Ba chức năng này cùng nhau phân biệt tiền tệ vớicác tài sản khác trong nền kinh tế.” Theo C.Mác, tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi thế giớihàng hóa, dùng để đo lường
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……… 4
NỘI DUNG………5
MỤC I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT……… 5
1 Khái niệm, lịch sử hình thành và bản chất của tiền tệ……… 5
1.1 Khái niệm tiền tệ ……… 5
1.2 Lịch sử hình thành của tiền tệ……… 5
1.3 Bản chất của tiền tệ……… 5
2 Chức năng của tiền……….10
3 Quy luật lưu thông tiền tệ……… 12
3.1 Khái niệm quy luật lưu thông tiền tệ……… 12
3.2 Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ……… 12
3.3 Vai trò của quy luật lưu thông tiền tệ………13
4 Lý luận về lạm phát……… 14
4.1 Khái niệm lạm phát……… 14
4.2 Phân loại lạm phát……… 14
MỤC II VẬN DỤNG LÝ LUẬN TIỀN TỆ CỦA C.MÁC TRONG VIỆC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM……….………15
1 Lịch sử lạm phát ở Việt Nam……….15
1.1 Thời kỳ trước đổi mới (trước năm 1986)……… 15
1.2 Thời kỳ đổi mới và đi vào ổn định (1986 – 1995)……… 15
1.3 Thời kỳ từ năm 1996 đến nay………15
2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam……… 16
3 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ở Việt Nam năm 2024……… 17
4 Chính sách kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2024…….18
Trang 24.1 Theo dõi diễn biến giá cả và lạm phát của thế giới……… 18
4.2 Theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu……… 19
4.3 Tiếp tục điều hành chính sách tiền phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác……… 19
4.4 Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng……… 21
KẾT LUẬN……… 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 24
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phạt là một hiện tượng kinh tế phổ biến và quen thuộc đối với tất cả cácnước trên thế giới Lạm phát tồn tại ở cả thời kỳ tinh tế phát triển, ổn định lẫnthời kỳ suy thoái Tuy nhiên, khi lạm phát vượt quá tỷ lệ cho phép, nó gây ranhiều vấn đề nghiêm trọng khiến cho các nhà quản lý kinh tế cùng với các Nhànước phải đau đầu trong việc giải quyết, nhất là trong thời điểm hiện nay khi tìnhhình thế giới có nhiều biến động về nhiều mặt, đặc biệt là chính trị - quân sự vớinhững cuộc xung đột gay gắt, có chiều hướng leo thang Bởi Việt Nam ta là mộtnền kinh tế mở, sự phụ thuộc vào những nhu cầu của các đối tác thương mại đãđưa ta vào thế phải đối mặt với sự gia tăng về lạm phát
Tiền tệ và lưu thông tiền tệ, với tư cách là “huyết mạch” của mọi nền kinh tế,đang ngày càng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của mình Bởi vậy, việcnghiên cứu thật cẩn trọng, toàn diện đến lý luận tiền tệ của Mác cùng với việcvận dụng chúng trong thực tiễn là vô cùng cần thiết trong điều kiện kinh tế ViệtNam đang chịu những tác động nhất định từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiệnnay
Với những lí do trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nội dung lý luận về tiền tệ của học thuyết Mác – Lênin và ứng dụng trong việc giải quyết lạm phát ở Việt Nam” để nghiên cứu cho bài tiểu luận này Khi nghiên cứu đề tài này, em
tập trung chủ yếu vào làm rõ hai vấn đề: phân tích lý luận về tiền tệ của Mác Lênin và ứng dụng của nó vào thực tiễn của vấn đề kiểm soát lạm phát đối vớinền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay
Trang 4-NỘI DUNG MỤC I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN TỆ VÀ LẠM PHÁT
1 Khái niệm, lịch sử hình thành và bản chất của tiền tệ
1.1 Khái niệm tiền tệ
Trong kinh tế học, nhà kinh tế Ed Dolan đã viết, “Tiền tệ là một tài sảnđóng vai trò là phương tiện thanh toán, vật chứa sức mua và là đơn vị tính toán.”.Tương tự, N Gregory Mankiw đã viết trong cuốn sách “Kinh tế học vĩ mô” củamình rằng “Tiền tệ có ba chức năng trong nền kinh tế: phương tiện trao đổi, đơn
vị tính toán và vật chứa giá trị Ba chức năng này cùng nhau phân biệt tiền tệ vớicác tài sản khác trong nền kinh tế.”
Theo C.Mác, tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi thế giớihàng hóa, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác
Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sảnxuất và trao đổi hàng hóa
1.2 Lịch sử hình thành của tiền tệ
Như đã nêu ở trên, tiền cũng là một hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa.Khi nghiên cứu về tiền, C.Mác đã viết: "Tiền là một vật được kết tinh, hìnhthành một cách tự nhiên trong trao đổi" Như vậy tiền đề cho sự ra đời và pháttriển của tiền tệ là sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá, hay sự ra đời
và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa Do đó, thông qua việc nghiêncứu sự phát triển từ thấp tới cao của các hình thái giá trị theo tiến trình lịch sửphát triển của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa, ta có thể tìm hiểu về nguồngốc phát sinh, lịch sử phát triển của tiền tệ
Sự phát triển của các hình thái giá trị được biểu hiện thông qua bốn hìnhthái cụ thể như sau:
Trang 5 Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
Việc trao đổi hàng hóa đã xuất hiện từ thời tiền sử, từ khoảng 6000 nămtrước Công Nguyên, khi mà xã hội bắt đầu có sự dư thừa về của cải nhờ vào việcgia tăng sản xuất Lúc này, việc trao đổi các hàng hóa chỉ mang tính chất ngẫunhiên và được tiến hành trực tiếp trao đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác Đóchính là hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị Trong đó, giá trị của hànghóa này chỉ được biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác, và tỉ lệ trao đổi giữachúng là hoàn toàn ngẫu nhiên Bên cạnh đó, hàng hóa dùng trong trao đổi hànghóa lúc này nhìn chung còn ở trạng thái thô sơ, chưa qua chế biến hay biến đổi
Ví dụ như việc trao đổi 2 con cá với 10 kg ngô
Ta có phương trình: 2 con cá = 10 kg ngô
Khi đó, giá trị ẩn trong cá được biểu hiện thông qua ngô Ngược lại, vìchính bản thân ngô cũng có giá trị, nó lại được dùng làm phương tiện biểu hiệngiá trị của cá
Giá trị của 2 con cá không thể tự nó phản ánh hoặc biểu hiện được giá trịcủa chính nó mà phải được xác định thông qua việc so sánh với giá trị của 10 kgngô Chính vì thế, hình thái giá trị của 2 con cá trong trường hợp này là hình tháigiá trị tương đối Tóm lại, hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa được chủ độngđem trao đổi, đặt trong mối quan hệ so sánh giá trị với một hàng hóa khác và dựavào hàng hóa đó để đo lường giá trị của nó được gọi là hình thái giá trị tương đối.Thêm vào đó, bản thân 10kg ngô cũng không thể hiện giá trị của chính nó,
mà nó chỉ biểu hiện giá trị của cá trong mối quan hệ với cá Giá trị sử dụng củangô đã được dùng để biểu hiện giá trị của cá Nói cách khác, ngô là hình thái vậtngang giá
Trang 6Khi đảo ngược phương trình đã nêu: 10 kg ngô = 2 con cá Ta được ngô làhình thái giá trị tương đối, cá lại trở thành hình thái vật ngang giá Trong phươngtrình này, 2 con cá biểu hiện giá trị của 10 kg ngô.
Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị nói trên chính là nền móngphôi thai cho sự phát triển của tiền tệ
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Khi phân công lao động xã hội lần thứ nhất xuất hiện, hoạt động trao đổidiễn ra thường xuyên hơn Giai đoạn phát triển này của trao đổi tương ứng vớihình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng, trong đó, không chỉ có hai loại hàng hóa mà
có rất nhiều loại hàng hóa khác nhau cùng tham gia trao đổi
Chính sự phức tạp trong trao đổi khi số lượng hàng hóa đã trở nên nhiềuhơn, chủng loại hàng hóa càng phong phú hơn đã giúp hình thành một hình tháigiá trị chung có khả năng làm thước đó giá trị trao đổi giữa các hàng hóa
Khi đó, phương trình trao đổi có dạng là:
2m vải + 2 con gà = 5 bình gốm
Hình thái giá trị mở rộng đã mang lại sự tiến bộ hơn so với giai đoạn trước
đó Tuy nhiên, nó vẫn chưa giải quyết được hết những hạn chế và bất cập củahình thái giá trị giản đơn
- Thứ nhất, trong giai đoạn này, giá trị của hàng hóa vẫn chưa được biểuhiện một cách hoàn thiện và rõ ràng Việc nhiều loại hàng hóa khác nhauvẫn được sử dụng làm vật ngang giá dẫn đến sự không thống nhất trongviệc xác định giá trị của hàng hóa
- Thứ hai, các hàng hóa được dùng để biểu hiện giá trị của những hàng hóakhác chưa có tính thuần nhất Điều này dẫn tới không có một tiêu chuẩnchung nào để đo lường giá trị của các hàng hóa khác nhau
Trang 7 Hình thái chung của giá trị
Theo thời gian, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển hơn, phân công laođộng xã hội ngày càng phân hóa, hàng hóa cũng vì thế mà được đưa ra trao đổithường xuyên hơn Hình thức trao đổi hàng hóa trực tiếp ngàu càng bộc lộ cácnhược điểm của nó Xuất hiện tình trạng người sở hữu một mặt hàng này lạikhông muốn trao đổi lấy mặt hàng khác Trao đổi trực tiếp ngày càng khó khănhơn Điều này dẫn đến một yêu cầu tất yếu: để quá trình trao đổi hàng hóa diễn
ra thuận tiện, phải có một loại hàng hóa đặc biệt đóng vài trò làm vật ngang giáchung Hình thái giá trị chung ra đời từ đây Trong hình thái giá trị này, người tachọn ra một loại hàng hóa mà được ưa chuộng rộng khắp ở một địa phương nhấtđịnh để làm vật ngang giá chung Khái niệm “tiền tệ” ngày nay bước đầu đượchình thành
Ví dụ: Người dân ở vùng núi có nhu cầu đối cao đối với muối bởi đây làmặt hàng khan hiếm, với điều kiện tự nhiên đặc trưng đồi núi thì không thể khaithác được Vì vậy mà những người dân ở vùng này sẽ sử dụng muối làm vậtngang giá chung trong trao đổi hàng hóa Khi đó, phương trình có dạng là:
3 kg muối = 2kg chè + 3 con gà + 1 kg ngô
Có thể thấy rằng, vật ngang giá chung có sự khác nhau giữa các vùng miềnkhác nhau Đây cũng chính là hạn chế còn tồn đọng của hình thái giá trị chung,bởi sự khác biệt này cũng gây không ít khó khăn cho sự trao đổi hàng hóa giữacác địa phương, vì thế mà nó chỉ gói gọn trong phạm vi từng địa phương
Hình thái tiền
Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện, thủ công nghiệp táchrời khỏi nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa và hoạt độngtrao đổi cũng được mở rộng về cả quy mô và tần suất Hệ quả là tình trạng nhiềuhàng hóa có tác dụng vật ngang giá chung đã phát sinh mâu thuẫn với nhu cầungày càng tăng của thị trường, đòi hỏi phải thống nhất một vật ngang giá duy
Trang 8nhất Khi vật ngang giá chung cố định ở một loại hàng hóa, hình thái tiền tệ rađời Như vậy, hình thái tiền tệ đã xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dàicủa sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị.
Ví dụ: 10 quả trứng = 0,1 gram vàng
Vàng ở đây trở thành vật ngang giá chung cho toàn bộ quá trình trao đổihàng hóa, là hình thái tiền của giá trị Tiền vàng trở thành vật ngang giá chungcho thế giới hàng hóa vì tiền có giá trị
Hình thái tiền xuất hiện đầu tiên ở dạng những đồng tiền xu kim loại vàokhoảng 3000 năm trước Công Nguyên Tiền xu rất thuận tiện, người sử dụng cóthể đếm chúng thay vì phải cân khối lượng Nó đã thúc đẩy đáng kể sự mua bánhàng hóa trong thế giới cổ đại Những đồng tiền xu đầu tiên được sản xuất từđồng, sắt và cuối cùng là vàng Kim loại này được ưa chuộng nhất vì nó thuầnnhất về chất, không bị oxi hóa thuận tiện cho việc bảo quản Bên cạnh đó, có thể
dễ dàng chia nhỏ và dát mỏng vàng Nó có trọng lượng nhỏ nhưng giá trị cao.Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các nước đều sử dụng tiền giấy là chủ yếu Bêncạnh đó, có một số ý kiến cho rằng tiền điện tử cũng có thể được coi như mộthình thái tiền tệ
1.3 Bản chất của tiền tệ
Tóm lại, tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh
tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị Đồng thời cũng làsản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xãhội trong sản xuất hàng hóa Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự rađời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa
Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển củasản xuất và trao đổi hàng hóa Tiền chính là hình thái biểu hiện giá trị của hànghóa Nó phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất vàtrao đổi hàng hóa với nhau
Trang 92 Chức năng của tiền
Theo C.Mác, tiền tệ có năm chức năng Cụ thể như sau: thước đo giá trị,phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thếgiới Năm chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau Sự phát triển củachúng trong nền kinh tế hàng hóa cũng phản ánh sự phát triển của sản xuất vàlưu thông hàng hóa
Thứ nhất, tiền có chức năng làm thước đo giá trị
Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi giá trị của tiền tệ được sửdụng làm chuẩn để đo lường giá trị của các hàng hóa khác Để thực hiện đượcchức năng này thì bản thân tiền phải có giá trị Nếu “thước đo” không có giá trịthì không thể trở thành cơ sở để so sánh với giá trị hàng hóa Không nhất thiếtphải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh hàng hóa với một lượng vàng tưởng tượngnhất định, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế cũng đã cómột tỉ lệ nhất định mà cơ sở của nó là thời gian lao động xã hội cần thiết đã haophí để sản xuất ra hàng hóa đó
Vì thế, giá trị của các hàng hóa được biểu hiện thành giá cả hàng hóa Haynói cách khác, giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hànghóa Giá trị chính là cơ sở của giá cả Giả sử các điều kiện khác không đổi, giá trị
và giá cả có mối quan hệ đồng biến Tức là, nếu giá trị của một hàng hóa cànglớn thì giá cả của hàng hóa sẽ càng cao và ngược lại Trên thực tế, giá cả cũngchịu sự tác động của các yếu tố khác như quan hệ cung – cầu, quan hệ cạnh tranhhay sức mua của đồng tiền Sự vận động của giá cả là một biểu đồ hình sin daođộng xung quanh trục giá trị
Thứ hai, tiền có chức năng là phương tiện lưu thông
Khi tiền được dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa, nó thực hiệnchức năng phương tiện lưu thông Khi ấy, trao đổi hàng hóa vận động theo côngthức H-T-H’ Đây là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn Trong đó yêu cầu
Trang 10phải có tiền mặt, hoặc là tiền giấy, hoặc là tiền đúc bằng kim loại Trong thựchiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị,bởi nó chỉ là phương tiện môi giới trung gian mà không phải là hàng hóa màngười trao đổi cần Tiền ở đây chỉ có giá trị danh nghĩa, giá trị đại diện làm choquá trình trao đổi diễn ra thuận tiện hơn Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tiền tronghoạt động trao đổi làm hành vi mua và bán tách rời nhau cả về không gian vàthời gian Cũng chính vì thế mà có thể tiềm ẩn khả năng khủng hoảng.
Thứ ba, tiền có chức năng phương tiện cất trữ
Lúc này, tiền được rút khỏi quá trình lưu thông và đi vào cất trữ Để thựchiện được chức năng này, tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng hay tiền bạc Sở dĩ
là bởi tiền giấy có rủi ro lạm phát cao hơn Tiền cất trữ có tác dụng là dự trữ tiềncho lưu thông, luôn sẵn sàng tham gia lưu thông Khi sản xuất hàng hóa pháttriển, lượng hàng hóa tăng lên, nền kinh tế tăng trưởng thì tiền cất trữ tự khắcđược đưa vào lưu thông Ngược lại, khi sản xuất giảm, lượng hàng hóa giảm sút,nền kinh tế sa sút thì tiền lại được rút ra khỏi lưu thông để đưa vào cất trữ
Thứ tư, tiền có chức năng phương tiện thanh toán
Tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… thì tiền làmphương tiện thanh toán Có nhiều hình thức tiền khác nhau được chấp nhận đốivới chức năng này Người ta có thể sử dụng tiền ghi sổ, tiền trong tài khoản ngânhàng, tiền điện tử, bitcoin… Chức năng này của tiền gắn liền với chế độ tín dụngthương mại, hay mua bán thông qua tín dụng
Ngoài ra, tiền là phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhữngnhu cầu của người sản xuất hay tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có hoặc không có
đủ tiền Nhưng nó cũng làm cho khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên nếu hệthống chủ nợ-con nợ bị phá vỡ
Trang 11 Cuối cùng, tiền có chức năng tiền tệ thế giới
Chức năng này xuất hiện khi tiền ra ngoài biên giới quốc gia, hình hành quan
hệ buôn bán giữa các nước Tiền phải có đủ giá trị, cụ thể phải là tiền vàng hoặcnhững đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế Việc traođổi tiền của nước này sang tiền của nước khác phải tuân theo tỉ giá hối đoái, tức
là giá cả của một đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác
3 Quy luật lưu thông tiền tệ
3.1 Khái niệm quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật được xây dựng và thực hiện trong quátrình tiền tệ được lưu thông trên thị trường Phản ánh khối lượng tiền cần thiếttrong lưu thông của mỗi quốc gia trong một thời gian nhất định Ngoài ra, quyluật tiền tệ cũng phản ánh việc lưu thông hàng hóa, hàng và tiền phải cân vớinhau
3.2 Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ phản ánh sự vận động liên tục của các dòng tiền trong nền kinh tế, thông qua đó thực hiện chức năng trao đổi và th
úc đẩy sản xuất phát triển Nội dung của quy luật thể hiện ở các khía cạnhsau:
Một là, quy luật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa lưu thông
tiền tệ và lưu thông hàng hóa Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa không thể diễn ra nếu thiếu tiền tệ đóng vai trò trung gian Ngược lại, tiền tệ cũ
ng không thể tồn tại, lưu thông nếu thiếu hàng hóa Tiền tệ và hàng hóahình thành nên sự thống nhất biện chứng
Hai là, quy luật thể hiện sự tương xứng giữa quy mô cung ứng
tiền tệ và khối lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia lưu thông trên thị trường