1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài nguồn gốc bản chất và kết cấu của ý thức liên hệ tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn

18 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Liên hệ tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động thực tiễn
Tác giả Bùi Quốc Khánh, Trần Đức Quang, Hồ Quang Duẩn, Đào Tiến Anh, Lê Minh Trí, Nguyễn Minh Trí, Võ Đức Anh
Người hướng dẫn TS. An Thị Ngọc Trinh
Trường học Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 482,76 KB

Nội dung

Liên hệ về tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay" là một vấn đề có tính cấp thiết vì ý thức là yếu tố trọng yếu quyết định đến hành vi, quyế

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÁO CÁO MÔN HỌC Triết học Mác - Lênin (SP1031)

ĐỀ TÀI : NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC LIÊN HỆ TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn: TS An Thị Ngọc Trinh

Danh sách thành viên:

NGÀY NỘP:

TPHCM, ngày tháng năm 2024

Trang 2

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

Chương 1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC 5

1.1) Nguồn gốc của ý thức 5

1.1.1) Nguồn gốc tự nhiên 5

1.1.2) Nguồn gốc xã hội 6

1.2) Bản chất của ý thức 7

1.2.1) Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan 7

1.2.2) Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan 7

1.2.3) Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội 8

1.3) Kết cấu của ý thức 8

1.3.1) Theo các yếu tố hợp thành 8

1.3.2) Theo chiều sâu của nội tâm 10

1.4) Vai trò của ý thức 12

Chương 2 TÌM HIỂU TÍNH SÁNG TẠO CỦA Ý THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY 13

2.1) Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay 13

2.2 Đánh giá sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay 14

Trang 3

2

2.2.1 Những kết quả đạt được thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 14

2.2.2 Những hạn chế nhất định thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 14 2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế thể hiện sự sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 15 PHẦN KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

3

LỜI MỞ ĐẦU

Đề tài nghiên cứu về "Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức Liên hệ về tính sáng tạo của ý thức trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hiện nay"

là một vấn đề có tính cấp thiết vì ý thức là yếu tố trọng yếu quyết định đến hành

vi, quyết định và khả năng sáng tạo của con người Trong bối cảnh hiện nay, khi

mà sự phát triển của công nghệ và khoa học đang diễn ra một cách nhanh chóng, việc hiểu rõ về bản chất và cơ chế hoạt động của ý thức giúp cải thiện hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển cá nhân

Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái triết học quan tâm

và nghiên cứu Nó là thuộc tính của một dạng vật chất đặc biệt và phức tạp có tổ chức cao nhất là bộ óc người, vì vậy chỉ con người mới có ý thức Ý thức có tác động rất lớn đối với hoạt động thực tiễn và sáng tạo của con người Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức Nhận thức được tầm quan trọng của ý thức em đã chọn đề tài: “Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức và các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay.”

Mục đích của bài luận là nghiên cứu sâu về các khía cạnh của ý thức như: nguồn gốc, bản chất, vai trò, giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về phạm trù ý thức Từ đó hình thành thế giới quan khoa học, đưa ra những phương pháp hữu hiệu nâng cao khả năng sáng tạo trong việc học tập và nghiên cứu của sinh viên hiện nay

Phương pháp phân tích lý thuyết để khám phá nguồn gốc và bản chất của ý thức Phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu trường hợp để xem xét mối liên hệ với tính sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Phương pháp thảo luận và phỏng vấn để thu thập dữ liệu từ các sinh viên và giảng viên

Trang 5

4

Tóm lại, đề tài này không chỉ mang tính lý thuyết mà còn có ứng dụng thực tiễn cao, hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động nghiên cứu trong cộng đồng sinh viên và giảng viên

Trang 6

5

NỘI DUNG

Chương 1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

1.1) Nguồn gốc của ý thức

1.1.1) Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành bộ óc người và sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người

Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là

bộ óc người Bộ óc người là cơ quan vật chất sản sinh ra ý thức Bởi vậy bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng hiệu quả, ý thức càng phong phú, sâu sắc Ngược lại nếu bộ óc bị tổn thương thì đời sống tinh thần của con người cũng bị rối loạn

Về sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người: Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng Bởi vì cấu tạo vật chất khác nhau sẽ có khả năng phản ánh khác nhau nên có thể chía các hình thức phản ánh của vật chất từ thấp đến cao như sau: Thứ nhất là phản ánh vật lý, hóa học: là hình thức thấp nhất đặc trưng cho vật chất vô sinh Đây là trình độ phản ánh mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn

Thứ hai là phản ánh sinh học: là hình thức cao hơn có tính định hướng chọn lọc, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh, được thể hiển qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ

Thứ ba là phản ánh tâm lý: là hình thức phản ánh cao nhất của các loài động vật, bao gồm phản xạ không điều kiện và có điều kiện Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là

ý thức, mà vẫn là trình độ phản ánh mang tính bản năng của các động vật bậc cao

Trang 7

6

Thứ tư là ý thức: là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc người Có tính năng động, sáng tạo

1.1.2) Nguồn gốc xã hội

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được thể hiện qua sự hình thành bộ óc người và sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người

Về bộ óc người: Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là

bộ óc người Bộ óc người là cơ quan vật chất sản sinh ra ý thức Bởi vậy bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng hiệu quả, ý thức càng phong phú, sâu sắc Ngược lại nếu bộ óc bị tổn thương thì đời sống tinh thần của con người cũng bị rối loạn

Về sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người: Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng Bởi vì cấu tạo vật chất khác nhau sẽ có khả năng phản ánh khác nhau nên có thể chía các hình thức phản ánh của vật chất từ thấp đến cao như sau:

Thứ nhất là phản ánh vật lý, hóa học: là hình thức thấp nhất đặc trưng cho vật chất

vô sinh Đây là trình độ phản ánh mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn

Thứ hai là phản ánh sinh học: là hình thức cao hơn có tính định hướng chọn lọc, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh, được thể hiển qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ

Thứ ba là phản ánh tâm lý: là hình thức phản ánh cao nhất của các loài động vật, bao gồm phản xạ không điều kiện và có điều kiện Tuy nhiên, nó vẫn chưa phải là

ý thức, mà vẫn là trình độ phản ánh mang tính bản năng của các động vật bậc cao Thứ tư là ý thức: là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, chỉ được thực hiện ở dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc người Có tính năng động, sáng tạo

Trang 8

7

1.2) Bản chất của ý thức

1.2.1) Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

Ý thức không phải sự vật mà chỉ là hình ảnh của sự vật được phản ánh vào bộ

óc người, hình ảnh ấy được thế giới khách quan quy định về hình thức và nội dung Tuy nhiên, thông qua lăng kính chủ quan của con người nó đã bị cải biến

do chịu sự tác động của các yếu tố: tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tri thức, năng lực, hoàn cảnh của chủ thế phản ánh Ph Ăngghen đã từng chỉ rõ tính chất biện chứng phức tạp của quá trình phản ánh: “Trên thực tế, bất kỳ phản ánh nào của

hệ thống thế giới vào trong tư tưởng cũng đều bị hạn chế về mặt khách quan bởi những điều kiện lịch sử, và về mặt chủ quan bởi những đặc điểm về thể chất và

tinh thần của tác giả.” (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.20, tr.57)

Ví dụ: Đối với người bị mắc bệnh mù màu, sự phản ánh màu sắc vào bộ não của họ sẽ khác so với người bình thường Hay như trong truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi, vì họ bị mù nên không nhìn thấy, họ cảm nhận con voi qua xúc giác, người sờ vào cải vòi thì chỉ nhận thức được cái vòi, người sờ vào cái tai thì có nhận thức về cái tai, họ không nhận thức được tất cả các bộ phận của con voi dẫn đến ý thức về con voi bị sai lệch theo chủ quan của mỗi người

1.2.2) Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan

Tính năng động thể hiện: ý thức không phản ánh nguyên si, thụ động thế giới khách quan, mà trên cơ sở tiếp nhận, xử lý thông tin một cách có định hướng, chọn lọc, đồng thời ý thức không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài mà còn khái quát bản chất, quy luật của thế giới Tính sáng tạo thể hiện: dựa trên những tri thức

đã có, con người sáng tạo ra tri thức mới Sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, theo quy luật và khuôn khổ của sự phản ánh

Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh (chọn lọc thông tin) Hai là, mô hình hóa

Trang 9

8

đối tượng trong tư duy dưới dạng tinh thần Ba là, chuyển hóa mô hình từ tư duy

ra hiện thực

Ví dụ: Qua quá trình trồng trọt, con người quan sát và nghiên cứu được

ưu, nhược điểm của từng loại cây, sau đó tiến hành lai tạo ra nhiều giống cây trồng mới có nhiều ưu điểm cho năng suất cao phục vụ đời sống

1.2.3) Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội

C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “con người cũng có cả “ý thức” nữa Song đó không phải là một ý thức bẩm sinh sinh ra đã là ý thức “thuần túy” Do

đó ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào

con người còn tồn tại” (C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.3, tr.43)

Sự ra đời, phát triển của ý thức gắn liền với hoạt động lao động ,cải tạo thế giới của con người, bởi vì lao động là nguồn gốc xã hội của ý thức, nên ngay từ đầu ý thức đã là sản phẩm của xã hội, và chịu sự chi phối của các quy luật xã hội Ý thức là sản phẩm của hoạt động thực tiễn và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội, là kết quả của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm, xã hội loài người thay đổi thì ý thức cũng thay đổi ,nên ý thức không thể tách rời xã hội Khi ý thức hình thành con người sẽ tác động lại thế giới khách quan làm thay đổi thế giới khách quan dẫn đến sự hình thành nhận thức mới nên ý thức không thể tách rời quá trình hoạt động cải biến thế giới khách quan của con người

1.3) Kết cấu của ý thức

Ý thức có kết cấu cực kỳ phức tạp Có nhiều ngành khoa học, nhiều cách tiếp cận, nghiên cứu về kết cấu của ý thức

1.3.1) Theo các yếu tố hợp thành

Theo cách tiếp cận này, ý thức bao gồm ba yếu tố cơ bản nhất là: tri thức, tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố quan trọng nhất Ngoài ra ý thức

Trang 10

9

còn có thể bao gồm các yếu tố khác như niềm tin, lí trí,…

Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá

trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ

Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển Theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”

Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức, tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,…

Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan

hệ Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng

Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,…

Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở

Trang 11

10

trong quá trình thực hiện mục đích của con người Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại

Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau song tri thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác

1.3.2) Theo chiều sâu của nội tâm

Tiếp cận theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, ý thức bao gồm

tự ý thức, tiềm thức, vô thức

– Tự ý thức:

Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng

tự nhận thức bản thân mình Đó chính là tự ý thức Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài Nhờ vậy con người tự

nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy,

có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội Những cảm giác của con người

về bản thân mình trên mọi phương diện giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tự ý thức Con người chỉ tự ý thức được bản thân mình trong quan hệ với

Trang 12

11

những người khác, trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới Chính trong quan

hệ xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội và qua những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình

để nhận rõ bản thân mình, tự điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn

mà xã hội đề ra

Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn là tự ý thức của cả

xã hội, của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những quan hệ sản xuất xác định, về lý tưởng và lợi ích chung của xã hội mình, của giai cấp mình, hay của tầng lớp mình

Tiềm thức:

Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra

dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy Về thựcchất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng Do

đó, tiềm thức có thể chủ động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp Tiềm thức có vai trò quan trọng cả trong hoạt động tâm lý hàng ngày của con người, cả trong tư duy khoa học Trong tư duy khoa học, tiềm thức chủ yếu gắn với các loại hình tư duy chính xác, với các hoạt động tư duy thường được lặp đi lặp lại nhiều lần ở đây tiềm thức góp phần giảm sự quá tải của đầu óc trong việc xử lý khối lượng lớn các tài liệu, dữ kiện, tin tức diễn ra một cách lặp đi lặp lại mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và chặt chẽ cần thiết của tư duy khoa học

Vô thức:

Vô thức là những trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh sự suy nghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận của nội tâm, chưa có sự truyền tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính toán của lý trí

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w