Những hướng khai thác khi vận dụng học thuyết giá trị thặng dư củaC.Mác trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay………10KẾT LUẬN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Tiếng Nhật
TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Vận dụng lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam
Họ và tên sinh viên: Trịnh Phương Linh
Mã sinh viên: 2314740035
Lớp: TRI115(HK1-2324)K62.9
Hà Nội 2023
Trang 2MỤC LỤC
I LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
1 Về học thuyết giá trị thặng dư……… 3
2 Khái niệm và bản chất của giá trị thặng dư……… 4
3 Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư……… 5
II VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC VÀO PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
1 Lịch sử phát triển quan điểm về kinh tế thị trường ở Việt Nam…………8
2 Tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay……….9
3 Những hướng khai thác khi vận dụng học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay………10
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Học thuyết của Mác, trên cơ sở xây dựng hệ thống lý luận và hình thành phương pháp tư duy khoa học về các quá trình kinh tế, đã trình bày một các sáng tỏ bản chất và nội dung của hình thái giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
Nổi bật trong hệ thống quan điểm của Mác là các học thuyết về giá trị thặng dư và các hình thái biểu hiện có liên quan Học thuyết giá trị thặng
dư nghiên cứu quá trình sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, hình thái đầu tiên của nền kinh tế thị trường trong lịch sử phát triển của nhân loại Học thuyết giá trị thặng dư được coi là “viên đá tảng” của kinh tế chính trị Mác-Lênin Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Học thuyết đó đã vạch trần thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa và cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, vũ trang cho giai cấp vô sản lý luận cách mạng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết giá trị thặng dư không dừng ở đó Ngày nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Việc vận dụng học thuyết giá trị thặng dư là một quá trình lâu dài và có nhiều nội dung cần được nghiên cứu để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ sự cần thiết và những hướng khai thác khi vận dụng học thuyết giá trị thặng dư trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Ý nghĩa nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài giúp chúng ta hiểu được quá trình vận dụng lý luận
giá trị thặng dư vào sự phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay.
2
Trang 4I LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN
1.Về học thuyết giá trị thặng dư
Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa gồm: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng Việc phát hiện
ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết giá trị lao động một cơ sở khoa học thực sự
Học thuyết giá trị thặng dư là phát minh quan trọng thứ hai sau biện luận duy vật lịch sử của C.Mác Nội dung chính của học thuyết phát biểu rằng sản xuất và chiếm hữu giá trị thặng dư là hình thức đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản về sản xuất và chiếm hữu sản phẩm thặng dư, nghĩa là hình thức cao nhất của sự tha hóa con người đối với hoạt động của mình, đối với sản phẩm từ hoạt động đó, đối với chính mình, đối với người khác Trong học thuyết này C.Mác đưa ra công thức T - H - T’ (Tiền - Hàng hóa -Tiền) để minh họa cho sự biến đổi của vốn (tư bản) dạng tiền sang dạng hàng hóa và cuối cùng quay trở lại dạng tiền ở mức cao hơn mức ban đầu một lượng ΔT (nghĩa là T’ = T + ΔT) Bởi tất cả giá trị được tạo thành trong quá trình biến đổi thông qua sản xuất hàng hóa là do lao động, mà chủ yếu là lao động của người làm thuê, nên giá trị thặng dư ΔT cũng là giá trị do lao động kết tinh Tuy nhiên, giá trị này không được chia đều cho những người trực tiếp làm ra nó, mà thuộc quyền sở hữu của chủ tư bản Khác với công thức H - T - H (Hàng hóa - Tiền - Hàng hóa) phản ánh chức năng trung gian của tiền trong trao đổi, công thức T - H - T’ phản ánh
sự luân chuyển và tự phát triển của tư bản Tư bản dưới dạng tiền trở thành một chủ thể tự thân, đối lập với sức lao động, bóc lột sức lao động để nuôi
Trang 5lớn mình lên C.Mác chỉ ra rằng đó là quy luật vận động của phương thức sản xuất TBCN
Theo công thức đã dẫn thì tư bản có khả năng lớn lên vô giới hạn Tuy nhiên C.Mác cũng chỉ ra giới hạn nhất định của phát triển tư bản do chi phối của quy luật lợi nhuận trung bình Lợi nhuận trung bình xảy ra do sự cạnh tranh tư bản giữa các ngành kinh tế khác nhau Mặc khác, do khả năng chi trả trong thị trường cho nhu cầu tiêu dùng là có hạn, nên điều đó cũng kìm hãm tốc độ vận động của tư bản Hình thức cao nhất của sự phát triển tư bản là cho vay lãi Chủ nhân của tư bản vay lãi có cảm giác rằng tiền đẻ ra tiền và công thức vận động của tư bản biến thành T - T’
2 Khái niệm và bản chất của giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động trên toàn bộ giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt Giá trị thặng dư cũng như tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mức độ bóc lột công nhân làm thuê của nhà tư bản Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
Một mặt, nó thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển ngày càng mạnh mẽ; mặt khác, nó làm tăng những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản Nhà tư bản mua hàng hóa sức lao động đúng giá trị của nó, nhưng sức lao động ấy lại tạo ra cho nhà tư bản một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó; do nhà tư bản đã mua sức lao động, toàn bộ kết quả của quá trình lao động sản xuất thuộc về nhà tư bản, cho nên phần giá trị mới tăng thêm (ngoài phần giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã trả công cho người lao động) bị nhà tư bản chiếm đoạt là giá trị thặng dư C.Mác có công lao to lớn xây dựng học thuyết về giá trị thặng dư, chứng minh rõ chính lao động của công nhân làm thuê, chứ không phải tư liệu sản xuất, là
4
Trang 6nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư, và nhờ đó mà Mác đã bóc trần bản chất của bóc lột giá trị thặng dư bị che đậy
Trong đời sống kinh tế - xã hội hiện thực của chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư biểu hiện với nhiều hình thức khác nhau: lợi nhuận, lợi tức, địa tô
tư bản chủ nghĩa Trong thời đại ngày nay, do điều kiện cách mạng khoa học - kĩ thuật phát triển rất cao, điều kiện lao động của người công nhân thay đổi với hệ thống máy móc hiện đại (tự động hóa, tin học hóa, người máy ), chủ nghĩa tư bản có những hình thức phát triển, những động lực và phương pháp quản lý hiện đại (tư bản độc quyền nhà nước những công ty siêu quốc gia, đa quốc gia) thì sự bóc lột giá trị thặng dư được diễn ra dưới những hình thức khác nhau, theo những phương pháp khác nhau, tạo ra những năng suất lao động và tỷ suất giá trị thặng dư rất cao, nhưng bản chất của sự bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản không thay đổi Vấn đề
lý luận mang tính cốt lõi cần ưu tiên làm sáng rõ để việc nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam sớm nhận được sự đồng thuận là vấn đề nhận thức nội hàm khái niệm giá trị thặng dư Nội hàm khái niệm giá trị thặng dư được tiếp nhận từ lý luận kinh tế của Mác có thể gói gọn trong định nghĩa rằng: Giá trị thặng dư là giá trị do lao động của công nhân làm thuê sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ và bị nhà tư bản chiếm đoạt toàn bộ Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư là sự phản ánh quan hệ sản xuất căn bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
3 Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Để thu được nhiều giá trị thặng dư đến mức tối đa cần có phương pháp nhất định C.Mác đã chỉ ra nhà tư bản sử dụng hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Trang 7Discover more
from:
1234444
Document continues below
tài liệu đề cương
Trường Đại học…
137 documents
Go to course
Chiếc thuyền ngoài
xa - Tài liệu ôn tập tài liệu đề
3
Su phat trien cua ca tru - 33333
tài liệu đề
7
Unit5
-56f56adv2xv2as5v… tài liệu đề
1
Đề số 05 Đề bài -jkkkk
tài liệu đề
5
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
21
Trang 8•Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi Để có nhiều giá trị thặng dư, người mua hàng hóa sức lao động phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và tăng cường độ lao động Và, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu và cũng không thể vượt giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động
•Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi
độ dài ngày lao động không thay đổi thậm chí rút ngắn
Ứng dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất cũng
là một trong những phương pháp tạo ra giá trị thặng dư Việc áp dụng công nghệ vào sản xuất sẽ rút ngắn được thời gian lao động, tăng cường độ và năng suất lao động, từ đó dẫn đến việc nâng cao hiệu suất về sản lượng lao động và tạo nâng cao giá trị thặng dư
Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp chủ yếu, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp chủ yếu Lịch
sử phát triển của lực lượng sản xuất và của năng suất lao động xã hội dưới chủ nghĩa tư bản đã trải qua ba giai đoạn: hợp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí, đó cũng là quá trình nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư tương đối
Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nói trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản Dưới chủ nghĩa tư bản, việc
áp dụng máy móc không phải là để giảm nhẹ cường độ lao động của công nhân, mà trái lại tạo điều kiện để tăng cường độ lao động Ngày nay, việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình
tài liệu đề
Từ vựng tiếng anh sách cơ bản tài liệu đề
9
Trang 9thức mới, sự căng thẳng của thần kinh thay thế cho cường độ lao động cơ bắp
• Giá trị thặng dư siêu ngạch
Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giám giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, nhờ
đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó
Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi Nhưng xét toàn bộ
xã hội tư bản thi giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản
và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn một bên dựa vào tăng năng suất lao động xã hội)
Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu được
Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản đối với toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được Xét về mặt
đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê,
mà còn trực tiếp biểu hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản
7
Trang 10Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hóa
II VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC VÀO PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
1.Lịch sử phát triển quan điểm về kinh tế thị trường ở Việt Nam
Từ nhận thức, quan điểm phủ nhận kinh tế thị trường, xem kinh tế thị trường là đặc trưng riêng có của chủ nghĩa tư sản, đối lập kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội, Đảng đã từng bước thừa nhận sự tồn tại khách quan, tất yếu, cần thiết của kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta Quá trình này kéo dài 15 năm, từ Đại hội VI đến Đại hội
IX của Đảng, đi từ thừa nhận, cho phép tồn tại, phát triển nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đến thừa nhận phát triển nền kinh tế hàng hóa; từ xác định đó là nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch, kế hoạch là "tính thứ nhất", hàng hóa là "tính thứ hai" của nền kinh tế, tới xác định đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thừa nhận cơ chế thị trường, nhưng chưa thừa nhận kinh tế thị trường Chỉ đến Đại hội IX của Đảng (năm 2001), 15 năm sau khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, Đảng mới xác định nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho rằng kinh tế thị trường là sản phẩm chung của văn minh nhân loại; trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở một nước nghèo, kinh tế kém phát triển, chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa như nước ta, nhất định phải phát triển nền kinh tế thị trường, sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Trang 11Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng xác định
là mô hình kinh tế tổng quát ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, là kết quả phát triển lâu dài của lực lượng sản xuất và xã hội hóa các quan hệ kinh tế, trải qua các giai đoạn phát triển từ kinh tế hàng hóa giản đơn đến kinh tế thị trường tự do cạnh tranh và kinh tế thị trường hiện đại Lý luận giá trị thặng
dư được C.Mác nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không phải
là cái khác biệt mà vẫn là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường như quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị; thực hiện tự do hóa thương mại các nguyên tắc, thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được tuân thủ và vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt Điều khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là trong kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc các chủ sở hữu công cộng và giá trị thặng dư cũng thuộc sở hữu chung Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
2.Tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình đạt nhiều tiến bộ nhất
về đổi mới sáng tạo Sau 36 năm đổi mới, tính đến năm 2022, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 406,45 tỷ USD, tăng khoảng 50 lần Đặc biệt, giai đoạn 1986 – 2022, Việt Nam lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới Cụ thể, 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới gồm có: Equatorial Guinea (GDP tăng 180,78 lần), Trung Quốc (GDP tăng
9