1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận lý luận sản xuất hàng hóa của c mác và vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường Ở việt nam hiện nay

24 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 292,21 KB

Nội dung

Để phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện mới hình thành còn nhiều khó khăn, cần phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần… Có thể thấy sản xuất hàng hóa và hàng hóa đóng một vai

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ



MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

TIỂU LUẬN

LÝ LUẬN SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA C MÁC

VÀ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: PGS TS Đoàn Đức Hiếu SVTH:

1 Trần Nguyên Hạo 23144010

2 Huỳnh Gia Hân 23110019

Mã lớp học: LLCT120205E_23_2_08FIE

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……… 1

2 MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……….1

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 2

NỘI DUNG……….3

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CỦA C MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA 3

1.1 SẢN XUẤT HÀNG HÓA………3

1.1.1 KHÁI NIỆM SẢN XUẤT HÀNG HÓA……… 3

1.1.2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA……….3

1.1.2.1 PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI……… 3

1.1.2.2 SỰ TÁCH BIỆT TƯƠNG ĐỐI VỀ MẶT KINH TẾ CỦA NHỮNG NGƯỜI SẢN XUẤT……… 3

1.2 CÁC QUY LUẬT CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA………4

1.2.1 QUY LUẬT GIÁ TRỊ………4

1.2.2 QUY LUẬT CẠNH TRANH……….6

1.2.3 QUY LUẬT CUNG CẦU……… 8

1.2.4 QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT……… 9

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG LÝ LUẬN SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA C MÁC VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…….14

2.1 KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM……… 14

2.1.1 KHÁI NIỆM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG……… 14

2.1.2 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG……….14

2.1.3 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……… 14

2.2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG LÝ LUẬN SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA

C MÁC VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……… 15

2.2.1 TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……… 15

Trang 3

2.2.2 SỰ BIỂU HIỆN CỦA LÝ LUẬN SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………162.3 NHỮNG BIỆN PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ LÝ LUẬN SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA C MÁC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAMHIỆN NAY………17

KẾT LUẬN……… 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 20

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao Ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động,phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định Mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường

Chủ nghĩa Mác Lênin khẳng định, xã hội tồn tại và phát triển được là nhờ sảnxuất vật chất, lịch sử của xã hội trước hết là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất

C Mác khẳng định, sự phát triển của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa ở giai đoạn cao, lúc đó nhà nước tự tiêu vong và khi ấy kinh tế hàng hóa (kinh tếthị trường) cũng không còn tồn tại Lênin cũng cho rằng: Chủ nghĩa xã hội là sản phẩm của nền đại công nghiệp cơ khí Và nếu “không có kỹ thuật tư bản chủ nghĩa quy

mô lớn được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được” Tuy nhiên, trước khi không còn cơ sở tồn tại, bản thân nhà nước và kinh tế thị trường lại cần thiết cho quá trình xây dựng thành công một xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa

Logic này được Lênin khẳng định từ chính thực tiễn phát triển của nước Nga.Khi Cách mạng tháng Mười (Nga) thành công, ngay bản thân Lênin, trong giai đoạn đầu cũng triển khai chính sách cộng sản thời chiến Tuy nhiên, sau đó ông nhận ra sai lầm, nóng vội, nó đối lập Đảng với quần chúng nhân dân và chỉ làm trầm trọng thêm nền kinh tế vốn đã hoang tàn của đất nước Lênin đã chỉ ra con đường khắc phục thôngqua triển khai thực hiện chính sách kinh tế mới, tức chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang khuyến khích phát triển kinh tế hàng hóa, chấp nhận mức độ nhất định cơ chế thị trường Để phát triển lực lượng sản xuất trong điều kiện mới hình thành còn nhiều khó khăn, cần phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần…

Có thể thấy sản xuất hàng hóa và hàng hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, những lý luận sản xuất hàng hóa của C Mác đã cho

ta thấy được vai trò quan trọng đó của sản xuất hàng hóa và hàng hóa Lý luận của

C Mác chỉ ra các phạm trù cơ bản về hàng hóa, tiền tệ, giá cả, quy luật giá trị, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, năng suất lao động… giúp cho việc nhận thức một cách căn bản cơ sở lý luận của các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường Chính vì thế, việc nghiên cứu về lý luận sản xuất hàng hóa của C.Mác và tìm hiểu vai trò cũng như tác động của nó đến nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kì phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết

Với mong muốn tìm hiểu rõ bản chất, mối quan hệ của lý luận sản xuất hàng hóa với nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài tiểu

luận: “Lý luận sản xuất hàng hóa của C Mác và vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”.

2 MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Sau quá trình nghiên cứu về lý luận sản xuất hàng hóa của C Mác và vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, cần phải đạt được các mục tiêu sau:

Trang 5

- Nắm được khái niệm, điều kiện ra đời và các quy luật của sản xuất hàng hóa;

- Nắm được khái niệm, đặc điểm chính của kinh tế thị trường và tính tất yếu khách quan phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay;

- Biết được thực trạng vận dụng lý luận sản xuất hàng hóa của C Mác vào phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay;

- Đưa ra được một số biện pháp vận dụng hiệu quả lý luận sản xuất hàng hóa của

C Mác trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài tiểu luận đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để làm rõ vấn đề cần

bàn luận Cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập những thông tin liên quan đến đề tài và

thống kê Từ đó nêu ra thực trạng, biện pháp của vận dụng lý luận sản xuất hàng hóa của C Mác vào phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

- Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: dùng phương pháp phân tích để chia đối tượng nghiên cứu là lý luận sản xuất hàng hóa của C Mác vào phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay thành nhiều khía cạnh như thực trạng, biểu hiện Sau đó tổng hợp lại để có được nhận thức đầy đủ, đúng đắn nhất

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CỦA C MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA

1.1 Sản xuất hàng hóa

1.1.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa được hiểu là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó, sản phẩm được sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua hoạt động traođổi, mua bán

1.1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện đó là có phân công lao động

xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất

1.1.2.1 Phân công lao động xã hội

- Phân công lao động xã hội chính là điền kiện cần cho sản xuất hàng hóa ra đời Phân

công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, nghề khác nhau.Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất

- Cơ sở của phân công lao động xã hội đó là: dựa trên những ưu thế về tự nhiên, kĩ thuật, năng khiếu, sở trường của từng người cũng như của từng vùng; dựa trên những đặc điểm, ưu thế về mặt xã hội như phong tục, tập quán, ăn ở,… của từng vùng

- Phân công lao động có vai trò đó là làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu

vì khi có phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi nhiều sản phẩm dẫn đến họ phải trao đổi sản phẩm với nhau Ngoài ra, phân công lao động xã hội còn làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, do đó ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư lên trao đổi

1.1.2.2 Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất

- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất chính là điều kiện

đủ cho sản xuất hàng hóa ra đời

- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế hoặc do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá

- Có ba cơ sở của điều kiện này:

+ Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còntrong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu

Trang 7

khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.

+ Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi

cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ Cụ thể, sản xuất hàng hoá ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất,

đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xãhội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng Trong điều kiện ấy, người nàymuốn tiêu dùng sản phẩm cùa người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức

là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa

+ Cơ sở thứ ba đó là do sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tưliệu sản xuất quy định Sự tách biệt về kinh tế không chỉ ở sự khác biệt về quyền sởhữu mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng tư liệu sản xuất khác nhaucủa cùng một chủ thể sở hữu Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể sản xuấttồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi sản phẩm giữanhững chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ Điều đó chỉ có thể cóđược khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức là trao đổi hàng hóa,sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa

- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất làm cho sản phẩmlàm ra thuộc quyền sở hữu hoặc chi phối của người sản xuất đó, do đó họ mới cóquyền mang nó đi bán Thêm vào đó, sự tách biệt ấy còn làm cho quan hệ trao đổi củachủ thể đó tất yếu mang hình thái trao đổi hàng hóa, vì sự tách biệt tương đối về mặtkinh tế làm cho những chủ thể sản xuất ấy có lợi ích kinh tế độc lập với nhau Chính vìvậy, sản phẩm làm ra phải mang hình thức trao đổi theo nguyên tắc ngang giá mớicông bằng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích của các chủ thể đó

Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng Với ý nghĩa đó, cầnkhẳng định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc

1.2 Các quy luật của sản xuất hàng hóa

1.2.1 Quy luật giá trị

* Khái niệm của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản nhất cuả sản xuất và trao đổi hàng hoá.Quy luật giá trị đòi hỏi việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết Mọi hoạt động cuả các chủ thể kinh tế trong sản xuất và

Trang 8

lưu thông hàng hoá đều chịu sự tác động cuả quy luật này Chừng nào còn sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chừng đó còn quy luật giá trị.

* Nội dung và sự vận động của quy luật giá trị

- Trong sản xuất thì hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết Vì trong nền sản xuất hàng hóa, vấn đề đặc biệt quan trọng là hàng hóa sản xuất ra có bán được hay không Để có thể bán được thì hao phí lao động để sản xuất rahàng hóa của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cóthể chấp nhận được Mức hao phí càng thấp thì họ càng có khả năng phát triển kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận, ngược lại sẽ bị thua lỗ, phá sản…

- Trong trao đổi hàng hoá cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá, hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng có lượng giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau

- Có thể xem sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá theo mô hình xoay quanh trục giá trị chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị Thông qua sự vận động của giá cả thị trường, quy luật giá trị này sẽ phát huy tác dụng và tạo nên nhiều tác động cho xã hội

* Tác động của quy luật giá trị

- Điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa: Quy luật giá trị sẽ điều tiết sản xuất, lưu thông hàng hóa trên thị trường theo quy tắc sau:

+ Cung nhỏ hơn cầu: Đây là lúc giá cả lớn hơn giá trị hàng hóa Khi này hàng hóa

sản xuất ra sẽ có lãi và bán rất chạy Trong khi đó trường hợp giá hàng hóa lại cao hơngiá trị của nó thì ngược lại, sẽ khiến cho sản xuất mở rộng để tăng cung nhiều hơn

+ Cung lớn hơn cầu: Hàng hóa lúc này được sản xuất nhiều hơn nếu so với nhu cầu

tiêu dùng của thị trường Thế nên giá cả bán ra cũng sẽ thấp hơn, giá trị của hàng cũng khó bán và không sinh lời Người sản xuất phải tìm biện pháp như ngừng hoặc giảm sản xuất, riêng trường hợp nếu giá giảm thì nhu cầu hàng hóa tăng

+ Cung bằng cầu: Giá cả bằng giá trị thì khi này nền kinh tế được gọi là bão hòa.

- Thúc đẩy khoa học:

+ Thúc đẩy cải tiến khoa học kỹ thuật, tăng cường khả năng sản xuất hợp lý, tăng năng suất Thông thường với nền kinh tế hàng hóa, mỗi cá nhân sản xuất sẽ được xem

là một chủ thể có tính độc lập trong chính việc sản xuất Sự độc lập này thể hiện rất rõ,

sẽ khiến cho hao phí sức lao động của mỗi người nhìn chung là khác nhau

+ Nếu sức hao tổn lao động của một cá nhân đo được nhỏ hơn hao phí lao động xã hội thì sẽ mang lại nhiều lợi thế và sinh lợi nhuận cao Nếu như nhà sản xuất có hao phí lao động cá nhân lớn hơn hao phí lao động xã hội thì khả năng thua lỗ sẽ cao hơn

Do đó, doanh nghiệp sẽ phải tìm cách để giảm hao phí lao động cá nhân, làm sao cho bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội Nhờ đó, doanh nghiệp mới có được lợi

Trang 9

thế trong vấn đề cạnh tranh, đồng thời hạn chế rủi ro phá sản Nếu muốn đạt được điềunày, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm cách cải tiến khoa học kỹ thuật, đồng thời tăng năng suất lao động.

- Phân hóa giàu, nghèo:

+ Quy luật giá trị sẽ khiến người sản xuất hàng hóa phân hóa thành giàu - nghèo Dù

ít dù nhiều thì tình trạng phân hóa giàu - nghèo hiện nay vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, ngay cả ở Việt Nam

+ Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, kết hợp cùng trình độ chuyên cao sẽ tạo nên hao phí lao động cá nhân thấp hơn (nếu so với hao phí lao động xã hội) Cũng

từ đó, họ sẽ có thêm nhiều lợi nhuận và ngày càng trở nên giàu có Ngược lại, với những người không có lợi thế hoặc thiếu điều kiện thuận lợi thì sẽ trở thành người nghèo, theo quy luật đào thải trong xã hội Đây cũng chính là một trong những nguyênnhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản

Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực Do

đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

1.2.2 Quy luật cạnh tranh

* Khái niệm của quy luật cạnh tranh

- Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóanhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hànghóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng; hoặc giữa người tiêu dùng với người tiêu

dùng; hoặc giữa người sản xuất với người sản xuất

- Quy luật cạnh tranh là điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa chủ thể sản xuất và trao đổi hàng hóa Khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác cần chấp nhận cạnh tranh, bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh Như vậy hoạt động cạnh tranh trong kinh tế thị trường là tất yếu Cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa

- Ví dụ:

+ Cạnh tranh giữa người sản xuất với người tiêu dùng: Bên bán thì luôn muốn bán sản phẩm với giá cao nhất, còn bên luôn mua giá rẻ nhất có thể, cả hai bên đều muốn cạnh tranh làm sao để mình có lợi nhất

Trang 10

+ Cạnh tranh giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng: Những sản phẩm số lượng giới hạn khác với mẫu thường và chỉ bán ra một số lượng rất nhỏ, khiến cho sản phẩm trở nên đặc biệt và thu hút hơn với khách hàng Những khách hàng muốn sở hữu nó trong tay thì cần cạnh tranh với nhau.

+ Cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất: Hai công ty X và Y đều sản xuất quần áo thời trang cho giới trẻ Hai công ty cần có cho mình những chiến lược để cạnh tranh nhau thu hút được nhiều khách hàng hơn Công ty X thường đưa ra

những hàng mẫu mã không mới, không cập nhật xu hướng như công ty Y Theo thời gian, công ty Y luôn bán hàng được nhiều hơn, công ty X thua lỗ và phá sản

* Ý nghĩa của quy luật cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là linh hồn của thị trường Nhờ có cạnh tranh, với sự thay đổi liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mà nền kinh tế thị trường đã đem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có được trong các hình thái kinh tế trước đó, cạnh tranh trở thànhđộng lực của sự phát triển Theo đó, cạnh tranh mang lại những ý nghĩa sau đây:

- Điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường:

+ Sự tồn tại của cạnh tranh sẽ loại bỏ những khả năng lạm dụng quyền lực thị trường

để bóc lột đối thủ cạnh tranh và bóc lột khách hàng Như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm bảo phân phối thu nhập và các nguồn lực kinh tế sẽ tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh và tồn tại được trên thị trường. Vai trò điều phối của cạnh tranh thể hiện thông qua các chu trình của quá trình cạnh tranh Theo đó, chu trình sau có mức độ cạnh tranh và khả năng kinh doanh cao hơn so với chu trình trước Do đó, khi một chu trình cạnh tranh được giả định là kết thúc, người chiến thắng sẽ có được thị phần (kèm theo chúng là nguồn nguyên liệu, vốn và lao động…) lớn hơn điểm xuất phát Thành quả này lại được sử dụng làm khởi đầu cho giai đoạn cạnh tranh tiếp theo Cứ thế, kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh và cạnh tranh hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp có sự tích tụ dần trong quá trình kinh doanh để nâng cao dần vị thế của người chiến thắng trên thương trường

+ Trong cuộc cạnh tranh, mọi nguồn lực kinh tế từ những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả sẽ được lấy đi để trao cho những người có khả năng sử dụng một cách tốt hơn Sự dịch chuyển như vậy đảm bảo cho các giá trị kinh tế của thị trường được

sử dụng một cách tối ưu

- Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng:

+ Trong môi trường cạnh tranh, người tiêu dùng có vị trí trung tâm, giữa các bên tham gia cạnh tranh Nhu cầu của họ được đáp ứng một cách tốt nhất mà thị trường có thể cung ứng và chính họ là người có thể quyết định trong các bên cạnh tranh, ai được tồn tại và ai phải ra khỏi cuộc chơi Nói cách khác, cạnh tranh đảm bảo cho người tiêu dùng có được cái mà họ muốn

Trang 11

+ Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng không còn phải sống trong tình trạngxếp hàng chờ mua nhu yếu phẩm như thời kỳ bao cấp, mà ngược lại, những nhà sản xuất kinh doanh luôn tìm đến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất.

+ Trong môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn phải ganh đua, tìm mọi cách

hạ giá thành sản phẩm nhằm lôi kéo khách hàng đến với mình Chính sự tương tác giữa nhu cầu của người tiêu dùng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh đã làm cho giá cả hàng hoá và dịch vụ đạt được mức rẻ nhất có thể; các doanh nghiệp cố gắng để có thể thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong khả năng chi tiêu của họ Tùy thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu của mình, người tiêu dùng sẽ quyết định việc sử dụng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể Bên cạnh đó, phụ thuộc vào những tính toán về công nghệ, về chi phí…nhà sản xuất sẽ quyết định mức

độ đáp ứng nhu cầu về loại sản phẩm, về giá và chất lượng của chúng

- Đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất: Những nỗ lực giảm chi phí để từ đó giảm giá thành của hàng hoá, dịch vụ đã buộc các doanh nghiệp phải tự đặt mình vào những điều kiện kinh doanh tiết kiệm bằng cách sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực mà họ có được Mọi sự lãng phí hoặc tính toán sai lầm trong sử dụng nguyên vật liệu đều có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh Nhìn ở tổng thể của nền kinh tế, cạnh tranh là động lực cơ bản giảm sự lãng phítrong kinh doanh, giúp cho những doanh nghiệp cân nhắc sử dụng mọi nguồn nguyên, nhiên, vật liệu một cách tối ưu nhất

- Thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh:

Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận, giảm chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị trường, mong giành phần thắng về mình đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Cứ như thế, cuộc chạy đua đó sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật trong đời sống kinh tế và xã hội

Kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế

-xã hội: Cạnh tranh đòi hỏi Nhà nước và pháp luật phải tôn trọng tự do trong kinh doanh Trong sự tự do kinh doanh, quyền được sáng tạo trong khuôn khổ tôn trọng lợi ích của chủ thể khác và của xã hội luôn được đề cao như một kim chỉ nam của sự phát triển Sự sáng tạo làm cho cạnh tranh diễn ra liên tục theo chiều hướng gia tăng của quy mô và nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế Sự sáng tạo không mệt mỏi của con người nhằm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc cạnh tranh thay đổi qua nhiều thế hệ liên tiếp là cơ sở thúc đẩy sự phát triển liên tục và đổi mới không ngừng

1.2.3 Quy luật cung cầu

* Khái niệm của quy luật cung cầu

- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định

Trang 12

- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chiphí sản xuất xác định.

- Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng, cầu nhỏhơn cung thì giá giảm, cầu bằng cung thì giá về trạng thái cân bằng

* Tác động của quy luật cung cầu

- Có thể nói rằng quy luật cung cầu có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa và giá cả hàng hóa trên thị trường Theo đó, cân bằngthị trường là một trạng thái được mong muốn bởi trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái mà ở đó sản lượng giao dịch và giá cả có khả năng tự ổn định, không phải chịu áp lực thay đổi Cũng tự đó mà có thể tạo ra sự hài lòng giữa người mua và người bán, và khi cân bằng thì sản lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng cung cấp bằng với sản lượng mà người mua sẵn lòng mua

- Giữa cung, cầu và giá cả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

+ Giá cả bằng giá trị: Trạng thái cung cầu ở thế cân bằng.

+ Giá cả nhỏ hơn giá trị: Cung ở xu thế giảm, cầu ở xu thế tăng.

+ Giá cả lớn hơn giá trị: Cung ở xu thế tăng, cầu ở xu thế giảm.

+ Cung lớn hơn cầu: Giá cả có xu thế giảm.

+ Cung nhỏ hơn cầu: Giá cả có xu thế tăng.

+ Cung bằng cầu: Giá cả ổn định.

1.2.4 Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát

* Khái niệm của quy luật lưu thông tiền tệ

- Lưu thông tiền tệ là tính chất lưu thông trên thị trường nhằm định giá cho hàng hóa, dịch vụ Phản ánh sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế trong quy luật của nó Tínhchất lưu thông được thực hiện tự do theo nhu cầu của các chủ thể tham gia trong thị trường Tuy nhiên, tiền tệ được phát hành bởi quốc gia nên được quản lý và giám sát với những mục đích lưu thông cụ thể Các tính chất lưu thông được hình thành trước tiên thông qua phát hành tiền mặt Trong tiến bộ và phát triển công nghệ và kỹ thuật, các lưu thông không dùng tiền mặt được sử dụng

- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật dựa trên quá trình lưu thông tiền tệ trên thị trường, xác định lượng tiền cần thiết cho việc lưu thông hàng hóa diễn tra trong một thời điểm nhất định Tính chất cân đối hay điều tiết được thực hiện dựa trên hoạt động quản lý của Nhà nước đảm bảo lợi nhuận cho cá nhân, phát triển kinh tế chung, giảm tiêu cực từ lạm phát

Ngày đăng: 03/12/2024, 21:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w