kiên trì đến một mục tiêu cụ thể mà còn ảnh hưởng đến sự lựa chọn và hành vi một người (Zhao, Hills và Seibert, 2005).
Mô hình đề xuất và các giả thuyết
Quyết định khởi nghiệp là một hành vi tự nguyện có kế hoạch (Krueger, Reilly và Carsrud, 2000) Theo định nghĩa của Arasteh (2003), khởi nghiệp là một quá trình năng động theo hướng tăng vốn, nó cũng là một quá trình tạo ra một yếu tố sử dụng sự sáng tạo và đi kèm với việc sử dụng thời gian, nguồn lực, rủi ro và các yếu tố khác (Ghasemi, Rastegar, Jahromi và Marvdashti, 2011) Ý định kinh doanh có thể được coi là bước đầu tiên trong một quá trình dài hạn đang phát triển của việc thành lập tổ chức (Lee và Wong, 2004). Ý định khởi nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chảng hạn như sáng tạo, khát khao thành công, môi trường kinh doanh, các đặc điểm tính cách, động lực thúc đẩy, kiến thức hay hiệu quả bản thân (Nguyen et al., 2019; Zhao, Hills và Seibert, 2005; Yi và Duval-Couetil, 2018)
Theo TPB, ý định khởi nghiệp là nỗ lực của một cá nhân để thực hiện hành vi kinh doanh đó Ba tiền đề ảnh hưởng đến hành vi là thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi.
3.2 Các yếu tố tiền đề thuộc TPB
Nghiên cứu Padilla-Angulo (2017) đã kiểm định các tác động giữa các thành phần của TPB đến ý ý định khởi nghiệp và cho kết quả rằng “thái độ đối với khởi nghiệp” và “khả năng kiểm soát hành vi” có tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp” Ngoài ra, khác với các nghiên cứu được đề cập, Padilla-Angulo (2017) Kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa “chuẩn chủ quan” và “thái độ đối với khởi nghiệp” cũng như “khả năng kiểm soát hành vi” Mối quan hệ này cũng được đề cập trong nghiên cứu của Yaghoubi Farani, Karimi và Motaghed (2017) khi cho rằng ảnh hưởng của “chuẩn chủ quan” lên “ý định khởi nghiệp” của doanh nhân chủ yếu là gián tiếp thông qua “thái độ đối với khởi nghiệp” và “khả năng kiểm soát hành vi”.
Yousaf, Shamim, Siddiqui và Raina (2015) cho rằng cả 3 yếu tố của TPB đều là những yếu tố dự báo quan trọng về ý định trở thành doanh nhân của sinh viên kinh doanh Tuy nhiên yếu tố “chuẩn chủ quan” được kiểm định ở nhiều nghiên cứu khác như Younis, Katsioloudes và Al Bakri (2020) hay Wu & Wu (2008), các nghiên cứu này đều không có bằng chứng thống kê chứng minh sự tác động tích cực “chuẩn chủ quan” lên ý định khởi nghiệp.
Theo Turker và Selcuk (2008), thái độ khởi nghiệp của cá nhân chịu ảnh hưởng của môi trường văn hóa, chính trị, xã hội Trong bối cảnh Việt Nam, giới trẻ còn chịu tác động từ gia đình, văn hóa và hạn chế tiếp cận công nghệ số Do đó, nghiên cứu này sẽ tập trung xem xét lại ảnh hưởng của mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) lên ý định khởi nghiệp kỹ thuật số của giới trẻ Việt Nam.
H1a: Thái độ hướng tới khởi nghiệp kỹ thuật số tác động cùng chiều lên ý định khởi nghiệp kỹ thuật số ở sinh viên.
H1b: Chuẩn chủ quan tác động cùng chiều lên ý định khởi nghiệp kỹ thuật số ở sinh viên. H1c: Khả năng kiểm soát hành vi tác động cùng chiều lên ý định khởi nghiệp kỹ thuật số ở sinh viên.
H2: Chuẩn chủ quan tác động cùng chiều lên khả năng kiểm soát hành vi
H3: Chuẩn chủ quan tác động cùng chiều tới thái độ hướng tới khởi nghiệp kỹ thuật số
3.3 Kiến thức kinh doanh xuất phát từ môi trường giáo dục khởi nghiệp
Nghiên cứu của Fishbein và Ajzen (2009) chỉ ra rằng kiến thức về môi trường kinh doanh tác động gián tiếp đến ý định khởi nghiệp thông qua các biến tiền nhân của ý định gồm: thái độ đối với khởi nghiệp, khả năng kiểm soát hành vi.
“chuẩn chủ quan” Trong đó, kiến thức kinh doanh được cho là tác động mạnh nhất đến “khả năng kiểm soát hành vi” Saptono, Wibowo và Shandy (2020) đã chứng minh rằng các chương trình khởi nghiệp ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, nghiên cứu của họ ủng hộ việc tạo lập doanh nghiệp thông qua chương trình giáo dục khởi nghiệp kỹ thuật số.
Theo nghiên cứu của Nguyen et al (2019), mối quan hệ trực tiếp giữa giáo dục khởi nghiệp và ý định khởi nghiệp vẫn còn là ẩn số Chủ đề giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam còn tương đối mới mẻ Nghiên cứu này tiến hành kiểm định lại mối quan hệ này với kỳ vọng sẽ thu được kết quả tích cực, làm sáng tỏ thêm tác động của giáo dục khởi nghiệp đối với sinh viên.
Trong bối cảnh giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của sinh viên, các trường đại học có tiềm năng bồi dưỡng các doanh nhân tương lai Các chương trình học tập tiến tiến tích hợp công nghệ thúc đẩy sự sáng tạo và nền tảng kiến thức Tuy nhiên, tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều cải cách trong giáo dục, vẫn còn hạn chế trong việc trau dồi sự tự tin, tính sáng tạo và năng lực của sinh viên Nghiên cứu này sẽ phân tích biến "Kiến thức kinh doanh xuất phát từ môi trường giáo dục" để kiểm tra mối liên hệ với "khả năng kiểm soát hành vi" và "thái độ đối với khởi nghiệp", từ đó xác định xem sự thiếu hụt kiến thức kỹ thuật số trong môi trường đại học có tác động đến ý định khởi nghiệp kỹ thuật số của sinh viên hay không.
H4: Kiến thức kinh doanh xuất phát từ môi trường giáo dục khởi nghiệp tác động cùng chiều lên ý định khởi nghiệp kỹ thuật số
H5a: Kiến thức kinh doanh xuất phát từ môi trường giáo dục khởi nghiệp tác động cùng chiều lên khả năng kiểm soát hành vi
H5b: Kiến thức kinh doanh xuất phát từ môi trường giáo dục khởi nghiệp tác động cùng chiều lên thái độ đối với khởi nghiệp
3.4 Động lực khởi nghiệp Động lực kinh doanh được định nghĩa bởi Zimmerer và Scarborough (2008) là năng lượng khuyến khích cá nhân thực hiện các hoạt động dẫn đến việc đạt được nhu cầu, góp phần thỏa mãn và giảm sự mất cân bằng bằng cách mở một doanh nghiệp hoặc một cơ sở kinh doanh (Mahendra, Djatmika và Hermawan, 2017) Động lực được chia làm 2 loại động lực nội tại và động lực bên ngoài (Tohidi, 2011) Các sinh viên đã được giáo dục về kinh doanh được kỳ vọng sẽ có động lực cao trong kinh doanh Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của động lực khởi nghiệp, cụ thể là động lực về tài chính đối với ý định khởi nghiệp.
Trong nghiên cứu của Nguyen et al (2019), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối quan hệ tồn tại giữa “thái độ đối với tiền bạc” đến “ý định khởi nghiệp” Kết quả này cũng được nghiên cứu của Yi và Duval-Couetil (2018) nhấn mạnh, không có bằng chứng thống kê cho thấy tác động trực tiếp của “Động lực vì lợi ích các nhân” tới ý định khởi nghiệp Có nghĩa rằng địa vị xã hội cao, kiếm được nhiều tiền hay có nhiều thời gian rảnh không phải là mối quan tâm của sinh viên kỹ thuật trong giáo dục khởi nghiệp.
Ngược lại, Shane, Locke và Collins, 2003) cho rằng động lực trong đó bao gồm “mong muốn thành đạt” có mối quan hệ tích cực tác động lên ý định khởi nghiệp, đây cũng khớp với quan điểm về mối quan hệ mật thiết giữa khởi nghiệp và làm giàu của (Reagan, 2013) Nghiên cứu này được thực hiện trên sinh viên, với mong muốn kiểm định mối quan hệ giữa “động lực tài chính” với ý định khởi nghiệp trên lĩnh vực kỹ thuật số, liệu sinh viên có ý định khởi nghiệp nhằm làm giàu cho bản thân hay không.
H6: Động lực tài chính tác động cùng chiều lên ý định khởi nghiệp kỹ thuật số.
Trong nghiên cứu của Younis, Katsioloudes và Al Bakri (2020) khi nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kỹ thuật số ở sinh viên Đại học Quatar, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ về ý định trở thành một nhà khởi nghiệp kỹ thuật số Kết quả này tương tự như kết quả của Zhao, Hills và Seibert (2005) khi không chứng minh được có sự khác biệt về giới trong ý định khởi nghiệp Mặt khác, Ghatak, Chatterjee và Bhowmick (2020) có một lập luận rằng giữa nam giới và nữ giới có cách thức đặt niềm tin vào khả năng bắt đầu một công việc kinh doanh mới là khác nhau Cụ thể, nữ giới có xu hướng tham gia vào các hành vi mang tính cộng đồng nhiều hơn, trong khi nam giới thường tham giá vào các hành vi định hướng tập thể và tăng cường sức mạnh Do đó dẫn đến các sáng kiến khởi nghiệp kỹ thuật số thường được ủng hộ bởi nam giới hơn nữ giới.
Sự khác biệt về giới tính trong ý định khởi nghiệp tại Việt Nam chưa được nhiều nhà nghiên cứu kiểm định Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam, khả năng tiếp cận với môi trường kỹ thuật số còn khá hạn chế và có sự chệnh lệch giữa nam và nữ Do vậy, một nghiên cứu đề xuất về sự tác động của giới tính lên ý định khởi nghiệp kỹ thuật số là cần thiết.
H7: Nam giới có ý định khởi nghiệp ở lĩnh vực kỹ thuật số mạnh mẽ hơn so với nữ giới
3.6 Mô hình đề xuất các mối quan hệ tác động đến ý định khởi nghiệp kỹ thuật số.