1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nguồn gốc bản chất và kết cấu của ý thức liênhệtínhsáng tạo của ý thức trong công tác phòng chốngdịchcovid 19 ở việt nam

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Liên hệ tính sáng tạo của ý thức trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam
Tác giả Mai Hải Sơn, Nguyễn Hà Sơn, Lê Đức Tài, Lâm Hoàng Tân, Nguyễn Trung Tân
Người hướng dẫn TS. An Thị Ngọc Trinh
Trường học Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Tính đến thời điểm hiện tại, ViệtNam đã ghi nhận gần 11 triệu ca nhiễm trong khi toàn cầu đã gần đạt đến mức 700 triệuca nhiễm1, điều này nói lên sự cần thiết của đề tài này.1.2Ý nghĩa c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Mai Hải Sơn

Nguyễn Hà Sơn

Lê Đức Tài

Lâm Hoàng Tân

Nguyễn Trung Tân

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

Trang 3

BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ĐHQG-HCM

Trang 4

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với thực tiễn 6 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 6

1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với thực tiễn 6

2 Mục đích nghiên cứu 7

3 Đối tượng nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Kết cấu đề tài 7

B PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC 8

1.1 Nguồn gốc của ý thức 8

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm 8

1.1.2 Quan điểm của chũ nghĩa duy vật siêu hình 8

1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng 8

1.2 Bản chất của ý thức 9

1.2.1 Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người 10

1.2.2 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội 10

1.3 Kết cấu của ý thức 11

CHƯƠNG 2 TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM 14

2.1 Khái quát về đại dịch COVID-19 14

Trang 5

2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong công tác phòng, chống dịch

COVID-19 tại Việt Nam 14

2.2.1 Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác

phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam 14 2.2.2 Những hạn chế nhất định thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác

phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam 22

2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam 23

C PHẦN KẾT LUẬN 25

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 6

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với thực tiễn

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đại dịch COVID-19 đã trở thành chủ đề bàn luận của tất cả mọi người Thông tin

về loại virus này và cách phòng tránh xuất hiện ở khắp mọi nơi Nắm bắt thông tin xácthực là chìa khóa giúp chúng ta chuẩn bị đúng cách cũng như bảo vệ bản thân và nhữngngười thân yêu Tuy nhiên, thực trạng đáng buồn là hiện nay tin giả tràn lan Trong bốicảnh khủng hoảng y tế, thông tin sai lệch có thể khiến người dân phòng ngừa không hiệuquả và dễ bị tổn thương trước dịch bệnh, đồng thời lan truyền tâm lý sợ hãi và kì thị

Hệ quả đại dịch đem lại cho xã hội là cực kì to lớn, do đó cần có một hướng nghiêncứu về ý thức của con người trong đại dịch COVID-19 Tính đến thời điểm hiện tại, ViệtNam đã ghi nhận gần 11 triệu ca nhiễm trong khi toàn cầu đã gần đạt đến mức 700 triệu

ca nhiễm1, điều này nói lên sự cần thiết của đề tài này

1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với thực tiễn

Tìm hiểu về ý thức của con người: Nghiên cứu nguồn gốc, bản chất và kết cấu của

ý thức giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách ý thức của mỗi cá nhân hình thành, hoạt động vàảnh hưởng đến hành vi Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt nhận thức củangười dân về tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch bệnh và động cơ tham giacông tác này

Tạo nhận thức và thay đổi hành vi: Hiểu rõ nguồn gốc và bản chất của nhận thứcgiúp chúng ta hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc thay đổi hành vi cá nhân trong việcphòng, chống dịch COVID-19 Nghiên cứu về chủ đề này có thể đưa ra các phương pháp,

kỹ thuật và chiến lược nhằm thúc đẩy thay đổi hành vi, thúc đẩy mọi người thực hiện cácbiện pháp phòng chống dịch một cách phù hợp và nâng cao nhận thức của cộng đồng

1Bộ Y tế Việt Nam, Số liệu thống kê trực tiếp Diễn biến dịch bệnh 2019–nCoV Truy cập từ

https://analytics.tintuc.vn/corona/

Trang 7

Tạo ra một chiến lược thông tin và giáo dục: Hiểu biết về nhận thức giúp chúng taxác định các yếu tố cần thiết để tạo ra một chiến lược giáo dục và thông tin hiệu quả Sửdụng thông tin từ nghiên cứu này, chúng ta có thể xây dựng các thông điệp và phươngthức truyền thông phù hợp nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dântrong việc phòng chống dịch bệnh.

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ được ý thức của mọi người trong công tác phòng, chống dịch COVID-19

Từ đó, đưa ra được biện pháp xử lí đối với từng trường hợp Đồng thời nâng cao ý thứccủa người dân hơn trong việc hiểu rõ được sự nguy hiểm của dịch bệnh và đưa ra nhữnggiải pháp giúp mọi người cùng thực hiện

Góp phần làm sáng tỏ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của tính sáng tạo của ý thứctrong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, đặc biệt là sinh viên của Trường Đạihọc Bách khoa, ĐHQG-HCM Bài tập lớn này căn cứ từ thực tiễn việc giáo dục giá trị củatính sáng tạo của ý thức và tác động của nó tới việc nghiên cứu khoa học của sinh viên

3 Đối tượng nghiên cứu

Bài tập lớn hướng đến đối tượng chính là phạm trù ý thức của Triết học Mác –Lênin và tính sáng tạo của ý thức trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại ViệtNam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử Đồng thời, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong

đó chủ yếu nhất là các phương pháp như phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu, phươngpháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, đối chiếu và so sánh, phươngpháp lịch sử - logic,…

5 Kết cấu đề tài

Trang 8

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 02 chương và 07

tiểu tiết

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

1.1 Nguồn gốc của ý thức

1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm

Đối với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tạivĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vậtchất Ý thức của con người là do cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác theo quan niệm của họkhông phải là sự phản ánh thế giới khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồntại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài Đó là những quan niệm hết sức phiến diện, sailầm của chủ nghĩa duy tâm, cơ sở lý luận của tôn giáo

1.1.2 Quan điểm của chũ nghĩa duy vật siêu hình

Đối với quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình, các nhà duy vật siêu hình phủnhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần Họ xuất phát từ thế giới hiện thực để lýgiải nguồn gốc của ý thức Họ đã đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức cũng chỉ là mộtdạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra

1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất nhưng không phải

của mọi dạng vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là

bộ óc người Ý thức là chức năng của bộ óc người hoạt động bình thường Sinh lý và ýthức là hai mặt của một quá trình, là quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mangnội dung ý thức, cũng giống như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin Có thể nói, ýthức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, của lịch sử tráiđất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người

Trang 9

Xét về nguồn gốc xã hội, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của

con người, nhưng không phải cứ có thế giới khách quan và bộ óc người là có ý thức, màphải đặt chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội Ý thức là sản phẩm xã hội, mộthiện tượng xã hội đặc trưng của loài người Do sự phản ánh đó mang tính xã hội, sự ra đờicủa ý thức gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ óc người dưới ảnh hưởngcủa lao động, của giao tiếp và các quan hệ xã hội

Để tồn tại, con người phải tạo ra những vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình.Hoạt động lao động sáng tạo của loài người có nhiều ý nghĩa đặc biệt Ph Ăngghen đã chỉ

rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của ý thức: “Trước hết là lao động;sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đãảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óccon người”2

Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ tác động vào thế giới tự nhiên

nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người, là quá trình trong đóbản thân con người đóng vai trò môi giới, điều tiết sự trao đổi vật chất giữa mình với giới

tự nhiên Như vậy, sự ra đời của ý thức chủ yếu do hoạt động cải tạo thế giới khách quanthông qua quá trình lao động

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức.

Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện Do đó, sự ra đời của ngôn ngữgắn liền với lao động Nhờ ngôn ngữ con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà cònkhái quát, tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệnày sang thế hệ khác

1.2 Bản chất của ý thức

Bản chất của ý thức đã được lý giải một cách khoa học dựa trên cơ sở nhận thứcđúng đắn, nguồn gốc xuất phát từ thuyết phản ánh và chủ nghĩa duy vật biện chứng Vậtchất và ý thức là hai hiện tượng chung nhất của thế giới hiện thực, mặc dù khác nhau về

2C Mác và Ph Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.654.

Trang 10

bản chất, nhưng giữa chúng luôn có mối liên hệ biện chứng Do vậy, muốn hiểu đúng bảnchất của ý thức cần xem xét nó trong mối quan hệ qua lại với vật chất, mà chủ yếu là đờisống hiện thực có tính thực tiễn của con người.

1.2.1 Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá

trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người

Khi xem xét ý thức về mặt bản thể luận thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện thựckhách quan trong óc người Đây là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý thức Đối với conngười, cả ý thức và vật chất đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại thực Nhưng cần phânbiệt giữa chúng có sự khác nhau, đối lập nhau về bản chất: vật chất là hiện thực kháchquan; còn ý thức là hiện thực chủ quan Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ýthức không phải là sự vật, mà chỉ là “hình ảnh” của sự vật ở trong óc người Ý thức tồn tạiphi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh luôn tồn tại cảm tính Thếgiới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất Còn ý thức chỉ là bản sao, là “hình ảnh”

về thế giới đó, là tính thứ hai Đây là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định thế giới quanduy vật biện chứng, phê phán chủ nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình trong quan niệm vềbản chất của ý thức Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Về nội dung

mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan Ý thức là cái vậtchất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trongđó

Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh, điềukiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh Nghĩa

là cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản khác nhau, có đặc điểm tâm

lý, tri thức, kinh nghiệm, thể chất khác nhau, trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau thì kếtquả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau

Ví dụ, ngày xưa con người quan niệm Trái Đất có dạng hình phẳng, còn bây giờdựa vào sự phát triển của khoa học – công nghệ thì chúng ta đều biết Trái Đất hình cầu

1.2.2 Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội

Trang 11

Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội Điềunày phân biệt ý thức của con người với trình độ phản ánh tâm lý động vật Ý thức khôngphải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ và thụ động với thế giới khách quan.

Nó là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng và mục đích rõ ràng Ý thức hìnhthành và phát triển qua hoạt động thực tiễn xã hội, khi con người tác động vào thế giới vàcải tạo nó

Sáng tạo là đặc trưng bản chất của ý thức Nó là khả năng tạo ra những ý tưởng

mới và cải biến thế giới dựa trên tri thức và hiểu biết Ví dụ, các nhà khoa học sáng tạothông qua quá trình phản ánh và nghiên cứu, tạo ra các phát minh và khám phá mới đểgiải quyết các vấn đề trong xã hội

Quá trình phản ánh ý thức thể hiện sự thống nhất của ba mặt: trao đổi thông tingiữa chủ thể và đối tượng phản ánh, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hìnhảnh tinh thần và chuyển hóa mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan Ví dụ, ngànhcông nghiệp ô tô đã phát triển đáng kể nhờ sự sáng tạo của ý thức Khi con người nhậnthấy nhu cầu di chuyển của mình, ý thức đã phản ánh và sáng tạo ra ý tưởng về việc tạo raphương tiện di chuyển tiện lợi và hiệu quả Từ đó, ngành công nghiệp ô tô đã ra đời, vàqua những quá trình sáng tạo, các nhà khoa học và kỹ sư đã tạo ra các loại xe ô tô vớicông nghệ ngày càng tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường

Tóm lại, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh và tươngtác chặt chẽ với thực tiễn xã hội Sáng tạo là đặc trưng căn bản nhất của ý thức, giúp conngười thấu hiểu và biến đổi thế giới theo ý muốn

1.3 Kết cấu của ý thức

Để nhận thức được sâu sắc về ý thức, cần xem xét nắm vững tổ chức kết cấu của

nó và tiếp cận từ các góc độ khác nhau sẽ đem lại những tri thức nhiều mặt về cấu trúc,hoặc cấp độ của ý thức

Đối với các lớp cấu trúc của ý thức, theo C Mác, “Phương thức tồn tại của ý thức

và của một cái gì đó đối với ý thức là tri thức Cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với

Trang 12

ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó”3 Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như: tri thức

về tự nhiên, xã hội, con người và có nhiều cấp độ khác nhau như: tri thức cảm tính và trithức lý tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học và tri thứckhoa học Tuy nhiên, không thể đồng nhất ý thức với sự hiểu biết, tri thức về sự vật

Cùng với quá trình nhận thức về sự vật, trong ý thức còn nảy sinh thái độ của con

người đối với đối tượng phản ánh Đầu tiên, tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự

phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người với

thế giới khách quan Tiếp theo, niềm tin là sự hòa quyện giữa tri thức và tình cảm và trải

nghiệm thực tiễn đã tạo nên tính bền vững thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong

mọi hoàn cảnh Cuối cùng, ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi

tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại, đạt mụcđích đề ra

Bên cạnh đó, đối với các cấp độ của ý thức, khi xem xét theo chiều sâu của thế giớinội tâm con người, chúng ta cần nhận thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vôthức, Tất cả những yếu tố đó cùng với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy địnhtính phong phú, nhiều vẻ của đời sống tinh thần của con người

Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý

thức về thế giới bên ngoài, là thành tố rất quan trọng của ý thức, đánh dấu trình độ pháttriển của ý thức Ví dụ, chị T giết người mà không bị ai phát hiện, tuy nhiên chị T lại tự

mình đi đầu thú Ở đây chị T đã tự ý thức về hành vi sai trái của mình và tự ý đi đầu thú

để chịu trách nhiệm trước pháp luật

Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý thức, là

những tri thức mà chủ thể có từ trước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp và gần như đãthành bản năng, kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm

tàng Do đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ

thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp

3C Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.236.

Trang 13

Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm ngoài

phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó Chúng điềukhiển những hành vi thuộc về bản năng, thói quen trong con người thông qua phản xạkhông điều kiện

Và ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại đã có những bước phát triển mạnh

mẽ, sản xuất ra nhiều loại máy móc không những có khả năng thay thế lao động cơ bắp,

mà còn có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người Song, điều đó không

có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người Ý thức và máy tính điện tử là hai quátrình khác nhau về bản chất “Người máy thông minh” thực ra chỉ là một quá trình vật lý

Hệ thống thao tác của nó đã được con người lập trình phỏng theo một số thao tác của tưduy con người Do vậy, dù máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa cũng không thể hoànthiện được như bộ óc con người

Ngày đăng: 12/07/2024, 10:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác – Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trịquốc gia Sự thật
Năm: 2021
[2] C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 1994
[3] C. Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác và Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2000
[4] Bộ Y tế, Số liệu thống kê trực tiếp Diễn biến dịch bệnh 2019–nCoV. Truy cập từ https://analytics.tintuc.vn/corona/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê trực tiếp Diễn biến dịch bệnh 2019–nCoV
[5] Bộ Y tế, Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19. Truy cập từ https://covid19.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19
[6] L.Anh (3/11/2021), Bộ Y tế chỉ ra 5 điểm hạn chế trong đợt dịch thứ 4. Truy cập từ https://tuoitre.vn/bo-y-te-chi-ra-5-diem-han-che-trong-dot-dich-thu-4-20211103085931623.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế chỉ ra 5 điểm hạn chế trong đợt dịch thứ 4
[7] Thái Anh (14/07/2021), Việt Nam đã có bao nhiêu vắc xin phòng Covid-19, sẽ nhận tiếp bao nhiêu?. Truy cập từ https://dantri.com.vn/xa-hoi/viet-nam-da-co-bao-nhieu-vac-xin-phong-covid19-se-nhan-tiep-bao-nhieu-20210713224732126.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam đã có bao nhiêu vắc xin phòng Covid-19, sẽnhận tiếp bao nhiêu
[8] Đại tá, PGS, TS, NGUT. Võ Hồng Công (01/09/2021), Phòng chống COVID-19 tại Việt Nam – sau 2 năm nhìn lại. Truy cập từ http://dhannd.edu.vn/phong-chong-covid-19-tai-viet-nam-sau-2-nam-nhin-lai-a-1396 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống COVID-19tại Việt Nam – sau 2 năm nhìn lại
[9] TS. Tạ Quang Đạo (01/09/2021), Bài 1: Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịch COVID-19. Truy cập từ https://dangcongsan.vn/canh-bao-thong-tin-gia/bai-1-muon-kieu-tin-gia-tin-sai-su-that-ve-dich-covid-19-589097.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài 1: Muôn kiểu tin giả, tin sai sự thật về dịchCOVID-19
[10] Nguyễn Liên (10/07/2021), Lý do tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam thấp hơn thế giới. Truy cập từ https://vietnamnet.vn/ly-do-ty-le-tu-vong-cua-benh-nhan-covid-19-tai-viet-nam-thap-hon-the-gioi-754595.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý do tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 tại ViệtNam thấp hơn thế giới
[11] Hoàng Lộc (23/01/2020), 2 ca nhiễm virút corona đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy là người Trung Quốc. Truy cập từ https://tuoitre.vn/2-ca-nhiem- virut-corona-dau-tien-o-viet-nam-tai-benh-vien-cho-ray-la-nguoi-trung-quoc-2020012320171534.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2 ca nhiễm virút corona đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnhviện Chợ Rẫy là người Trung Quốc
[12] Tấn Lực (29/03/2020), Sinh viên Y Dược thi thiết kế poster tuyên truyền phòng chống COVID-19. Truy cập từhttp://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/33330 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên Y Dược thi thiết kế poster tuyên truyền phòngchống COVID-19
[13] Phòng Quản trị Thương hiệu & Truyền thông – Trường ĐH Bách khoa (04/05/2020), Trường ĐH Bách khoa chế tạo thành công nhiều sản phẩm phòng chống SARS-CoV-2. Truy cập từ https://oisp.hcmut.edu.vn/tin-tuc/dhbk-che-tao-thanh-cong-nhieu-san-pham-phong-chong-sars-cov-2.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường ĐH Bách khoa chế tạo thành công nhiều sản phẩm phòngchống SARS-CoV-2
[14] Lê Phương (31/10/2021), 10 bài học từ những hạn chế trong chống dịch của TP.HCM. Truy cập từ http://dhannd.edu.vn/10-bai-hoc-tu-nhung-han-che-trong-chong-dich-cua-tp-hcm-a-1648 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 bài học từ những hạn chế trong chống dịch củaTP.HCM

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w